1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp thống kê tổng sản phẩm trong nước (GDP xanh) ở việt nam

153 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương pháp thống kê Tổng sản phẩm trong nước xanh (GDP Xanh) ở Việt Nam
Tác giả Đinh Thị Thúy Phương
Người hướng dẫn PGS.TS. Bùi Đức Triệu, PGS.TS. Tăng Văn Khiến
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế học
Thể loại Luận án
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 545,51 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ 10CHỈ TIÊU GDP XANH10 1.1. Khái niệm và phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh (19)
    • 1.1.1. Khái niệm chỉ tiêu GDP xanh (19)
    • 1.1.2. Phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh (20)
    • 1.1.3. Tài khoản tài nguyên và môi trường và mối quan hệ với phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh (31)
    • 1.2. Kinh nghiệm tính chỉ tiêu GDP xanh một số nước (33)
      • 1.2.1. Tính chỉ tiêu GDP xanh của Nhật Bản (33)
      • 1.2.2. Tính chỉ tiêu GDP xanh của Trung Quốc (39)
      • 1.2.3. Tính chỉ tiêu GDP xanh của Indonesia (46)
      • 1.2.4. Bài học kinh nghiệm tính chỉ tiêu GDP xanh của một số nước và khuyến nghị khả năng áp dụng ở Việt Nam (50)
  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀ TỔ CHỨC THU THẬP THÔNG TIN CHỈ TIÊU GDP XANH Ở VIỆT NAM (55)
    • 2.1. Khả năng tính toán chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam (55)
      • 2.1.1. Thực trạng phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam (55)
      • 2.1.2. Thực trạng thông tin thống kê liên quan tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam. 46 2.1.3. Thực trạng nội dung thông tin tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam (56)
    • 2.2. Phương hướng hoàn thiện phương pháp tính và thu thập thông tin chỉ tiêu (73)
      • 2.2.1. Hoàn thiện phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam (73)
      • 2.2.2. Phương hướng hoàn thiện phương pháp thu thập thông tin (93)
    • 2.3. Xác định thông tin lập tài khoản ô nhiễm và tài khoản chi tiêu cho môi trường ở Việt Nam (97)
      • 2.3.1. Tài khoản ô nhiễm (97)
      • 2.3.2. Tài khoản chi tiêu cho môi trường (99)
      • 2.3.3. Xác định thông tin lập tài khoản tài nguyên thiên nhiên /năng lượng không có khả năng tái tạo ở Việt Nam (100)
  • CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THỬ NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU GDP (103)
    • 3.1. Đặc điểm và điều kiện số liệu tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam (103)
      • 3.1.1. Đặc điểm số liệu tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam (103)
      • 3.1.2. Điều kiện số liệu tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam (104)
    • 3.2. Tính toán thử nghiệm chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam (104)
      • 3.2.1. Tính chỉ tiêu chi phí hoạt động bảo vệ môi trường (105)
      • 3.2.2. Tính toán các chỉ tiêu giá trị khai thác tài nguyên thiên nhiên (109)
      • 3.2.3. Tính toán chi phí quy đổi do phá hủy môi trường sinh thái (110)
      • 3.2.4. Tính toán chỉ tiêu GDP thuần ở Việt Nam (112)
      • 3.2.5. Tính toán thử nghiệm chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam (113)
    • 3.3. Lựa chọn một số phương pháp thử nghiệm phân tích thống kê chỉ tiêu GDP (115)
      • 3.3.1. Lựa chọn phương pháp phân tích thống kê (115)
      • 3.3.2. Áp dụng một số phương pháp thống kê, phân tích chỉ tiêu GDP xanh ở Việt (116)
    • 3.4. Đánh giá kết quả tính thử nghiệm chỉ tiêu GDP xanh và một số kiến nghị 115 1. Đánh giá kết quả tính thử nghiệm chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam (129)
      • 3.4.2. Một số kiến nghị và giải pháp thực hiện tính toán chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam. 116 Kết luận Chương 3 (130)
  • KẾT LUẬN (54)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (138)

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ 10CHỈ TIÊU GDP XANH10 1.1 Khái niệm và phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh

Khái niệm chỉ tiêu GDP xanh

GDP xanh là phần còn lại của GDP thuần sau khi đã khấu trừ chi phí về tiêu dùng tài nguyên và mất mát về môi trường do các hoạt động kinh tế [26, tr.34 và tr.

GDP xanh = GDP thuần hay NDP - Chi phí tiêu dùng tài nguyên và mất mát về môi trường do các hoạt động kinh tế

Chỉ tiêu GDP xanh ra đời với mục đích chính để đánh giá chi phí của thiệt hại môi trường với tiêu thụ và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đến GDP thuần. Như vậy chỉ tiêu GDP xanh sẽ phản ánh được thực chất phát triển kinh tế của một đất nước trên cả ba mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường, chỉ tiêu này không những phản ánh tăng trưởng về số lượng mà còn phản ánh cả chất lượng tăng trưởng, đây là điều quan tâm của mọi quốc gia trên thế giới.

Việc xác định chỉ tiêu GDP xanh hiểu theo nghĩa rộng chính là “hạch toán chi phí môi trường” hay còn gọi là “hạch toán xanh” Cho dù gọi theo thuật ngữ nào thì thực chất đây là việc tính tương đối đúng và đủ các chi phí liên quan tới hoạt động bảo vệ môi trường vào giá thành sản phẩm ở cấp độ doanh nghiệp hay đó là việc thay đổi cách thể hiện trong tài khoản quốc gia, theo đó bổ sung thêm vai trò của môi trường vào kết quả hoạt động chung của nền kinh tế Nói cách khác, trước kia trong hàm sản xuất Cob Douglas truyền thống thường bao gồm các yếu tố vốn, lao động, công nghệ, thì hiện nay cần bổ sung thêm yếu tố môi trường như một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.

Việc đưa ra chỉ tiêu GDP xanh đồng nghĩa với việc cần đưa ra kèm theo nó một hệ thống lý thuyết và khung nội dung cơ bản để đánh giá mối quan hệ nói chung giữa kinh tế và môi trường Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng và cấp bách cho sự phát triển bền vững, cho việc đánh giá chất lượng tăng trưởng, thông qua hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hoàn thiện chỉ tiêu GDP truyền thống, giúp phản ánh được một cách toàn diện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường và bảo vệ đời sống của con người.

Chỉ tiêu GDP xanh chính thức được giới thiệu vào năm 1993 trong Dự thảo hướng dẫn nhan đề “Gắn kết hạch toán môi trường và hạch toán kinh tế” do Liên Hợp Quốc xây dựng nhằm đưa ra SEEA Kể từ khi được hình thành đến nay, phương pháp luận xây dựng SEEA đã được điều chỉnh và hoàn thiện dần, cụ thể: Cuốn sách hướng dẫn “Gắn kết hạch toán môi trường và hạch toán kinh tế” do Liên Hợp Quốc xuất bản năm 1993 đã được chỉnh sửa và hoàn thiện vào năm 1994; 1998; 2000, 2003 và năm

2012 Trên thực tế, hệ thống này đã đề xuất những phương pháp có thể áp dụng để gắn kết môi trường với kinh tế trong một khuôn khổ thống kê thống nhất, nhưng còn đang trong thời kỳ được các nước áp dụng với mục tiêu thử nghiệm Lý do dẫn đến thực trạng này là các nhà kinh tế và môi trường đều thống nhất về quan điểm cũng như về cách tiếp cận đối với nội dung của SEEA, song vẫn còn những điểm chưa thống nhất về phương pháp tính toán các chỉ tiêu và các tài khoản tính toán liên quan đến môi trường vì còn nhiều khó khăn trong việc thu thập số liệu và áp dụng tính toán.

Phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh

Việc tính toán chỉ tiêu GDP xanh hay nói cụ thể hơn là hạch toán môi trường trong tài khoản quốc gia, đây chính là bước hoàn thiện tài khoản quốc gia của Liên Hợp Quốc, do vậy phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh được xem xét trên cơ sở của phương pháp tính chỉ tiêu GDP trong SNA Theo Thống kê Liên hợp quốc, tính chỉ tiêu GDP xanh có thể xuất phát từ Bảng I - O hoặc theo SEEA.

1.1.2.1 Phương pháp tính chỉ tiêu GDP trong SNA

SNA được trình bày dưới dạng những bảng cân đối hoặc những tài khoản nhằm phản ánh điều kiện sản xuất, kết quả sản xuất tổng hợp, quá trình sử dụng kết quả sản xuất đó cho các nhu cầu, như: Tiêu dùng cho sản xuất, tiêu dùng cuối cùng cho đời sống sinh hoạt dân cư và xã hội trong một khoảng thời gian (thường là một năm) Một trong những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trong SNA, được dùng so sánh quốc tế hiện nay là chỉ tiêu GDP.

Trong SNA, các tài khoản chủ yếu được hạch toán dựa theo đẳng thức sau: [Enviromental Accounting: An Operational Perspective, tr.4].

* Đẳng thức về nguồn - sử dụng, được thể hiện như sau:

O + M = IC + C + CF + X Trong đó: O : Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ sản xuất ra;

M : Nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ;

IC : Tiêu dùng trung gian;

CF : Tổng tích luỹ tài sản;

X : Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.

* Đẳng thức về gia tăng đối với một ngành kinh tế, được thể hiện như sau:

Trong đó: NVAi : Giá trị gia tăng thuần ngành i;

Oi : Giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ ngành i sản xuất ra;

IIi : Chi phí trung gian của ngành i;

CCi : Tiêu dùng tài sản cố định của ngành i.

* Đẳng thức về tổng sản phẩm trong nước, được thể hiện như sau:

Trong đó: GDP : Tổng sản phẩm trong nước;

CF : Tổng tích luỹ tài sản;

M : Nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ;

X : Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.

1.1.2.2 Phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh trong SEEA

SEEA mở rộng và bổ sung các tài khoản nguồn lực tự nhiên với đơn vị tính là giá trị và các tài khoản sản xuất và tài sản Bằng việc tính các chi phí do suy giảm (cả về mặt trữ lượng và giá trị) các nguồn tự nhiên không sản xuất được do các hoạt động kinh tế gây ra, SEEA cho phép tính được tổng sản phẩm trong nước thuần (GNP) được điều chỉnh sau khi trừ yếu tố môi trường (Enviromental adjusted net Domestic Products - EDP), hay nói cách khác chính là GDP xanh (Green GDP) [25, tr.39].

