(Luận văn thạc sĩ) Sử dụng phương pháp dạy học trò chơi trong môn Địa lý 10 Trường Trung học phổ thông Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh(Luận văn thạc sĩ) Sử dụng phương pháp dạy học trò chơi trong môn Địa lý 10 Trường Trung học phổ thông Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh(Luận văn thạc sĩ) Sử dụng phương pháp dạy học trò chơi trong môn Địa lý 10 Trường Trung học phổ thông Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh(Luận văn thạc sĩ) Sử dụng phương pháp dạy học trò chơi trong môn Địa lý 10 Trường Trung học phổ thông Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh(Luận văn thạc sĩ) Sử dụng phương pháp dạy học trò chơi trong môn Địa lý 10 Trường Trung học phổ thông Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh(Luận văn thạc sĩ) Sử dụng phương pháp dạy học trò chơi trong môn Địa lý 10 Trường Trung học phổ thông Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh(Luận văn thạc sĩ) Sử dụng phương pháp dạy học trò chơi trong môn Địa lý 10 Trường Trung học phổ thông Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh(Luận văn thạc sĩ) Sử dụng phương pháp dạy học trò chơi trong môn Địa lý 10 Trường Trung học phổ thông Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh(Luận văn thạc sĩ) Sử dụng phương pháp dạy học trò chơi trong môn Địa lý 10 Trường Trung học phổ thông Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh(Luận văn thạc sĩ) Sử dụng phương pháp dạy học trò chơi trong môn Địa lý 10 Trường Trung học phổ thông Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh(Luận văn thạc sĩ) Sử dụng phương pháp dạy học trò chơi trong môn Địa lý 10 Trường Trung học phổ thông Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh(Luận văn thạc sĩ) Sử dụng phương pháp dạy học trò chơi trong môn Địa lý 10 Trường Trung học phổ thông Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh(Luận văn thạc sĩ) Sử dụng phương pháp dạy học trò chơi trong môn Địa lý 10 Trường Trung học phổ thông Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh(Luận văn thạc sĩ) Sử dụng phương pháp dạy học trò chơi trong môn Địa lý 10 Trường Trung học phổ thông Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh(Luận văn thạc sĩ) Sử dụng phương pháp dạy học trò chơi trong môn Địa lý 10 Trường Trung học phổ thông Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh(Luận văn thạc sĩ) Sử dụng phương pháp dạy học trò chơi trong môn Địa lý 10 Trường Trung học phổ thông Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh(Luận văn thạc sĩ) Sử dụng phương pháp dạy học trò chơi trong môn Địa lý 10 Trường Trung học phổ thông Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh(Luận văn thạc sĩ) Sử dụng phương pháp dạy học trò chơi trong môn Địa lý 10 Trường Trung học phổ thông Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 1LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan:
1 Đây là công trình nghiên cứu của tôi
2 Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là từ thực tế nghiên cứu,chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác
3 Tôi xin đảm bảo tính trung thực của đề tài
TP.HCM, ngày 20 tháng 3 năm 2016
Người cam đoan
Vũ Hiền Linh
Trang 2LỜI CẢM ƠNTrước hết người nghiên cứu xin gởi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Võ Thị Xuân là người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
thực hiện luận văn này
Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô dạy lớp cao học khóa 2014B và
quý thầy cô Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, là những người đã tận
tình giảng dạy và truyền thụ những kinh nghiệm quý báu cho người nghiên cứu trong suốt khóa đào tạo sau đại học
Đồng thời cũng xin cám ơn Ban giám hiệu và quý thầy cô trường THPT Thủ Đức – TP.HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nghiên cứu thực hiện
việc nghiên cứu của mình
Thành thật cảm ơn các anh chị em học viên cùng khóa 2014B ngành GDH đã
luôn động viên, chia sẻ với người nghiên cứu trong suốt 1,5 năm học tập
Sau cùng, xin cám ơn gia đình đã ủng hộ và là nguồn động viên cho người
nghiên cứu trong suốt quá trình học tập
TP.HCM, ngày 20 tháng 3 năm 2016
Vũ Hiền Linh
Trang 3TÓM TẮT
Phương pháp là cách thức hoạt động của thầy và trò để thực hiện quá trình dạy
và học Phương pháp dạy học là công cụ để chuyển tải nội dung kiến thức, thái độ nhận thức, trách nhiệm và cảm xúc của người dạy đến người học Phương pháp là một công cụ vô hình nhưng không thể thiếu trong việc dạy học Chính vì thế, hội nghị TW8 khóa XI đã đề ra phương hướng đổi mới giáo dục phải gắn liền với phát triển tư duy sáng tạo, giáo dục hướng đến sự phát triển con người toàn diện bằng việc đưa ra các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học…nhằm đổi mới giáo dục hiện nay
Để phát triển các năng lực trên, đòi hỏi giáo dục phải có một phương hướng dạy học mang tính chất phát triển con người Và phương hướng sử dụng trò chơi trong dạy học là một trong những phương pháp tạo động cơ học tập cho học sinh, thay đổi cách học bị động sang cách học chủ động và phát triển một số khả năng cá nhân như làm việc nhóm, giải quyết được các vấn đề nội dung bài học, từ đó giải quyết được một số khó khăn trong tình huống thực tiễn Do vậy người nghiên cứu mạnh dạn chọn đề tài “ Sử dụng trò chơi trong dạy học môn Địa lí 10 – trường THPT Thủ Đức, TP.HCM”
Để góp phần nâng cao điểm số học tập môn Địa lí 10, người nghiên cứu đã:
1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về sử dụng trò chơi trong dạy học môn Địa lí 10
2 Nghiên cứu thực trạng phương pháp dạy học môn Địa lí 10 tại trường THPT Thủ Đức – TP.HCM
3 Xây dựng bài dạy môn Địa lí 10 theo hướng sử dụng trò chơi trong dạy học
4 Thực nghiệm ở trường THPT Thủ Đức – TP.HCM để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của phương pháp này
Kết quả thực nghiệm cho thấy, việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn Địa lí
10 được các đồng nghiệp đánh giá và cho rằng phương pháp này có khả năng áp dụng phù hợp với môn học Địa lí lớp 10
Trang 4ABSTRACT
The method is the way that teachers and students carry out the teaching and learning process Teaching method is a tool to deliver knowledge, attitudes, awareness, responsibility and feelings of the teacher to the learner Method is an invisible but indispensable tool in teaching Therefore, TW8 Period XI Conference has set the orientation for education reform is to be associated with the development
of creative thinking and education towards integral human development by introducing teaching methods, teaching techniques to reform the current education
To develop the above abilities, the education must have a method of teaching with human development characteristic And the Gaming Teaching Method is one
of methods that motivate students to study, change from passive to active learning and develop some individual abilities, such as teamwork, problem solving in lessons, which help students to solve the practical situations in reality Therefore, the researcher has boldly chosen the topic "Using Gaming Teaching Method in Geography in Grade 10 - Thu Duc High School, HCMC"
To contribute improving the learning outcomes of Geography 10 subjects, the researcher has:
1 Researched the theoretical background on gaming teaching method for Geography 10
2 Researched the status quoe of teaching-learning methods in Geography 10 at Thu Duc High School - Ho Chi Minh City
3 Built the lessons for Geography 10 by using gaming teaching method
4 Conducted experiment at Thu Duc High School - Ho Chi Minh City to verify the feasibility and effectiveness of this method
The experimental results showed that using gaming teaching method for Geography 10 are well-evaluated and that this method is capable of being applied consistent with Geography 10 course
Trang 5MỤC LỤC
Trang Trang tựa Lý lịch khoa học i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Tóm tắt iv
Mục lục vi
Danh mục các chữ viết tắt ix
Danh mục bảng x
Danh mục sơ đồ, hình ảnh và biểu đồ xii
A PHẦN MỞ ĐẦU 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2
4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
5 KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 2
