1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thuyết Minh Cuộc đời nhà thơ Nguyễn Trãi - Bài làm 3 doc

8 2,9K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 134,36 KB

Nội dung

Thuyết Minh Cuộc đời nhà thơ Nguyễn Trãi - Bài làm 3 Nguyễn Trãi, hiệu Ức Trai, sinh năm 1380 tại Thăng Long, ở nhà ông ngoại là cụ Trần Nguyên Đán. Cha ông là Nguyễn Phi Khanh nhà nghèo, phải đi dạy học để sinh sống. Sau khi được mời vào dạy học ở nhà cụ Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh lấy con gái cụ Trần Nguyên Đán mà sinh ra Nguyễn TrãiNguyễn Phi Hùng. Từ bé, Nguyễn Trãi đã rất thông minh và chăm học. Năm 1400, nhà Hồ cướp ngôi nhà trần rồi sau đó lại mở khoa thi để chọn nhân tài. Nguyễn Trãi đi thi, đậu tiến sĩ và cùng cha, ra làm quan với nhà Hồ Ông nguyện đem hết tài năng ra để giúp dân, giúp nước. Quân Minh mượn cớ là giúp nhà Trần, diệt nhà Hồ, để sang xâm lược nước Nam. Hồ Quý Ly cố sức chống cự lại, nhưng vì lòng dân không phục, nên đã bị thua. Quân nhà Minh bắt được toàn thể vua tôi nhà Hồ - trong đó có cả Nguyễn Phi Khanh - đem nhốt hết vào cũi, rồi đặt lên xe, giải về Tàu. Nguyễn Trãi trốn thoát. Khi nghe tin cha bị bắt, ông liền cùng em là Nguyễn Phi Hùng lẽo đẽo theo sau đoàn xe giải tù, đi lên tận ải Nam quan. Hai anh em cùng khóc, người nào cũng muốn được đi theo để săn sóc cha già, ở nơi đất khách, quê người. Trước khi vượt qua cửa ải Nam Quan, quân Minh cho đoàn xe tù tạm nghỉ. Thừa dịp quân canh đi uống rượu, Nguyễn Trãi và em lẻn đến gần cũi nhốt cha. Hai anh em cùng xin phép cho cho được đi theo cha, tới tận Kim Lăng (nước Tàu). Nguyễn Phi Khanh ứa nước mắt, nói khẽ: "Các con là người có học, có tài, nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Như thế mới là có trung, có hiếu. Không nên cứ lẽo đẽo theo cha mà khóc lóc như thế này! Nếu cần thì cho Phi Hùng đi theo là đủ rồi!" Biết rõ ý cha đã quyết, Nguyễn Trãi đành gạt nước mắt, để cho em là Nguyễn Phi Hùng đi theo cha. Ông còn căn dặn em là, sau này khi cha chết, phải cố mà tìm cách đem nắm xương tàn của cha về nước. Đến đây, Nguyễn Phi Khanh lại giục: "kìa quân canh đã trở lại rồi, con về đi!" Nguyễn Trãi buồn rầu lùi ra xa, rồi đứng yên một chỗ, trông theo đoàn xe tù dần dần qua ải Nam Quan. Tới khi không còn nhìn thấy gì nữa, Nguyễn Trãi mới quay gót trở về Đông Quan. Chân bước trên đường mà lòng đau như cắt, vì từ nay ông đành vĩnh biệt cha già! Vừa về tới Đông Quan là Nguyễn Trãi đã bị quân Minh kéo tới bắt. Chúng biết ông đã từng làm quan với nhà Hồ. Nhìn thấy vẻ mặt thông minh của Nguyễn Trãi, Trương Phụ sai lính đem chém đầu ngay để trừ mầm mống nổi loạn, chống đối sau này. Thấy thế Hoàng Phúc vội ngăn lại và ghé tai nói thầm với Trương Phụ rằng: "Người này có tài, ta nên dụ dỗ hắn thì sẽ có lợi cho việc cai trị và bình định dân Nam." Trương Phụ ngẫm nghĩ một lát rồi ra lịnh tha cho Nguyễn Trãi được trở về nhà riêng.11) Sau đó, bọn tướng nhà Minh lại cho người đem vàng lụa tới khuyên dụ Nguyễn Trãi nên ra làm quan với chúng. Nguyễn Trãi lựa lời tìm