SỞ GD&ĐT NGHỆ AN ĐỀ THITHỬĐẠIHỌC - NĂM 2013. LẦN 2.
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 Môn: ĐỊA LÝ; Khối C.
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm).
Trình bày đặc điểm chung về địa hình nước ta. Những đặc điểm đó có ảnh hưởng gì tới khí hậu và sông
ngòi nước ta?
Câu II (3,0 điểm)
1. Trình bày vai trò, điều kiện phát triển và sự phân bố ngành sản xuất cây công nghiệp của nước ta.
Tại sao việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn liền với khâu chế biến?
2. Trình bày tiềm năng, hiện trạng phát triển và cơ cấu sản lượng của ngành công nghiệp điện lực của
nước ta.
Câu III (3,0 điểm).
Cho bảng số liệu sau: Giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta (đ/v:
triệu USD)
Sản phẩm 1990 2005
Tổng số 2401,5 32447,2
- Công nghiệp nặng và khoáng sản 616,9 11701,4
- Công nghiệp nhẹ và TTCN 635,8 13293,4
- Nông sản 783,2 4467,4
- Lâm sản 126,5 252,5
- Thủy sản 239,1 2732,5
a.Vẽ biểu đồ thể hiên quy mô và cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng năm 1990 và
năm 2005.
b.Qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét cần thiết.
c. Giải thích vì sao hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng rất nhanh và chiếm tỉ trọng lớn
trong các nhóm hàng trên.
PHẦN RIÊNG (2,0 điểm).
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a (2,0 điểm)
Trình bày ý nghĩa, thế mạnh trong việc hình thành cơ cấu nông – lâm - ngư nghiệp của Bắc Trung Bộ.
Câu IV.b (2,0 điểm).
Chứng minh dân số nước ta phân bố không đều, chưa hợp lý giữa đồng bằng và miền núi. Ảnh hưởng
của sự phân bố trên?
………… Hết……………
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên:……………………………….Số BD:…………
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 ĐỀ THITHỬĐẠIHỌC NĂM 2013. LẦN 2
Môn: ĐỊA LÝ, Khối C.
(Đáp án – thang điểm có 05 trang)
Câu Ý Nội dung Điểm
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm)
Đặc điểm cơ bản của địa hình nước ta: 1đ I
(2,0đ)
1
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
+ Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.
0,25đ
+ Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% diện tích. Địa
hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.
- Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng.
+ Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
+ Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
+ Cấu trúc địa hình gồm hai hướng chính:
Hướng TB – ĐN: dãy núi vùng Tây Bắc và Trường Sơn Bắc
Hướng vòng cung: vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ ( TS nam).
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: quá trình xâm thực và bồi tụ diễn ra mạnh.
(DC)
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người. (DC)
0,25đ
0,25đ
0,25đ
ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu và sông ngòi? 1đ
2
- Tác động đến khí hậu:
+ Tạo ra các ranh giới khí hậu do các dãy núi và hước địa hình. Ví dụ dãy núi bạch
mã làm biến tính gần như hoàn toàn gió mùa Đông Bắc, dãy Trường Sơn gây hiệu
ứng phơn cho Bắc Trung Bộ
+ Góp phầnphân phối lại nhiệt ẩm: Ví dụ các dãy núi hoặc các đỉnh núi cao có nhiệt
độ thấp, độ ẩm tăng; Làm cho khí hậu nước ta có sự phân hóa: Điều này thể hiện rõ
ở sự phân hóa theo đai cao. Ví dụ: ở độ cao từ o-600m ở miền Bắc, lên 1000m ở
miền Nam thì khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, lên trên
- Tác động đến Sông ngòi:
+ Tác động đến hướng của các dòng chảy do hướng của địa hình. ở nước ta hướng
núi chủ yếu là TB-ĐN và hướng vóng vòng cung nên sông ngòi nước ta chủ yếu chảy
theo hướng TN-ĐN và hướng vòng cung
+ Tác động đến khả năng điều tiết nước, tác động đến mật độ sông ngòi
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Trình bày vai trò, điều kiện phát triển và sự phân bố các cây công nghiệp của
nước ta. Tại sao việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn liền với
khâu chế biến?
