1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan niệm về giá trị con cái trong gia đình hiện nay”(Trường hợp Thành phố Hà Nội) .

191 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 191
Dung lượng 0,91 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10 (15)
    • 1.1. Các nghiên cứu về giá trị cảm xúc của con cái 10 (15)
    • 1.2. Các nghiên cứu về giá trị xã hội của con cái 14 (19)
    • 1.3. Các nghiên cứu về giá trị kinh tế của con cái 19 (24)
    • 1.4. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm về giá trị con cái 27 (32)
    • 1.5. Khoảng trống trong các nghiên cứu 30 (35)
    • 1.6. Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu 34 (39)
  • Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 (42)
    • 2.1. Các khái niệm và lý thuyết nghiên cứu về giá trị con cái 37 (42)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu 57 (62)
    • 2.3. Khái quát bối cảnh kinh tế - văn hóa - xã hội Việt Nam và thành phố Hà Nội hiện nay 65 (70)
  • Chương 3: THỰC TRẠNG QUAN NIỆM VỀ GIÁ TRỊ CON CÁI CỦA CÁC BẬC CHA MẸ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 73 (78)
    • 3.1. Quan niệm của các bậc cha mẹ về giá trị cảm xúc của con cái 73 (78)
    • 3.2. Quan niệm của các bậc cha mẹ về giá trị xã hội của con cái 85 (90)
    • 3.3. Quan niệm của các bậc cha mẹ về giá trị kinh tế của con cái 98 (103)
    • 3.4. Thang bậc giá trị con cái trong quan niệm của các bậc cha mẹ 109 (114)
    • 3.5. Quan niệm về giá trị con cái và mong muốn sinh con của các bậc cha mẹ 112 (117)
    • 4.1. Ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm cá nhân các bậc cha mẹ đến quan niệm của họ về giá trị cảm xúc của con cái 123 (128)
    • 4.2. Ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm cá nhân các bậc cha mẹ đến quan niệm của họ về giá trị xã hội của con cái 133 4.3. Ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm cá nhân các bậc cha mẹ đến quan niệm (138)

Nội dung

Quan niệm về giá trị con cái trong gia đình hiện nay”(Trường hợp Thành phố Hà Nội) .Quan niệm về giá trị con cái trong gia đình hiện nay”(Trường hợp Thành phố Hà Nội) .Quan niệm về giá trị con cái trong gia đình hiện nay”(Trường hợp Thành phố Hà Nội) .Quan niệm về giá trị con cái trong gia đình hiện nay”(Trường hợp Thành phố Hà Nội) .Quan niệm về giá trị con cái trong gia đình hiện nay”(Trường hợp Thành phố Hà Nội) .Quan niệm về giá trị con cái trong gia đình hiện nay”(Trường hợp Thành phố Hà Nội) .Quan niệm về giá trị con cái trong gia đình hiện nay”(Trường hợp Thành phố Hà Nội) .Quan niệm về giá trị con cái trong gia đình hiện nay”(Trường hợp Thành phố Hà Nội) .Quan niệm về giá trị con cái trong gia đình hiện nay”(Trường hợp Thành phố Hà Nội) .Quan niệm về giá trị con cái trong gia đình hiện nay”(Trường hợp Thành phố Hà Nội) .Quan niệm về giá trị con cái trong gia đình hiện nay”(Trường hợp Thành phố Hà Nội) .Quan niệm về giá trị con cái trong gia đình hiện nay”(Trường hợp Thành phố Hà Nội) .Quan niệm về giá trị con cái trong gia đình hiện nay”(Trường hợp Thành phố Hà Nội) .

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10

Các nghiên cứu về giá trị cảm xúc của con cái 10

Giá trị cảm xúc là một trong những giá trị nổi bật và đầu tiên nhất mà con cái mang lại cho cha mẹ và các thành viên trong gia đình Giá trị cảm xúc đề cập đến cảm giác vui vẻ và sảng khoái gắn liền với mong đợi của cha mẹ về việc có con (Dẫn theo Fazeli E và cộng sự, 2016) [29] Là một trong những giá trị cốt lõi của con cái đối với các bậc cha mẹ và gia đình, giá trị cảm xúc của con cái được nhiều nghiên cứu quan tâm khai thác sâu sắc ở nhiều khía cạnh khác nhau và hiện diện chủ yếu trong vai trò làm gia tăng cảm xúc phấn khích, vui vẻ, hạnh phúc hay căng thẳng, ức chế của cha mẹ khi có con cái (Hoffman & Hoffman, 1973 [37]; Kagitcibasi 1982, 2015 [42,44]; Lucas & Mayer, 1994 [77]; Trommsdorff, Nauck,

2005 [112]; Mayer & Trommsdroff, 2010 [55]; Nauck, 2014 [63]) Theo đó, giá trị cảm xúc của con cái hàm chứa các giá trị về tình cảm, tâm lý của cha mẹ xảy ra khi các bậc cha mẹ có con, bao gồm các cảm xúc tích cực và tiêu cực mà con cái mang lại cho cha mẹ.

Con cái mang lại các cảm xúc tích cực cho cha mẹ

Các nghiên cứu về những cảm xúc tích cực của con cái mang lại cho mẹ tập trung xem xét các trạng thái cảm xúc được thăng hoa của các bậc cha mẹ khi có con cái.

Ngay từ những nghiên cứu đầu tiên nhất về giá trị con cái, các nhà nghiên cứu đã phát hiện những giá trị tinh thần của con cái trong việc mang lại niềm vui, hạnh phúc cho cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình Trong phát hiện của Hoffman& Hoffman (1973) [37]], sự phấn khích và niềm vui là giá trị đứng thứ 2 trong 9 giá trị vật chất và tinh thần mà con cái mang lại cho cha mẹ Đối với các bậc cha mẹ, con cái là nguồn gốc của hạnh phúc, niềm vui và tình cảm Các giá trị này của con cái trong nhiều nghiên cứu được đo lường trong quan điểm của các bậc cha mẹ về “niềm vui khi có trẻ nhỏ ở quanh nhà" hoặc "niềm vui mà bạn nhận được khi xem con mình lớn lên" (Nauck, 2007) [62, tr.615-629].

Trong nghiên cứu về Giá trị con cái ở Thổ Nhĩ Kỳ, Kagitcibasi chứng minh rằng, con cái là nguồn cung năng lượng “cảm xúc” dồi dào (với những cung bậc tình cảm, mức độ thăng trầm khác nhau), là tố chất kích thích (affect, stimulation) làm phong phú thêm ý nghĩa cuộc sống cha mẹ thông qua mối tương tác liên thế hệ cả bên trong và bên ngoài gia đình (Kagitcibasi, 1982) Sau đó khi nghiên cứu Giá trị con cái đối với cha mẹ trẻ và người già, Hoffman và cộng sự đã tiến hành khảo sát 2 nhóm cha mẹ trẻ tuổi và cha mẹ già ở bang Florida về sự hài lòng và không hài lòng khi có con Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với cả hai nhóm, con cái thường được xem là thỏa mãn nhu cầu về tình yêu và sự đồng hành, niềm vui và sự kích thích (Hoffman, L.W., K.A McManus, and Y Brackbill, 1987) Tiếp cận giá trị cảm xúc của con cái ở góc độ này, Nauck (2014) cho rằng, con cái cung cấp sự kích thích về thể chất và tâm lý cho các bậc cha mẹ, thể hiện nổi bật trong tương tác sớm giữa cha mẹ và con cái, khi trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi cần được dinh dưỡng, chăm sóc và quan sát liên tục Do đó, lợi ích chung của con cái để tối ưu hóa sự kích thích của cha mẹ nằm ở khả năng tạo ra những thách thức và trách nhiệm tức thì và thường không thay thế được. Ở một nghiên cứu khác, Coleman (1990) nhận thấy, con cái đóng vai trò như một yếu tố sản xuất tiềm năng quan trọng để hiện thực hóa chức năng tái sinh sản xã hội của cha mẹ Ở mỗi quyết định sinh sản, các yếu tố cấu trúc xã hội có tương tác mạnh mẽ với quan niệm giá trị con cái của mỗi người cha, mẹ và nhằm nâng cao hạnh phúc và vị thế xã hội của cha mẹ D Friedman, M.Hechter (1994) khi nghiên cứu Lý thuyết về giá trị con cái đã đo lường mức độ thỏa dụng của con cái gắn với việc có con cái (con trai, gái) với mức độ cảm nhận hạnh phúc của cha mẹ, qua đó xem xét những ảnh hưởng của con cái đối với các mức độ cảm nhận hạnh phúc của cha mẹ; sự hy sinh, lòng vị tha của cha mẹ đối với con cái Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi mỗi thanh niên “trở thành” hoặc “được làm cha/mẹ” là họ đã chuyển đổi vai trò trong chu trình sống của cá nhân, những quyền lợi, bổn phận và trách nhiệm làm cha mẹ, sự sinh sản có phù hợp, đáp ứng hay không đáp ứng được những kỳ vọng, chuẩn mực của dòng họ, cộng đồng xã hội trở thành mối quan tâm lớn của họ khi có/mong muốn có con cái.

Xuất phát từ hướng tiếp cận trên, một số nhà nhân khẩu học đề cập đến tầm quan trọng và mối liên hệ giữa việc sinh con và việc cảm thấy ý nghĩa cuộc sống khi được làm cha mẹ Hạnh phúc là động lực quan trọng khiến người ta đi tới quyết định sinh con, đẻ cái Có con hay không có con, mặt khác, cũng được coi là cách thức cơ bản để con người đạt tới trạng thái viên mãn hoặc ngược lại Tác giả Becker

(1981), cho rằng, thanh niên quyết định tiến tới hôn nhân, sinh con đầu lòng hoặc sinh các con tiếp theo, là do họ - với tư cách là người cha/mẹ tiềm năng (hoặc cha/mẹ thực tế) - thường quan niệm, kỳ vọng rằng mình sẽ đạt được vị thế tốt hơn, hạnh phúc hơn hiện tại sau khi quyết định này được thực hiện Khi khám phá động cơ làm cha mẹ trong thế giới công nghiệp phương Tây, tác giả Dyer đã chỉ ra rằng,hầu hết các cá nhân đều mong muốn có con cái vì những lý do liên quan đến hạnh phúc và hạnh phúc cá nhân (Dyer, 2007) [27, tr.69-77]. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về cảm xúc tích cực của con cái đối với các bậc cha mẹ chủ yếu tập trung hướng đến tìm hiểu các thỏa mãn nhu cầu tâm lý, tình cảm của các bậc cha mẹ có được từ con cái và được đo lường thông qua đánh giá của các bậc cha mẹ về mức độ quan trọng của giá trị này Nghiên cứu trên phương diện lý luận của các tác giả Hoàng Đốp (2004), Ngô Thị Tuấn Dung (2012) đã cho thấy giá trị tâm lý, tình cảm của con cái biểu hiện trong việc chúng là nguồn thỏa mãn cảm xúc tâm lý của các bậc cha mẹ Trong nghiên cứu của tác giả Trần Thị Minh Thi về Những giá trị cơ bản của gia đình Việt Nam đương đại (2021), giá trị tình cảm, tâm lý của con cái được tác giả đo lường qua quan niệm của các bậc cha mẹ về ý nghĩa của việc có con trong việc mang lại niềm vui, hạnh phúc cho họ, đồng thời kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra đây là giá trị con cái được các bậc cha mẹ đánh giá có vị trí quan trọng nhất trong cuộc sống của họ hiện nay.

Con cái mang lại các cảm xúc tiêu cực cho cha mẹ

Khi phân tích các chiều cạnh lợi ích của con cái và chi phí cho con cái, Lusca và Mayer (1994) đã chứng minh rằng, mặt bất lợi trong các giá trị tinh thần, tình cảm của con cái đối với cha mẹ là ở chỗ chúng tạo ra hàng loạt các căng thẳng cảm xúc cho các bậc cha mẹ khi có con cái Tiếp cận các mặt bất lợi của con cái từ góc độ này, nghiên cứu của Miettinen A và cộng sự cho thấy, trong cuộc sống hiện đại, khi vai trò của nữ giới ngày càng tiến rộng ra ngoài gia đình bởi các đòi hỏi của thị trường lao động, việc làm, tình trạng căng thẳng của phụ nữ ngày càng gia tăng do gánh nặng kết hợp giữa việc làm và công việc gia đình (Miettinen A, Basten S, Rotkirch A, 2011) [56].

Nghiên cứu của Bbeun Sae Lee (2016) [18, tr.133-144], chỉ ra rằng, tác động trung gian của sự căng thẳng trong việc nuôi dạy con cái của cha mẹ có ảnh hưởng đến số lượng con cái lý tưởng mà các bậc cha mẹ mong muốn Dưới tác động của mọi áp lực xã hội cùng các căng thẳng cảm xúc của các bậc cha mẹ trong quá trình nuôi dạy đứa con đầu, những cân nhắc, tính toán trong việc sinh thêm con của họ càng trở nên chặt chẽ hơn, từ đó tác động và làm suy giảm mức sinh trong cộng đồng dân số.

Mức độ căng thẳng cảm xúc của các bậc cha mẹ khi có con cái là yếu tố tác động hình thành tâm lý của nhiều ông bố, bà mẹ, đặc biệt là phụ nữ trong thời gian mang thai và sau sinh Một số nghiên cứu tâm lý học, y học đã chỉ rõ mức độ trầm cảm của nhiều bà mẹ sau khi sinh con, đặc biệt trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng con nhỏ trong cuộc sống hiện đại Ở Việt Nam, nghiên cứu về thực trạng trầm cảm và tìm kiếm hỗ trợ của phụ nữ sau sinh của nhiều tác giả cho thấy, tỉ lệ trầm cảm sau sinh ở phụ nữ Việt Nam cao hơn rất nhiều so với thế giới: năm 2007, tỷ lệ trầm cảm sau sinh là 41%, năm 2010 tỷ lệ này là 29,2, năm 2018 mức độ trầm cảm sau sinh của phụ nữ tại địa bàn nghiên cứu là 34,2% (Lê Thị Thúy và cộng sự,

Như vậy, giá trị cảm xúc của con cái trong gia đình qua các nghiên cứu được cụ thể hóa thành các trạng thái tâm lý, tình cảm của các bậc cha mẹ có được từ con cái Đó là tình yêu thương, niềm vui, sự hạnh phúc, sự kích thích, phấn khích trong các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo con cái khôn lớn, trưởng thành Đồng thời, đó cũng là những căng thẳng cảm xúc, áp lực trong tâm lý, tinh thần mà các bậc cha mẹ phải chịu đựng, vượt qua trong suốt quá trình nuôi dạy con cái Các cảm xúc tích cực của con cái đã được nhiều nghiên cứu quốc tế và một số nghiên cứu trong nước tìm hiểu, tuy nhiên các cảm xúc tiêu cực của con cái mới chỉ được xem xét trong một số nghiên cứu quốc tế và một số nghiên cứu về tâm lý học, y học của Việt Nam Các nghiên cứu về giá trị con cái ở Việt Nam, đặc biệt là nghiên cứu thực nghiệm hầu như chưa đề cập đến vấn đề này.

Các nghiên cứu về giá trị xã hội của con cái 14

Giá trị xã hội của con cái đề cập đến các lợi ích xã hội liên quan đến việc sinh con của các bậc cha mẹ (Mayer và Trommsdorff, 2010) [55] Biểu hiện cụ thể của giá trị xã hội của con cái là sự chấp thuận của xã hội (phù hợp với pháp luật và chuẩn mực xã hội); của cộng đồng xã hội (dòng họ, gia đình lớn) đối việc có con của các bậc cha mẹ và càng nổi bật trong các xã hội có chế độ huyết thống và dòng dõi Đồng thời, giá trị xã hội của con cái đối với các bậc cha mẹ còn thể hiện ở chỗ có con dẫn đến thay đổi mối quan hệ của cha mẹ cũng như mối liên hệ của cha mẹ với người thân, bạn bè và làm thay đổi địa vị của các bậc cha mẹ trong cộng đồng địa phương (Trommsdorff, 2009) [113] Tuy nhiên giá trị nào của con cái cũng đều hiện diện ở hai chiều cạnh, tích cực/lợi ích và tiêu cực/phí tổn (Lucas & Mayer,

1994), do đó giá trị xã hội của con cái cũng hiện hữu các mặt bất lợi và thể hiện trong việc hạn chế tự do cá nhân, hạn chế các cơ hội nghề nghiệp cũng như làm gia tăng trách nhiệm của các bậc cha mẹ với gia đình.

Con cái mang lại lợi ích xã hội cho cha mẹ

Trong nghiên cứu Giá trị con cái ở Thổ Nhĩ Kỳ (1982), tác giả Kagitcibasi chỉ ra rằng, việc giúp gắn kết các cặp vợ chồng lại gần nhau hơn, (như một lý do để mong muốn có thêm một đứa con) là 1 trong 12 lý do phổ biến của người dân nước này khi muốn sinh con Mức độ quan trọng của lý do này đối với phụ nữ thể hiện sâu sắc hơn nam giới cho thấy sự phụ thuộc, địa vị thấp hơn của phụ nữ trong mối quan hệ hôn nhân Vì người chồng có các mối quan hệ xã hội khác, nên việc gần gũi vợ - chồng không quá quan trọng đối với anh ta như đối với người vợ, người tìm thấy một đứa con khác có ích trong việc “đưa chồng về nhà” Mong muốn kéo chồng về gần nhà dường như là một động lực quan trọng cho việc sinh con của nhiều phụ nữ [41].

Lợi ích xã hội của con cái đối với các bậc cha mẹ còn thể hiện trong việc chúng duy trì nòi giống và tôn thống gia đình (đặc biệt là con trai), thông qua việc chúng mang dòng họ (của người cha nếu gia đình theo chế độ phụ hệ) và thờ tự hương khói cho cha mẹ và các thành viên trong gia đình khi họ mất đi Trong tôn giáo truyền thống của châu Phi, sinh sản là cách tuyệt đối để đảm bảo rằng một người không bị cắt đứt khỏi sự bất tử của cá nhân (Hellen Wave, 1978) [125] Ở các quốc gia Châu Á, các gia đình theo chế độ phụ hệ và có văn hóa gia trưởng phổ biến hầu hết ở khắp vùng, miền, theo đó mà việc nối dõi tông đường và thờ cúng tổ tiên thể hiện duy nhất trong vai trò của người con trai Giá trị của con trai ở phương diện này đặc biệt thể hiện rõ ở một số nền văn hóa gia trưởng (truyền thống phụ hệ, xác lập phả hệ), nơi duy trì tập quán con trai nối dõi dòng họ, thờ cúng tổ tiên, tục lệ con gái khi kết hôn di chuyển về sinh sống cùng gia đình nhà chồng Theo tục lệ, con gái được gả cưới cho gia đình nhà chồng và ít đóng góp hơn cho gia đình cha mẹ đẻ Những kỳ vọng của cha mẹ đẻ về “giá trị con gái” thường là kém hơn so với con trai và điều này phần nào làm giảm đi động cơ, mong muốn của cha, mẹ trong cả sự chọn lựa sinh sản hoặc đầu tư cho phát triển (chăm sóc, thừa kế tài sản…) của con gái ở gia đình…, kéo theo là thái độ hoặc hành vi phân biệt đối xử với con gái/phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội Lý giải về điều này, một số nghiên cứu của Altanne I and Guiimoto C (2007), Das Gupta Monica (2009) và Belanger, D

(2002) cho rằng, ảnh hưởng của hệ thống văn hóa gia đình (phụ hệ, gia trưởng); sự tồn tại dai dẳng những chuẩn mực, giá trị truyền thống cũ; sự tương tác giữa yếu tố văn hóa, hành chính nhà nước và chế độ phong kiến cũ … đã tạo nên những đặc điểm, quy tắc gia trưởng cứng nhắc và xu hướng tâm lý “ưa thích con trai” ở gia đình và trong xã hội, đặc biệt ở các quốc gia Châu Á.

