1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo " Xúc tiến thương mại và pháp luật xúc tiến thương mại ở Việt Nam " doc

6 379 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 126,72 KB

Nội dung

Hoạt động xúc tiến thương mại được tiến hành với nhiều hình thức đa dạng như quảng cáo, khuyến mại, trưng bày giới thiệu hàng hoá, hội chợ triển lEm, bán hàng cá nhân, quan hệ với công c

Trang 1

Ths Nguyễn Thị Dung * rong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là

tất yếu, theo đó, các doanh nghiệp sử dụng

mọi giải pháp để tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội bán

hàng và cung ứng dịch vụ như: Tuyên truyền,

giới thiệu, khuyếch trương hàng hoá dịch vụ, tổ

chức việc bán hàng có giảm giá, phát quà

tặng Các hoạt động này được gọi là xúc tiến

thương mại, để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh

Xúc tiến thương mại gắn liền với lợi ích

của doanh nghiệp, của người tiêu dùng và lợi

ích của nền kinh tế nên nó đòi hỏi sự nhận

thức đúng đắn từ phía xE hội cũng như sự

điều chỉnh phù hợp của pháp luật Bài viết

này giới thiệu những nét khái quát về xúc

tiến thương mại và pháp luật về xúc tiến

thương mại ở Việt Nam

1. Khái niệm xúc tiến thương mại và

các hình thức xúc tiến thương mại

Trong hoạt động kinh doanh, “xúc tiến”

được dịch từ một từ tiếng Anh là “Promotion”

Từ nhiều góc độ khác nhau, “Promotion” được

hiểu là sự khuyến khích, ủng hộ, sự khuyếch

trương, chiêu thị hay hoạt động quảng cáo ở

mức độ khái quát, “xúc tiến” được hiểu là

“hoạt động tìm kiếm, thúc đẩy” Phụ thuộc

vào đối tượng cần tìm kiếm, thúc đẩy mà hình

thành nên các khái niệm: Xúc tiến đầu tư, xúc

tiến việc làm, xúc tiến ngân hàng

“Xúc tiến thương mại” là hoạt động tìm

kiếm, thúc đẩy cơ hội thương mại Do có hai

cách hiểu về khái niệm “thương mại”

(commerce, business) nên khái niệm xúc tiến

thương mại cũng được hiểu ở góc độ rộng, hẹp

khác nhau

Thương mại (commerce), hiểu theo nghĩa hẹp là sự buôn bán hàng hoá và hoạt động dịch

vụ và theo đó “xúc tiến thương mại là hoạt

động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại” Luật thương mại Việt Nam năm 1997 quy định xúc tiến thương mại theo nghĩa này

Theo nghĩa rộng, “thương mại” đồng nghĩa với khái niệm kinh doanh (business), là khái niệm dùng để chỉ một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất

đến tiêu thụ sản phẩm hàng hoá hoặc chỉ thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi Theo nghĩa này, xúc tiến thương mại không chỉ là hoạt động tìm kiếm cơ hội và thúc

đẩy việc mua bán hàng hoá mà còn bao gồm cả cơ hội đầu tư kinh doanh sản xuất, kinh doanh ngân hàng, bảo hiểm

Hoạt động xúc tiến thương mại được tiến hành với nhiều hình thức đa dạng như quảng cáo, khuyến mại, trưng bày giới thiệu hàng hoá, hội chợ triển lEm, bán hàng cá nhân, quan

hệ với công chúng và nhiều hình thức khuyếch trương khác

Quảng cáo thương mại là hoạt động giới thiệu hàng hoá và dịch vụ thương mại của thương nhân thông qua các phương tiện quảng cáo như phương tiện thông tin đại chúng, các

ấn phẩn, bảng, biển, băng, panô, ápphích Nhằm mục đích xúc tiến thương mại, thương nhân còn sử dụng những phương tiện quảng cáo thuộc mạng lưới kinh doanh thương mại

