Sángtạolàđiềurấtkhó
Trước hết, có lẽ cần nhìn rõ mối quan hệ công việc giữa nhà giáo với tư
cách người đứng lớp dạy học, nhà giáo với tư cách nhà nghiên cứu. Gộp
chung lại nhà giáo thuộc về lớp người của xã hội hoạt động trong lĩnh vực
khoa học. Đó là khoa học giáo dục, một khoa học sâu xa ảnh hưởng đến
vận mệnh trăm năm của dân tộc và đất nước.
Tuy vậy, phân định cho kỹ, ta sẽ thấy cái bộ phận "giáo giới" đó không
hoạt động nhất loạt như nhau. Nó được chia thành hai tầng: Một tầng làm
công việc nghiên cứu khoa học và một tầng làm công việc ứng dụng kỹ
thuật dạy học. Hai "tầng" này có thể được phân chia ra theo tổ chức nằm
bên ngoài mỗi nhà giáo (cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục và các
nhà giáo còn lại) và phân chia theo cơ cấu nội tại bên trong mỗi giáo viên
(mỗi người vừa dạy học vừa tham gia nghiên cứu khoa học giáo dục).
Tầng thứ nhất, chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học giáo dục, phải
chịu sự chi phối có tính quy tắc của nghiên cứu khoa học nói chung, là lĩnh
vực bao giờ cũng chỉ chuyên chú vào những hình thái đặc biệt của cuộc
sống.
Ở bất kỳ chỗ nào mà nhà khoa học nhận ra có sự "khập khiễng" giữa quan
điểm của mình với những quy ước và cách lý giải đã thành hình lâu đời, ở
đó có đất cho nghiên cứu khoa học.
Có thể dẫn ra nhiều thí dụ, song chỉ cần hai điều sau là đủ. Trong khi ai ai
cũng bảo trái đất hình vuông và đứng im cho mặt trời chạy chung quanh,
thì cái sự nghĩ ngược rằng, trái đất hình cầu và tự quay và quay xung
quanh mặt trời chính là mảnh đất cho nghiên cứu khoa học.
Thí dụ thứ hai: trong khi tự ngàn đời việc dạy học là giáo viên thì giảng giải
còn học trò thì ghi nhớ, thế rồi bỗng dưng có người nghĩ ngợi một cách
"khập khiễng", chủ trương việc học không có lời giảng, "lên lớp" mà không
"giảng bài", thì chính điều khác thường đó sẽ trở thành đề tài cho nghiên
cứu khoa học.
Không riêng trong khoa học, trên địa hạt sáng tác nghệ thuật, tác phẩm
mang giá trị đích thực của cái Đẹp bao giờ cũng đi vào những ngóc ngách
đặc biệt của đời sống, và bao giờ cũng xa rời khỏi trải nghiệm của cuộc
sống thường nhật.
Cuộc sống thường nhật chấp nhận các "hình thù" theo cách nhìn thông
thường (hình thù cô Kiều thông thường, hình thù ngôi nhà và cây cầu
thông thường, v v ), nhưng khi có người nghệ sĩ thấy rằng cũng với
những "hình thù" đó mà mình có cách nhìn người khác không nhìn ra, khi
người nghệ sĩ thấy mình có thể giao tiếp với thế giới bằng cách nói lên cái
cách nhìn khác đối với các "hình thù" đó, khi ấy đã có cơ sở cho sự sáng
tạo nghệ thuật.
Cách làm việc như thế gọi bằng sáng tạo.
Nhà tâm lý học Mỹ đương thời Howard Gardner - sinh năm 1943 - vào
năm 1993, đã công bố một công trình nghiên cứu tư duy sángtạo của con
người ta. Để giúp chúng ta lý giải khái niệm sáng tạo, ông đã chọn bẩy
con người tiêu biểu: Sigmund Freud, Albert Einstein, Pablo Picasso, Igor
Stravinsky, T.S. Eliot, Martha Graham, và Mahatma Gandhi để xem xét đối
tượng nghiên cứu ấy.
Những người này là ai, và tại sao tác giả lại chọn những người này để
nghiên cứu tính sáng tạo?
Sigmund Freud (1856-1939) là nhà thần kinh học chuyển sang tâm lý học
và nghiên cứu về tiềm thức. Tuy thành tích nghiên cứu của Freud có thể
đóng góp vào việc chữa bệnh, vào dạy học, vào sáng tác nghệ thuật
song nó vẫn không áp đặt mình như một lý thuyết độc tôn.
Albert Einstein (1879-1955) là nhà vật lý học lý thuyết, là người có cách
thức đột phá trong việc xác định lại hoàn toàn các khái niệm thời gian,
không gian và ánh sáng. Pablo Picasso là họa sĩ người Tây Ban Nha
(1881-1973), người đã từng bước làm lan tỏa phong cách hội họa lập thể,
khiến cho con người hiện đại có cách nhìn hoàn toàn thay đổi đối với cái
đẹp
. Sáng tạo là điều rất khó
Trước hết, có lẽ cần nhìn rõ mối quan hệ công việc giữa nhà. "hình thù" đó, khi ấy đã có cơ sở cho sự sáng
tạo nghệ thuật.
Cách làm việc như thế gọi bằng sáng tạo.
Nhà tâm lý học Mỹ đương thời Howard Gardner