Trong xã hội Việt Nam, dấu ấn về giá trị con cái trong tâm lý ưa thích giới tính của các con biểu hiện rõ rệt trong quan điểm cá nhân, văn hóa gia đình và cộng đồng xã hội Nghiên cứu định tính về Sự ưa thích con trai: ước muốn thâm căn, công nghệ tiên tiến của UNFPA (2011) [79] đã chứng minh tầm quan trọng của chế độ thân tộc phụ hệ và mô hình cư trú bên nội ở Việt Nam như cội nguồn sâu xa của tâm lý ưa thích con trai, thôi thúc nhu cầu phải có con trai để nối dõi tông đường. Các kết quả nghiên cứu của UNFPA cho thấy, trong các gia đình, con trai có “giá trị” hơn con gái nhiều lần bởi những lợi ích mà chúng mang lại cho gia đình, cha mẹ và xã hội Những lợi ích đó không xuất phát từ bản thân đứa con mà được “gán cho” bởi hệ thống chuẩn mực và văn hóa của xã hội: đó là những hệ tư tưởng văn hóa - cụ thể là quan niệm rằng dòng tộc chỉ được nối tiếp bởi những người đàn ông và thờ cúng tổ tiên chỉ nên được thực hiện bởi nam giới; đó là các yếu tố kinh tế - xã hội - cụ thể là mô hình cư trú bên nội/nhà chồng trong đó cha mẹ già sống chung với con trai và mô hình thừa kế tài sản trong đó con trai được nhận phần tài sản lớn hơn của cha mẹ; và đó là những áp lực mang tính chuẩn mực khiến mọi người phải cố gắng có con trai nhằm củng cố vị trí trong gia đình và cộng đồng để được thừa nhận Tất cả những chi phối đó thôi thúc mong muốn phải sinh bằng được con trai của các cặp vợ chồng bằng nhiều biện pháp, trong đó việc áp dụng lựa chọn giới tính khi sinh được thực hiện phổ biến trong nhiều gia đình, địa phương bởi tính chính xác, thuận tiện và kinh tế Kết quả là, trong bối cảnh xã hội nhiều cặp vợ chồng chỉ muốn sinh ít con, tỷ lệ các bé trai sinh ra trên một bà mẹ so với các bé gái ngày càng chênh lệch lớn trong nhiều độ tuổi sinh con của phụ nữ và ở nhiều địa phương trong cả nước.

Một số nghiên cứu khác ở Việt Nam trong những năm 90 của thế kỷ XX chỉ ra rằng, sở thích thiên lệch về giới tính theo hướng ưa thích con trai có ảnh hưởng đáng kể đến sự gia tăng mức sinh và thu hẹp khoảng cách sinh con của các cặp vợ chồng (Mai Huy Bích, 1991, Nguyễn Đức Vinh, 1998) Việc sinh được con trai được coi như thước đo thành công địa vị của cha mẹ và đặc biệt đề cao giá trị người phụ nữ bởi khi lấy chồng nghĩa là người phụ nữ đã có giá trị theo sự lượng giá của xã hội, địa vị và vai trò của họ tùy thuộc vào vai trò sinh sản mà họ đảm nhận ra sao (Hoàng Bá Thịnh, 2008) [108] Đối với người chồng, hôn nhân đánh dấu sự gia nhập địa vị người lớn nhưng chưa hoàn toàn trọn vẹn, chỉ khi sinh con trai anh ta mới hoàn thành nghĩa vụ, địa vị anh ta mới trở nên trọn vẹn Còn với người vợ, khi sinh con trai, họ đã tiến một bước dài từ địa vị “người ngoài” hòa nhập hoàn toàn với gia đình, được an toàn trong gia đình chồng vì đã tạo ra được phương tiện tiếp nối gia đình (Mai Huy Bích, 1991) Các nghiên cứu chỉ ra rằng, một động cơ sinh sản vô cùng mạnh mẽ chi phối hành vi nhân khẩu học của các cặp vợ chồng, đó là nhất định phải sinh được con trai, càng nhiều con trai càng có phúc, chỉ có con trai mới có thể nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên và lưu truyền tôn thống (Mai Huy Bích, 1991) Do đó ở Việt Nam, việc nhìn nhận giá trị con cái vẫn bị ảnh hưởng thiên lệch lớn bởi yếu tố giới tính Tuy nhiên, trong các nghiên cứu gần đây cho thấy, việc đề cao vai trò duy nhất của con trai trong nối dõi tông đường, lưu truyền tôn thống gia đình có xu hướng suy giảm dù trong một bộ phận gia đình nông thôn, gia đình người dân tộc thiểu số, gia đình nghèo vẫn đề cao giá trị này (Lê Ngọc Văn, 2011) [115].

Ngoài việc những lợi ích xã hội trên, con cái còn có những ý nghĩa đặc biệt trong việc khẳng định những bản sắc quan trọng của việc làm cha mẹ và sự thay đổi trong cảm thức của bản thân của người cha, người mẹ Nghiên cứu của Akabar Aghajania, (1988) cho thấy, các chức năng xã hội của trẻ em, những chức năng củng cố địa vị của cha mẹ trong cộng đồng là rất quan trọng đối với cả phụ nữ nông thôn và thành thị Tiếp cận giá trị con cái ở góc độ này, Nauck cho rằng, bản thân trẻ em có thể là một biểu tượng địa vị và trong một bối cảnh xã hội cụ thể, chúng đóng vai trò như một lợi ích vị trí có thể “tạo ra” sự công nhận của xã hội một cách rất trực tiếp đối với cha mẹ (Nauck, 2007) [62].

Sự trưởng thành của cha mẹ được khẳng định khi có con cái còn thể hiện thông qua sự gia tăng các quan hệ xã hội của cha mẹ vì con cái Các tiếp cận về

“giá trị con cái” và “vốn xã hội” trong nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc có con có ảnh hưởng đến sự mở rộng mạng lưới gia đình với bên ngoài của các bậc cha mẹ Việc có con, ít hay nhiều con, hoặc không có con có thể ảnh hưởng, làm gia tăng hoặc làm giảm sút tương tác liên cá nhân (mức độ ủng hộ, tin cậy và tham gia của thành viên gia đình) với mạng lưới xã hội bên ngoài, bao gồm họ hàng, gia đình khác, nhà trường, cộng đồng và xã hội nói chung Một số nghiên cứu về gia đình ở Úc (AIFS,

2004) [7], cho thấy những cha mẹ có con cái sẽ dễ dàng tham gia vào hoạt động của cộng đồng địa phương hơn Chẳng hạn, việc cha mẹ đưa con cái tham gia các hoạt động thể thao, giải trí, lễ hội hoặc việc cha mẹ chăm sóc, chữa trị bệnh tật cho con cái…, sẽ tạo thêm điều kiện cho cha mẹ tiếp xúc, trao đổi, mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội, làm giàu vốn tri thức, kỹ năng, thúc đẩy các hành động cộng đồng tập thể và xã hội nói chung Việc gia tăng các quan hệ xã hội hoặc cải thiện các quan hệ xã hội của các bậc cha mẹ khi có con cái sẽ góp phần làm gia tăng vị thế, lòng tự trọng của các bậc cha mẹ với gia đình, họ hàng và cộng đồng xã hội Con cái có thể trực tiếp và gián tiếp tối ưu hóa lòng tôn trọng xã hội của cha mẹ khi chúng tạo ra (bổ sung) quan hệ của họ với những người khác hoặc khi tăng cường, cải thiện chất lượng các quan hệ hiện có.

Trong các nghiên cứu của Việt Nam, lợi ích xã hội của con cái thông qua việc con cái khẳng định vị thế của cha mẹ đã có một số nghiên cứu đề cập nhưng chủ yếu trên phương diện lý luận và chủ yếu nhấn mạnh tính chất gắn kết vợ chồng, duy trì dòng giống, tôn thống gia đình của con cái Thực sự còn rất thiếu vắng các nghiên cứu thực nghiệm đo lường cụ thể các lợi ích này của con cái mà cha mẹ có được, đặc biệt trong việc con cái khẳng định vị thế, bản sắc cá nhân của cha mẹ như thế nào.

Con cái hạn chế cơ hội xã hội của cha mẹ

Các nghiên cứu về “giá trị con cái” và vấn đề phát triển “vốn xã hội” xem xét mối quan hệ của hai biến số này ở phạm vi gia đình, thể hiện qua đặc điểm hôn nhân, quan hệ tương tác giữa cha mẹ với con cái và việc mở rộng mạng lưới gia đình với bên ngoài Việc có con, ít hay nhiều con, hoặc không có con có thể ảnh hưởng, làm gia tăng hoặc làm giảm sút tương tác liên cá nhân (mức độ ủng hộ, tin cậy và tham gia của thành viên gia đình) với mạng lưới xã hội bên ngoài, bao gồm họ hàng, gia đình khác, nhà trường, cộng đồng và xã hội nói chung Một số nghiên cứu về gia đình của Úc cho thấy, bên cạnh các tác động tích cực của con cái trong việc gia tăng mạng lưới quan hệ xã hội của các bậc cha mẹ thì mặt khác, có con cái, các bậc cha mẹ có thể bị hạn chế thời gian dành cho các mối quan hệ xã hội riêng với cá nhân mình Phát hiện của các nghiên cứu chỉ ra rằng, nạn nghèo khổ, gánh nặng về trách nhiệm chăm sóc con nhỏ có thể làm cha mẹ, đặc biệt là người mẹ ở gia đình đông con thêm phần hạn hẹp về thời gian và bị tách biệt hơn với cộng đồng xã hội bên ngoài [68, 69]. Ở Việt Nam, các gánh nặng trong vai trò làm cha, mẹ dưới ảnh hưởng của văn hóa truyền thống càng khiến các bậc cha mẹ có ít thời gian hơn cho bản thân khi có con cái, đặc biệt là người mẹ Quan niệm và chuẩn mực của xã hội về trách nhiệm của cha mẹ với con cái, với gia đình (chủ yếu là người mẹ), càng khiến cho cha mẹ có ít hơn sự quan tâm cho bản thân Tự do cá nhân của người chồng, người vợ (nhiều nhất) bị thu hẹp lớn khi chuyển sang vai trò làm cha, mẹ của con cái trong gia đình Nghiên cứu trên phương diện lý luận của tác giả Mai Huy Bích (2011)

[14] cho thấy, khi trở thành cha mẹ, độ lớn của khúc cắt dành cho vai trò làm cha mẹ tăng lên rõ rệt Với phụ nữ, khúc cắt làm mẹ tăng tới gần 1/3 cái tôi cá nhân của họ Còn với nam giới, mặc dù khúc cắt làm cha mẹ cũng tăng nhưng cảm thức của họ về bản thân với tư cách người cha chỉ bằng 1/3 khúc cắt làm mẹ của vợ họ Song cả với nam lẫn nữ, khúc cắt là chồng, là vợ trong bản sắc cá nhân của họ đều bị thu hẹp lại trong khi khúc cắt làm cha, làm mẹ tăng lên.

Qua các tài liệu tổng quan của Luận án, giá trị xã hội của con cái đối với các bậc cha mẹ nổi lên ở các chiều cạnh lợi ích xã hội của con cái mang lại và hạn chế cơ hội xã hội của cha mẹ do con cái Một mặt, con cái giúp duy trì hôn nhân, dòng dõi, lưu truyền tôn thống trong gia đình và khẳng định vị thế của các bậc cha mẹ với cộng đồng xã hội Mặc khác, việc dành thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng con cái đã làm hạn hẹp thời gian cho bản thân và các quan hệ cộng đồng xã hội của các bậc cha mẹ.

Các nghiên cứu về giá trị kinh tế của con cái 19

Con cái mang lại lợi ích kinh tế cho cha mẹ

Bắt đầu từ khi sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu giá trị con cái trong các gia đình và xã hội để làm cơ sở xác định động cơ và hành vi sinh sản của con người,các nhà nghiên cứu đã tìm thấy ý nghĩa về lợi ích về kinh tế của con cái đối với các quyết định sinh đẻ của các bậc cha mẹ, đặc biệt trong các xã hội nông thôn ở các thập kỷ 70-80 của thế kỷ XX Trong nghiên cứu về các giá trị kinh tế của con cái ở châu Á và châu Phi, Helen Wave chỉ ra rằng, lợi ích kinh tế của con cái được cha mẹ nhìn thấy khi chúng còn nhỏ, rằng chúng có ý nghĩa quan trọng trong cung cấp lao động cho gia đình, đặc biệt ở các gia đình mà việc tạo ra của cải vật chất hoàn toàn là các công việc về nông nghiệp, cần nhiều lao động thủ công [125] Bổ sung quan điểm này Saghayroun, A.A cho rằng, trong các gia đình nông thôn, trẻ em không chỉ có thể giúp đỡ các công việc ở trang trại và gia đình mình mà còn có thể làm các công việc đó với các trang trại, nông hộ khác bên ngoài nhà, và do đó được coi là một nguồn lao động rẻ tiền trong nền kinh tế nông thôn [112] Sau đó một thập niên, David Lucas và Paul Mayer (1994) tiếp tục khẳng định, trẻ em khi chúng lớn lên, nếu không làm các công việc trên thì chúng cũng có thể làm các công việc ngoài xã hội và có một khoản tiền lương nhất định đóng góp cho kinh tế gia đình. Xem xét chiều cạnh này trong xã hội hiện đại, Bernhard Nauck (2007) cho rằng, đối với các bậc cha mẹ, con cái sẽ giúp tạo ra sự thoải mái cho cha mẹ thông qua việc chúng tích cực đóng góp vào sản xuất gia đình bằng cách đóng góp thu nhập của chúng kiếm được trên thị trường lao động khi lớn lên [61] Nếu mức độ thỏa mãn công việc của con cái cao, thì đó là một chiến lược hiệu quả để “cha mẹ làm giàu từ con cái”, vì mỗi đứa trẻ bổ sung sẽ tăng tuyến tính tiện ích làm việc - đặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi mô hình kinh tế tư nhân, tập đoàn kinh tế gia đình ngày càng phát triển và có ảnh hưởng quan trọng đến kinh tế quốc gia Khi đó mỗi đứa trẻ là một nguồn thu nhập của gia đình do đóng góp công việc của chúng (Nauck, 2014) [63].

Tiếp cận ở góc độ gián tiếp tạo ra kinh tế cho gia đình, Reining Priscilla

(1970) (Dẫn theo Hellen Wave, 1978) nhận thấy, ngoài việc tham gia các công việc ở nông trại, con cái thể làm tốt các công việc vặt trong nhà, giúp cha mẹ chúng có thêm thời gian cho bản thân hoặc các công việc khác tạo ra thu nhập Bằng cách giảm thiểu các công việc vặt, kiếm củi và nước, chăm sóc em nhỏ và hoàn thành các công việc phụ khác trong gia đình, con cái giải phóng cha mẹ chúng để họ có thể sử dụng hiệu quả thời gian [125].

Xem xét yếu tố giới tính trong các quan điểm về lợi ích kinh tế của con cái, Nauck (2014) chỉ ra rằng, hầu hết trong các xã hội, việc tạo ra thu nhập, bổ sung nguồn kinh tế cho gia đình của con trai lớn hơn nhiều so với con gái Trong xã hội nông nghiệp, sức vóc và thể lực của con trai thường là yếu tố khiến việc chăn nuôi gia súc, trồng cây cối, mang lương thực, thức ăn về nhà cho gia đình nhiều hơn con gái Trong xã hội hiện đại, việc tạo ra thu nhập của nam giới không chỉ "chắc chắn" hơn và kéo dài hơn, mà còn cao hơn con gái do sự kết hợp giữa đầu tư vốn nhân lực và thời gian dành cho thị trường lao động [64]. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về giá trị của con cái trong bối cảnh xã hội truyền thống đều nhấn mạnh tính ưu trội về giá trị vật chất của con cái thể hiện trong khả năng lao động và tạo thu nhập của chúng cho nguồn sinh kế của gia đình. Kinh tế nông nghiệp được coi như nguồn sống trực tiếp và thiết thực bảo đảm cho cuộc sống của các thành viên trong gia đình Thực tại nghèo đói khiến cho cha mẹ nhìn thấy khả năng tạo ra hiệu quả sản xuất của con cái để gia tăng kinh tế cho gia đình Càng đông con, nguồn thu nhập cho gia đình càng lớn, sinh kế của gia đình càng được bảo đảm và càng nhận được nhiều sự hậu thuẫn từ nguồn công nhân trực tiếp trong gia đình Do đó, giá trị của con cái có ý nghĩa nhất định về kinh tế (Đoàn Kim Thắng, 1989) [93], đặc biệt đối với các gia đình nghèo, cách để kiếm sống, tăng thu nhập là đưa càng nhiều người tham gia vào lao động càng tốt (Lê Thị Quý,

2003) [71] Tư tưởng nhiều con hơn nhiều của thể hiện rõ cách nhìn nhận con cái đơn thuần ở những đóng góp vật chất được xem là quan niệm chủ đạo của các bậc cha mẹ về giá trị con cái trong xã hội truyền thống Kết quả là, mức sinh tăng cao cùng với sự gia tăng giá trị kinh tế của con cái Tuy nhiên, khi chủ trương khoán hộ xuất hiện cùng với giới hạn của đất đai canh tác, việc sinh con không còn có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc gia tăng mức thu nhập cho gia đình Khi đó việc nhìn nhận giá trị con cái như một nguồn tài sản không còn như trước, thay vào đó, con cái được tự do tách khỏi gia đình nhằm phục vục tốt hơn hệ thống làm công trong công nghiệp đòi hỏi mọi người phải linh hoạt chứ không nhất thiết phải theo đuổi công việc gia đình (Phan Ngọc Hà, 2014) [33] Giá trị sức lao động của con cái suy giảm nhiều so với giai đoạn trước được xem xét là do quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của đất nước, theo đó gia đình chuyển đổi từ một đơn vị sản xuất sang đơn vị tiêu dùng (Lê Ngọc Văn, 2011) [115] và điều kiện về kinh tế, công việc của cha mẹ ổn định hơn (Nguyễn Lan Phương, 1995) [67] Tuy nhiên ở các gia đình nông thôn, giá trị sức lao động của con cái vẫn được đề cao (Ngô Thị Tuấn Dung, 2012) [23].

Bên cạnh việc cung cấp sức lao động và thu nhập cho gia đình, quan điểm về lợi ích kinh tế của con cái được nhiều nghiên cứu khẳng định là con cái còn trang trải các chi phí cho chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho cha mẹ (Lucas và Mayer,

1994) [52], hoặc đóng góp vào bảo hiểm của cha mẹ trước những rủi ro trong cuộc sống (Bernhard Nauck, 2014) [64].

Tiếp cận lợi ích kinh tế của con cái ở góc độ này, Oculi cho rằng, hầu hết các nền văn hóa truyền thống, các bậc cha mẹ đều muốn sinh nhiều con để được chúng chăm sóc khi về già Đây là lý do tại sao các bậc phụ huynh sẵn sàng đầu tư vào việc sinh sản trong hiện tại để bảo đảm an ninh trong tương lai Bổ sung quan điểm này, tác giả Sliultz cho rằng, con cái là khoản đầu tư hấp dẫn đối với các bậc cha mẹ, vì một đứa con sử dụng các nguồn lực từ cha mẹ khi họ có dồi dào sức lao động (khi con cái còn nhỏ) và cung cấp một nguồn hỗ trợ trở lại cho cha mẹ khi họ về già (khi con cái trưởng thành), do đó cho phép cha mẹ cân bằng mức tiêu thụ trong đời của chúng Ở các nước đang phát triển, cho đến khi đạt được mức độ tinh vi về thể chế đáng kể, không có khoản đầu tư nào hấp dẫn bằng một đứa trẻ (Sliultz, 1971, Dẫn theo Hellen Wave) [125].

Lợi ích kinh tế của con cái ở khía cạnh này được các bậc cha mẹ quan tâm đề cao với những mức độ khác nhau và bị chi phối bởi giới tính đứa con sinh ra, cũng như mức độ phát triển kinh tế của hộ gia đình và bối cảnh xã hội Nghiên cứu giá trị bảo hiểm tuổi già của con cái và sự phát triển kinh tế - xã hội trong so sánh giữa 9 quốc gia gồm, Hàn Quốc, Philippine, Singapore, Taiwan, Thái Lan, Thổ Nhĩ

Kỳ, Italia và Mỹ, (Kagittcibasi, 1982) chứng minh rõ yếu tố giới tính của con cái và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của gia đình, quốc gia có ảnh hưởng mạnh mẽ, làm suy giảm hay gia tăng giá trị kinh tế của con cái, đặc biệt trong lợi ích bảo hiểm tuổi già của cha mẹ ở chúng Ở hầu hết các quốc gia, trong những năm 90 của thế kỷ XX, con trai có ý nghĩa quan trọng hơn con gái trong việc chăm sóc và bảo đảm các điều kiện vật chất cho cha mẹ khi về già [42].

