BênsóngĐịaTrungHải
Trên đất nước của các Pharaon huyền thoại – bất kỳ ai khi dạo bước trên những con
đường lộng gió cảu thành phố biển Alexandria cũng sẽ có cảm nhận rõ ràng đây là khuôn
mặt xứng danh “Cửa ngõ thế giới”.
Một thành phố kỳ lạ tương phản với Cairo ồn ào bụi bặm, một thiên đường lãng mạn, một
phức hợp đô thị đầy nét quyến rũ của những nền văn minh đã từng vang bóng trong lịch
sự nhân loại. Có lẽ ít nơi nào trên thế giới chứa đựng những phong cách kiến trúc đẹp
như Alexandria, nơi đây có vẻ đẹp của sự pha trộn giữa quá khứ và hiện tại, giữa cổ điển
và tân kỳ, giữa sắc vàng của sa mạc và màu xanh thẳm của biển, mà hai sắc độ đó trên
vùng Băc Phi này thật đậm đặc.
Nương theo bờ biển, bao bọc lấy trung tâm của sự chú ý là nền móng còn lại của Ngọn
hải đăng, 1 trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Trên con đường ven biển là những tòa
nhà mang phong cách gothique với những lan can vươn ra khoảng không, mặt tiền đậm
nét trang trí hoa lá, quái thú, đầu thần… và đều nhau về tầm cao.
Vị kiến trúc sư tài năng người Hy Lạp Dinocrates khi khởi dựng thành phố theo lệnh của
Alexander Đại đế năm 331 trước Công Nguyên hẳn sẽ hài lòng nếu biết hàng nghìn năm
sau, hệ thống giao thông và các công trình kiến trúc cơ bản của thành phố vẫn tuân thủ
nghiêm ngặt theo ý đồ của ông. Với đường cong củavịnh biển làm trung tâm thành phố
khởi đầu từ làng chài nghèo nàn Rhakotis đã từng là nơi đón nhận làn gió trí tuệ thổi về
từ khắp bốn phương trời. Theo ý muốn của Alexander Đại đế, và sau này là các danh
tướng La Mã như Ceasa, Antoni…, thành đô Alexandria luôn đóng vai trò là trung tâm trí
tuệ của nhân loại thời Cổ đại, và vị trí này còn kéo dài mãi tới thời Trung đại. Cùng với
ngọn Hải đăng, thư viện Alexandria đã từng biết tới vầng trán cao siêu của Hérophile,
Erotosthène, Henron…và đã từng lưu giữ trước tác của Planton, Hypocrate… trong tổng
số hơn 100 vạn đầu sách. Chính bởi nền tảng khoa học đó, chính bởi vị trí trung tâm học
thuật của thế giới Cổ đại mà cho tới ngày nay, Alexandria vẫn giữ trong mình các nét
quyến rũ của văn minh Hy Lạp, dấu ấn khỏe khoắn của văn minh La Mã, những đường
cong uốn lượn của thời Phục Hưng bên cạnh hình thái kiến trúc Ai Cập bản địa.
Chúng ta sẽ bắt gặp ở đây những khối nhà 6 tầng chạy suốt các con đường nhỏ, ở trên mở
ra muôn ngàn cặp mắt, chính là những khuôn cửa sổ ỗ xanh ẩn sau lan can sắt uốn. Ta
cũng bắt gặp những cánh cửa gỗ nặng nề chạm trổ, mở ra phía sau là hành lang sâu hút
dẫn tới hàng nghìn thế giới thu nhỏ của các căn nhà. Bên dưới, đường xá không mấy rộng
rãi là nơi phô diễn của những chiếc xe hơi lướt qua giữa đám ngựa chở khách sặc sỡ, len
lỏi giữa đám khách bộ hành đủ mọi quốc tịch đổ về đây tìm kiếm khoảnh khắc vui chơi
đáng nhớ. Chằng chịt như mê lộ của thần thoại Hy Lạp, song cũng thông thoáng như
nhiều thành phố khác trên thế giới, Alexandria làm choáng ngợp và “nuốt chửng” vào
lòng những vị khách lần đầu tiên đặt chân tới.
