Chobédùngđồcông
nghệ đúngcách-Phần1
Trong thời buổi côngnghệ này, đến cả sự phát triển toàn diện của một
đứa trẻ cũng phải bao gồm cả khả năng sử dụngcông nghệ. Đa số trẻ
con khá nhạy với đồcôngnghệ cao nhưng bạn cần phải biết loại thiết bị
nào, cáchdùng phù hợp với nhóc tì nhà mình ở từng lứa tuổi.
Nếu như trước đây, các bậc cha mẹ tự hào lưu lại những điểm mốc đầu tiên
của bé khi lần đầu nhoẻn miệng cười, bước đi đầu tiên, tiếng gọi đầu tiên; thì
những bộ sưu tập kỷ niệm của các gia đình trẻ ngày nay còn có thêm những
bức ảnh, những đoạn clip lưu lại khoảnh khắc con chơi với chiếc ô tô điều
khiển từ xa, ê a với điện thoại di động hay lướt tay điệu nghệ trên máy tính
bảng. Những dấu mốc về tiếp cận côngnghệ này dần dà được công nhận
như một điểm mốc phát triển mới trong thang phát triển toàn diện của trẻ em
hiện đại bên cạnh những tiêu chuẩn kinh điển.
Ngày nay, khả năng tiếp cận côngnghệ cũng được xem là một mốc phát
triển của trẻ. Ảnh: Corbis.
Trẻ con ngày nay được sinh ra trong một thế giới tràn ngập đồcông nghệ, và
chúng bị thu hút tự nhiên bởi những món đồ kỳ diệu này (cũng giống như
thế hệ chúng ta mê mẩn những chiếc TV vậy). Ngay cả bạn có không thích
con mình tiếp xúc quá sớm và quá lệ thuộc vào đồcôngnghệ cao mà hạn
chế giao tiếp với xã hội thực thì bạn cũng phải chấp nhận rằng bạn không thể
cách ly trẻ hoàn toàn với đồcôngnghệ khi mà chính bản thân bạn cũng đang
sử dụng chúng chocông việc và giao tiếp hàng ngày. Khó có thể nói được
trẻ con mấy tuổi thì mới được tiếp cận và sử dụng các món đồcông nghệ;
theo nghiên cứu của Quỹ Kaiser Family, có đến ¼ trẻ em trong độ tuổi từ 4-
6 sử dụng máy tính cá nhân ít nhất 50 phút mỗi ngày.
Hãy nhìn vào mặt tích cực của công nghệ, và đừng sợ hãi chúng! (Rõ ràng là
bạn không sợ công nghệ, bạn chỉ sợ chúng làm hư con mình mà thôi!) Mặc
dù giới truyền thông dành rất nhiều giấy mực để vẽ nên một bức tranh đáng
sợ về ảnh hưởng của côngnghệ đối với trẻ em, như nghiện game, truy cập
thông tin đồi truỵ hay bắt nạt ảo trên các mạng xã hội, côngnghệ số thực sự
đem lại nhiều lợi ích cho con em chúng ta hơn là tác hại. Khả năng sử dụng
công nghệ số để tìm kiếm thông tin và giải đáp các thắc mắc giúp trẻ em chủ
động khám phá thế giới quanh mình và mở rộng tri thức theo cách mà không
bố mẹ và thầy cô nào có thể làm được. Rõ ràng rằng trẻ em ở những độ tuổi
khác nhau sẽ đủ trưởng thành để tiếp cận và sử dụngcôngnghệ số theo
những mức khác nhau. Cẩm nang dưới đây sẽ giúp bạn – phụ huynh trong
thời đại số – có sự chuẩn bị tốt hơn để cùng con tiếp cận thế giới côngnghệ
một cách khôn ngoan nhất.
Từ 0-12 tháng tuổi: Học cách nhấn nút
Ngay từ Năm đầu đời, các bé đã có thể tiếp cận với côngnghệ ở mức độ làm
quen và dưới đây là 3 điểm lưu ý chính khi chobé tiếp cận với đồcôngnghệ
và đồ chơi chạy bằng điện trong lứa tuổi này.
1.Bé có thể tương tác với đồ chơi chạy bằng điện và hiểu về tác động và
hệ quả khi chơi.
2. Chuyển điện thoại sang chế độ “trên máy bay” khi cho phép bé chơi
với điện thoại di động.
3. Không chobénghe điện thoại di động trực tiếp.
Hầu hết đồ chơi cho em bé đều có khả năng phát sáng và phát nhạc. Những
món đồ chơi này được xem như những chiếc lục lạc (hoặc trống tay) hiện
đại vì chúng có thể dạy trẻ nhận biết về tương tác và hệ quả (khi tác động
vào đồ chơi thì nó sẽ phát sáng hoặc chơi nhạc) cũng như rèn luyện kỹ năng
điều khiển bàn tay. Nhưng thùng đồ chơi của trẻ không nên có toàn những
món đồ chơi chạy bằng pin như vậy. Nếu con bạn đã được 9 tháng tuổi trở
lên, hãy chắc rằng bạn sắm chobé một lượng đồ chơi “chủ động” ngang với
đồ chơi “thụ động”. Với những món đồ chơi thụ động, con bạn có thể nhấn
nút để đồ chơi nhá đèn hoặc trỗi nhạc. Còn đồ chơi chủ động (như khối hộp,
bóng…) đòi hỏi sự tương tác, tham gia của bé vào trò chơi và giúp hoàn
thiện kỹ năng vận động tinh của trẻ.