Trong nghiên cứu của Kagitcibasi và cộng sự (năm 2015), các tác giả chỉ ra rằng, tại Đức và Mỹ hay các quốc gia phát triển, giá trị vật chất của con cái bao gồm cả lợi ích bảo hiểm tuổi già chiếm vị trị tối thiểu, trái lại ở Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước có trình độ phát triển kinh tế - xã hội kém hơn như Indonesia, Thailand, Philippines, lợi ích bảo hiểm tuổi già của con cái lại được đề cao Ngay trong cùng một quốc gia, lợi ích bảo hiểm tuổi già của con cái được các bậc cha mẹ đánh giá ý nghĩa quan trọng ở những mức độ khác nhau, cao hơn ở các khu vực kinh tế kém phát triển và càng giảm đi ở các khu vực có trình độ kinh tế - xã hội phát triển cao hơn Khảo sát quan điểm của người dân Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề này cho thấy, khi mức độ phát triển kinh tế của vùng cư trú tăng thì sự nổi trội của lợi ích bảo hiểm tuổi già giảm (100% ở vùng nông thôn kém phát triển, 73% ở những thị trấn nhỏ phát triển vừa, 61% ở những thành phố phát triển hơn và 40% ở những trung tâm thủ đô) (dẫn theo Kagitcibasi và Acata, 2015) [44] Trong nghiên cứu của Hellen Wave, khi so sánh lợi ích bảo hiểm tuổi già của con cái ở các quốc gia châu Phi và châu Á, tác giả nhận thấy, ở những khu vực kém phát triển và kém thịnh vượng hơn của Châu Á, các bậc cha mẹ có thể cảm thấy rằng, một số lượng nhỏ con cái được nuôi dạy theo tiêu chuẩn cao, có thể hiệu quả như một số lượng lớn hỗ trợ trong việc cung cấp an ninh tuổi già của họ (Hellen Wave, 1978) [125] Tiếp cận các lợi ích kinh tế của con cái ở khía cạnh này khi khảo sát quan điểm của người dân ở Trung Quốc, Oliveira Jaqueline chỉ ra rằng, các bậc cha mẹ cao tuổi ở Trung Quốc có nhiều con hơn nhận được nhiều khoản hỗ trợ tài chính hơn và có nhiều khả năng sống chung với một đứa trẻ trưởng thành hơn [66].

Trong nghiên cứu về Giá trị con cái và phúc lợi xã hội (2014), Nauck nhận thấy, khi lợi ích bảo hiểm tuổi già của con cái được các cha mẹ đề cao thì việc sinh nhiều con trong mỗi gia đình được xem là một chiến lược hiệu quả vì cha mẹ có nhiều con cái sẽ phân bổ gánh nặng chăm sóc tuổi già của họ lên nhiều vai các con hơn, và do đó giảm bớt nghĩa vụ của mỗi đứa trẻ Theo đó, sự quan tâm của các bậc cha mẹ (tiềm năng) đối với việc có nhiều con cái sẽ tăng lên, vì họ nghĩ rằng, có nhiều con cháu thì tuổi già của họ sẽ được bảo đảm chắc chắn hơn Đồng thời, các con cũng nghĩ rằng, việc có nhiều anh chị em sẽ làm giảm gánh nặng của mỗi cá nhân đối với gia đình, đặc biệt khi cha mẹ về già [64]. Ở Việt Nam, các nghiên cứu trên phương diện lý luận nhìn nhận giá trị con cái trong phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ khi họ về già với biểu trưng chủ yếu là một trong những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình và dân tộc qua các thế hệ Trong nghiên cứu về Gia đình Việt Nam: Những giá trị truyền thống và các vấn đề tâm - bệnh lý xã hội (2006), tác giả Hồ Bá Thâm đã chỉ rõ, một trong những giá trị của con cái trong gia đình là: khi cha mẹ về già, con cái là một sự bảo đảm cho cuộc sống của bố mẹ Con cái không chỉ có giá trị về mặt nối dõi tông đường sinh học, về mặt dòng dõi mà còn về mặt đạo lý, văn hóa Nghĩa vụ đạo đức của con cái trưởng thành là chăm sóc cha mẹ khi họ về già, thể hiện thông qua các hỗ trợ về tinh thần và kinh tế cho cha mẹ của họ Giá trị bảo hiểm tuổi già cho các bậc cha mẹ của con cái được nhìn nhận rõ trong các gia đình nhiều thế hệ ở xã hội truyền thống, nơi mà ông - bà, cha - mẹ và con cái sống quần tụ trong một mái nhà Khi đó, thế hệ con cái khi lớn lên sẽ chăm sóc về tinh thần cũng như các điều kiện vật chất đảm bảo cuộc sống cho cha mẹ họ về già Ở thời điểm này, quy mô gia đình thường là khá lớn và con cái vẫn được coi như “yếu tố bảo hiểm” cho tương lai theo quan niệm “đông con, nhiều của, nhiều lao động” hay “là của để dành” Cha mẹ thường kỳ vọng được sống chung với ít nhất là một đứa con và được sự trợ giúp cần thiết về vật chất, tình cảm của con cái khi bước vào tuổi già Hỗ trợ từ con cái cho cha mẹ càng thường xuyên và đa dạng hơn nếu cha mẹ và con cái sống chung trong một nhà.

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam chuyển đổi nhanh chóng và hiện đại hóa, nhiều phân tích trên phương diện lý luận của một số nghiên cứu cho rằng, tầm quan trọng của con cái trong bảo hiểm tuổi già cho cha mẹ đang có xu hướng giảm dần. Các nghiên cứu lý luận của các tác giả (Nguyễn Lan Phương (1995), Hoàng Đốp

(2004), Lê Ngọc Văn (2011), Vũ Thu Cúc (2012)) cho thấy, giá trị của con cái trong chăm sóc tuổi già của cha mẹ đã suy giảm (ở nhiều nghiên cứu xem xét yếu tố này là giá trị an sinh của con cái) Con cái có xu hướng sống xa cha mẹ do nhu cầu di cư và việc làm Tốc độ cuộc sống nhanh và áp lực hơn cũng làm giảm mức độ chăm sóc cha mẹ của con cái Trong nhận thức của các thế hệ đang có xu hướng giảm dần tầm quan trọng của trách nhiệm, nghĩa vụ của chăm sóc cha mẹ già của con cái trong xã hội hiện đại nhưng ở những mức độ khác nhau Tuy nhiên, giá trị của con cái trong chăm sóc cha mẹ già vẫn có ý nghĩa quan trọng với nhiều gia đình Khi những điều kiện dịch vụ - xã hội, hệ thống an sinh chưa bảo đảm để phục vụ cho các nhu cầu của gia đình, đặc biệt là người cao tuổi thì gia đình và con cái vẫn là nhân tố đóng vai trò quan trọng để chăm lo tuổi già cho bố mẹ Trong nghiên cứu về Những giá trị của gia đình Việt Nam đương đại (2021) [105], tác giả Trần Thị Minh Thi chỉ ra rằng, giá trị bảo hiểm tuổi già của con cái vẫn khá mạnh mẽ ở nhóm thuộc tầng xã hội dưới, những bậc cha mẹ già ở khu vực nông thôn có thể có những mong đợi cao hơn các bậc cha mẹ cùng độ tuổi ở đô thị về các mối quan hệ gắn bó trong gia đình và trách nhiệm của con cái do những gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau của các thành viên trong cộng đồng nông thôn cao hơn Các yếu tố cá nhân, gia đình, thể chế và cộng đồng được xem là có thể ảnh hưởng đến sự kỳ vọng của các bậc cha mẹ già về việc được con cái của họ phụng dưỡng, chăm sóc Do đó mà quan niệm con cái là nguồn bảo hiểm tuổi già cho cha mẹ vì thế sẽ có nhiều thay đổi Tuy nhiên những nghiên cứu thực nghiệm về khía cạnh này của giá trị con cái ở Việt Nam hiện còn rất khiêm tốn.

Chi phí kinh tế của cha mẹ cho con cái

Theo Lucas và Mayer (1994), bên cạnh các lợi ích về kinh tế mà con cái mang lại cho cha mẹ và gia đình thì các chi phí kinh tế của cha mẹ tiêu tốn cho chúng trong quá trình sinh nở, nuôi dưỡng và trưởng thành là một thành tố giúp xác định rõ giá trị kinh tế của con cái Các quan điểm về chi phí kinh tế của con cái được một số nghiên cứu quốc tế chứng minh và thể hiện nổi bật trong việc con cái hạn chế khả năng tạo ra kinh tế của cha mẹ (chủ yếu là người mẹ) và các chi phí nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cho con cái của các bậc cha mẹ.

Khi tiếp cận mặt bất lợi mà con cái mang lại cho cha mẹ trên phương diện vật chất, Lucas và Mayer nhận thấy, các chi phí kinh tế cho con cái thể hiện đầu tiên ở việc hạn chế các cơ hội việc làm cũng như mức lương hưởng thụ của người mẹ trong quá trình mang bầu và thời gian chăm sóc con nhỏ [52] Trong một nghiên cứu khác ở Úc, các tác giả nhận thấy, việc mang thai, sinh con có thể “gây ra một số áp lực căng thẳng” đối với cha mẹ về gánh nặng, lo toan tài chính và thời gian mang thai, chăm sóc con nhỏ Do vậy, khi quyết định sinh con, cha mẹ thường cân nhắc các chi phí cơ hội liên quan đến việc làm, thu nhập, đặc biệt là sự phát triển nghề nghiệp của người mẹ (AIFS, 2008) [8], phụ nữ có trình độ học vấn cao phải đối mặt với nguy cơ mất cơ hội nghề nghiệp do sinh con hơn so với phụ nữ không có trình độ học vấn.

Việc hạn chế các cơ hội tạo ra thu nhập của cha mẹ không chỉ làm giảm khả năng kinh tế mà ở phương diện xã hội, sự hạn chế đó kéo theo các hạn chế về nghề nghiệp và vị thế cá nhân của các bậc cha mẹ, (đặc biệt là người mẹ) trong quan hệ với công việc, sự thăng tiến Nguyên do của những hạn chế đó là các bậc cha mẹ phải dành thời gian, sự quan tâm cho con cái mà quỹ thời gian, sự chú tâm cho công việc nghề nghiệp bị giảm sút Đó là một trong những yếu tố làm hạn chế các cơ hội về nghề nghiệp của các bậc cha mẹ Xem xét về vấn đề này, các nghiên cứu của Nauck (2007, 2014) cho thấy, ở các nước đang phát triển, các chi phí cơ hội trong thời gian làm mẹ của phụ nữ là thấy rõ, thể hiện ở việc họ không thể làm việc hiệu quả bởi gánh nặng sinh đẻ và nuôi dạy con cái.

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm về giá trị con cái 27

Yếu tố về bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội

Khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm về giá trị con cái của người dân, Kagitcibas (1996), Trommsdorff (2001) nhận thấy có sự ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế, xã hội và văn hóa đến vấn đề này Các ông chỉ ra rằng, trong bối cảnh xã hội và gia đình có đặc điểm kinh tế khó khăn, mong muốn và quyết định có con sẽ dựa trên kỳ vọng của cha mẹ đối với lợi ích kinh tế của con cái, trong khi ở các xã hội và gia đình giàu có, nhu cầu tình cảm có thể quan trọng hơn nhu cầu kinh tế Tiếp cận ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế - xã hội quốc gia đến quan niệm về giá trị con cái của người dân, Trommsdorff, Zheng, & Tardif, (2002)

[111] nhận thấy, trình độ kinh tế càng phát triển thì tầm quan trọng của các lý do kinh tế đối với việc sinh con giảm sút mà thay thế vào đó là sự gia tăng của các lý do phi vật chất đối việc mong muốn có con của các cặp vợ chồng Arnold (1970) trong một nghiên cứu thí điểm về giá trị của trẻ em ở Hoa Kỳ nhận thấy, những thay đổi trong tình trạng kinh tế của đất nước làm giảm giá trị kinh tế của trẻ em, trong khi giá trị tinh thần và tình cảm của trẻ em tăng lên hoặc không thay đổi (Dẫn theo Trommsdorff và cộng sự, 2005) [112] Với sự phát triển của hệ thống an sinh xã hội của chính phủ, lợi ích kinh tế của con cái đối với cha mẹ giảm xuống Mặt khác, chi phí nuôi dạy trẻ ngày càng tăng, do đó với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội và tiến bộ kinh tế, động cơ kinh tế sinh con có xu hướng giảm Trong khi đó, hiện đại hóa không ảnh hưởng đến niềm vui cảm xúc của các bậc cha mẹ khi có con (Kagitcibasi, 2013) [43].

Nghiên cứu của Mayer (2010) được thực hiện trên thanh thiếu niên ở 12 quốc gia khác nhau, bao gồm Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Israel, Nhật Bản, Ba Lan, Nga, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ đã cho thấy giá trị thực dụng (kinh tế); cảm xúc và chuẩn mực (xã hội) của trẻ em khác nhau ở các nền văn hóa khác nhau Thanh niên ở Indonesia cho rằng giá trị tình cảm cao nhất, trong khi các thanh thiếu niên ở Trung Quốc, Đức, Israel và Nhật Bản cho rằng giá trị cảm xúc của con cái là thấp nhất Thanh niên ở Nam Phi, Indonesia và Ấn Độ cảm nhận các giá trị kinh tế và xã hội ở con cái là cao nhất, trong khi các thanh niên ở Pháp, Đức và Nhật Bản cho rằng các giá trị này thấp nhất.

Yếu tố về đặc điểm cá nhân của các bậc cha mẹ

Qua tổng quan các nghiên cứu nhận thấy, các đặc điểm cá nhân của các bậc cha mẹ có ảnh hưởng đến quan niệm của họ về mức độ quan trọng của các giá trị con cái Trong đó, đặc điểm về độ tuổi và khu vực cư trú của cá nhân là những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất. Ảnh hưởng của yếu tố độ tuổi của cá nhân đến quan niệm của họ về giá trị con cái được các nghiên cứu khẳng định thông qua việc đo lường các thang bậc giá trị kinh tế, cảm xúc và xã hội của con cái trong quan niệm các thế hệ trong gia đình.Kết quả các nghiên cứu của Trommsdorff, Mayer và Albert (2004); Mayer (2005);Elham Fazeli và cộng sự (2014), cho thấy, các thang bậc giá trị của con cái tồn tại ở những vị trí khác nhau trong cảm thức của các thế hệ Các thế hệ lớn tuổi có xu hướng nhận thức các giá trị xã hội và kinh tế của con cái cao hơn so với các thế hệ trẻ hơn, trong khi đó giá trị tình cảm của chúng không có sự thay đổi đáng kể giữa các thế hệ khác nhau (Mayer B, Albert I, Trommsdorff G, Schwarz B, 2005) [54]. Trong một nghiên cứu khác của Kagitcibasi (2005) được thực hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho thấy kết quả tương tự khi phát hiện rằng, giá trị kinh tế của con cái trong quan niệm của các phụ nữ lớn tuổi cao hơn so với phụ nữ trẻ tuổi và không có sự khác biệt trong nhận thức về giá trị tình cảm của con cái giữa phụ nữ ở các độ tuổi khác nhau Tại Pháp, Nghiên cứu của Sabatier (2005) [84] cũng nhận thấy, sự công nhận giá trị tình cảm của con cái ở các bà mẹ và bà ở Pháp là gần như nhau, trong khi các giá trị xã hội của con cái được nhận thức ở những người bà cao hơn so với con gái đã trưởng thành của họ.

Sự biến đổi các thang bậc giá trị của con cái cũng diễn ra trong những phạm vi không gian địa lý với những đặc thù về kinh tế - xã hội, văn hóa khác nhau. Các nghiên cứu của Kim C, 2004; Mishra RC, 2005; Albert I, 2005, [47, 57, 6] cho thấy, phụ nữ sống ở thành thị và nông thôn có quan điểm không giống nhau về giá trị của con cái Theo đó, những phụ nữ ở thành thị cảm nhận giá trị kinh tế của con cái thấp hơn và có mức sinh thấp hơn những phụ nữ nông thôn, đồng thời giá trị tình cảm của con cái ở họ cũng cao hơn so với những phụ nữ ở nông thôn. Trong một nghiên cứu khác, Suckow (2005) [87] khi so sánh quan niệm của các bà mẹ Do Thái và Ả Rập ở Israel về giá trị con cái đã nhận thấy, nhận thức về giá trị xã hội và giá trị kinh tế của con cái ở các bà mẹ Ả Rập cao hơn các bà mẹ Do Thái, trong khi không có sự khác biệt đáng kể nào về giá trị cảm xúc của con cái giữa hai nhóm dân số Về vấn đề này, phát hiện của Bernardi và cộng sự (2013) chỉ ra rằng, nền tảng văn hóa ảnh hưởng gián tiếp đến định hướng giá trị của cá nhân bằng cách ảnh hưởng đến nhận thức xã hội của họ [17].

Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm về giá trị con cái được các nghiên cứu đề cập cho thấy, ở mỗi bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau có sự đề cao các giá trị thành phần của giá trị con cái trong quan niệm của người dân khác nhau Theo đó, giá trị kinh tế của con cái được coi trọng trong bối cảnh xã hội và gia đình có nền kinh tế khó khăn (thuần nông và truyền thống), giá trị cảm xúc của con cái ưu trội trong các gia đình giàu có và các khu vực có nền kinh tế phát triển (thành thị và hiện đại) Giữa các thế hệ già - trẻ, những người sống ở khu vực nông thôn và thành thị cũng có những quan niệm nhiều hơn hoặc ít hơn đối với các giá trị thành phần của con cái không giống nhau Qua đó cho thấy quan niệm về giá trị con cái có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố trình độ phát triển kinh tế, văn hóa của xã hội cũng như đặc điểm cá nhân của các bậc cha mẹ.

Khoảng trống trong các nghiên cứu 30

Về giá trị cảm xúc của con cái

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu về giá trị con cái nhận thấy, các yếu tố về cảm xúc mà con cái mang lại cho cha mẹ được các nghiên cứu đề cập đến bao gồm các trạng thái tình cảm - tâm lý tích cực như: niềm vui, sự hạnh phúc, sự phấn khích, là động lực cho cha mẹ trong cuộc sống; và các trạng thái tâm lý tiêu cực như: căng thẳng cảm xúc Phần lớn các nghiên cứu ở Việt Nam mới tiếp cận yếu tố cảm xúc tích cực của con cái mang lại cho cha mẹ và được xem là giá trị tình cảm - tâm lý, đồng thời đo lường qua mức độ coi trọng giá trị này của người dân Qua đó các nghiên cứu đều khẳng định, giá trị tình cảm - tâm lý luôn được các bậc cha mẹ đề cao, có tầm quan trọng đối với cuộc sống của họ trong cuộc sống hiện đại.

Yếu tố tiêu cực của con cái mang lại cho cha mẹ trên phương diện tâm lý, cảm xúc vẫn chưa được nhiều nghiên cứu quan tâm tìm hiểu, và phần lớn các nghiên cứu không xem đó là một thành tố để xác định giá trị cảm xúc của con cái. Khi trẻ nhỏ lớn lên, ngoài các căng thẳng cảm xúc trong bảo đảm sức khỏe, an toàn cho con cái, các bậc cha mẹ chịu nhiều áp lực, ức chế tâm lý trong quá trình dạy bảo, giáo dục con cái khôn lớn, trưởng thành, đặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện đại khi mà các hoạt động học tập, tiếp thu kiến thức, mở rộng văn hóa xã hội rất đa dạng trong hình thức và phong phú trong nội dung tiếp nhận Tuy nhiên, các biểu hiện tiêu cực này trong giá trị cảm xúc mà con cái mang lại cho cha mẹ còn ít thấy trong các nghiên cứu được tổng quan.

Về giá trị xã hội của con cái

Qua các tài liệu tổng quan cho thấy, giá trị xã hội của con cái đối với các bậc cha mẹ nổi lên ở các chiều cạnh lợi ích xã hội của con cái mang lại và hạn chế cơ hội xã hội của cha mẹ khi có con cái.

Lợi ích xã hội của con cái đã có nhiều nghiên cứu đề cập, thể hiện nổi bật trong việc con cái giúp duy trì hôn nhân, dòng dõi, lưu truyền tôn thống trong gia đình và khẳng định vị thế của các bậc cha mẹ với cộng đồng xã hội Các lợi ích này rất được đề cao trong bối cảnh văn hóa - xã hội truyền thống, tuy nhiên trong bối cảnh xã hội hiện đại, các lợi ích này liệu có suy giảm như thế nào trong quan điểm, đánh giá của người dân thì còn chưa được nhiều nghiên cứu quan tâm làm sáng tỏ.