Bởi thành phố này dung hợp mọi phong cách khác nhau của cả cuộc sống nói chung và
đường nét kiến trúc nói riêng. Khi đi dạo trên những con đường tỏa ra từ quảng trường
trung tâm, chúng ta sẽ có cảm giác như đi giữa Paris hoa lệ với hàng nghìn mảnh phù
điêu đắp nổi trên mặt tiền nhà. Song chỉ cách đó vài bước chân, thánh đường Hồi giáo
ngạo nghễ vút lên trời xanh 3 ngọn tháp đá sẽ đưa trí tưởng tượng lạc về thế giới của
những câu chuyện cổ tích Arab, nơi đó hiện hữu tấm thảm bay, ốc đảo chà là xanh mướt
giữa sa mạc hoang vu. Trên đường phố, kết nối giữa các hướng là chiếc tàu điện sắc sỡ
nghiến ken két sẽ đưa du khách trở về hình ảnh của các thành phố Nam và Trung Âu. Sự
pha trộn hoàn hảo, đó là cảm nhận của chúng ta nếu có cơ hội đứng từ trên cao ngắm
nhìn toàn cảnh, ở đó lấp lánh ánh mặt trời phản chiếu lại từ mái nghiêng vĩ đại của thư
viện Alexandria, một trong những thư viện nổi tiếng nhất thế giới đương đại không chỉ
bằng 5 triệu đầu sách mà còn bởi đường nét kiến trúc hiện đại gợi về những trạm vũ trụ
trong phim khoa học giả tưởng. Nhưng chỉ lướt qua một vài góc khác, du khách sẽ như
lạc vào một rừng các tòa nhà cao tầng, không cao lắm, chỉ từ 6 – 10 tầng nhưng đều đặn
tới kinh ngạc, chúng sắp xếp trật tự và kiêu hãnh phô bày vẻ đẹp cảu sự thống nhất về
hình khối. Cũng tuân thủ theo tính đồng nhất đó, những con đường nhỏ nằm kề sát bảo
tàng thành phố lại mang sắc thái rất Âu châu, ở đó những khối nhà thấp được che phủ bởi
hàng sồi cổ thụ, vỉa hè hẹp và dưới đường san sát xe hơi đậu im lìm. Một quầy bán kem,
một chiếc ghế đá lặng lẽ dưới tán cây nhuộm vàng nắng chiều, nét lãng mạn dường như
chỉ có ở châu Âu bỗng hiện hữu đột ngột tại đây, chỉ cách bờ biển lộng gió một vài phút
xe chạy. Trong khi đó, bảo tàng với rất nhiều hiện vật lưu giữ bên trong sẽ nhắc nhở du
khách về thế giới của kiến trúc Hy Lạp: những cột đá hoa cương thanh tú, những pho
tượng tuyệt đẹp và hoàn mỹ, các mảng phù điêu trạm trổ trên đá được vớt lên từ đáy
biển… tất cả những hiện vật đó đưa tới cho du khách ấn tượng đột ngột và trọn vẹn về
một thế giới huyền thoại, được kiến tạo bởi các vị thần Zeus, Aphrodit, Hercular… trên
đỉnh Olympia.
Không thể bắt gặp ở đây sự cao thấp tùy hứng, không có sự hào nhoáng nổi bật giữa tổng
thể, Alexandria đẹp bởi sự hỗn độn của một trật tự gần như hoàn hảo.
Bởi đây là thành phố đã mang trong mình hàng nghìn năm lịch sử, là thành phố được
dựng theo lệnh và cũng ghi danh Alexander Đại đế, vị hoàng đế vĩ đại đã từng chinh phục
La Mã, Hy Lạp, Tiểu Á, Ấn Độ, Ai Cập… Xưa kia nơi đây đã tỏa hào quang trí thức, tỏa
ánh sáng của ngọn hải đăng và cho tới tận ngày nay, ánh hào quang đó vẫn bao phủ trên
những ngọn tháp nhọn của thánh đường Hồi giáo vươn cao, bao trùm những con đường
chằng chịt xuyên qua các khối nhà cao tầng và ghi vài ký ức của những du khách đã từng
một lần tới hít thở làn gió mát trong thành phố bên bờ ĐịaTrung Hải.
. Bên sóng Địa Trung Hải Trên đất nước của các Pharaon huyền thoại – bất kỳ ai khi dạo bước trên những con. ghi vài ký ức của những du khách đã từng một lần tới hít thở làn gió mát trong thành phố bên bờ Địa Trung Hải. . thành đô Alexandria luôn đóng vai trò là trung tâm trí tuệ của nhân loại thời Cổ đại, và vị trí này còn kéo dài mãi tới thời Trung đại. Cùng với ngọn Hải đăng, thư viện Alexandria đã từng biết