Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
118,96 KB
Nội dung
Lombokfrags-phươngpháp nuôi sanhônhântạo
Mặc dù trên thế giới đã có nhiều trại nuôisanhô nhưng mục
đích của sáng kiến trên là sản xuất ra các loại sanhô để bảo
tồn các rạn sanhô và nghiên cứu khoa học. Mục tiêu của dự
án là tái trồng sanhô trong những khu vực đã bị phá huỷ,
đồng thời hạn chế tối đa việc khai thác sanhô và tạo ra công
ăn việc làm mới cho những người sống dựa vào vùng rạn.
Thông thường, phần lớn các trại nuôi trồng sanhô đều đánh
bắt sanhô hoang dã về, đập nhỏ và nhân giống. Phươngpháp
của Công ty SA Amblard dựa vào hình thức để sanhô tự sinh
sôi nảy nở. Ðể đạt được mục tiêu đó, công ty đã phải cố gắng
tìm kiếm các gốc sanhô bố mẹ để nhân giống. Khi khai thác
về, họ giành từ 20 - 40% để gây giống, tuỳ theo từng loài.
Những gốc sanhô được bảo quản trong các ngăn đặc biệt và
được để giành cho những lần nhân giống tiếp theo.
Sản xuất giống sanhô
Trong một vài năm gần đây, các loài cá cảnh rạn sanhô đã
được chú ý nhiều hơn, do đó nhu cầu về sanhô và một số
loại thuỷ sinh vật không xương sống khác cũng tăng mạnh.
Tình trạng này đã gây nhiều tác động tới môi trường và tài
nguyên biển. Sanhô được bảo tồn và có tên trong Bảng phụ
lục số 2 thuộc Công ước Oasingtơn về buôn bán động vật
quý hiếm trên phạm vi quốc tế. Do đó, việc buôn bán sanhô
là đối tượng quản lý nghiêm ngặt, phải có giấy phép xuất
nhập khẩu do chính phủ nước xuất - nhập khẩu cấp, đồng
thời những nước này cũng phải tuân theo Công ước
Oasingtơn.
Trong những năm gần đây, Inđônêxia là nước xuất khẩu san
hô sống hàng đầu thế giới. Do vậy, Inđônêxia đã buộc phải
phân phối cô-ta xuất khẩu. Hiện nay, họ chỉ được phép xuất
khẩu một số lượng nhất định cho mỗi loại sanhô và chỉ tiêu
này phải được uỷ ban khoa học thông báo hằng năm và cấp
giấy phép. Mỗi năm chỉ tiêu xuất khẩu này được xem xét và
hầu như đều giảm mức xuất khẩu đối với mỗi loại san hô.
Ngoài ra, kể từ năm 1999, Liên minh Châu Âu (EU) đã ban
hành lệnh cấm nhập khẩu một số loài sanhô nhất định, điển
hình là loài Catalaphyllia jardinei, Cynarina lacrimalis,
Menenzophyllia turbida và Trachyphyllia radiata, nhằm tránh
cho những loại sanhô này bị khai thác quá mức.
Trước tình trạng cầu tăng còn cung lại giảm, công ty SA
Amblard đã quyết định thành lập trang trại gây giống sanhô
đầu tiên ở Inđônêxia. Bắt đầu từ năm 1998, SA Amblard đã
phát triển kỹ thuật nuôi trồng sanhô dưới tên gọi Lombok
Frags. Tuy nhiên, kỹ thuật mới này mới chỉ được áp dụng rất
ít trên thế giới vì vậy cần phải sáng tạo và nghiên cứu phát
triển kỹ thuật và phươngpháp này hơn.
Kỹ thuật nuôi
Ðầu tiên, phải lựa chọn giữa những kỹ thuật cơ bản. Kỹ thuật
điện phân là một kỹ thuật đầy hứa hẹn nhưng lại đòi hỏi chi
phí cao. Nuôi trong bể cũng rất tốn kém. Một lựa chọn khác
là nuôi ngoài biển. Phươngpháp này tuy ít tốn kém nhưng là
phương pháp tự nhiên. Với mong muốn bảo vệ môi trường,
SA Amblard đã lựa chọn phươngphápnuôi ở biển, hy vọng
phương pháp này sẽ giúp ích cho những người làm nghề khai
thác san hô. Nếu như một ngày nào đó việc khai thác sanhô
tự nhiên bị cấm thì họ sẽ dựa vào nguồn sanhônuôi này. Kỹ
thuật nuôisanhô trên biển phụ thuộc rất nhiều vào những
người thu hoạch. Vì vậy, công ty SA Amblard đã phát triển
một kỹ thuật giúp người nông dân tự tiếp nhận và quản lý
vùng nuôisanhô của mình. Họ đã chế tạo nên những giá thể
và đá nhân tạo, kiểm tra và theo dõi vùng nuôi. Ngoài ra
phương pháp này cũng tạo ra công ăn việc làm cho nhiều
người không trực tiếp nuôisan hô.