Các hạn chế xã hội của cha mẹ khi có con cái thể hiện trong việc cha mẹ bị thu hẹp các quan hệ xã hội, tách biệt với cộng đồng xã hội hơn khi chưa có con và mới được đề cập trong các nghiên cứu quốc tế về giá trị con cái Gần như chưa có nghiên cứu nào về giá trị con cái ở Việt Nam đề cập đến chiều cạnh này, xem xét chiều cạnh này như là một thành tố để xác định giá trị xã hội con cái Trong bối cảnh xã hội Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều bởi tư tưởng Nho giáo, các quan niệm về chuẩn mực của cha mẹ khi có con cái gắn với các vai trò, trách nhiệm của họ với con cái, gia đình, họ hàng lớn (đặc biệt ở nông thôn) Mặc khác, việc san sẻ quỹ thời gian cho chăm sóc, nuôi dưỡng con cái khiến các bậc cha mẹ có ít thời gian dành cho bản thân hơn khi chưa có chúng Điều đó gián tiếp làm thu hẹp các quan hệ xã hội cá nhân của các bậc cha mẹ hoặc hạn chế các khả năng phát triển bản thân và sự tự do cá nhân như: vui chơi, duy trì thói quen, sở thích… Tuy nhiên các nghiên cứu ở phương diện lý luận cũng như thực nghiệm về vấn đề này còn ít được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, làm sáng tỏ. Ở Việt Nam, gần như chưa có nghiên cứu sâu sắc, đầy đủ về các biểu hiện của giá trị xã hội của con cái mà các nghiên cứu mới chỉ khai thác từng khía cạnh nhỏ trong các lợi ích xã hội mà các bậc cha mẹ nhận được khi có con cái và chủ yếu trên phương diện lý luận.

Về giá trị kinh tế của con cái

Qua các tài liệu tổng quan của Luận án, các yếu tố liên quan đến kinh tế trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái bao gồm lợi ích vật chất mà con cái mang lại cho cha mẹ và các chi phí vật chất của cha mẹ cho con cái Tìm hiểu các nghiên cứu quốc tế cho thấy, con cái có giá trị cung cấp bổ sung cho nguồn thu nhập gia đình do đóng góp sức lao động; mặt khác chúng làm cho tuổi già của các bậc cha mẹ được hỗ trợ chắc chắn hơn và đồng thời làm giảm gánh nặng cá nhân của anh chị em (Nauck, 2001, 2005, 2014) Trong bối cảnh xã hội truyền thống, con cái có vai trò quan trọng gấp đôi đối với việc giảm thiểu bất ổn, cả vì khả năng cung cấp tài sản và bảo hiểm cho cha mẹ già và vì sự đóng góp của chúng vào hội nhập xã hội (Debra Friedman, Michael Hechter and Satoshi Kanazawa, 1994,) [32] Trong bối cảnh xã hội hiện đại, đặc biệt ở các khu vực, vùng cư trú có sự phát triển về kinh tế - xã hội, các lợi ích kinh tế của con cái có xu hướng suy giảm, giá trị con cái được quan tâm ở những chiều cạnh tinh thần, rộng và xa hơn các lợi ích vật chất trước mắt (Lucas và Mayer, 1994, Kagitcibasi và cộng sự, 2015) [52, 44].

Trong các nghiên cứu của Việt Nam, giá trị kinh tế của con cái được xem xét qua ý nghĩa quan trọng của con cái trong cung cấp sức lao động và chăm sóc tuổi già cho cha mẹ và chủ yếu trong bối cảnh xã hội truyền thống và trên phương diện lý luận Trong bối cảnh các điều kiện về kinh tế - xã hội đang chuyển đổi sâu sắc bởi tác động của quá trình hiện đại hóa, đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay, liệu rằng những quan điểm về lợi ích kinh tế của con cái trong việc tạo ra giá trị vật chất cho gia đình và trong chăm sóc tuổi già cho cha mẹ có còn được xem là giá trị quan trọng nhất đối với các bậc cha mẹ khi muốn có con? Câu hỏi này dường như còn chưa nhận nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.

Qua tổng quan các tài liệu quốc tế cho thấy, chi phí kinh tế cho con cái đã có nhiều nghiên cứu đo lường trong các bối cảnh xã hội truyền thống và hiện đại, qua đó các nghiên cứu lý giải sự suy giảm mức sinh trong cộng đồng dân số thông qua sự suy giảm lợi ích kinh tế và gia tăng chi phí kinh tế của con cái Việc xác định các yếu tố tiêu cực trên phương diện kinh tế khi có con cái của cha mẹ (chi phí kinh tế) giúp xác định rõ hơn giá trị kinh tế của con cái, đồng thời giúp lý giải sâu sắc hơn mối liên quan giữa quan niệm về giá trị con cái với hành vi sinh sản của các cặp vợ chồng Tuy nhiên, qua tìm hiểu các nghiên cứu về giá trị con cái ở Việt Nam cho thấy, dường như còn rất ít nghiên cứu quan tâm, đề cập đến chi phí kinh tế cho con cái và hầu hết các nghiên cứu không xem xét chi phí kinh tế cho con cái như là một thành tố để xác định giá trị kinh tế của con cái đối với gia đình và xã hội Trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang chuyển đổi mạnh mẽ, tốc độ đô thị hóa gia tăng nhanh chóng, các chi phí kinh tế cho con cái trong suốt quá trình nuôi dưỡng, dạy bảo con cái khôn lớn, trưởng thành là các yếu tố ngày càng được các bậc cha mẹ tính toán khi tiến hành các quyết định sinh con, đặc biệt trong xã hội hiện đại khi mà việc tạo ra thu nhập của người cha, người mẹ bị chi phối hoàn toàn bởi thị trường lao động, việc làm Việc tiếp cận giá trị con cái trong quan niệm của các bậc cha mẹ trên phương diện này có thể giúp nhận diện và lý giải rõ thêm mặt lợi hoặc bất lợi của việc lựa chọn sinh con hoặc không sinh con, những ảnh hưởng đến việc lựa chọn, quyết định hành vi sinh sản của các cặp vợ chồng.

Về các yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm về giá trị con cái

Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm về giá trị con cái được các nghiên cứu đề cập cho thấy, ở mỗi bối cảnh văn hóa - xã hội khác nhau, giá trị con cái được hiện diện với các vị trí cao, thấp của các giá trị thành phần: kinh tế, cảm xúc, xã hội khác nhau Trong đó nổi bật lên hai xu hướng: Giá trị kinh tế của con cái được coi trọng trong bối cảnh xã hội và gia đình có nền kinh tế khó khăn (thuần nông và truyền thống) và giá trị tình cảm - tâm lý (giá trị cảm xúc) của con cái ưu trội trong các gia đình giàu có và các khu vực có nền kinh tế phát triển (thành thị và hiện đại) Trong bối cảnh xã hội đang chuyển đổi nhanh chóng bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, điều kiện kinh tế, trình độ dân trí gia tăng, chuẩn mực văn hóa có nhiều thay đổi của Việt Nam hiện nay, cụ thể là thành phố Hà Nội thì giá trị con cái trong quan niệm của các bậc cha mẹ liệu đang diễn ra theo xu hướng nào? Qua tổng quan các nghiên cứu cho thấy, câu hỏi này còn chưa được nhiều nghiên cứu quan tâm làm sáng tỏ.

Tìm hiểu các nghiên cứu cho thấy đặc điểm về độ tuổi, khu vực cư trú (nông thôn - đô thị) của các bậc cha mẹ có ảnh hưởng đến quan niệm của họ về giá trị con cái của họ, tuy nhiên các yếu tố khác được hình thành bởi quá trình hiện đại hóa như: thu nhập, trình độ học vấn… của cá nhân liệu sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến quan niệm về giá trị con cái?

Như vậy, qua các tài liệu về giá trị con cái được Luận án tổng quan cho thấy, gia trị con cái được nhiều nghiên cứu quan tâm tìm hiểu trên các phương diện cảm xúc, xã hội và kinh tế song phần lớn các nghiên cứu mới chỉ đi sâu khai thác những ảnh hưởng tích cực của con cái với vai trò là các lợi ích của con cái mang lại cho cha mẹ; xem xét giá trị con cái với ý nghĩa là những lợi ích tích cực của con cái mang lại cho cha mẹ Các ảnh hưởng tiêu cực của con cái đối với cha mẹ với vai trò là các phí tổn của cha mẹ phải bỏ ra khi có con cái còn có rất ít nghiên cứu tìm hiểu và phần lớn, các nghiên cứu không xem đó là một thành tố cần phải có để xác định rõ các giá trị mà con cái mang lại cho cha mẹ Bởi, giá trị con cái được đo lường chính xác nhất thông qua việc lấy tổng lợi ích của con cái mang lại cho cha mẹ trừ đi chi phí mà cha mẹ và phải bỏ ra khi có chúng (Kagitcibasi C, 1982) Do đó, việc tập trung nghiên cứu, tìm kiếm giá trị con cái trên cả hai chiều cạnh, mặt lợi ích của con cái mang lại cho cha mẹ, mặt phí tổn và cha mẹ cần bỏ ra khi có con cái; từ đó xem xét thang bậc giá trị cảm xúc, giá trị xã hội và giá trị kinh tế của con cái đang hiện diện như thế nào trong bối cảnh xã hội hiện đại hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh đô thị hiện đại của Việt Nam được xem là điểm rất mới của luận án Từ đó, luận án xác định quan niệm về giá trị con cái của các bậc cha mẹ cần thiết được tìm hiểu trên cả hai chiều cạnh: quan niệm về lợi ích của con cái mang lại cha cha mẹ và quan niệm về phí tổn của cha mẹ cho con cái Đây cũng có thể coi là điểm rất mới của luận án so với các công trình nghiên cứu hiện có ở Việt Nam nghiên cứu về quan niệm của người dân về giá trị con cái.

Bên cạnh đó, luận án cũng đi sâu tìm hiểu thêm các yếu tố đặc điểm cá nhân của các bậc cha mẹ, ngoài những ảnh hưởng của đặc điểm độ tuổi, khu vực cư trú (như các công trình trước đó đã đề cập), thì các yếu tố hình thành bởi quá trình hiện đại hóa đất nước, như: trình độ học vấn, thu nhập, mức sống của các bậc cha mẹ sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến quan niệm của họ về giá trị con cái Qua đó cho thấy bước phát triển của luận án so với các nghiên cứu đã đề cập đến ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm cá nhân các bậc cha mẹ đối với quan niệm của họ về giá trị con cái.

Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu 34

Trên cơ sở nắm rõ các chiều cạnh mà những nghiên cứu trước đã đề cập, tác giả sẽ tập trung tìm hiểu quan niệm về giá trị con cái của các bậc cha mẹ ở Thành phố Hà Nội với các giá trị thành phần: giá trị cảm xúc, giá trị xã hội và giá trị kinh tế của con cái Trong đó mỗi giá trị con cái sẽ được nghiên cứu đo lường đầy đủ các đánh giá tích cực và tiêu cực của cha mẹ về con cái Đồng thời, nghiên cứu xây dựng mô hình thực nghiệm kiểm chứng mối liên quan giữa các quan niệm về giá trị con cái với mong muốn sinh con của các bậc cha mẹ, những ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm cá nhân các bậc cha mẹ đến quan niệm của họ về giá trị con cái Từ đó

Luận án đề xuất các khuyến nghị hàm ý chính sách khuyến khích sinh sản trong dân số Theo định hướng đó, Luận án xác định các nội dung cụ thể cần tập trung nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, Luận án tập trung tìm hiểu quan niệm của các bậc cha mẹ về các giá trị cảm xúc, xã hội và kinh tế của con cái trên các chiều cạnh lợi ích của con cái mang lại cho cha mẹ và các phí tổn mà cha mẹ phải bỏ ra khi có con cái Theo đó nghiên cứu xây dựng các nội dung khai thác thông tin của các bậc cha mẹ để đo lường quan niệm của họ về giá trị con cái với các biến số tương ứng Các biến số là các quan niệm của các bậc cha mẹ về lợi ích cảm xúc của con cái đối với cha mẹ, phí tổn tinh thần của cha mẹ vì con cái; về lợi ích xã hội của con cái đối với cha mẹ, hạn chế cơ hội xã hội của cha mẹ do con cái; về lợi ích kinh tế của con cái đối với cha mẹ, chi phí kinh tế của cha mẹ cho con cái.

Thứ hai, trên cơ sở các thông tin đo lường được, Luận án sẽ sắp xếp các thang bậc giá trị con cái với các vị trí ưu tiên nhất và kém ưu tiên hơn trong quan niệm của các bậc cha mẹ, từ đó tìm ra các nhu cầu cao nhất, thấp nhất mà cha mẹ mong muốn thỏa mãn từ con cái, đồng thời tìm ra các khó khăn lớn nhất, ít nhất mà cha mẹ nhận thấy là họ sẽ gặp phải khi có con cái.

Thứ ba, Luận án tìm hiểu số con mong muốn sinh của các bậc cha mẹ, qua đó xác định nhu cầu muốn sinh nhiều con hay ít con là nhu cầu phổ biến của các bậc cha mẹ hiện nay, từ đó tìm hiểu mối liên quan giữa quan niệm về giá trị con cái với mong muốn sinh con của các bậc cha mẹ.

Thứ tư, Luận án phân tích ảnh hưởng của các yếu tố về đặc điểm cá nhân các bậc cha mẹ đến quan niệm của họ về giá trị con cái.

Thứ năm, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu có được, Luận án nghiên cứu đề xuất khuyến nghị hàm ý chính sách khuyến khích sinh con đối với người dân thủ đô

Hà Nội thời gian tới.

Tổng quan các công trình quốc tế và trong nước về giá trị con cái cho thấy,trong mọi bối cảnh văn hóa - xã hội, giá trị con cái tồn tại với các chiều cạnh tích cực và tiêu cực trên các phương diện cảm xúc, xã hội, kinh tế và được đo lường với các chỉ báo về mức độ quan trọng của giá trị, các thành tố lợi ích của con cái và chi phí cho con cái Trong đó, các nghiên cứu về giá trị con cái ở Việt Nam mới xem xét giá trị con cái thông qua mức độ coi trọng của người dân với các giá trị đó. Phần lớn các nghiên cứu mới chỉ tiếp cận chiều cạnh lợi ích, mặt tích cực của giá trị theo ý nghĩa con cái mang lại cho cha mẹ những gì, hầu như chưa có nghiên cứu về các yếu tố tiêu cực của con cái theo ý nghĩa con cái đã lấy gì của cha mẹ (hay những khó khăn mà cha mẹ có thể gặp phải khi có con cái) để xác định rõ các giá trị của con cái thực sự đang hiện diện như thế nào? Qua đó cũng cho thấy chưa có nghiên cứu kiểm chứng mối liên quan giữa quan niệm về giá trị con cái và mong muốn sinh con của các bậc cha mẹ cũng như ảnh hưởng của các yếu tố về đặc điểm cá nhân các bậc cha mẹ được hình thành bởi quá trình hiện đại hóa đất nước như: trình độ học vấn, thu nhập, mức sống… của các bậc cha mẹ đến quan niệm của họ về giá trị con cái Chính vì vậy cần thiết có nhiều nghiên cứu tìm hiểu và nhận diện các giá trị của con cái đầy đủ trên các phương diện về lợi ích của con cái và phí tổn cho con cái ở mỗi chiều cạnh giá trị cảm xúc, xã hội và kinh tế; mối liên quan giữa quan niệm về giá trị con cái với mong muốn sinh con của các bậc cha mẹ; những ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân các bậc cha mẹ đến quan niệm của họ về giá trị con cái trong bối cảnh cụ thể để có những giải pháp khả thi nhằm khuyến khích người dân sinh con xét từ nhu cầu của họ về con cái, qua đó góp phần duy trì mức sinh thay thế trong cộng đồng, làm chậm tốc độ già hóa dân số.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

Các khái niệm và lý thuyết nghiên cứu về giá trị con cái 37

Theo cách tiếp cận vĩ mô, gia đình là một thiết chế xã hội liên kết con người lại với nhau nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống và chăm sóc con cái của ít nhất từ hai người (trở lên) dựa trên cơ sở huyết thống, hôn nhân hoặc nhận con nuôi. Những người này cũng phải sống cùng nhau (cùng chung sống có nghĩa là có thể xa cách về mặt địa lý nhưng vẫn chia sẻ cuộc sống chung), qua đó hình thành các quan hệ hợp tác và đoàn kết rất đặc biệt của thiết chế này Với tư cách là một thiết chế, gia đình được xã hội trao cho những chức năng cụ thể (Endrweit, G và Trommsdoff, G, 2001) [28] như: tái sản xuất con người và giá trị vật chất; tiêu dùng, nuôi dưỡng, giáo dục; thỏa mãn nhu cầu tâm - sinh lý của các thành viên trong gia đình - cá nhân trong xã hội.

Theo cách tiếp cận vi mô, gia đình là một nhóm xã hội với nhiều tiêu chí để nhận diện Theo quan điểm của G.P Murdock (1949) [58], gia đình là một nhóm xã hội, trong đó các thành viên sống cùng nhau, chia sẻ kinh tế, tái sản xuất xã hội, có thể bao gồm cả nam và nữ, trong đó có hai cá nhân có quan hệ tình dục được xã hội chấp nhận và có con cái Vài thập kỷ sau, tác giả Kathleen Gough cho rằng, gia đình là một cặp vợ chồng hoặc một nhóm bà con hợp tác với nhau về kinh tế trong việc nuôi dạy con cái, tất cả trong số họ hầu hết chia sẻ một ngôi nhà chung(Kathleen, Gough, 1971) [45] Xét về góc độ tâm lý, tình cảm, Fulcher và Scoot cho rằng, gia đình thường gồm các mối quan hệ gần gũi, giới hạn trong những người thuộc gia đình và phân biệt với những người ngoài gia đình; gia đình có các nghĩa vụ và trách nhiệm quan tâm đến nhau nhiều hơn, tính cam kết cao hơn so với những người không thuộc gia đình (Fulcher và Scoot, 1999) [31] Trong một nghiên cứu năm 2000, tác giả Kirby và cộng sự xem xét gia đình với tư cách là một đơn vị bao gồm những cá nhân có quan hệ sinh học hoặc huyết thống, hoặc gắn kết với nhau bằng các quy định của luật pháp như hôn nhân (Kirby Mark và cộng sự,

Theo luật pháp Việt Nam, gia đình được xác định là một tập hợp cá nhân dựa trên các quan hệ về hôn nhân và huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng; làm phát sinh các quyền lợi (kinh tế, văn hóa, tình cảm) và trách nhiệm pháp lý, được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ (Luật Hôn nhân và gia đình, 2014) [77].

Từ nhiều góc độ khác nhau, có thể hiểu: gia đình là tế bào của xã hội, trong đó các thành viên cùng sinh sống dựa trên mối quan hệ hôn nhân và huyết thống, cùng có chung những giá trị vật chất và tinh thần, cùng thực hiện các chức năng khách quan phù hợp với yêu cầu, đặc điểm của mỗi giai đoạn lịch sử nhất định Các hình thái cơ bản của gia đình gồm có gia đình mở rộng và gia đình hạt nhân Trong đó, gia đình mở rộng gồm nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ và con cái cùng sống chung trong một mái nhà; gia đình hạt nhân chỉ có hai thế hệ sinh sống cùng nhau là cha mẹ và con cái Gia đình có vai trò, vị trí đặc biệt với mỗi cá nhân và cộng đồng xã hội, là nơi con người sinh ra, lớn lên và trưởng thành; nhân tố quan trọng cấu thành nên đời sống xã hội Sự phát triển, tiến bộ, văn minh, no ấm, hạnh phúc của các gia đình là thước đo quan trọng để đánh giá sự phát triển của quốc gia, dân tộc.

Giá trị là khái niệm được nghiên cứu trong nhiều ngành khoa học, đặc biệt là trong kinh tế học Ở mỗi ngành khoa học có những định nghĩa và cách tiếp cận khác nhau về giá trị Đối với các ngành khoa học xã hội, giá trị có ý nghĩa trừu tượng và được xem xét trong sự phản ánh niềm tin, thái độ hoặc nhu cầu, mong muốn của chủ thể đối với các sự vật, hiện tượng trong thế giới Tuy nhiên, trong cách tiếp cận riêng của mỗi ngành khoa học xã hội, giá trị được biểu đạt ở những phạm vi khác nhau tương ứng với các đối tượng nghiên cứu khác nhau Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài là giá trị con cái đặt trong mối liên quan với các giá trị của gia đình, khái niệm giá trị được tiếp cận theo các quan điểm, định nghĩa dưới đây.

