Kếtnốimẹ-con
Mẹ tham gia vào công việc bên ngoài xã hội, thời gian dành cho con rất ít. Vì thế,
cần tranh thủ từng phút từng giây giúp bé có thói quen giữ sức khỏe, nâng cao hiểu
biết…
Luyện thói quen
BS Nguyễn Ngọc Thông - Trung tâm Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em TP.HCM:
“Những năm đầu đời khi trẻ chưa phát triển ngôn ngữ thì tình thương của cha mẹ vô cùng
cần thiết mà không bà vú nào có thể thay thế. Vì thế, hãy cố gắng gần và dạy dỗ con ngay
từ thuở còn thơ”.
Bé sau khi sinh, mỗi sáng cần tập thể dục và phơi nắng. Những động tác xoa bóp, nắn
xương chân xương tay sẽ giúp cho tay chân phát triển thẳng không bị vòng kiềng. Xoa
nắn nhẹ nhàng, vừa làm vừa nói chuyện với bé. Ví dụ như: sáng dậy sớm/ tập thể thao/ da
hồng hào/ người khỏe mạnh… Mẹ càng nói chuyện nhiều với con, con càng có cơ hội
tiếp thu và mau biết nói. Lời nói cùng động tác tập thể dục cần duy trì để bé ghi nhớ và
hình thành thói quen vận động thể lực sau này. Những lời hát ru với làn điệu êm ái, nhẹ
nhàng còn giúp bé dễ vào giấc ngủ và dễ dàng tâm sự trò chuyện với mẹ sau này. Khi bé
thức, hãy tập cho bé nghe nhạc bằng những bài vui nhộn dành cho thiếu nhi để bé nghe
và tập hát. Ngôn ngữ vần điệu này giúp trung khu ngôn ngữ phát triển. Thói quen nghe và
hát sau này sẽ giúp bé giải tỏa stress nếu chẳng may mắc phải… khi trưởng thành.
Về vệ sinh răng miệng, nên tập cho bé thói quen chải răng từ khi mới sinh bằng cách
dùng dụng cụ rơ lưỡi và lợi. Thói quen này giúp bé không bị tưa lưỡi, giữ được hơi thở
thơm tho. Trước khi rơ lưỡi cũng cần báo cho bé biết là bé sắp được chải… lợi.
Luyện trí thông minh
Trẻ sau khi biết bò rất ham học hỏi thế giới xung quanh, bởi “anh, chị nhí” đã tự mình
“bươn chải” tìm đến mục tiêu. Vì thế, thời điểm này cần bao bọc tất cả những bàn, ghế,
góc cầu thang để bé được an toàn. Ở tuổi này nên cho bé sờ mó một số đồ vật trong nhà.
Vẫn tiếp tục nói chuyện và hướng dẫn bé. Nói rõ ràng những từ “đau”, “té”… nhất là khi
bé vừa bị té xong để bé… nhớ bài. Sau này chỉ cần nhắc nhở sẽ thấy bé rất… thận trọng,
trông rất đáng yêu. Từ bò chuyển sang đi rất nhanh, vì thế thời điểm này cần tranh thủ
chụp hình cho bé làm kỷ niệm. Khi bé bắt đầu đi những bước đầu đời cũng là lúc nhiều
nguy hiểm hơn đang rình rập bé, vì thế cần nói cho bé biết.
Không cho bé chơi đũa, muỗng, lon bia… đây là những đồ vật nguy hiểm dễ gây thương
tích. Khi không cho bé chơi, nên nói cho bé biết ngay từ đầu, khi vi phạm cần nhắc nhở
nhẹ nhàng nhưng kiên quyết. Các trò chơi vận động rất tốt cho bé, vì thế cần dành ra mỗi
tuần từ một-hai giờ đưa bé đi chơi: nhà banh, thăm viếng “lâu đài” hoặc thám hiểm
những ngôi nhà đồ chơi… Khi chơi các trò này bé cũng học rất nhiều. Ví dụ như trong
nhà banh bé sẽ tập lấy cân bằng, sẽ biết được những vật hình tròn dễ trơn trượt… Thám
hiểm lâu đài giúp bé ghi nhớ những con đường hẻm hóc, tăng cường tư duy cho bé giúp
bé biết cách ghi nhớ địa điểm… Song, cần vệ sinh thân thể, tay chân bé kỹ lưỡng sau khi
chơi ở nơi công cộng.
Các trò chơi xếp hình sẽ giúp bé mở rộng tư duy, vì chỉ từ “nguyên liệu” ban đầu bé sẽ
sáng tác được nhiều mô hình khác nhau tùy theo trí tưởng tượng. Ngay từ đầu cần hướng
dẫn bé chơi và cho bé thấy được khả năng tạo nên thiên hình vạn trạng nếu chịu khó…
suy nghĩ. Trò chơi ghép hình hoặc các mô hình tháo ráp lại giúp cho bé tập ghi nhớ.
Các phụ huynh mong con biết đọc biết viết sớm hơn bạn nên thường tranh thủ mọi lúc
mọi nơi bắt con học chữ, học viết (viết lên sàn, lên tường, trên nền gạch…). Trong khi
đó, theo BS Phạm Ngọc Thanh - BV Nhi Đồng 1 TP.HCM: “Bé dưới sáu tuổi não chưa
phát triển, vì thế hãy cho bé học vẽ để phát huy nhận thức, trí não, vận động các ngón tay
và mắt. Cần phát triển ngôn ngữ cho bé trước khi học đọc, học viết bằng cách đọc truyện
rồi kể cho bé nghe, sau vài lần tới phiên bé kể chuyện”.
Đóng kịch theo truyện kể có câu thoại cũng là cách kếtnối phụ huynh với con trẻ rất hấp
dẫn được các bé yêu thích. Bé sẽ chọn nhân vật mình yêu thích và nhớ lời thoại rất tốt…
. Kết nối mẹ-con Mẹ tham gia vào công việc bên ngoài xã hội, thời gian dành cho con rất ít. Vì thế, cần. nghe, sau vài lần tới phiên bé kể chuyện”. Đóng kịch theo truyện kể có câu thoại cũng là cách kết nối phụ huynh với con trẻ rất hấp dẫn được các bé yêu thích. Bé sẽ chọn nhân vật mình yêu thích