6 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2
7 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
8 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
9 PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN 4
10 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 5
B PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC 7
1.1 TỔNG QUAN VỀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DẠY HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 7
1.2 ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÍ LỨA TUỔI HỌC SINH LỚP 10 10
Trang 61.3 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI 12
1.3.1 Hoạt động dạy – học 12
1.3.2 Phương pháp dạy học 15
1.3.3 Phương tiện dạy học 16
1.3.4 Vai trò của phương tiện dạy học 17
1.3.5 Sử dụng trò chơi trong dạy học 17
1.4 CÁC CƠ SỞ VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÀ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ 18
1.4.1 Các cơ sở về phương pháp dạy học trong trường phổ thông 18
1.4.2 Các cơ sở về trò chơi trong dạy học môn Địa lí 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 37
Chương 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ LỚP 10 - TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC 38
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC – TP HCM 38
2.2 GIỚI THIỆU VỀ MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 40
2.3 THỰC TRẠNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC 43
2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 TẠI TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC - TP.HCM 44
2.4.1 Đánh giá về PPDH Địa lí 10 tại trường THPT Thủ Đức từ phía các GV bộ môn Địa lí 44
2.4.2 Đánh giá về PPDH Địa lí 10 tại trường THPT Thủ Đức từ phía học sinh 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 54
Chương 3: TRIỂN KHAI TRÒ CHƠI VÀO DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ LỚP 10 – TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC 55
3.1 CÁC CƠ SỞ DÙNG LÀM CĂN CỨ ĐỂ TRIỂN KHAI TRÒ CHƠI VÀO DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 – TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC, TP.HCM 55
Trang 73.1.1 Căn cứ vào yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục 55
3.1.2 Căn cứ vào yêu cầu đổi mới tại trường THPT Thủ Đức – TP.HCM 56
3.1.3 Căn cứ vào thực trạng dạy và học môn Địa lí tại trường THPT Thủ Đức – TP.HCM 56
3.2 THIẾT KẾ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 – TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC, TP.HCM 57
3.2.1 Mục tiêu dạy học môn Địa lí 10 theo hướng sử dụng trò chơi 57
3.2.2 Cấu trúc lại nội dung môn học Địa lí 10 theo các chủ đề 58
3.2.3 Xây dựng bài dạy môn Địa lí 10 theo hướng sử dụng trò chơi 59
3.2.4 Nguyên tắc khi sử dụng trò chơi vào dạy học môn Địa lí 10 80
3.3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 80
3.3.1 Mục đích, đối tượng dạy thực nghiệm 81
3.3.2 Thời gian, địa điểm thực nghiệm sư phạm 81
3.3.3 Nội dung dạy thực nghiệm sư phạm 81
3.3.4 Thiết kế giáo án theo PPDH trò chơi 84
3.4 XỬ LÍ KẾT QUẢ SAU THỰC NGHIỆM 90
3.4.1 Xử lý định tính kết quả khảo sát sau thực nghiệm 90
3.4.2 Xử lý định lượng kết quả các bài kiểm tra sau thực nghiệm 98
3.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 102
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 103
C PHẦN KẾT LUẬN 1 Kết luận 104
2 Kiến nghị 106
3 Hướng phát triển của đề tài 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC 111
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng Trang Bảng 1.1 Kết quả nghiên cứu về khả năng của các PPDH trong việc
thực hiện các mục tiêu 20
Bảng 1.2 Một số PPDH dùng trong trường THPT [21] 21
Bảng 1.3 Nhóm nội dung phát triển các lĩnh vực năng lực [9, trang 71] 24
Bảng 1.4 Phân biệt ba loại trò chơi rong dạy học [8, trang 175] 27
Bảng 2.1 Nội dung chương trình Địa Lí 10 42
Bảng 2.2 Kết quả khảo sát nội dung chương trình môn học Địa lí 10 45
Bảng 2.3 Kết quả khảo sát kỹ năng sư phạm của GV cùng chuyên môn 45
Bảng 2.4 Kết quả khảo sát mức độ sử dụng PP giảng dạy của GV 45
Bảng 2.5 Kết quả khảo sát mức độ sử dụng phương tiện của GV trong giờ dạy
46
Bảng 2.6 Mức độ và hình thức kiểm tra đánh giá học sinh 47
Bảng 2.7 Cách học Địa lí 10 của học sinh 49
Bảng 2.8 Mức độ thích thú của HS khi tham gia học môn Địa lí 10 49
Bảng 2.9 Quan sát hoạt động của các bạn cùng lớp trong giờ môn Địa lí 50
Bảng 2.10 Thực trạng về các phương tiện GV sử dụng trong giờ học 50
Bảng 2.11 Quan sát PP giáo viên sử dụng giờ học Địa lí 51
Bảng 3.1 Cấu trúc chương trình SGK Địa lí 10 đã chỉnh sửa 58
Bảng 3.2 Nội dung sử dụng trò chơi dạy học trong các bài dạy Địa lí 10 63
Bảng 3.3 Phiếu đánh giá tiết dạy của GV dự giờ 90
Bảng 3.4 Thay đổi về cách học của HS sau khi sử dụng trò chơi 92
Bảng 3.5 Thái độ và cảm xúc của HS trong giờ môn Địa lý khi GV sử dụng trò chơi 94
Bảng 3.6 Mức độ tiếp thu kiến thức sau giờ học của HS 95
Bảng 3.7 Quan sát phương pháp giảng dạy của GV khi đứng lớp 95
Trang 10Bảng 3.8 Thái độ và cảm xúc của HS sau khi học 97 Bảng 3.9 Phân phối điểm trung bình X và độ lệch chuẩn Sx 98 Bảng 3.10 Biểu thị sự phân bố điểm số của HS giữa hai lớp TN và ĐC 98
Trang 11DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ
Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 1.1: Hoạt động dạy 12
Sơ đồ 1.2:Hoạt động học 14
Sơ đồ 1.3: Quy trình thiết kế trò chơi học tập trong dạy học 31
Sơ đồ 1.4: Nguyên tắc lựa chọn trò chơi học tập 33
Sơ đồ 1.5: Quy trình tổ chức trò chơi 34
Tên hình Trang Hình 1.1: Bản đồ Tây Âu và Nhật Bản 28
Hình 2.1: Trường THPT Thủ Đức, Tp.HCM 39
Hình 2.2: Lớp học ngoại khóa về kỹ năng giao tiếp ở trường THPT Thủ Đức 40
Hình 3.1.Một số hình ảnh thực nghiệm bài 43 89
Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1 Mức độ sử dụng PPGD của GV 46
Biều đồ 2.2 Mức độ sử dụng các phương tiện dạy học của GV 47
Biểu đồ 2.3 Mức độ sử dụng các hình thức kiểm tra và đánh giá học sinh 48
Biểu đồ 2.4 Mức độ thích thú của HS khi tham gia học môn Địa lí 10 50
Biểu đồ 2.5 Thực trạng về các phương tiện GV sử dụng trong giờ học 51
Biểu đồ 2.6 Quan sát PP giáo viên sử dụng giờ học Địa l0 52
Biểu đồ 3.1 Thay đổi cách học của HS sau khi GV sử dụng trò chơi vào dạy học môn Địa lí 93
Biểu đồ 3.2 Thái độ và cảm xúc của HS trong giờ môn Địa lí khi GV sử dụng trò chơi 94
Biểu đồ 3.3 Mức độ tiếp thu kiến thức sau giờ học của HS 95
Biểu đồ 3.4 Quan sát phương pháp giảng dạy của GV khi đứng lớp 96
Biểu đồ 3.5 Thái độ và cảm xúc của HS sau khi học 97
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn Địa lí là một môn học hấp dẫn và lí thú bởi nó có liên quan đến nhiều mặt đời sống thực tế về kinh tế - xã hội, tự nhiên, từ Vũ Trụ đến Trái Đất, quốc gia và khu vực trên thế giới, từ cổ xưa đến hiện tại…Thế nhưng có một sự thật là môn Địa
lí trước nay đến giờ vẫn xem như một môn học thuộc dạng ghi chép, học thuộc lòng
và có phần nhàm chán trong lúc học Có rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu có thể thấy được đó là do cách dạy của môn học này vẫn còn theo cách truyền thống “giảng, đọc và chép”
Chính vì vậy mà người ta đã liên tục cải cách, thay đổi nội dung sách giáo khoa, rất nhiều hội thảo về thay đổi phương pháp dạy môn Địa lí trong trường phổ thông cũng đã diễn ra nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Mục tiêu của việc cải cách
đó là nhằm làm cho chất lượng giáo dục đào tạo ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội Phong cách giảng giải, thầy đọc trò chép trong thời gian dài trước đó đã không còn phù hợp nữa Trong khi đó, sự bùng nổ Internet, kéo theo sự chia sẻ thông tin mạnh mẽ từ cộng đồng mạng khiến những kiến thức mà người thầy nắm giữ không còn là độc tôn Thực tế đòi hỏi các thầy giáo, cô giáo cần phải không ngừng tìm tòi, tích lũy kinh nghiệm, sáng tạo ra những
ý tưởng hay, để từ đó có thể tạo ra một giờ giảng sinh động, ấn tượng và chuyển tải
kiến thức đến học sinh một cách hiệu quả nhất.“Trò chơi học tập” là sự lựa chọn
của rất nhiều thầy cô trước áp lực thay đổi phương pháp dạy học để thu hút học sinh
và đạt mục tiêu bài giảng
Khổng Tử đã từng dạy học trò của mình rằng: “Biết mà học không bằng thích