Tác giả Kluckhohn, trên cơ sở các nghiên cứu về nguồn gốc của giá trị cùng những lý thuyết nghiên cứu về giá trị đã định nghĩa giá trị là “quan niệm về điều mong muốn với đặc trưng hiện hay ẩn cho một cá nhân hay một nhóm cá nhân và ảnh hưởng tới việc chọn các phương thức, phương tiện hoặc mục tiêu của hành động” (Kuckhohn, 1951) [49] Hai thập kỷ sau đó, khi nghiên cứu để phát triển công cụ đo lường giá trị phổ biến và đặt trong đa dạng bối cảnh, tác giả Rockeach và cộng sự đã xác định “giá trị là sự biểu hiện và truyền tải nhận thức của những nhu cầu” [81], ở phạm vi cá nhân, giá trị được xem xét là một niềm tin bền vững về một phương thức hành động hay thực tại được chấp nhận về mặt xã hội và cá nhân…., có khả năng thống nhất đến những lợi ích đa dạng khác nhau của các khoa học có liên quan đến hành vi con người (Rokeach, Milton,1979) Như vậy, giá trị thể hiện sự nhận thức, suy nghĩ, niềm tin của chủ thể (con người) vào đa dạng các đối tượng xã hội hiện hữu trong thế giới Qua đó cho thấy, ở mỗi chủ thể khác nhau sẽ có những nhận thức khác nhau, từ đó định hình các giá trị khác nhau với cùng một đối tượng xã hội Lý thuyết nhận thức cũng chỉ ra rằng, khi một giá trị thể hiện trong quá trình giao tiếp của một nền văn hóa nào đó, các giá trị đó được thể hiện ở niềm tin của cá nhân, cộng đồng xã hội thông qua quá trình học hỏi và làm theo. Nhiều giá trị quan trọng được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác theo cách này (Homer, Pamela M., 1993) [39] Do đó, giá trị được xem là thước đo phản ánh sự khác biệt giữa các nền văn hóa, tầng lớp xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo hay khuynh hướng chính trị Bản thân trong mỗi nền văn hóa hay các nhóm xã hội, giá trị của một đối tượng xã hội cũng có thể có sự thống nhất hoặc mâu thuẫn vì theo tác giả Schwartz, nội dung, cấu trúc và tổ chức hệ giá trị con người có sự ổn định tương đối về văn hóa giữa các quốc gia (Schwartz, S.H, 1992) [88] Với nhóm xã hội này, giá trị cuộc sống có ý nghĩa nhất đối với họ là gia đình nhưng với một nhóm xã hội khác, nghề nghiệp hoặc kinh tế bảo đảm cuộc sống cá nhân mới quan trọng nhất Do đó, giá trị cũng có thứ bậc ưu tiên thể hiện cụ thể trong từng thang bậc - giá trị A có thể quan trọng nhất với nhóm này nhưng lại kém quan trọng hơn ở nhóm khác Giá trị này được đề cao trong xã hội truyền thống hoặc ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển nhưng lại suy giảm trong xã hội hiện đại hoặc ở các quốc gia phát triển Do đó, giá trị luôn có sự biến đổi khi có sự thay đổi của bối cảnh văn hóa xã hội mà nó tồn tại trong đó. Ở một khía cạnh khác, giá trị được các nhà nghiên cứu tìm hiểu trong mối quan hệ với nhu cầu và lợi ích của chủ thể mang giá trị đối với các cá nhân, nhóm trong xã hội Tác giả Fichter cho rằng, tất cả những cái gì có ích lợi, đáng ham chuộng, đáng kính phục đối với cá nhân hoặc xã hội đều có một giá trị [30, tr.723-

740] Theo cách tiếp cận này, giá trị của đối tượng bắt nguồn từ những lợi ích mà đối tượng đó mang lại cho xã hội, bao gồm cả cá nhân đơn lẻ và các nhóm, cộng đồng xã hội.

Trong lý thuyết về giá trị, tác giả Schwartz đã đưa ra khái niệm giá trị với các đặc trưng cơ bản (Schwartz, S.H, 2006) [86], bao gồm: hình thành trên niền tin và có ảnh hưởng đến chủ thể nhìn nhận giá trị; thể hiện những mục tiêu, động lực cho hành động của chủ thể; là cơ sở hình thành các chuẩn mực hoặc tiêu chuẩn của xã hội; có trật tự thứ bậc theo mức độ quan trọng trong đánh giá của chủ thể nhìn nhận; có khả năng định hướng hành động của chủ thể Như vậy, bản thân giá trị hàm chứa trong nó các mối liên quan đến hành vi của cá nhân, nhóm xã hội, là những nguyên tắc, tiêu chí định hướng cho suy nghĩ và hành động của con người trên cơ sở nhu cầu và lợi ích, được cá nhân, cộng đồng và xã hội thừa nhận Xét trong phạm vi này, giá trị hàm chứa nhiều ý nghĩa tích cực trong định hình lý tưởng cá nhân, khuôn mẫu, chuẩn mực xã hội.

Trong cuộc Điều tra giá trị thế giới, Inglehart và Baker nhận thấy, có thể phân chia giá trị thành hai cặp cơ bản, gồm: (1) Giá trị truyền thống và giá trị thế tục/lý trí; (2) Giá trị sinh tồn và giá trị phát triển cá nhân Trong đó, giá trị truyền thống nhấn mạnh đến các niềm tin, suy nghĩ, hành vi đã hình thành và ăn sâu trong tiềm thức của nhiều thế hệ cá nhân, cộng đồng trong bối cảnh văn hóa truyền thống, ví dụ như: niềm tin tôn giáo, quan niệm “tam đòng tứ đức”, “con đàn cháu đống” trong gia đình… Ngược lại, các giá trị thế tục thể hiện sự rộng mở trong tư tưởng, suy nghĩ và hành động của chủ thể nhìn nhận, chấp nhận giao thoa, tiếp biến văn hóa để hình thành suy nghĩ mới, tân tiến, hiện đại hơn so với quan niệm của giá trị, ví dụ: niềm tin vào thế giới hiện thực nhiều hơn niềm tin tôn giáo, quan niệm “bình đẳng giới”, “sinh con ít để nuôi dạy cho tốt” trong gia đình… Cặp giá trị sinh tồn và giá trị phát triển khác nhau ở chỗ: Giá trị sinh tồn nhấn mạnh đến khía cạnh các điều kiện cơ bản (ví dụ như sức khỏe và kinh tế) để con người tồn tại; còn giá trị phát triển đề cao hơn đến các điều kiện bền vững (ví dụ như môi trường sống, anh ninh…) để con người sinh trưởng, phát triển toàn diện Các cặp giá trị này đều gắn với những bối cảnh xã hội nhất định Ở mỗi cặp giá trị, sự dịch chuyển từ giá này sang giá trị khác (ví dụ dịch chuyển từ giá trị truyền thống sang giá trị thế tục) nằm trong sự dịch chuyển các bối cảnh xã hội Các giá trị truyền thống định hình trong bối cảnh xã hội nông nghiệp, trong khi các giá trị thế tục được phôi thai cùng với sự xuất hiện của xã hội công nghiệp Sự chuyển dịch của giá trị sinh tồn sang giá trị phát triển xảy ra trong quá trình biến đổi của xã hội công nghiệp sang xã hội hậu công nghiệp Các phát hiện trong cuộc Điều tra của các ông đồng thời cũng cho thấy, các giá trị có thể thay đổi nhưng những di sản văn hóa vẫn tồn tại và đóng vai trò nhất định trong đời sống của xã hội hiện tại Nói cách khác, giá trị văn hóa truyền thống không bị biến đổi hoàn toàn, theo một đường tuyến tính mà có tính độc lập tương đối (Inglehart, R.F và Baker, W.E, 2000) [40].

Thuật ngữ “giá trị” có thể quy chiếu vào những mối quan tâm, những thích thú, những ưa thích, những sở thích, những bổn phận, những trách nhiệm tinh thần, những ước muốn, những đòi hỏi, những nhu cầu, những ác cảm, những lôi cuốn và nhiều hình thức khác nữa của định hướng lựa chọn Nói cách khác, giá trị có mặt trong thế giới rộng lớn và đa dạng hành vi lựa chọn Theo nghĩa hẹp, giá trị được coi là những quan niệm về cái đáng mong muốn ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn. Định nghĩa này có sự phân biệt giữa cái được mong muốn và cái đáng mong muốn, theo đó cách nhìn giá trị đã được xã hội hóa cao Trong cách nhìn rộng hơn thì bất cứ cái gì tốt hay xấu đều là giá trị hay giá trị là điều quan tâm của một chủ thể con người (Dẫn theo Nguyễn Đức Truyền, 1991) [110] Như vậy, hầu hết giá trị chứa đựng yếu tố nhận thức, chúng có tính chất lựa chọn hay hướng dẫn và chúng bao gồm một số yếu tố tình cảm Các giá trị được sử dụng như là những tiêu chuẩn cho sự lựa chọn khi hành động Khi đã nhận thức được một cách công khai và đầy đủ nhất, các giá trị trở thành những tiêu chuẩn cho sự phán xét, sự ưa thích và sự lựa chọn Như vậy, xét theo khía cạnh này, khái niệm giá trị được quy theo hai nghĩa: một là sự đánh giá riêng biệt, tức là đối tượng được đánh giá, định giá như thế nào, chứ không phải những chuẩn mực được đánh giá; hai là được quy chiếu vào những tiêu chuẩn hay chuẩn mực có liên quan đến những đánh giá được đưa ra.

Trong Đại Từ điển bách khoa thư của Nga xuất bản các năm 1999-2000, nội hàm khái niệm “giá trị” được xem xét gồm cả các chiều cạnh tích cực và tiêu cực tạo nên giá trị của sự vật (khách thể): “Giá trị là tầm quan trọng tích cực hoặc tiêu cực của các khách thể thuộc thế giới bao quanh con người, của các nhóm xã hội hoặc xã hội nói chung” Các tác giả mục từ này cũng nêu rõ có thể phân biệt các loại giá trị thành các giá trị vật chất, giá trị xã hội - chính trị và giá trị tinh thần, giá trị tích cực và tiêu cực (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm, 2021) [103].

Trong Đại từ điển Tiếng Việt, giá trị là cái được xác định có ích, có hiệu quả trong cuộc sống vật chất và tinh thần; xác định hiệu lực của một việc làm; là kết quả của mọi điều kiện để sản xuất ra hàng hóa hay là số đo của một đại lượng, hay số được thay thế bằng một ký hiệu (Nguyễn Như Ý, 1999) [123] Như vậy, giá trị bao gồm hai phần: (1) là những gì có ích cho cuộc sống, phục vụ cho lợi ích của con người, được đánh giá tích cực; (2) là một thang đo, cách tính, định giá trị một sản phẩm hay hoạt động cụ thể.

Trong phạm vi nghiên cứu của Luận án, giá trị được đề tài tiếp cận theo ý nghĩa là những gì có ích trong cuộc sống, phục vụ cho lợi ích của con người Theo đó, giá trị được chúng tôi nhìn nhận là niềm tin, điều đáng mong muốn, những tiêu chuẩn, đánh giá cụ thể (bao gồm chiều cạnh tích cực và tiêu cực) về những điều mà đối tượng mang lại cho chủ thể, có trật tự thứ bậc theo mức độ ưu tiên, cao thấp, quan trọng nhất và kém quan trọng hơn đặt trong bối cảnh văn hóa xã hội truyền thống hoặc hiện đại.

Khái niệm biến đổi giá trị tồn tại trong hầu hết tất cả các giá trị Vì không có giá trị bất biến, nhất là khi chúng được hình thành và tồn tại trong bối cảnh xã hội luôn có sự đổi thay, phát triển trên tất cả các bình diện Xét trong phạm nghiên cứu về giá trị con cái của đề tài, tác giả tiếp cận sự biến đổi giá trị con cái dựa trên các mô hình biến đổi giá trị được phác họa trong nghiên cứu về Lý thuyết giá trị của tác giả - PGS, TS Vũ Hào Quang (Vũ Hào Quang, 2014) [69] Sự biến đổi giá trị được biểu hiện trong rất nhiều mô hình biến đổi, đối với giá trị con cái, sự biến đổi đó thể hiện cụ thể là:

Sự thay đổi về trật tự của thang giá trị thể hiện trong sự đo lại các giá trị: sự sắp xếp lại các giá trị thông qua việc sắp xếp lại các thành phần của nó trong “sự đánh giá lại các giá trị” Sự sắp xếp lại trật tự các giá trị là thể hiện rõ nhất của biến đổi thang (hay hệ thống) giá trị Độ cao thấp của một giá trị trên thang giá trị được quyết định bởi rất nhiều nhân tố như sự tuyên bố hay sự bảo vệ và giữ gìn các giá trị; sự chuẩn bị đầu tư năng lượng và nguồn lực cho việc thực hiện và tuyên truyền nó Trong phạm vi tiếp cận của đề tài, độ cao thấp của các thang giá trị cảm xúc, giá trị xã hội và giá trị kinh tế của con cái được hình thành thông qua các đánh giá về lợi ích của con cái và phí tổn cho con cái của các bậc cha mẹ.

Phương pháp nghiên cứu 57

2.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Phương pháp phân tích tài liệu giúp tác giả có những cơ sở lý luận ban đầu định hình các nội dung cần nghiên cứu của đề tài Các tài liệu được Luận án sử dụng bao gồm: các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước, các kỷ yếu hội thảo khoa học chuyên ngành, sách chuyên ngành, luận án tiến sỹ, … về chủ đề nghiên cứu Trên cơ sở phân tích các tài liệu, tác giả nhận thức và kế thừa được nhiều quan điểm, các tiếp cận, kết quả của các công trình nghiên cứu, làm tiền đề hình thành tư duy của tác giả về các nội dung cần nghiên cứu của đề tài; đồng thời qua đó, tác giả cũng nhận thấy còn nhiều vấn đề về giá trị con cái mà các tài liệu chưa đề cập đến Từ đó gợi mở cho tác giả những ý tưởng riêng cho nghiên cứu của mình.

2.2.2 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi Đây là phương pháp quan trọng và chủ yếu mà tác giả sử dụng trong nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện khảo sát điều tra bằng bảng hỏi với cỡ mẫu là 660 người là đại diện các hộ gia đình ở các khu vực đô thị trung tâm, đô thị mở rộng và nông thôn của Thành phố Hà Nội.

Nguyên tắc xây dựng bảng hỏi

Bảng hỏi được thiết kế bao gồm các phần về thông tin cá nhân của người trả lời, quan niệm của các bậc cha mẹ về giá trị con cái trên các chiều cạnh kinh tế, cảm xúc, xã hội Bảng hỏi được thiết kết ngắn gọn, các câu hỏi dễ hiểu và bảo đảm đầy đủ các thông tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

Lựa chọn địa bàn khảo sát và mẫu nghiên cứu Địa bàn Hà Nội được xác định dựa trên sự phân chia địa giới về mặt hành chính Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận (Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hà Đông), 17 huyện (Ba Vì, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Thanh Trì), 1 thị xã (Sơn Tây) với 579 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 383 xã, 175 phường và 21 thị trấn Năm 2019, dân số của thành phố Hà Nội là 8.993.082người, trong đó có 49,2% dân số sống ở đô thị và 50,8% dân số sống ở nông thôn Các quận: Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng và Cầu Giấy vẫn là những nơi có mật độ dân số cao nhất Thành phố, tương ứng là 37.347 người/ km2; 32.291 người/km2; 29.589 người/km2 và 23.745 người/km2 Những quận mới thành lập như Hoàng Mai,Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và Hà Đông do dân số tăng nhanh đã trở thành những địa bàn có mật độ dân cư đông đúc không thua kém các quận trung tâm (Tổng cụcThống kê, 2019) Do đó, các khu vực đô thị được nghiên cứu lựa chọn lấy mẫu gồm có: 2 quận ở đô thị trung tâm (Cầu Giấy và Đống Đa), 2 quận ở đô thị mở rộng (Hoàng Mai và Nam Từ Liêm) và huyện Thanh Oai (huyện tập trung đông dân và là một huyện thuần nông, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và một số ngành nghề thủ công truyền thống).

Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng, mỗi tầng mẫu sử dụng các phương pháp chọn mẫu cụm, chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để có được số lượng mẫu đảm bảo tính đại diện.

- Tầng 1 - Mẫu thuộc khu vực đô thị trung tâm: thực hiện chọn mẫu cụm và ngẫu nhiên hệ thống ở 2 tổ dân phố của 2 quận Đống Đa và Cầu Giấy để lấy mẫu với cỡ mẫu 200.

- Tầng 2 - Mẫu thuộc khu vực đô thị mở rộng: thực hiện chọn mẫu cụm và ngẫu nhiên hệ thống ở 2 tổ dân phố của 2 quận Nam Từ Liêm và Hoàng Mai để lấy mẫu với cỡ mẫu 200.

- Tầng 3 - Mẫu thuộc khu vực nông thôn: thực hiện chọn mẫu cụm và ngẫu nhiên hệ thống ở 2 xã của huyện Thanh Oai để lấy mẫu với cỡ mẫu 260.

Tổ chức thu thập thông tin

- Cách lập khung chọn mẫu:

+ Bước 1: Gặp gỡ lãnh đạo tổ dân phố địa bàn nghiên cứu, tiếp cận các thông tin ban đầu về lịch sử tại địa bàn, số liệu thống kê về hộ gia đình tại địa phương

+ Bước 2: Xin giấy giới thiệu của UBND phường, xã (địa bàn nghiên cứu) đến các hộ dân cư nhằm tiến hành phỏng vấn

+ Bước 3: Tiến hành chọn mẫu theo quy trình chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống

- Quy trình chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống

+ Bước 1: Lập danh sách toàn bộ các đơn vị tổng thể dựa trên số liệu thu thập được từ phường, xã nghiên cứu

+ Bước 2: Tiến hành gán mỗi đơn vị trong danh sách tổng thể số thứ tự từ 1 đến hết

+ Bước 3: Thực hiện lấy mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống với bước nhảy k=N/100 (ở các phường thuộc các Quận) và k=N/130 (ở các xã thuộc huyện Thanh Oai).

+ Bước 4: Việc lựa chọn được tiến hành cho đến khi đủ dung lượng mẫu cần thiết.

- Thực hiện lấy mẫu ở địa bàn khảo sát:

+ Quận Cầu Giấy: Chọn mẫu cụm ở Tổ dân phố số 3 của Phường Dịch Vọng Hậu để lấy mẫu Tổ dân phố số 3 có 600 hộ dân cư sinh sống, thực hiện lấy

100 mẫu ngẫu nhiên hệ thống theo bước nhảy k`0/100 = 6 Như vậy cứ cách 6 hộ dân cư sẽ chọn đại diện 1 hộ dân cư để phỏng vấn Việc lựa chọn thực hiện đến khi phỏng vấn được 100 mẫu.

+ Quận Đống Đa: Chọn mẫu cụm ở Tổ dân phố số 5 của Phố Đặng Tiến Đông, Phường Thịnh Quang để lấy mẫu Tổ dân phố số 5 có 465 hộ dân sinh sống, thực hiện lấy 100 mẫu ngẫu nhiên hệ thống theo bước nhảy kF5/100= 4,65 Như vậy cứ cách 4,65 hộ (thực tế lấy cách 5 hộ) sẽ chọn đại diện 1 hộ dân cư để phỏng vấn Việc lựa chọn thực hiện đến khi phỏng vấn được 100 mẫu.

+ Quận Nam Từ Liêm: Chọn mẫu cụm ở Tổ dân cư số 9 của Phường Phú

Mỹ Đình 1 để lấy mẫu Tổ dân cư số 9 có 578 hộ dân cư sinh sống, thực hiện lẫy mẫu ngẫu nhiên hệ thống theo bước nhảy kW8/100= 5,78 Như vậy cứ cách 5,78 hộ (thực tế lấy cách 6 hộ) sẽ chọn đại diện 1 hộ dân cư để phỏng vấn Việc lựa chọn thực hiện đến khi phỏng vấn được 100 mẫu.

+ Quận Hoàng Mai: Chọn mẫu cụm ở Tổ dân phố số 37 của Phường Hoàng Liệt để lấy mẫu Tổ dân phố số 37 có 850 hộ dân sinh sống, thực hiện lấy 100 mẫu ngẫu nhiên hệ thống theo bước nhảy k0/100= 8,5 Như vậy cứ cách 8,5 hộ (thực tế lấy cách 8 hộ) sẽ chọn đại diện 1 hộ dân cư để phỏng vấn Việc lựa chọn thực hiện đến khi phỏng vấn được 100 mẫu.

+ Huyện Thanh Oai: chọn 2 xã (Thanh Cao và Cao Dương) để lấy mẫu:

Xã Thanh Cao: Chọn mẫu cụm ở Xóm Cầu, Thôn Ninh Dương để lấy mẫu. Xóm Cầu có 356 hộ dân sinh sống, thực hiện lấy 130 mẫu ngẫu nhiên hệ thống theo bước nhảy k56/130= 2,73 Như vậy cứ cách 2,73 hộ (thực tế lấy cách 3 hộ) sẽ chọn đại diện 1 hộ dân cư để phỏng vấn Việc lựa chọn thực hiện đến khi phỏng vấn được 130 mẫu.

