Thuốc từhoaxuân:ăn
mai uốngđào
- Những ngày tết Nguyên đán, trong gia đình của mỗi người dân Việt
Nam đều chưng một cây mai (người miền Nam) hoặc đào (miền Bắc).
Chúng ta thường nghĩ hoa tết chỉ để làm cảnh, chưng cho đẹp, mấy ai
biết lúc thiếu rau, khi ănuống không tiêu, khi ho… chúng ta có thể hái
nó xuống ăn hoặc dùng làm thuốc.
Hoa mai: khơi lòng nhẹ ngực
Cần phân biệt cây mai vàng (có tên khoa học là Ochna integerrima (Lour)
Merr) với cây mai trắng (tên khoa học là Prunus armeniaca L). Trong y học
cổ truyền, hoamai trắng được dùng làm thuốc phổ biến hơn.
Hoa mai
Hoa mai trắng (ở ta chính là hoa của cây mơ, còn gọi là lạp mai, bạch mai,
tuyết lý hoa…) chứa nhiều tinh dầu như cineole, borneol, linalool, benzyl
alcohol, farnesol, terpineol, indol và một số chất khác như meratin,
calycanthine, caroten Nghiên cứu hiện đại cho thấy, hoamai trắng có tác
dụng thúc đẩy bài tiết dịch mật, ức chế một số loại vi khuẩn như coli, trực
khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lao Theo dược
học cổ truyền, hoamai trắng vị ngọt hơi đắng, tính ấm, không độc, có công
dụng giải thử sinh tân, khai vị tán uất, hoá đàm, thường được dùng để chữa
các chứng bệnh như sốt cao phiền khát, tức ngực, ho, hầu họng sưng đau,
bỏng, lao hạch, chán ăn, chóng mặt Các y thư cổ đều ghi lại nhiều phương
thuốc dùng hoa mai:
Tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực: hoamai 3g, thảo quyết minh 10g hãm với
nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong
ngày.
Trúng thử gây tâm phiền, đau đầu, chóng mặt: hoamai 15g, hoa cúc trắng
15g, hoa hồng 15g, hãm uống thay trà.
Chướng bụng, đầy hơi: hoamai 10g, mộc hương 10g, hương phụ 15g, sắc
uống.
Đau bụng do lạnh: hoamai và chu sa liên lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột,
uống mỗi lần 3 – 6g với rượu nhạt.
Buồn nôn: hoamai 5g, nước cốt gừng tươi 5ml. Đem hoamai hãm với nước
sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút là dùng được, chắt ra hoà thêm nước
gừng tươi rồi uống, mỗi ngày dùng hai thang.
Đau khớp do phong thấp: hoamai 9g, thạch nam đằng 9g, thố nhĩ phong 9g,
đem ngâm với 200ml rượu, mỗi lần uống 30 – 50ml.
Viêm họng, viêm amiđan: hoamai 6g, huyền sâm 9g, bản lam căn 9g, sắc
uống.
Ho dai dẳng: hoamai 9g hãm uống thay trà trong ngày.
Còn hoamai vàng (còn gọi huỳnh mai) vỏ cây có vị đắng, tác dụng giúp tiêu
hoá. Lá non của mai vàng có thể dùng làm rau xanh. Ở miền Nam, người ta
phơi hay sấy khô vỏ cây mai vàng, rồi ngâm vào rượu để chiết những chất
có vị đắng, làm thuốc bổ, lợi tiêu hoá. Vào những ngày tết, ăn nhiều thịt,
mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh, nếu làm một ly rượu đắng mai vàng khai
vị, sẽ thấy ngon miệng hơn. Trong đông y, rễ mai vàng có thể dùng làm
thuốc xổ (tẩy) nhẹ sán lãi và làm thuốc chữa trị các hỗn loạn bạch huyết.
Hoa đào: xuân lại làn da
Cây đào có danh pháp khoa học Prunus persica. Theo y học cổ truyền, hoa
đào có tính bình, vị đắng, đi vào hai kinh can - vị, có công năng hoạt huyết,
lợi thuỷ, thông tiện, chữa trị chứng thuỷ thũng, đàm ẩm, tích trệ, đại tiểu tiện
không lợi, kinh nguyệt không thông
Hoa đào
Hoa đào tươi hoặc khô đều được dùng làm thuốc, nhưng hoa tươi, đặc biệt là
loại mới chớm nở tốt hơn hoa khô. Tốt nhất là dùng ở dạng trà. Mỗi ngày
hãm 5g trong nước sôi, thêm một ít mật ong, uống vào sáng sớm. Đối với
chị em phụ nữ, dùng nước sắc hoađào rửa mặt có thể làm giảm nếp nhăn
trên da mặt. Hoặc lấy hoa đào, nhân hạt bí đao lượng bằng nhau nghiền mịn,
trộn với mật ong, buổi tối xoa lên mặt, sáng dậy rửa đi, các vết nhăn sẽ giảm
dần. Đối với những người da mẫn cảm, có nhọt lâu khỏi, mụn mủ đặc, có thể
trong uống ngoài thoa.
Cần lưu ý, phụ nữ có thai không nên dùng, vì thuốc có tác dụng phụ gây
hưng phấn tử cung.
Đừng nài hoa ép liễu mà hoạ vào thân
Trong y học cổ truyền, các loại hoa đều có tính vị riêng và cho tác dụng ở
các kinh lạc khác nhau trong cơ thể. Dùng đúng cách đúng liều thì tác dụng
tốt cho cơ thể, phòng bệnh, chống lão hoá, giúp trẻ lâu. Cách đơn giản nhất
là tự chế thành trà, dễ uống và còn giữ được mùi thơm, tuy nhiên cần lưu ý:
hoa thường có cấu tạo mỏng manh, do đó dễ bị hư hỏng nếu bảo quản không
đúng cách, chỉ nên phơi trong mát hoặc sấy nhẹ ở 50oC, giữ kín trong lọ để
giữ mùi hương, nên dùng phương pháp hãm nước sôi hoặc đun sôi nhanh để
tránh mất hoạt chất. Hoa có tác dụng hoạt huyết, thông kinh, phá huyết, ứ
khứ (như đào, hồng, nguyệt lý, linh lăng, phượng tiên) không được dùng cho
phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh, huyết ra nhiều. Những người có cơ địa
dị ứng cần rất thận trọng khi dùng phấn hoa.
Nếu chưa biết rõ tính chất dược lý của hoa thì không nên dùng, chỉ được
dùng theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa, và cần được theo dõi chặt
chẽ.
. amiđan: hoa mai 6g, huyền sâm 9g, bản lam căn 9g, sắc
uống.
Ho dai dẳng: hoa mai 9g hãm uống thay trà trong ngày.
Còn hoa mai vàng (còn gọi huỳnh mai) . với cây mai trắng (tên khoa học là Prunus armeniaca L). Trong y học
cổ truyền, hoa mai trắng được dùng làm thuốc phổ biến hơn.
Hoa mai
Hoa mai trắng