mà học, thích mà học không bằng vui mà học” Do đó “Sử dụng trò chơi trong dạy học” có tác dụng hấp dẫn, cuốn hút sự tập trung cao độ của người học mà ít phương pháp nào có được Hơn nữa, trong trò chơi, tình cảm của người học đối với môn học, đối với bạn và đối với giáo viên được nảy nở và duy trì
Trang 13Các trò chơi trong dạy học có nguồn gốc từ các trò chơi trong thực tế Đối với loại trò chơi này, giáo viên chỉ cần ủy thác nội dung dạy học vào trong nội dung trò chơi Chẳng hạn, trò chơi xếp hình trong dạy và học ngôn ngữ, toán, trong các lớp tập huấn chuyên đề phòng chống AIDS… Mặt khác, do yêu cầu đa dạng của các trò chơi học tập, giáo viên có thể tạo ra những trò chơi mới phù hợp với nội dung bài học của tiết học và sẽ làm cho học sinh có hứng thú với tiết học đó Trò chơi không những giúp học sinh gần gũi, cởi mở và tạo sự chú ý của học sinh đối với nội dung bài giảng, mà còn khuyến khích học sinh tiếp thu bài một cách tự nhiên, không gượng ép và khô cứng Từ đó, nó thúc đẩy học sinh hành động, áp dụng bài học vào thực tiễn Thông qua trò chơi, ý nghĩa nội dung của bài học được truyền tải đến người nghe một cách nhẹ nhàng nhưng đầy sâu sắc dễ hiểu Kiến thức nội dung trong bài sẽ làm cho học sinh nhớ lâu và cảm thấy không bị nhàm chán, tiết học sẽ trở nên có hiệu quả hơn
Xuất phát từ những lí do trên người học chọn đề tài “Sử dụng trò chơi trong dạy
học môn Địa lí lớp 10 – trường THPT Thủ Đức, TP.HCM” hy vọng khi nghiên cứu
đề tài này sẽ góp phần làm phong phú thêm về phương pháp dạy học nhằm nâng cao điểm số học tập môn Địa lí ở trường THPT Thủ Đức – TP.HCM
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao điểm số học tập của môn Địa lí tại trường THPT Thủ Đức – TP.HCM qua sử dụng trò chơi trong dạy học
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về trò chơi trong dạy học ở trường THPT
Nhiệm vụ 4: Thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả dạy thực nghiệm về sử
dụng trò chơi trong dạy học môn Địa lí 10 trường THPT Thủ Đức – TP.HCM
Trang 144 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Trò chơi trong dạy học môn Địa lí 10
5 KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học môn Địa lí 10
6 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Hiện nay, việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn Địa lí lớp 10 còn ít do còn mới lạ với phương pháp này Vì vậy, nếu sử dụng trò chơi trong dạy học môn Địa lý lớp 10 sẽ góp phần nâng cao điểm số học tập môn học này tại trường THPT Thủ Đức – TP.HCM
7 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Triển khai trò chơi vào dạy học môn Địa lí 10 tại trường THPT Thủ Đức – TP.HCM
8 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu đề ra để đạt được mục tiêu dạy học nói trên và để hình thành được các nhiệm vụ đã liệt kê ở trên thì người nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp sau đây:
8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp phân tích tài liệu:
Nguồn tài liệu phân tích bao gồm sách, báo, tác phẩm khoa học, giáo trình, các văn kiện của Đảng và Nhà nước (giải quyết nhiệm vụ 1)
Phân tích các tài liệu lý thuyết nhằm phát hiện xu hướng, nguồn gốc phát sinh, phát triển và biến hóa của đối tượng để phát hiện bản chất, quy luật của đối tượng
và đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 10 (giải quyết nhiệm vụ 2 và 3)
Phương pháp phân loại hệ thống hóa lý thuyết:
Sắp xếp các tài liệu đã thu thập được thành một hệ thống logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức (giải quyết nhiệm vụ 1)
8.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (giải quyết nhiệm vụ 2 và 3)
Trang 15Khảo sát bằng bảng hỏi đối với HS để tìm hiểu thực trạng dạy học môn Địa lý lớp 10
Khảo sát tính khả thi của các trò chơi dùng trong dạy học môn Địa lý lớp 10 Khảo sát kết quả thực nghiệm sư phạm
Phương pháp phỏng vấn (giải quyết nhiệm vụ 2 và 3)
Phỏng vấn, trao đổi với các GV giảng dạy bộ môn Địa lí tại trường THPT Thủ Đức để tìm hiểu thực trạng dạy học môn Địa lý lớp 10
Phương pháp quan sát sư phạm (giải quyết nhiệm vụ 2 và 3)
Quan sát hoạt động dạy - học môn Địa lý lớp 10 của GV và HS thông qua dự giờ
để thu thập các số liệu về thực trạng bộ môn
Quan sát hoạt động dạy – học của GV và HS khi tiến hành thực nghiệm sư phạm đối với trò chơi trong dạy học môn Địa lý lớp 10
Phương pháp thực nghiệm sư phạm (giải quyết nhiệm vụ 3)
Thực nghiệm tiết học có sử dụng các trò chơi đã được thiết kế trong dạy học môn Địa lý lớp 10 tại trường THPT Thủ Đức để chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học
Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm (giải quyết nhiệm vụ 4)
8.3 Nhóm các phương pháp nghiên cứu khác
Phương pháp thống kê toán học (giải quyết nhiệm vụ 2 và 3)
Sử dụng một số công thức thống kê toán học để xử lý kết quả khảo sát thực trạng dạy học môn Địa lý 10, kết quả khảo sát tính khả thi của các trò chơi và kết quả thực nghiệm sư phạm
Phương pháp chuyên gia (giải quyết nhiệm vụ 4)
Trao đổi với các GV có kinh nghiệm dạy môn Địa lý 10 để tìm hiểu tính khả thi của các trò chơi trong dạy học môn Địa lý lớp 10 – trường THPT Thủ Đức
9 PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN
Sử dụng trò chơi vào giảng dạy không còn xa lạ với các nước trên thế giới và các công trình nghiên cứu ở Việt Nam Cụ thể:
Trang 16Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục “Thiết kế trò chơi trong dạy học môn tự
nhiên và xã hội cho học sinh các lớp đầu cấp tiểu học tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai”, của Phạm Hoàng Thanh Ngọc (2012) - Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật
TP.HCM Qua đề tài này, tác giả đã vận dụng và thiết kế các trò chơi trong dạy học,
sử dụng phương pháp dạy học trò chơi làm cơ sở lí luận cho đề tài Trong phần thực trạng dạy học trò chơi, tác giả đã tiến hành khảo sát GV về phương pháp, kĩ thuật dạy học, đồng thời người nghiên cứu cũng lựa chọn, thiết kế và tìm cách sử dụng các trò chơi sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, với điều kiện thực tế giảng dạy, với năng lực của giáo viên… để dạy học môn Tự nhiên và Xã hội đầu cấp tiểu học có hiệu quả hơn
Đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở “Xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học
nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên sư phạm trong dạy học môn giáo dục học ở trường đại học Đồng Tháp” của Thạc sĩ Nguyễn Kim Chuyên –
trường đại học Đồng Tháp (2012) Người nghiên cứu đã điều tra, phân tích, đánh giá kết quả khảo sát thực trạng, xây dựng được hệ thống các trò chơi dạy học trong dạy học môn Giáo dục học và các biện pháp sử dụng chúng phù hợp với các hình thức tổ chức dạy học, đặc điểm môn học và đặc điểm sinh viên nhằm phát huy tính tích cực học tập cho sinh viên sư phạm, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng trong dạy học môn Giáo dục học
Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục “Using role play to enhance english
speaking skills for the 10 th Graders at NGHI LOC IV high school” của Trương
Thị Thu Hằng – Trường đại học Vinh Qua đề tài này, người nghiên cứu sử dụng trò chơi đóng vai vào dạy học môn tiếng anh nhằm nâng cao kĩ năng nói cho HS cấp THPT Ở đề tài này người nghiên cứu đã nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài, đồng thời khảo sát để phân tích thực trạng kĩ năng nói của HS hiện nay ngay tại trường sở tại Từ đó người nghiên cứu đề xuất giải pháp phương pháp dạy tiếng Anh kĩ năng nói theo hướng tổ chức trò chơi đóng vai làm tăng phản xạ của người học đồng thời thực hiện cải cách phương pháp dạy bộ môn tiếng Anh trong trường phổ thông
10 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Trang 18PHẦN NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC
1.1 TỔNG QUAN VỀ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ
Ở VIỆT NAM
1.1.1 Trên thế giới
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, một số nhà khoa học Nga như: P.A.Bexonova, OP.Seina, V.I.Đalia, E.A.Pokrovxki đã đánh giá cao vai trò giáo dục, đặc biệt và tính hấp dẫn của trò chơi dân gian Nga đối với trẻ mẫu giáo E.A.Pokrovxki trong lời đề tựa cho tuyển tập “Trò chơi của trẻ em Nga” đã chỉ ra nguồn gốc, giá trị đặc biệt và tính hấp dẫn lạ thường của trò chơi dân gian Nga Bên cạnh kho tàng trò chơi học tập trong dân gian còn có một số hệ thống trò chơi dạy học khác do các nhà giáo dục có tên tuổi xây dựng