T

* Giảng viên Khoa pháp luật kinh tế Trường đại học luật Hà Nội

Trang 2

của mình như tổ chức phòng trưng bày, biển đề

tên cơ sở kinh doanh, bao bì hàng hoá, quảng

cáo thông qua người bán hàng Quảng cáo có

ý nghĩa thông tin đến khách hàng về chủng

loại, tính năng, tác dụng, giá cả của hàng

hoá, dịch vụ để từ đó kích thích nhu cầu mua

sắm và sử dụng dịch vụ của khách hàng

Khuyến mại là hành vi xúc tiến việc bán

hàng, cung ứng dịch vụ thông qua việc dành

cho khách hàng những lợi ích vật chất nhất

định Cách thức khuyến mại (hay cách thức

dành cho khách hàng những lợi ích nhất định)

cũng rất đa dạng Khách hàng có thể được

giảm giá, được nhận quà tặng, phần thưởng

hay phiếu mua hàng có ưu đEi, được tặng thêm

hàng hoá khi mua lượng hàng nhất định hay

được chiết giá (giảm giá so với giá ghi trên hoá

đơn) đối với khách hàng là đại lí hay người bán

lẻ mua số lượng nhiều Khuyến mại có ý

nghĩa giới thiệu một sản phẩm mới hoặc đE

được cải tiến, khuyến khích tiêu dùng, “lôi

kéo” khách hàng về phía mình và tăng thị phần

của doanh nghiệp trên thương trường

Trưng bày giới thiệu hàng hoá là hành vi

thương mại của thương nhân dùng hàng hoá để

giới thiệu với khách hàng về sản phẩm, hàng

hoá của mình nhằm xúc tiến thương mại Với

cách thức này, thương nhân sử dụng hàng mẫu

đem trưng bày để cung cấp thông tin về hàng

hoá cho khách hàng Địa điểm tổ chức hoạt

động trưng bày giới thiệu hàng hoá có thể là

phòng trưng bày tại các trung tâm thương mại,

hội chợ triển lEm hoặc nơi tổ chức hội nghị,

hội thảo, các hoạt động giải trí, thể thao, văn

hoá nghệ thuật Với ý nghĩa giới thiệu những

thông tin về hàng hoá đến khách hàng để xúc

tiến thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hoá

mang bản chất của hoạt động quảng cáo song

pháp luật Việt Nam lại quy định đây là hình

thức xúc tiến thương mại độc lập

Hội chợ thương mại là hoạt động xúc tiến

thương mại được tiến hành tại một thời gian và

địa điểm nhất định, trong đó nhà kinh doanh

được trưng bày hàng hoá của mình nhằm mục đích tiếp thị, kí kết hợp đồng mua bán hàng hoá

Triển lEm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện thông qua việc trưng bày hàng hoá, tài liệu về hàng hoá để giới thiệu, quảng cáo về hàng hoá với khách hàng Tham gia triển lEm thương mại, nhà kinh doanh không nhằm mục đích bán hàng tại chỗ

mà chủ yếu nhằm giới thiệu hàng hoá, quảng cáo hàng hoá để thúc đẩy nhu cầu mua bán Khác với điều này, hội chợ thương mại là nơi

mà người mua và người bán trực tiếp thực hiện giao dịch mua bán Nhà kinh doanh trưng bày hàng hoá trong hội chợ không chỉ nhằm mục

đích giới thiệu hàng hoá mà chủ yếu nhằm mục đích tiếp thị, bán hàng tại chỗ Hơn nữa, hội chợ thương mại được tổ chức mang tính

định kì, tại địa điểm, thời gian nhất định Đặc

điểm này thường ít gặp trong các cuộc triển lEm thương mại Trong thực tế, hội chợ và triển lEm thương mại thường được tổ chức phối hợp, rất ít khi tổ chức tách rời nên thường được gọi

là hội chợ triển lEm thương mại

Bán hàng cá nhân là hình thức xúc tiến thương mại được thực hiện thông qua việc nói chuyện trực tiếp với một hay nhiều khách hàng

về những ưu việt trong tính năng, tác dụng, giá cả của hàng hoá để bán hàng Do có chi phí cao nên hình thức này thường chỉ được áp dụng

đối với những hàng hoá không tiện phát mẫu cho khách hàng dùng thử hoặc cần có sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp Ví dụ: Để tạo cơ hội bán loại kem thuốc chữa bỏng có tên là Baofulinh (300

