1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐATN nguyễn thị hà 10718353 MK16 1 1

104 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Nghiệp Vụ Nghiên Cứu Và Phát Triển Mẫu Tại Công Ty TNHH Crystal Martin Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Hà
Người hướng dẫn TS. Lưu Hoàng
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên
Chuyên ngành Công Nghệ May
Thể loại Đồ Án Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hưng Yên
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 4,12 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I......................................................................................................................1 (14)
    • CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN (14)
      • 1.1. Giới thiệu tổng công ty TNHH Crystal Martin (VN) (14)
        • 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn Crystal (14)
      • 1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty (19)
        • 1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp (19)
        • 1.2.2. Chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ, quy mô hoạt động (20)
      • 1.3. Vai trò của nhân viên theo dõi và phát triển mẫu ảnh hưởng đến hiệu của quá trình quản lý sản xuất may công nghiệp (23)
    • CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN THEO DÕI VÀ PHÁT TRIỂN MẪU CỦA CÔNG TY TNHH CRYSTAL MARTIN (25)
      • 2.1. Giới thiệu quy trình theo dõi và phát triển mẫu ở bộ phận phát triển mẫu của công ty TNHH Crystal Martin (25)
      • 2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên theo dõi và phát triển mẫu (31)
        • 2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ (31)
        • 2.2.2. Quyền hạn (32)
        • 2.2.3. Các điều kiện để trở thành nhân viên theo dõi và phát triển mẫu (32)
      • 2.3. Quy trình theo dõi và phát triển mẫu sản phẩm may (32)
        • 2.3.1. Giới thiệu các giai đoạn phát triển mẫu sản phẩm may (33)
        • 2.3.2. Khái niệm các loại mẫu (33)
    • CHUƠNG 3. NHẬN & NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU ĐƠN HÀNG VÀ THIẾT KẾ CẤU TRÚC CHI TIẾT SẢN PHẨM MẪU ĐƠN HÀNG AB235 TẠI CÔNG TY (36)
      • 3.1. Nhận & nghiên cứu tài liệu đơn hàng AB 235 từ khách hàng (36)
        • 3.1.1. Thông tin mã hàng (36)
        • 3.1.2. Đặc điểm sản phẩm (36)
        • 3.1.3. Nghiên cứu bảng thông số kích thước sản phẩm (38)
        • 3.1.4. Nghiên cứu đặc điểm nguyên phụ liệu mã hàng (40)
        • 3.1.5. Công nghệ và thiết bị gia công (40)
      • 3.2. Thiết kế cấu trúc chi tiết dựa vào tài liệu đơn hàng (41)
        • 3.2.1. Qui trình may sản phẩm (41)
        • 3.2.2. Tiêu chuẩn kĩ thuật may theo tài liệu đơn hàng (42)
  • PHẦN II..................................................................................................................31 (46)
    • CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU KĨ THUẬT MÃ HÀNG PARKA C3 22 RTW (46)
      • 1.1. Thông tin mã hàng (46)
      • 1.2. Đặc điểm sản phẩm (46)
        • 1.2.1. Mô tả đặc điểm hình dáng (46)
        • 1.2.2. Mô tả mẫu kỹ thuật (46)
        • 1.2.3. Nhận xét (48)
      • 1.3. Nghiên cứu bảng thông số mã hàng PARKA C3 22 RTW (48)
        • 1.3.1. Nghiên cứu bảng thông số kích thước mã hàng (48)
        • 1.3.2. Mô tả vị trí đo của sản phẩm mã hàng PARKA C3 22 RTW (49)
      • 1.4. Bảng thống kê số lượng chi tiết sản phẩm (50)
      • 1.5. Nghiên cứu cấu trúc đường may trên sản phẩm (51)
        • 1.5.1. Mô tả vị trí cắt của sản phẩm (51)
        • 1.5.2. Mô tả cấu trúc đường may tại vị trí cắt (52)
        • 1.5.3. Nhận xét (55)
      • 1.6. Nghiên cứu nguyên phụ liệu sử dụng cho sản phẩm (55)
      • 1.7. Nghiên cứu phương pháp và thiết bị gia công sản phẩm (60)
      • 1.8. Nhận xét và đề xuất (63)
        • 1.8.1. Nhận xét (63)
        • 1.8.2. Đề xuất (63)
    • CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG TÀI LIỆU KỸ THUẬT THIẾT KẾ TRIỂN KHAI SẢN XUẤT MÃ HÀNG PARKA C322RTW (65)
      • 2.1. Thiết kế mẫu cơ sở mã hàng C322RTW (65)
        • 2.1.1. Lựa chọn phương pháp thiết kế (65)
        • 2.1.2. Bảng thông số cỡ gốc (65)
        • 2.1.3. Chuẩn bị phần mềm thiết kế (65)
        • 2.1.4. Thiết kế mẫu cơ sở cỡ 1X (67)
        • 2.1.5. Hình vẽ thiết kế mẫu thành phẩm (74)
      • 2.2. Thiết kế mẫu mỏng (76)
        • 2.2.1. Độ co khi là vải trong quá trình may (76)
        • 2.2.2. Xác định độ xơ tước (77)
        • 2.2.3. Độ cợp chờm đường may (77)
        • 2.2.4. Lập bảng thông số mẫu mỏng mã hàng C322RTW (78)
        • 2.2.5. Hình vẽ thiết kế mẫu mỏng (81)
      • 2.3. Chế thử mẫu (82)
        • 2.3.1. Mục đích chế thử mẫu (82)
        • 2.3.2. Điều kiện khi chế thử mẫu (82)
        • 2.3.3. Yêu cầu khi chế thử (82)
        • 2.3.5. Tiến hành chế thử mẫu (83)
      • 2.4. Thiết kế bộ mẫu sản xuất (84)
      • 2.5. Nhảy mẫu (85)
        • 2.5.1. Lựa chọn phương pháp nhảy mẫu (85)
        • 2.5.2. Tiến hành nhảy mẫu (85)
        • 2.5.3. Nhảy mẫu trên phần mềm AccuMark (88)
        • 2.5.4. Xác định số gia nhảy mấu (88)
        • 2.5.6. Hình vẽ nhảy mẫu mã hàng C322RTW (93)
      • 2.6. Giác sơ đồ (94)
        • 2.6.1. Cơ sở và điều kiện giác sơ đồ (94)
        • 2.6.2. Phương pháp giác mẫu và nguyên tắc (94)
        • 2.6.4. Lập bảng tác nghiệp giác sơ đồ (95)
        • 2.6.5. Tiến hành giác (99)
        • 2.6.6. Sơ đồ giác mã hàng (100)
  • KẾT LUẬN (24)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (104)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ THỜI TRANG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY ĐỀ TÀI CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU NGHIỆP VỤ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN M.

NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

1.1 Giới thiệu tổng công ty TNHH Crystal Martin (VN)

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn Crystal

Phần này nói về quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, những mốc thời gian quan trọng, những lĩnh vực kinh doanh chính và những sản phẩm chủ yếu, bộ máy của công ty, công suất nhà máy, trình độ lao động,

 Tập đoàn Crystal International Group Limited

Hình 1 1 Logo của tập đoàn Crystal International Group Limited

 Logo được tạo nên bởi hai thành phần, thể hiện xuất thân từ ngành dệt may.

 Hình hai bàn tay bắt nhau, thể hiện thái độ sẵn sàng cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tốt tới khách hàng cũng như người lao động.

 Tập đoàn được thành lập năm 1970, chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc, khởi điểm là một nhà máy nhỏ với khoảng 70 công nhân.

 Ngày nay toàn tập đoàn sở hữu và vận hành trên 20 nhà máy may ở Châu Á với khoảng 40,000 người lao động.

 Các ngành sản xuất, kinh doanh chính: Sản xuất Quần áo bò, Quần áo thun, Đồ lót, Quần áo thể thao và Áo len cho các khách hàng thương hiệu toàn cầu Năm

2016, tập đoàn được xếp hạng 17 trên 50 công ty trong danh sách "Thay đổi thế giới” của tạp chí Fortune, ghi nhận những Công ty có ảnh hưởng quan trọng về mặt xã hội, môi trường thông qua chiến lược tạo lợi nhuận và hoạt động kinh doanh Công ty TNHH Thời trang Star - một trong những chi nhánh của Tập đoàn

Crystal – HongKong chuyên sản xuất hàng may mặc thể thao phục vụ Under Armour, The North Face, Smartwool, Adidas,…

 Người sáng lập: Mr & Mrs Lo

 Năm thành lập: Tháng 11 năm 1970

 Nơi thành lập: Hồng Kông

Hình 1 2 Mr and Mrs Kenneth Lo- người sáng lập tập đoàn Crystal Group 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Crystal Martin Việt Nam

 Tên, địa chỉ doanh nghiệp

- Tên công ty: Công ty TNHH Crystal Martin Việt Nam.

- Địa chỉ: Lô R (R1) KCN Quang Châu, Huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang.

- Mã số thuế: 2400515053 được cấp vào ngày 15/06/2010, cơ quan Thuế đang quản lý là Cục Thuế Tỉnh Bắc Giang.

-Số công nhân viên: 9689 người

Hình 1 3 Công ty TNHH Crystal Martin Việt Nam

 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp

 Lĩnh vực kinh doanh: Công ty TNHH Crystal Martin Việt Nam là nhà máy thứ 2 của tập đoàn Crystal tại Việt Nam, bắt đầu hoạt động từ tháng 3 năm 2012 hoạt động dựa trên lĩnh vực dệt may.

 Chức năng: Xây dựng Tập đoàn Crystal thành một doanh nghiệp năng suất nhất trong ngành công nghiệp của mình về doanh thu và lợi nhuận bằng việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, xứng đáng với giá trị đồng tiền mà khách hàng đã trả cho những sản phẩm, dịch vụ đó.

 Giá trị: Công ty tin tưởng 8 giá trị cơ bản của tập đoàn định hình tất cả các hoạt động Từ những tác động hàng ngày đến triết lý thành công, những giá trị sau luôn dẫn dắt công ty trong mọi thời điểm:

Hình 1 4 Tám giá trị cơ bản của công ty TNHH Crystal Martin Việt Nam

Làm hài lòng khách hàng

Chất lượng là hàng đầu

Sự phát triển không biên giới

 Sản phẩm chủ yếu: Công ty sản xuất mặt hàng chủ yếu là đồ lót nữ Khách hàng của công ty là các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu trong thị trường đồ lót trên thế giới như: H&M, DKNY, Lyndex, Pink, Victoria’s Secret, …

Hình 1 5 Một số sản phẩm của công ty Crystal Martin Việt Nam

 Công suất nhà máy: Với năng suất hàng năm hơn 200 triệu tá sản phẩm, doanh số bán hàng của chúng tôi trên 1 tỷ USD

 Trình độ lao động: Trình độ lao động của công nhân được kiểm tra trước khi vào làm việc để xác định vị trí phù hợp Tại phòng tuyển dụng, các đối tượng đến ứng tuyển được phát một biểu mẫu để điền thông tin cá nhân, vị trí ứng tuyển (trong mục này chúng ta chỉ quan tâm đến đối tượng ứng tuyển vị trí công nhân may), sau đó nhân viên bộ phận nhân sự sẽ đưa ứng viên đến trung tâm đào tạo để kiểm tra tay nghề và kỹ năng Ứng viên được chia thành 2 nhóm như sau: đã có kinh nghiệm may và chưa có kinh nghiệm may. Đã có kinh nghiệm may: Kiểm tra tay nghề bằng bài may một sản phẩm giống như mẫu (một mẫu quần lót phổ thông), họ được xem và nghiên cứu sản phẩm mẫu, sau đó được phát những miếng vải đã cắt sẵn để may lại sản phẩm trong thời gian quy định bằng loại máy mà họ sử dụng thành thạo nhất Nếu đạt, trở thành công nhân chính thức của công ty, sau thời gian đào tạo ngắn tại trung tâm đào tạo sẽ được đưa lên chuyền sản xuất (Do mỗi công ty may sản xuất những mặt hàng đặc thù riêng nên dù đã có tay nghề, công nhân vẫn cần qua đào tạo để quen với quy trình sản xuất mặt hàng của công ty là đồ lót, đồng thời được đào tạo về cách thức làm việc trên chuyền sản xuất) Nếu không đạt, chuyển sang kiểm tra kỹ năng tay như đối với ứng viên chưa có kinh nghiệm may.

Chưa có kinh nghiệm may: Ứng viên trải qua 2 bài kiểm tra sự linh hoạt,nhanh nhẹn của bàn tay là bốc bi bỏ lỗ và đảo đinh, mỗi bài được quy định thời gian hoàn thành Nếu đạt, trở thành công nhân chính thức của công ty, sau thời gian học may tại trung tâm đào tạo, khi đạt trình độ yêu cầu, được đưa lên chuyền sản xuất.Nếu không đạt, đưa trở lại phòng tuyển dụng để bộ phận nhân sự giới thiệu sang bộ phận khác phù hợp (VD: giao nhận hàng, đóng gói,…)

Hình 1 6 Hình ảnh chuyền sản xuất của công ty Crystal Martin Việt Nam

1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp

Hình 1 7 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Bộ máy của công ty được chia theo các phòng ban và sử dụng cách chia trực tuyến chức năng, các bộ phận thực hiện các chức năng riêng rẽ nhau.

1.2.2 Chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ, quy mô hoạt động

 President (Chủ tịch): Có nhiệm vụ điều hành tổng công ty.

 Vice President – Operations (Phó Chủ tịch): Điều hành và quyết định những việc quan trọng (dưới Chủ tịch)

 General Manager Vietnam Operation (Giám đốc điều hành công ty tại Việt Nam): Điều hành và tổ chức sản xuất kinh doanh công ty Crystal Martin Việt Nam.

 Factory Manager (Giám đốc nhà máy):

- Tham gia đàm phán, trực tiếp ký kết hợp đồng với khách hàng.

- Ký hợp đồng với người lao động.

- Chịu trách nhiệm toàn bộ thu chi tài chính của công ty, đảm bảo đầy đủ chi phí cho các hoạt động lương, thưởng, mua máy móc, nguyên phụ liệu,… và lập phiếu thu chi cho tất cả những chi phí phát sinh Lưu trữ đầy đủ và chính xác các số liệu về xuất, nhập theo quy định của công ty.

- Chịu trách ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có, lập chứng từ về sự vận động của các loại tài sản trong công ty, thực hiện các chính sách, chế độ theo đúng quy định của Nhà nước Lập báo cáo kế toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm để trình Ban Giám đốc.

- Phối hợp với phòng hành chính – nhân sự thực hiện trả lương, thưởng cho các cán bộ, công nhân viên theo đúng chế độ, đúng thời hạn Theo dõi quá trình chuyển tiền thanh toán của khách hàng qua hệ thống ngân hàng, chịu trách nhiệm quyết toán công nợ với khách hàng Mở sổ sách, lưu trữ các chứng từ có liên quan đến việc giao nhận.

- Lập báo cáo hàng tháng về tình hình biến động nhân sự Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý nhân sự, tổ chức tuyển dụng, bố trí lao động đảm bảo nhân lực cho sản xuất, sa thải nhân viên và đào tạo nhân viên mới, soạn thảo và lưu trữ các loại giấy tờ, hồ sơ, văn bản, hợp đồng của công ty và những thông tin có liên quan đến công ty Tiếp nhận và theo dõi các công văn, chỉ thị, quyết định,…

- Tổ chức, triển khai, thực hiện nội quy lao động của công ty, theo dõi quản lý lao động, đề xuất khen thưởng Thực hiện các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động như lương, thưởng, trợ cấp, phúc lợi,…

QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN THEO DÕI VÀ PHÁT TRIỂN MẪU CỦA CÔNG TY TNHH CRYSTAL MARTIN

Ngành may mặc là ngành sản xuất nhiều mặt hàng xuất khẩu và thu hút nhiều lao động, có tốc độ tăng trưởng cao Vậy nên, đối với mỗi sản phẩm các khâu trong quá trình sản xuất đều rất quan trọng Tùy vào từng yêu cầu khách hàng mà có nhiều mẫu được sản xuất Đặc biệt, với đối tác là những người nước ngoài, yêu cầu về sản phẩm khá là khắt khe Để có được những sản phẩm tốt nhất thì bộ phận phát triển mẫu là vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong may công nghiệp Đáp ứng được nhu cầu đó công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam) đã có một đội ngũ công nhân viên phòng mẫu đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình hoàn thành sản phẩm mẫu Phần này sẽ mô tả qui trình phát triển mẫu và công việc của nhân viên phát triển mẫu tại công ty TNHH Crystal Martin Việt Nam.

2.1 Giới thiệu quy trình theo dõi và phát triển mẫu ở bộ phận phát triển mẫu của công ty TNHH Crystal Martin

Hình 2 1 Bộ phận mẫu công ty TNHH Crystal Martin a Quy trình theo dõi và phát triển mẫu ở bộ phận phát triển mẫu của công ty TNHH Crystal Martin

Hình 2 2 Quy trình theo dõi và phát triển mẫu ở bộ phận phát triển mẫu của công ty TNHH Crystal Martin b Thực hiện

 Nhận & nghiên cứu tài liệu đơn hàng từ KH (pattern/ sketch/ BOM/ MS sheet): Nhận yêu cầu của khách hàng từ MER, bộ phận SA nhận yêu cầu của khách hàng thông qua bộ phận mua hàng Bộ phận mua hàng sẽ gửi tài liệu của khách hàng cho bộ phận mẫu, các loại tài liệu khách hàng gửi gồm: thông số kỹ thuật, cách may, vật liệu, ….

- Kiểm tra ở kho nếu có loại vải và phụ liệu tương tự, hỏi ý kiếm sếp/ khách hàng duyệt cho dùng thay thế Liên hệ với khách hàng/ bộ phận đặt hàng để yêu cầu với supplier gửi trước vải may mẫu (sample yard) Tìm mua vải- phụ liệu ở ngoài thị trường xin ý kiến sếp/khách hàng duyệt trước khi sử dụng.

- Nhận tài liệu + sản phẩm mẫu (mẫu sewby)  Nghiên cứu chi tiết cách lắp ráp, phân loại vải chính/phối, chi tiết ép mex, các thông sô đặc biệt (là thông sô không quy định trong bảng thông số)  Dựa vào bảng thông số và đo đạc cụ thể trên sản phẩm mẫu để thiết kế theo Khi đó, bộ phận kỹ thuật phải thiết kế sao cho đảm bảo đúng thông số và quy cách của sản phẩm.

 Thiết kế cấu trúc chi tiết dựa vào tài liệu đơn hàng: Trong phần này, nhân viên phát triển mẫu sẽ dựa vào phần nghiên cứu đơn hàng phía trên và phần tài liệu đơn hàng để thiết kế trang thiết bị sử dụng, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật may sản phẩm, bàn giao cho bộ phận tiếp theo Nhân viên phụ trách mẫu sẽ dịch tài liệu của khách hàng gửi từ tiếng anh sang tiếng việt để những người may dễ dàng theo dõi và thực hiện công việc may mẫu.

 Triển khai họp chuyển giao mã mới cho các bộ phận (pattern team/ costing team/ sample room/ mechanic): Trước khi tiến hàng may mẫu đầu tiên của một mã hàng, trưởng bộ phận mẫu sẽ tổ chức cuộc họp để phân tích những khó khăn và tìm ra cách may phù hợp cho sản xuất Những điểm sẽ thảo luận trong cuộc họp:

 Consumption/ Định mức của sản phẩm

 Innovation/ Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình may

 Risk factors/ Yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình may

 Product safety/ Sự an toàn của sản phẩm

- Participants will attend in Risk analysis meeting: Thành viên tham dự cuộc họp

 Sample manager/ Trưởng bộ phận mẫu

 Production manager/ Giám đốc sản xuất

 Factory manager/ Giám đốc xí nghiệp

 Work sudy manager/ Trưởng phòng kỹ thuật

 Cutting manager/ Trưởng bộ phận cắt

 Pattern maker/ Nhân viên làm rập

- PM and WS will keep & save the minutes after meeting (SA/PR-01-F02)/

Biên bản sau cuộc họp sẽ được lưu lại phòng kỹ thuật và phòng mẫu (SA/PR-01- F02)

 Lead cuộc họp và hướng dẫn toàn bộ thông tin chi tiết về mã hàng, giải đáp thắc mắc về kỹ thuật cho các bộ phận liên quan để triển khai tính giá và may mẫu:

Trong cuộc họp, leder hướng dẫn toàn bộ nội dung về mã hàng, giải đáp thắc mắc về kỹ thuật cho các bộ phận liên quan như rập, may mẫu, giải chuyền,…

- Making pattern & making consumption/ Thực hiện rập và tính định mức: Nhân viên làm rập sẽ dựa vào tài liệu của khách hàng cung cấp để thực hiện rập sau đó chuyển giao rập (làm trên máy tính) cho CAD tính định mức.

- Notice/ Thông báo: Sau khi tính định mức, nhân viên CAD sẽ gửi báo cáo định mức cho bộ phận MER và MER sẽ làm việc với khách hàng Nếu khách hàng chấp nhận thì sẽ yêu cầu may mẫu.

- Reviewing Verifying the ability of making samples/ Xem xét, kiểm tra khả năng làm mẫu: Trưởng phòng mẫu và nhân viên làm rập sẽ kiễm tra tài liệu của khách hàng và phản hồi cho MER, nếu tài liệu đó không đủ điều kiện để làm rập/ mẫu Bên cạnh đó, MGS và CS cũng sẽ thông báo về ngày giao mẫu cho MER trong thời gian 1 ngày kể từ khi nhận yêu cầu làm mẫu, đồng thời gửi cho MER kế hoạch tốt nhất có thể làm Việc trao đổi thông tin hầu hết bằng email.

- PM and WS will keep & save the minutes after meeting (SA/PR-01-F02)/

Biên bản sau cuộc họp sẽ được lưu lại phòng kỹ thuật và phòng mẫu (SA/PR-01- F02)

- Plan for making sample/ Lên kế hoạch may mẫu

Nhân viên điều phối thông tin SA có nhiệm vụ lên kế hoạch để mẫu được giao đúng hạn mà khách hàng yêu cầu, kế hoạch làm và theo dõi mẫu được thể hiện qua bảng kế hoạch mẫu (SA/PR-01-F01).

- Distribute plan and necessary information/ Phân phối kế hoạch và thông tin cần thiết: Nhân viên điều phối thông tin SA sẽ phân phối kế hoạch mẫu và thường xuyên cung cấp những thông tin cần thiết nhận được từ MER (những thay đổi từ khách hàng, tình hình nguyên phụ liệu…) cho các thành viên có trách nhiệm để mẫu được thực hiện theo đúng yêu cầu của khách hàng và đúng tiến độ.

- Patterning, translating and distributing documents/ Thực hiện rập, dịch và phần phối tài liệu: Chuyển giao cho nhân viên làm rập những thông tin mà bộ phận mua hàng (bộ phận mua hàng nhận từ khách hàng) cung cấp Nhân viên làm rập sẽ dựa vào tài liệu mà bộ phận mua hàng cung cấp để làm rập (BOM/CI/ART…), tất cả các rập đều phải ghi chi tiết khi làm rập đều được ghi đầy đủ như loại rập, ngày làm rạp, các chi tiết như thân trước/thân sau/tay/túi…lần sửa đổi (nếu có thay đổi). rập được thi hành và lưu trên máy vi tính sau đó in ra bộ rập tay khác và chuyển cho bộ phận phận cắt.

 Xử lý các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong quá trình làm mẫu: Nhân viên

IM sẽ giao vải cho người cắt mẫu và thông báo số lượng mẫu cần thực hiện Sau đó người cắt mẫu sẽ nhận rập từ nhân viên làm rập và tiến hành cắt áo mẫu.

 Nhân viên viên quản lý may mẫu và làm rập (INC/PM) sẽ kiểm tra mẫu có cần in/thêu hay không.

NHẬN & NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU ĐƠN HÀNG VÀ THIẾT KẾ CẤU TRÚC CHI TIẾT SẢN PHẨM MẪU ĐƠN HÀNG AB235 TẠI CÔNG TY

VÀ THIẾT KẾ CẤU TRÚC CHI TIẾT SẢN PHẨM MẪU ĐƠN HÀNG AB235 TẠI CÔNG TY TNHH CRYSTAL MARTIN

3.1 Nhận & nghiên cứu tài liệu đơn hàng AB 235 từ khách hàng

Nhận yêu cầu của khách hàng từ MER Bộ phận SA nhận yêu cầu của khách hàng thông qua bộ phận mua hàng Bộ phận mua hàng sẽ gửi tài liệu của khách hàng cho bộ phận mẫu, các loại tài liệu khách hàng gửi gồm: thông số kỹ thuật, cách may…

- Kí hiệu mã hàng: AB 235

- Tên áo: PRINTED MESH TRIANGLE

- Nhà thiết kế: Katie Keller

- Dải cỡ bao gồm cỡ: XXS-XXL

- Chủng loại sản phẩm mã hàng AB 235: Áo lót cho nữ

- Đặc điểm: Đây là loại áo lót có 2 lớp: chính và lót

+ Móc cài và mắt cài: Móc này được làm bằng nhựa

+ Khuy cài và khuy trượt: làm bằng nhựa

+ Dây ngang lưng: được tạo nên từ băng viền co giãn và lớp vải dệt kim cùng loại với vải bọc quả áo lót.

+ Cúp áo: được cấu thành từ lớp vải ngoài và vải lót là vải dệt kim Không có lớp đệm ở giữa.

+ Tim áo: Hình tam giác, không có trang trí

+ Viền dưới quai: chạy dọc theo viền dưới của quai áo dùng dây viền co dãn + Viền dưới nách: Đường viền của áo, nằm đoạn giữa từ cúp đến dây vai phía sau cùng chất liệu với viền dưới quai

+ Dây áo: Dây vắt qua vai, nối với cúp áo đến phần móc nối với bản dây lưng phía sau Quai áo được làm bằng băng viền co giãn đàn hồi cao để đáp ứng sự vừa vặn với từng khuôn ngực.

 Mô tả mẫu kỹ thuật sản phẩm:

Hình 3 1 Hình ảnh mẫu kĩ thuật sản phẩm áo lót nữ mã hàng AB 235

3.1.3 Nghiên cứu bảng thông số kích thước sản phẩm

 Nghiên cứu bảng thông số kích thước mã hàng

Dưới đây là bảng thông số các chi tiết của một sản phẩm sau khi đã hoàn thành Mỗi một size khác nhau sẽ có một thông số khác nhau Các thông số này do khách hàng yêu cầu từ trước.

Bảng 3 1 Bảng thông số kích thước sản phẩm áo lót nữ mã hàng AB 235 (đơn vị: inch)

2 E087 Đường cổ trước- điểm dây kéo trước đến giữa đường may thân trước

Gầm nách trước – điểm dây kéo trước đến đường sườn

Cao bát ngực- từ cạnh đến đường cắt

Rộng thân trước- dọc theo đường cắt

Dài đường viền dưới cùng – đo êm móc cuối đến đường nối mắt thứ nhất

8 E038 Dài sườn tối thiểu đo căng

Trên cùng cánh sau – cạnh sườn đến cuối móc thứ nhất

Vị trí dây kéo sau từ cuối móc áo thứ nhất đến cạnh

Vị trí chiết ly ở ngực từ giữa thân trước

Dài dây keo trước- từ điểm dây kéo thân trước đến vị trí khoen cài thân sau

Dài dây kéo sau- từ khoen dây kéo sau đến điểm cuối dây kéo sau

 Các thông số trong tài liệu đơn hàng đã đầy đủ để chuyển giao cho bộ phận thiết kế, rập trong cuộc họp sắp tới.

 Hình vẽ mô tả vị trí đo

Hình 3 2 Hình ảnh mô tả vị trí đo sản phẩm

3.1.4 Nghiên cứu đặc điểm nguyên phụ liệu mã hàng

Bảng 3 2 Bảng mô tả đặc điểm nguyên phụ liệu sản phẩm

T KH Mô tả Đặc điểm NPL, thành phần

Toàn bộ sản phẩm trừ những vị trí đã được ghi chú

Dành cho tất cả các cỡ

2 PB0007/1600-prin Chất ổn định Đường nối tim áo

Dành cho tất cả các cỡ

3 1280781/10 Mặt vải đàn hồi 10mm

Trước và sau thân áo XXS-S

4 280781/12 Mặt vải đàn hồi 12mm

Trước và sau thân áo M-XXL

Phần chân ngực trước và thân sau

Dành cho tất cả các cỡ

6 ST1741333/10 Dây kéo đàn hồi

7 ST174133/12 Dây kéo đàn hồi

Không pha trộn kim loại

Thân sau, nằm trên dây kéo XXS-S

Không pha trộn kim loại

Thân sau, nằm trên dây kéo M-XXL

3.1.5 Công nghệ và thiết bị gia công

Bảng 3 3 Bảng mô tả thiết bị gia công sản phẩm

T Phươnng pháp gia công Thiết bị sử dụng

1 Phương pháp gia công ghim, mí Máy 1 kim

2 Phương pháp gia công may chun, diễu chun Máy zic zac

3 Phương pháp gia công chắp lộn Máy vắt sổ

4 Phương pháp gia công chắp sườn Máy vắt sổ dấu đầu

5 Phương pháp gia công bọc viền bát áo, gầm nách,

6 Phương pháp gia công bọ Máy bọ

7 Phương pháp gia công sang dấu Phấn sang dấu

8 Phương pháp gia công cắt sửa Kéo, bấm

3.2 Thiết kế cấu trúc chi tiết dựa vào tài liệu đơn hàng

3.2.1 Qui trình may sản phẩm

Bảng 3 4 Bảng mô tả quy trình công nghệ và thiết bị gia công sản phẩm

TT Thao tác Tên công đoạn Loại máy

1 Cắt Đo, cắt dây diều chỉnh

2 Thủ công Xỏ núm điều chỉnh vào dây vai

3 Chắp lộn Vắt sổ giấu đầu 3 chỉ chắp lộn đường chiết li lót

4 Chắp lộn Vắt sổ giấu đầu 3 chỉ chắp lộn đường chiết li chính

May chiết ly lần lót bát áo May 1 kim ghim liền 2 lớp 1 cạnh của đường chiết li (mặt phải của vải lót tiếp xúc da)

May chiết ly lần chính bát áo May 1 kim ghim liền 2 lớp 1 cạnh của đường chiết li

7 Ghim liền Ghim 1 cạnh bát áo với tim áo Máy 1 kim

8 Ghim liền Ghim 1 cạnh bát áo con lại với tim áo Máy 1 kim

Tra chun mở ngực May ZZ tra chun đường mở ngực liền với quai áo trước + cắt gọt dấu nhấm gầm nách.

10 Diễu Diễu chun mở ngực Máy zic

TT Thao tác Tên công đoạn Loại máy

11 Tra Tra chun nách Máy zic zac

12 Diễu Diễu chun nách Máy zic zac

13 Tra Tra chun cánh áo trên Máy zic zac

14 Diễu Diễu chun cánh áo trên Máy zic zac

15 Chắp Chắp cánh áo vào bát áo vị trí cạnh sườn

Chạy chun cánh áo dưới liền với gầm- bát áo Trần đè 2 kim tra chun bọc cánh áo dưới liền với gầm nách đến dưới bát áo + cắt gọt.

17 May đầu móc Máy zic zac

18 Đính bọ Đính bọ dây quai phía trước Máy bọ đơn

19 Đính bọ Đính bọ dây đặt cánh trên Máy bọ đơn

3.2.2 Tiêu chuẩn kĩ thuật may theo tài liệu đơn hàng

Hình 3 3 Tiêu chuẩn kỹ thuật may sản phẩm theo tài liệu đơn hàng

 Các trang thiết bị sử dụng, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật may sản phẩm đã đầy đủ, tất cả tài liệu sẽ được bàn giao cho bộ phận tiếp theo

KẾT LUẬN VÀ NHẬN XÉT

Cạnh tranh toàn cầu hóa đã dẫn tới sự thay đổi nhanh chóng nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ xã hội Trong bối cảnh đó, để tồn tại và phát triển được thì các doanh nghiệp phải luôn sẵn sàng để thích nghi với các điều kiện mới của môi trường kinh doanh, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải luôn duy trì và phát triển các hoạt động đổi mới mình Qua phần chuyên đề “Tìm hiểu nghiệp vụ nghiên cứu và phát triển mẫu tại công ty TNHH Crystal Martin Việt Nam ”, em đã tiến hành tìm hiểu tổng quát về công ty, về bộ phận phát triển mẫu, và đặc biệt có quá trình nghiên cứu thực tiễn hai nhiệm vụ đầu tiên trong qui trình theo dõi và phát triển mẫu:

1 Nhận & nghiên cứu tài liệu đơn hàng từ khách hàng (pattern/ sketch/ BOM/ MS sheet)

2 Thiết kế cấu trúc chi tiết dựa vào mẫu

Từ đó, em đã rút ra một số nhận xét như sau:

 Về tổng thể công ty:

Trong quá trình quan sát em nhận thấy, các xưởng may của Crystal Martin Việt Nam đều có diện tích lớn và thiết kế hợp lý, có đầy đủ bộ phận để tự hoàn thành một đơn hàng Mỗi bộ phận của xưởng sản xuất, mỗi chuyền may đến mỗi công nhân đều được phân chia khu vực riêng (không được ngồi hoặc để các thùng hàng vượt ra khỏi khu vực được dán băng dính vàng) giúp việc di chuyện thuận lợi, dễ dàng, hạn chế hầu như tối đa việc mọi người cản trở lối đi hoặc công việc của người khác, vừa xây dựng xưởng khoa học lại vừa tránh lãng phí thời gian.

Quy trình công nghệ của Công ty TNHH Crystal Martin Việt Nam sử dụng công nghệ chuẩn từ Hồng Kông với quy trình sản xuất khép kín từ khâu nguyên phụ liệu đến khâu xuất hàng Công ty sử dụng những loại máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại hàng đầu, và tất cả đều là các loại máy may điện tử có thể lập trình theo ý muốn chủ quan của con người.

Nhờ hệ thống máy móc hiện đại của nhà máy đã giúp cho quá trình sản xuất được diễn ra suôn sẻ với hiệu suất tối đa Nhiều loại máy có chức năng tự chém, xén vải thừa giúp giảm bớt công sức cũng như chi phí cho từng đơn vị sản phẩm Việc trang bị máy dò kim loại để kiểm tra mức độ an toàn của hàng hóa sau khi đóng gói để xuất khẩu đã được cung cấp từ khi nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động Tất cả chúng ta đều biết, máy móc là một yếu tố quan trọng quyết định năng suất làm việc cũng như tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty Cũng nhờ vậy mà Crystal Martin là một trong những công ty đứng top đầu ngành dệt may châu Á.

Quy trình công nghệ của công ty bao gồm nhiều công đoạn liên tục, kết quả của giai đoạn này sẽ được chuyển sang giai đoạn sau để tiếp tục công việc cho đến khi sản phẩm hoàn thành.

 Bộ phận theo dõi và phát triển mẫu: là một phần vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong công ty.

- Thông qua chất lượng mẫu khách hàng đánh giá được năng lực, trình độ tay nghề của nhân viên trong nhà máy, quyết định số lượng đơn hàng sẽ gửi.

- Là cơ sở để khách hàng xem xét sự phù hợp về chất liệu vải và thiết kế sản phẩm về thông số, về giá thành sản phẩm.

- Thuyết phục khách hàng lựa chọn nhà máy để sản xuất đơn hàng vì khách hàng chỉ đặt đơn hàng sau khi họ hài lòng về chất lượng mẫu, thời gian giao mẫu nhanh chóng đúng hạn với báo giá hợp lý kèm theo.

- Dựa vào mẫu để có quy trình may sản phẩm, xác định được định mức thời gian hoàn thành sản phẩm (bấm giờ), mức độ khó dễ cua sản phẩm, tay nghề công nhân, điều kiện máy móc, cữ gá hỗ trợ,…

- Tính toán năng suất và giá gia công sản phẩm trước khi ký hợp đồng.

- Tính được định mức vải, định mức chỉ…

Không chỉ vậy, để trở thành nhân viên theo dõi và phát triển mẫu cần có rất nhiều phẩm chất cá nhân và kĩ năng làm việc Với hai phần nghiên cứu thực tiễn hai nghiệp vụ đầu tiên: Nhận & nghiên cứu tài liệu đơn hàng từ khách hàng và thiết kế cấu trúc chi tiết dựa vào mẫu, em đã biết được cách làm việc và từng bước công việc của từng nghiệp vụ, là cơ sở để phục vụ cho công việc sau này.

NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU KĨ THUẬT MÃ HÀNG PARKA C3 22 RTW

- Kí hiệu mã hàng: PARKA C3 22 RTW

- Nhà thiết kế: A New Day

- Thời gian tạo: Ngày 12 tháng 02 năm 2022

- Dải cỡ bao gồm cỡ: XXS-XXL (Cỡ gốc: M), X- 4X (Cỡ gốc: 1X)

1.2.1 Mô tả đặc điểm hình dáng

Thông tin sản phẩm mã hàng:

 Chủng loại sản phẩm mã hàng PARKA C3 22 RTW: Áo khoác cho nữ 3 lớp

 Đặc điểm: Đây là loại áo jacket trần bông 3 lớp, có mũ, dài tay

 Có mũ từ cổ áo

 Có hai túi ốp đối xứng hai bên

 Có các đường các đường trần dọc theo thân áo, mỗi đường trần cách nhau 2 inch

+ Thân sau: Thân sau liền, không có cầu vai, có 7 đường trần dọc theo thân áo

+ Tay áo: Tay áo dài, cổ tay có bo chun, có 5 đường trần dọc theo tay áo + Màu sắc: Màu hồng phấn

+Lót áo trơn, lót thân trước có nẹp ve

1.2.2 Mô tả mẫu kỹ thuật

Hình 1 8 Bản vẽ mô tả mẫu kỹ thuật

Nhìn vào hình ảnh mô tả mẫu và bản vẽ mô tả mẫu kỹ thuật sản phấm áo jacket 3 lớp mã hàng PARKA C3 22 RTW, cho ta thấy được rằng, bản vẽ đã thể hiện được hình dáng sản phẩm và tất cả các đường may ngoại quan Từ đó, dựa vào bản vẽ, ta sẽ hình dung ra phương pháp thiết kế, gia công sản phẩm.

1.3 Nghiên cứu bảng thông số mã hàng PARKA C3 22 RTW

1.3.1 Nghiên cứu bảng thông số kích thước mã hàng

Bảng 1 1 Bảng thông số kích thước thành phẩm mã hàng PARKA C322RTW, cỡ

XXS- XXL (Đơn vị: inch)

3 C Rộng mũ từ giữa thân sau 0.5

4 D Cao mũ từ đầu vai trong 0.5

8 H Dài tay từ giữa cổ sau 0.5 31.5 32 32.5 33

Rộng bắp tay dưới nách 1 inch

12 M Dài áo đo từ đầu vai trong 0.5

13 N Hạ nách từ đầu vai trong 0.375 11.25 11.75

Bảng 1 2 Bảng thông số kích thước thành phẩm mã hàng PARKA C3 22 RTW, cỡ

H Vị trí đo Dung sai

3 C Rộng mũ từ giữa thân sau 0.5 11.5 12 12.5 13 13.5

4 D Cao mũ từ đầu vai trong 0.5 14.2

8 H Dài tay từ giữa cổ sau 0.5 33.7

9 I Rộng bắp tay dưới nách 1 inch

12 M Dài áo đo từ đầu vai trong 0.5 27.2

13 N Hạ nách từ đầu vai trong 0.375 12.7

1.3.2 Mô tả vị trí đo của sản phẩm mã hàng PARKA C3 22 RTW

Hình 1 9 Bản vẽ mô tả vị trí đo

1.4 Bảng thống kê số lượng chi tiết sản phẩm

Bảng 1 3 Bảng thống kê số lượng chi tiết sản phẩm

STT Tên chi tiết Kí hiệu Số lượng Canh sợi Ghi chú

1 Thân trước C322RTW-C-THANTRUOC 2 Dọc

3 Thân sau C322RTW-C-THANSAU 1 Dọc

5 Má mũ C322RTW-C-MAMU 2 Dọc

6 Đỉnh mũ C322RTW-C-DINHMU 1 Dọc

7 Đáp cửa mũ C322RTW-C-DAPCUAMU 1 Ngang

8 Đáp cổ C322RTW-C-DAPCO 2 Dọc

9 Đáp mác C322RTW-C-DAPMAC 1 Ngang

11 Đáp gấu sau C322RTW-C-DAPGAUSAU 1 Ngang

12 Nẹp ve C322RTW-C-NEPVE 2 Dọc

13 Dây treo C322RTW-C-DAYTREO 1 Dọc

TỔNG CHI TIẾT VẢI CHÍNH 22

1 Lót thân trước C322RTW-L-THANTRUOC 2 Dọc

2 Lót túi C322RTW-L-TUI 2 Dọc

3 Lót thân sau C322RTW-L-THANSAU 1 Dọc

4 Lót tay C322RTW-L-TAY 2 Dọc

5 Lót má mũ C322RTW-L-MAMU 2 Dọc

6 Lót đỉnh mũ C322RTW-L-DINHMU 1 Dọc

TỔNG CHI TIẾT VẢI LÓT 10

1 Bông thân trước C322RTW-B-THANTRUOC 2

2 Bông thân sau C322RTW-B-THANSAU 1

4 Bông má mũ C322RTW-B-MAMU 2

5 Bông đỉnh mũ C322RTW-B-DINHMU 1

6 Nhãn hướng dẫn sử dụng 1

8 Chốt chặn dây rút gấu 2

TỔNG CHI TIẾT PHỤ LIỆU 11

1.5 Nghiên cứu cấu trúc đường may trên sản phẩm

Mỗi sản phẩm đều được ghép lại từ các chi tiết riêng lẻ với nhau Sự liên kết đó được thực hiện bởi các đường may Có rất nhiều loại đường may khác nhau, mỗi loại đường may có tính chất và mục đích sử dụng riêng Do đó, một sản phẩm có thể sử dụng nhiều loại đường may khác nhau Sản phẩm áo PARKA C3 22 RTW 3 lớp đã sử dụng những loại đường may: đường may can chắp, đường may mí, diễu.

1.5.1 Mô tả vị trí cắt của sản phẩm

Hình 1 10 Bản vẽ mô tả vị trí cắt

1.5.2 Mô tả cấu trúc đường may tại vị trí cắt

Bảng 1 4 Bảng mô tả mặt cắt cấu trúc vị trí một số đường may

Hình vẽ mô tả mặt cắt Ghi chú

1 A-A Khoá áo a Thân chính b Bông c Thân lót d Viền che răng khoá e Khoá

1 Đường may khoá áo với thân chính và bông, viền che răng khoá

2 Đườn ghim khoá áo với thân chính, bông, viền che răng khoá, thân lót

4 Ghim bông với thân chính

2 B-B Cạnh túi trên a Túi chính b Bông túi c Lót túi d Thân áo

1 Đường mí túi với thân

Hình vẽ mô tả mặt cắt Ghi chú

Cạnh túi dưới a Túi chính b Bông túi c Lót túi d Thân áo

1 Đường mí túi với thân

2 Đường chắp túi chính (bông) với lót túi

Vai con Chắp tay Bụng tay Sườn áo a Vai con thân sau (thân, bụng tay, sườn áo) chính b Vai con thân trước (đầu tay, bụng tay, sườn áo) chính c Bông

1 Đường chắp vai con (chắp tay, bụng tay, sườn áo) chính

5 F-F Cạnh mũ trên a Cổ mũ chính b Bông mũ c Lót mũ d Đáp mũ

1 Đường may đáp mũ với mũ chính (bông)

Hình vẽ mô tả mặt cắt Ghi chú

3 Đường chắp đáp mũ với mũ lót

6 I-I Đường chắp mũ a Cổ mũ chính b Bông mũ c Lót mũ

1 Đường may mũ chính với thân

2 Đường may mũ chính, lót với thân

7 K-K Cửa tay a Tay áo chính b Lớp bông tay c Tay lót d Chun tay

Hình vẽ mô tả mặt cắt Ghi chú

8 L-L Gấu áo a Thân chính b Đáp gấu c Thân lót d Lớp bông than trước

1 May đáp gấu với thân chính

Với sản phẩm áo jacket 3 lớp mã hàng PARKA C3 22 RTW, nhìn vào hình 1.3 và bảng mô tả mặt cắt cấu trúc vị trí đường may, tất cả đã thể hiện được tính chất cũng như mục đích sử dụng các đường may cho sản phẩm Mỗi đường may đều hoàn toàn phù hợp và có vai trò quan trọng giúp sản phẩm hoàn thiện

1.6 Nghiên cứu nguyên phụ liệu sử dụng cho sản phẩm

Bảng 1 5 Bảng mô tả đặc điểm nguyên phụ liệu

Màu sắc Đặc điểm, thành phần Vị trí sử dụng Mẫu vật

Sử dụng cho toàn bộ lớp chính của sản phẩm: thân trước, thân sau, tay áo, má mũ, đỉnh mũ, nẹp ve, đáp mũ, đáp gấu, đáp mác, dây treo, túi áo.

Sử dụng cho toàn bộ lớp lót của sản phẩm: thân trước, thân sau, tay áo, má mũ, đỉnh mũ, túi áo.

3 Bông tấm White White White White White

Sử dụng cho các vị trí: thân trước, thân sau.

4 Bông tấm White White White White White

Sử dụng cho các vị trí: tay áo, mũ áo, túi áo

- Khoá kép một chiều, cùng màu với vải chính

Sử dụng cho vị trí thân trước áo

- Màu sắc: cùng màu với vải chính

Sử dụng cho tất cả các đường may trên sản phẩm

7 Dây chun White White White White White - Dây đàn hồi

Sử dụng cho vị trí viền cửa tay áo

Sử dụng cho vị trí gấu áo

Carameliz e walnut - Chất liệu: Nhựa Sử dụng cho vị trí gấu áo

White White White White White

- Có thêu logo (a new day TM )

Sử dụng cho vị trí đáp cổ

White White White White White

- Có thêu: Cỡ + made in VietNam

Sử dụng cho vị trí đáp cổ

12 Nhãn phụ White White White White White

- Có thêu: WATER RESISTANT RESISTENTE AL AQUA

White White White White White

- Có in thành phần nguyên phụ liệu

Nằm ở đường chắp sườn lót, cách gấu 3”

Nhãn hướng dẫn sử dụng

White White White White White

- Có in cách sử dụng, bảo quản

Nằm cùng nhãn nguyên phụ liệu

Với sản phẩm áo jacket 3 lớp mã hàng PARKA C322RTW, sau khi nghiên cứu thông đặc điểm nguyên phụ liệu của sản phẩm Em nhận thấy được rằng, các nguyên phụ liệu để sản xuất rất đầy đủ và mô tả chi tiết

1.7 Nghiên cứu phương pháp và thiết bị gia công sản phẩm

Bảng 1 6 Bảng xây dựng phương pháp gia công và thiết bị sử dụng cho sản phẩm

KH Ứng dụng Hình ảnh

Phương pháp gia công may

May tất cả các đường may ở thân chính như: may túi, tra khóa, tra tay, chắp sườn, và một số đường ở thân lót như mí đáp nẹp, đáp mũ,

Phương pháp gia công sang dấu

Dùng để sang dấu vị trí túi

Phương pháp gia công cắt sửa

Kéo, bấm KB Dùng để cắt vải, chỉ thừa,…

4 Phương pháp gia công khác Đục oze

TC Dùng để đục oze xỏ dây rút gấu áo

Với sản phẩm áo jacket 3 lớp mã hàng PARKA C3 22 RTW, những trang thiết bị lựa chọn để gi công may sản phẩm đã đáp ứng được yêu cầu sản phẩm, giúp quá trình may được ngắn nhất.

1.8 Nhận xét và đề xuất

- Qua quá tình nghiên cứu tài liệu mã hàng PARKA C3 22 RTW, em thấy:

+ Tài liệu kỹ thuật khá đầy đủ

+ Hình vẽ mô tả, bảng thông số, bảng yêu cầu nguyên phụ liệu tương đối đầy đủ

+ Đơn hàng cung cấp tương đối đầy đủ thông tin để xây dựng được bảng hướng dẫn sử dụng NPL, yêu cầu kỹ thuât cắt may sản phẩm

+ Cấu trúc đường may không quá phức tạp chủ yếu là các đường chắp, diễu, mí sử dụng máy 1 kim

- Do đơn hàng có hai bảng thông số (Bảng 1.1- năm 2021, bảng 1.2- năm 2022) nên em xin được đề xuất chọn “Bảng thông số năm 2022” để xây dựng tài liệu thiết kế

- Do đơn hàng không có số lượng sản phẩm cho từng cỡ và cả đơn hàng, nên em xin được đề xuất bảng số lượng của sản phẩm như sau:

Bảng 1 7 Bảng đề suất số lượng sản phẩm các cỡ mã hàng PARKA C3 22 RTW

STT Màu Số lượng sản phẩm các cỡ

Sau khi nghiên cứu tài liệu đơn hàng sản phẩm áo Jacket 3 lớp của mã hàng

PARKA C3 22 RTW em đã nắm được những nội dụng sau: Đặc điểm, hình dáng, thông số đo, cấu trúc đường may, nguyên phụ liệu, công nghệ thiết bị gia công sản phẩm Đó là cơ sở để em tiến hành thiết kế mẫu và xây dựng tài liệu kỹ thuật cho đơn hàng Với kết cấu sản phẩm như đã phân tích thì quá trình gia công sản phẩm có một số thuận lợi và khó khăn như sau:

- Hình ảnh mô tả kiểu dáng rõ ràng nên việc nghiên cứu đơn hàng thuận lợi

- Bảng thông số của đơn hàng đầy đủ và khá chi tiết tạo điều kiện thuận lợicho quá trình triển khai thiết kế

- Về tài liệu đơn hàng đưa ra khá đầy đủ bao gồm:

+ Hình vẽ mô tả sản phẩm mẫu.

+ Bảng thông số thành phẩm

 Khó khăn: Các phụ liệu trong đơn hàng để hoàn thiện được sản phẩm ngoài thị trường không có như: Nhãn thương hiệu, nhãn hướng dẫn sử dụng,…Dẫn đến việc tìm đúng nguyên phụ liệu theo yêu cầu của đơn hàng gặp khó khăn.

Ngày đăng: 22/12/2022, 09:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Hoàng Thị Lĩnh – Xử lý hoàn tất sản phẩm dệt - may – Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật. Hà Nội – 2013 Khác
[2]. Lưu Hoàng, Trương Thị Hoàng Yến, Dương Thị Thúy, Nguyễn Thế Lực – Giáo trình Công nghệ may 1– Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, năm 2019 Khác
[5]. Khoa Công nghệ May và Thời trang – Bài giảng Thiết kế dây chuyền may Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên, năm 2021 Khác
[6]. Khoa Công nghệ May và Thời trang – Bài giảng Thiết kế kĩ thuật trang phục trên máy tính – Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên, năm 2020 Khác
[7]. Khoa Công nghệ May và Thời trang – Bài giảng Chuẩn bị sản xuất trong may công nghiệp – Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên, năm 2020 Khác
w