Hãy chuyển điện thoại sang chế độ "trên máy bay" để an toàn cho não trẻ.
Ảnh: internet.
Dù chưa có bằng chứng kết luận về ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại
di động đối với trẻ nhỏ, nhưng điện thoại di động phát ra các trường điện từ
trong khi hộp sọ đang phát triển của trẻ nhỏ vẫn còn mỏng hơn so với người
trưởng thành. Nếu bạn định chobé nói chuyện với ông bà qua điện thoại di
động, hãy bật loa ngoài hoặc sử dụng tai nghe điện thoại nối dài thay vì cho
trẻ nghe điện thoại trực tiếp. Và cũng hãy nhớ chuyển điện thoại sang chế độ
“trên máy bay” để ngắt toàn bộ sóng vô tuyến trước khi đưa điện thoại cho
con cầm chơi.
Từ 1 đến 2 tuổi: Bắt chước côngnghệ cao
Ở tuổi chập chững tập đi, bé đã có thể tiếp cận với côngnghệ như thế nào?
Dưới đây là những mốc chính:
1. Xem các chương trình giáo dục cho trẻ nhỏ trên truyền hình hoặc đĩa
DVD.
2. Chơi với các ứng dụng tương tác cơ bản dành cho trẻ nhỏ trên điện
thoại di động và máy tính bảng.
3. Bắt đầu bắt chước thói quen côngnghệ của mẹ.
Tất nhiên, các nhà giáo dục và bảo vệ trẻ em không đồng tình với ý kiến cho
trẻ dưới 2 tuổi xem truyền hình, và giới hạn giờ ngồi trước TV trong khoảng
2 giờ mỗi ngày cho trẻ trên 2 tuổi. Nhưng thực tế sẽ xảy ra như sau: bạn đi
chợ về, nhóc tì của bạn bắt đầu quấy khóc và nhặng xị, và một chương trình
thiếu nhi sẽ giúp bé ngồi yên trong 30 phút để bạn có thể cất thức ăn và
chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà.
May thay, truyền hình còn có thể hơn cả một chiếc núm ti côngnghệ cao.
Nghiên cứu năm 2005 của Quỹ Kaiser Family kết luận rằng việc cho trẻ từ
6-30 tháng tuổi xem các chương trình giáo dục thiếu nhi có thể giúp bé phát
triển tăng tốc về khả năng ngôn ngữ. Dù vậy, xem TV (bao gồm các chương
trình người lớn) nói chung khiến vốn từ vựng của trẻ bị hạn chế. Tóm lại,
xem TV có chừng mực có tác dụng tích cực đối với con bạn, nhưng để con
ngồi trước TV cả ngày thì không tốt chút nào. Đừng đặt con trước TV 2 giờ
liền vì nghĩ rằng nó tốt cho não trẻ, nhưng để trẻ xem một chương trình thiếu
nhi ngắn thì chẳng vấn đề gì.
Dù truyền hình không được khuyến khích với trẻ nhỏ, nhưng chobé xem các
chương trình thiếu nhi bổ ích trong thời gian chừng mực thì không có gì sai
cả. Ảnh: Corbis.
Một trong những mốc phát triển xã hội quan trọng của trẻ ở lứa tuổi chập
chững là bắt chước hành vi của người khác, vì vậy hãy chuẩn bị tinh thần là
bé sẽ bị thu hút bởi những thiết bị mà mẹ hay dùng. Nếu bé muốn nghịch
điện thoại di động của bạn, hãy cài vài ứng dụng trẻ con hoặc trò chơi đơn
giản (như kim cương hoặc chém trái cây) thay vì để bé phá danh bạ điện
thoại. Một lưu ý nhắc lại là hãy luôn chuyển chế độ điện thoại sang chế độ
“trên máy bay” trước khi đưa điện thoại chobé chơi – điều này giúp ngăn
ngừa phơi nhiễm sóng điện từ không cần thiết và tránh việc truy cập internet
và 3G ngoài kiểm soát. Tương tự với các thiết bị di động khác, bạn cũng có
thể dễ dàng tìm được các ứng dụng trò chơi đơn giản chobé ngay trong điện
thoại hoặc tải từ kho ứng dụng.
. Cho bé dùng đồ công
nghệ đúng cách - Phần 1
Trong thời buổi công nghệ này, đến cả sự phát triển toàn diện của. thế giới công nghệ
một cách khôn ngoan nhất.
Từ 0 -1 2 tháng tuổi: Học cách nhấn nút
Ngay từ Năm đầu đời, các bé đã có thể tiếp cận với công nghệ ở mức