1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã cô mười, huyện trà lĩnh, tỉnh cao bằng

95 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 425,96 KB

Nội dung

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn tới là “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––––

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2014 - 2018

Thái Nguyên – 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––––

2014 – 2018 Ths Dương Xuân Lâm

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khoá luận này trước tiên em xin chân trọng cảm ơn Bangiám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT, cảm ơn cácthầy cô giáo đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt quátrình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Em đặc biệt xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, sự quan tâm sâusắc của thầy giáo Th.S Dương Xuân Lâm đã giúp đỡ em trong suốt thời gianthực tập để em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này

Em cũng xin chân thành cảm ơn tập thể Ủy ban nhân dân xã Cô Mười vàtoàn bộ người dân trong xã đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho emtrong quá trình thực tập, điều tra và nghiên cứu tại cơ sở

Cuối cùng em xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đãluôn quan tâm, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập

Trong quá trình nghiên cứu do có những lý do chủ quan và khách quannên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Em rất mongnhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên đểgiúp em hoàn thành khoá luận được tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Nông Thị Thu Hà

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Cô Mười năm 2017 22

Bảng 4.2 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã Cô Mười năm 2017 25

Bảng 4.3 Số lượng gia súc, gia cầm của xã cô mười qua 3 năm 2015 - 2017 …26

Bảng 4.4: Hiện trạng dân số - lao động xã Cô Mười năm 2017 27

Bảng 4.5 Kết quả thực hiện 19 tiêu chí xây dựng NTM xã Cô Mười 29

Bảng 4.6.Tổng hợp các tiêu chí đã đạt và chưa đạt của xã Cô Mười 45

Bảng 4.7 Nguồn thu nhập của hộ gia đình năm 2017 47

Bảng 4.8 Nhận thức của người dân 3 xóm về xây dựng NTM 49

Bảng 4.9 Sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM 50

Bảng 4.10 Ý kiến của cán bộ UBND xã Cô Mười về xây dựng nông thôn mới 51

Bảng 4.11 Phân tích SWOT trong tiến trình xây dựng NTM của xã Cô Mười 55

Trang 6

Cơ sở hạ tầngHội đồng nhân dânHợp tác xã

Kinh tế xã hộiLiên hiệp phụ nữMục tiêu quốc giaMặt trận tổ quốcNông nghiệp và Phát triển nông thônNghị quyết

Nông thôn mớiPhát triển nông thônTrung học cơ sởThương mại dịch vụTiểu thủ công nghiệp

Ủy ban nhân dân

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC BẢNG ii

DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT iii

MỤC LỤC iv

Phần 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Ý nghĩa của đề tài 2

1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2

1.3.2 Ý nghĩa đối với thực tiễn 3

Phần 2: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4

2.1.1 Khái niệm về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới 4

2.1.2 Tiêu chí về xây dựng nông thôn mới 5

2.1.3 Những đặc trưng xây dựng nông thôn mới 6

2.1.4 Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới 6

2.1.5 Trình tự các bước tiến hành xây dựng nông thôn mới 7

2.2 Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới 7

2.2.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới 7

2.2.1.1 Phong trào Làng mới của Hàn Quốc 7

2.2.1.2 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc 10

2.2.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 11

2.2.2.1 Khái quát về tình hình xây dựng nông thôn mới ở nước ta 11

2.2.2.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Cao Bằng 13

2.2.2.3 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở huyện Trà Lĩnh 16

Trang 8

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 18

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 18

3.2 Nội dung nghiên cứu 18

3.3 Phương pháp nghiên cứu 18

3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin 18

3.3.2 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu 19

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Cô Mười – Trà Lĩnh – Cao Bằng 20

4.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 20

4.1.2 Thực trạng về kinh tế - xã hội 24

4.2 Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Cô Mười 27

4.2.1 Bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp xã 27

4.2.2 Kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của xã Cô Mười 29

4.2.3 Nguyên nhân các tiêu chí chưa đạt 45

4.2.4 Người dân với vấn đề xây dựng nông thôn mới ( 3 xóm Bó Hoạt, Bản Tám và Co Tó A) 47

4.3 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong tiến trình xây dựng nôngthôn mới tại xã Cô Mười 54

4.4 Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xây dựng NTM trên địa bàn xã Cô Mười 58

4.4.1 Quan điểm xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Cô Mười 58

4.4.2 Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xây dựng NTM trên địa bàn xã Cô Mười .59

4.4.2.1 Giải pháp đối với các tiêu chí đã đạt và chưa đạt 59

Trang 10

4.4.2.3 Giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới65

4.4.2.4 Giải pháp về huy động vốn và bố trí nguồn lực 68

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70

5.1 Kết luận 70

5.2 Kiến nghị 71

5.2.1 Đối với xã Cô Mười 71

5.2.2 Đối với người dân trong xã Cô Mười 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 PHỤ LỤC

Trang 11

Phần 1

MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển nông thôn toàn diện đang là vấn đề cấp bách hiện nay trênphạm vi cả nước Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng

đã chỉ rõ định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn tới là

“Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức hợp lý, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh xã hội được giữ vững; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, gắn phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng”.

