5nỗilolớnnhấtkhinuôicon
1. Những kỳ vọng
Đây là nỗilo sợ hàng đầu của các bậc cha mẹ trong cuộc khảo sát của
các chuyên gia. Điều này làm cho chính các chuyên gia cũng tỏ ra ngạc
nhiên, bởi lẽ bố mẹ luôn kỳ vọng vào con cái nhưng lại cũng luôn ẩn chứa
nỗi lo lắng, lo sợ con mình không đạt được những kỳ vọng như mình
mong muốn.
Trên thực tế, với xã hội ngày càng phát triển, tình trạng bất ổn định cả về
kinh tế và an ninh luôn diễn ra làm cho bố mẹ có cảm giác con mình cần
phải cố gắng hơn nữa thì mới đấu chọi được thực tế đầy cạnh tranh.
Và điều kỳ vọng này sẽ dẫn đến bạn lo sợ, mong muốn chăm sóc, dậy dỗ,
giáo dục con nhiều hơn nữa để con không bị tụt hậu, không bị loại khỏi
cuộc sống cạnh tranh bon chen. Cuối cùng, bố mẹ lại chính là những
người bị áp lực từ chính những mong muốn mình đề ra.
2. Những mối nguy hiểm lạ
Điều lo lắng này thì lại hoàn toàn không có gì đáng ngạc nhiên và thường
là nỗi sợ hãi thường ngày của cha mẹ. Nỗi sợ hãi càng tăng khi các
phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên cập nhật những tin tức về
bạo loạn, tấn công, bắt cóc, cưỡng hiếp, giết người cướp của
Những lo sợ của bố mẹ hoàn toàn có căn cứ. Theo các nhà nghiên cứu về
tội ác xảy ra đối với trẻ em tại Trung tâm Nghiên cứu của trường Đại học
New Hampshire cho hay, số liệu thống kê mới nhất đã chỉ ra cứ 100 trẻ
em thì có 1 em bị ngược đãi, đối xử tàn bạo.
Và điều bố mẹ cần làm là che chở cho con mình luôn được an toàn, duy trì
mối quan hệ thân thiện với con để con có thể cởi mở chia sẻ những điều
con thấy bất an.
3. Tai nạn và bị thương
Với một xã hội phát triển như hiện nay, các phương tiện giao thông cũng
hiện đại theo và chiếm số lượng lớn, chính vì vậy nỗilo sợ con mình bị tai
nạn, bị thương khi ra ngoài xã hội cũng là nỗilo thường ngự trị trong đầu
của các bậc phụ huynh.
Bạn có thể làm gì? Theo chuyên gia Alfred Sacchetti, giám đốc dịch vụ
khẩn cấp tại Camden, New Jersey nhận định, các vụ tai nạn hoàn toàn có
thể ngăn chặn nếu chúng ta biết cách.
Ví dụ như: thắt dây an toàn, đội mũ bảo hiểm, đi cẩn thận, không phóng
nhanh vượt ẩu, nhường đường đây chính là những biện pháp gần gũi,
cần thiết nhất để bảo vệ chính mình và những người khác.
4. Con bị trêu và bắt nạt
Đây là một nỗi sợ hãi phổ biến khicon đến tuổi đi học. Con bị bắt nạt
không chỉ bị tổn thương bên ngoài mà con liên quan đến cả lòng tự trọng,
kết quả học tập, có khiconcòn bị trầm cảm, tự kỉ và thậm chí còn nghĩ
đến việc tự tử. Như vậy, có thể thấy hậu quả nghiêm trọng nhất mà trò
trêu trọc bắt nạt có thể xảy ra có thể dẫn đến thảm kịch.
Những gì bạn có thể làm là không bao giờ đối xử với trẻ em theo khuynh
hướng bạo lực hoặc cho phép người khác bạo lực với con mình. Phụ
huynh và giáo viên chủ động dạy trẻ em không nên trêu chọc và bắt nạt
người khác.
Người lớn phải thường xuyên mở các cuộc thảo luận với con cái về cách
đối xử với người khác và những kinh nghiệm xử lý nếu bị bắt nạt. Bố mẹ
cũng nên giúp con phát triển khả năng tự bảo vệ mình khi bị bạn trêu trọc.
5. Những vẫn đề về cân nặng
Béo phì và suy dinh dưỡng luôn là vấn đề nhức đầu của người lớnkhi có
con nhỏ. Tình trạng béo phì ở trẻ em ngày càng tăng. Theo số liệu các
chuyên gia cung cấp, trong vòng 30 năm qua, số trẻ em béo phì đã tăng
gấp ba lần. Bên cạnh đó, tình trạng trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng cũng ở
cấp độ đáng báo động.
Với trường hợp con bị béo phì, ngoài việc kiểm soát chế độ ăn giảm chất
béo, bố mẹ cũng phải hướng cho con đến những buổi tập thể dục và dành
thời gian tập thể dục cùng con.
Để giúp con tránh tăng cân quá mức, người lớn phải để ý duy trì một chế
độ ăn uống lành mạnh và lối sống năng động cho con.
Còn ngược lại với những trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, bạn nên tìm hiểu
nguyên nhân gây chán ăn của con để tìm ra biện pháp giúp con ăn tốt
hơn, tăng khả năng hấp thụ của con.
Bố mẹ cũng cần cho con đến bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng để tìm được
lời khuyên bổ ích trong vấn đề về sức khỏe và thực phẩm cho bé.
. 5 nỗi lo lớn nhất khi nuôi con
1. Những kỳ vọng
Đây là nỗi lo sợ hàng đầu của các bậc cha mẹ trong cuộc.
hiện đại theo và chiếm số lượng lớn, chính vì vậy nỗi lo sợ con mình bị tai
nạn, bị thương khi ra ngoài xã hội cũng là nỗi lo thường ngự trị trong đầu
của