Trong SEEA, các đẳng thức nêu trên được điều chỉnh tương ứng, gắn với chi phí do những tổn thất và do sự xuống cấp môi trường mà các hoạt động kinh tế - xã hội gây ra Theo đó, đẳng thức nguồn và sử dụng được điều chỉnh bằng việc dựa vào đó đại lượng IC - vừa là chi phí môi trường, nhưng đồng thời cũng chính là sự tổn thất và sự xuống cấp môi trường do hoạt động kinh tế gây ra Còn hai chỉ tiêu: VA và GDP sẽ được điều chỉnh tương ứng thành các chỉ tiêu VA có tính tới môi trường (EVA) vàGDP có tính tới môi trường (EDP) hoặc GDP xanh. Ứng với ba đẳng thức trên, tính toán yếu tố môi trường vào các tài khoản kinh tế tương ứng với hệ thống SEEA [26, tr.39], được biểu thị như sau:

* Đẳng thức về nguồn - sử dụng có yếu tố môi trường, thể hiện như sau:

Trong đó: O : Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ sản xuất ra;

M : Nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ;

IC : Tiêu dùng trung gian; ECc: Chi phí môi trường;

CF: Tổng tích luỹ tài sản;

ECt: Giá trị tổn thất và xuống cấp tài nguyên môi trường

X : Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.

* Đẳng thức về giá trị gia tăng có yếu tố môi trường đối với một ngành kinh tế như sau:

EVAi = Oi - IIi - CCi - ECi = NVAi - ECi

Trong đó: EVAi : Giá trị gia tăng thuần có yếu tố môi trường của ngành i;

Oi : Giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ ngành i sản xuất ra;

IIi : Chi phí trung gian của ngành i;

CCi : Tiêu dùng tài sản cố định của ngành i;

ECi : Chi phí do tổn thất, xuống cấp môi trường của ngành i gây ra NVAi Giá trị gia tăng thuần của ngành i

* Đẳng thức về GDP có tính đến yếu tố môi trường, như sau:

EDP = ∑ EVA i − EC h = NDP − EC = C + CF − CC − EC + X − M

Trong đó: EDP: GDP thuần có yếu tố môi trường hay GDP xanh;

∑ EVA i : Tổng VA thuần có yếu tố môi trường.

ECh: Chi phí xử lý ô nhiễm môi trường do tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình gây ra;

NDP: Tổng sản phẩm trong nước thuần;

EC: Chi phí bảo vệ môi trường và giá trị tổn thất, xuống cấp tài nguyên môi trường;

CF : Tích luỹ tài sản;

CC : Khấu hao tài sản.

Trong SEEA, các tài khoản liên quan tới môi trường được gắn kết với tài khoản kinh tế như trình bày trong 3 đẳng thức trên Theo đó đã có hai khoản được bổ sung vào SNA truyền thống dưới dạng hiện vật và giá trị, đó là:

Thứ nhất, Sự tiêu hao tài sản môi trường do hoạt động kinh tế gây ra, thể hiện “tiêu dùng vốn tài nguyên thiên nhiên”, gồm các loại tài nguyên như nước, đất, rừng, v.v Đây là những loại tài sản thường không được thể hiện trong tài sản kinh tế của SNA;

Thứ hai, Những chi phí môi trường mà các ngành kinh tế và hộ gia đình đã chi trả cho việc sử dụng các tài sản môi trường trong quá trình sản xuất, làm cho các tài sản đó cạn kiệt, xuống cấp Những khoản chi phí này thể hiện ở “chi phí môi trường của ngành kinh tế (ECi)” và “chi phí môi trường của hộ gia đình (ECh)” Trên cơ sở hai khoản mục đó, một số chỉ tiêu kinh tế được điều chỉnh lại như: “tổng tích luỹ tài sản (CF)” được chuyển thành “Tổng tích luỹ tài sản có gắn với môi trường (ECF)”; “Giá trị gia tăng thuần (NVA)” được chuyển thành “Giá trị gia tăng thuần có tính tới môi trường (EVA)”; và “Tổng sản phẩm trong nước thuần (NDP)” chuyển thành “Tổng sản phẩm trong nước thuần có tính tới môi trường (NDP xanh) hay GDP xanh thuần”. Trong phạm vi luận án này, khi nhắc đến thuật ngữ GDP xanh, bản chất của chỉ tiêu này chính là GDP xanh thuần, tức là GDP sau khi đã trừ (-) khấu hao tài sản cố định.

Xuất phát từ phương pháp hạch toán GDP xanh trong SEEA, phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh được thực hiện theo các phương pháp:

Phương pháp sản xuất: GDP xanh bằng (=) Tổng giá trị gia tăng thuần có tính đến yếu tố môi trường của các ngành kinh tế trừ (-) chi phí xử lý ô nhiễm môi trường do tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình gây ra.

Phương pháp tiêu dùng: GDP xanh bằng (=) Tiêu dùng cuối cùng cộng (+) tích luỹ tài sản, trừ (-) khấu hao tài sản, trừ (-) chi phí bảo vệ môi trường và giá trị tổn thất, xuống cấp tài nguyên môi trường, cộng (+) chênh lệch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ.

Thông qua phương pháp tính chỉ tiêu GDP trong SNA và tính GDP trong SEEA, luận án thấy có một số vấn đề khác biệt như sau:

- Tính chỉ tiêu GDP trong SNA chưa thể hiện đầy đủ những chi phí liên quan tới bảo vệ môi trường cũng như chưa phản ánh hết sự xuống cấp, suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên do các hoạt động kinh tế - đời sống của con người gây ra (theo Salah Serafy và Ernst Lutz, 1989 tr 24) Một trong những nhược điểm của tính toán chỉ tiêu GDP trong SNA truyền thống đó là: Chưa thể hiện đầy đủ các khoản chi phí có liên quan tới bảo vệ môi trường và suy thoái tài nguyên, cụ thể như sau:

Thứ nhất, trong các tài khoản của SNA truyền thống không thể hiện riêng biệt các khoản chi để bảo vệ môi trường hoặc để giảm bớt sự xuống cấp của môi trường, do vậy những chủ thể đã gây ra ô nhiễm tác động tới môi trường, chưa thể thấy được mức độ chi phí mà họ phải bỏ ra để bù đắp tổn hại cho môi trường như thế nào ? Chính vì vậy, các chi phí này dường như không tác động tới hành vi thân thiện với môi trường của các nhà sản xuất cũng như của những nhà hoạch định chính sách.

Thứ hai, môi trường thiên nhiên cung cấp cho con người nhiều loại sản phẩm, trong đó có một số loại sản phẩm có giá trị, nhưng không được trao đổi mua bán trên thị trường hoặc được trao đổi với giá thấp (ví dụ như nguồn tài nguyên nước, v.v ), do vậy nhiều trường hợp, giá trị của những loại sản phẩm đó không được biểu thị trong giá sản phẩm (do bị bỏ qua) hoặc không thể tách riêng biệt từ giá của sản phẩm được đem bán trên thị trường.

Thứ ba, trong thực tế môi trường cung cấp nhiều loại dịch vụ cho đời sống con người (như rừng có tác dụng bảo vệ lưu vực sông, điều hoà khí hậu; hệ sinh thái có tác dụng lọc chất ô nhiễm trong nước và không khí, v.v ) Tuy nhiên những loại dịch vụ này không được tính trong SNA, mà cụ thể là giá trị sản phẩm dịch vụ phục vụ cho tiêu dùng cuối cùng của dân cư Một trong những lý do của sự bỏ qua này là trong nhiều trường hợp, người ta không thể định giá các sản phẩm và dịch vụ của môi trường bằng giá thị trường.

Thứ tư, GDP trong SNA tính cả phần khấu hao tài sản cố định (máy móc, thiết bị) vào tài khoản khấu hao Trong khi đó, phần trữ lượng tài nguyên bị mất đi do bị khai thác và do được sử dụng trong quá trình sản xuất lại được tính vào tài khoản thu nhập. Theo các nhà môi trường, nguồn tài nguyên cũng phải được coi là một loại tài sản Do đó, sự suy giảm trữ lượng nguồn tài nguyên trong quá trình sản xuất cũng phải được tính vào tài khoản khấu hao giống như các tài sản cố định khác.

- Tính toán chỉ tiêu GDP xanh trong SEEA về cơ bản dựa trên sự hạch toánGDP trong SNA, tuy nhiên tính toán chỉ tiêu GDP xanh trong SEEA đã trừ phần khấu hao tài sản cố định, đồng thời có sự bổ sung thêm những thông tin về tài sản môi trường dưới dạng hiện vật và giá trị, về quá trình sử dụng tài sản đó vào sản xuất, tiêu dùng của hộ dân cư và xã hội, hay nói một cách khác tính toán chỉ tiêu GDP trong

Tài khoản tài nguyên và môi trường và mối quan hệ với phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh

Tài khoản tài nguyên và môi trường đo lường các tác động của môi trường đối với nền kinh tế Tài khoản tài nguyên và môi trường [27] được chia thành ba loại: Tài khoản dòng vật chất; Tài khoản tài sản; Tài khoản hoạt động môi trường.

- Tài khoản dòng vật chất: Mô tả việc cung cấp và sử dụng tài nguyên thiên nhiên dưới dạng vật chất và thể hiện trong bảng cung cấp và sử dụng vật chất, cho biết đầu vào từ nguồn tự nhiên, sản phẩm và chất thải trong nền kinh tế được cung ứng và sử dụng bởi các khu vực như: Chính phủ; Doanh nghiệp; Hộ gia đình, v.v Tuy nhiên trong một số trường hợp, tài khoản dòng vật chất có thể đo lường bằng đơn vị tiền tệ.

- Tài khoản tài sản: Trình bày giá trị hoặc số lượng của một tài sản môi trường tại một thời điểm nhất định, tài sản môi trường bao gồm: Đất đai, tài nguyên sinh vật tự nhiên như gỗ và cá, tài nguyên khoáng sản và năng lượng, tài nguyên nước và đất Tại SNA, các lợi ích về kinh tế của đất được thể hiện trong các tài khoản; trong SEEA

2012 đất được ghi nhận là một tài sản môi trường, diện tích đất không thay đổi, tuy nhiên việc sử dụng đất và che phủ đất cũng như chất lượng của đất mang lại lợi ích có thể thay đổi Tài khoản tài sản có thể được tích hợp với tài khoản hiện vật và đo lường bằng đơn vị hiện vật hoặc bằng đơn vị tiền tệ.

- Tài khoản hoạt động môi trường: Thể hiện các khoản chi tiêu về bảo vệ môi trường và đo lường bằng đơn vị tiền tệ Các hoạt động của Chính phủ liên quan đến môi trường, gồm: (i) Hoạt động bảo vệ môi trường với mục đích là ngăn chặn và xử lý ô nhiễm và suy thoái môi trường khác; (ii) Hoạt động quản lý tài nguyên với mục đích là bảo tồn và duy trì vốn tự nhiên và chống lại sự suy thoái của nguồn vốn tự nhiên.

Xét trên phương diện vật chất, phạm vi tài sản môi trường trong SEEA 2012 có thể rộng hơn phạm vi của tài sản môi trường dạng tiền tệ theo định nghĩa tài sản kinh tế của SNA, vì chưa có quy định dạng vật chất tài sản môi trường phải mang lại lợi ích về kinh tế Do đó có thể có tài sản môi trường tại SEEA 2012 dạng vật chất nhưng không có giá trị tiền tệ, do vậy bị loại khỏi tài sản môi trường dạng tiền tệ.

Việc gắn kết tài khoản tài nguyên và môi trường hay tài khoản “xanh”, phục vụ tính chỉ tiêu GDP xanh, được thể hiện qua Sơ đồ 1.2 như sau:

Yếu tố đầu vào tính

Tài khoản xanh tính GDP xanh

Nguồn thông tin phản ánh

Suy thoái môi trường ⇔ Tài khoản hoạt động môi trường

⇔ Chi tiêu bảo vệ môi trường

Cạn kiệt nguồn ⇔ Tài khoản tài sản; Đất đai, tài nguyên sinh vật tài nguyên Tài khoản vật chất ⇔ tự nhiên (gỗ, cá), tài nguyên khoáng sản và năng lượng,

Phá hủy môi trường tài nguyên nước và đất sinh thái

(Vật chất hoặc tiền tệ)

Sơ đồ số 1.2 Mối quan hệ giữa tài khoản tài nguyên và môi trường, yếu tố đầu vào và nguồn thông tin tính chỉ tiêu GDP xanh

Nguồn: Đề xuất của luận án

Tuy nhiên việc gắn kết tài khoản tài nguyên và môi trường vào các tài khoản kinh tế quốc gia hiện nay rất khó khăn và phức tạp. Đến nay nhiều nước trên thế giới đã thử nghiệm, đều có ý định không đưa hết các tài khoản của SEEA vào tính toán chỉ tiêu GDP xanh, phần lớn các nước trên thế giới đều áp dụng SEEA theo từng phần, nghĩa là chỉ tập trung một số tài khoản được xem là quan trọng nhất đối với nền kinh tế và sau đó gắn kết tài khoản này thành tài khoản kinh tế quốc gia Việc này được thực hiện hàng năm ở một số nước phát triển, như: Đan Mạch, Oxtraylia Đối với các nước đang phát triển, việc xây dựng tài khoản xanh vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm [29, tr.9]. Để tính toán được chỉ tiêu GDP xanh, cần phải bắt đầu bằng việc xây dựng các tài khoản tài nguyên thiên nhiên và môi trường [13], theo đó hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh thông tin các tài khoản cần được xây dựng.

Các tài khoản được xây dựng có thể ở dạng hiện vật hoặc giá trị hoặc cả hiện vật và giá trị, kinh nghiệm ở một số nước cho thấy, việc phân tích các tài khoản tài nguyên về mặt hiện vật, trong nhiều trường hợp có thể đưa ra nhiều gợi ý về mặt chính sách có ý nghĩa hơn là về mặt tiền tệ Ví dụ: Sử dụng tài nguyên thiên nhiên hay mức độ phát thải các chất thải gây ô nhiễm, v.v.v…

Kinh nghiệm tính chỉ tiêu GDP xanh một số nước

Theo báo cáo kinh nghiệm quốc tế về hạch toán môi trường và ước lượng chỉ tiêu GDP xanh, hầu hết các nước phát triển và đang phát triển đều đang trong giai đoạn thử nghiệm tính chỉ tiêu GDP xanh và đều bắt đầu từ SEEA là một trong hai cách tiếp cận chính để gắn kết hạch toán môi trường và hạch toán kinh tế Vấn đề là cần xây dựng và xác định hệ thống thông tin thống kê hoàn thiện để tính chỉ tiêu GDP xanh [30].

Mỗi quốc gia thực hiện một phần của SEEA và lựa chọn mô đun khác nhau, tuy nhiên gần như có một số điểm chung trong lựa chọn mô đun, bao gồm các tài khoản như: Tài khoản tài nguyên thiên nhiên, bao gồm: Khoáng sản, đất đai và năng lượng sử dụng và chi phí bảo vệ môi trường Đến nay có hơn 20 quốc gia như: Canada, Pháp, Anh, Đức, Phần Lan, Na Uy, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Philippines, Brazil, Trung Quốc, v.v… đã xây dựng tài khoản tài nguyên và môi trường, đây là kinh nghiệm hữu ích đối với các nước khác Ví dụ tại Nhật Bản, Trung Quốc và Indonesia, tính toán chỉ tiêu GDP xanh được thực hiện trên cơ sở SEEA, cụ thể là xây dựng tài khoản tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên môi trường Đây là lý do luận án lựa chọn

3 nước này tham khảo đối với Việt Nam.

1.2.1 Tính chỉ tiêu GDP xanh của Nhật Bản

1.2.1.1 Giới thiệu đặc điểm chủ yếu về SEEA Nhật Bản

SEEA ở Nhật Bản được xây dựng dựa trên cơ sở mở rộng SNA theo 3 cách:

Thứ nhất, Các hoạt động kinh tế được phân thành các hoạt động có liên quan tới bảo vệ môi trường và các hoạt động không liên quan tới bảo vệ môi trường.

Thứ hai, Danh giới tài sản được mở rộng đó là tài sản phi sản xuất, loại tài sản này đã không được xem như tài sản kinh tế trong SNA.

Thứ ba, Việc làm suy yếu và thoái hoá cả hai loại tài sản tự nhiên có tính chất kinh tế và tài sản tự nhiên phi kinh tế được xem như khấu hao tài sản cố định được khấu trừ trong việc tính tổng sản phẩm thuần trong nước đã được điều chỉnh có tính đến yếu tố môi trường hoặc là chỉ tiêu GDP xanh.

Trong thực tế Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành thực hiện các dịch vụ bảo vệ môi trường như làm sạch các hồ và sông, phục hồi đất đai đã bị ô nhiễm và tất cả các chi phí cho dịch vụ bảo vệ môi trường đã được tính trong SNA như các hàng hoá phi thị trường Tức là SEEA ở Nhật Bản đã loại trừ các chi phí bảo vệ môi trường mà không hoàn toàn ứng với các hoạt động sản xuất. Đối với các chi phí cho môi trường:

SEEA ở Nhật Bản phân biệt có 2 loại chi phí môi trường, bao gồm:

Loại thứ nhất là các chi phí thực tế phải chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm các hoạt động do các địa phương thực hiện; hệ thống thoát nước và các dịch vụ xử lý phế thải được Chính phủ cung cấp.

Loại thứ hai là các chi phí môi trường được quy đổi do việc làm cạn kiệt và giảm giá trị nguồn tài nguyên môi trường.

1.2.1.2 Phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh của Nhật Bản

GDP xanh = NDP - Chi phí về môi trường được quy đổi

Chi phí thực tế môi trường (Một phần giá trị tăng thêm)

Cấu trúc chỉ tiêu GDP xanh, thể hiện qua Sơ đồ số 1.3 như sau:

Chi phí môi trường quy đổi

Khấu hao tài sản cố định

Sơ đồ số 1.3 Mô tả cấu trúc chỉ tiêu GDP xanh ở Nhật Bản

Nguồn: Green GDP Estimates in China, Indonesia and Japan: An Application of the UN Environmental and Economic Accounting System, tr.48

* Ước tính các chi phí môi trường được quy đổi

Nhật Bản đã ứng dụng một số phương pháp để ước tính các chi phí môi trường được quy đổi đối với việc làm giảm bớt sự suy thoái hoặc làm cạn kiệt các tài sản tự nhiên phi sản xuất, trong thực tế đã có nhiều phương pháp được đưa ra để tính toán giá trị này SEEA của Nhật Bản đã sử dụng một trong số các phương pháp đó là phương pháp chi phí duy trì, (cái được cho là phù hợp hơn cả với nguyên tắc đánh giá trong

SNA và khái niệm phát triển bền vững) Hay phương pháp chi phí giữ gìn môi trường được định nghĩa như là các phí tổn được quy định phải trả thêm để ngăn chặn việc phá huỷ các tài sản thiên nhiên một cách thường xuyên Ví dụ, chi phí về ô nhiễm không khí, được tính trong cả quá trình giữ gìn các trang thiết bị dùng làm giảm ô nhiễm và giảm bớt việc sinh ra các chất gây ô nhiễm môi trường Nên chú ý chi phí để giữ gìn môi trường không phải là khoản tiền bồi thường thiệt hại cho môi trường hay đúng hơn, nó là chi phí liên quan đến việc ngăn chặn bồi thường thiệt hại về môi trường xảy ra.

SEEA của Nhật Bản bao gồm các chi phí môi trường đã được quy đổi, đối với xử lý vấn đề về ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước và khắc phục việc phá huỷ hệ thống sinh thái do mở rộng đất và chặt đốn cây cối, việc làm cạn kiệt các nguồn dầu dưới lòng đất và làm thay đổi khí hậu toàn cầu ngày càng nóng lên.

* Đối với các chất thải

Chi phí môi trường quy đổi tính cho việc xử lý và hạn chế các chất thải vào không khí và nước bằng (=) khối lượng thực tế thải ra của một chất gây ô nhiễm, nhân (x) chi phí cho một đơn vị cất dọn và xử lý chất thải đó Tuy nhiên ở phạm vi quốc gia, khó có thể xác định được một cách chính xác. Ô nhiễm không khí:

SEEA của Nhật Bản xác định một số chất gây ô nhiễm không khí chủ yếu đó là: khí sulfur oxides (SOx) và nitrogen oxides (NOx) là chất gây ô nhiễm không khí Ngoài ra còn khí carbon dioxides (CO2), mặc dù lượng khí (CO2) thải ra trong không khí tương đối thấp, chưa vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép. Đối với khí SOx, chi phí môi trường quy đổi cho việc xử lý và hạn chế lượng

SOx khí thải ra không khí (tính theo công thức 1.18), đó là:

Chi phí môi trường quy đổi do thải SOx

Chi phí cho một đơn vị lưu huỳnh được khử.

Trong đó chi phí cho một đơn vị lưu huỳnh được khử, tính bằng tổng chi phí của quá trình khử.

Chi phí cho một đơn vị lưu huỳnh được khử Tổng chi phí của quá trình khử lưu huỳnh :

Tổng khối lượng lưu huỳnh được khử. Ở Nhật Bản, việc khử lưu huỳnh được tiến hành ở cả dầu đặc và khói bụi bốc ra từ sử dụng năng lượng được đưa vào tài khoản và chi phí để xử lý 1 tấn SOx là 26.900 yên/tấn SOx (đơn vị tính khoản chi phí để xử lý 1 tấn SOx được tính theo giá năm 1990). Đối với chi phí để giảm bớt khí NOx được thực hiện tính toán riêng rẽ cho khí bốc ra từ các loại ô tô và khí bốc ra từ các nguồn khác Chi phí cho việc giảm một đơn vị lượng NOx bốc ra từ các loại ô tô dựa trên cơ sở báo cáo của Bộ Bảo vệ Môi trường của Chính phủ Mỹ Ở Nhật Bản kết quả số liệu đưa ra chi phí để giảm bớt 1 tấn NOx là xấp xỉ 2.197.000 Yên/tấn NOx Ô nhiễm nước:

Chi phí môi trường quy đổi do ô nhiễm nước (công thức số 1.19) được tính cho nhu cầu ôxy hoá sinh học (biochemical oxygen demand - BOD) và nhu cầu ôxy hoá học (chemical oxygen demand - COD), nitơ (N) và phốt pho (P) Chi phí để xử lý và giảm bớt các loại chất gây ô nhiễm môi trường nước được tính cho mỗi loại đường nước thoát ra, như: Hệ thống thoát nước công cộng, v.v

Chi phí môi trường quy đổi để xử lý và giảm chất gây ô nhiễm nước

Tổng khối lượng chất gây ô nhiễm môi trường nước

Chi phí trung bình để x xử lý và giảm chất gây ô nhiễm nước

Chi phí trung bình để xử lý và giảm chất gây ô nhiễm

Tổng chi phí xử lý nước thải :

Khối lượng chất gây ô nhiễm môi trường nước

Chi phí trung bình làm giảm chất gây ô nhiễm môi trường nước đối với BOD là 28,6 triệu Yên/tấn/ngày; COD là 32,3 triệu Yên/tấn/ngày; N là 68,4 triệu Yên/tấn/ngày và P là 1.550,5 triệu Yên/tấn/ngày.

PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀ TỔ CHỨC THU THẬP THÔNG TIN CHỈ TIÊU GDP XANH Ở VIỆT NAM

Khả năng tính toán chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam

2.1.1 Thực trạng phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam

Ngày 06 tháng 01 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (CTTKQG) và ngày 10 tháng

01 năm 2011 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) ban hành Thông tư số 02/2011/TT-BKHĐT, quy định giải thích nội dung, phương pháp tính các chỉ tiêu trong Hệ thống CTTKQG, trong đó có chỉ tiêu GDP xanh, công thức tính như sau:

Trong đó: Λ là tổng chi phí khử chất thải và tiêu dùng tài nguyên của các hoạt động kinh tế, bao gồm:

(1) Chi phí khử chất thải từ các hoạt động sản xuất, tiêu dùng cần được khử;

(2) Giá trị sản xuất của các ngành khai thác;

(3) Chi phí sử dụng đất.

Theo công thức 2.1 để tính được chỉ tiêu GDP xanh cần có hai đại lượng, đó là GDP theo giá hiện hành và giá so sánh và Λ là tổng chi phí khử chất thải và tiêu dùng tài nguyên của các hoạt động kinh tế Về phương pháp luận công thức tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam theo nguyên tắc chung cũng tính như một số nước trên thế giới, như đã trình bày Chương I, nhưng cụ thể khác là chỉ tiêu GDP ở Việt Nam vẫn còn tính khấu hao tài sản cố định, khác với một số nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản và Indonesia sử dụng chỉ tiêu GDP thuần sau khi GDP trừ khấu hao tài sản cố định.

Hệ thống CTTKQG được ban hành, nhưng đến nay chưa công bố số liệu chỉ tiêu GDP xanh tính theo công thức (2.1), có chăng một số đơn vị trong và ngoài TCTK mới dừng lại trên góc độ nghiên cứu phương pháp luận và tính toán thử nghiệm Bên cạnh kết quả đạt được, các tài liệu nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế, đặc biệt là chưa chỉ ra thông tin của yếu tố Λ tính toán như thế nào?, nguồn số liệu lấy từ đâu?, ví dụ:

Từ chế độ báo cáo thống kê hay điều tra thống kê hoặc khai thác từ hồ sơ hành chính(Chi tiết đã được đề cập tại phần tổng quan nghiên cứu về tình hình nghiên cứu chỉ tiêu GDP xanh trong nước).

Xét nội hàm hiện trạng thông tin theo ba yếu tố của Λ , trong thực tế thông tin về yếu tố “Giá trị sản xuất của các ngành khai thác” được công bố tương đối đầy đủ trên các ấn phẩm thống kê, như: Niên giám thống kê Thông tin yếu tố “Chi phí khử chất thải từ các hoạt động sản xuất, tiêu dùng cần được khử” và yếu tố “Chi phí sử dụng đất” chưa có, vì các chỉ tiêu thống kê hiện có liên quan đến 2 yếu tố này, chủ yếu phản ánh về mặt hiện vật và cũng chưa đầy đủ, rất ít có chỉ tiêu phản ánh về giá trị. Ngoài ra phương pháp luận làm rõ nội hàm yếu tố “Chi phí sử dụng đất” còn những hạn chế nhất định và cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.

2.1.2 Thực trạng thông tin thống kê liên quan tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam 2.1.2.1 Các chỉ tiêu thống kê liên quan tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam

Trong Hệ thống CTTKQG, có 29 chỉ tiêu thống kê liên quan đến tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam (Bảng số 2.2.), trong đó hầu hết là các chỉ tiêu phản ánh hiện vật, rất ít chỉ tiêu giá trị, trong số các chỉ tiêu này có chỉ tiêu “Chi cho hoạt động bảo vệ môi trường” Tuy nhiên thông tin các chỉ tiêu thống kê hiện vật, sẽ giúp việc lập các tài khoản, như: Tài khoản tài nguyên khoáng sản; tài khoản tài nguyên rừng; tài khoản ô nhiễm; tài khoản đất Thông tin các tài khoản này phục vụ trực tiếp và gián tiếp tính

“Tổng chi phí khử chất thải và tiêu dùng tài nguyên của các hoạt động kinh tế” nêu tại công thức (2.1).

Xuất phát từ công thức số (2.1), xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào tính chỉ tiêu GDP xanh, tài khoản xanh và Hệ thống CTTKQG được thể hiện qua Sơ đồ số 2.1.

Yếu tố đầu vào tính chỉ tiêu GDP xanh Tài khoản xanh Hệ thống

CTTKQG Suy thoái môi trường: Chỉ tiêu minh họa Tài khoản (chi tiêu

“Chi phí khử chất thải từ các hoạt động sản ⇔ bảo vệ môi trường; ⇔ xuất và tiêu dùng cần được khử” Ô nhiễm)

Cạn kiệt nguồn tài nguyên: Chỉ tiêu minh họa Tài khoản tài nguyên là “Giá trị sản xuất từ các ngành khai thác” ⇔ khoáng sản; ⇔ 11 Phá hủy môi trường sinh thái: Chỉ tiêu minh Tài khoản tài họa “Chi phí sử dụng đất” ⇔ nguyên đất; Rừng ⇔ 4

Sơ đồ số 2.1 Mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào tính chỉ tiêu GDP xanh, tài khoản xanh và hệ thống chỉ tiêu thống kê ở Việt Nam

Nguồn: Đề xuất của tác giả luận án

Sơ đồ số 2.1 Phản ánh số lượng chỉ tiêu trong Hệ thống CTTKQG, liên quan tính chỉ tiêu GDP xanh là 29 chỉ tiêu, trong đó nhóm chỉ tiêu phản ánh yếu tố suy thoái môi trường là 14 chỉ tiêu (chiếm 48,27%), yếu tố cạn kiệt nguồn tài nguyên là 11 chỉ tiêu (chiếm 37,93%) và yếu tố phá hủy môi trường sinh thái chiếm là 4 chỉ tiêu (chiếm 14%).

Như đã nêu phần trên, các chỉ tiêu liên quan đến tính chỉ tiêu GDP xanh, chủ yếu là chỉ tiêu hiện vật, duy nhất có chỉ tiêu “Chi cho hoạt động bảo vệ môi trường” phản ánh về giá trị (tiền tệ), do đó để tính được chỉ tiêu GDP xanh, các chỉ tiêu giá trị phản ánh thông tin “Cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên; Phá hủy môi trường sinh thái; Suy thoái môi trường” cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung trong hệ thống chỉ tiêu thống kê liên quan đến tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam Trong số

29 chỉ tiêu trong Hệ thống CTTKQG, thực tế mới thu thập được một số chỉ tiêu, còn một số chỉ tiêu chưa thu thập được, hoặc đã thu thập nhưng thông tin không đầy đủ, cụ thể trong Bảng số 2.1.

Bảng số 2.1 Hiện trạng thông tin các chỉ tiêu thuộc Hệ thống CTTKQG liên quan tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam

TT Chỉ tiêu thống kê

Hiện trạng thông tin Công bố theo phân tổ

Thu thập chưa công bố

Thu thập nhưng không đầy đủ

TỔNG SỐ 5 1 5 18 a Chỉ tiêu thống kê liên quan tài khoản tài nguyên khoáng sản, tài khoản tài nguyên rừng và giá trị sản xuất từ các ngành khai thác

1 Chỉ tiêu 0615 Mức tiêu hao và tăng/giảm x mức tiêu hao năng lượng cho sản xuất so với tổng sản phẩm trong nước

2 Chỉ tiêu 0914 Diện tích rừng hiện có x

3 Chỉ tiêu 0915 Diện tích rừng trồng mới x tập trung

4 Chỉ tiêu 0919 Sản lượng gỗ và lâm sản x ngoài gỗ

5 Chỉ tiêu 2101 Diện tích và tỷ lệ che phủ rừng x

6 Chỉ tiêu 2102 Diện tích rừng tự nhiên bị x suy thoái

Chỉ tiêu 2103 Số vụ và diện tích rừng bị cháy, bị chặt phá

Chỉ tiêu 2104 Số vụ thiên tai và mức độ thiệt hại

Chỉ tiêu 2111 Tỷ lệ rừng đặc dụng được bảo tồn

Chỉ tiêu 2115 Mức giảm lượng nước ngầm, nước mặt

Hiện trạng thông tin TT

Công bố theo phân tổ

Thu thập chưa công bố

Thu thập nhưng không đầy đủ x

11 Chỉ tiêu 2116 Số suối khô cạn theo mùa hoặc vĩnh viễn x b Chỉ tiêu thống kê liên quan tài khoản tài nguyên đất và chi phí sử dụng đất

1 Chỉ tiêu 0101 Diện tích và cơ cấu đất x

2 Chỉ tiêu 0102 Biến động diện tích đất x

3 Chỉ tiêu 2112 Tỷ lệ đất được bảo vệ, duy x trì đa dạng sinh học

4 Chỉ tiêu 2113 Diện tích đất bị thoái hóa x c Chỉ tiêu thống kê liên quan tài khoản chi tiêu công bảo vệ môi trường, tài khoản ô nhiễm và chi phí khử chất thải từ các hoạt động sản xuất và tiêu dùng cần được khử

1 Chỉ tiêu 0106 Lượng mưa, mực nước và x lưu lượng nước một số sông chính

2 Chỉ tiêu 0107 Mức thay đổi lượng mưa x trung bình

3 Chỉ tiêu 0109 Mực nước biển dâng trung bình x

4 Chỉ tiêu 2105 Hàm lượng một số chất độc x hại trong không khí

TT Chỉ tiêu thống kê Công bố theo

Chưa được phân tổ công bố đầy đủ thu thập

5 Chỉ tiêu 2107 Hàm lượng một số chất độc x hại trong nước

6 Chỉ tiêu 2108 Hàm lượng một số chất độc x hại trong nước biển tại một số cửa sông, ven biển và biển khơi

7 Chỉ tiêu 2109 Hàm lượng một số chất độc x hại trong trầm tích tại một số cửa sông

8 Chỉ tiêu 2110 Số vụ, số lượng dầu tràn và hóa x chất rò rỉ trên biển, diện tích bị ảnh hưởng

9 Chỉ tiêu 2118 Tỷ lệ các đô thị, khu công x nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng

10 Chỉ tiêu 2119 Tỷ lệ chất thải nguy hại đã x xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng

11 Chỉ tiêu 2120 Tỷ lệ nước thải của các cơ x sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được xử lý đạt tiêu chuẩn quy định

12 Chỉ tiêu 2121 Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, x đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng

13 Chỉ tiêu 2122 Chi cho hoạt động bảo vệ x môi trường

14 Chỉ tiêu 2124 Lượng khí thải gây hiệu x ứng nhà kính bình quân đầu người.

Nguồn: Tổng hợp từ chuyên đề năm 2014 “Thực trạng thu thập, tổng hợp, công bố các chỉ tiêu thống kê quốc gia phục vụ sửa đổi hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia”

Theo Bảng số 2.1 đến năm 2014, với số lượng 29 chỉ tiêu liên quan tính chỉ tiêu GDP xanh, có 5 chỉ tiêu (đạt 17,24%) được thu thập và công bố thông tin; có 6 chỉ tiêu (đạt 20,69%) được thu thập nhưng không đầy đủ thông tin, nên chưa công bố và 18 chỉ tiêu (chiếm 62,07%) chưa được thu thập thông tin Số chỉ tiêu chưa được thu thập thông tin là các chỉ tiêu thống kê liên quan đến:

Phương hướng hoàn thiện phương pháp tính và thu thập thông tin chỉ tiêu

2.2.1 Hoàn thiện phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam

Hoàn thiện phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh, chính là hoàn thiện nội dung thông tin của chỉ tiêu liên quan, đồng thời làm căn cứ hoàn thiện phương pháp tính toán các yếu tố cơ bản, để làm cơ sở tính chỉ tiêu GDP xanh áp dụng ở Việt Nam.

2.2.1.1 Nguyên tắc hoàn thiện phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh

Hoàn thiện phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam, cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản như sau:

- Đảm bảo yêu cầu thông tin phục vụ việc đánh giá phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường, tức là trên cơ sở đánh giá phát triển bền vững và chất lượng tăng trưởng;

- Đảm bảo tính so sánh quốc tế, điều đó có nghĩa là phương pháp tính cơ bản phù hợp với phương pháp luận của Liên hợp quốc;

- Đảm bảo tính so sánh theo thời gian, nghĩa là giữa các năm, số liệu tính toán về chỉ tiêu GDP xanh phải đảm bảo so sánh được với nhau;

- Phương pháp tính toán đảm bảo tính linh hoạt, nghĩa là không nhất thiết phải có đầy đủ điều kiện về nguồn thông tin mới áp dụng, mà tùy thuộc vào điều kiện thực tế, đề xuất phương pháp áp dụng ở mức độ nhất định, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể nguồn số liệu thống kê ở Việt Nam và trên cơ sở đó sẽ hoàn thiện dần, hướng đến một phương pháp áp dụng có ý nghĩa nhất.

- Không đi sâu nghiên cứu và hoàn thiện phương pháp tính các chỉ tiêu liên quan đã được TCTK giao cho các đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các Vụ thống kê chuyên ngành, chủ yếu sử dụng các chỉ tiêu thống kê chuyên ngành liên quan đến tính chỉ tiêu GDP xanh và đưa ra các khuyến nghị khi thấy cơ sở dữ liệu sẵn có chưa đáp ứng được yêu cầu hay cơ sở dữ liệu còn thiếu khi tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam theo phương pháp tính của Liên hợp quốc.

- Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả kinh tế Điều này có nghĩa là chưa cần thiết tổ chức điều tra một nguồn thông tin riêng để tính chỉ tiêu GDP xanh, có chăng nếu cần có thể điều tra chọn mẫu hoặc điều tra chuyên đề hoặc lồng ghép cài đặt vào các chế độ báo cáo thống kê, cuộc điều tra thống kê hiện hành, kết hợp với tăng cường khai thác từ hệ thống hồ sơ hành chính của các bộ, ngành và UBND tỉnh, thành phố.

- Hoàn thiện phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam thống nhất quan điểm, tính GDP xanh trong khuôn khổ thực hiện SEEA và tính phạm vi quốc gia.

2.2.1.2 Đề xuất hoàn thiện phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam

Trên cơ sở công thức 2.1 tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam [2], điều quan trọng nhất là tính được yếu tố “Tổng chi phí khử chất thải, tiêu dùng tài nguyên của các hoạt động kinh tế” Như vậy nội dung hoàn thiện của phương pháp tính chỉ tiêu

GDP xanh, chính là hoàn thiện việc tính toán 3 yếu tố: (i) Chi phí khử chất thải và tiêu dùng tài nguyên của các hoạt động kinh tế; (ii) Giá trị sản xuất của các ngành khai thác; (iii) Chi phí sử dụng đất, tuy nhiên việc hoàn thiện phương pháp tính, cần tuân thủ theo một số nguyên tắc cơ bản đã nêu trên.

Về cơ bản phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh, luận án đề xuất cũng tương tự như phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh có trong Hệ thống CTTKQG, song có khác thay đổi một số nội dung yếu tố chưa được tính vào chỉ tiêu GDP xanh.

Công thức khái quát tính chỉ tiêu GDP xanh tác giả luận án đề xuất là:

So với công thức (2.1) tại Thông tư số 02/2011/TT-BKHĐT, có khác là:

(1) Công thức tại Thông tư số 02/2011/TT-BKHĐT là: GDP – Λ

Công thức (2.2) là: GDP (Thuần) – Λ

Trong đó: GDP (Thuần) = GDP – Khấu hao tài sản cố định

Lý do tác giả luận án đề xuất sử dụng chỉ tiêu GDP thuần khi tính toán chỉ tiêu GDP xanh, vì một số lý do như sau:

- Theo tài liệu năm 2000 của Liên hợp quốc về “Gắn kết tài khoản kinh tế và môi trường (SEEA)” [26, tr.34; tr.40].

- Tính thử nghiệm ở một số nước: Nhật Bản; Trung Quốc và Indonesia [14].

- Số liệu thuần luôn phù hợp hơn cho công tác phân tích [27, chapter vi].

Loại trừ khỏi GDP thuần, tác giả đề nghị: Loại trừ 2 yếu tố như quy định tại Thông tư số 02/2011/TT-BKHĐT, đó là: (i) Yếu tố “Chi phí khử chất thải từ các hoạt động sản xuất và tiêu dùng cần được khử”; (ii) Yếu tố “Giá trị sản xuất của các ngành khai thác”, còn yếu tố “Chi phí sử dụng đất” thì chưa đưa vào tính toán loại trừ khỏi

GDP thuần, thay vào đó là yếu tố “Chi phí môi trường quy đổi do phá hủy môi trường sinh thái ở Việt Nam”.

Do điều kiện nguồn thông tin còn nhiều khó khăn, tác giả luận án đặt vấn đề tính chỉ tiêu GDP xanh cho phạm vi quốc gia, chưa tính cho tỉnh, thành phố.

Về giá cũng như chỉ tiêu GDP, chỉ tiêu GDP xanh được tính theo giá hiện hành và giá so sánh Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án chủ yếu tập trung vào phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh theo giá hiện hành và cuối cùng đổi về giá so sánh theo phương pháp hợp lý.

Với nội dung công thức tính GDP xanh (2.2), đòi hỏi phải tính GDP thuần và các yếu tố chi phí loại trừ khỏi GDP thuần để tính GDP xanh. Đối với chỉ tiêu GDP sẽ lấy số liệu được công bố trong Niên giám thống kê của TCTK, chỉ tiêu khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) được xác định bằng cách lấy GDP nhân (x) tỷ lệ khấu hao TSCĐ/GDP hay tỷ lệ khấu hao TSCĐ/VA của các ngành kinh tế cấp I Tỷ lệ khấu hao TSCĐ so với GDP có thể tính được căn cứ số liệu Bảng I - O của TCTK, Bảng I - O năm năm công bố một lần, nhưng vì tỷ lệ khấu hao TSCĐ ở Việt Nam nhiều năm mới thay đổi, nên tỷ lệ này tính ở một năm, nhưng có thể xem như tỷ lệ bình quân để ước lượng cho nhiều năm. Đối với các yếu tố chi phí ( Λ ), nội dung, phương pháp tính và nguồn thông tin được trình bày như sau:

A Yếu tố “Chi phí khử chất thải từ các hoạt động sản xuất và tiêu dùng cần được khử”

Chi phí khử chất thải từ các hoạt động sản xuất, tiêu dùng cần được khử, gồm:

(i) Chi phí cần thiết phải chi để xử lý chất thải từ các hoạt động sản xuất và tiêu dùng cần được khử, đảm bảo theo tiêu chuẩn kỹ thuật, nhưng thực tế chưa có điều kiện thực hiện;

(ii)Chi phí thực tế đã chi để xử lý chất thải từ các hoạt động sản xuất và tiêu dùng cần được khử.

Xác định thông tin lập tài khoản ô nhiễm và tài khoản chi tiêu cho môi trường ở Việt Nam

- Tài khoản ô nhiễm biểu thị:

+ Nguồn chất thải ở phía bên trái của tài khoản chữ T, mô tả lượng chất thải tạo ra từ: Tự nhiên; Quá trình sản xuất; Tiêu dùng của hộ dân cư; Nước ngoài (chất thải khí liên quan đến vấn đề biên giới của khí phát thải) [28].

+ Phía bên phải của tài khoản chữ T thể hiện chất thải đã được xử lý và một phần quay lại làm chi phí đầu vào cho sản xuất, phần còn lại là lượng chất thải chưa được xử lý, đó là phần để cân đối nguồn và sử dụng chất thải.

- Ý nghĩa: Phản ánh lượng chất thải cần thiết phải xử lý theo tiêu chuẩn quy định và lượng chất thải đã được xử lý và chưa được xử lý theo quy định.

Chất thải cần thiết phải xử lý theo tiêu chuẩn quy định và được tạo ra từ: Tự nhiên; Quá trình sản xuất; Tiêu dùng của hộ dân cư; Nước ngoài, gồm:

- Chất thải đã được xử lý:

- Chất thải quay lại phục vụ quá trình sản xuất, gồm:

- Chất thải chưa xử lý (CÂN ĐỐI)

+ Bên nguồn: Thông tin từ Bảng số 2.3, Mục I, các chỉ tiêu số 4, 7, 9 và nhóm chỉ tiêu: Tổng lượng chất thải: (Rắn; Lỏng; Khí) cần xử lý đạt tiêu chuẩn.

+ Bên sử dụng: Thông tin từ Bảng số 2.3, Mục II

(i) Chất thải đã được xử lý, thông tin tính toán từ các chỉ tiêu số 1, 2, 3 là: “Chi phí xử lý chất thải lỏng; rắn; khí”.

(ii)Chất thải quay lại phục vụ sản xuất hiện nay chưa thống kê. Để có đầy đủ thông tin lập tài khoản ô nhiễm, đề xuất “tổ chức điều tra chọn mẫu về ô nhiễm (Không khí, nước, rắn)” tại một số tỉnh, đặc biệt những tỉnh tập trung khu công nghiệp lớn, như Bình Dương, Khánh Hòa, Bắc Ninh, v.v Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên và môi trường, chưa thu thập thông tin “Chất thải quay lại sử dụng cho sản xuất và chất thải khí được xử lý”.

2.3.2 Tài khoản chi tiêu cho môi trường

- Tài khoản chi tiêu cho môi trường phản ánh những chi phí của toàn xã hội để xử lý ô nhiễm môi trường:

+ Bên nguồn: Phản ánh tổng chi phí cần thiết phải chi để xử lý đối với từng loại chất thải gây ô nhiễm môi trường;

+ Bên sử dụng: Thể hiện chi phí thực tế đã bỏ ra để xử lý chất thải gây ô nhiễm của các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; của các hộ dân cư và của Nhà nước Đặc biệt thể hiện khoản kinh phí cần thiết phải bỏ ra để khử chất thải, nhưng trong thực tế chưa có điều kiện thực hiện.

- Ý nghĩa: Phản ánh lượng chi phí cần thiết để xử lý chất thải theo tiêu chuẩn quy định. Đánh giá sự quan tâm và mức độ đầu tư cho hoạt động xử lý chất thải của Đảng và Nhà nước và đơn vị ngoài nhà nước trong hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và hoạt động xử lý chất thải nói riêng, đồng thời là cơ sở tính chỉ tiêu GDP xanh.

TÀI KHOẢN CHI TIÊU CHO MÔI TRƯỜNG

Tổng chi phí cần thiết để xử lý chất thải:

- Chi phí đã chi để xử lý chất thải của các đơn vị ngoài nhà nước:

2 Các cơ quan, tổ chức;

3 Các cơ sở sản xuất kinh doanh;

- Chi phí đã chi để xử lý chất thải của Nhà nước (chi tiêu công cho môi trường).

Chi phí còn phải bỏ ra để khử chất thải (CÂN ĐỐI)

+ Bên nguồn: Thông tin từ Bảng số 2.3, Mục I chỉ tiêu số 5, 8, 10, là: “Chi phí cần thiết xử lý tổng lượng chất thải (rắn, lỏng, khí) đạt tiêu chuẩn quy định”;

+ Bên sử dụng: Thông tin từ Bảng số 2.3, Mục II

- Chi phí đã chi để xử lý chất thải của các đơn vị ngoài nhà nước, thông tin khai thác từ điều tra doanh nghiệp,v.v…

- Chi phí đã chi để xử lý chất thải của Nhà nước (chi tiêu công cho môi trường): Thông tin từ các chỉ tiêu 1, 2, 3, là: “Chi phí xử lý chất thải lỏng; rắn; khí”. Để có đầy đủ thông tin lập tài khoản chi tiêu bảo vệ môi trường, luận án đề xuất cài đặt thu thập thông tin về “Chi phí xử lý chất thải tại các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể” trong phiếu điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể ngày 1 tháng 10 hàng năm và “Chi phí xử lý chất thải tại các doanh nghiệp” trong điều tra doanh nghiệp hàng năm Trước năm 2015, điều tra doanh nghiệp có thu thập thông tin “Kết quả hoạt động thu gom và xử lý rác thải, áp dụng cho Doanh nghiệp chuyên thu gom và xử lý rác thải”, tuy nhiên năm 2015 điều tra doanh nghiệp không thu thông tin này, kiến nghị thời gian tới (năm 2017) tiếp tục thu thập thông tin nêu trên và bổ sung thông tin “chi phí thu gom, xử lý rác thải…” trong phiếu điều tra.

2.3.3 Xác định thông tin lập tài khoản tài nguyên thiên nhiên /năng lượng không có khả năng tái tạo ở Việt Nam

- Tài khoản tài nguyên năng lượng không có khả năng tái tạo phản ánh giá trị (Dầu thô, than, khí đốt tự nhiên, quặng kim loại) ở Việt Nam.

+ Bên nguồn: Phản ánh nguồn tài nguyên năng lượng không có khả năng tái tạo (Dầu thô, than, khí đốt tự nhiên, quạng kim loại) ở Việt Nam, trong đó bao gồm cả trữ lượng mới tăng do phát hiện mỏ mới trong thiên nhiên và nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên (nếu có), ví dụ: Đầu năm 2015, Việt Nam nhập khẩu than đá…

+ Bên sử dụng: Thể hiện nguồn tài nguyên năng lượng không có khả năng tái tạo đã sử dụng: (i) Cho tiêu dùng trung gian (cho sản xuất); (ii) Cho sử dụng cuối cùng (cho nhu cầu cuối cùng), gồm: Tiêu dùng cuối cùng, tích lũy tài sản và xuất khẩu Cân đối (trữ lượng còn lại) là sự chênh lệch giữa tổng tài nguyên và tổng tài nguyên đã sử dụng ở cuối giai đoạn hạch toán

TÀI KHOẢN TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG

(Không có khả năng tái tạo)

(Bao gồm cả trữ lượng mới tăng do mới phát hiện). Đã sử dụng:

1 Tiêu dùng trung gian (Cho sản xuất);

2 Sử dụng cuối cùng (Cho nhu cầu cuối cùng): + Tiêu dùng cuối cùng;

5 Nhập khẩu (Dầu thô, than, ) Tổng sử dụng

TỔNG NGUỒN CÂN ĐỐI (TRỮ LƯỢNG CÒN LẠI)

- Ý nghĩa: Cung cấp thông tin phục vụ hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc sử dụng nguồn năng lượng không có khả năng tái tạo và đảm bảo an ninh năng lượng ở Việt Nam.

+ Bên nguồn: Ở Việt Nam không có đủ các số liệu yêu cầu cho việc ước lượng các tài khoản nguồn năng lượng, đặc biệt không có dữ liệu đáng tin cậy về trữ lượng nguồn tài nguyên năng lượng (than, dầu thô, khí đốt tự nhiên và quặng kim loại), do vậy luận án tạm coi phần giá trị sản xuất khai thác các loại than, dầu thô, khí đốt tự nhiên và quặng kim loại (Bảng 2.6, mục II Chỉ tiêu số 1 đến số 4) bằng phần dự trữ tài nguyên và bổ sung thêm mỏ mới tài nguyên mới phát hiện (nếu có) Mỏ mới tài nguyên mới phát hiện có thể ước lượng giá trị nhưng mang tính tương đối Số liệu nhập khẩu nguồn năng lượng lấy từ TCTK, Tổng cục Hải quan và Bộ Công Thương.

+ Bên sử dụng: Sử dụng nguồn năng lượng không có khả năng tái tạo cho tiêu dùng trung gian có thể khai thác từ kết quả điều tra “Các doanh nghiệp ngoài nhà nước và cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể có hoạt động vận tải, kho bãi, phần “Tiêu dùng một số năng lượng chủ yếu: Xăng, dầu hỏa, điện, ga, than…”, tuy nhiên trong thực tế một số ngành kinh tế khác chưa thống kê được mức độ tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên không có khả năng tái tạo đã được sử dụng trong quá trình sản xuất.

Do hạn chế về số liệu “Trữ lượng nguồn tài nguyên năng lượng không có khả năng tái tạo”, xét trên phạm vi toàn nền kinh tế, luận án đề xuất tạm thời coi “Giá trị sản xuất theo giá hiện hành ngành công nghiệp khai thác than, dầu thô, khí đốt tự nhiên và quặng kim loại và nhập khẩu (nếu có)” bằng “Tổng giá trị suy giảm/suy thoái tài nguyên thiên nhiên và được tiêu dùng trung gian và sử dụng cuối cùng và xuất khẩu (nếu có)”.

Nội dung chính của Chương 2 đề cập đến một số vấn đề như sau:

TÍNH TOÁN THỬ NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU GDP

Đặc điểm và điều kiện số liệu tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam

3.1.1 Đặc điểm số liệu tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam

Số liệu tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam theo phương pháp tính hoàn thiện tại Chương II, bao gồm các yếu tố liên quan:

- Số liệu chỉ tiêu GDP;

- Số liệu khấu hao tài sản cố định;

- Số liệu nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ ô nhiễm môi trường, đặc biệt nhóm chỉ tiêu phản ánh chi phí cần thiết xử lý chất thải (rắn, lỏng, khí) đạt tiêu chuẩn quy định;

- Số liệu nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ và giá trị khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo (than, dầu thô, khí đốt tự nhiên và quặng kim loại);

- Số liệu phản ánh diện tích rừng bị cháy, bị chặt phá (phục vụ tính chi phí quy đổi do phá hủy môi trường sinh thái);

Theo đó số liệu của các chỉ tiêu và nhóm chỉ tiêu nêu trên có đặc điểm sau:

(i) Số liệu thống kê phân tán, tại cơ quan TCTK có thông tin về chỉ tiêu GDP và giá trị khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, còn phần lớn do thống kê một số bộ, ngành chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và công bố thông tin, ví dụ: Liên quan đến số liệu chất thải gây ô nhiễm môi trường, thì thống kê cơ quan Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp thông tin chất thải rắn sinh hoạt; Bộ Y tế và Bộ Công Thương chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp thông tin về chất thải nguy hại, chất thải rắn từ sản xuất và y tế, v.v…; Bộ Tài nguyên và Môi trường (Tổng cục Môi trường) chịu trách nhiệm thu thập và tổng hợp thông tin các loại chất thải (rắn, lỏng, khí) của các bộ, ngành và

(ii)Cơ sở dữ liệu liên quan tính chỉ tiêu GDP xanh chưa được xây dựng, đặc biệt chưa xây dựng quy trình tính toán chỉ tiêu GDP xanh theo quy trình sản xuất thông tin thống kê của TCTK, đây là một trong những khó khăn và có thể ảnh hưởng đến chất lượng thông tin thống kê tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam.

3.1.2 Điều kiện số liệu tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam

- Đảm bảo tính thống nhất về phạm vi không gian và thời gian, tức là số liệu GDP và số liệu liên quan đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên phải đồng nhất về phạm vi (không gian và thời gian), đồng nhất về đơn vị tính và đồng nhất cùng một loại giá, đó là giá so sánh; giá hiện hành;

- Số liệu thống kê được thu thập, xử lý, tổng hợp và phân tích phục vụ tính chỉ tiêu GDP xanh, phải đảm bảo đúng phương pháp luận và quy trình sản xuất thông tin thống kê TCTK quy định và đơn vị cung cấp thông tin cần tuân thủ theo quy định tại Luật Thống kê như: Chấp hành chế độ báo cáo thống kê, cung cấp đúng thông tin cho đơn vị điều tra thống kê, v.v…;

- Đảm bảo chất lượng thông tin thống kê liên quan tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam Chất lượng thông tin thống kê nói chung và chất lượng số liệu thống kê phục vụ tính chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam nói riêng, phụ thuộc chủ yếu vào ba nhóm chủ thể: (1) Đối tượng cung cấp thông tin thống kê; (2) Cơ quan sản xuất thông tin thống kê; (3) Người sử dụng thông tin thống kê, trong Luật Thống kê Việt Nam đã đề cập đến trách nhiệm và chế tài của ba nhóm chủ thể nêu trên Đây là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng thông tin thống kê nói chung và thông tin phục vụ tính chỉ tiêu GDP xanh nói riêng Theo thống kê Liên hợp quốc và một số tổ chức quốc tế như: Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) hay một số nước như: Canada, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, v.v… đưa ra một số tiêu thức phản ánh chất lượng thông tin thống kê, đó là: Tính phù hợp, tính kịp thời, tính chính xác, khả năng tiếp cận, khả năng giải thích và tính chặt chẽ của thông tin thống kê, tính minh bạch, tính hiệu quả, v.v Hiện nay các tiêu thức phản ánh chất lượng thông tin thống kê cũng là một trong các nguyên tắc cơ bản của hoạt động Thống kê Việt Nam và được đề cập trong Luật Thống kê Việt Nam [12], đó là: Tính trung thực; tính kịp thời;tính chính xác; đầy đủ; công khai, minh bạch và tính so sánh.

Tính toán thử nghiệm chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam

Tác giả luận án tính thử nghiệm chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam giai đoạn 2011-

2015, lý do luận án lựa chọn mốc thời gian này là xem xét chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015, bên cạnh việc đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế qua chỉ tiêuGDP ở Việt Nam.

3.2.1 Tính chỉ tiêu chi phí hoạt động bảo vệ môi trường

Như đề cập tại Chương II, xác định nguồn thông tin tính chỉ tiêu chi phí hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT), theo đó cần tách bạch cụ thể theo các khoản mục:

(i) Chi phí chi mua sắm tài sản cố định, mua bản quyền công nghệ xử lý chất thải phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường;

(ii)Chi phí chi lương và hoạt động bộ máy đơn vị hoạt động bảo vệ môi trường;

(iii) Chi xây dựng dự án, điều tra khảo sát, phân tích đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường, v.v và chi phí quản lý hành chính khác;

(iv) Chi phí xử lý trực tiếp chất thải gây ô nhiễm môi trường, chi phí này gồm:

- Tổng lượng chất thải cần thiết phải xử lý ô nhiễm, gồm chất thải rắn; chất thải khí và chất thải lỏng hay nước thải;

- Chi phí bình quân xử lý trực tiếp từng loại chất thải gây ô nhiễm;

- Tổng chí phí cần thiết xử lý chất thải: (1) Rắn; (2) Khí; (3) Lỏng. Đối với yếu tố “Chi phí bình quân xử lý trực tiếp một đơn vị từng loại chất thải gây ô nhiễm”, do hạn chế tiếp cận nguồn số liệu, tác giả luận án đề xuất: Căn cứ Dự toán ngân sách Nhà nước (Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008) đối với chi phí xử lý: Khoản mục 282 (Chất thải rắn); Khoản mục 283 (Chất thải lỏng); Khoản mục 284 (Chất thải khí), tách bạch các khoản chi tại (i), (ii) và (iii) tại mục 3.2.1, sau đó chia bình quân khối lượng từng loại chất thải thực tế được xử lý Khối lượng từng loại chất thải (lỏng và khí) thực tế được xử lý, đề cập tại chế độ báo cáo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường; chất thải rắn thực tế được xử lý, đề cập tại chế độ báo cáo thống kê của Bộ Xây dựng.

Hiện trạng thông tin thống kê tính yếu tố “Chi phí xử lý chất thải từ hoạt động sản xuất và tiêu dùng cần được xử lý” hay gọi cách khác “Chi phí xử lý trực tiếp chất thải, giảm suy thoái ô nhiễm môi trường do chất thải (rắn, lỏng, khí) gây ra” (viết ngắn gọn là: Kinh phí chi xử lý ô nhiễm môi trường), sẽ liên quan đến số liệu “Kinh phí chi sự nghiệp BVMT giai đoạn 2011-2015”, đặc điểm của số liệu là tăng qua các năm tại Bảng số 3.1 như sau:

Bảng số 3.1 Kinh phí chi sự nghiệp bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2015 Đơn vị tính: Tỷ đồng

Kinh phí chi sự nghiệp bảo vệ môi trường Kinh phí chi xử lý ô nhiễm môi trường

Ghi chú: (i) Cột (2) và (3), năm 2011 đến 2015 từ Bộ Tài chính

(ii) Cột (4) năm 2011 và năm 2012 theo số liệu Sổ tay Kế hoạch, năm 2011,

2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Cột (4) năm 2013 (Tổng số: 584.000 tỷ đồng, trong đó: 131 tỷ đồng chi xử lý các dự án ô nhiễm môi trường năm 2013 và 453.000 tỷ đồng chi xử lý ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở công lập thực hiện các nhiệm vụ đốt xuất phát sinh, theo Số liệu Sổ tay Kế hoạch, năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư);

Cột (4) năm 2014 (Tổng số: 711.706 tỷ đồng, trong đó: 140 tỷ đồng tạm ứng chi xử lý các dự án ô nhiễm môi trường năm 2014 tại Công văn số 1595/TTg-KTTH, ngày 7/10/2013; 571.706 tỷ đồng chi cho hoạt động xử lý ô nhiễm môi trường theo Quyết định số 1613/QĐ-TTg, ngày 10/9/2014);

Cột (4) năm 2015 (Tổng số: 1205.40 tỷ đồng, trong đó: 361.76 tỷ đồng theo Quyết định số 2082/QĐ-TTg, ngày 26 tháng 11 năm 2015, phân bổ kinh phí thực hiện dự án xử lý ô nhiễm môi trường; 843.64 tỷ đồng chi xử lý ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở công lập thực hiện các nhiệm vụ đốt xuất phát sinh, theo Số liệu Sổ tay Kế hoạch, năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Bảng số 3.1 Phản ánh lượng kinh phí chi sự nghiệp BVMT và kinh phí chi xử lý ô nhiễm môi trường do các chất thải (rắn, lỏng, khí) từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của dân cư gây ra, hay nói cách khác kinh phí chi xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí đều tăng hàng năm, theo Bộ Tài Chính việc thực hiện Nghị quyết số 35/NĐ-CP, hàng năm NSNN bố trí kinh phí sự nghiệp BVMT đảm bảo không dưới 1% tổng chi NSNN và tăng dần theo tốc độ tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên mức độ sử dụng kinh phí xử lý ô nhiễm môi trường có hiệu quả không?, chất lượng môi trường có được cải thiện hơn không ?, đây là vấn đề được xã hội quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Để tính “Tổng lượng từng loại chất thải cần thiết phải xử lý”, cơ cấu lượng chất thải (rắn, nguy hại và lỏng) được xử lý, gồm:

- Chất thải rắn: Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng chất thải rắn (CTR) sinh hoạt tại Việt Nam ước tính khoảng 12,8 triệu tấn/năm (năm 2014), lượng CTR trung bình tăng 10%-15%/năm, ví dụ: Hà Nội ước tính tỷ lệ CTR tăng 15%/năm).

Số liệu Bộ Tài nguyên và Môi trường phản ánh, tỷ lệ CTR, đặc biệt CTR nguy hại chưa được thu gom chiếm tỷ lệ tương đối cao khoảng 30%-40%, đặc biệt CTR nguy hại được thu gom nhưng tỷ lệ chất thải được xử lý đạt tiêu chuẩn quy định chỉ chiếm khoảng 10%, phần còn lại chủ yếu sử dụng công nghệ xử lý chất thải công nghiệp nguy hại và y tế là công nghệ đốt, hóa rắn, tái chế một phần và chôn lấp an toàn (theo Bài báo Xử lý chất thải rắn tại Việt Nam: Cần làm từ “gốc”, tại Web side Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Do khối lượng chất thải cần thiết phải xử lý đạt tiêu chuẩn quy định ở Việt Nam rất lớn, như tỷ lệ CTR nguy hại cần thiết được thu gom, xử lý là 35% (lấy số trung bình) so với tổng số CTR nguy hại đã được thu gom, xử lý; Tỷ lệ CTR ở đô thị cần thiết được thu gom thêm giai đoạn 2011-2015 lần lượt theo các năm là: năm 2011 đạt 17%; năm

2012 và 2013 đều đạt 16%; năm 2014 đạt 15,5% và năm 2015 đạt 15% (Tính toán từ cột

7, Phụ lục 1, “Tỷ lệ CTR ở đô thị được thu gom giai đoạn 2011-2015 lần lượt là: năm

2011 là 83%; năm 2012 và 2013 mỗi năm là 84%; năm 2015 là 85%”) Do hạn chế về số liệu CTR, luận án tính chi phí cần thiết xử lý chất thải nguy hại (CTNH) cần thiết được thu gom và xử lý.

Tuy nhiên theo báo cáo quốc gia môi trường năm 2011, tổng lượng CTR đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình 10 - 16% mỗi năm; tỷ lệ phát sinh CTR đô thị cũng tăng theo mức sống của các đô thị (năm 2010, theo báo cáo của các địa phương thì con số này vào khoảng 1kg/người/ngày) CTNH trong sinh hoạt vẫn chưa được thu gom và xử lý riêng và bị lẫn CTR sinh hoạt để đưa đến các bãi chôn lấp, việc chôn lấp và xử lý chung sẽ gây ra nhiều tác hại cho những người trực tiếp tiếp xúc với rác, ảnh hưởng tới quá trình phân hủy rác và ảnh hưởng ô nhiễm môi trường (Trang 24, Chương 2),

- Chất thải lỏng: Theo số liệu của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường tại thời điểm 6 tháng đầu năm 2013, trung bình mỗi ngày có 240.000 m 3 nước thải từ các khu công nghiệp được xả thẳng ra môi trường, chưa qua xử lý (theo Bài viết “các cơ sở công nghiệp xả thẳng ra môi trường”, http://sonnptnt.hanoi.gov.vn, truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2016) và theo TS Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường “60% các khu công nghiệp ở Việt Nam đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng do vận hành tốn kém nên không ít nơi cố tình né tránh”. Đơn giá xử lý nước thải từ khu công nghiệp ước tính 5000 đồng/m 3 (Đà Nẵng áp dụng mức giá này đối với nước thải có hàm lượng chất ô nhiễm, nhu cầu oxy hóa học (COD) dưới 300mg/l), trung bình mỗi ngày chi phí cần thiết chi để xử lý chất thải lỏng là 1,2 tỷ đồng/ngày Do vậy hàng năm nếu xử lý toàn bộ chất thải lỏng đạt tiêu chuẩn quy định, thì phải bỏ ra khoản kinh phí lớn, ước tính hơn 430 tỷ đồng/năm, đây chưa tính tới chất thải lỏng từ Y tế.

Luận án sử dụng tỷ lệ CTR đô thị tăng trung bình 10% - 16% mỗi năm, áp dụng đối với tỷ lệ chất thải lỏng để tính được khối lượng chất thải lỏng chưa được xử lý giai đoạn 2011-2015 tại Bảng số 3.2.

Lựa chọn một số phương pháp thử nghiệm phân tích thống kê chỉ tiêu GDP

3.3.1 Lựa chọn phương pháp phân tích thống kê

Thử nghiệm phân tích thống kê chỉ tiêu GDP xanh, có thể sử dụng phương pháp thông dụng như: Phương pháp bảng thống kê, đồ thị thống kê và phương pháp chỉ số.

- Đối với phương pháp bảng thống kê là hình thức trình bày các số liệu thống kê liên quan đến chỉ tiêu GDP xanh, như: Số liệu “Tổng chi phí cần thiết xử lý chất thải; Giá trị khai thác nguồn tài nguyên; Chi phí quy đổi do phá hủy môi trường sinh thái; Tính thử nghiệm chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015” Số liệu trong các bảng thống kê nêu trên, thể hiện các đặc trưng về mặt lượng cũng như làm rõ bản chất của hiện tượng nghiên cứu, như xem xét mức độ biến động “Giá trị khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên giai đoạn 2011-2015”, qua đó sẽ góp phần đưa ra một số cảnh báo về an ninh năng lượng của Việt Nam hay xem xét vấn đề phát triển bền vững của Việt Nam qua kết quả tính thử nghiệm, v.v…

- Phương pháp đồ thị thống kê là dùng đường nét, hình vẽ và màu sắc để biểu hiện có tính chất quy ước về số liệu thống kê và được sử dụng để phân tích và so sánh sự phát triển của chỉ tiêu GDP thuần và GDP xanh, hay so sánh tốc độ tăng chỉ tiêu GDP xanh và tốc độ tăng khai thác tài nguyên không có khả năng tái tạo, v.v ,

Sử dụng phương pháp bảng thống kê và đồ thị thống kê, sẽ phản ánh bức tranh toàn cảnh bằng trực giác về xu hướng phát triển bền vững ở Việt Nam qua chỉ tiêu GDP xanh tính thử nghiệm giai đoạn 2011 - 2015.

- Phương pháp dãy số theo thời gian: Để tính toán, so sánh mức tăng tuyệt đối, tốc độ phát triển, tốc độ tăng của chỉ tiêu GDP xanh so với chỉ tiêu GDP thuần, của chỉ tiêu GDP xanh so với các loại chi phí làm giảm chỉ tiêu GDP xanh, như: (1) Chi phí cần thiết xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường; (2) Giá trị khai thác tài nguyên thiên nhiên không có khả năng tái tạo; (3) Chi phí quy đổi do phá hủy môi trường sinh thái, để thấy rõ xu thế phát triển kinh tế theo chỉ tiêu GDP xanh cũng như quan hệ của chỉ tiêu GDP xanh với các yếu tố chi phí liên quan chỉ tiêu GDP xanh qua các năm.

- Phương pháp chỉ số được sử dụng nghiên cứu sự biến động kết quả tính thử nghiệm chỉ tiêu GDP xanh giai đoạn 2011 - 2015 ở Việt Nam, phân tích mối quan hệ và ảnh hưởng về sự thay đổi của các nhân tố tỷ lệ chỉ tiêu GDP xanh chiếm trong GDP thuần và tốc độ phát triển của chỉ tiêu GDP thuần đến biến động chỉ tiêu GDP xanh.

3.3.2 Áp dụng một số phương pháp thống kê, phân tích chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015

3.3.2.1 Đánh giá xu hướng phát triển ở Việt Nam qua số liệu tính thử nghiệm chỉ tiêu

Khi đánh giá xu hướng phát triển, thông thường số liệu của chỉ tiêu được xem xét cần chuyển về giá so sánh, do vậy số liệu tính thử nghiệm chỉ tiêu GDP xanh giai đoạn 2011-2015, cần được tính theo giá so sánh năm 2010, như sau:

Khi đã có số liệu về chỉ tiêu GDP xanh năm nghiên cứu theo giá hiện hành, muốn tính chỉ tiêu GDP xanh năm nghiên cứu theo giá so sánh (giá của năm gốc nào đó chọn làm căn cứ so sánh, như năm 2010), chỉ việc lấy chỉ tiêu GDP xanh năm nghiên cứu theo giá hiện hành chia cho chỉ số giá định gốc của năm nghiên cứu so với năm có giá chọn làm gốc so sánh (hiện nay là giá năm 2010).

Trong đó: GDP xanh (S) - GDP xanh theo giá so sánh;

GDP xanh (H) - GDP xanh theo giá hiện hành;

I P( H / S ) - Chỉ số giá định gốc của năm nghiên cứu so với năm có giá chọn làm gốc so sánh.

Chỉ số giá định gốc theo GDP (gọi tắt là chỉ số giá) tính toán qua hai bước:

Bước 1 Tính các chỉ số giá liên hoàn (Chỉ số giá của năm nghiên cứu so với năm trước liền đó).

Chỉ số giá liên hoàn (Ip) bằng chỉ số chung (phản ánh biến động cả giá và lượng) liên hoàn (Ipq) chia (:) chỉ số khối lượng (phản ánh biến động riêng về lượng) liên hoàn (Iq):

Ip = Ipq : Iq Trong đó:

- Ipq bằng GDP thuần theo giá hiện hành của năm nghiên cứu chia cho GDP thuần theo giá hiện hành của năm liền trước năm nghiên cứu;

- Iq bằng GDP thuần theo giá so sánh của năm nghiên cứu chia cho GDP thuần theo giá so sánh của năm liền trước năm nghiên cứu.

Bước 2 Tính các chỉ số giá định gốc (chỉ số giá của từng năm nghiên cứu so với năm có giá chọn làm gốc so sánh).

Chỉ số giá định gốc của năm có giá chọn làm gốc so sánh bằng 1 hoặc 100%, ví dụ chọn năm 2010 làm giá so sánh thì chỉ số giá định gốc năm 2010 là 1 hoặc 100%.

- Chỉ số giá định gốc của các năm đứng sau năm được chọn làm gốc so sánh, bằng tích các chỉ số giá liên hoàn của các năm tương ứng Như chỉ số giá định gốc năm 2013 so với năm 2010, bằng tích các chỉ số giá liên hoàn các năm 2011, 2012, 2013 Tính chỉ số giá liên hoàn chỉ tiêu GDP thuần giai đoạn 2011-2015, Bảng số 3.8 như sau:

Bảng số 3.8 Chỉ số giá liên hoàn chỉ tiêu GDP thuần ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015

GDP thuần theo giá hiện hành

GDP thuần theo giá so sánh 2010

(Tỷ đồng) Ipq Iq Ip

Kỳ nghiên cứu Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu Kỳ gốc

Nguồn: Cột (1), (2) tại Phụ lục số 2; Cột (3), (4) tại Phụ lục số 3

Khi có các chỉ số giá liên hoàn, luận án tính các chỉ số giá định gốc như sau:

= 1,4506× 0,9995 = 1,4500Trên cơ sở chỉ số giá định gốc, tác giả luận án tính chỉ tiêu GDP xanh giai đoạn2011-2015 theo giá so sánh năm 2010, theo Bảng số 3.9:

Bảng số 3.9 Tính thử nghiệm chỉ tiêu GDP xanh ở Việt Nam theo giá so sánh giai đoạn 2011-2015

GDP xanh theo giá hiện hành

GDP xanh theo giá so sánh 2010

Nguồn: Tác giả luận án tính toán

Từ kết quả tính chỉ tiêu GDP thuần tại Bảng số 3.8 và tính thử chỉ tiêu GDP xanh theo giá so sánh năm 2010 tại Bảng 3.9, luận án dùng phương pháp đồ thị hình cột (Đồ thị số 3.1) để mô tả về mức độ và biến động của chỉ tiêu GDP xanh và GDP thuần, tổng hợp nêu tại Bảng số 3.10.

Bảng số 3.10 Chỉ tiêu GDP xanh và GDP thuần ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015

(Theo giá so sánh) Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Luận án tổng hợp từ Bảng số 3.8 và Bảng số 3.9 Để so sánh mức độ chênh lệch chỉ tiêu GDP thuần và chỉ tiêu GDP xanh tính thử nghiệm giai đoạn 2011-2015, luận án minh họa số liệu qua Đồ thị số 3.1 như sau: Đồ thị số 3.1 So sánh chỉ tiêu GDP thuần và GDP xanh tính thử nghiệm giai đoạn 2011-2015

Nguồn: Kết quả tính toán

Quan sát đồ thị thấy rõ, nếu so sánh thời điểm năm 2011 và năm 2015 thì mức độ chênh lệch giữa chỉ tiêu GDP thuần và chỉ tiêu GDP xanh tính thử nghiệm năm

2011 thay đổi ít hơn so với thời điểm năm 2015, đặc biệt mức độ tuyệt đối giữa chỉ tiêu GDP thuần và chỉ tiêu GDP xanh tính thử nghiệm càng lớn, nếu tính theo số tương đối thì tỷ lệ chênh lệch thay đổi không đáng kể.

Ngày đăng: 28/12/2022, 10:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w