TRUNG TÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN QUỐC GIA VIỆN DÂN TỘC HỌC
BÙI MINH ĐẠO
TRONG TROT TRUYEN THONG ~
= =
TAY NGUYEN
Trang 2Trồng trọt truyền thống của các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên
U
Trang 3TRUNG TÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN QUỐC GIA
VIỆN DÂN TỘC HỌC
BÙI MINH ĐẠO
TRONG TROT TRUYEN THỐNG
CUA CAC DAN TOC TAI CHO TAY NGUYEN
NHA XUAT BAN KHOA HOC XA HOI
Trang 4LỜI GIỚI THIỆU
Tréng trọt là hoạt động sản xuất chính yếu của các tộc người miền núi, cũng là đối tượng được khảo sát uà giới thiệu như một phân không thể thiếu trong hâu hết các giản chí dân tộc từ trước đến nay Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn của nó, tim hiéu các hoạt động trồng trọt đã uà đang là một trong
những hướng nghiên cứu ngày cùng được chú ý của ngành
dân tộc học nước ta Đáng tiếc là, do nhiều nguyên nhân khác
nhau, cho đến nay, vdn dang còn thiếu uống những công
trình dân tộc học chuyên sâu uê uấn để này Trong tình hình đó, uiệc xuất bản cuốn Trồng trọt truyền thống của các
đân tộc tợi chỗ Tây Nguyên của TS Bùi Minh Đạo là
điêu cần thiết, đáng mừng va đáng khích lệ
Tác giả đã dành nhiều thời gian, công sức uè tâm huyết để hồn thành cơng trình Những điều trùnh bày trong cuốn
sách không chỉ là kết quả của quá trừnhk đọc uè tham khảo tài liệu, mà quan trọng hơn, còn là kết quả của quá trình từm tồi,
thể nghiệm, trăn trở uà nghiên cứu đây khó khăn, gian khổ
qua nhiều đợt công tác thực địa của tác giả trong thời gian gắn 20 năm tại uùng các dân tộc Tây Nguyên uà một số dân
Trang 5Bằng phương pháp chuyên ngành, liên ngành uà đướt góc nhìn đân tộc học, qua hơn hai trăm trang uiết, bao gồm bốn
chương, bhông kể các hình oẽ va dnh minh hoa, tác giả đã trình bày tương đối đây đủ uà hệ thống sự hình thành, phát triển uà biến đổi của các hình thức trắng trọt truyền thống,
đặc biệt va nhất là hình thức trồng trọt nương rẫy, của các
dân tộc tại chỗ Tây Nguyên từ trước đến nay Trên cơ sở đó, một mặt, làm rõ tính thống nhất uà đa dạng của nông nghiệp
các dân tộc trong khu uực, phân tích sự thích ứng uà mối
quan hệ của con người uới tự nhiên trong hệ sinh thái nông nghiép truyén thống, đồng thời, góp thêm những tư liệu phong phú làm sáng tả tiến trình trông trọt cùng những đặc
trưng kinh tế xã hội, uốn hoá của các dân tộc trong khu uực nói chung uò từng tộc người nói riêng Mặt khác, cũng không
kém phân quan trọng là đã đưa ra những nhận xét uà gợi ý thuyết phục làm cơ sở cho diệc chuyển đổi trông trọt Tây Nguyên từ truyền thống sang hiện tại, thiết thực góp phân
bào uiệc xoá đói, giảm nghèo, bảo uệ tài nguyên thiên nhiên
pà môi trường sống Đây là những uốn đề bức xúc đòi hỏi cần
nhanh chúng được giải lý uà khắc phục ở Tây Nguyên nói
riêng uà cả nước nói chung
Ý nghĩa khoa học uò thực tiễn của cuốn sách là điều được khẳng định, nhất là khi những uấn dé ma no dé cap va ly
giải lại gắn uới địa bàn Tây Nguyên, một khu oực Lịch sử -
dân tộc học quan trọng, một uùng lãnh thổ có uai trò chiến
lược uê kinh tế, chính trị, an nình quốc phòng uà môi trường
Trang 6Chưa thể nói cuấn sách đã hàm chứa đây đủ uờ chính xác
tất cả các uấn đề cân đặt ra uà giải quyết, cũng như cuốn sách có thể còn những điều cần trao đổi uà bàn cãi Dù uậy, uới công sức uà tâm huyết mà tác giả đã bỏ ra, uà uới những thành công đã có, có thể nói, cuốn Trồng trọt truyền thống của các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên của TS Bùi Minh
Đạo là đóng góp mới cho ngành Dân tộc học, một chuyên
khảo đâu tiên, công phu uà nghiêm túc uễ đân tộc học nông nghiệp Ò nước ta
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc
Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm 1999
PGS TS KHONG DIEN
Trang 7Mở đầu
ĐẶT VẤN ĐỀ VA LICH SỬ NGHIÊN CỨU
Dân tộc học có nhiệm vụ nghiên cứu mọi mặt đời sống
của các đân tộc C Mác đã từng nối “Con người cần phải
ăn, uống, ở và mặc, trước khi có thể lo đến chuyện làm
chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo, ” (41 - 264)
Trồng trọt là một trong những hoạt động sản xuất chính yếu
nhằm đáp ứng những nhu cầu đâu tiên ấy của con người Nghiên cứu các hoạt động trồng trọt, vì thế, từ lâu đã được
coi là nhiệm vụ quan trọng của dân tộc học
Theo đà phát triển của khoa học, và do đòi hỏi của thực tiến, khoảng từ những năm 1920 của thế kỷ XX đến nay, đã và đang tồn tại trên thế giới một ngành của khoa dân tộc học chuyên nghiên cứu lịch sử trồng trọt nói chung và cây trồng nói riêng gọi là Dân tộc học nông nghiệp
* Trong cuốn sách, các chú dẫn đều được đặt trong ngoặc đơn, các tài liệu
tham khảo và chú đẫn được đánh số thứ tự nằm ở cuối sách Để tiện theo
dối, xin tạm quy ước cách hiểu các ký hiệu chú dẫn rửhư sau: (x): Tài liệu số x
Trang 8(Ethnoagriculture) Vùng Đông Nam Á nhiệt đới ẩm gió
mùa là địa bàn được đặc biệt chú ý nghiên cứu Bằng các phương pháp dân tộc học và dân tộc - thực vật học, trên cơ
sở lấy cây trồng làm đối tượng khảo sát, Dân tộc học nông nghiệp đã đi sâu tìm hiểu và giải quyết nhiều vấn dé cơ bản của lịch sử cây trồng còn đang chưa được làm rõ như: Sự ra đời của trồng trọt, các giai đoạn của trồng trọt, sự phân bố
của các loại cây trồng, tiến trình phát triển của cây lúa (cạn và nước), Gắn liền với quá trình ra đời và phát triển của
ngành này có sự góp mặt với những công trình xuất sắc của nhiều nhà nhân học tên tuổi như: N.I.Va Vi Lốp (67,68 ),
A.G Ơ đricua (11), J.Ba rơ ( 3, 4 ), G.Công đô mỉ nát
(10,11,12,13), P Gu ru (33,34), S.A Sẽ mê nốp (77, 78,
79,80), la.V Trexlốp (55, 56, 57 ),
Hoà vào xu thế phát triển chung đó, ở nước ta, dân tộc học nông nghiệp cũng đã và đang ngày càng được quan tâm
nghiên cứu Chỉ tính riêng từ năm 1968 đến nay, đã có gần 60 bài viết mang tính chuyên để về trồng trọt của các đân tộc trong cả nước, đăng trên tạp chí và thông báo khoa học chuyên ngành Ngoài ra, trồng trọt luôn là tiểu