cách từ chối nên chúng cho người rình rập, dò xét mọi hành động của ông. Để làm cho chúng khỏi nghi ngờ, ông mở trường dạy học. Tuy bị giam lỏng, không được tự do đi lại, nhưng Nguyễn Trãi vẫn biết rõ tình hình của giặc, nhờ các học trò của ông ở khắp nơi, tới trường kể lại. Ông theo dõi và suy nghĩ rất kỹ để tìm ra một kế hoạch đánh đuổi giặc Minh. Rồi theo đó mà soạn thành một sách lược "Bình Ngô". Ít lâu sau, có người bán dầu tìm tới gặp ông. Khi người này vào nhà, bỏ nón ra, đặt gánh dầu xuống, thì Nguyễn Trãi vội kêu lên: "Trời ơi! Anh Trần Nguyên Hãn!" Thì ra đó chính là Trần Nguyên Hãn, đã ăn mặc giả làm người bán dầu, để tìm đến gặp Nguyễn Trãi. Trần Nguyên Hãn, cháu nội của cụ Trần Nguyên Đán, vốn là anh em con cô, con cậu với Nguyễn Trãi. Nay Trần Nguyên Hãn tới rủ Nguyễn Trãi cùng vào Lam Sơn tìm gặp Lê Lợi, để lo việc cứu nước. Ông hẹn sẽ đợi Nguyễn Trãi vào sáng mai, ở ngoài thành Đông Quan. Đêm hôm ấy, Nguyễn Trãi thu xếp lại mọi công việc và đồ dùng để chỉ mang theo một cuốn sách lược "Bình Ngô". Sáng hôm sau, nhân gặp ngày rằm, thiên hạ nô nức kéo nhau đi lễ chùa rất đông, Nguyễn Trãi liền đi lẫn vào đám người đi lễ, để trốn ra khỏi thành. Rồi hai anh em, sau khi gặp nhau, liền đêm đi, ngày nghỉ, cốt để tránh sự kiểm soát ở dọc đường của quân lính nhà Minh. Tới Lam Sơn, hai người được nghĩa quân đưa vào gặp chủ tướng Lê Lợi. Nguyễn Trãi dâng kế hoạch đánh đuổi giặc Minh được ghi trong sách lược "Bình Ngô". Lê Lợi liền cho họp các gia tướng lại để nghe Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn trình bày thêm về tình hình giặc ở thành Đông Quan. Sau đó Nguyễn Trãi lại nhấn mạnh vào việc muốn thắng giặc, cần phải được lòng dân chúng trước đã. Có như thế mới không như Hồ Quý Ly trước đây, vì những cải cách quá táo bạo, mới mẻ, mà đã làm mất lòng dân, nên mới bị thua. Mọi người rất vui mừng. Lê Lợi giữ Nguyễn Trãi ở lại làm sư quân và giao cho Trần Nguyên Hãn việc huấn luyện binh sĩ. Nguyễn Trãi liền soạn thảo những tờ hịch kể tội ác của giặc Minh, rồi cho đem đi dán ở khắp mọi nơi để kích thích lòng yêu nước của dân chúng. Trong suốt mười năm gian khổ chống lại giặc Minh, Nguyễn Trãi luôn luôn ở liền bên cạnh Bình Định Vương Lê Lợi. Ông đưa ra những ý kiến và đường lối để thu phục lòng người. Chính tay ông đã soạn thảo ra những văn thư và mệnh lệnh gửi cho nghĩa quân. Khi nghĩa quân phải rút về Chí Linh lần thứ ba, lương thực cạn, tướng sĩ mỏi mệt, Nguyễn Trãi đã khuyên Bình Định Vương nên tạm hòa với giặc. Rồi ông viết thư cho Trần Trí và Sơn Thọ, trình bày rõ mọi lẽ lợi hại, hơn thiệt để hai bên cùng ngưng chiến, nghỉ ngơi. Khi Phương Chính, tên đô đốc giặc, gửi thư kể tội, mắng nhiếc Lê Lợi và nghĩa quân, Nguyễn Trãi đã viết thư trả lời mắng lại. Lời thư thật là đanh thép, hùng hồn. Ngoài việc nêu cao chính nghĩa vì dân, vì nước của Bình Định Vương, ông còn vạch rõ những tội ác dã man của giặc, khiến Phương Chính xem xong, uất ức, tức giận vô cùng! Năm 1427, khi ra vây thành Đông Quan, theo lệnh Bình Định Vương, Nguyễn Trãi