Nguyên sơ Ba Bể pot

7 143 0
Nguyên sơ Ba Bể pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nguyên Ba Bể Vượt Kéo Dọc, con đèo cuối cùng cũng là con đèo quanh co nhất, là đến Chợ Rã, thủ phủ huyện Ba Bể, nơi mọi sóng di động đều mất. Vi vu đường đèo một lát, cổng vườn quốc gia đã hiện ra, khí trời mát dần, du khách lâng lâng thả hồn giữa rừng cây đại thụ. Vườn có một nhà nghỉ duy nhất, còn ai ưa thiên nhiên sẽ ngồi thuyền sang bờ bên kia tìm nhà sàn gỗ. Cạnh bến Ba Bể là bản Pó Lù, xa hơn rẽ trái đi cỡ 3km là bản Pác Ngòi, đều của người Tày, cư dân chủ yếu ở nơi này. Bắc Cạn có suối đãi vàng Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh Màu xanh ấy là tấm áo chàm của người Tày. Ngoài dân tộc Tày, Nùng, Ba Bể còn có người Dao, người Mông sống ở bản xa trên núi. Dân ở đây mỗi năm chỉ gieo một vụ ngô. Ngô phơi khô giã nhỏ đồ lên thành mèn mén, món ăn thường ngày. Vị ngô đậm đà hơn cơm gạo, lại no lâu, sáng một bữa chiều muộn một bữa, chẳng ai ăn trưa, cứ thế là xong. Một ngày ở Ba Bể Vườn quốc gia Ba Bể có những cánh rừng trải dài sang tận phía nam khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang, một lợi thế lý tưởng để mở rộng các tour đi bộ xuyên rừng đến bản người Mông, người Dao, nơi cảnh vật, con người hầu như chưa chịu tác động du lịch hóa. Đó là điều tuyệt vời với những ai ưa thích du lịch khám phá, còn với những người thích du lịch nghỉ ngơi, việc thiếu vắng các tour chuyên nghiệp đến Ba Bể sẽ là bất tiện lớn. Một cách tham quan khác được đa số khách lựa chọn là du ngoạn lòng hồ bằng thuyền. Nếu đi đông người và muốn an toàn thì chọn thuyền máy chở được hơn chục người. Nếu muốn lãng mạn thì phải biết bơi: chọn thuyền độc mộc làm từ một cây gỗ lớn khoét lòng, chỉ chở được một người. Một tour đầy đủ nhất sẽ đưa khách lênh đênh trọn hồ Ba Bể quanh năm chìm trong khói sương mờ, nơi được tạo bởi ba nhánh gọi theo tiếng Tày là pé Lầm, pé Lù và pé Lèng (“pé” nghĩa là hồ), cùng xuôi dòng sông Năng. Ngay trên pé Lầm có ao Tiên vắt vẻo trên đỉnh núi. Sang pé Lèng, thăm động Puông dài 300m đua chen những giọt mồ hôi đá tích lại từ hàng triệu năm. Ở nhánh cuối cùng, đá lớn xô đá nhỏ đổ ầm xuống thành thác Đầu Đẳng hùng vĩ, bọt tung trắng xóa. Nếu mang theo bữa trưa, một vài đảo nhỏ trên hồ có thể là nơi dừng chân lý tưởng, đấy là đảo An Mã tựa một con ngựa đứng dưới nước và đảo Pò Già Mải (tiếng Kinh là đảo Góa bởi tích xưa có con giao long giận dân làng nên dâng nước ngập cả vùng, chỉ có hai mẹ con góa tốt bụng được mách cho rải trấu quanh nhà vượt cơn đại hồng thủy). Giữa viên ngọc bích Ba Bể đẹp lung linh giữa đại ngàn, nền nhà của hai mẹ con góa cao hơn sóng nước chính là Pò Già Mải. Với những người ưa lang thang không cần điểm đến, Ba Bể có nhiều điều thú vị không thấy trong lịch trình của các công ty du lịch. Rừng thì ngay xung quanh nhưng chẳng ai chỉ cho bạn cây sấu nghìn năm của Ba Bể cao đến không nhìn thấy lá, trừ phi bạn tự mình khám phá. Đặc sắc nhất chính là bướm, có đến hơn 300 loài, có lúc nhìn thấy hàng trăm con bướm đậu sát nhau trông như một tấm thảm hoa biết