I.B.Bazedov cho rằng, trò chơi là phương tiện dạy học Theo ông, nếu trên tiết học, giáo viên sử dụng các phương pháp, biện pháp chơi hoặc tiến hành tiết học dưới hình thức chơi thì sẽ đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của người học và tất nhiên hiệu quả tiết học sẽ cao hơn Ông đã đưa ra hệ thống trò chơi học tập dùng lời như: trò chơi gọi tên, trò chơi phát triển kỹ năng khái quát tên gọi của cá thể, trò chơi đoán từ trái nghĩa, điền những từ còn thiếu Theo ông, những trò chơi này mang lại cho người học niềm vui và phát triển năng lực trí tuệ của chúng [25]
Đại diện cho khuynh hướng sử dụng trò chơi dạy học làm phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ phải kể đến:
Thứ nhất nhà sư phạm nổi tiếng người tiệp khắc I.A.Komenxki(1592-1670) Ông coi trò chơi là hình thức hoạt động cần thiết, phù hợp với bản chất và khuynh hướng của trẻ Trò chơi dạy học là một dạng hoạt động trí tuệ nghiêm túc, là nơi mọi khả năng của trẻ em được phát triển, mở rộng phong phú thêm vốn hiểu biết
Trang 19Với quan điểm trò chơi là niềm vui sướng của tuổi thơ, là phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ nên I.A.Komenxki đã khuyên người lớn phải chú ý đến trò chơi dạy học cho trẻ và phải hướng dẫn, chỉ đạo đúng đắn cho trẻ chơi
Thứ hai nhà sư phạm người Đức Ph.Phroebel(1782-1852) trong nền giáo dục cổ điển, ý tưởng sử dụng trò chơi với mục đích dạy học được thể hiện đầy đủ trong
hệ thống giáo dục của ông Ông là người đã khởi xướng và đề xuất ý tưởng kết hợp dạy học với trò chơi cho trẻ Quan điểm của ông về trò chơi phản ánh cơ sở
lý luận sư phạm duy tâm thần bí Ông cho rằng thông qua trò chơi trẻ nhận thức được cái khởi đầu do thượng đế sinh ra tồn tại ở khắp mọi nơi, nhận thức được những qui luật tạo ra thế giới, tạo ra ngay chính bản thân mình Vì thế ông phủ nhận tính sáng tạo và tính tích cực của trẻ trong khi chơi Ph.Phroebel cho rằng, nhà giáo dục chỉ cần phát triển cái vốn có sẵn của trẻ, ông đề cao vai trò giáo dục của trò chơi trong quá trình phát triển thể chất, làm vốn ngôn ngữ cũng như phát triển tư duy, trí tưởng tượng của trẻ
Bên cạnh đó, tính tích cực trong trò chơi dạy học cũng được các nhà khoa học khác như: B.P.Exipov, A.M.Machiuskin (Liênxô), Okon (Balan), Skinner, Bruner (Mỹ), Xavier, Roegiers (Pháp) nghiên cứu theo các khía cạnh khác nhau Thứ nhất, nghiên cứu và xem xét tính tích cực nhận thức của người học trong mối quan
hệ giữa nhận thức và tình cảm,ý chí (A.I.Serbacov, I.F.Kharlamov, R.A.Nhidamov, V.Okon ) hướng nghiên cứu này đã bổ trợ rất nhiều cho các nhà giáo dục trong việc tìm kiếm những con đường và điều kiện cần thiết nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của người học Thứ hai, nghiên cứu về bản chất và cấu trúc của tính tích cực nhận thức của người lớn và trẻ em, trong đó đặc biệt lưu ý tới vai trò chủ động
và chủ thể trong quá trình nhận thức (B.P.Êxipop, LP.Anstova, Xavier Roegiers, Jean-Marc Denomme, Madedine Roy ) các tác giả này coi tính tích cực nhận thức
là thái độ của chủ thể nhận thức đối với đối tượng nhận thức thông qua việc huy động các chức năng tâm lý ở mức độ cao nhằm giải quyết những vấn đề nhận thức
Và vào những năm 30-40-60 của thế kỷ XX, vấn đề sử dụng trò chơi dạy học trong“tiết học”đã được phản ánh trong công trình nghiên cứu của R.I.Giucovxkaia,
Trang 20VR.Bexpalova, E.I.Udalsova, R.I.Giucovxkaia đã nâng cao vị thế của dạy học bằng trò chơi Bà chỉ ra những tiềm năng và lợi thế của những “tiết học” dưới hình thức trò chơi học tập, coi trò chơi học tập như là hình thức dạy học, giúp người học lĩnh hội những tri thức mới từ những ý tưởng đó Bà đã soạn thảo ra một số “tiết học – trò chơi” và đưa ra một số yêu cầu khi xây dựng chúng
1.1.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, có nhiều tác giả nghiên cứu về việc thiết kế và sử dụng trò chơi dạy học dưới các góc độ và nhiều bộ môn khác nhau Những hệ thống trò chơi và trò chơi học tập được các tác giả đề cập đến chủ yếu nhằm củng cố kiến thức Các tác giả đặc biệt quan tâm đến ý nghĩa phát triển của trò chơi học tập, không chỉ phát triển ở các giác quan mà phát triển các chức năng tâm lý chung của người học Tuy nhiên, trong các nghiên cứu này cũng chưa đi sâu nghiên cứu việc xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học dành cho quá trình nhận thức của người học
Một số luận văn, luận án và các nhà nghiên cứu gần đây cũng đề cập đến việc xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm phát huy tính tích cực của người học Tuy nhiên, mỗi một tác giả lại xem xét các trò chơi dạy học ở các bộ môn khác nhau, chẳng hạn: Trương Thị Xuân Huệ nghiên cứu việc xây dựng và sử dụng trò chơi nhằm hình thành biểu tượng toán ban đầu cho trẻ 5-6 tuổi Hứa Thị Hạnh nghiên cứu việc thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) hay các sách được giới thiệu trong cuốn “Tổ chức hoạt động vui chơi ở tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ, thế lực cho học sinh” của
Hà Nhật Thăng (chủ biên) hay cuốn “150 trò chơi thiếu nhi ” của Bùi Sĩ Tụng, Trần Quang Đức (đồng chủ biên) Cuốn “Học mà vui, vui mà học” của Nguyễn Xuân Đĩnh…Trong các tài liệu này các tác giả đã đề cập rất rõ vai trò của trò chơi, đưa ra những hoạt động vui chơi chung, nhưng chưa đi sâu vào ứng dụng của trò chơi trong môn học cụ thể Tác giả đã nêu ra một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua việc xây dựng và sử dụng trò chơi học tập Tuy nhiên, các tác giả chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu chủ yếu là trẻ
Trang 21Đối với các môn học như môn tiếng Anh, tiếng Pháp, văn học, lịch sử, toán học, hóa học… đã có nhiều cuốn sách viết về các trò chơi dạy học của một số tác giả như Phan Huỳnh Hoa, Vũ Minh Hồng, Trương Kim Oanh, Phan Kim Liên, Lê Bích Ngọc Tuy nhiên, đối với môn Địa lí thì chưa có ai chú ý đến việc sử dụng phương pháp dạy học bằng trò chơi vào dạy học Địa lí Mặc dù cũng đã có rất nhiều sách, nhiều đề tài nghiên cứu viết về trò chơi học tập môn Địa lí cho bậc tiểu học, THCS như trong môn học tự nhiên và xã hội ở Tiểu học có cuốn “Trò chơi học tập môn tự nhiên và xã hội lớp 1, 2 và 3” của Bùi Phương Nga (chủ biên) có đề cập đến một vài trò chơi sử dụng trong môn Địa lí, hay một số đề tài nghiên cứu như “Sử dụng CNTT vào việc tổ chức trò chơi khi dạy Lịch sử và Địa lí lớp 4” của giáo viên Nguyễn Thị Huyền trường tiểu học Trần Phú Đề tài nghiên cứu khoa học và đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy của giảng viên Ngô Thị Hải Yến (Khoa Địa
lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) “Tổ chức trò chơi trong dạy – học Địa lí lớp 9 – THCS thông qua khai thác kênh hình”… Như vậy, Ở các cấp học lớn hơn thì chưa
có ai chú ý đến điều này Do vậy mà người nghiên cứu đã thực hiện đề tài này, nhằm nghiên cứu đưa vào sử dụng trò chơi dạy học vào chương trình Địa lí phổ thông (lớp 10)
1.2 ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÍ LỨA TUỔI HỌC SINH LỚP 10
Chuyển từ cấp THCS sang cấp THPT, học sinh lớp 10 vẫn có nhu cầu vui chơi rất lớn mặc dù học tập vẫn là nhu cầu chính yếu Việc tổ chức học tập có yếu tố vui chơi hợp lí là rất cần thiết để giúp học sinh lớp 10 học tập một cách nhẹ nhàng, đầy hứng thú và tư duy sáng tạo Những hiểu biết về đặc điểm tâm lý lứa tuổi mới lớn,
về hoạt động học của các em là cơ sở khoa học để GV thực hiện tốt phương pháp dạy học Tâm lý học Mác-xít cho rằng cần phải nghiên cứu tuổi thanh thiếu niên một cách toàn diện, phải kết hợp quan điểm tâm lý học xã hội với việc tính đến những quy luật bên trong của sự phát triển
Cơ chế của quá trình học tập: Học tập là sự thay đổi hành vi [9, trang 25]
Mô hình học tập theo thuyết hành vi: R - S Trong đó: R: hành vi - tác động; S: kích thích - hệ quả của hành vi
Trang 22Theo thuyết hành vi tạo tác của B.F.Skinner: “Dạy học chương trình hóa là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của học sinh thông qua việc cung cấp cho họ chương trình học tập đã được cấu trúc từ trước Sau khi thực hiện một chuỗi các hành động đúng, học sinh sẽ đạt được mục tiêu dạy học [21] Chính vì vậy hoạt động học tập ở lứa tuổi này tác động đặc biệt đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh Ở lứa tuổi học sinh này gọi
là tuổi mới lớn nên có sự thay đổi về tâm sinh lý, nhu cầu về đòi hỏi, tìm hiểu và học tập rất cao
Nội dung học tập được chia thành những đơn vị kiến thức hoặc kĩ năng nhỏ và được cấu trúc thành một hệ thống trí thức trọn vẹn theo logic, liều trước sẽ là điều kiện, phương tiện để tiếp tục liều sau Mỗi liều kiến thức đều có những kích thích khiến cho người học hành động hoặc trả lời Trong đó, có kích thích dẫn đến hành động đúng và cũng có kích thích dẫn đến hành động sai Và kết quả của phản ứng phải được thể hiện ngay sau đó để chủ thể xác định được kết quả đó đúng hay sai dựa theo nguyên tắc “cho kết quả đúng thì được củng cố ngay, các hành động hoặc lời nói sai thì không được củng cố”[21] Trong trò chơi học tập nếu học sinh chơi một cách tích cực, chơi đúng và hoàn chỉnh như giáo viên tổ chức, điều khiển hoạt động học tập thì học sinh sẽ thu nhận và lĩnh hội mỗi liều kiến thức đó
Mặt khác, hành động đúng đó sẽ phản ứng ngay thông qua tình cảm đạo đức, tình cảm đối với bạn bè, tập thể cũng được thể hiện rõ nét thông qua học tập Ảnh hưởng của bạn bè, thầy cô thông qua lời nói, hành động, qua cách giảng dạy cũng tác động trực tiếp đến tính cách của các em Do đó, việc tổ chức tốt các hoạt động học tập và hoạt động tập thể cho học sinh lớp 10 là điều kiện quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách cho các em
Nhân cách là chủ thể của hành vi đạo đức Ý chí của học sinh tuổi mới lớn cũng đang hình thành và phát triển, mức độ đòi hỏi rất cao và chính xác đi kèm với tính kiềm chế, độc lập, tự chủ, kiên trì Tuy nhiên, các em chưa đủ khả năng để theo đuổi lâu dài mục đích đã đề ra, chưa kiên trì khắc phục khó khăn…Ngược lại sự ham hiểu biết, đòi hỏi học tập và tư duy sáng tạo lãi rất cao Đó là vấn đề mà người
Trang 23GV phải dựa vào để phát huy được các thế mạnh mà các em đã có thông qua các hoạt động học tập Để việc tổ chức trò chơi học tập cho học sinh cũng là con đường hình thành và phát triển nhân cách cho các em
1.3 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1 Hoạt động dạy – học
Dạy - học là cả một quá trình nỗ lực hoạt động của thầy và trò Nó thể hiện hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS Hai hoạt động này không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó GV giữ vai trò chủ đạo, HS giữ vai trò chủ động, tích cực [11, trang 98]
a) Hoạt động dạy:
Hoạt động dạy là một quá trình truyền thụ những tri thức khoa học, kinh nghiệm cho người học nhằm hình thành và phát triển người học về khả năng lập luận, hoạt động nhỏ, tư duy…không những thế mà GV còn tổ chức, chỉ đạo, điều khiển và hướng dẫn người học trong hoạt động học
Sơ đồ 1.1: Hoạt động dạy
Còn Hunter (1976) thì nói đến vai trò quyết định của người dạy Bà quan niệm:
"Quá trình dạy học cũng giống như quá trình ra quyết định và hành động một cách cẩn thận nhằm giúp cho quá trình học diễn ra một cách thuận lợi và thành công hơn so với khi không có quá trình dạy diễn ra" Như vậy, theo Hunter, vai trò của người dạy là "thiết kế" quá trình dạy học [26]
Trang 24 Còn theo quan điểm hiện đại thì hoạt động dạy là truyền thụ hệ thống kinh nghiệm của xã hội cho thế hệ trẻ Bao gồm các chức năng thành phần như:
Định hướng: bao gồm cả việc xác định mục tiêu dạy học được thể hiện trong chương trình, môn học… và định hướng hành động của người học trong quá dạy học cụ thể
Ủy thác: chức năng này thể hiện ở việc người dạy phân tích đối tượng học vấn và định vị, hiện thực hóa chúng vào trong tài liệu học tập, trước hết là sách giáo khoa, sau đó là vào các tình huống dạy học
Kích thích động viên, làm nảy sinh nhu cầu, tạo động cơ, phát triển hứng thú học tập của người học
Trợ giúp và tham vấn, giúp đỡ người học Bản thân người học phải tự sản sinh ra kết quả học tập của mình
Tổ chức hành động học của người học, đây là chức năng trung tâm Đặc biệt đối với người học còn nhỏ tuổi
Kiểm soát: để củng cố những việc làm phù hợp và khắc phục việc chưa phù hợp
Đánh giá: Tách khỏi các hoạt động khác và có chức năng riêng
Do vậy, theo các quan điểm trên để tiến hành được hoạt động dạy phải có sự chuẩn bị, thiết kế, đầu tư về kiến thức, mà còn cả kỹ thuật, biện pháp phù hợp Nhưng trong đề này người nghiên cứu cho rằng "Dạy là một hoạt động đặc trưng của người dạy nhằm tổ chức, điều khiển, tạo ra nhiều điều kiện và cơ hội cho quá trình học diễn ra một cách thuận lợi và đạt mục đích" Hoạt động dạy không có nghĩa là người dạy rót những kiến thức sẵn có của mình vào đầu người học, mà phải
tổ chức, sắp xếp các điều kiện, tạo ra các cơ hội thuận lợi và điều khiển, kiểm soát quá trình học nhằm làm tăng thêm lượng kiến thức, kỹ năng và thay đổi thái độ, cách đánh giá hiện có của người học Kết quả cuối cùng của quá trình dạy là tạo điều kiện và thúc đẩy quá trình học diễn ra trong một môi trường thuận lợi nhất Hoạt động dạy là tạo ra những quy trình, thao tác chỉ đạo hoạt động học nhằm hình thành ở người học các nhu cầu thường xuyên học tập, tìm tòi tri thức, rèn luyện kỹ
Trang 25năng, kích thích năng lực tư duy sáng tạo Hoạt động dạy định hướng cho người học trong việc tìm tòi, đào sâu kiến thức từ lượng thông tin phong phú và rộng lớn của
xã hội, hình thành thói quen tự kiểm tra, đánh giá hoạt động học của mình Hay nói khác hơn, dạy học là một quá trình tổ chức, điều khiển hoạt động học nhằm hình thành cho họ có thái độ, năng lực, phương pháp học tập và ý chí học tập để họ tự khai phá những tri thức phong phú của nhân loại Điều đó cũng có nghĩa: dạy là dạy cách học, cách tiếp nhận và xử lý thông tin, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống
b) Hoạt động học:
Học là một quá trình chủ động, tự điều khiển [9, trang 33]
Hoạt động học là hoạt động phản ánh quá trình nhận thức của người học và người học tự kiến tạo tri thức
Sơ đồ 1.2: Hoạt động học
Theo Brown, Bull và Pendlebury, "Học là một sự thay đổi về kiến thức, cách hiểu, kỹ năng và thái độ thông qua quá trình nhận thức và suy nghĩ về quá trình nhận thức đó" Sự thay đổi này là một quá trình hết sức phức tạp và phụ thuộc nhiều yếu tố [26]
Có rất nhiều định nghĩa nhằm bao hàm nghĩa rất rộng, gồm nhiều yếu tố: thu thập, ghi nhớ, tích luỹ, và xử lý thông tin (từ môi trường xung quanh), khả năng giải quyết vấn đề để tự biến đổi bản thân Nhưng ở đây người nghiên cứu theo quan điểm "Học là một hoạt động tích cực, tự lực và sáng tạo của người học nhằm tạo ra
sự thay đổi trong nhận thức, thái độ và kỹ năng trên cơ sở những kiến thức, thái độ
Trang 26và kỹ năng hiện có của bản thân" Học là một quá trình thay đổi liên tục và tồn tại trong suốt cuộc đời của mỗi con người Hình ảnh của đối tượng hiện thực tồn tại trong ý thức thông qua sự phản ánh có tính chất cải tạo, bao gồm trong đó cả sự sáng tạo với sự nỗ lực, tích cực của bản thân người học Hoạt động học không phải
là sự tiếp nhận những kết quả sẵn có do người dạy truyền đạt cho, mà đó là hoạt động nhận thức độc lập của người học Người học là chủ thể của hoạt động học, tự mình làm ra sản phẩm cho chính mình
1.3.2 Phương pháp dạy học
Dạy học (teaching) là một quá trình vận động và phát triển liên tục, nó là một hoạt động khép kín, bản chất của nó chính là hoạt động nhận thức độc đáo của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên [11, trang 154]
Phương pháp là cách thức, con đường đạt đến mục tiêu nhất định [12, trang 46] Còn Hêghen lại cho rằng: phương pháp là “ý thức của sự tự vận động bên trong của nội dung” [13, trang 57]
Phương pháp dạy học được hiểu như là quan điểm tiếp cận lý thuyết trong dạy học [11, trang 155] Ví dụ: Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp ở đây được hiểu như là một kiểu hay hệ dạy học [11, trang 155]
Ví dụ: Phương pháp dạy học nêu vấn đề gồm nhiều thành phần như đàm thoại, giải quyết vấn đề…
Phương pháp dạy học được coi như là các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, các phương pháp và kỹ thuật dạy học cụ thể cho một môn học nào đó [11, trang 155]
Ví dụ: “Phương pháp dạy học môn Địa lý” hay “Lý luận dạy học môn Địa lý”
Phương pháp dạy học được xem là các thức, hành động, thao tác thực hiện cụ thể nhằm giải quyết các nhiệm vụ dạy học để đạt đến mục tiêu dạy học đã đề ra [11, trang 155] Ví dụ: Phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại…