lại viết hịch gửi đi khuyên bảo, thúc giục Vương Thông ở thành Đông Quan nên sớm rút quân về Tàu, vì viện binh của y đều đã bị phá vỡ Ngọn bút của Nguyễn Trãi có sức mạnh phi thường, chẳng khác gì một đoàn quân dũng mãnh, đánh thẳng vào tâm lý, tình cảm của quân thù. Vì thế mà những lá thư dụ hàng của ông đã khiến cho nghĩa quân hạ được nhiều thành của giặc, mà không mất một mũi tên, một giọt máu nào Sau khi đánh đuổi được giặc Minh về nước, Bình Định Vương lên ngôi vua tức là vua Lê Thái Tổ. Ngài ủy cho Nguyễn trãi viết bản "Bình Ngô Đại Cáo" để thông báo cho toàn dân biết tin là đã phá tan được giặc Minh. Bản này còn là một áng văn chương hùng tráng, tuyệt tác, rất có giá trị và được truyền tụng đến muôn đời sau Lên ngôi rồi, vua Thái Tổ liền ban chức tước và khen thưởng các công thần. Bên văn, đứng đầu là Nguyễn Trãi. Bên võ, đứng đầu là Lê Vấn. Ngài lại phong cho Nguyễn Trãi tước Quan Phục Hầu và Trần Nguyên Hãn làm Tả Tướng Quốc. Chẳng được bao lâu vì tính hay nghi ngờ, lại nghe lời dèm pha mà Thái Tổ đã lầm lẫn giết oan nhiều vị công thần như: Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo v.v Đã có một lần Nguyễn Trãi bị bắt, rồi bị tống giam vào ngục và xuýt nữa thì bị giết chết. Buồn chán vì việc đời trái với lòng mình, Nguyễn Trãi xin thôi làm quan và về ở ẩn tại côn sơn (Hải Dương) từ năm 1439. Chưa ở nhà được một năm thì vua Lê Thái Tông lại vời ông ra làm việc. Bất đắc dĩ, không từ chối được, ông đành phải vâng mệnh vua, trở lại kinh thành. Tuy ra làm quan mà Nguyễn Trãi vẫn thường đi, về đất Côn Sơn, sống một cuộc đời thanh bần, giản dị. Một lần đến thăm ông, tiến sĩ Đỗ Mộng Tuân, người bạn thi đậu cùng khoa với ông, đã phải nói: "Nhà Quan phục hầu sao mà trống trải, nghèo nàn thế này? Chỉ được mỗi cái là có rất nhiều sách cổ mà thôi!" Nguyễn Trãi có người vợ lẽ tên là Nguyễn Thị Lộ rất xinh đẹp, nết na, lại giỏi văn thơ. Thái Tông biết tiếng nên cho vời vào cung, rồi phong cho làm Lễ Nghi nữ học sĩ, để dạy các cung phi. Nhà vua thường đem việc nước ra bàn với Nguyễn Thị Lộ. Khi vợ thứ tư của Thái Tông là Nguyễn Thị Anh sinh con trai là Băng Cơ được lập làm thái tử, thì người vợ thứ năm của vua là Ngô Thị Ngọc Dao cũng có thai. Sợ Ngọc Dao lại sinh con trai, có thể tranh giành quyền hành với con mình, Nguyễn Thị Anh liền cùng bọn gian thần tìm cách đặt điều nói xấu, hãm hại Ngọc Dao. Nhà vua nghe theo định đầy Ngọc Dao đi thật xa. Thấy việc này oan ức, Nguyễn Trãi bảo Thị Lộ gỡ oan giúp. Thị Lộ xin vua xét lại và được Thái Tông nghe lời, cho đổi tội đi đầy ra tội giam lỏng Ngọc Dao tại chùa Huy Văn (ở gần Văn miếu bây giờ). Sau đó, Nguyễn Trãi lại thường sai người ngầm mang thức ăn đến cho Ngọc Dao. Đến kỳ sinh nở, Ngọc Dao sinh được một người con trai, đặt tên là Tư Thành. (sau này khi lên ngôi vua, Tư Thành lấy hiệu là Lê Thánh Tông 1460-1497). Việc ấy đến tai Nguyễn Thị Anh. Bà này giận lắm, bàn cùng bọn Lê Vấn, tìm mọi cách để báo thù, hãm hại cả gia đình Nguyễn Trãi Năm 1442, Lê Thái Tông đi duyệt kỳ thi võ ở thành Chí Linh (Hải Dương). Tiện đường về, vua ghé lại Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi. Sau đó xa giá trở về kinh. Dọc đường, trời tối, Thái Tông cho lệnh dừng xe, nghỉ đêm ở Lệ Chi Viên (tục gọi là trại vải Đại Lại, Bắc Giang). Thình lình nửa đêm, Thái Tông bị bệnh mà băng hà (chết). Các quan hộ giá cùng nữ học sĩ vội bí mật rước thi hài vua về kinh. Triều đình lập Băng Cơ lên nối ngôi, tức là vua Lê Nhân Tông. Vì Nhân Tông mới có hai tuổi nên bà Thái hậu Nguyễn Thị Anh được cử ra để trông coi việc nước. Nhân dịp này, bọn quyền thần liền cùng Thái hậu bắt Nguyễn Thị Lộ đem ra tra khảo rất tàn nhẫn và khép vào tội giết vua. Thái hậu Nguyễn Thị Anh, ngồi sau rèm, bắt quân lính tra hỏi: "Có phải chính Nguyễn Trãi xui mi dùng thuốc độc giết vua hay không?". Nguyễn Thị Lộ kêu oan nên bị đánh đập nữa. Sau cùng, không chịu nổi hình phạt, Thị Lộ đành liều nhận tội. Thế là Thái Hậu tức tốc sai bọn lực sĩ về tận Côn Sơn, bắt cả gia đình Nguyễn Trãi, đóng vào cũi, giải về kinh, trị tội (1442). Theo lịnh của Thái hậu, lũ quyền thần ghép cho Nguyễn Trãi cái tội làm phản, giết vua nên bị tru di tam tộc (tức là giết cả ba họ là: họ cha, họ mẹ và họ vợ, không kể gì già trẻ, trai gái, lớn, bé). Thế là cả gia đình của Nguyễn Trãi đã bị chết oan, nhưng danh thơm, tiếng tốt của ông vẫn còn sáng chói đến muôn đời trong lịch sử Hai mươi hai năm sau (1464) con trai bà Ngô Thị Ngọc Dao là Lê Tư Thành lại được tôn lên làm vua Lê Thánh Tông. Biết rõ lòng trung nghĩa của Nguyễn Trãi, lại nhớ ơn người đã từng cứu sống cho cả hai mẹ con mình, Lê Thánh Tông liền xuống chiếu giải oan cho ông và truy tặng ông tước Thái sư Tuệ Quốc Công. Việc cả gia đình Nguyễn Trãi bị giết là do ở mối thù của bà Thái Hậu Nguyễn Thị Anh và lũ quyền thần. Tuy nhiên trong dân gian lại có một thuyết cho là vì rắn báo oán. Thuyết đó kể rằng, khi ông còn dạy học, đám học trò phát cỏ, dọn vườn làm trường, có người đã chém đứt đuôi một con rắn cái đang có mang (có bầu sắp đẻ) Đêm đến, con rắn cái đó leo lên xà làm rỏ một giọt máu xuống cuốn sách mà ông Nguyễn Trãi đang cầm đọc. Giọt máu trúng ngay vào chữ Đại (Đại có nghĩa là đời) và thấm tận xuống 3 tờ giấy trong sách. Vì thế nên ông bị tội chết cả ba họ và Nguyễn Thị Lộ chính là con rắn cái đã bị chém đứt đuôi hiện ra để báo oán thù ông. Truyện này tuy huyền hoặc, song vẫn có nhiều người hay kể lại. . Thuyết Minh Cuộc đời nhà thơ Nguyễn Trãi - Bài làm 3 Nguyễn Trãi, hiệu Ức Trai, sinh năm 138 0 tại Thăng Long, ở nhà ông ngoại là cụ Trần Nguyên Đán. Cha ông là Nguyễn Phi Khanh nhà. rồi ra lịnh tha cho Nguyễn Trãi được trở về nhà riêng.11) Sau đó, bọn tướng nhà Minh lại cho người đem vàng lụa tới khuyên dụ Nguyễn Trãi nên ra làm quan với chúng. Nguyễn Trãi lựa lời tìm cách. học ở nhà cụ Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh lấy con gái cụ Trần Nguyên Đán mà sinh ra Nguyễn Trãi và Nguyễn Phi Hùng. Từ bé, Nguyễn Trãi đã rất thông minh và chăm học. Năm 1400, nhà Hồ

Ngày đăng: 24/03/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w