đồng nhân dân tệ/lọ, xấp xỉ 600 ngàn VND) và nhiều loại thuốc khác, hiệu thuốc Bảo Phú

Đường (Bắc Kinh Trung Quốc) đE thường xuyên thực hiện các cuộc nói chuyện giới thiệu

Trang 3

về đặc tính của thuốc với khách hàng, tạo tình

huống sử dụng thuốc trước sự chứng kiến của

khách hàng nhằm tạo sự tin tưởng của khách

hàng đối với sản phẩm và dẫn đến quyết định

mua sắm Trong trường hợp này, áp dụng biện

pháp bán hàng cá nhân có ý nghĩa xúc tiến

thương mại rất hiệu quả, bởi đối với những

hàng hoá có giá thành cao, tình huống sử dụng

không thường xuyên như trên, việc phát hàng

mẫu hay chỉ “quảng cáo suông” đều không

hiệu quả Tuy vậy, hình thức này chưa được

quy định trong pháp luật Việt Nam

Quan hệ công chúng nhiều nước trên thế

giới thừa nhận đây là hình thức xúc tiến thương

mại độc lập Quan hệ công chúng bao gồm

những hoạt động nhằm tuyên truyền, giới thiệu

hàng hoá, thương hiệu với các đối tượng

công chúng khác nhau trong và ngoài nước

Thông qua các bản tin, phóng sự được đăng tải

trên các báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền

hình; thông qua các cuộc họp báo, hội nghị,

hội thảo; thông qua các hoạt động từ thiện,

hoạt động tài trợ “Quan hệ công chúng”

nhằm xây dựng hình ảnh đẹp về doanh nghiệp

trong công chúng, gây ảnh hưởng tới nhóm

khách hàng cụ thể hoặc bảo vệ uy tín của

những sản phẩm đang gặp rắc rối trên thị

trường Khác với các hình thức xúc tiến thương

mại khuyến mại, quảng cáo, hội chợ (là

những hình thức có ý nghĩa kích thích tiêu

dùng một cách trực tiếp), quan hệ công chúng

có ý nghĩa kích thích nhu cầu tiêu dùng một

cách gián tiếp Với đặc trưng không phải trực

tiếp trả tiền cho hoạt động khuyếch trương

hàng hoá, dịch vụ; thông tin được tuyên truyền

trong các bài viết, phóng sự dễ được tin cậy

và có tính thuyết phục cao hơn so với các

thông tin, hình ảnh quảng cáo, hình thức quan

hệ công chúng được sử dụng độc lập để xúc

tiến thương mại Luật thương mại Việt Nam

chưa có quy định về xúc tiến thương mại thông

qua “quan hệ công chúng” Mặc dù vậy, vấn đề này đE được đề cập trong một số văn bản pháp luật như Luật báo chí, Luật xuất bản

2 Những đặc điểm cơ bản của pháp luật

về xúc tiến thương mại ở Việt Nam

* Về sự hình thành pháp luật xúc tiến thương mại ở Việt Nam

Pháp luật về xúc tiến thương mại ở Việt Nam ra đời muộn Yếu tố quyết định vấn đề này là đặc điểm của cơ chế quản lí kinh tế mà Nhà nước áp dụng trong từng thời kì

Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thông qua các chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh, Nhà nước là người quyết định cả ba vấn đề cơ bản của sản xuất kinh doanh (sản xuất kinh doanh cái gì, sản xuất kinh doanh như thế nào và sản xuất kinh doanh cho ai) Trong lĩnh vực thương mại, hoạt động mua bán hàng hoá, bao gồm cả việc mua sắm các yếu tố đầu vào cho sản xuất, việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất và vấn đề giá cả của hàng hoá dịch vụ đều do Nhà nước quy

định và theo kế hoạch của Nhà nước Trong thời kì dài, cơ chế quản lí này đE có ý nghĩa quan trọng việc huy động các nguồn lực của nền kinh tế vào việc thực hiện các mục tiêu chính trị xE hội, kiểm soát chặt chẽ và ổn định nền kinh tế Điều này nói lên tính phù hợp của cơ chế quản lí nền kinh tế bằng kế hoạch mà Nhà nước ta áp dụng trong thời kì chiến tranh Tuy nhiên, trong bối cảnh Nhà nước độc quyền về ngoại thương, việc mua bán trong nước được thực hiện theo chỉ tiêu và địa chỉ

định sẵn, hạch toán kinh doanh chỉ là hình thức

và tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp bị thủ tiêu Khi mà người sản xuất biết được sản phẩm của mình đE có người mua, thậm chí ngay từ khi nó chưa được sản xuất, khi mà các doanh nghiệp thương mại luôn biết chắc chắn rằng hàng hoá của mình kinh doanh là bán

được thì họ không cần phải quan tâm hiệu quả của quá trình kinh doanh, không cần tìm kiếm

Trang 4

cơ hội kinh doanh mới Vấn đề nghiên cứu nhu

cầu khách hàng, chiến lược sản phẩm, chiến

lược phân phối, chiến lược xúc tiến để thoả

mEn tốt hơn nhu cầu của khách hàng trở nên xa

xỉ đối với các doanh nghiệp Trong điều kiện

này, các doanh nghiệp không cần thiết phải tìm

kiếm, thúc đẩy cơ hội bán hàng và cung ứng

dịch vụ, không cần thiết phải thực hiện quảng

cáo, khuyến mại để xúc tiến thương mại và

do đó, pháp luật về xúc tiến thương mại cũng

chưa hình thành

Trong nền kinh tế thị trường, thị trường

(chứ không phải là nhà nước) là nhân tố quyết

định việc sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào

và sản xuất cho ai Tự do hoá thương mại từng

bước được hình thành Ngoài một số mặt hàng

chiến lược mang tính quốc gia có ảnh hưởng

lớn đến sự phát triển cân đối của nền kinh tế,

hàng hoá được tự do mua bán; quan hệ mua

bán với thương nhân nước ngoài cũng được mở

rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá

Các doanh nghiệp phải hạch toán kinh doanh

và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh

đồng thời phải cạnh tranh với nhau để tìm

kiếm cơ hội kinh doanh

Trong xu thế cạnh tranh đó, “để tồn tại và

phát triển , các doanh nghiệp thương mại cần

phải đạt được ba mục tiêu cơ bản: Mục tiêu lợi

nhuận, mục tiêu vị thế và mục tiêu an toàn”.(1)

Để đạt được những mục tiêu đó, các doanh

nghiệp phải có chiến lược nghiên cứu, xác định

thị trường kinh doanh, phân tích hành vi và nhu

cầu mua sắm của khách hàng và tìm mọi cách

để tiêu thụ hàng hoá và cung ứng dịch vụ một

cách tốt nhất Để lôi kéo khách hàng, chiếm

lĩnh thị trường, các doanh nghiệp tìm đến các

giải pháp quảng cáo, giới thiệu tốt về hàng hoá,

tặng hàng mẫu, giảm giá sản phẩm, mua hàng

có thưởng Xúc tiến thương mại đE trở thành

nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp Nhằm mục

đích xây dựng những chuẩn mực cho doanh

nghiệp khi thực hiện các hành vi này, thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ lợi ích của khách hàng, các văn bản pháp luật

về xúc tiến thương mại đE được Nhà nước ban hành

Nghị định số 194/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/1994 quy về hoạt động quảng cáo trên lEnh thổ Việt Nam, Luật thương mại, Nghị

định số 32/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/5/1999 về khuyến mEi, quảng cáo, hội trợ triển lEm, Pháp lệnh quảng cáo ngày 16/11/2001 là những văn bản pháp luật quan trọng, tạo cơ sở pháp lí cho hoạt động xúc tiến thương mại ở Việt Nam

* Về chủ thể thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại

Dưới góc độ kinh tế, có rất nhiều chủ thể tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại

Có thể chia các chủ thể này thành ba nhóm: Các tổ chức trực thuộc Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ và các doanh nghiệp

Các tổ chức trực thuộc Chính phủ tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm: Cục xúc tiến thương mại, các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài, Trung tâm thông tin thương mại (Bộ thương mại), Trung tâm phát triển ngoại thương và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh

Các tổ chức phi Chính phủ tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội ngành nghề

Các doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm doanh nghiệp tự hoạt động xúc tiến thương mại và doanh nghiệp làm dịch vụ xúc tiến thương mại (Luật thương mại Việt Nam gọi là thương nhân)

Từ những góc độ khác nhau, các tổ chức này đều tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại nhưng Luật thương mại và các văn

Trang 5

bản hướng dẫn thi hành không điều chỉnh hoạt

động của tất cả các tổ chức xúc tiến thương

mại này Với đối tượng áp dụng là các thương

nhân hoạt động thương mại tại Việt Nam, Luật

thương mại chỉ áp dụng đối với các thương

nhân (khi họ xúc tiến thương mại bằng các

hình thức khuyến mEi, quảng cáo, trưng bày

giới thiệu hàng hoá, hội trợ triển lEm)

Theo quy định của Luật thương mại Việt

Nam, xúc tiến thương mại là hoạt động do

thương nhân(2) tiến hành Thương nhân có

quyền tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng

hoá và cung ứng dịch vụ thông qua hoạt động

khuyến mại, tự quảng cáo, trưng bày giới thiệu

hàng hoá, tự tổ chức hội chợ triển lEm hoặc

thông qua các tổ chức chuyên kinh doanh dịch

vụ xúc tiến thương mại Trường hợp xúc tiến

thương mại thông qua các tổ chức kinh doanh

dịch vụ, thương nhân kí hợp đồng dịch vụ

quảng cáo thương mại, hợp đồng dịch vụ hội

chợ triển lEm với những thương nhân kinh

doanh những dịch vụ đó

Pháp luật hiện hành quy định thương nhân

phải đảm bảo 3 điều kiện sau đây khi kinh

doanh dịch vụ xúc tiến thương mại:

- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy

định của pháp luật;

- Là doanh nghiệp hoạt động độc lập và

chuyên kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương

mại (dịch vụ quảng cáo hoặc dịch vụ hội chợ

triển lEm);

- Không có hoạt động kinh doanh mua bán

hàng hoá, trừ việc mua bán các máy móc thiết

bị vật tư phục vụ cho ngành nghề của doanh

nghiệp.(3)

Như vậy, việc thực hiện các hoạt động xúc

tiến thương mại của các thương nhân là không

như nhau Có những thương nhân (cá nhân,

pháp nhân đăng kí kinh doanh với hình thức là

doanh nghiệp) có thể tự mình hoạt động xúc tiến thương mại hoặc có thể làm dịch vụ xúc tiến thương mại cho thương nhân khác để kiếm lời Nhưng có những thương nhân (tổ hợp tác,

hộ kinh doanh cá thể) lại không thể có cơ hội kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương mại vì họ không được luật pháp coi là doanh nghiệp Theo quy định của pháp luật hiện hành, thương nhân nước ngoài được phép hoạt động xúc tiến thương mại tại Việt Nam Thương nhân nước ngoài đE được phép hoạt động tại Việt Nam “được quảng cáo về hoạt động sản xuất, hàng hoá, dịch vụ của mình”; nếu chưa

được phép hoạt động tại Việt Nam thì “phải thuê tổ chức kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại Việt Nam thực hiện” (Điều 194 Luật thương mại); được phép trưng bày giới thiệu hàng hoá (Điều 203 Luật thương mại),

được tham gia hội chợ triển lEm (Điều 215) Trường hợp muốn kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương mại tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài cũng cần đáp ứng những điều kiện như

đối với thương nhân trong nước, tức là họ phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), phải chuyên kinh doanh dịch vụ mua bán hàng hoá và không có hoạt động kinh doanh mua bán hàng hoá

* Về các hình thức xúc tiến thương mại Pháp luật thương mại Việt Nam quy định các hình thức xúc tiến thương mại: Khuyến mEi, quảng cáo, trưng bày giới thiệu hàng hoá, hội chợ triển lEm

Các hình thức xúc tiến thương mại được pháp luật Việt Nam quy định có đặc điểm cơ bản giống như các hình thức xúc tiến thương mại được quy định trong pháp luật của các nước Cụ thể là: Khuyến mEi được đặc trưng

Trang 6

bởi hành vi dành cho khách hàng những lợi ích

vật chất nhất định (phát quà tặng, giảm giá );

Quảng cáo được đặc trưng bởi hành vi sử dụng

các phương tiện quảng cáo (các ấn phẩm, panô,

ápphích, phương tiện truyền thanh, truyền

hình ) để giới thiệu, khuyếch trương hàng

hoá, dịch vụ; hội chợ thương mại là hoạt động

trưng bày, giới thiệu hàng hoá nhằm mục đích

tiếp thị, kí kết hợp đồng mua bán (mục đích

bán hàng tại chỗ) trong thời gian và địa điểm

nhất định

Khác với hội chợ thương mại, triển lEm

thương mại cũng là hoạt động xúc tiến thương

mại thông qua việc trưng bày hàng hoá và tài

liệu về hàng hoá tại thời gian và địa điểm nhất

định nhưng không nhằm mục đích tiếp thị, bán

hàng tại chỗ mà chỉ để mở rộng và thúc đẩy

việc tiêu thụ hàng hoá

Hội chợ, triển lEm thương mại thường được

tổ chức đồng thời, có tính chất định kì, có xác

định rõ chủ đề, thời gian, địa điểm tiến hành,

danh mục hàng hoá, tên, địa chỉ của các tổ

chức, cá nhân tham gia

Trưng bày, giới thiệu hàng hoá được pháp

luật Việt Nam quy định là hình thức xúc tiến

thương mại độc lập Với đặc trưng dùng hàng

hoá được trưng bày để giới thiệu, quảng cáo

với khách hàng về sản phẩm hàng hoá của

mình, pháp luật nhiều nước trên thế giới coi

đây là cách thức thực hiện hành vi quảng cáo

Nếu muốn trưng bày, giới thiệu hàng hoá với

quy mô lớn hơn, người kinh doanh có thể sử

dụng hình thức hội chợ triển lEm để xúc tiến

thương mại Đây là vấn đề cần tham khảo khi

hoàn thiện pháp luật về xúc tiến thương mại ở

Việt Nam

Để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh, tìm kiếm,

thúc đẩy cơ hội bán hàng và cung ứng dịch vụ,

nhiều thương nhân đE sử dụng một số hình

thức xúc tiến thương mại chưa được quy định

cụ thể trong pháp luật Việt Nam Khi quảng bá về sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thông qua tin, bài, phóng sự trên báo, tổ chức họp báo, hoạt động từ thiện, hoạt động tài trợ thương nhân không chỉ đạt được mục thông tin mà còn tạo lập được niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu của mình Hình thức “Quan hệ công chúng”, được thực hiện nhằm mục đích xúc tiến thương mại Đối với những hàng hoá

mà niềm tin của khách hàng chỉ được hình thành thông qua “mắt thấy tai nghe”, thương nhân có thể sử dụng hình thức “Bán hàng cá nhân”, vừa tổ chức nói chuyện giới thiệu hàng hoá, vừa có thể kết hợp sử dụng tình huống chứng minh tính ưu việt của hàng hoá, chinh phục niềm tin của khách hàng và khai thác mọi cơ hội bán hàng

Các hình thức này cần được quy định cụ thể trong pháp luật Việt Nam, góp phần tạo

điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại và hoàn chỉnh hành lang pháp lí cho hoạt động thương mại

Sự hình thành của xúc tiến thương mại và pháp luật về xúc tiến thương mại trong cơ chế thị trường mang tính tất yếu Pháp luật về xúc tiến thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển xúc tiến thương mại,

đáp ứng yêu cầu hội nhập và quốc tế hoá Tuy vậy, vẫn còn tồn tại các quy định thiếu tính chặt chẽ, nhất quán trong các quy định hiện hành cần được sửa đổi, bổ sung./

(1).Xem: TS Nguyễn Thị Xuân Hương - “Xúc tiến bán hàng trong kinh doanh thương mại ở Việt Nam” Nxb Thống kê, 2001, tr 11

(2) Theo quy định tại Điều 5 Luật thương mại thì thương nhân gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng kí kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên

(3).Xem: Điều 21, 26 Nghị định số 32/1999/NĐ-CP ngày 5/5/1999 của Chính phủ về khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ triển lEm thương mại

Ngày đăng: 23/03/2014, 23:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w