bay. Một cái thú khi vào rừng là ngược suối tìm thác, lên núi vào động. Một thạch động vừa được đưa vào khai thác là động Trời nằm gần bản Piẹc, cách bến Ba Bể khoảng 9km. Một động khác là Nà Phoỏng, không đẹp lắm nhưng lại là một dấu tích thời kháng chiến chống Pháp của thủ đô gió ngàn Bắc Cạn: tiếng nói Việt Nam từng được phát đi từ đây. Ba Bể còn là một địa điểm cực kỳ hấp dẫn để câu cá. Câu cá trên hồ hay ngồi câu trên thuyền hoặc xuống bến đứng câu. Còn nếu muốn vừa ngồi câu cá vừa tận hưởng cảnh đẹp hoang núi rừng thì ra suối. Dậy thật sớm, khi mặt trời lên cao một chút là đã đầy giỏ cá! Ngoài cá hồ thì món lạ đáng ăn nhất ở Ba Bể phải kể đến là gà đồi và lợn mán. Gà thả leo núi, không đâu ngọt vị bằng. Lợn mán nay đã thành thứ hiếm nhưng riêng ở Ba Bể lại chẳng khó tìm. Người dân tộc ăn mèn mén chỉ chừa lại mày ngô nuôi lợn, lợn đói phải tự tìm rau dại, hoa quả rụng lầm lụi mỗi ngày cả cây số kiếm ăn. Ra chợ, mua một chú lông đen dăm bảy cân cắp nách mang về, không om củ chuối rừng thì xào lăn hay nướng lên chấm với nước mắm hạt dổi hương nồng, chớ bỏ qua món lòng ngai ngái đắng, cỡ gần chục người là hết bay một con lợn! Hẹn người ở Ba Bể Tháng giêng mồng mười, khi hoa đào hoa mận nở thắm rừng, xin hẹn bạn cùng đến hội lồng tồng Ba Bể. Từ sáng sớm đã thấy trai gái các dân tộc mang trên mình bộ quần áo đẹp nhất, thi ném còn và chơi cầu lông gà. Tìm được bạn rồi, con trai con gái nắm lấy một đầu chiếc khăn mang theo, vừa hát giao duyên vừa quay tròn chiếc khăn và tiến đến gần nhau hơn. Lúc chiếc khăn không còn xoay tròn nữa, đôi nam nữ nắm được tay nhau, ấy là họ kết đôi. Hình ảnh ấy không còn thấy được ở các điểm đến nơi du khách đã quen đường thuộc lối. Nếu không về được hội xuân thì đi chợ phiên cũng là một cách hay để tìm hiểu bản sắc các dân tộc. Cứ năm ngày một phiên, chợ Nam Cường họp các ngày 2, ngày 7; chợ Quảng Khê các ngày 3, ngày 8 phiên chợ đầy sắc chàm người Mông, màu bông đỏ áo người Dao Đỏ, tiếng lách cách từ trên áo người Dao tiền. Váy áo người Mông Ba Bể, theo tôi, đẹp hơn hẳn ở các nơi khác. Không thuần một sắc chàm nhưng chẳng lòe loẹt quá đỗi, ngày thường qua bản thấy tấm váy ấy xòe ra hứng nắng trước nhà, đến phiên chợ lại lý lắc theo chân cô gái Ba Bể đẹp tựa những bông hoa núi rừng. Kể về vẻ đẹp nơi này mà tôi cứ sợ rằng nét nguyên ấy một ngày kia sẽ mất. Mời bạn đến Ba Bể, nhưng mong bạn khi về đừng để lại gì ngoài những dấu chân, trừ những bức ảnh đủ để gợi nhớ rất nhiều . Nguyên sơ Ba Bể Vượt Kéo Dọc, con đèo cuối cùng cũng là con đèo quanh co nhất, là đến Chợ Rã, thủ phủ huyện Ba Bể, nơi mọi sóng di động đều mất lại lý lắc theo chân cô gái Ba Bể đẹp tựa những bông hoa núi rừng. Kể về vẻ đẹp nơi này mà tôi cứ sợ rằng nét nguyên sơ ấy một ngày kia sẽ mất. Mời bạn đến Ba Bể, nhưng mong bạn khi về đừng. đắng, cỡ gần chục người là hết bay một con lợn! Hẹn người ở Ba Bể Tháng giêng mồng mười, khi hoa đào hoa mận nở thắm rừng, xin hẹn bạn cùng đến hội lồng tồng Ba Bể. Từ sáng sớm đã thấy trai

Ngày đăng: 24/03/2014, 17:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan