Mẹogiúpbạntạo“độtphá”
1. Hãy thể hiện khả năng thuyết trình khi có thể
Dù bạn là cấp trên của một nhóm người nhưng có những việc thay vì giao
cho nhân viên của mình, bạn hãy tận dụng lấy cơ hội để đưa ra những ý
tưởng của bạn với ban quản lý. Dùng kỹ năng thuyết trình để thuyết phục
sếp và mang đến cho họ những thông điệp, những ý tưởng kinh doanh.
Nếu chính bản thân bạn thuyết trình trước sếp thì đảm bảo rằng sếp sẽ
ghi nhớ đó là công lao của bạn. Đừng chỉ đưa ra ý tưởng và để người
khác nói. Sẽ không ai biết được tác giả của những ý tưởng giá trị đó là
bạn đâu. Đây là một trong những chiến lược dễ dàng giúpbạn thăng chức
trong công việc.
2. Thường xuyên gửi báo cáo về công việc
Sếp của bạn có hàng núi công việc cần giải quyết nên họ sẽ không có thời
gian để đi kiểm tra tình trạng làm việc của từng nhân viên được nhưng họ
lại buộc phải biết kết quả công việc mà họ đã giao.
Hãy gửi báo cáo thường xuyên, được tóm tắt một cách logic, ngắn gọn, dễ
hiểu để sếp nắm bắt được việc bạn đã làm. Có cần điều chỉnh hay giải
quyết những vướng mắc gì không. Thậm chí kể cả khi bạn không bị “ép
buộc” phải gửi báo cáo nhưng đó là nguyên tắc giúp sếp biết bạn là người
làm việc có tổ chức và khoa học.
3. Những bằng chứng thuận lợi
Sẽ không có gì tuyệt hơn trong hồ sơ thăng tiến của bạn bằng những bằng
chứng đóng góp của bạn cho công ty. Hãy tập hợp những cống hiến của
bạn cho công ty, nếu là chứng nhận của người thứ ba như khách hàng
hay đồng nghiệp thì càng tốt. Sử dụng những tài liệu này gửi đến sếp
hoặc dùng nó để đề nghị tăng lương cũng là một lợi thế.
Sự tự tin sẽ giúpbạn thành công từ những dự án nhỏ đến dự án lớn (Ảnh
minh họa)
Chú ý: Sếp sẽ không thể nào nhớ hết được mọi thứ bạn đã đóng góp mà
chỉ chú ý đến những thành công nhất của ban. Do vậy để tạo được vị trí
nổi bật hãy chắc chắn rằng bạn đã dành được nhiều thắng lợi và tăng lợi
nhuận đáng kể cho công ty nhé.
Tập chung vào dự án mà bạn chắc chắn thành công sẽ giúpbạn xây dựng
niềm tin với sếp của bạn hơn. Sự tự tin đó sẽ giúpbạn thành công từ
những dự án nhỏ đến dự án lớn hơn và quan trọng là tạo cơ hội cho bạn
thăng tiến nghề nghiệp.
4. Làm việc tích cực
Một nhân viên luôn tích cực trong công việc, nỗ lực hết mình sẽ vẽ lên một
“bức tranh” tâm huyết để phát triển công ty. Đó là điều mà rất nhiều nhà
quản lý cần và họ cũng sẽ lưu tâm trong vấn đề đề bạt bạn hay không đấy.
5. Luôn bận rộn
Đảm nhận công việc thôi là chưa đủ bạn cần phải bước xa hơn và luôn
luôn bận rộn. Khi có dịp nhận xét nhân viên để thăng cấp hay sa thải,
người quản lí sẽ bất chợt chọn lấy những ấn tượng đắc sắc nhất mà
những nhân viên của mình đã thể hiện và tất nhiên cái đó sẽ là ấn tượng
gần đây nhất.
Hãy tỏ ra bạn là người bận rộn đồng thời cũng là thông điệp cho mọi
người biết rằng bạn đang nỗ lực làm việc như thế nào. Trông có vẻ bận
rộn cũng quan trọng như đang bận rộn vậy.
6. Thời gian để thể hiện
Mọi dự án và mọi sáng kiến bạn có là cơ hội để xây dựng sự nổi bật. Nếu
bạn muốn gây sự chú ý thì bạn cần phải bước đi và đặt bạn vào vị trí quan
trọng mà mọi người có thể nhìn thấy. Hãy thể hiện óc sáng tạo và kỹ năng
làm việc của bạn nhé. Những bước đột phá trong công việc chính là “bước
nhảy” để giúpbạn thăng tiến trong nghề nghiệp đấy
. Mẹo giúp bạn tạo “đột phá”
1. Hãy thể hiện khả năng thuyết trình khi có thể
Dù bạn là cấp trên của một nhóm người. công sẽ giúp bạn xây dựng
niềm tin với sếp của bạn hơn. Sự tự tin đó sẽ giúp bạn thành công từ
những dự án nhỏ đến dự án lớn hơn và quan trọng là tạo cơ