Ông “cá rôphiđơn tính”
Dân trong nghề gọi ông Ngô Công Yên như thế, bởi trang
trại của ông (ở xã Phú Minh, Sóc Sơn, Hà Nội) không chỉ
là nơi chuyên cung cấp loại cá rôphiđơn tính thuộc diện
đầu tiên ở miền Bắc, mà ông còn là bậc thầy về kỹ thuật
chăm sóc, nhân giống loại cá này. Hơn 17 năm lăn lộn với
nghề, ông Yên, cùng với đồng nghiệp xây dựng nên một
trung tâm thuỷ sản uy tín của miền Bắc.
Gần 80 tuổi, người chiến sĩ Điện Biên năm xưa vẫn miệt mài
trên trang trại, từ sáng sớm cho đến chiều tối. Trang trại
không lớn lắm, nhưng ông “canh tác” đủ các loại cá, tôm,
ếch… mà phần lớn là những loại giống mới nhất. Nhưng
nhiều nhất vẫn là cá rôphiđơn tính. Bạn hàng của ông khá
đông, là nông dân, chủ các trang trại và cả các xí nghiệp chăn
nuôi lớn.
So với nhiều trang trại khác trong vùng, trang trại của ông
không thể bằng về mặt diện tích, chỉ có khoảng 1,2 ha, nhưng
thành tích của ông thì nổi bật. Đây là nơi chuyên cung cấp
giống, truyền bá kỹ thuật nuôi, chăm sóc các loại thuỷ sản
cho nông dân các tỉnh thành lân cận…
Ông “khởi nghiệp” vào năm 1993 khi vừa về hưu ở Bộ Thuỷ
sản. Xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn bấy giờ vẫn là một vùng
xa của Hà Nội. Ông thuê lại một cái đầm sen tại đây để khởi
nghiệp nghề cá. Ban đầu, ông thả một số giống phổ biến như
trôi, mè, trắm để cấp cho các địa phương theo chương trình
khuyến ngư của Bộ Thủy sản và của Trung tâm trợ giúp nông
dân Hà Nội. Sáu tháng ròng thuê nhân công đào ao, ông biến
đầm sen thành 10 ao cá giống các loại. Nắm bắt được nhu
cầu nuôi cá cao sản ở miền Bắc tăng, ông tập trung đầu tư
chăn nuôi loại cá rôphiđơn tính. Dù mấy chục năm trời làm
trong Bộ Thuỷ sản, và không quản ngại đã về hưu, ông vẫn
kỳ công tìm tài liệu sách báo về nghiên cứu, ứng dụng và đi
học hỏi nhiều nơi. Ông chăm sóc cá cẩn thận và chu đáo đến
độ tỉ mỉ. Vất vả nhất có lẽ vào mùa đông. Người ta thấy ông
túc trực bên bờ ao cả ngày đêm. Ông thả bèo, trùm bạt, thắp
bóng điện 500-1.000W và bỏ rơm sát mép bờ cho cá dựa. Có
những đợt rét quá, ông phải lội xuống ao, rải bạt hoặc cát
dưới đáy ao để tạo độ ấm cho cá. Nhờ đó, trong khi một số
trang trại thuỷ sản miền Bắc điêu đứng vì rét đậm, rét hại thì
cá ở trang trại của ông vẫn "ung dung", tỷ lệ sống lên tới
95%.
Tiếng lành đồn xa, khách hàng ở khắp mọi miền tìm đến
trung tâm cá giống của ông. Trung bình, mỗi năm, trung tâm
thu hàng tỷ đồng từ bán cá giống. Năm 2003-2005, giống cá
rô phiđơn tính của trang trại Phú Minh được tỉnh Hưng Yên
chọn là giống cá nuôi xuất khẩu của tỉnh, được các hộ nuôi
rất tín nhiệm về chất lượng. Đặc biệt, từ hàng chục năm nay,
trung tâm thủy sản Phú Minh liên tục cấp cá giống cho các
chương trình khuyến nông, khuyến ngư và mở các lớp tập
huấn kỹ thuật miễn phí về nuôi cá cho bà con nông dân. Có
những nông dân từ tận Bắc Ninh, Hải Dương tìm đến để xin
ông chỉ giáo. Anh Trần Văn Ngọ từ tận Quế Võ, Bắc Ninh
thỉnh thoảng lại lặn lội sang xin ông tư vấn. Hơn 8 năm nay,
năm nào anh cũng mua hơn 300 nghìn con giống từ trung tâm
thuỷ sản Phú Minh về nuôi và thu lãi khoảng 50 triệu
đồng/năm. Anh chỉ là một trong rất nhiều khách ruột và là
học trò thành đạt của ông.
Không chỉ là điểm đến của nhiều nông dân trong nước, trung
tâm thuỷ sản Phú Minh của ông còn là nơi tham quan học tập
của nhiều đoàn quốc tế như: Thái Lan, Trung Quốc, Nhật
Bản…
. Ông “cá rô phi đơn tính” Dân trong nghề gọi ông Ngô Công Yên như thế, bởi trang trại của ông (ở xã Phú Minh, Sóc Sơn, Hà Nội) không chỉ là nơi chuyên cung cấp loại cá rô phi đơn tính. trại không lớn lắm, nhưng ông “canh tác” đủ các loại cá, tôm, ếch… mà phần lớn là những loại giống mới nhất. Nhưng nhiều nhất vẫn là cá rô phi đơn tính. Bạn hàng của ông khá ông, là nông dân,. ròng thuê nhân công đào ao, ông biến đầm sen thành 10 ao cá giống các loại. Nắm bắt được nhu cầu nuôi cá cao sản ở miền Bắc tăng, ông tập trung đầu tư chăn nuôi loại cá rô phi đơn tính. Dù mấy