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, “Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học” [13, trang 62]
Trang 27Còn theo Iu – K Babanxki: “Phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học” [13, trang 62]
Ngày nay có nhiều cách khác nhau định nghĩa về phương pháp dạy học, mỗi định nghĩa đưa một quan điểm nhằm nhấn mạnh đến một vài khía cạnh nào đó về bản chất của PPDH trong một lĩnh vực nhất định Nhưng trong đề tài nghiên cứu
này định nghĩa PPDH theo khía cạnh sau: “Phương pháp dạy học (teaching
methods) là cách thức hoạt động tương tác, phối hợp, thống nhất, là con đường hoạt động chung giữa GV và HS trong hoạt động dạy học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học” [11, trang 154]
Trong quan hệ tương tác, phương pháp dạy chỉ đạo phương pháp học, phương pháp học ảnh hưởng đến phương pháp dạy Vì vậy, khi thay đổi phương pháp dạy học là ta đã thay đổi cả phương pháp dạy và phương pháp học Tuy nhiên, thay đổi phương pháp dạy sẽ kéo theo sự thay đổi phương pháp học
1.3.3 Phương tiện dạy học
Theo nghĩa rộng: PTDH là toàn bộ các yếu tố nhằm xác lập các mối quan hệ trong dạy học, nhằm tăng cường nhận thức của người học trong quá trình dạy học,
đó là yếu tố vật chất hóa về hình thức của phương pháp để tác động đến sự chuyển biến nội dung đạt được mục đích dạy học Dựa vào định nghĩa trên ta thấy phương tiện dạy học (PTDH) bao gồm các yếu tố như các vật liệu dạy học các công cụ dạy học, máy móc nguyên vật liệu và kể cả kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo sẵn có của giáo viên và sinh viên cũng như kể cả chế độ học tập
Như vậy qua định nghĩa trên quá rộng nên rất khó đi sâu vào tìm hiểu và khai thác cho có hiệu quả cao trong dạy học nên các nhà sư phạm về truyền thông đưa ra định nghĩa hẹp như sau: Phương tiện dạy học là những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng với tư cách là những phương tiện tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của người học nhằm đạt mục tiêu dạy học
PTDH là toàn bộ các phương tiện mang tin, phương tiện truyền tin và phương tiện tương tác trong sự hỗ trợ và điều khiển quá trình dạy học
Trang 28Ví dụ: sách giáo khoa, giáo trình, bảng viết, bảng dữ liệu đã chuẩn bị sẵn, tranh ảnh, phim, các đoạn clip hoạt hình mô phỏng cùng với máy chiếu qua đầu (overhead), máy chiếu đa năng Projecter với sự trợ giúp của máy tính, của các phần mềm, chương trình như Powerpoint, mindmap,… vật mẫu, vật thật các phương tiện, dụng cụ trang bị trong các phòng thí nghiệm thực hành
1.3.4 Vai trò của phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề ngoài của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng, giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng, đơn giản hóa những máy móc và thiết bị quá phức tạp Phương tiện dạy học giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học, cho học sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cậy )
Phương tiện dạy học giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học Giúp giáo viên điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra
và đánh giá kết quả học tập của các em được thuận lợi và có hiệu suất cao
Hoạt động trò chơi trong luận văn này được coi là phương tiện dạy học
1.3.5 Sử dụng trò chơi trong dạy học
Trò chơi được dùng trong luận văn này là trò chơi học tập trong giáo dục
Trò chơi tạo ra không khí học tập sinh động, vui vẻ Trò chơi tổ chức cho học sinh tham gia theo nhóm hoặc cá nhân thực hiện một yêu cầu đặt ra từ trước theo luật chơi
Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh, những trò chơi có tác dụng mở rộng, nâng cao hiểu biết và các kĩ năng hoạt động của học sinh Trò chơi học tập vừa tạo không khí học tập sôi nổi, giúp các em phát huy được sự nhanh trí, tìm kiếm được ý tưởng sáng tạo, vừa rèn luyện tính tự lập và tăng cường khả năng hòa đồng với tập thể
Vậy sử dụng trò chơi trong dạy học là quá trình hoạt động mà trong đó giáo viên cung cấp và tổ chức cho học sinh tiến hành các trò chơi theo nội dung dạy học Kết
Trang 29quả là học sinh thu nhận được các kiến thức, kỹ năng hành động (trí óc và chân tay)
và thái độ sau khi kết thúc trò chơi
1.4 CÁC CƠ SỞ VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÀ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ
1.4.1 Các cơ sở về phương pháp dạy học trong trường phổ thông
1.4.1.1 Khái niệm quá trình dạy học
Quá trình dạy học là một quá trình biện chứng có mâu thuẫn và phức tạp, không hiếm khi có chứa đựng xung đột (Lothark Klingberg, 1989) [9, trang 52]
Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy và hoạt động học cũng như nội dung và phương pháp có mối quan hệ biện chứng với nhau [9, trang 53]
Để đưa ra một định nghĩa có tính khái quát nhất, bao quát toàn bộ hoạt động dạy
và học là một công việc không dễ Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về QTDH tuỳ theo quan điểm tiếp cận về hoạt động dạy và học Trong đề tài nghiên
cứu này định nghĩa QTDH theo quan điểm sau: “Quá trình dạy học là hệ thống
những hành động liên tiếp dạy – học tương tác với nhau của GV và HS, dưới sự hướng dẫn của GV trong một không gian, thời gian nhất định, nhằm thực hiện các mục tiêu dạy học thông qua nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học…”[12,
trang 14]
1.4.1.2 Vai trò của phương pháp dạy học
Xa xưa phương pháp để truyền thụ tri thức cho học sinh thường theo quan hệ một chiều: Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận Kết quả là học sinh học tập một cách thụ động, thiếu tính độc lập sáng tạo trong quá trình học tập
Nhưng theo quan điểm giáo dục hiện nay, dạy học là một quá trình tương tác Trong đó, “học” là một hoạt động trung tâm Đối tượng của hoạt động “dạy”chính
là người học, các hoạt động đó phải đạt được mục tiêu dạy học Để đạt được điều
ấy, trong quá trình dạy học người thầy cần phải phát huy tính ham hiểu biết, dạy các em biết suy nghĩ và hành động tích cực Vì thế, việc lựa chọn phương pháp dạy học để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập là một vấn đề cần thiết và không thể thiếu được
Trang 30Phương pháp dạy học là một yếu tố thuộc cấu trúc hoạt động dạy học nên phương pháp dạy học bị chi phối bởi các mối quan hệ với các yếu tố bên trong của hoạt động dạy học và các yếu tố của môi trường bên ngoài Vì vậy, khi lựa chọn và
sử dụng phương pháp dạy học cần dựa trên các cơ sở như mục đích, nội dung dạy học, khả năng, nhu cầu, hứng thú, thói quen của học sinh, điều kiện dạy học và kinh nghiệm sư phạm của giáo viên
Phương pháp dạy học mang tính chất quyết định và là con đường, là cách thức vận động của nội dung dạy học phù hợp với quy luật phát triển tâm lí, sinh lí và trình độ nhận thức của người học, và cũng là biện pháp tổ chức hợp tác giữa giáo viên và trò nhằm giúp cho trò chiếm lĩnh được nội dung dạy học một cách vững chắc
Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học chỉ được thực hiện bằng những phương tiện và trong những điều kiện nhất định Hơn nữa, phương tiện và điều kiện dạy học cũng mang những đặc điểm của nội dung và phương pháp dạy
học, do đó cũng tác động tới chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học Có thể
nói, trong quá trình dạy học, hoạt động dạy của giáo viên, nội dung, phương pháp,
hình thức tổ chức, phương tiện và điều kiện dạy học, kết quả đánh giá vv phải
nhằm tới việc giúp cho học sinh tích cực, tự giác học tập Mối liên hệ giữa dạy và học, việc trao đổi, phối hợp giữa hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh, các mối quan hệ nhiều mặt giữa giáo viên và học sinh đã thành một loạt thành tố vận hành như một quy luật của quá trình dạy học.[13, trang 15]
1.4.1.3 Phương pháp dạy học trong trường phổ thông
Trước hết, cần khái niệm phương pháp là một phạm trù rất quan trọng có tính chất quyết định đối với mọi hoạt động Mặc dù, cho đến nay khoa học giáo dục vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về PPDH, nhưng đi sâu vào bản chất của PPDH
và để nêu cụ thể quan hệ biện chứng giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, một số học giả đã đưa ra định nghĩa: “PPDH là cách thức làm việc của thầy
