Dấu hiệutrẻbị chứng rối
loạn ngônngữ
Trong những năm đầu, trẻ phát triển ngônngữ rất nhanh. Những
trẻ có ngônngữ tốt cũng thường có trí tuệ phát triển. Tuy nhiên,
thực tế nhiều trẻngônngữ không phát triển bình thường như
những trẻ khác. Vậy làm thế nào để đối phó với sự rốiloạnngôn
ngữ ở trẻ.
Trẻ em cần hiểungônngữ trước khi có thể sử dụng ngônngữ một
cách hiệu quả. Phần lớn trường hợp, trẻ có khó khăn về tiếp thu ngôn
ngữ cũng sẽ gặp khó khăn về bày tỏ ngônngữ (bày tỏ bằng lời).
Mỗi trẻ khác nhau có biểu hiện ngônngữ khác nhau, nhưng nói chung
là những khó khăn hiểungônngữ thường bắt đầu ở bốn tuổi. Theo
ước tính có khoảng 3 đến 5% trẻ em có rốiloạn về tiếp thu ngôn ngữ,
hoặc bày tỏ ngôn ngữ, hoặc cả hai.
Rối loạnngônngữ nói chuyện ở trẻ là sự rốiloạn dai dẳng và đáng kể
đến cấu trúc ngônngữ nói trên trẻ có trí tuệ, khả năng nghe, giao tiếp
bình thường cũng như không có tổn thương về thần kinh gây cản trở
việc giao tiếp bằng miệng.
Rối loạnngônngữ nói ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và khả năng
học tập của trẻ trong môi trường mà trẻ sử dụng tiếng mẹ đẻ ngay từ
bậc học mầm non. Về sau, các rốiloạn này gây ảnh hưởng đến việc
học ngônngữ viết, việc tiếp nhận kiến thức ở trường và cả đời sống xã
hội của trẻ. Các vấn đề rốiloạn này thường được giáo viên nhận thấy
khi so sánh với sự phát triển ngônngữchung của các trẻ cùng độ tuổi.
Việc can thiệp, giáo dục lại là cần thiết trong quá trình học tập của trẻ.
Th.S Quách Thúy Minh – BV Nhi Trung ương cho biết, thông thường
từ 2 - 3 tháng, trẻ bắt đầu phát âm họng líu lo, từ 7 - 9 tháng, sẽ bập bẹ
“ba ba”, “ma ma”… đến 12 - 15 tháng, trẻ nói được vài từ đơn giản.
Tới 2 tuổi, bé có thể nói câu ngắn ít từ và 3 tuổi, nói được câu dài. Trẻ
bị rốiloạnngônngữ gồm hai dạng: rốiloạn tiếp nhận ngônngữ (chậm
hiểu lời) và rốiloạn về phát âm.
Rối loạn phát âm thường gặp như: chậm nói, nói ngọng, nói lắp, nói
sai ngữ pháp, cách nói bất thường…Những trẻ chậm nói, nói ngọng,
nói lắp nếu không khuyến khích giao tiếp sẽ dễ trở nên thu mình, thụ
động, thiếu tự tin, kém hòa nhập. Do vậy, bên cạnh dạy bé nói, sửa
những gì bé phát âm chưa đúng, chúng ta cần cho bé hòa nhập với
môi trường sống lành mạnh, vui chơi với bạn bè và có nhiều cơ hội
giao tiếp. Đó chính là những dịp tốt để bé học hỏi và phát triển ngôn
ngữ. Thông thường, các bé đi học mẫu giáo có khả năng ngônngữ tốt
hơn những em bé không đi học.
Một số biểu hiện rốiloạnngônngữ khác như nói một mình, phát âm
vô nghĩa, nói nhại lời, nói lộn xộn… thường do khuyết tật về phát
triển hoặc rốiloạn tâm bệnh lý, cần được phát hiện sớm và cho bé đi
chữa trị kịp thời. Tuy nhiên những trường hợp này, cha mẹ cũng đóng
vai trò quan trọng trong việc hợp tác với các nhà chuyên môn và tích
cực dạy con theo hướng dẫn thì mới có được kết quả như mong muốn.