mục có mặt và chiếm dung lượng đáng kể trong hầu hết các sách và giản chí đân tộc học từ trước đến nay
Tây Nguyên là một khu vực Lịch sử dân tộc học, cũng là một khu vực Lịch sử - Văn hoá Nơi đây, đã và đang sinh sống bộ phận các dân tộc tại chỗ có trình độ phát triển kinh
tế xã hội vào loại thấp nhất ở nước ta Trong rất nhiều
Trang 9chuyên đề dân tộc học cần được nghiên cứu ở Tây Nguyên
hiện nay, có chuyên để trồng trọt Trong hoàn cảnh hiện
tại, ý nghĩa nhiều mặt của việc thực hiện chuyên để này là điều khẳng định, không chỉ dưới giác độ nghiên cứu cơ bản, mà còn dưới giác độ nghiên cứu ứng dụng
_ Do tồn tại ở địa bàn tương đối khép kín, chậm chịu ảnh
hưởng của các tác động từ bên ngoài vào, Tây Nguyên là
một trong số ít nơi ở nước ta cho mãi đến gân đây còn bảo lưu khá đậm nét nhiều yếu tố đặc trưng của trồng trọt
Đông Nam Á lục địa cổ đại.Thực hiện nội dung nghiên cứu này, trên cơ sở hệ thống và phân tích các tài liệu còn có thể thu thập, sẽ đưa ra được bức tranh phác thảo về điện mạo
chung của trồng trọt truyền thống ở các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên, đồng thời, bổ sung thêm những tư liệu nhằm góp
phần giải quyết và làm sáng tỏ nhiều vấn để đang còn tồn
nghỉ và tranh cãi của tiến trình trồng trọt và lịch sử cây trồng ở khu vực Đông Dương nói riêng và Đông Nam Á nói chung
Từ sau ngày miền Nam giải phóng đến nay, Tây
Nguyên đang là một trong những trọng điểm phát triển kinh
tế nói chung và trồng trọt nói riêng của cả nước Một trong
những yêu cầu đặt ra là trên cơ sở những hình thức và chủ trương thích hợp, cần từng bước chuyển trồng trọt của các
dan tộc tại chỗ Tây Nguyên từ chỗ du lcanh, đu cư, nhằm
mục đích tự cấp, tự túc sang định cánh, định cư, nhằm mục đích sản xuất hàng hoá và mang tính chất bảo vệ tài
Trang 10là quá trình hết sức khó khăn và cho đến nay vẫn còn nhiều lúng túng Nghiên cứu các hình thức trồng trọt truyền thống Tây Nguyên, trong mối quan hệ với vấn để nêu trên, có ý nghĩa thực tiễn thiết thực Kinh nghiệm những năm qua đã chỉ ra rằng, để đảm bảo cho công cuộc chuyển đổi trồng trọt truyền thống Tây Nguyên từ tự cấp, tự túc sang sản
xuất hàng hoá đạt kết quả chắc chấn, rất cần phải có những
hiểu biết cặn kế và thấu đáo về trồng trọt truyền thống của người dân, lấy đó làm xuất phát điểm để từng bước chuyển
dần sang các hình thức canh tác mới Những hiểu biết về
trồng trọt truyền thống cũng là cơ sở giúp các nhà quản lý, các nhà kỹ thuật nấm được tiềm năng và khả năng lao động, nhu cầu đời sống, tập quán và tâm lý sản xuất, những khó
khăn và thuận lợi của quá trình chuyển từ nương rẫy sang ruộng nước, ruộng khô và vườn cây đặc sản, từ đó, có được
những quyết sách hợp lý và đúng đắn nhằm triển khai có
hiệu quả thế mạnh trồng trọt trong những điều kiện mới ở vùng người dân tại chỗ
Trong quá trình tiến hành các hoạt động trồng trọt truyền thống, chủ yếu là trồng trọt nương rẫy, trên cơ sở
trình độ phát triển xã hội và điều kiện tự nhiên có được, các
đân tộc tại chỗ Tây Nguyên đã cố gắng dựa vào tự nhiên, hoà vào tự nhiên, ứng xử hợp lý với tự nhiên để từ đó hình thành nên hệ sinh thái nông nghiệp bên vững truyền thống
mang tính chất nguyên thuỷ, hay còn gọi là hệ sinh thái
nông nghiệp bền vững tiền công nghiệp Trong những điều
Trang 11kiện tự nhiên và dan cư mới, hệ sinh thấi nông nghiệp
truyền thống Tây Nguyên đã và đang bộc lộ nhiều mâu
thuẫn đòi hỏi cần cải tạo để thay vào đó là hệ sinh thái
nông nghiệp bền vững của xã hội công nghiệp - hệ sinh thái nông nghiệp trong đó có sự kết hợp hợp lý sản xuất nông
nghiệp với duy trì và bảo vệ tài nguyên và môi trường sống
trong điều kiện mới Khảo sát các hình thức trồng trọt Tây
Nguyên, một mặt, sẽ làm rõ những tri thức và kinh nghiệm
thích ứng với tự nhiên của con người trong hệ sinh thái nông nghiệp truyền thống, mặt khác, góp phần lý giải những mâu thuẫn của nó trong điều kiện mới để từ đó làm
cơ sở cho việc xây dựng từng bước hệ sinh thái nông nghiệp
hiện đại, cũng tức là góp phần giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường sống, một trong những vấn đề đã và đang được toàn thể nhân loại quan tâm giải quyết -
Lê Quý Đôn có lẽ là người đầu tiên đưa ra những tư liệu về trồng trọt của các dân tộc Tây Nguyên qua sách Phú
biên tạp lục, viết vào năm 1775 (25:122) Có thể biết thêm vài điều về trồng trọt Tây Nguyên qua các sách Đại Nam
thực lục chính biên và Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử
quán triểu Nguyễn (53, 52) Trong hai bộ quốc sử lớn này, các sử quan nhà Nguyễn đã dành một số dòng ít ỏi nói về tình hình trồng trọt nói chung và làm ruộng nước nóới riêng của các cư dân ít người miền núi xứ Quảng
Trang 12Pháp P Ðu risbua, có thể coi là người Pháp đầu tiên quan
tâm đến trồng trọt Tây Nguyên khi ông công bố công trình Những người Ba na đã man vào năm 1853, trong đó, rải rác
có những tư liệu về lao động và năng suất trên nương rẫy của các tộc người nói ngôn ngữ Môn - Khơ me bắc Tây
Nguyên (23) Năm 1886, P Azemar, một cha cố, từng truyễn giáo ở khu vực nam Tây Nguyên, trong công trình Người Stiêng ở Brolam đã đưa ra những tư liệu đáng chú ý
mô tả kỹ thuật làm rẫy còn ở đạng sơ khai của nhóm tộc người được khảo sát (56:3) Đến những thập niên đầu của thế kỷ X%, xuất hiện thêm một số ấn phẩm, trong đó để cập
đến, hoặc có liên quan đến trồng trọt Tây Nguyên: Năm
1909, E Kem lanh, một nhà truyền giáo, người vẫn được giáo đân Kon Tum gọi bằng tên thân mật là “cố Cảnh”, đã viết chuyên khảo Những lễ thức nông nghiệp của người Rø
ngao đăng trên tạp chí của trường Viễn Đông bác cổ, trong đó, ngoài việc giới thiệu những nét chung về nương rấy, chú trọng mô tả kỹ cách thức tiến hành và những lời khấn trong các nghỉ lễ nương rẫy của nhóm tộc người này (42):
năm 1912, H Maitre, đã cho xuất bản công trình khá dày