và của trò trong sự phối hợp thống nhất dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò
tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích học tập” Phương tiện dạy học (PTDH) là
Trang 31tập hợp những đối tượng vật chất được người dạy sử dụng với tư cách là những đối tượng tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của người học, là phương tiện nhận thức của người học, thông qua đó mà thực hiện những nhiệm vụ dạy học [21] Trong quan niệm hiện nay, có khái niệm PPDH truyền thống và PPDH hiện đại
Có thể hiểu: PPDH truyền thống là lấy kiến thức muốn truyền đạt làm trọng tâm, mục tiêu là hướng dẫn cho học sinh tiếp thu được những kiến thức đó Còn PPDH hiện đại là lấy con người làm trọng tâm, mục tiêu là trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết để tự học và làm việc tốt
PPDH là một phạm trù của khoa học giáo dục Việc đổi mới PPDH cần dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn giáo dục Khoa học giáo dục là lĩnh vực rất rộng lớn và phức hợp, có nhiều chuyên ngành khác nhau Vì vậy việc đổi mới PPDH cũng được tiếp cận dưới rất nhiều cách tiếp cận khác nhau [21]
Luật giáo dục cũng đưa ra những quy định về mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông cho từng cấp học Về nội dung dạy học, điều 28 Luật giáo dục quy định: “Nội dung giáo dục phổ thông phải đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống, gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của HS, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học” (Luật giáo dục 2005)
Về phương pháp giáo dục phổ thông, điều 28 luật giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tư học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS” (Luật giáo dục 2005)
Việc đổi mới giáo dục THPT dựa trên những đường lối, quan điểm chỉ đạo giáo dục của nhà nước, đó là những định hướng quan trọng về chính sách và quan điểm trong việc phát triển và đổi mới giáo dục Việc đổi mới PPDH cần phù hợp với những định hướng đổi mới chung của chương trình giáo dục THPT Luật giáo dục quy định ”Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư
Trang 32duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” (Luật giáo dục 2005, điều 5) Sau đây là kết quả nghiên cứu về khả năng của các PPDH trong việc thực hiện các mục tiêu (theo phân loại của Bloom và các tác giả khác): [25]
Bảng 1.1: Kết quả nghiên cứu về khả năng của các PPDH trong việc thực hiện các
mục tiêu Khái niệm PPDH ở đây được hiểu với nghĩa hẹp, đó là các PPDH cụ thể, các mô hình hành động PPDH là những hình thức, cách thức hành động của GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu DH xác định, phù hợp với những nội dung và những điều kiện DH cụ thể PPDH cụ thể quy định những mô hình hành động của
GV và HS Người ta ước tính có tới hàng trăm PPDH cụ thể, bao gồm những PP chung cho nhiều môn và các PP đặc thù bộ môn Bên cạnh các PPDH truyền thống quen thuộc như thuyết trình, đàm thoại, biểu diễn trực quan, làm mẫu, có thể kể ra một số PP khác như: PP nghiên cứu trường hợp, PP điều phối, PP đóng vai…
Trang 33Sau đây là bảng liệt kê một số PPDH dùng trong trường phổ thông:
Đàm thoại Thảo luận về tương lai
Trình diễn PP điều phối
Luyện tập Nhiệm vụ phân tích
Thực nghiệm PP văn bản hướng dẫn
Nghiên cứu trường hợp Khám phá trên mạng (WebQuest)
Bảng 1.2 Một số PPDH dùng trong trường THPT [21]
Mỗi phương pháp đều muốn vạch ra một con đường tối ưu để đạt tới mục tiêu Các phương pháp này có thể vận dụng dạy hết tất cả các môn học Vì vậy chúng chính là những phương pháp chung về mặt lí luận dạy học Ngoài tính mục đích, một đặc điểm quan trọng tiếp theo của PPDH là nó phụ thuộc vào nội dung Một mặt PPDH bao giờ cũng là phương pháp dạy những tri thức nhất định hoặc những cách thức hoạt động trí óc và thực hành nhất định Mặt khác, PPDH bao giờ cũng gắn liền với một hoặc nhiều phương tiện dạy học nhất định Vì vậy mỗi môn học,
do có nội dung và phương tiện dạy học riêng nên cũng có những phương pháp dạy học riêng Đó là phương pháp dạy học bộ môn Và đối với bộ môn Địa lí cũng vậy
1.4.2 Các cơ sở về trò chơi trong dạy học môn Địa lí
1.4.2.1 Khái quát về trò chơi trong giáo dục
Trong từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1992, chữ “trò” được hiểu là một hình thức mua vui bày ra trước mặt mọi người Chữ “chơi” là một từ chung để chỉ các hoạt động lúc nhàn rỗi, ngoài giờ làm việc nhằm mục đích giải trí là chính Từ đó, trò chơi được hiểu là những hoạt động làm thỏa mãn những nhu cầu của con người, trước hết là vui chơi, giải trí
Trang 34Theo những quan điểm giáo dục, trò chơi vừa là phương tiện phát triển toàn diện nhân cách vừa là hình thái tổ chức cuộc sống Đối với trẻ em, trò chơi là hoạt động giúp trẻ tái tạo các hành động của người lớn và các quan hệ giữa họ, định hướng nhận thức đồ vật và nhận thức xã hội Trong trò chơi, nhu cầu và các phẩm chất của trẻ về thể lực, trí tuệ, đạo đức và ý chí được hình thành, thỏa mãn, thể hiện và phát triển Trẻ em do được chơi nên phát triển Do vậy, chơi là hoạt động chủ đạo trong giáo dục HS Bởi “không chơi trẻ không thể phát triển, không chơi đứa trẻ chỉ tồn tại chứ không phải đang sống Đó là một thực tế mang tính quy luật” [7, trang 11] Đặc biệt đối với trẻ em chơi có nghĩa là học, là khám phá thế giới muôn màu xung quanh, là khơi dậy trong mình những cảm giác và ước mơ, là cố gắng để thực hiện những ước mơ đó Đúng như nhận định của nhà giáo dục hàng đầu thế giới Arngoroki: "Trò chơi là con đường để trẻ em nhận thức thế giới, là nơi chúng đang sống và là cái chúng nhận thấy cần phải thay đổi".[27]
Chơi trò chơi là một hoạt động mang tính con người nhất Cũng như lao động, học tập, trò chơi là một loại hình hoạt động sống của con người:
Theo Karin Edenhmman (nhà tâm lý học Đức) và Chrin Stina Wakhend (nhà
giáo dục) thì: “Cũng giống như cuộc sống và tình yêu, vui chơi là một khái niệm
không thể định nghĩa được vì nó là một quá trình, mà là một quá trình thì nó luôn luôn sống động, luôn luôn thay đổi và phát triển”
Còn Huizinga lại miêu tả như sau: “Vui chơi là một chức năng văn hóa, là một
trong những nền tảng của nền văn minh, có tính chất toàn cầu và hòa nhập trong cuộc sống của con người cũng như con vật Vì vậy vui chơi trọng tâm không phải cho trẻ mà còn cho cả người lớn và cả xã hội mà ta đang sống”
1.4.2.2 Trò chơi học tập
Trò chơi trong giáo dục chính là trò chơi học tập Trò chơi có nội dung tri thức gắn với hoạt động học tập của học sinh và gắn với nội dung bài học Trò chơi học tập giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi và để học Ngoài
ra, nó còn có tác dụng rèn luyện trí tuệ, thể chất, và tính nhân văn cho học sinh Trò chơi học tập thuộc nhóm trò chơi có luật chơi
Trang 35a) Đặc điểm của trò chơi học tập
Tuy không có một định nghĩa hoàn thiện, nhưng các nhà tâm lý học, giáo dục Việt Nam thừa nhận rằng: “Vui chơi là một dạng hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu, sở thích hứng thú phát triển thể chất, trí tuệ, ý chí, tình cảm của cá nhân Cùng với các hoạt động xã hội, học tập Vui chơi là một hoạt động giải trí, giao lưu xã hội, đặc biệt phát triển tính cộng đồng, tình thương yêu đồng loại Vui chơi hợp lý, khoa học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả học tập”
Các trò chơi học tập có đặc điểm sau:
Trò chơi học tập phải có luật chơi do người dạy tạo ra
Trò chơi học tập phải nhằm vào mục đích dựa trên giáo dục, phát triển nhân cách và trí tuệ
Tên của trò chơi phải bao hàm luôn nội dung chơi và kích thích trí tò mò của người chơi
Trong trò chơi học tập, vị trí của người chơi đều như nhau
Trò chơi học tập được tổ chức để dạy học và nhằm phát triển trí tuệ người học
Cấu trúc của TCHT gồm ba yếu tố: nhiệm vụ chơi, hành động chơi và luật chơi Trong đó, nhiệm vụ chơi và hành động chơi là yếu chính tác động đến học sinh trong lúc chơi Nhiệm vụ chơi tạo hứng thú cho học sinh, kích thích tính tích cực và nguyện vọng chơi của người chơi, mỗi một trò chơi học tập có một nhiệm vụ nhận thức riêng và làm cho trò chơi này khác trò chơi kia [7, trang 18]
Còn hành động chơi thì phụ thuộc vào luật chơi: “Các hành động chơi là thành phần chính của trò chơi học tập, thiếu chúng thì không còn là trò chơi nữa, các hoạt động chơi như là họa tiết của chủ đề chơi” [7, trang 18]