Biểu hiện rốiloạnngônngữ ở trẻ
Không có biểu hiện rõ rệt nào chứng tỏ trẻbịrốiloạnngôn ngữ. Tuy
nhiên, có một số biểu hiện sau:
- Có vẻ như không lắng nghe khi có ai nói với mình
- Không quan tâm khi có người đọc sách cho mình nghe
- Không hiểu những câu nói phức tạp
- Không làm theo được những mệnh lệnh bằng lời
- Nhắc lại chữ hay câu của người nói
- Khả năng ngônngữ nói chung phát triển chậm so với tuổi
Nguyên nhân của rốiloạn tiếp thu ngônngữ thường không rõ, nhưng
được cho là cộng góp của nhiều yếu tố như di truyền, hay mức độ
được làm quen với ngôn ngữ, độ phát triển chungRốiloạn khả
năng tiếp thu ngônngữ thường đi chung với những khuyết tật phát
triển như tự kỷ. Trong những trường hợp khác, rốiloạn khả năng tiếp
thu ngônngữ là hậu quả của tổn thương não bộ như tai nạn, bướu, hay
vì bệnh.
Biện pháp đối phó với rốiloạnngônngữ
Theo lời khuyên của các bác sĩ, để giảm thiểu rốiloạn và sự chậm
phát triển ngônngữ ở trẻ em, một biện pháp quan trọng, cần phải thực
hiện càng sớm càng tốt là hạn chế việc trẻ tiếp xúc với ti vi, màn hình
vi tính, nhất là trong giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi, vì đây là thời kỳ
trẻ bắt đầu xây dựng những cơ sở ban đầu về khả năng ngônngữ của
mình.
Trong đó, biện pháp quan trọng là giao tiếp trực tiếp để hướng dẫn
cho trẻ làm quen với các đồ vật, hành động, cử chỉ liên quan đến các
yêu cầu và ước muốn của chúng. Trong thực tế, phương pháp này
được các trung tâm nuôi dạy trẻ áp dụng khá thành công. Theo đó,
nhờ các biện pháp sư phạm, trong đó người lớn cùng tham gia vào các
trò chơi, các giáo viên đã hướng dẫn thành công cho hàng trăm trẻ
phát triển khả năng ngôn ngữ, giúp trẻ trở nên bạo dạn hơn trong giao
tiếp và biết sử dụng các từ ngữ cần thiết để biểu đạt nhu cầu.
Bên cạnh đó, gia đình cần tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của
mỗi trẻ mà có phương pháp phát triển ngônngữ thích hợp. Theo đó,
cần khuyến khích khả năng nói, tăng cường cho trẻ tiếp xúc với môi
trường giao tiếp hấp dẫn. Không nên gò ép trẻ phải có tiến bộ ngay
trong việc học các từ và câu mới mà cần dạy trẻ một cách dần dần,
bền bỉ, mỗi ngày một số từ và câu nói mới, trong đó đặc biệt chú ý
dạy trẻ những từ, ngữ cần thiết trong sinh hoạt và gọi tên đồ vật xung
quanh.
Ngoài ra, cần thành lập những cơ sở chuyên nghiên cứu ứng dụng về
bệnh lý ngôn ngữ. Việc nghiên cứu mang tính liên ngành nhằm khôi
phục, phát triển khả năng ngônngữ cho trẻbịrốiloạn và chậm phát
triển ngôn ngữ.
. Dấu hiệu trẻ bị chứng rối loạn ngôn ngữ Trong những năm đầu, trẻ phát triển ngôn ngữ rất nhanh. Những trẻ có ngôn ngữ tốt cũng thường có trí tuệ phát triển. Tuy nhiên, thực tế nhiều trẻ. trẻ ngôn ngữ không phát triển bình thường như những trẻ khác. Vậy làm thế nào để đối phó với sự rối loạn ngôn ngữ ở trẻ. Trẻ em cần hiểu ngôn ngữ trước khi có thể sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu. hiểu ngôn ngữ thường bắt đầu ở bốn tuổi. Theo ước tính có khoảng 3 đến 5% trẻ em có rối loạn về tiếp thu ngôn ngữ, hoặc bày tỏ ngôn ngữ, hoặc cả hai. Rối loạn ngôn ngữ nói chuyện ở trẻ là