dặn mang tên Rứ Mọi, trong đó rải rác có một số tư liệu nói về điện mạo trồng trọt của một số tộc người nói ngôn ngữ
Môn - Khơ me ở bắc Tây Nguyên (43), năm 1905, H Ha ghít góp thêm một số tư liệu về canh tác ruộng nước nói
riêng và trồng trọt nói chung cửa tộc người Hrê qua công
trình Ghi chép dân tộc học về người Thượng ở miễn núi
Trang 13Quảng Ngãi (37) Dân tộc học nông nghiệp Tây Nguyên được các nhà nhân học Pháp chú tâm nghiên cứu hơn vào những năm 40, 50 của thế kỷ XX Khởi đầu là bài khảo cứu
của D Qui di nhê vào năm 1943 mang tiêu dé Người Srẻ, trong đó có phần miêu tả kỹ thuật làm ruộng của nhóm tộc người này ở cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh, với luận điểm đáng lưu ý cho rằng nhóm Srê sở dĩ biết làm ruộng nước là
đo học hỏi từ người Chàm, thông qua tộc người nói ngôn
rigf Mã Lai - Đa Đảo cận cư - người Chu ru (56:8) Tiếp đó là hàng loạt công trình viết về trồng trọt, hay có những tư
liệu đáng chú ý liên quan đến trồng trọt Tay Nguyên của một số tác giả quen thuộc lân lượt được công bố, tiêu biểu
là các chuyên khảo Ruộng, rấy, cây trồng và những khu
rừng hoang xứ Mạ của 1 Bun bê (5), Bộ lạc Ba na ở Kon
Tum và Từ điển Ba na - Pháp của P Guy lơ mi nê, trong đó, dành phân thích đáng khảo kỹ về hệ thống các thuật
ngữ,trông trọt của người Ba na (35, 36), Trồng trọt của
người tiên Đông Dương Ở cao nguyên trung phần Việt Nam
của P.B La Phông (48) Nói về lịch sử nghiên cứu trồng
trọt Tây Nguyên từ sau thế chiến II đến nay, không thể
không nhắc đến G Công đô mi nát, một tên tuổi lớn của
nên nhân học thế giới hiện kim Trên cơ sở bỏ ra nhiều năm quan sát và ghi chép tại thực địa theo kiểu ba cùng với người dân, ông đã để lại nhiều công trình nghiên cứu quý
giá về kinh tế trồng trọt của các dân tộc Tây Nguyên nói
Trang 14được toàn bộ lịch làm rấy và quá trình canh tác rẫy của người Mnông vào thời điểm cuối những năm 1950 qua chuyên khảo Chúng tôi ăn rừng của thân đá Gô của ông
(12), hay có thể thấy được quan điểm và các lý giải của ông
về sự ra đời và các giai đoạn phát triển của các loại cây
trông nói riêng và lịch sử trồng trọt Đông Nam Á nói
chung qua công trình đân tộc - thực vật học viết chung với AG Ô đricua Đóng góp đầu tiên vào ngành thực vật Đông Dương: Tìm hiểu thực vật học người Mnông Gar (11) Phần
lớn những nghiên cứu về trồng trọt Tây Nguyên của nhà nhân học uy tín này có thể tìm đọc trong tác phẩm dân tộc
học nổi tiếng mang tên Không gian xã hội vùng Đông Nam
Á mới được chuyển sang tiếng Việt và xuất bản gần đây q0 Dù còn chủ yếu đừng lại ở việc mô tả, lại nhiều khi không đây đủ, ít so sánh và thiếu hệ thống, nhưng những công trình trên của các học giả Pháp, đặc biệt của G Công đô mi nát, đã để lại nhiêu tư liệu quý giá, ngày nay không
dễ gì còn thấy được, giúp cho việc nhận điện ban đầu
hoạt động trồng trọt truyền thống ở các dân tộc tại chỗ
Tay Nguyên
Từ những năm 1960 đến 1975, xuất hiện ở miền Nam một số xuất bản phẩm về các dân tộc Tây Nguyên do người
* 1 Xin xem trong cuốn sách này: Mục 3, phan hai Hai khía cạnh của văn
minh thực vật ở Đông Nam Á; mục 1, phân ba Tử ruộng đến mũi; mục
Trang 15Việt hay người Mỹ viết, trong đó, tiêu biểu là các cuốn Czø
nguyên miền Thượng của Cửu Long Giang va Toan Anh
(27), Déng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam của Nguyễn Trắc Dĩ, Những nhóm thiểu số ở cộng hoà miễn nam Việt Nam gồm nhiều tập, do Bộ Quân lực Hoa Kỳ ấn
hành (51) Trong các cuốn sách này, các tấc giả ít nhiều
đều:có đề cập đến trồng trọt của các dân tộc tại chỗ, nhưng nhìn chưng sơ lược và thiếu chính xác, lại phần nhiều sao
chép tài liệu đã có nên ít đem lại những hiểu biết mới so với
trước đó
Đất nước hoàn toàn giải phóng đã tạo điều kiện cho các nhà dân tộc học nâng cao hiểu biết về trồng trọt truyền thống Tây Nguyên Với tư cách là một phần không thể
thiếu, hoạt động trồng trọt của hầu hết các tộc người đã lần
lượt được mô tả trong các giản chí dân tộc học về Tây
Nguyên: (16, 24, 69, 74) Một số nghiên cứu có tính chuyên
đề xẻ tùng hình thức bay từng khía cạnh của trồng trọt vùng
này cũng được giới thiệu trên tạp chí chuyên ngành, trong đó, đáng chú ý là loạt bài về nương rẫy và ruộng nước của người Ba na nói riêng và của các dân tộc Tây Nguyên nói chung của Bùi Minh Đạo (17, 18, 19), về các đặc điểm hoạt
động sản xuất cổ truyền Tây Nguyên của giáo sư Đặng Nghiêm Vạn (72), về kinh tế ruộng nước ở người Hrê của Lưu Hùng (38) về các nghỉ lễ trong chu kỳ canh tác nương
rẫy ở người Ê đê của Vũ Đình Lợi (49) Từ sau năm 1984,
Trang 16nước (Mã số 48C) và cấp tỉnh (Đắc Lắc), nhằm đưa Ta
những cơ sở cho việc hoạch định và phát triển kinh tế xã
hội Tây Nguyên, việc nghiên cứu trồng trọt các dân tộc Tây Nguyên được đẩy mạnh hơn một bước, thể hiện qua hàng loạt bài viết của nhiều tác giả về các lĩnh vực định canh, định cư, chuyển địch cơ cấu cây trồng, cải tạo và phát triển các hình thức trồng trọt truyền thống từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá, phát triển kinh tế vườn được
ˆ đăng tải trong các sách kỷ yếu của các chương trình (9, 64
,65, 66) Đáng chú ý là, gân đây đã có một luận án phó tiến sĩ về đề tài trồng trọt truyền thống Tây Nguyên được bảo vệ
thành công (21)
_Dù tư liệu đã tương đối phong phú, nhưng cho đến nay,
những nghiên cứu về trồng trọt truyền thống của các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên nhìn chung còn nặng về mô tả,
hoặc chỉ chú ý đến từng khía cạnh riêng biệt mà ít chú ý
đến toàn thể, hoặc để cập đến cái chung thì lại sơ lược, thiếu hệ thống Có những kiến giải gắn với thực tiễn từ sau
giải phóng đến thời điểm hiện tại đã trở nên không còn phù
hợp Vấn đề đặt ra là trên cơ sở thu thập và thẩm định khối tư liệu đã và đang có, cần tập hợp và hệ thống lại để có cái
nhìn toàn thể, và dựa vào những biến đổi của thực tiễn, có
