Nghe ngườiđểđược
người nghe
Đầu tiên, cần phải hiểu rõ thế nào là lắng nghe. Có rất nhiều người nghĩ rằng
mình đã lắng nghe tốt nhưng thực chất chỉ dừng lại ở chỗ “nghe là không nói
khi người khác đang nói”. Sự nhầm lẫn này mang lại hiệu quả lắng nghe
không cao. Một sự thật đáng buồn là hiệu suất nghe trung bình chỉ dừng lại
ở con số 25 - 30%. Nhìn con số đó, có chuyên gia nói rằng nếu “nói là gieo,
nghe là gặt” thì quả thật đã có một mùa màng thất bát”.
Nghe ngườiđểđượcngườinghe
Về mặt bản chất, lắng nghe không đồng nhất với nghe. Nghe chỉ là một phản
xạ tự nhiên của con người với những âm thanh bên ngoài. Khi nghe một
cách bản năng thì sẽ rơi vào hai trường hợp, hoặc là thông tin “trơ”, không
đem lại lợi ích gì hoặc nghe dưới sự chi phối của các thói quen, mặc định, hệ
nhận thức chủ quan bảo thủ, chỉ nghe những gì mình muốn nghe. Vì thế, khi
nghe một lời nói “sự thật mất lòng” là tự nhiên “đùng đùng nổi xung thiên”,
chẳng cần quan tâm người ta nói đúng hay sai.
Và lắng nghe cũng không đồng nhất với “tỏ vẻ lắng nghe”. Chúng ta có thể
cười, nhìn vào mắt người nói, có những từ đệm như “à”, “ồ”, “vậy hả?”,
“hay quá” , nhưng là “nghe bên ngoài” chứ không có “nghe bên trong”,
không có sự hứng thú gì với chủ đề, thậm chí còn muốn đi chỗ khác nhưng
phải ngồi nghe cho lịch sự, hoặc để lấy lòng người nói. Những kiểu “tỏ ra
vẻ lắng nghe” như vậy sẽ nhanh chóng đượcngười nói cảm nhận được và họ
sẽ khó lòng mà tin tưởng, chia sẻ thêm với người nghe.
Vậy như thế nào mới là lắng nghe? Dưới góc độ quản trị, chuyên gia của
WapoGroup nêu ra bốn yếu tố cấu thành nên lắng nghe hiệu quả: như thật,
tự chủ, đồng cảm và đúng vai trò.
Lắng nghe như thật: Nghe và hiểu đúng thông tin được truyền đạt mà không
bị chi phối bởi các yếu tố “gây nhiễu”. Trong môi trường công sở, năng lực
lắng nghe như thật sẽ giúp giảm thiểu các hiểu lầm trong quá trình giao tiếp.
Trong đàm phán, nó không chỉ giúp hạn chế đưa ra những điều khoản sai
lầm do “tưởng bở”, “tưởng là” khi đọc hoặc nghe thông tin của đối phương
mà còn giúp nhanh chóng nhìn ra các sơ hở trong lập luận của đối phương,
từ đó dễ dàng dẫn dắt họ quay lại và nhận ra vấn đề.
ành văn hóa trong doanh nghi
ệp cần phải chú trọng đến nhiều điều.
Lắng nghe tự chủ: Sự bản lĩnh, làm chủ được cảm xúc, hành vi khi bị người
khác phê bình, dẫn dụ hoặc khích tướng. Chẳng hạn, trong đàm phán, khi bị
người khác khích tướng, thay vì “nổi xung”, “nói dại” thì sẽ bình tĩnh lắng
nghe, nhìn thấy được bối cảnh hiện tại và tùy cơ ứng biến để đạt mục tiêu
của mình.