Kỹ thuật cơ bản rất đơn giản, chỉ bao gồm việc lắp đặt các
tấm sàn bằng kim loại trên nền đáy, sau đó đặt giá thể vào và
đặt hoặc gắn những mảnh sanhô vào đó. Kỹ thuật này được
áp dụng đầu tiên tại Fiji. Công ty SA Amblard đã cải tiến
thêm và triển khai ở Inđônêxia.
Các tấm sàn
Các tấm sàn được làm bằng những thanh thép hàn lại với
nhau thành khung đỡ, bên trên đặt lưới mạ kẽm. Kích thước
trung bình của một tấm sàn là 2m x 1m x 0.5m. Nó cũng phụ
thuộc vào địa hình vùng nuôi (như diện tích sử dụng, loài tảo
mọc), nền bằng cát hay đá, dòng chảy, độ sâu của vùng nước
v.v (vì chúng có thể làm trôi các giá thể hoặc các mảnh san
hô), và phụ thuộc vào loài sanhônuôi (có một số loài sanhô
cần nhiều không gian hơn các loại khác), và số lượng các loài
cá dữ trong vùng (một số loài cá ăn sanhô như cá bướm,
Chaetodons, Arothron, cá bò, Balistoides). Kích cỡ của các
tấm sàn cũng phải được tính kỹ lưỡng sao cho dễ sản xuất,
lắp đặt, duy trì và đảm bảo để sanhô được chăm sóc trong
điều kiện tốt nhất.
Giá thể
Giá thể được làm từ pozzolana, xi măng và canxi hiđrôxit.
Chất tạo giá thể phải nhỏ, nhẹ, xốp và càng giống với đá san
hô tự nhiên càng tốt. Ðá sanhônhântạo cũng được làm theo
cách như vậy. Những giá thể này được làm trung hoà trong
vòng vài tháng sau đó mới được đặt trong môi trường nước
biển. Vì vậy, không phải lo lắng về việc các hoá chất
photphat và kim loại nặng có trong giá thể tan ra làm ảnh
hưởng môi trường biển.
Hình dáng và kích thước của giá thể phải phù hợp với mỗi
loài san hô. Những mẩu sanhô giống có kích cỡ khác nhau
tuỳ theo từng loài, do vậy lượng giá thể dùng để cấy sanhô
cũng phải có kích cỡ tương ứng. Nhìn chung, có hai loại giá
thể : một loại có đục lỗ đường kính khoảng 1 - 2 cm để đặt
nhánh sanhô đứng thẳng được; một loại có rãnh trên bề mặt
để đặt các nhánh sanhô nằm ngang. Hai mẫu này đều đã
được cấp bằng sáng chế.
Cấy sanhô
Trước khi cấy, nhằm hạn chế tối đa tỷ lệ sanhô chết do
stress, giống phải được thuần hoá để thích nghi với môi
trường mới. Quá trình thích nghi tốt nhất là 10 ngày đến 1
tháng tuỳ theo từng loài và điều kiện môi trường. Ví dụ như
loài sanhô Acropora sp. sống ở mực nước sâu có thể nhanh
chóng thích nghi với điều kiện sống ở mực nước nông. Nhìn
chung, quá trình này cũng làm cho sanhô thay đổi về màu
sắc và cấu trúc
Quá trình thích nghi này còn giúp tránh được những sai sót
như địa điểm nuôi không phù hợp không phù hợp, hoặc màu
sắc bị biến đổi hoặc phát hiện ra trong vùng nuôi có các loài
cá dữ ăn san hô.
Nên đặt các giá thể để cấy sanhô trong môi trường nước
chảy. Sau khi lớp nhựa êpôxi đã khô, các nhánh cắt sanhô sẽ
được đặt vào giá thể.
Nếu vùng nuôi ở khu vực hạ triều thì có thể tiến hành trực
tiếp ở dưới nước. Ðối với loại sanhô cứng có thể dùng nhựa
êpôxi. Ðối với các loại sanhô mềm thì dùng nhựa teflon
trương phình. Sanhô giống được giữ bằng kẹp nhựa. Khi
cầm các nhánh sanhô cắt phải đeo găng tay cao su. Tất cả
các tấm sàn để cấy đều được đánh số và phải vào sổ các mẫu
san hô để giám sát.
Nuôi dưỡng
Kẻ thù chính của sanhônuôi là tảo biển. Khi các giá thể
được đặt trong nước biển, chúng sạch sẽ và không có tảo
bám, sau đó bắt đầu có hiện tượng tảo silic xâm nhập vào
trong giá thể, tiếp theo là tảo lam Cyanobacteria, rêu
Debrasia, Bryopsis và cuối cùng là Lithothamnion và một số
loài rong tảo khác.
Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng ở các vùng nuôi có dòng chảy
càng mạnh, độ sâu càng lớn thì chu trình nuôi càng diễn ra
nhanh. Do đó, sự lựa chọn vùng nuôi là quan trọng để có thể
giảm bớt công chăm sóc. Bởi vì, trong bất kỳ trường hợp nào,
không được làm sạch các giá thể cho tới khi chu trình hoàn
tất, nếu không chúng sẽ bị hỏng và phải làm lại từ đầu.
Ở những khu vực đáy gồ ghề và dòng chảy yếu rất dễ bị
nhiễm tảo lam. Sau khi các chất cặn bã lắng xuống, các tảo
này phát triển rất nhanh, tạo ra một lớp bao phủ các tấm sàn
cũng như gốc san hô, ngăn cản mọi sự phát triển trên giá thể.
Vì thế, cần phải đặt các gốc sanhô cách xa nhau để nước có
thể chảy vào được và tránh lắng đọng.
Ðịa điểm nuôi
Ðối với những khu vực xa bờ, cần có tàu lớn để tiến hành
công việc, còn ở những khu vực nước sâu thì cần có thiết bị
lặn. Mỗi một loài sanhô có những nhu cầu khác nhau. Cần
phải nuôi trong những địa điểm phù hợp để giữ được màu sắc
và hình dáng hấp dẫn. Có một quy luật chung là càng nhiều
ánh sáng và nước chảy mạnh thì sanhô càng phát triển theo
hướng nằm ngang, từ đó có thể tạo ra các kiểu dáng sanhô
khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu của Công ty SA
Amblard, đứng về mặt thẩm mỹ cũng như vấn đề chi phí vận
chuyển, những gốc giống sanhô có nhiều nhánh được ưa
chuộng hơn từng nhánh nhỏ một.
Loài sanhô Acropora tenuis thường mọc trên đỉnh các mô
đá, nơi nước tương đối lặng và nông sẽ phát triển rất nhanh
với các gốc giống nhỏ có nhiều nhánh. Trái lại, loài sanhô
Acropora formosa sống trong môi trường nước nông và dòng
chảy mạnh thì mới tạo ra giống nhỏ. Nếu không chúng có xu
hướng mọc thẳng đứng. Trường hợp của loài sanhô
Euphyllia parancora thì lại là vấn đề về màu sắc. Trong vùng
nước nông, loài sanhô này có xu hướng mất màu xanh lục
vốn có ở độ sâu trên 15 m. Hơn nữa, nếu dòng chảy mạnh thì
loài sanhô này sẽ không thể sống được.
Ðể có được các điều kiện thuận lợi nhất cho mỗi loài san hô,
công ty SA Amblard đã tiến hành nuôisanhô ở 2 địa điểm ở
Lombok - Inđônêxia: một điểm vùng rạn sanhô có nhiều
[...]... ngầm ở các vịnh rộng và sâu (35m) Lời kết Có thể thấy rằng nuôi sanhô là một lợi ích phù hợp với sinh thái Trên thực tế, những địa điểm nuôi cấy sanhô đang nhanh chóng trở thành các vùng rạn nhân tạo với những tập đoàn sanhô phong phú Hệ sinh thái rạn sanhô đang hồi phục thu hút các loài thuỷ sinh vật tới sinh sống Hiện nay, khu sản xuất san hô của công ty SA Amblard nhanh chóng được coi là một nguồn... của một quốc gia có nguồn lợi thuỷ sản đang bị huỷ hoại như Inđônêxia Ðể duy trì một môi trường biển lành mạnh và luôn bảo tồn được các loài thuỷ sinh, công ty SA Amblard sẽ tiếp tục phát triển cách nuôi sanhô độc đáo, đồng thời cũng chuẩn bị để đối đầu với những thách thức mới . Lombok frags - phương pháp nuôi san hô nhân tạo Mặc dù trên thế giới đã có nhiều trại nuôi san hô nhưng mục đích của sáng kiến trên là sản xuất ra các loại san hô để bảo tồn các rạn san hô. lý vùng nuôi san hô của mình. Họ đã chế tạo nên những giá thể và đá nhân tạo, kiểm tra và theo dõi vùng nuôi. Ngoài ra phương pháp này cũng tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người không trực. khác là nuôi ngoài biển. Phương pháp này tuy ít tốn kém nhưng là phương pháp tự nhiên. Với mong muốn bảo vệ môi trường, SA Amblard đã lựa chọn phương pháp nuôi ở biển, hy vọng phương pháp này