nhận thức biện chứng về mối quan hệ giữa truyền thống va hiện đại để từ đó lý giải các vấn để sát thực với thực tiến
khách quan :
Trang 17mm" Chương một
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM CON NGƯỜI ÁNH HƯỚNG ĐẾN TRỒNG TRỌT
L ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trực tiếp ảnh hưởng đến trồng trọt truyền thống Tây Nguyên bao gồm: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, đất đai va ring
- Vị trí địa lý Tay Nguyên là vùng lãnh thổ thuộc phạm vỉ Trường Sơn Nam, nằm ở phía tây nam Việt Nam, được giới
hạn bởi toạ độ 11925 đến 15°15 vĩ bác, 107202” đến 109705
kinh đông, tiếp giáp với miễn núi Quảng Nam về phía bắc, đồng bằng Đông Nam Bộ về phía nam, hai nước Lào, Căm *Pu Chia về phía tây và đồng bằng duyên hải nam Trung Bộ về phía đông Tổng diện tích tự nhiên trên 60.000 km, chiếm
khoảng 20% điện tích cả nước, bao gồm bốn tỉnh Lâm Đồng, Đác Lác, Gia Lai và Kon Tum và miền núi các tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình
Thuận, Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước ˆ
* Khái niệm Tây Nguyên ở đây được hiểu như một khu vực địa lý nhân văn, hay khu vục kịch sử dân tộc học, bao gồm toàn bộ Trường Sơn Nam
cất ngang từ 1515” vĩ bắc trở vào cùng hết thảy các tộc người sống trên
đó, khác với khái niệm Tây Nguyên hiểu như khu vực địa lý hành chính
chỉ bao gồm bốn tỉnh Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai và Kon Tum như
Trang 18Tây Nguyên nằm sát đồng bằng duyên hải nam Trung
Bộ và Nam Bộ, nơi có các cảng và thành phố lớn Từ Tây Nguyên xuống Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh đều không quá 200 km, xuống thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ
trên đưới 300 km Giao lưu hàng hoá giữa Tây Nguyên với
đông bằng có thể thực hiện trong một sớm, một chiều Mối
quan hệ “Mãng le đưa xuống, cá chuồn đưa lên” giữa Tây Nguyên với đông bằng đã tôn tại từ lâu trong lịch sử Đóng vai trò là mái nhà chung của ba nước Đơng Dương, ngồi
việc giao lưu dễ đàng và nhanh chóng với đồng bằng duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ, Tây Nguyên còn có
những con đường nối liền với hệ thống giao thông huyết
mạch tới các trung tâm của hai nước láng giéng Lao va
Cam Phu Chia Với vị trí địa lý đặc biệt đó, so với các vùng
miền núi khác ở nước ta, Tây Nguyên có điều kiện thuận lợi hơn hẳn để phát triển trồng trọt theo hướng hàng hoá
hiện tại và trong tương lai
Địa hình Khác với các vùng miễn núi khác trong cả
nước, có dạng địa hình chủ yếu là núi và thung lũng giữa núi, dạng địa hình chủ yếu của Tây Nguyên là núi và cao
nguyên Nếu lấy đặc điểm địa hình làm tiêu chí định danh thì có thể cơi Tây Nguyên là một sơn nguyên, trên đó, bao
gồm hai đạng địa bình chinh: Dia hình núi và địa hình cao nguyên - bình nguyên Ngoài ra, xen kế giữa các cao nguyên và sơn khối là địa hinh tring giữa núi
Trang 19Địa hình núi chiếm khoảng 2.500.000 ha, bao gồm hai sơn khối chính là dãy Ngọc Linh ở phía bắc và day Chư Yang Sin ở phía nam, có cao độ so với mặt biển
1000m trở lên Nối liền hai khối núi này ở phía tây và
phía đông là nhiều đấy núi vừa và nhỏ có cao độ so với
mặt biển từ vài trăm đến dưới 2000 m
Dấy núi Ngọc Linh - là sơn khối đỗ sộ nhất ở bắc Tây Nguyên, với cao đỉnh tuyệt đối 2598m, chạy từ bắc - tây
bắc xuống nam - đông nam trên gần 200 km, chiếm phần
lớn diện tích của tỉnh Kon Tum và các huyện phía nam của tỉnh Quảng Ngãi, được tạo thành bởi các đá Gnai, Granit và đá phiến mica
Dấy núi Chu Vang Sin là sơn khối lớn nhất ở nam Tây Nguyên, với độ cao độ tuyệt đối 2406 m, chạy dài theo hướng đông bắc - tây nam, chiếm phần quan trọng diện tích
tinh Lam Déng và một phần của các huyện giáp ranh của
các tỉnh Đồng Nai, Sông Bé Dãy núi này có địa hình dốc thẳng đứng trên thung lũng Krông Ana về phía bắc, thấp
thoải dân về phía tây, để rồi chuyển tiếp qua bể mặt cao nguyên sang đấy tây Khánh Hoà về phía đông
._ Đấy núi An Khê chạy dài 175 km từ phía nam sông Trà Khúc đến thung lũng sông Ba, có chiêu rộng từ 30 đến 40
km, theo hướng tây bắc - đông nam, với đỉnh cao nhất là
Chu Trian 1339m Chính đấy núi này đã tạo nên ranh giới
Trang 20“trường thành” ở phía tây đồng bằng ven biển mà từ quốc lộ 1 ta vẫn thường nhìn thấy Về phía tây, dãy An Khê bao lấy
cao nguyên Kon Hà Nừng và về phía nam viền lấy cánh
đông An Khê ,
Dấy núi Chư Dju rong 30km, dai 100 km, nằm ở phía
tây nam thung lũng sông Ayun và sông Ba, chạy từ phiá
nam cao nguyên Plei Cu đến phía bắc núi Vọng Phu Tất cả
các sông, suối bất nguồn từ hai sườn núi Chư Địu đều chảy
vào sông Ba ,
Day niti Vong Phu hay còn gọi là khối đèo Cả, chạy dài
theo phương đông bắc - tây nam trên 60 km, rộng 30 km, đỉnh cao nhất 2051m, hạ thấp dần về phía đông bấc, đến đèo Cả chỉ còn cao 700m Về phía tây nam, khối Vọng Phu kéo dài đến Chư Yang Sin với độ cao thấp dân chỉ còn 900m
Dãy núi Đan Sơng Ta Đưng nằm về phía tây bắc cao
nguyên Đà Lạt, độ cao trung bình khoảng 2000m, có địa
hình đốc đứng trên thung lũng Krông Knô về phía bắc, thoải đần tới các cao nguyên Lang Biang và Di Linh vê phía
tây nam
Ngoài ra, mạn đông và đông nam Tây Nguyên còn được viền bởi các dấy núi nhỏ như: Táy Khánh Hoà, Bon Non, Chư Bơrain
Địa hình cao nguyên - bình nguyên chiếm diện tích trên 2.000.000 ha, nhìn chung, nằm ở giữa Tây Nguyên,
Trang 21m—H-
bao gồm các cao nguyên chính: Kon Plông, Kon Ha Ning, Plei Ku, Đáấc Lắc, Ma Đrak, Đắc Nông và Bảo Lộc - Di Linh và hai bình nguyên Đà Lạt, Ea Súp
Cao nguyên Kon Plông nằm giữa đấy An Khê về phía
dong va day Ngọc Linh về phía tây, là một cao nguyên
trung bình, cao từ 1.100m đến 1300m, bể mặt được phủ bằng một lớp ba dan và bị phân cất mạnh, khiến địa hình có
đạng đổi kéo dài Ở trung tâm cao nguyên, các đôi bị các quá trình trượt đất phá huỷ mạnh, tạo thành vùng đôi trọc
đâu nguồn của bốn lưu vực sông Pô cô, sông Ba, sông Hà