Lắng nghe đồng cảm: Hiểu được cảm nhận của người nói, đặt mình vào
hoàn cảnh của họ và thấy được cái lý, cái đúng của họ một cách tự nhiên. Từ
đó, sự thiện cảm, giao tình giữa hai bên ngày càng tăng. Lắng nghe đồng
cảm sẽ giúp giảm được những mối bất hòa, xung đột trong nội bộ công ty,
nâng cao tinh thần đoàn kết, hợp tác, từ đó giảm thiểu bất mãn của nhân
viên, dẫn đến nâng cao hiệu suất làm việc và nâng cao hiệu quả của việc giữ
chân nhân viên. Ngoài ra, lắng nghe đồng cảm còn làm gia tăng chất lượng
phục vụ trong việc bán hàng, chăm sóc khách hàng.
Lắng nghe đúng vai trò: Ngườinghe hiểu rõ tương quan vai trò của mình đối
với người nói, từ đó điều chỉnh thái độ, cảm xúc và hành vi cho thích hợp.
Những nhân viên không lắng nghe đúng vai trò thường có xu hướng lấn sang
quyền của cấp trên mà không tập trung vào phạm vi công việc của mình.
Khi được cấp trên giao việc, họ thường đòi hỏi cấp trên giải thích thông lý
do rồi mới chịu làm. Khi làm việc, họ hay tự ý làm theo ý mình, tự tung tự
tác, không tuân thủ nội quy, quy trình của công ty. Khi góp ý cho cấp trên,
họ đòi hỏi cấp trên phải đồng ý, tán thành các đề xuất của mình.
Nếu những đòi hỏi đó không được đáp ứng họ sẽ khó chịu, bức xúc, lâu
ngày nảy sinh bất mãn, không phục cấp trên. Người có nhiều thành công
trong quá khứ, được đào tạo ở các trường lớp danh tiếng thường dễ bị mắc
phải vấn đề này - “bệnh ngôi sao”. “Bệnh ngôi sao” càng nặng thì xung đột
công sở càng tăng, tốc độ xử lý công việc trong công ty càng giảm vì rào cản
của sự bất mãn và những cuộc tranh luận không đâu vào đâu.
Nếu mọi người trong công ty có năng lực lắng nghe tốt thì những phàn nàn
của khách hàng được xử lý tinh tế hơn, hiệu quả truyền thông nội bộ được
cải thiện và doanh nghiệp cũng thành công hơn. Lee Hopkins, một chuyên
gia người Úc nghiên cứu về lãnh đạo đã chỉ ra rằng, một doanh nghiệp có
năng lực lắng nghe tốt sẽ xây dựng được văn hóa “quan tâm khách hàng”,
gia tăng sự trung thành của nhân viên, tăng hiệu suất công việc và nâng cao
năng lực sẵn sàng thích nghi với sự thay đổi của tổ chức.
Vậy xây dựng văn hóa lắng nghe bắt đầu từ đâu? Nói một cách tương đối thì
một phần của văn hóa chính là tập quán, thói quen tốt của một tập thể. Do
đó, việc xây dựng văn hóa lắng nghe không khác hơn là việc tạo dựng và
duy trì thói quen lắng nghe của mỗi cá nhân trong tập thể đó. Quá trình hình
thành thói quen lắng nghe gồm các bước:
1. Trải nghiệm một tình huống lắng nghe hiệu quả và cảm nhận được lợi ích
của nó, từ đó nảy sinh mong muốn phát triển và sử dụng năng lực đó trong
thực tế cuộc sống.
2. Khám phá sâu các trải nghiệm, loại bỏ các tư duy sai lầm, hình thành các
tư duy đúng đắn về lắng nghe.
3. Rèn luyện năng lực lắng nghe hiệu quả một cách có ý thức trong công
việc, cuộc sống.
4. Sử dụng năng lực lắng nghe hiệu quả một cách tự nhiên, như một thói
quen.
5. Duy trì thói quen lắng nghe.
. gieo,
nghe là gặt” thì quả thật đã có một mùa màng thất bát”.
Nghe người để được người nghe
Về mặt bản chất, lắng nghe không đồng nhất với nghe. Nghe.
Nghe người để được
người nghe
Đầu tiên, cần phải hiểu rõ thế nào là lắng nghe. Có rất nhiều người nghĩ rằng
mình đã lắng nghe tốt nhưng