Luật chơi là yếu tố cơ bản của trò chơi học tập, nó quyết định thắng thua của một trò chơi Nhờ có luật chơi mà giáo viên có thể điều khiễn hành vi của học sinh trong trò chơi học tập Luật chơi có vai trò xác định tính chất phương thức hoạt động học tập, tổ chức và điều khiển hành vi của các mối quan hệ giữa người chơi với nhau trong khi chơi
Trang 36Trò chơi học tập luôn có một kết quả nhất định, lúc kết thúc trò chơi, học sinh giải quyết xong một nhiệm vụ nhận thức nào đó mà trò chơi yêu cầu Kết quả của trò chơi học tập làm thỏa mãn nhu cầu năng lực của học sinh đó là khám phá tri thức.Về thực chất khám phá tri thức ở đây là thực hiện phương pháp dạy học nêu vấn đề hoặc tạo tình huống có vấn đề nhằm kích thích hoạt động nhận thức học tập Việc tổ chức trò chơi nhằm khám phá những tri thức vốn sẵn có nhằm tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm và có cơ sở nhận định, phân tích, lí giải… từ đó thể hiện tri thức khoa học, nội dung học tập theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh:
- Các phương pháp nhận thức Thu thập, Xử lý thông tin, trình bày tri thức
-Làm việc trong nhóm, tạo điều kiện cho sự hiểu biết về phương diện xã hội, cách ứng xử, tinh thần trách nhiệm và khả năng giải quyết xung đột
- Tự đánh giá điểm mạnh và yếu, kế hoạch
- Thái độ tự trọng, trân trọng các giá trị, các chuẩn đạo đức, các giá trị văn hoá
Năng lực
chuyên môn
Năng lực phương pháp
Năng lực
xã hội
Năng lực
cá thể
Bảng 1.3: Nhóm nội dung phát triển các lĩnh vực năng lực [9, trang 71]
b) Vai trò của trò chơi học tập
A.I Xôrôkina (1977) trong cuốn “Giáo dục học mẫu giáo” đã đưa ra một luận điểm vô cùng quan trọng về đặc thù của dạy học kết hợp với trò chơi: “Trò chơi học
tập là một quá trình phức tạp, nó là hình thức dạy học và đồng thời nó vẫn là trò chơi… Khi các mối quan hệ chơi bị xóa bỏ, ngay lập tức trò chơi biến mất và khi
ấy, trò chơi biến thành tiết học, đôi khi biến thành sự luyện tập”
Trang 37 Trò chơi, bản thân nó là một hoạt động trực tiếp với tính hấp dẫn, tự thân của mình có một tiềm năng lớn để trở thành một phương tiện dạy học hiệu quả, kích thích sự hứng thú nhận thức và niềm say mê học tập của người học Học tập thông qua trò chơi sẽ giúp học sinh ghi nhớ dễ dàng và bền vững hơn
Trò chơi học tập khác với trò chơi khác là ở chỗ, nhiệm vụ nhận thức và luật chơi trong trò chơi đòi hỏi người chơi phải huy động trí óc làm việc thực sự nhưng chúng lại được thực hiện dưới hình thức chơi vui vẻ, thú vị (chơi là phương tiện, học là mục đích) Học trong quá trình chơi là quá trình lĩnh hội tri thức nhẹ nhàng, tự nhiên không gò bó, khơi dậy hứng thú tự nguyện và giảm thiểu sự căng thẳng cho học viên
Trong quá trình chơi, giải quyết nhiệm vụ chơi, người học phải dùng các giác quan để tiếp nhận thông tin ngôn ngữ, phải tự phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại và khái quát hóa, tùy theo nhiệm vụ nhận thức của mỗi trò chơi làm cho tư duy ngôn ngữ mạch lạc hơn, tư duy trực quan hình tượng phát triển hơn, các thao tác trí tuệ được hình thành Qua trò chơi học tập, người học tiếp thu, lĩnh hội và khắc sâu nhiều tri thức, nhiều khái niệm và hình thành những biểu tượng
rõ rệt về các sự việc, hiện tượng xung quanh
Trò chơi học tập giúp học sinh lĩnh hội những tri thức và kỹ năng khác nhau thông qua trò chơi Đồng thời, giúp người học cảm nhận được một cách trực tiếp kết quả hành động của mình, từ đó thúc đẩy tính tích cực, mở rộng, củng cố và phát triển vốn hiểu biết của người học
Tuy nhiên, trò chơi cũng có một số hạn chế đối với việc học Trước hết là tính phi cấu trúc về khuôn mẫu nội dung học tập Vì vậy, nếu lạm dụng quá nhiều trò chơi trong việc truyền thụ kiến thức, kĩ năng mới thì sẽ dễ làm phương hại tới tính
hệ thống của các nội dung dạy học mang tính truyền thống như hiện nay Mặt khác, một trò chơi có thể đem lại hiệu quả dạy học khác nhau cho từng loại đối tượng Nhìn chung, những trò chơi có tính khuôn mẫu cao thường ít hiệu quả đối với học sinh có trí thông minh và học khá, nhưng lại rất có ích cho những học sinh trung bình Ngược lại, những trò chơi đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của thành phần
Trang 38có khả năng tư duy nhạy bén, nhanh lẹ trong hoạt động trí tuệ, thậm chí còn ảnh hưởng tích cực đối với những học sinh không thông minh Một hạn chế khác của trò chơi trong học tập là dễ bị nhàm chán về chủ đề chơi, điều này không chỉ dễ xảy ra đối với các lớp học sinh bình thường trong trường phổ thông mà còn ngay cả các lớp dành cho lứa tuổi lớn hơn như sinh viên Vì vậy, trong một trò chơi dễ có hiện tượng nhiều học sinh đứng ngoài cuộc chơi và trở thành người quan sát, khi đó hiệu quả không cao Để khắc phục hạn chế này, người giáo viên phải thường xuyên đổi mới nội dung trò chơi và hình thức trò chơi, trên cơ sở đảm bảo mục đích dạy học
c) Phân loại trò chơi học tập
Cũng như việc phân loại trò chơi thì trò chơi học tập cũng có nhiều cách phân loại khác nhau:
Xét theo mục đích và quy trình tiết học nói chung, TCHT có thể chia làm 3
giai đoạn:
Mức độ 1: sử dụng trò chơi trước khi học: Giáo viên tổ chức cho người học chơi
để kích hoạt không khí lớp học, tạo sự hưng phấn cho học sinh trước khi học
Mức độ 2: sử dụng trò chơi như một hình thức học tập: Giáo viên tổ chức trò
chơi để người học tiếp nhận nội dung một cách sinh động, hào hứng
Mức độ 3: sử dụng trò chơi như một nội dung học tập: Giáo viên tổ chức trong
lúc chơi, từ đó người học tự khám phá nội dung học tập
Trang 39Tương ứng với ba mức độ trên có thể đặt tên ba loại trò chơi là trò chơi khởi động, trò chơi kích thích học tập và trò chơi khám phá tri thức với những đặc điểm được phân biệt trong bảng dưới đây:
Loại trò chơi Khởi động Kích thích học tập Khám phá tri thức
Mục tiêu Tạo hưng phấn
trước khi học
Kích thích tính tích cực học tập
Khám phá tri thức
Tác dụng Thư giãn, kích
hoạt tâm thế học tập
Học hào hứng, sôi động
Trải nghiệm, tạo tình huống có vấn đề
Đặc điểm Chơi ra chơi, học
ra học
Thao tác chơi là hình thức học tập
Thao tác chơi là nội dung học tập
Yêu cầu Trò chơi đa dạng Sử dụng kĩ thuật,
công nghệ
Sáng tạo
Bảng 1.4: Phân biệt ba loại trò chơi trong dạy học [8, trang 175]
Trong 3 loại trò chơi như trên, trò chơi khám phá tri thức có tác dụng cao trong việc kích thích tính tích cực của người học trong việc khám phá tri thức Việc tổ chức trò chơi khám phá tri thức về thực chất là thực hiện phương pháp dạy học nêu vấn đề hoặc tạo tình huống có vấn đề nhằm kích thích hoạt động nhận thức học tập của học sinh
Xét theo hình thức tổ chức dạy học, TCHT có thể phân ra thành các loại sau:
Trò chơi sử dụng trong hoạt động trong lớp (nội khóa)
Trò chơi sử dụng trong hoạt động ngoài lớp (ngoại khóa)
Xét theo tính chất hoạt động của trò chơi, trò chơi học tập ở trường THPT cho các môn học:
Người nghiên cứu dựa vào mức độ liên quan của trò chơi đến kiến thức, kỹ năng cũng như mức độ vận dụng của học sinh chia thành 2 nhóm trò chơi sau:
Nhóm trò chơi kiến thức: Ví dụ: Ở môn Địa lý lớp 11
Trò chơi “Nhận diện”
Câu hỏi: Trông hình dạng đoán địa danh
Trang 40 Giáo viên đưa ra một số hình ảnh hay bản đồ về một quốc gia, châu lục, quần đảo… nào đó, rồi cho học sinh đoán địa danh đó Qua các hình ảnh sau, hãy cho biết đây là châu lục, quốc gia nào?
Qua trò chơi trên, HS sẽ nhận biết được hình ảnh nước Nhật, nước Ý trên bản đồ thế giới
Hình 1.1: Bản đồ Tây Âu và Nhật Bản
Nhóm trò chơi kỹ năng: Ví dụ: Ở môn Địa lý lớp 10
Trò chơi “Ghép hình (bản đồ, lược đồ, ghép tranh ảnh,…)”
Với một bản đồ, lược đồ câm về một châu lục, quốc gia, bán đảo nào đó… giáo viên sẽ cắt ra thành nhiều mảnh, để lộn xộn với nhau Sau đó phát cho các em trong thời gian ngắn các em phải sắp xếp thứ tự và lắp ghép nó trở về hình dạng ban đầu
Trò chơi này đòi hỏi các em phải biết được hình dạng của các châu lục, quốc gia, bán đảo… trên thế giới, đòi hỏi sự nhanh nhẹn và khôn khéo
Thông qua trò chơi học sinh sẽ thu nhận được các kĩ năng xem và vẽ bản đồ từ hoạt động học tập của mình, việc này đòi hỏi học sinh phải có trong đầu các kiến thức về hình ảnh mà giáo viên muốn học sinh hoàn thiện trò chơi Từ đó học sinh sẽ có kiến thức mà giáo viên cung cấp cho học sinh thông qua trò chơi này
Trò chơi “Xếp chữ”