Giao và sông Trà Khúc
Cao nguyên Kon Hà Nững có vị trí chuyền tiếp từ sơn khối Ngọc Linh xuống trung tâm Tây Nguyên, chỗ cao nhất 900m, thấp dân về phía nam 500m, với lớp phủ ba dan
mỏng so với các cao nguyên khác
Cao nguyên Plei Ku là một trong hai cao nguyên lớn ở
Tây Nguyên, có đỉnh cao nhất Chư Hơđrung 1025m Cao nguyên Plei Ku được phủ trên bể mặt lớp ba dan dày hàng mét trở lên, khá bằng phẳng, cao ở phía bắc và đông bắc (800 m) và thấp dần xuống phía nam (400m)
._ Cao nguyên Đắc Lắc cũng là một cao nguyên lớn, chạy
Trang 22Lắc, về phía tây là bình nguyên Ea Súp Phía đông cao nguyên có độ cao 800m, xuống phía nam 400 m và về phía tây chỉ còn 300m Buôn Ma Thuột là trung tâm cao
nguyên có độ cao khoảng 500m Bề mặt của cao nguyên Đắc Lắc vào loại bằng phẳng nhất trong các cao nguyên
Tây Nguyên
Cao nguyên Ma Đrak nằm ở phía đông cao nguyên Đắc Lắc, độ cao trung bìmh 500 m, có giới hạn phía bắc là
thung lũng sông Ba, phía đông và đông nam là dãy núi
Vọng Phu, được cấu tạo từ đá cổ và Granit bị san bằng, chỉ
có một phần nhỏ điện tích phủ lớp ba dan Có thể coi cao
nguyên này như một thung lũng cổ có độ đốc từ đông sang
tay dé vé Sé ré Pok
Cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh có độ cao trưng bình từ
800 - 1000 m, đôi chỗ còn núi sót cao 1.100-1200m Bề mặt cao nguyên được phủ lớp ba dan khá đày và màu mỡ Dưới lớp
ba dan đôi nơi có tích tụ hồ hạt mịn và than Sông Đạ Dang (Da Dung, Da Don) cat ngang qua cao nguyên có dang bac
rõ rầng Ở Bảo Lộc, bể mặt cao nguyên khoang 800m, cé
nhiều thung lũng khá rộng, bằng phẳng, sình lầy, thuận lợi cho
khai hoang ruộng nước
Cao nguyên Đắc Nông có thể xem như tiếp tục của cao
nguyên Bảo Lộc - Di Linh về phía tây, độ cao trung bình 800-1000m, thấp dần ở phía bắc, tây và nami còn 400- 500m, bề mặt được phủ lớp đất ba dan mỏng
Trang 23|
Bình sơn Đà Lạt có độ cao 1600m ở phía bắc, thấp
xuống 1200m ở phía nam Bình sơn Đà Lạt là một thung
lũng cổ, các mặt tây, bác và đông có các dãy núi cánh cung Bê mặt của- bình sơn được tạo nên bởi đá phiến sét, bột và trầm tích phụn trào đã bị phân cắt mạnh tạo nên những đồi
kéo đài với sườn khá đốc
> Bipkoniguyén Ea Sup gin nhu mét déng bang nhỏ bóc
mòn khá bằng phẳng, nằm ở phía tây cao nguyên Đắc Lắc, độ cao 140 - 300m, thoải dần về phía tây, bề mặt có phủ lớp ba đan mỏng ở phía bắc, đông và nam
Địa hình trững giữa núi
Nằm rải rác từ bấc xuống nam Tây Nguyên có 4 vùng
trũng giữa núi chính, chiếm diện tích trên 200.000 ha
ˆ Vùng trững An Khê rộng 15 km, đài 45 km, có độ cao
400-500m, nằm ở phía tây dấy An Khê và phía nam cao
nguyên Kon Hà Nừng Đây là kiểu thung lống giữa núi bị
san bằng và mở rộng Bề mặt có đạng đổi thấp, tương đối
bằng phẳng Đôi chỗ thấy cồn sót lại các bề mặt san bằng cổ với lớp ba dan mỏng phủ trên
Vùng trăng Kon Tưm chạy dọc theo sông Pô Cô, từ nam huyện Đắc Tô xuống đến nam thị xã Kon Tum, tương đối bằng
phẳng và được cấu thành bởi các trầm tích đã bị phong hoá
Vùng trững Cheo Reo - Phú Túc chạy dài theo hướng
Trang 24trội về địa hình là bề mặt bằng phẳng Một vài nơi ở Phú Túc còn để lại lớp phủ ba dan mỏng, chứng fö trước kia một phần quan trọng cia ving tring di được lớp nham thạch phủ lên
2
Vang tring Kréng Pach - Lac & vé phía nam cao
nguyên Đắc Lắc Đây là một thung lũng bóc mòn từ nhiều
núi sót, lại được lớp ba dan đệ tứ phủ lên, qua thời gian đã
biến thành khu đầm lây với nhiều hồ trũng, trong đó, có hồ Lắc nổi tiếng, rộng trên 800 ha
Nhìn trên bản đồ, đễ nhận thấy hai hệ thống núi và cao
nguyên ở Tây Nguyên tương đối khu biệt với nhau Sự phân bố thành hai hệ thống núi và cao nguyên rõ nét đó khiến địa hình Tây Nguyên gần giống như một cái võng treo nghiêng, cao ở hai đầu và sườn phía đông, thấp thoải dân về phía tây
Với sự hiện diện của các cao nguyên và bình nguyên, địa hình Tây Nguyên nhìn chung tương đối bằng phẳng Nếu Tây Nguyên được chia thành 21 tiểu vùng thì có tới 12 tiểu vùng thuộc loại bằng phẳng (9:20) Nếu lấy độ đốc để phân chia thì diện tích 0° - 10? chiếm 2,8 triệu ha, tức xấp
xỉ 50% tổng diện tích (9:21) Có thể nói, không nơi nào thuộc miễn núi nước ta lại có mặt bằng nhiều như ở Tây
Nguyên Trong tương quan với các vùng miền núi khác, sẽ là có lý khi gọi các cao nguyên ở Tẩy Nguyên là những
đông bằng trên núi (8:12) Nếu biết rằng, ở các vùng miễn
núi-có chế độ mưa nhiệt đới, độ đốc địa hình luôn tỉ lệ thuận với tốc độ xói mòn đất và ảnh hưởng trực tiếp đến
Trang 25năng suất cây trồng thì có thể xem địa hình bằng phẳng là
thuận lợi đặc hữu chọ trồng trọt Tây Nguyên so với các
vùng miễn núi khác :
“ -KhÉ hậu Do bị chấn bởi gờ núi phía đông, đo có độ
cau không đông nhất, và do nằm trải dài theo phương kinh túyến|, khí lậu Tay Nguyên phân hoá thành nhiều tiểu vùng
vi thay đối tuỳ theo từng khu vực Càng lên cao, nhiệt độ Định quấn năm so với vùng đồng bằng cùng vĩ độ càng Bgiâm Chẳng hạn, ở những vùng cao 500 - 800 m, nhiệt độ trúng bình năm thấp hơn ở vùng đồng bằng cùng vĩ độ từ 3- ã°C; ở những vùng cao trên 1000 m, thông số này là trên 5°C; ở những vùng có độ cao trên 1500m như Đà Lạt, thông số này lên tới 8 - 9°C Nhiệt độ bình quân/năm tối thấp là
16 °C (tại Đà Lạt), tối cao là 28 °C (tai Cheo Reo), nhin
chung, nằm trong giới hạn sinh trưởng của cây trồng Do địa hình sườn đông đốc, sườn tây thoải, nên khu vực sườn đông thường khô nóng hơn và mùa mưa cũng đến muộn hơn Do chịu sự chỉ phối của độ cao, hướng núi và nhiệt độ mà hình thành những tiểu vùng khí hậu không giống nhau ở mọi nơi Đà Lạt mát lạnh, Cheo Reo khô nóng,
Bảo Lộc mưa nhiều Sự phân hoá thành các tiểu vùng khí hậu là nguyên nhân dẫn đến những khác biệt về cây
trồng và nông lịch thường thấy giữa các vùng
Chịu ảnh hưởng chấn gió của gờ Trường Sơn Nam, khí
Trang 26Nếu coi tháng có lượng mưa trên 100 mm là thuộc vào