Xã Cao Dương: Chọn mẫu cụm ở Thôn Cao Xá để lấy mẫu Thôn Cao Xá có 421 hộ dân cư sinh sống, thực hiện lấy 130 mẫu ngẫu nhiên hệ thống theo bước nhảy kB1/130= 3,23 Như vậy cứ cách 3,23 hộ (thực tế lấy cách 3 hộ) sẽ chọn đại diện 1 hộ dân cư để phỏng vấn Việc lựa chọn thực hiện đến khi phỏng vấn được

Cơ cấu mẫu thu được ở các địa bàn khảo sát như sau:

Bảng 2.1: Thông tin mẫu nghiên cứu

Thông tin người trả lời (Nf0) Tần suất Tỷ lệ (%) Giới tính

Trung học cơ sở trở xuống 47 7,3

Nhân viên DN tư nhân 81 12,3

Hưu trí/không làm việc 12 1,8

Khác (học sinh, sinh viên…) 76 11,5

Thông tin người trả lời (Nf0) Tần suất Tỷ lệ (%)

Khu vực cƣ trú Đống Đa 100 15,1

Tình trạng hôn nhân Độc thân 158 23,9 Đã có vợ/chồng 488 73,8

Có 660 đại diện hộ gia đình từ 18-60 tuổi được chọn và mẫu khảo sát thuộc

Khái quát bối cảnh kinh tế - văn hóa - xã hội Việt Nam và thành phố Hà Nội hiện nay 65

VÀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

2.3.1 Bối cảnh kinh tế - văn hóa - xã hội Việt Nam hiện nay

Bối cảnh kinh tế - văn hóa - xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến việc thay đổi các giá trị và hình thành các giá trị mới về con cái vì trong quá trình phát triển kinh tế, các lối sống mới, mức sống mới, sự giao lưu hội nhập sẽ tạo nên những giá trị văn hóa, xã hội mới từ đó ảnh hưởng đến các giá trị con cái trong đình, qua đó sẽ ảnh hưởng và làm thay đổi nhận thức, quan điểm của các bậc cha mẹ về các giá trị của con cái.

Việt Nam thực hiện công cuộc Đổi mới với sự chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập quốc tế từ năm 1986 Quá trình đổi mới đất nước chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung chỉ có hai thành phần kinh tế (nhà nước và tập thể) sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, từ chế độ tập trung quan liêu, với phương thức quản lý kinh tế hành chính mệnh lệnh sang dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội, thực hiện dân chủ gắn với tôn trọng luật pháp, kỷ cương xã hội, phát huy quyền làm chủ của người dân Sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam có những phát triển mạnh mẽ về kinh tế, thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội trong nhiều năm, từ một nước nghèo trở thành một nước trung bình thấp vào năm 2012 và thu nhập bình quân đầu người vào khoảng 2.300 USD năm 2017 và tăng lên khoảng 2.800 USD năm 2019 và 354 USD năm 2020.

Kinh tế thị trường ảnh hưởng đến giá trị gia đình, trong đó có giá trị con cái vì nó tạo ra những chuyển biến về chất trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và cá nhân, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa [104] Yếu tố kinh tế thị trường một mặt tạo ra những chuyển biến văn minh, hiện đại trong văn hóa, lối sống, nhận thức của người dân về các giá trị tích cực, lành mạnh của gia đình, của con cái, mặt khác cũng có những tác động tiêu cực đến tư tưởng, văn hóa, lối sống của người dân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, từ đó làm thay đổi nhiều giá trị quan trọng của gia đình, trong đó có giá trị con cái Sự phát triển kinh tế quốc gia và kinh tế của mỗi gia đình giúp đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, chất lượng cuộc sống tốt hơn Các tiến bộ về khoa học - công nghệ trong sản xuất cũng giúp giải phóng sức lao động của người dân và gia tăng mức thu nhập của họ, từ đó họ có nhiều hơn thời gian chăm sóc bản thân, gia đình cũng như có nhiều điều kiện tiếp thu các kiến thức, thông tin văn hóa - xã hội từ truyền thông đại chúng Nhờ đó những hiểu biết của người dân và gia đình về những nếp sống văn minh, quan điểm hiện đại về gia đình, về con cái được nâng cao, từng bước thẩm thấu vào đời sống và nhận thức của mỗi người dân Việt Nam.

Tỷ lệ người dân tham gia thị trường lao động cao, trong đó nữ giới tham gia thị trường lao động chiếm tỷ lệ ngày càng lớn Năm 2019, có 70,9% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động Tỷ lệ này vẫn có xu hướng gia tăng trong 2 năm gần đây Điều đó khẳng định sự đóng góp ngày càng nhiều hơn của phụ nữ vào sự phát triển chung của nền kinh tế Tuy nhiên, theo đó vai trò truyền thống của phụ nữ trong gia đình với các công việc nội trợ và chăm sóc các thành viên trong gia đình, giáo dục con cái cũng đang có nhiều thay đổi.

Với sự phát triển của kinh tế, hệ thống an sinh xã hội của nước ta có nhiều phát triển hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống chăm sóc người cao tuổi, đã làm thay đổi quan niệm về vai trò của gia đình trong chăm sóc người cao tuổi, trong đó quan niệm về vai trò, trách nhiệm của con cái trong chăm sóc cha mẹ già cũng đang có nhiều thay đổi Con cái có xu hướng sống xa cha mẹ do nhu cầu di cư và việc làm. Tốc độ cuộc sống nhanh và áp lực hơn cũng làm giảm mức độ chăm sóc cha mẹ của con cái Trong nhận thức của các thế hệ đang có xu hướng giảm dần tầm quan trọng của trách nhiệm, nghĩa vụ của chăm sóc cha mẹ già của con cái trong xã hội hiện đại nhưng ở những mức độ khác nhau (Trần Thị Minh Thi, 2016) [104].

Bối cảnh văn hóa - xã hội

Với tốc độ hiện đại hóa nhanh gần đây, xã hội Việt Nam đã “cởi” bỏ được nhiều giá trị cũ lạc hậu và giải phóng tự do cá nhân trong hôn nhân và gia đình.Hôn nhân và gia đình Việt Nam đang trải qua nhiều sự thay đổi quan trọng, từ mô hình truyền thống đến những đặc điểm hiện đại và cởi mở hơn Các khuôn mẫu hôn nhân truyền thống như hôn nhân sắp đặt, bất bình đẳng giới, chế độ gia trưởng và có nhiều con dưới tác động của tư tưởng Nho giáo đã giảm mạnh trong xã hội Hội nhập kinh tế quốc tế cùng với đó là giao lưu hội nhập văn hóa, giá trị cũng góp phần đẩy mạnh những quan điểm cởi mở hơn về hôn nhân và gia đình (Trần Thị Minh Thi, 2021) [105].

Bên cạnh những giá trị nhân văn được giữ gìn và phát huy thì gia đình Việt Nam cũng đang đối mặt với những vấn đề biến đổi giá trị Một số hiện tượng hôn nhân gia đình mới xuất hiện như: kết hôn muộn, không kết hôn, mẹ đơn thân, sinh con muộn, không sinh con… trong giới trẻ ngày càng phổ biến và có xu hướng gia tăng Báo cáo Tiến bộ của phụ nữ thế giới 2019-2020: Các gia đình trong một thế giới đang thay đổi (2021) cho thấy tuổi kết hôn trung bình đã tăng ở tất cả các khu vực Sự hình thành các gia đình trẻ, với hôn nhân tự do, tự nguyện, tính độc lập cao, vị thế phụ nữ tăng lên đã tạo nên những chuyển đổi từ các giá trị và phong tục cũ sang những giá trị và phong cách khác theo xu hướng mới Phụ nữ đơn thân có con xem như không phải chịu sức ép của dư luận như trước Ly thân, ly hôn không phải là vấn đề bị nhòm ngó như xưa Những chủ nhân gia đình trẻ với tính độc lập cao (cả trong tư duy và điều kiện tài chính) sẽ chủ động lựa chọn các giá trị cho gia đình mình Những gia đình trẻ, quy mô nhỏ song song tồn tại với các gia đình truyền thống đa thế hệ Tất cả những thay đổi đó dẫn đến một thực tế phổ biến đan xen cái mới chưa hoàn thiện và cái cũ vẫn còn ý nghĩa và chưa thể mất; cùng lúc tồn tại các mức độ khác nhau của các giá trị gia đình truyền thống và gia đình hiện đại Điều đó gián tiếp ảnh hưởng và làm thay đổi các cách nhìn nhận về giá trị của gia đình đối với cá nhân, trong đó có các giá trị về con cái.

Các chính sách về phát triển dân số và gia đình

Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chính sách về dân số và hôn nhân - gia đình góp phần định hình nhiều giá trị gia đình mới, trong đó có các giá trị về con cái cũng như những chuẩn mực về số con cần có của mỗi gia đình.

Giá trị gia đình, trong đó có giá trị con cái được hình thành, bảo tồn và phát huy thông qua những triển khai thực hiện pháp luật, các chính sách của Nhà nước về gia đình

Bước vào thời kỳ Đổi mới, Đảng ta đã chú trọng nhiều hơn vấn đề gia đình. Đại hội VI của Đảng (1986) đến các đại hội và nghị quyết Trung ương về sau, gia đình được đề cập đến như là thành tố bảo đảm thành công các nhiệm vụ cách mạng. Đáp ứng những nhiệm vụ trong tình hình mới, Hiếp pháp (1992) - đạo luật cơ bản nhất của một nhà nước được đặt ra và đến năm 1992 được Quốc hội thông qua. Trong đó những nguyên tắc tôn vinh giá trị gia đình, trong đó có mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái vẫn được kế thừa từ Hiến pháp năm 1980 và các bản Hiến pháp trước đó Điều 64 của Hiến pháp có ghi: “Gia đình là tế bào của xã hội Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, bình đẳng Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ Nhà nước và xã hội không chấp nhận việc phân biệt đối xử giữa các con” Năm 2000, Luật Hôn nhân và Gia đình được Quốc hội thông qua cũng quy định rõ những nguyên tắc cơ bản chế độ hôn nhân và gia đình, trong đó có trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình, tình nghĩa vợ chồng, cha mẹ - con cái tiếp tục được khẳng định (Điều 2, Điều 18, Điều 34, Điều 35) Đến năm 2014, Luật Hôn nhân và Gia đình có điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước với nhiều vấn đề xã hội nảy sinh và nhiều giá trị mới về hôn nhân gia đình, con cái được hình thành Luật tiếp tục xác định trách nhiệm của Nhà nước với hôn nhân và gia đình, quy định rõ hơn nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, giữa vợ

- chồng (Điều 19), giữa cha mẹ - con cái (Điều 69, Điều 70) Sau đó, nhiều chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về gia đình tiếp tục được ban hành. Luật Bình đẳng giới (2006) quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới.

Với trẻ em, ngoài phê chuẩn công ước quốc tế liên quan đến quyền của trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (1991, 2004), sau này là Luật Trẻ em (2016) ra đời đã cụ thể hóa hơn trách nhiệm của nhà nước, các cơ quan, tổ chức hữu quan và gia đình trong bảo đảm các quyền của trẻ em, bảo vệ giá trị con cái của gia đình.

Số con nên có của mỗi cặp vợ chồng được định hướng bởi các quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về dân số

Trong giai đoạn 1986-2011, đứng trước sự gia tăng dân số quá nhanh, (năm 1992-1993, trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 4 con), Đảng ta luôn kiên trì mục tiêu giảm sinh, coi việc giảm tốc độ tăng dân số là nhiệm vụ có tính chiến lược Các cấp uỷ đảng, cấp chính quyền, đoàn thể từ trung ương đến cơ sở phải coi đó là công việc thường xuyên, cấp bách trong chương trình hoạt động của mình Củng cố và tăng cường hoạt động của cơ quan dân số và kế hoạch hoá gia đình Tại Hội nghị Trung ương 4 Khóa VII (1993), Đảng ta ban hành Nghị quyết chuyên đề về dân số - kế hoạch hóa gia đình, trong đó đề ra mục tiêu tổng quát là

“thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh, tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc” và mục tiêu cụ thể là “mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con…, tiến tới ổn định quy mô dân số từ giữa thế kỷ 21” Giai đoạn 2000 -2010, chính sách dân số ở nước ta tiếp tục mục tiêu giảm sinh để đạt mức sinh thay thế và thực hiện mục tiêu tổng quát là “Duy trì vững chắc xu thế giảm sinh để đạt mức sinh thay thế bình quân trong toàn quốc”.

Giai đoạn 2011-2020, thực hiện các mục tiêu của Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020, chính sách về “duy trì mức sinh thấp hợp lý, đáp ứng đầy đủ nhu cầu kế hoạch hóa gia đình của người dân, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ sinh sản có chất lượng”, “nâng cao chỉ số phát triển con người” được triển khai thực hiện Theo đó, các gia đình được vận động duy trì mức sinh thấp, mỗi gia đình chỉ nên có 1 đến 2 con. Đến năm 2019, đứng trước tình trạng mức sinh có xu hướng suy giảm, tốc độ già hóa dân số nhanh, Chính phủ đề ra Chiến lược dân số Việt Nam đến năm

THỰC TRẠNG QUAN NIỆM VỀ GIÁ TRỊ CON CÁI CỦA CÁC BẬC CHA MẸ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 73

Quan niệm của các bậc cha mẹ về giá trị cảm xúc của con cái 73

3.1.1 Quan niệm của các bậc cha mẹ về lợi ích cảm xúc của con cái

Qua khảo sát ý kiến của các bậc cha mẹ trong các gia đình tại Hà Nội nhận thấy, họ có mức độ đồng tình rất cao với các quan niệm về lợi ích cảm xúc của con cái, qua đó cho thấy sự quan tâm, mức độ coi trọng rất lớn của các bậc cha mẹ về các cảm xúc tích cực mà con cái mang lại cho họ.

Các quan niệm về lợi ích cảm xúc của con cái đều nhận được sự lựa chọn đồng ý với tỷ lệ rất cao của người trả lời Các quan niệm con cái mang lại niềm vui, hạnh phúc cho cha mẹ, gia đình; con cái tạo thêm động lực cho cha mẹ trong cuộc sống và con cái là chỗ dựa tinh thần cho cha mẹ khi chúng lớn lên đều nhận được sự lựa chọn “đồng ý” của các bậc cha mẹ với tỷ lệ trên 90% (tỷ lệ “đồng ý” (bao gồm lựa chọn “rất đồng ý” và “đồng ý”) của các bậc cha mẹ với các quan niệm lần lượt là 97,1%, 94,7% và 92,8%) (Biểu đồ 3.1) Những giá trị về một gia đình êm ấm, hòa thuận, có con cái đủ đầy, khỏe mạnh, ngoan ngoãn, giỏi giang luôn được xem là thước đo về niềm vui, sự hạnh phúc mỗi cá nhân, gia đình có được trong cuộc sống Trong nghiên cứu về Hạnh phúc của người Việt Nam (năm 2019), tác giả Lê Ngọc Văn đã chỉ ra rằng, trong quan niệm của người Việt Nam, điều làm họ hạnh phúc nhất là có “một gia đình hòa thuận” (95,4%) và lớn thứ hai chính là có

“con cái ngoan ngoãn” (73,4%) Đây là một trong những giá trị cổ truyền đặc sắc của văn hóa Việt Nam được hình thành từ rất lâu đời trên nền văn minh nông nghiệp lúa nước tự cung tự cấp lấy gia đình làm đơn vị sản xuất [116, tr.138]. Trong bối cảnh kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, gia đình đã trở thành một đơn vị tiêu dùng, song những lợi ích phi vật chất của con cái trong mang lại niềm

Con cái mang lại niềm vui, Khi lớn lên, con cái sẽ là chỗ Con cái tạo thêm động lực hạnh phúc cho gia đìnhdựa về tinh thần cho cha mẹ trong cuộc sống cho cha mẹ vui, sự hạnh phúc cho cha mẹ và gia đình vẫn được coi trọng nhất, là sự quan tâm lớn nhất trong các nhu cầu của cha mẹ về con cái.

Ghi nhận từ phỏng vấn sâu của nghiên cứu cũng phản ánh những quan điểm tương tự:

“Có gia đình (có vợ và có con) sẽ khiến tôi có mục đích sống, và mục đích đó sẽ giúp tôi sống trọn vẹn cho hết quãng đời còn lại Thực ra nếu không có con cái thì sống cho ai? sống cho mình thì quá tẻ nhạt Vì thế có con cái sẽ là niềm vui làm cho tổ ấm đó hạnh phúc Đó là điều kiện rất quan trọng (…) Con cái là sản phẩm của tình yêu giữa người mẹ và người bố, và tôi chưa nhìn thấy lợi ích lớn hơn nào ngoài việc con cái cho tôi cuộc sống biết yêu thương và trách nhiệm, hạnh phúc với tổ ấm của mình (…) Thực sự ai cũng muốn có một gia đình riêng của mình, có vợ và có con Sống một mình thì quá đơn giản, nhưng cuộc sống không có vợ con sẽ làm con người tôi thiếu động lực và không có mục đích sống”

Biểu đồ 3.1: Quan niệm của các bậc cha mẹ về các lợi ích cảm xúc của con cái Đơn vị: %

Giá trị tâm lý, tình cảm, đề cao những cảm xúc tích cực mà con cái mang lại cho cha mẹ và gia đình là một trong những giá trị truyền thống của cá nhân, gia đình Việt Nam và trong bối cảnh xã hội hiện đại hiện nay, đây vẫn là giá trị của con cái được đề cao nhất Khi nghiên cứu Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, tác giả Trần Ngọc Thêm [103] khẳng định, giá trị gia đình hạnh phúc, trong đó có niềm hạnh phúc từ con cái, là giá trị có vị trí số 1, cao nhất trong 7 giá trị truyền thống của Việt Nam đã trường tồn và hiện vẫn được lưu giữ trong bối cảnh xã hội hiện đại hiện nay.

Kết quả khảo sát ý kiến của hơn 1.700 đại diện hộ gia đình khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam (2017-2018) của tác giả Trần Thị Minh Thi cho thấy, trong quan điểm của họ, giá trị tình cảm của con cái là quan trọng nhất trong các giá trị mà con cái mang lại cho cha mẹ và gia đình Các bậc cha mẹ mong muốn có con cái để thỏa mãn nhu cầu về cảm xúc, sự hạnh phúc, niềm vui, tình yêu thương hay để có những động lực trong cuộc sống… đều nhằm hướng đến thỏa mãn nhu cầu tình cảm của cá nhân họ hơn là để hài lòng bố mẹ của 2 bên gia đình hay vì các quan niệm, chuẩn mực của cộng đồng xã hội Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trình độ kinh tế - xã hội đất nước phát triển, các giá trị tình cảm, tâm lý của con cái hướng đến thỏa mãn nhu cầu cảm xúc của cá nhân nhiều hơn thay vì đáp ứng nhu cầu của người khác [105, tr.334].

Thông tin từ phỏng vấn sâu của nghiên cứu cũng ghi nhận quan điểm tương tự:

“Mình muốn có con là vì mình nhiều nhất chứ không vì ai cả Có con để cuộc sống của mình được trọn vẹn, có niềm vui, tình yêu thương từ những đứa con mình sinh ra Mình cũng sẽ cảm nhận được hết các cung bậc cảm xúc khi được làm mẹ Còn có con để làm hài lòng bố mẹ hai bên gia đình thì với mình, có lẽ những điều đó không ép buộc được mình Với lại, cuộc sống bây giờ các ông bà cũng thoải mái, tiến bộ hơn ngày xưa nhiều rồi Con cái là do mình quyết định thôi.”

Trong các quan niệm về lợi ích của con cái được đưa vào khảo sát ý kiến của các bậc cha mẹ, những quan niệm về lợi ích cảm xúc của con cái nhận được sự lựa chọn “đồng ý” ở họ cao nhất Tiếp cận lý thuyết của Hoffman từ góc độ này phản ánh, nhu cầu mong muốn được thỏa mãn tâm lý, tình cảm từ con cái của các bậc cha mẹ là nhu cầu lớn nhất trong tất cả các nhu cầu từ con cái của họ Xã hội càng hiện đại phát triển, các nguồn lực ngoài xã hội phát triển ngày càng thay thế vai trò của gia đình, con cái trong thỏa mãn các nhu cầu vật chất của cha mẹ như: hỗ trợ kinh tế cho gia đình đã được thay thế bằng thu nhập từ công việc của cha mẹ; việc chăm sóc tuổi già cho cha mẹ đã được nhà nước, xã hội san sẻ trách nhiệm thông qua hệ thống an sinh, phúc lợi xã hội… nhưng các nhu cầu phi vật chất do gia đình,con cái mang lại cho họ: tình yêu thương, ý nghĩa, động lực cho cuộc sống, sự hạnh

Con gái thấu hiểu, chia sẻ tìnhCon trai thấu hiểu, chia sẻ tình cảm với cha mẹcảm với cha mẹ phúc, cảm xúc được làm cha, làm mẹ… thì không có nguồn lực nào ngoài xã hội có thể thay thế được con cái Ở con cái, cha mẹ tìm thấy niềm vui và ý nghĩa đích thực trong cuộc sống gia đình của họ.