1,5đ II
(3,0đ)
1
- Vai trò:
+ Cung cấp nhu cầu ăn, uống, mặc cho người dân; cung cấp nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp chế biến
+ Tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao; góp phần giải quyết căn bản môi
trường sinh thái và tạo công ăn việc làm, phân bố lại dân cư…
- Điều kiện phát triển
+ Tự nhiên
có hệ thống đất feralit rộng lớn, đặc biệt là đất đỏ bazan phân bố trên các cao nguyên
xếp tầng rộng lớn và bằng phẳng; khí hậu nhiệt đới và có sự phân hóa, sông ngòi dày
đặc…
+ Kinh tế - xã hôi
Lao động dồi dào, có nhiều kinh ngiêm, cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện…
- Phân bố
+ Cà phê tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một ít ở Bắc Trung Bộ
+ Cao su: Tập trung ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và một số ít
Bắc Trung Bộ
+ Chè: Phân bố nhiều TDMNPB, TN, một số ít ở BTB…
- Cần gắn liền với khâu chế biến vì
Đảm bảo chất lượng sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển, thúc đẩy quá trình tái sản
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
xuất mở rộng.
0,25đ
Trình bày tiềm năng, hiện trạng phát triển và cơ cấu sản lượng của ngành công
nghiệp điện lực của nước ta.
1,5đ
2
- Tiềm năng.
+ Có nhiều sông ngòi chảy trên đia hình cao, dốc
+ Nguồn nhiên liệu cho việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện lớn (DC)
+ Các nguồn năng lượng khác cũng rất dồi dào như mặt trời, gió, thủy triều…
- Hiện trạng phát triển:
+ Sản lượng điện không ngừng tăng lên(DC)
+ Nước ta đã và đang xây dựng được nhiều nhà máy thủy điện, nhiệt điện có công
suất lớn như…
- Cơ cấu sản lượng điện nước ta có sự thay đổi
+ Trước đây thủy điện chiếm 70%, nhiệt điện 30% nhưng hiện nay cơ cấu sản lượng
ngược lại…
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Biểu đồ thích hợp nhất: 1,5đ
a
- Xử lí số liệu
+ Tính bán kính
+ Tính %
- Biểu đồ tròn
- Yêu cầu:
Có tên biểu đồ, ghi chú.
Chính xác về quy mô và tỉ lệ.
Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ.
0,25
0,25
1,0
Nhận xét 1,5đ
III
(3,0đ)
b
-
Gía xuất khẩu của các nhóm hàng tăng(DC)
-
Cơ cấu giá trị có sự thay đổi. Trong đó nhóm hàng …tăng nhanh và chiếm tỉ trọng
lớn(DC), nhóm hàng…tăng chậm và chiếm tỉ trọng nhỏ(DC)
0,25
0, 5c Giải thích vì sao hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng rất nhanh và
chiếm tỉ trọng lớn trong các nhóm hàng trên.
-
Dựa trên về lợi thề về nguồn nguyên liệu phong phú, nguồn lao động dồi dào…
-
Đang thu hút mạnh đầu tư nước ngoài
-
Thị trường rộng lớn, nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên, ưu đãi…
0,25
0,25
0,25
II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
Trình bày ý nghĩa, thế mạnh trong việc hình thành cơ cấu nông – lâm - ngư
nghiệp của Bắc Trung Bộ.
2đ IV.a
(2,0đ)
* Ý nghĩa đối với sự hình thành cơ cấu N-L-N: để hình thành cơ cấu kinh tế chung
tạo thế liên hoàn trong cơ cấu kinh tế theo không gian.