mùa mưa thì mùa mưa ở nam Tây Nguyên thường đến sớm hơn ở bắc Tây Nguyên một tháng Trong khi tại Đà Lạt, mùa mưa kéo dài 7 - 8 tháng, bắt dai tir cuéi tháng 3, đầu
tháng 4 và kết thúc vào tháng 11, thì tại Kon Tum, mùa
mưa chỉ kéo dài 6 - 7 tháng, bắt đầu từ cuối tháng 4, dau
tháng 5, nhưng lại kết thúc vào cuối tháng 10 Biến trình mưa hàng năm ở Tây Nguyên nói chung có cực đại vào
khoảng thời gian từ tháng 7 - 9 Tổng số ngày mưa trung bình cũng có chiều hướng giảm dần từ nam lên bắc, Vũ
lượng mưa trung bình toàn Tây Nguyên vào loại cao: 1996 mm/năm, nhưng rất không đều giữa các nơi và giữa các mùa Chỗ mưa nhiều nhất là Bảo Lộc (2635 mm/năm), thấp nhất là Cheo Reo (1224 mm/năm) Mùa mưa chiếm
85 - 90% tổng lượng mưa/năm (Xem bảng 1), làm cho mùa khô rất khác nghiệt
Trang 27- Ở Tây Nguyên, nếu như mùa mưa rất tập trung thì mùa khô-lại biểu hiện rất sâu sắc Mùa khô thường kéo dài từ
tháng 11 đến tháng 4, trùng với mùa gió đông Đặc điểm của mùa khô Tây Nguyên là lượng mưa ít, ẩm độ thấp (10 -
20%) (52:119) nên chỉ số khô hạn cao (xem bảng 2) Theo
tính toán, đối với sự sinh trưởng của cây trồng, chỉ số khô
hạn dưới 1,1 là thích hợp, từ 1,2 đến 2,3 là hơi khô, trên 3,0 là rất khô Chỉ số khô hạn càng cao, mức độ hạn càng lớn
Sự thiếu ẩm này kết hợp với sự thiếu mưa làm cho mùa khô Tây Nguyên vốn khắc nghiệt lại càng khấc nghiệt hơn Các loại cây trồng khó có thể sinh trưởng được và đây cũng
chính là nguyên nhân dẫn đến chế độ canh tác một vụ/năm
trước đây ở vùng các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên
Nhìn chung lại, với trồng trọt, khí hậu Tây Nguyên
thuận lợi về mùa mưa nhưng lại rất khấc nghiệt về mùa
khô Tuy ít có những yếu tố tiêu cực cho cây trồng như
sương muối, gió Lào, bão lụt như ở miền núi miền bắc,
nhưng sự tồn tại kéo dài với lượng mưa ít và chỉ số khô hạn
cao về mùa khô là trở ngại đáng kể cho trồng trọt Tây
Nguyên truyền thống cũng như hiện tại :
: Đất đai Theo bảng phân loại đất của Viện khoa học
Việt Nam, đất đai Tây Nguyên gồm ít nhất 8 loại khác
nhau: Đất đỏ vàng, đất phù sa, đất xám bạc màu, đất xám
đen, đất mùn vàng, đất dốc tụ trong các thung lũng, đất Pốt
Trang 28mức độ thích hợp với các loại cây trồng, có thể chia đất Tây
Nguyên thành ba nhóm chính: Đất đỏ ba dan, đất phù sa và
đất xám các loại
Bảng 2 Chỉ số khô hạn (K) các tháng trong năm ở một số vùng Tây Nguyên (Theo công thức K = R/E, trong đó, K là chỉ số khô hạn, R là tổng lượng mưa trong tháng, E
là lượng nước bốc hơi trong tháng) (61:13) hàn Các tháng mùa khô Các tháng mùa mưa phương 1112| 1 21314 |5 16 |7 |8|19|10 Kon Tum |1,5 —15,5/30,6] 12,6] 2,5 [1,2 [0,3 |0,3 |0,3 {0,2 02 0,4 PleiKu |1,4 | 7,1 163,8] 9,3 14,3 |1/2 [0,2 |0.1 |0,1 [0,1 |0.1 |0.3 Buôn Ma Thuột 1,0 |4,0 |34,8|20,8|9,6 | 2,0} 0,4 {0,3 |0,2 10,2 |0.4 0,4 Đà Lạt |0,2 [2,5 |15,7{11,1|4.1 |0,6 {0,4 ¡0,3 |0,/2 |0,2 10.3 |0.4 Bảo Lộc |0,3 |0,7 31,3 42,0 |1,0 0,4 |o,2 |o,1 |0,1 |0,1 | 0,2 |0,3
Đất đỏ ba đan là nhóm đất đáng chú ý hơn cả ở Tây
Nguyên, với diện tích trên 2,0 triệu ha, chiếm gần 50% tổng diện tích toàn vùng, phân bố chủ yếu ở các cao nguyên Kon Hà Nừng, Plây Cu, Buôn Ma Thuột, Đấc Nông, Bảo Lộc - Di Linh, thích hợp và cho năng suất cao đối với tất cả
các tập đoàn cây trồng, trong đó, đặc biệt là tập đồn cây
cơng nghiệp
Trang 29:: Nhóm đất phù sa ở Tây Nguyên có diện tích khoảng
200.000 ha, phần:lớn phân bố trong các vùng trũng giữa núi,'có ưu điểm nổi trội là độ phì cao và khả năng giữ ẩm, giữ nước tốt Đây cũng là điện tích đất chủ yếu của Tây
Nguyên có khả năng phát triển cây lương thực
:' Nhóm đất xám các loại còn lại phân bố trong các sơn khối và bình nguyên là chính, với diện tích chiếm quá nửa
TÂy Nguyên, có tiềm năng lớn không chỉ trong việc phát triển lâm nghiệp mà còn trong phát triển nông nghiệp
Trong tương quan với đất đai cả nước, đất đai Tây NÑguyên có đặc tính chua, nghèo lân và ka li, giữ nước và
giữ ẩm kém, do tơi xốp nên dễ bị rửa trôi khi mưa Mặc đù
vậy, đây là vùng có tài nguyên đất rộng lớn, màu mỡ và
giau tiém năng trồng trọt nhất so với các vùng miền núi
trong cả nước
„„ Rừng Sự đa dạng về độ cao, địa hình, khí hận và cảnh quan môi trường nhiệt đới đã tạo nên sự phong phú và giàu có về thành phần rừng, nguồn tài nguyên giàu có và quý giá
nhất của Tay Nguyên trước mất và lâu dài Tuỳ theo từng
khu vực mà thành phần loài của rừng có sự thay đổi Ở các
vùng bình nguyên tồn tại loại rừng khơ gồm các lồi cây họ
song duc va cây thuộc họ đậu Ở vùng các cao nguyên đất
đỏ là các loại cây cao, mọc thẳng như bằng lăng, muồng,
Trang 30táu, chai, vên vên Ở các vùng cao nam Tây Nguyên như
Di Linh, Đà Lạt có các khu vực rừng thuần nhất thông ba lá và hai lá Dọc sườn phía đông Tây Nguyên, rừng nhiệt đới ẩm
phát triển mạnh, nhiều nơi còn giữ được trạng thái nguyên
sinh, như khu vực Kon Ha Nừng, Vọng Phu v.v
Trước đây và cho đến ngày nay, rừng Tây Nguyên luôn có vai trò và ý nghĩa lớn trong cuộc sống nói chung và
trong trồng trọt nói riêng của các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên Rừng không chỉ là nơi cung cấp hầu hết mọi nhụ
yếu phẩm cho cuộc sống hàng ngày, mà quan trọng hơn, rừng còn là nơi được khai phá để làm nương rẫy - loại hình
trồng trọt truyền thống chính yếu của các tộc người tại chỗ
Tây Nguyên Bởi vậy, giống như bất cứ nơi đâu thuộc vùng
cảnh quan miền núi, ở Tây Nguyên, con người luôn luôn gắn với tự nhiên, với rừng nơi cư trú Dưới con mắt người
dân Tây Nguyên, rừng là đất mẹ, là nguồn sống vô tận
Mất rừng, họ như trẻ em mất sữa Mất rừng, cuộc sống
không còn
Tây Nguyên có tiém năng về tài nguyên rừng rất lớn
Suốt trong những năm từ sau giải phóng đến nay, do dân số
Tây Nguyên tăng nhanh, do thiếu biện pháp hợp lý nhằm
bảo vệ và duy trì, rừng Tây Nguyên đã và đang bị con
người khai thác bừa bãi với ý nghĩ sai lầm cho rằng tài
nguyên này nợi đây là vô tận Diện tích rừng qua thời gian đã và đang ngày càng bị thu hẹp, kếo theo sự suy thoái
Trang 31đang đưới mức báo động của điều kiện sống.Vào những
năm trước 1945, rừng ở Tây Nguyên còn chiếm trên đưới
95% tổng điện tích, phần lớn là rừng già, thế mà hơn nửa thế kỷ qua, độ che phủ của rừng chỉ còn trên dưới 50% Thay thế vào các khu rừng bị phá là điện tích đất trống, đổi
(rọc ngày một tăng Nhiều khu vực như ven cấc trục lộ 14,
d3 elt ` cách đây không lâu còn là rừng đại ngàn,
-NHĐng ‹ đo bom đạn chiến tranh, do bị khai phá để lấy gỗ
hay trồng, trọt, đến nay đã trở thành đồng cỏ sa van, bị xói
mòn và thoái hoá dân đến mức ngày nay rất khó khôi phục
rừng trở lại
Dù ít nhiều bị tần phá do con người gây nên, nhưng với
những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đã và đang có, so với nhiều vùng miền núi trong cả nước, Tây Nguyên là nơi có những tiền đề thuận lợi hơn để phát triển
trồng trọt: Vị trí địa lý gần các cảng và thành phố lớn, giao
lưu với hai nước láng giềng Lào và Căm Phu Chia thuận lợi và dễ dàng: địa hình tương đối bằng phẳng, cho phép thâm canh trên quy mô lớn; đất đai bao gồm nhiều loại, màu mỡ và độ phì cao, trong đó, đặc biệt, phải kể đến điện tích đất ba dan tập trung và lớn nhất cả nước; tài nguyên rừng vừa phong phú về chủng loại, vừa giàu có vẻ trữ lượng; khí hậu về cơ bản ít có những yếu tố tiêu cực và thích hợp với sự
phát triển của nhiều tập đoàn cây trồng khác nhau Khó
khăn ở đây là mùa khô kéo dài và khấc nghiệt, lại thêm
Trang 32nguồn sinh thuỷ của các sông suối hạn chế, dẫn đến sự
đình trệ và khó phát triển của trồng trọt về mùa này
II ĐẶC ĐIỂM CON NGƯỜI
Bên cạnh các cư dân mới đến ngày một đông đúc, đã,
đang sinh sống và tạo thành khu vực Lịch sử - đân tộc học ở
Tây Nguyên 15 tộc người có nguồn gốc tại chỗ, với dân SỐ đến năm 1997 ước trên 1,0 triệu người, nói tiếng nói thuộc hai nhóm ngôn ngữ: Môn - Khơ me (Ngữ hệ Nam Á) và Mã
Lai - Đa Đảo (Ngữ hệ Nam Đảo)
Các dân tộc nói ngôn ngữ Môn - Kho me gém có: 1 Ba na 141.500 người, 2 Hré 68.500 người 3 Sơ Đăng 76.500
ngươi, 4 Giẻ - Triêng 26.300 người, 5 Brâu 230 người, 6
Rơ măm 203 người, 7 Cơ ho 83.000 người, 8 Mạ 24.700 người, 9 Mnông 103.000 người, 10 Stiêng trên 40.000 người 11 Chơ ro trên 7.000 người
Các dân tộc nối ngôn ngữ Mã Lai - Đa Đảo gôm có:12 Ê đe 228.500 người, 13 Gia rai 299.500 người, 14
Chu ru 10.500 người, 15 Raglai 66.500 người
Xung quanh sơn khối Ngọc Linh là địa bàn cư trú lâu
đời của các dân tộc Hrê, Gié - Triéng, So Dang, Brau, Ro
mam Ngudi Ba na s6ng dọc theo thung lũng sông Ba, sông
Đác Bla và các phụ lưu của chúng Cao nguyên Plei Ku và
Trang 33một vài-vùng phụ cận là xứ sở của người Gia rai Người Ê
đê chủ yếu có mặt tại-hai cao nguyên Đác Lắc và Mađrăk Cao:nguyên Đấc Nông là quê hương chính của người MMnông Các bình sơn nguyên Đà Lạt, Bảo Lộc - Di Linh,
sơn khối Chư Yang Sin và các vùng núi phụ cận là địa bàn ;phận;bố cửa các dân tộc còn lại: Mạ, Cơ ho, Stiéng, Chu ru, Ruglai va Cho ro Nhin trên bản dé phan bé dan cu sé nhan
thấy, Tây Nguyên, các đân tộc thuộc mỗi nhóm ngôn ngữ
tr cử trú thành hai vùng tương đối rõ nét: Trên các cao nguyên trung tâm màu mỡ là các dân tộc nói ngôn ngữ Mã
Lai - Đa Đảo, còn trên các sơn khối ở hai đầu và hai ria
đông, tây là các đân tộc nói ngôn ngữ Môn - Khơ me Khác với ở vùng miền núi phía bắc, ở Tây Nguyên, lãnh
thổ tộc người của các đân tộc tương đối khu biệt Ít thấy
- tình trạng xen cư hay cộng cư giữa hai hay nhiều dân tộc
trong một làng, một vùng Các điểm dân cư phân bố không
đêu, mật tập ở các vùng trung tâm, rải rác ở các vùng cao, nhưng nhìn chung là phân tán Mật độ dân số bình quân
toàn vùng thấp: Mãi đến năm 1976 vẫn là 18 người/kmỶ, bằng 1/8 mật độ dân số bình quân toàn quốc đương thời,
trong đó, đặc biệt thấp ở các địa bàn vùng cao (5 - 10
ngudi/km’ )
_ Các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên còn được gọi là những
Trang 34Do cộng cư với nhau từ rất lâu đời nên mặc dù đều có
những đặc điểm riêng phản ánh sắc thái tộc người, các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên vẫn có chung những đặc
điểm kinh tế, xã hội, văn hoá phân biệt với các vùng
miễn núi khác Tính thống nhất trên nhiều mặt này là lý
do quan trọng khiến các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên được người Kinh gọi bằng tộc danh chung là người Thượng, để phân biệt với người Việt và các cư dân khác mới đến Cho mãi đến gần đây, các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên còn duy trì những yếu tố kinh tế, xã hội, văn hoá
mang cơ tầng của văn hố Đơng Nam Á lục địa cổ đại
Chính do vậy mà nhiều học giả phương tây đã gọi họ là những người Tiền Đóng Dương, hay người Đông Dương
nguyên thuỷ (10:211)
Mặc dù tiếng nói khác nhau nhưng cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên có mối quan hệ gần gỗi với nhau về nguồn
gốc và nhân chủng Nhóm các dân tộc nói ngôn ngữ Môn - Kho me như Ba na, Sơ đăng, Mạ, Cơ ho mang những nét đặc trưng của loại hình Inđônêdiên quen thuộc trong thành
phần nhân chửng các cư dân Đông Dương và Đông Nam Á: Tầm vóc thấp, da ngăm đen, đầu và mặt dài trung bình, tóc
uốn sóng cao, nếp mí góc giảm, mũi khá rộng, môi trên dô và hơi dày Các chỉ số nhân học của các dân tộc nói ngôn
ngữ Mã Lai - Đa Đảo như Ê đẻ, Gia rai, Chu ru có hơi khác biệt: Da ngăm đen, lông trên thân ít phát triển, tỷ lệ người có tóc uốn cao, đầu dài trung bình thiên về phía đâu đài,
Trang 35thặt phẳng ngang, hơi đô, khe mắt ngang, không rộng, mất
sắng màu gặp phổ biến, nếp mi gốc ít phát triển, mũi rộng trung bình Những đặc điểm chung này bất nguồn từ mối u on gốc giữa các dần tộc cùng nhóm và là nội dụng sơ bản | của tương đồng hình thái giữa các loại hình sống như trong một nhóm loại hình
siidZ,6Ec&một tập hợp đặc điểm đại điện thì những khác bử§i-trp giữa hai nhóm là khơng lớn, có thể xem là những biếndị trong phạm vi một loại hình hay một nhóm loại hình Vì vậy, nhìn chung, các dân tộc Tây Nguyên đều mảng các đặc điểm nhân học của nhóm loại hình