Các thông tin từ phỏng vấn sâu của nghiên cứu minh chứng rõ thêm điều này:

“Có con gia đình thêm tiếng nói, tiếng cười con trẻ, sự tập trung tình cảm mới dành được cho nhau Con cái mang lại tình cảm cho gia đình (…) Con cái là món quà tinh thần lớn nhất cho cha mẹ, không thể thiếu với một cặp vợ chồng, không có gì có thể thay thế niềm vui mà con cái mang lại cho cha mẹ Chỉ có con cái mới là món quà tinh thần lớn nhất đối với cha mẹ, gần như là hằng số, bất biến rồi”.

(PVS, nữ, 45 tuổi) “Niềm vui, hạnh phúc khi có đứa con nó to lớn lắm, tạo thành động lực cho mình trong cuộc sống Khi mà mình chưa có con thì mình thích thế nào cũng được. Nhưng khi có con, như em đây là vừa bắt đầu bước vào quá trình đó Khi em mang bầu em thấy trách nhiệm của mình to hơn, nghĩ về tương lai cuộc sống cũng nhiều hơn; rồi em cũng thấy tình cảm vợ chồng đi lên hơn”.

(PVS, nữ, 36 tuổi) Quan niệm của các bậc cha mẹ về lợi ích cảm xúc của con trai và con gái Để đo lường và so sánh sự khác nhau trong quan niệm của các bậc cha mẹ về lợi ích cảm xúc của con trai và con gái đối với họ, nghiên cứu khảo sát mức độ đồng ý của các bậc cha mẹ về khả năng thấu hiểu, chia sẻ tình cảm với cha mẹ của con trai và con gái Kết quả khảo sát cho thấy, có sự khác nhau trong mức độ lựa chọn đồng ý của các bậc cha mẹ với 2 quan niệm trên (Biểu đồ 3.2).

Biểu đồ 3.2: Quan niệm của các bậc cha mẹ về về lợi ích cảm xúc của con trai và con gái Đơn vị: %

Trong quan niệm của các bậc cha mẹ, họ nghĩ rằng con gái mang lại nhiều lợi ích cảm xúc cho họ nhiều hơn con trai, thể hiện cụ thể trong quan niệm của họ về khả năng chia sẻ tình cảm, thấu hiểu tâm lý và quan tâm, chăm sóc cha mẹ của con gái lớn hơn con trai Số liệu Biểu đồ 3.2 cho thấy, tỷ lệ lựa chọn mức độ “đồng ý” của các bậc cha mẹ với quan niệm về lợi ích cảm xúc của con gái lớn hơn gần gấp đôi so với tỷ lệ mức độ “đồng ý” với quan niệm tương tự ở con trai Các ý kiến

“không đồng ý” với quan niệm về lợi ích cảm xúc của con gái chỉ chiếm khoảng 16% tổng số cha mẹ được khảo sát, trong khi đối với quan niệm về lợi ích cảm xúc của con trai, tỷ lệ này chiếm gần một nửa tổng số những người trả lời Qua đó phản ánh nhu cầu mong muốn thỏa mãn cảm xúc được yêu thương, chia sẻ tình cảm của cha mẹ từ con gái lớn hơn con trai.

Quan niệm của các bậc cha mẹ về giá trị xã hội của con cái 85

3.2.1 Quan niệm của các bậc cha mẹ về lợi ích xã hội của con cái

Qua khảo sát cho thấy, phần lớn trong quan niệm của các bậc cha mẹ, con cái mang lại lợi ích xã hội cho họ ở nhiều góc độ như: nối dõi tông đường, duy

Con cái tạo sự gắn Con cái mang đếnCon cái sẽ nối dõiCó con cái sẽ giúp kết giữa vợ chồngtrải nghiệm làmtông đường, duy trì địa vị bản thân cha cha/mẹ cho các cặpnòi giốngmẹ tốt hơn trong gia vợ chồngđình

120 100 80 60 40 20 0 trì dòng giống, tôn thống gia đình, duy trì hôn nhân, mang đến trải nghiệm làm cha mẹ cho họ, đồng thời giúp họ có địa vị tốt hơn trong gia đình và cộng đồng xã hội.

Trong quan niệm của các bậc cha mẹ, lợi ích xã hội của con cái trong gắn kết mối quan hệ vợ, chồng, duy trì hôn nhân đối với họ là lớn nhất (95,6%) (Biểu đồ 3.6).

Biểu đồ 3.6: Quan niệm của các bậc cha mẹ về các lợi ích xã hội của con cái Đơn vị: %

Kết quả này cũng được phản ánh trong các ghi nhận từ phỏng vấn sâu của nghiên cứu:

“Không có con thì mỗi người một nơi, còn có con thì ai cũng đều muốn chăm sóc cho nó Đó là sợi dây gắn kết vợ chồng Khi cả hai người (vợ/chồng) cùng có một mục đích chung, quan điểm chung thì đó là sợi dây gắn kết Có con cái cũng sẽ giảm bớt khả năng ngoại tình của người chồng hoặc người vợ trong gia đình”

“Với tôi, có con để ràng buộc quan hệ vợ chồng, đặc biệt là người đàn ông, người chồng Từ đó mối quan hệ vợ chồng mới bền vững”

Qua đó cho thấy, lợi ích của con cái trong gắn kết hôn nhân là một giá trị phổ biến, hiện diện trong mọi xã hội và được các bậc cha mẹ quan tâm Trong bối cảnh xã hội phát triển khá hiện đại ở Việt Nam hiện nay (cụ thể là trong bối cảnh của đô thị Thành phố Hà Nội), lợi ích của con cái trong duy trì hôn nhân của cha mẹ vẫn là giá trị xã hội được các cặp vợ chồng đề cao Kết quả nghiên cứu của đề tài có sự tương đồng với các nghiên cứu của Friedman [32] và Trần Thị Minh Thi (2021)

[105] khi cùng nhận thấy, ngoài những thỏa mãn về nhu cầu cảm xúc cho cha mẹ, con cái còn giúp cha mẹ thỏa mãn nhu cầu ổn định, an toàn trong hôn nhân của mình Con cái có tầm quan trọng trong gắn kết hôn nhân của các cặp vợ chồng. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng gợi mở nhiều ý tưởng mới trong nghiên cứu về hôn nhân - gia đình ở Việt Nam hiện nay, khi tỷ lệ ly hôn gia tăng nhanh chóng qua những năm gần đây (năm 2009: 1,0%, năm 2019: 1,8%), đặc biệt là ở khu vực đô thị (2,1% ở đô thị so với 1,6% ở nông thôn) (Trần Anh Quân và cộng sự, 2021)

[72], liệu rằng những lợi ích của con cái trong gắn kết vợ/chồng, cha/mẹ có thể sẽ góp phần duy trì sự bền vững trong hôn nhân, từ đó giảm thiểu tình trạng ly hôn đang ngày càng phổ biến và có xu hướng gia tăng ở nước ta?

Lợi ích mang đến cho các cặp vợ chồng những trải nghiệm làm cha, làm mẹ của con cái được các bậc cha mẹ đánh giá có vị trí lớn thứ hai trong các lợi ích xã hội của con cái mang lại cho họ (91,3%) (Biểu đồ 3.6) Qua ghi nhận từ phỏng vấn sâu của nghiên cứu nhận thấy, các trải nghiệm mà cha mẹ có được từ con cái chính là sự tư duy liên tục của cha mẹ nhằm đáp ứng các nhu cầu của con cái trong suốt quá trình nuôi dạy chúng khôn lớn, trưởng thành.

“Khi con cái còn nhỏ, còn bé, nghĩa vụ của cha mẹ là chăm sóc con khỏe mạnh, lớn nhanh, khi con cái lớn lên đi học phải dạy con cái hiểu được lời cô dạy, khi con cái lớn lên mỗi tuổi đều khác, đòi hỏi sự quan tâm từ cha mẹ làm sao đúng mức độ phát triển tâm sinh lý của con cái Lúc con cái lớn, tri thức con cái khác với bố mẹ, bố mẹ lo toan để con cái đầy đủ về vật chất và tinh thần để con cái có kết quả học tập tốt nhất Khi chúng đi học chuyên nghiệp cũng thế Quá trình đó mang lại cho cha mẹ nhiều trải nghiệm và đòi hỏi cha mẹ những tư duy khác nhau để làm sao nuôi dạy con cho tốt”

Khi có con cái, các bậc cha mẹ phải thích nghi với cuộc sống mới ban đầu nhất là hình thành các phản xạ chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ, đồng thời quá trình này hình thành tình cảm yêu thương, tâm lý trách nhiệm với con cái Xuất phát từ đó mà hàng loạt các hoạt động của cha mẹ như: hiểu đặc trưng về thể chất và tính cách của trẻ nhỏ để chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp; tìm hiểu và đồng thời mở rộng các mạng lưới xã hội để đáp ứng các nhu cầu trong toàn bộ quá trình sinh nở, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo trẻ khôn lớn diễn ra Tất cả những hoạt động này là những sự kích thích nối tiếp trong suy nghĩ, hành động và tâm lý của các bậc cha mẹ Trong nghiên cứu so sánh giá trị của con cái giữa các quốc gia ở các nền văn hóa khác nhau của châu Á, Âu, Phi, Mỹ, Nauck đều nhận thấy những lợi ích xã hội rất chung của con cái thể hiện trong quá trình chúng tạo ra các kích thích cảm xúc, cảm giác, trải nghiệm được làm các ông bố, bà mẹ đối với các cặp vợ chồng; ở ý nghĩa rộng lớn hơn, sự kích thích cảm xúc của con cái đối với cha mẹ chính là yếu tố gián tiếp hình thành nên địa vị, lòng tự trọng, khẳng định sự trưởng thành của các bậc cha mẹ trong gia đình và xã hội (Nauck, 2007, 2014) [62, 63 64] Kết quả khảo sát các bậc cha mẹ ở Hà Nội của Luận án phản ánh ý nghĩa tương tự khi nhận thấy tỷ lệ “đồng ý” (68,3%) của các bậc cha mẹ với quan niệm “con cái sẽ giúp bản thân cha mẹ trong gia đình tốt hơn” (Biểu đồ 3.6) Đồng thời, những chia sẻ qua các phỏng vấn sâu các bậc cha mẹ minh chứng và lý giải thêm những quan niệm của họ về địa vị bản thân trong gia đình và cộng đồng xã hội, đều cao hơn trước khi họ có con.

“Khi chưa có con và khi có con hoàn toàn khác nhau Khi có con phải nghĩ đến con, phải làm những gì tốt nhất cho con theo sự lớn dần của con Dù là đứa con có như thế nào thì người bố, người mẹ vẫn nghĩ đấy là thành quả, là sản phẩm rất tự hào (…) Khi có con mình cũng thấy địa vị trong gia đình tốt hơn Khi có con, mình đứng trong gia đình với vị trí khác, không phải là một người yếu đuối để có một người đàn ông bảo vệ, mà phải là một người tự chủ, độc lập, đứng dậy, tư duy để làm sao tìm biện pháp nuôi dạy, giáo dục con cho tốt Vị trí đương nhiên khác, có một người con gọi mình bằng mẹ thì là vị trí đã khác rồi, 2 từ xưng hô mẹ

- con đã thấy vị trí khác nhau rồi”

Qua đó cho thấy, lợi ích xã hội của con cái trong việc giúp địa vị cha mẹ trong gia đình tốt hơn chính là việc chúng có thể tối ưu hóa lòng tôn trọng xã hội của cha mẹ Trong những bối cảnh cụ thể, con cái còn đóng vai trò như một phương tiện có thể tạo ra sự công nhận của xã hội một cách rất trực tiếp đối với các bậc cha mẹ.

“Nếu đứa con đó hư hỏng, ăn chơi tệ nạn thì bố mẹ sẽ rất buồn khổ, xã hội nhìn vào bố mẹ của đứa con đó không ra gì Và ngược lại nếu đứa con đó đặc biệt, thông minh, và được nhiều lời khen tích cực từ cộng đồng thì bố mẹ chúng cũng vui vẻ, hạnh phúc và tự hào về con cái cũng như bản thân mình”

Lợi ích của con cái trong nối dõi tông đường, duy trì nòi giống được các bậc cha mẹ đánh giá đứng vị trí thứ 3 trong các lợi ích xã hội mà con cái mang lại cho họ, với tỷ lệ đồng ý là 75,1% (Biều đồ 3.6) Trong bối cảnh xã hội truyền thống của Việt Nam, sinh con để nối dõi tông đường luôn là một trong những giá trị quan trọng nhất của con cái đối với cha mẹ Trong giai đoạn đầu những năm Đổi mới, lợi ích nối dõi tông đường của con cái, trong đó nhấn mạnh vai trò duy nhất của con trai được các gia đình rất đề cao do sự mở rộng về lao động của gia đình dưới ảnh hưởng của sự chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường (Nguyễn Lan Phương, 1995). Tuy nhiên, trong bối cảnh CNH, CNH trong khoảng 10 năm trở lại đây, lợi ích này của con cái trong nhiều gia đình đã suy giảm (Lê Ngọc Văn, 2011) Trong bối cảnh xã hội hiện đại hiện tại, cụ thể là tại Thành phố Hà Nội, lợi ích này của con cái vẫn được các bậc cha mẹ quan tâm nhưng không phải là lợi ích xã hội của con cái được quan tâm nhất như trong bối cảnh xã hội truyền thống hay những năm đầu Đổi mới. Vai trò của con trai trong duy trì nòi giống, lưu truyền tôn thống gia đình trong xã hội hiện đại cũng không còn là duy nhất.

Quan niệm của các bậc cha mẹ về giá trị kinh tế của con cái 98

tự do các nhân và các quan hệ xã hội, hạn chế thời gian cho bản thân và cho mối quan hệ vợ chồng, việc gia tăng trách nhiệm với gia đình và họ hàng Trong đó, họ nhận thấy khi có con cái, các trách nhiệm với gia đình, họ hàng là hạn chế lớn nhất mà con cái mang đến cho họ Trong quan niệm của các bậc cha mẹ, con trai và con gái đều làm hạn chế các cơ hội xã hội của cá nhân họ như nhau.

3.3 QUAN NIỆM CỦA CÁC BẬC CHA MẸ VỀ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CON CÁI

3.3.1 Quan niệm của các bậc cha mẹ về lợi ích kinh tế của con cái

Các lợi ích kinh tế mà con cái mang lại cho cha mẹ bao gồm những ích lợi về nguồn thu nhập, thời gian, lao động và sức khỏe của các thành viên Qua khảo sát cho thấy, tỷ lệ đồng ý của các bậc cha mẹ với các quan niệm về lợi ích kinh tế của con cái đạt 70-80% và thấp hơn so với tỷ lệ tương tự đối với các quan niệm về các lợi ích khác của con cái (Biểu đồ 3.10) Điều này cho thấy trong bối cảnh xã hội hiện đại, các bậc cha mẹ đã không còn đề cao, quan tâm nhiều nhất tới các lợi ích vật chất của con cái như trong bối cảnh xã hội truyền thống (qua các tài liệu đã tổng quan), ngược lại đây là những lợi ích của con cái mà các bậc cha mẹ ít quan tâm nhất Qua đó phản ánh nhu cầu thỏa mãn các lợi ích kinh tế từ con cái của các bậc cha mẹ rất ít, là nhu cầu thấp nhất trong tháp nhu cầu về các giá trị mà cha mẹ mong muốn nhận từ con cái.

Tuy nhiên trong các lợi ích kinh tế của con cái, ở mỗi quan niệm có những mức độ đồng ý của các bậc cha mẹ khác nhau, trong đó quan niệm về lợi ích của con cái trong việc an sinh, đảm bảo cuộc sống cho cha mẹ khi về già nhận được sự lựa chọn đồng ý của các bậc cha mẹ lớn nhất (86,5%) (Biểu đồ 3.10) Khi so sánh kết quả nghiên cứu của đề tài với các nghiên cứu về giá trị con cái của Việt Nam những gần đây nhận thấy (nghiên cứu của tác giả Vũ Hào Quang và Trần Thị Minh Thi), lợi ích của con cái trong bảo hiểm tuổi già cho cha mẹ (giá trị an sinh của con cái) trong các gia đình ở Hà Nội hiện nay (năm 2021) vẫn được các bậc cha mẹ quan tâm mặc dù có thể không cao bằng những năm trước Trong nghiên cứu về

Giá trị và lối sống của gia đình Việt Nam (nghiên cứu trường hợp 303 gia đình ở

Hà Nội và 255 gia đình ở Nam Định năm 2003-2004) của tác giả Vũ Hào Quang, có 80% người dân trên địa bàn khảo sát (ở Hà Nội), hoàn toàn nhất trí với quan điểm “con cái phải nuôi dưỡng và chăm sóc cha mẹ khi ốm đau, già yếu”; nghiên cứu về Những giá trị cơ bản của gia đình Việt Nam đương đại của tác giả Trần Thị Minh Thi [105], có 78,2% số người được khảo sát (1.759 đại diện hộ gia đình ở 3 miền Bắc (trong đó có Hà Nội), Trung, Nam của cả nước năm 2017-2018) đồng ý với quan niệm về giá trị an sinh của con cái qua nhận định “có con để có người chăm sóc khi tuổi già” Qua đó cho thấy, trong bối cảnh xã hội hiện đại ở Việt Nam, lợi ích của con cái trong chăm sóc tuổi già cho cha mẹ (giá trị an sinh của con cái) vẫn được các bậc cha mẹ ở nhiều gia đình (Hà Nội) quan tâm đề cao.

Lý giải theo các nghiên cứu về giá trị con cái ở quốc gia đang phát triển nhưViệt Nam nhận thấy, khi hệ thống an sinh xã hội, hệ thống chăm sóc cho người cao tuổi còn chưa hoàn thiện, vai trò chăm sóc của gia đình cũng như giá trị an sinh của con cái vẫn có ý nghĩa quan trọng (Klaus và cộng sự, 2007, Dẫn theo Trần ThịMinh Thi) Trong bối cảnh đang chuyển đổi, cùng với quá trình già hóa dân số, xu hướng hạt nhân hóa gia đình của Việt Nam gia tăng dẫn tới số lượng người cao tuổi sống riêng nhiều hơn Mặc dù người già có nhiều nguồn thu nhập khác nhau song phần lớn họ vẫn sống phụ thuộc vào con cháu và người thân Khảo sát quan niệm của các bậc cha mẹ ở Hà Nội năm 2019 của tác giả Đoàn Kim Thắng cho thấy, có khoảng 40% người cao tuổi coi nguồn sống chính là dựa vào con cái trong gia đình, tiếp đó là nguồn lao động của bản thân họ (30%), từ nguồn lương hưu trợ cấp (25,9%), từ nguồn được tích lũy từ trước (1,6%) và (3,2%) từ nguồn khác [96] Do đó, phúc lợi gia đình với những hỗ trợ vật chất từ con cái vẫn có ý nghĩa quan trọng trong bảo đảm cuộc sống của người cao tuổi.

Hiện Việt Nam cũng mới có 3,1 triệu người hưởng lương hưu và bảo hiểm xã hội hằng tháng [60], hệ thống hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ngoài cộng đồng vẫn còn thiếu, chưa bắt kịp với sự chuyển đổi nhân khẩu học mạnh mẽ cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu của người cao tuổi Việc chăm sóc người già vẫn chủ yếu là từ gia đình mà lực lượng chính là con cái do đó mà giá trị an sinh của con cái vẫn có ý nghĩa quan trọng đối với các bậc cha mẹ ở xã hội hiện đại của Việt Nam hiện nay (cụ thể là Thành phố Hà Nội) và đó vẫn là động lực sinh con của một bộ phận dân cư.

Tuy nhiên, khía cạnh an sinh từ con cái mà cha mẹ mong muốn nhận được có xu hướng chuyển từ an sinh về vật chất sang an sinh về tinh thần, tình cảm Ghi nhận từ phỏng vấn sâu của nghiên cứu minh chứng thêm cho nhận định này:

“Không nghĩ con cái phải làm cái này cái kia cho bố cho mẹ, không hi vọng tất cả vào đấy Nhưng vẫn mong con cái sẽ hỗ trợ, chăm sóc khi về già nhưng chủ yếu về tình cảm, là chỗ dựa tinh thần”

(PVS, nữ, 45 tuổi) “Bản thân tôi có kế hoạch nghỉ hưu Được quây quần bên con cái và được chăm sóc thì rất tốt nhưng không hề có ý muốn ở cùng và để mình là trung tâm mà chúng nó phải chăm sóc Khi về già cần tình yêu thương của chúng nó thôi”.