* Khai thác thế mạnh lâm nghiệp:
Thế mạnh:
- Diện tích rừng chiếm 20% rừng cả nước; độ che phủ chỉ sau Tây Nguyên. nhiều
loại gỗ quý (lim, sên, táu, kiền…) lâm sản, thú quý.
Hạn chế:Tài nguyên rừng đang bị giảm sút, hiện rừng giàu chỉ còn ở biên giới Việt
Lào.
Hướng phát triển:
- Bảo vệ và phát triển vốn rừng để giữ gìn nguồn gen quý hiếm, điều hòa nước, khí
0,2đ
0,2đ
0,2đ
0,2đ
hậu, hạn chế lũ.
- Trồng rừng chắn gió, bão, cát bay, cát chảy.
*Khai thác thế mạnh nông nghiệp:
- Thế mạnh:
+ Đất Pheralit, đất đỏ bazan để trồng cây CN lâu năm: Chè, cà phê, tiêu
+ Trên đông bằng duyên hải có đất pha cát: trồng lúa, lạc, mía, thuốc lá
+ Vùng đồi trước núi có thể chăn nuôi gia súc lớn( Trâu, bò)
- Hạn chế: + Đất kém phì nhiêu, thiên tai nhiều
- Hướng phát triển: Giải quyết vấn đề lương thực, tăng cường chế biến, mở rộng thị
trường tiêu thụ
* Khai thác thế mạnh ngư nghiệp:
- Thế mạnh: do biển dài, các tỉnh đều có biển, nhiều sông hồ, đầm phá…
- Hạn chế: đánh bắt qui mô nhỏ, phương tiện hạn chế, chủ yếu đánh bắt gần bờ.
- Hướng phát triển: đầu tư trang thiết bị, đánh bắt xa bờ, tăng cường dự báo thời tiết.
0,2đ
0,2đ
0,2đ
0,2đ
0,2đ
0,2đ
Chứng minh dân số nước ta phân bố không đều, chưa hợp lý giữa đồng bằng và
miền núi. Ảnh hưởng của sự phân bố trên?
2đ IV.b
(2,0đ)
a. Phân bố dân cư không đều, chưa hợp lý giữa đồng bằng và miền núi
- Mật độ dân cư trung bình của nước ta năm 2009 là 259 người/ km
2
- Ở đồng bằng. Diện tích tự nhiên chiếm ¼ cả nước nhưng dân số chiếm 75%.
Trong đó ĐBSH mật độ lên 1225 người/ / km
2
(năm 2005), TP HCM 429 người…
- Ở vùng trung du miền núi chiếm ¾ diện tích nhưng chỉ chiếm 25% dân số. trong
đó Tây Bắc có mật độ 69 người/ km
2
, Đông Bắc 148 người/ km
2
, Tây Nguyên 89
người/ km
2
b. Ảnh hưởng
- Ảnh hưởng đến khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và lao động(DC)
- Gây ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư(DC)
- Ả hưỡng đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đến phân phối sản phẩm…
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Tổng Câu I + Câu II+ Câu III+ Câu IV.a hoặc IV.b = 100 điểm
. Tổng số 2401 ,5 32 447,2 - C ng nghiệp nặng và khoáng sản 616,9 11701,4 - C ng nghiệp nhẹ và TTCN 6 35 ,8 132 93, 4 - Nông sản 7 83, 2 4467,4 - Lâm sản 126 ,5 252 ,5 - Thủy sản 239 ,1 2 732 ,5 a.Vẽ. bố c c cây c ng nghiệp c a nư c ta. Tại sao vi c phát triển vùng chuyên canh c y c ng nghiệp gắn liền với khâu chế biến? 1 ,5 II (3, 0đ) 1 - Vai trò: + Cung c p nhu c u ăn, uống, m c cho. AN ĐỀ THI THỬ ĐẠI H C - NĂM 20 13. LẦN 2. TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 Môn: ĐỊA LÝ; Khối C. Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN CHUNG CHO TẤT C THÍ SINH (8,0 điểm) C u