Inđônêdiên thuộc chủng Môngôlôit phương Nam trong thành phân nhân chủng các cư dân Đông Dương và Đông
Nam Á Những tài liệu nhân học mới nhất cho thấy, có một
mối quan hệ gần gũi và gấn bó giữa nhóm loại hình nhân
chủng Anhđônêdiên mà người Tây Nguyên là đại diện với nhóm loại hình nhân chủng Nam Á: mà một trong những đại: điện là người Việt.Tương quan Inđônêdiên và Nam Á trong quá trình lịch sử tựa như hai ngành cùng chung một
cội Giữa họ đã từng có những mối quan hệ chằng chéo,
phức tạp trên tất cả các mặt của đời sống Hiện nay trên đất nước ta, Inđônêdiên và Nam Á là hai nhóm loại hình nhân
chẳng đang tiếp tục tác động lên nhau,;hoà hợp vào nhau, khiến sự khác biệt sẽ dân giảm bớt, tương đồng sẽ tăng lên Chiêu hướng chung là quá trình Mơngơlơit hố ngày một đậm đối với khối cư dân thuộc nhóm loại hình Inđônêdiên
Trang 36Xu hướng chuyển biến các loại hình Inđônêdiên trở thành
Nam A ngày càng 1õ nét
Cho đến trước ngày giải phóng, về cơ bản, các dân tộc
tại chỗ Tây Nguyên còn duy tri trinh độ phát triển kinh tế
xã hội vào loại thấp kém nhất so với cả nước Những đặc điểm của xã hội nguyên thuỷ mạt kỳ đang trong quá trình chuyển sang xã hội có giai cấp còn tổn tại rõ nét Tổ chức
xã hội duy nhất vẫn là cộng đồng buôn làng Người dân
trong làng sống bình đẳng với nhau trên cơ sở tôn trọng tập
quán pháp truyền thống, dưới sự điều hành theo luật làng của một nhóm người cao tuổi có kinh nghiệm gọi là hội
đông già làng Sở hữu đất đai thuộc về cộng đồng Phân phối tài sản mang nặng tính bình quân chủ nghĩa Phân hoá giàu nghèo tuy đã điễn ra nhưng còn ở mức độ thấp Giữa người với người là quan hệ đoàn kết, tương thân, tương ái và giúp đỡ lẫn nhau Tư duy cụ thể là phổ biến Tư duy trừu tượng còn mờ nhạt Lao động mang tính tự nhiên, dựa trên cơ bắp là chính Cường độ lao động cao nhưng hiệu quả
đem lại thấp Nhận thức về tự nhiên còn sơ khai, dẫn đến bị
động trước tự nhiên, cho rằng mợi thành bại của con người đêu đo tự nhiên chỉ phối Phân công lao động theo giới còn chặt chẽ, phản ánh tình trạng chưa chuyên hoá trong sản xuất, dẫn đến bố trí lao động không hợp lý và lãng phí sức
Trang 37mm
xuất Chi tiêu thiếu kế hoạch theo lối bóc ngắn, cắn đài và
là một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu đói thường năm
Những tác động của các điều kiện kinh tế xã hội mới
cùng quá trình di dan từ nơi khác đến qua hơn nửa thế kỷ
dưới chủ nghĩa thực dân và sau giải phóng đã làm thay đổi
đáng kể điện mạo dân cư và ảnh hưởng không nhỏ đến _ trồng trọt truyền thống Tây Nguyên Hệ thống các thị trấn, thị xã, đường quốc lộ lần lượt được xây dựng Các đồn điền,
các nông lâm trường, các điểm dân cư mới lần lượt ra đời
Bên cạnh khối cư dân tại chỗ, người Việt và các đân tộc từ
nơi khác đến ngày một đông và với tốc độ tăng trưởng lớn
Từ chỗ chỉ chiếm 5% tổng dân số vào những năm 1940, họ nhanh chóng chiếm 50% tổng dân số vào năm 1976 và 75%
vào năm 1997 Những tác động kinh tế, xã hội, dân cư
trong điều kiện mới trên là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thay đổi theo hướng lưỡng phân của trồng trọt truyền
thống Tây Nguyên ở hai vùng khác nhau: Vùng thấp, nơi dan cu tap trung và vùng cao, nơi dân cư phân tán
Trang 38kếm, chịu tác động ngày càng lớn của các quá trình gia tăng đân số tự nhiên và cơ học từ sau chủ nghĩa thực đân
cũ và mới Đó là những đặc điểm con người ảnh hưởng và chi phối trồng trọt truyền thống của các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên
Trang 39Chương hai _NUONG RAY CO TRUYEN OW eno -
ti Cải vt : ương rẫy là hoạt động trồng trọt truyền thống aie 3u của hầu hết các tộc người tại chỗ Tây Nguyên Bên'cặnh ruộng nước, các đân tộc Tày, Thái có thể làm thêm nương rẫy, cũng như bên cạnh nương rẫy, một số tộc hgười Tây Nguyên có thể đã làm ruộng nước, nhưng xét về
bản chất, người Tày, người Thái là những cư dân ruộng nước, cũng như các dân tộc Tây Nguyên là những cư dân
tương rẫy Ngày nay, dù đã có sự hiện diện ngày càng lớn
hơi của các hình thức canh tác ruộng nước và vườn, nhưng nương rẫy vẫn là nguồn thu nhập lương thực chính của đa số
cất tộc người tại chỗ Tây Nguyên, cũng như ảnh hưởng của nó vẫn còn sâu đậm và chỉ phối mọi mặt đời sống của họ
Như đã đề cập ở chương một, Tây Nguyên bao gồm hai vùng có đặc điểm địa hình cảnh quan khác nhau: Vùng cao
nguyên ba dan, địa hình tương đối bằng phẳng, giao thông
đi lại thuận tiện và vùng núi đất xám, địa hình đốc, hiểm
trở, giao thông di lại khó khăn Mặc dù vậy, đo đân cư thưa
thớt, đất đai nhìn chưng màu mỡ, nên nương rẫy truyền
Trang 40theo quy trình phát đốt chọc trỉa và tương đối thống nhất ở ˆ
mọi vùng
I KHÁI NIỆM VÀ TÊN GỌI
Nương, rẫy và nương rấy là những từ tiếng Việt, được
dùng rộng rãi trong đời sống và trong nghiên cứu trồng trọt
ở các vùng đất dốc Nương là từ dùng của người Việt miền Bác, rấy là từ dùng của người Việt miền Trung và miền Nam, đều có nội bàm chỉ hình thức trồng trọt dựa trên cơ sở đao canh, hoả chủng (Chặt rừng, đốt cây lấy tro trồng trọt)
ở các sườn núi đốc của các tộc người miền núi Nương và
rấy, vì thế, có thể coi là những từ đồng nghĩa, được dùng,
được hiểu như nhau và là cách điễn đạt khác nhau của cùng
một khái niệm ương rấy là một từ ghép, được dùng phổ biến từ bấc vào nam, có lẽ hình thành trên cơ sở kết hợp
giữa tiếng Việt với tiếng Tày - Thái kiểu như chó má, (re
pho Có sự khác biệt về ngữ nghĩa giữa nương, ray với nương rấy Căn cứ vào thói quen dùng từ thì thuật ngữ nương hay rấy thường được dùng để chỉ mảnh đất canh tác
cụ thể, có thể do có những khác biệt về địa hình, kỹ thuật, cây trồng mà khi đi với những hậu tố sẽ có những tên gọi
khác nhau như ương bằng, nương đốc, nương cày, nương
cuốc, nương lúa, nương ngô, nương sắn, rẫy cày, rấy