Trong một nghiên cứu khác [94] ghi nhận, khi được được hỏi “ông bà mong đợi gì ở con cái khi mình về già”, có 81% ý kiến người được hỏi cho rằng “mong con cái mang lại niềm vui về tinh thần” Kết quả của nghiên cứu cũng nhận định, trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa, giá trị bảo hiểm, an sinh tuổi già cha mẹ từ con cái đang có những chuyển đổi từ hỗ trợ về vật chất sang an sinh về tinh thần, tình cảm.

Con cái là người chăm sóc cho cha mẹ khi về già Con cái sẽ là người thừa Khi lớn lên con cái sẽ hỗ kế, giữ gìn tài sản cho gia đình trợ kinh tế cho gia đình

Biểu đồ 3.10: Quan niệm của các bậc cha mẹ về lợi ích kinh tế của con cái Đơn vị: %

Trong xã hội nông nghiệp truyền thống, lợi ích kinh tế của con cái trong việc bảo đảm nguồn lực vật chất cho gia đình được đề cao, đặc biệt trong việc cung cấp sức lao động, nguồn thu nhập và bảo đảm cho cuộc sống của cha mẹ khi họ về già. Theo lý thuyết của Kagitcibasi, trong xã hội nông nghiệp, giá trị của con cái trong bảo đảm các lợi ích kinh tế của cha mẹ được quan tâm đề cao, mong muốn con cái thỏa mãn các nhu cầu bảo đảm cuộc sống vật chất của cha mẹ cũng như kỳ vọng con cái hỗ trợ cuộc sống cho cha mẹ khi họ về già cũng lớn bởi vai trò chăm sóc người già chưa được nhà nước đảm nhiệm mà hoàn toàn đó là trách nhiệm của gia đình Nhưng khi điều kiện kinh tế, đời sống có sự thay đổi, sự phát triển của hệ thống an sinh xã hội cũng như các nguồn lực bên ngoài gia đình (lao động được trả công của cha mẹ, hệ thống an sinh xã hội cho người già bảo đảm…) có thể thay thế tốt con cái trong việc bảo đảm các ích lợi vật chất cho cha mẹ và gia đình thì giá trị con cái trong việc bảo đảm các lợi ích này của con cái đối với cha mẹ có xu hướng suy giảm Từ đó những kỳ vọng, mong muốn con cái thỏa mãn các nhu cầu bảo đảm về cuộc sống vật chất của các bậc cha mẹ cũng không còn cao như trong bối cảnh xã hội truyền thống Trong các lợi ích kinh tế của con cái được đưa vào đo lường, quan niệm “Khi lớn lên con cái sẽ hỗ trợ kinh tế cho gia đình” nhận được các mức độ đồng tình của các bậc cha mẹ ít nhất với tỷ lệ 71,8%.

Những chia sẻ của các bậc cha mẹ qua các phỏng vấn sâu cũng phản ánh đây là những lợi ích của con cái không được các bậc cha mẹ quan tâm đề cao:

Con trai sẽCon gái sẽCon trai sẽ hỗ Con gái sẽ hỗ chăm sóc tốtchăm sóc tốttrợ tốt kinh tế trợ tốt kinh tế cho cha mẹ khicho cha mẹ khicho gia đìnhcho gia đình về giàvề già

“Tôi không mong con cái hỗ trợ kinh tế cho mình đâu Bây giờ không phải lo thêm kinh tế cho nó nuôi con nó là tốt rồi”(PVS nữ, 55 tuổi) “Sinh con để mình có một tổ ấm hạnh phúc Còn việc mong nó lớn lên nó hỗ trợ lại kinh tế cho mình, cho gia đình là thứ yếu, không phải điều kiện quyết định Và điều đó cũng không nằm trong danh sách vì sao nên có con”(…) Khi nó lớn lên, chỉ mong nó không phá tiền của mình là tốt rồi”.

Thang bậc giá trị con cái trong quan niệm của các bậc cha mẹ 109

Trên cơ sở thao tác hóa khái niệm giá trị con cái với các giá trị thành phần (giá trị cảm xúc, kinh tế, xã hội trên các chiều cạnh lợi ích của con cái mang lại và phí tổn cho con cái của các bậc cha mẹ); thang bậc giá trị giá trị con cái được xác định trên cơ sở lấy tổng lợi ích của con cái mà cha mẹ nhận được trừ đi các chi phí của cha mẹ con cái (Kagitcibasi); và qua khảo sát, phân tích quan niệm của các bậc cha mẹ về giá trị con cái (Mục 3.1; 3.2; 3.3), nghiên cứu nhận thấy có sự khác nhau về vị trí thang bậc của giá trị cảm xúc, giá trị xã hội và giá trị kinh tế của con cái.

Sử dụng thang đo Likert 4 mức độ (cho giá trị khoảng cách giữa các mức độ là: 1,00 - 1,75: Rất không đồng ý; 1,76 - 2,50: Không đồng ý; 2,51 - 3,25: Đồng ý; 3,26 - 4,00: Rất đồng ý) và kiểm định giá trị trung bình đối với biến số là các quan niệm về lợi ích của con cái và phí tổn cho con cái của các bậc cha mẹ trên các phương diện cảm xúc, xã hội và kinh tế, nghiên cứu nhận thấy các thang bậc giá trị con cái trong quan niệm của các bậc cha mẹ đang hiện diện ở những vị trí sau (Biểu đồ 3.15).

Xem xét từ chiều cạnh lợi ích của con cái mang đến cho cha mẹ trong quan niệm của các bậc cha mẹ nhận thấy, lợi ích cảm xúc của con cái có vị trí cao nhất,lợi ích xã hội của con cái đứng vị trí thứ 2 và lợi ích kinh tế của con cái có vị trí thấp nhất Qua đó phản ánh nhu cầu thỏa mãn cảm xúc từ con cái của các bậc cha mẹ là lớn nhất; các nhu cầu mong muốn con cái đáp ứng về phương diện xã hội có vị trí thứ 2 trong sự quan tâm của họ; các nhu cầu mong muốn sinh con để chúng mang lại các lợi ích vật chất cho họ là thấp nhất Kết quả của nghiên cứu khẳng định các quan điểm lý thuyết về giá con cái của Hoffman khi cho rằng nhu cầu thỏa mãn cảm xúc của cha mẹ từ con cái là cao nhất trong xã hội hiện đại.

Xem xét từ chiều cạnh phí tổn của cha mẹ cho con cái trong quan niệm của các bậc cha mẹ nhận thấy, chi phí kinh tế cho con cái là vấn đề lớn nhất mà họ quan tâm khi muốn sinh con, các vấn đề về căng thẳng cảm xúc vì con cái có vị trí thứ 2 trong sự quan tâm của họ khi muốn sinh con, các hạn chế cơ hội xã hội của cá nhận họ khi họ có con là vấn đề ít được quan tâm nhất của các bậc cha mẹ Kết quả của nghiên cứu không chỉ khẳng định sự hiện diện của các yếu tố tiêu cực mà con cái mang đến cho cha mẹ với vai trò là một thành tố để xác định các giá trị của con cái trong quan niệm của các bậc cha mẹ, mà qua đó, kết quả còn phản ánh những khó khăn của các bậc cha mẹ khi có con cái, trong đó khó khăn lớn nhất mà các bậc cha mẹ gặp phải trong bối cảnh hiện nay là vấn đề chi phí kinh tế cho con cái.

Trong quan niệm của các bậc cha mẹ, giá trị của con cái luôn hiện diện song hành 2 chiều cạnh, các mặt lợi ích mà chúng mang lại và các phí tổn mà cha mẹ phải bỏ ra khi có chúng Các lợi ích của con cái và phí tổn cho con cái cũng đều hiện diện đầy đủ trên các phương diện kinh tế, cảm xúc và xã hội Thang bậc giá trị cảm xúc của con cái có vị trí cao nhất trong quan niệm của các bậc cha mẹ Các lợi ích cảm xúc của con cái đều nhận được số điểm đồng ý của các bậc cha mẹ cao nhất trong các quan niệm về lợi ích của con cái và cao hơn các quan niệm về phí tổn tinh thần cho con cái (Biểu đồ 3.15) Thang bậc giá trị xã hội của con cái đứng vị trí thứ 2 trong mức độ quan tâm của các bậc cha mẹ về giá trị của con cái Các quan niệm về lợi ích xã hội của con cái có số điểm đồng ý thấp hơn các quan niệm về lợi ích cảm xúc của con cái, nhưng cao hơn các quan niệm về lợi ích kinh tế của con cái Đồng thời, số điểm đồng ý của các bậc cha mẹ đối với quan niệm lợi ích xã hội của con cái cũng cao hơn các quan niệm về hạn chế cơ hội của con cái.Thang bậc giá trị kinh tế của con cái có vị trí thấp nhất trong sự quan tâm của các bậc cha mẹ về giá trị của con cái Điểm số đồng ý của các bậc cha mẹ về quan niệm lợi ích kinh tế của con cái thấp nhất trong các quan niệm về lợi ích của con cái, và thấp hơn các quan niệm về chi phí kinh tế cho con cái.

Giá trị kinh tế của con cái Giá trị xã hội của con cái

Giá trị cảm xúc của con cái

Biểu đồ 3.15: Vị trí thang bậc giá trị con cái trong quan niệm của các bậc cha mẹ

Lợi ích cảm xúc của con cái

Phí tổn tinh thần cho con cái

Lợi ích xã hội của con cái Phí tổn cơ hội xh vì con cái

Lợi ích kinh tế của con cái Phí tổn kinh tế cho con cái

Trong bối cảnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mức độ phát triển và điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội cũng như ở các gia đình, cá nhân tăng lên (thể hiện qua trình độ học vấn, thu nhập, trình độ nghề nghiệp, trình độ phát triển của khu vực cư trú qua sự dịch chuyển nông thôn thành thành thị), các thang bậc giá trị con cái trong quan niệm của người dân có sự thay đổi Giá trị kinh tế của con cái dần mất đi tầm quan trọng, và thay vào đó, giá trị cảm xúc (tình cảm - tâm lý) của chúng trở nên quan trọng hơn Sự suy yếu của giá trị kinh tế của con cái là do những nguồn lực khác (ngoài con cái) đã đảm nhiệm tốt hơn các chức năng hỗ trợ kinh tế cho cha mẹ và gia đình từ con cái, như: con cái bổ sung lao động cho sản xuất của gia đình đã được thay thế bằng thu nhập từ công việc của cha mẹ ngoài xã hội; việc chăm sóc tuổi già cho cha mẹ đã được nhà nước, xã hội san sẻ trách nhiệm thông qua hệ thống an sinh, phúc lợi xã hội ….; đồng thời

C on c ái m an g lạ i n iề m v ui , h ạn h ph úc C on c ái tạ o th êm đ ộn g lự c tr on g cu ộc s ốn g C on c ái tạ o sự g ắn k ết g iữ a vợ c hồ ng C on c ái m an g đế n tr ải n gh iệ m là m c ha /m ẹ C on c ái là n gư ời c hă m s óc c ho c ha m ẹ kh i v ề gi à C ác tr an g tr ải c ho c on c ái h ọc tậ p lớ n C hi p hí k in h tế n uô i c on lớ n C ó co n cá i h ạn c hế k hả n ăn g tạ o ra sự chuyển dịch kinh tế từ nông nghiệp (tự cung, tự cấp) sang kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kinh tế gia đình chuyển từ sản xuất sang tiêu dùng; khả năng của nguồn lực lao động từ đáp ứng nhu cầu kinh tế gia đình là chủ yếu sang cần đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường với những đòi hỏi về tri thức, trình độ tay nghề, chuyên môn; các chi phí kinh tế cho nuôi dưỡng, giáo dục con cái và đào tạo chúng trở thành nguồn lao động của xã hội lớn hơn rất nhiều lợi ích kinh tế mà chúng mang lại cho gia đình đã góp phần làm suy giảm giá trị kinh tế của con cái ở xã hội hiện đại.

Từ những chỉ dẫn trong lý thuyết của Hoffman nhận thấy, khi giá kinh tế của con cái suy giảm nhưng giá trị phi vật chất của con cái không suy giảm mà gia tăng bởi những nhu cầu thỏa mãn cảm xúc của cha mẹ từ con cái khó có các nguồn lực khác thay thế cho dù xã hội đã phát triển, nhu cầu sinh con để hỗ trợ các điều kiện vật chất cho gia đình sẽ chuyển sang sinh con để thỏa mãn các nhu cầu phi vật chất của cha mẹ Điều này góp phần lý giải cho xu hướng giảm sinh đang ngày càng phổ biến khi xã hội phát triển hiện đại Vì để đáp ứng nhu cầu vật chất, sức lao động và kinh tế cho gia đình (khi gia đình còn là đơn vị sản xuất) thì các bậc cha mẹ cần sinh nhiều con; tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi gia đình trở thành đơn vị tiêu dùng, chi phí kinh tế cho con cái lớn hơn lợi ích vật chất mà chúng mang lại cho gia đình, sinh nhiều con sẽ là gánh nặng kinh tế đối với nhiều bậc cha mẹ; đồng thời để đáp ứng nhu cầu về cảm xúc, có niềm vui, tình yêu thương từ con cái, các bậc cha mẹ chỉ cần sinh ít con (1-2 con) cũng đã giúp họ thỏa mãn được những điều này Qua đó nhận thấy, những nhu cầu mong muốn được thỏa mãn từ con cái ở các bậc cha mẹ; những suy nghĩ của họ về lợi ích của con cái và những phí tổn cho con cái sẽ góp phần hình thành ở họ về những mong muốn sinh con khác nhau.

Quan niệm về giá trị con cái và mong muốn sinh con của các bậc cha mẹ 112

3.5.1 Quan niệm về giá trị con cái và số con mong muốn sinh của các bậc cha mẹ

Tiếp cận các lý thuyết về giá trị con cái (Chương 2) chỉ ra rằng, quan niệm về giá trị con cái của người dân có mối quan hệ với mức sinh của dân số trong vai trò làm suy giảm hay gia tăng số lượng con sinh ra của người dân Số con mong muốn sinh của mỗi cá nhân được hình thành từ những quan niệm về giá trị con cái của họ [Bongaarts, 2001, 2002, dẫn theo Nguyễn Đức Vinh, 2020) [121].

Qua khảo sát cho thấy, trong các gia đình ở Hà Nội hiện nay, con cái là một giá trị mang tính phổ biến của gia đình Các cặp vợ chồng mong muốn có con, chấp nhận những khó khăn và hi sinh cá nhân để có con, nhưng mong muốn có nhiều con không phổ biến Phần lớn các bậc cha mẹ đều mong muốn sinh con với số con trong khoảng từ 1-3 con, trong đó mong muốn sinh 2 con được các bậc cha mẹ lựa chọn nhiều nhất, có tỷ lệ chiếm 71% những người trả lời Các bậc cha mẹ mong muốn sinh 3 con chiếm 21,6% Các bậc cha mẹ mong muốn sinh 1 con chiếm 4,8% tổng số mẫu khảo sát Các bậc cha mẹ mong muốn sinh con từ 4 con trở lên có tỷ lệ thấp nhất, 2,4% (Biểu đồ 3.16).

Biểu đồ 3.16: Số con mong muốn sinh của các bậc cha mẹ Đơn vị: %

Số con trung bình mong muốn sinh của các bậc cha mẹ (qua phân tích số liệu) là 2,21 (độ lệch chuẩn là 0,56) (Bảng 3.1) Trong suy nghĩ của họ, 2 con là số con phổ biến nhất mà các bậc cha mẹ mong muốn sinh Kết quả này cũng phù hợp với thực tế hiện nay khi quy mô gia đình có từ 1-2 con là mô hình gia đình chiếm đa số ở cả khu vực nông thôn và thành thị (Vũ Tuấn Huy, 2014) và có sự tương đồng với một số nghiên cứu gần đây (nghiên cứu của Trần Thị Minh Thi, 2021; Trịnh Thị Phượng, Nguyễn Thị Thơm, 2021) khi nhận thấy, người dân hiện nay mong muốn có con nhưng không nhiều con (Trần Thị Minh Thi, 2021) [105].

Qua phân tích tương quan cũng cho thấy, ở những nhóm xã hội khác nhau,các bậc cha mẹ có số con mong muốn sinh khác nhau, biến thiên trong khoảng 1,79 con - 2,38 con Trong đó, nhóm các bậc cha mẹ có mức thu nhập thấp, không làm việc, độc thân (cha mẹ tiềm năng) có số con mong muốn sinh dưới mức sinh thay thế (1,79-2,05); nhóm các bậc cha mẹ ở đô thị, trong độ tuổi kết hôn và sinh sản mạnh (18-40t), trình độ học vấn cao (ĐH, CĐ) có số con mong muốn sinh chỉ vừa đạt mức sinh thay thế (2,12 -2,18) (Bảng 3.1) Điều này phản ánh tình trạng mức sinh thấp, chưa đạt mức sinh thay thế vẫn có thể xảy ra trong một bộ phận nhóm xã hội, nổi trội nhất là trong các nhóm dân số trẻ tuổi, độc thân, không làm việc, thu nhập thấp, hoặc nhóm trình độ học vấn cao, sinh sống ở đô thị, từ đó sẽ ảnh hưởng làm tăng nguy cơ giảm mức sinh chung của Hà Nội Mặc dù từ số con mong muốn sinh đến số con thực tế của mỗi người có thể còn nhiều khoảng cách và bị chi phối bởi nhiều yếu tố, song nhận diện được suy nghĩ của các bậc cha mẹ (đặc biệt là cha mẹ tiềm năng) về số con mong muốn sinh của họ sẽ góp phần dự báo được mức sinh của họ trong tương lai.

Bảng 3.1: Số con trung bình mong muốn sinh của các bậc cha mẹ phân theo đặc trưng của người trả lời Đặc điểm của các bậc cha mẹ

Số con trung bình mong muốn sinh Đặc điểm của các bậc cha mẹ

Số con trung bình mong muốn sinh

Nam 2,2 Không có thu nhập 1,79**

Trình độ học vấn Nông thôn 2,33* ĐH, CĐ, THCN 2,14 Đô thị mở rộng 2,18

THPT 2,25 Đô thị trung tâm 2,1*

Cán bộ công chức NN 2,24 Đã có vợ/chồng 2,2

Nhân viên DN tư nhân 2,21 Mức sinh hiện tại

Kinh doanh, buôn bán 2,38 Chưa có con 2,08

Lao động tự do 2,06 2 con 2,24

Không làm việc 2,05 3 con trở lên 2,71

Trong mối liên quan với mức sinh, lý thuyết của Hoffman, Kagitcibasi, Lusca và Mayer đều chỉ ra rằng, quan niệm về giá trị con cái có mối quan hệ với mức sinh của dân số trong vai trò làm suy giảm hay gia tăng số lượng con sinh ra của người dân (Chương 2). Để kiểm chứng mối quan hệ này, nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy logistic đối với các biến số về quan niệm về giá trị con cái của các bậc cha mẹ và biến số số con mong muốn sinh của họ Các biến số về quan niệm giá trị con được nghiên cứu tích hợp theo phương pháp cộng biến: Tích hợp các biến số quan niệm về lợi ích kinh tế của con cái thành 1 biến số “lợi ích kinh tế” của con cái Thực hiện tương tự với các biến số quan niệm về lợi ích cảm xúc, lợi ích xã hội, chi phí kinh tế, phí tổn tinh thần, hạn chế cơ hội do con cái để tạo thành các biến số “lợi ích cảm xúc”, “lợi ích xã hội”, “chi phí kinh tế”, “phí tổn tinh thần” và “hạn chế cơ hội” Biến số phụ thuộc là “số con mong muốn sinh” của các bậc cha mẹ được mã hóa lại thành biến nhị phân và áp dụng với 2 mô hình hồi quy Đưa các biến số trên và biến số “mong muốn sinh con” vào mô hình hồi quy logistic, trong đó biến số

“mong muốn sinh con” là biến số phụ thuộc Cả hai mô hình đều đặt nhóm không đồng ý với các quan niệm về lợi ích của con cái và phí tổn cho con cái làm nhóm đối chứng, và qua đó ước lượng tỷ số chênh lệch (xác xuất) lựa chọn phương án 1-2 con (*) và 3-4 con (**) Các hệ số hồi quy dương (hay âm) sẽ làm tăng (hay giảm) xác xuất chọn các phương án số con muốn sinh là “1-2 con” và “3-4con” Kết quả phân tích mô hình hồi quy logistic đa biến cho thấy mối quan hệ giữa quan niệm về giá trị con cái và số con mong muốn sinh của các bậc cha mẹ (Bảng 3.2).

Bảng 3.2: Ảnh hưởng của quan niệm về giá trị con cái đến số con mong muốn sinh của các bậc cha mẹ

Các biến số Tỷ số chênh

(với mong muốn sinh 1-2 con)

Tỷ số chênh (với mong muốn sinh 3-4 con)

Ghi chú: Mức ý nghĩa thống kê: *: p

Ngày đăng: 19/12/2022, 16:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w