Xã Cô Mười là xã vùng cao có đường biên giới dài khoảng 6,5km, cáchtrung tâm huyện khoảng 10km nằm ở phía Tây Bắc của huyện Trà Lĩnh Trongnhững năm qua cùng với sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chínhquyền tỉnh Cao Bằng; huyện Trà Lĩnh và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyềncùng toàn thể nhân dân trong xã nên sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã đượcduy trì và phát triển, các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất được triển khai đãgóp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm Bộ mặt của xã

có nhiều đổi mới, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữvững; các hoạt động văn hoá - xã hội đạt được nhiều thành tích nổi bật; đời sốngvật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt

Tuy nhiên, tiến trình phát triển kinh tế - xã hội ở xã Cô Mười có một sốmặt tồn tại, hạn chế: tăng trưởng chưa vững chắc, chất lượng và hiệu quả sảnxuất nông nghiệp thấp, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp chưa cao; cơ sở hạtầng kinh tế - xã hội như giao thông, thủy lợi, điện, trường học… tuy đã được

Trang 12

đầu tư xây dựng nhưng vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển mới Môitrường đứng trước nguy cơ ô nhiễm, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch Thựchiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2013 –

2025, định hướng đến năm 2030 và chủ trương của huyện ủy, HĐND, UBNDhuyện Trà Lĩnh về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ban chỉ đạonông thôn mới xã Cô Mười đã triển khai nghiên cứu lập đề án thực hiện chươngtrình nông thôn mới tại xã Cô Mười giai đoạn 2013 - 2025 Để góp phần côngsức vào quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương, tôi chọn đề tài nghiên

cứu: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại

xã Cô Mười, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng xây dựng phát triển nông thôn và đưa ra một sốgiải pháp nhằm xây dựng NTM tại xã Cô Mười theo những tiêu chí mới đápứng yêu cầu CNH – HĐH nông thôn, nâng cao đời sống cho cộng đồng tronggiai đoạn hội nhập nền kinh tế thế giới

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Cô Mười

- Đánh giá được thực trạng xây dựng nông thôn mới ở xã Cô Mười thời gian qua

- Phân tích thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Cô Mười

- Đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương trong những năm tới

1.3 Ý nghĩa của đề tài

1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Thông qua quá trình thực hiện đề tài giúp cho tôi có điều kiện củng

cố và áp dụng những kiến thức lý thuyết vào trong thực tiễn đồng thời bổ

Trang 13

sung những kiến thức còn thiếu cho bản thân.

- Rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin và xử lý số liệu, viết báo cáo

1.3.2 Ý nghĩa đối với thực tiễn

- Giúp hiểu thêm tình hình xây dựng nông thôn mới và tình hình kinh

tế xã hội tại địa phương

- Nhận thức được những gì làm được và chưa làm được khi đưa ranhững giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã, để có hướng đi đúng đắn

Trang 14

Phần 2 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài

2.1.1 Khái niệm về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới

Nghị quyết số 26-NQ/TW đưa ra mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới

có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường’’.

Quyết định số 800/QĐ-TTg đưa ra mục tiêu chung về xây dựng mô

hình nông thôn mới: “Xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị quy hoạch;

xã hội nông thôn ổn định giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

- Khái niệm nông thôn mới

Nông thôn mới trước tiên nó phải là nông thôn không phải là thị tứ, thịtrấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống Hiện nay, có thểkhái quát ngắn gọn theo năm nội dung cơ bản sau: (1) làng xã văn minh, sạchđẹp, hạ tầng hiện đại; (2) sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tếhàng hóa; (3) đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng đượcnâng cao; (4) bản sác văn hóa và dân tộc ngày càng được giữ gìn và pháttriển; (5) xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ

Trang 15

- Khái niệm xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông là cuộc các mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồngdân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khangtrang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịchvụ); có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thunhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao

Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của cả

hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hôi, mà làvấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp

Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tíchcực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp,dân chủ, văn minh

Quyết định số 491/QĐ-TTg và Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng

Chính phủ nêu rõ: “Xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn đạt 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”.

2.1.2 Tiêu chí về xây dựng nông thôn mới

Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướngChính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới

Căn cứ Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ NN

và PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới

Căn cứ vào Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủtướng chính phủ về việc sửa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí của bộ tiêu chíquốc gia về nông thôn mới

* Các nhóm tiêu chí xây dựng NTM gồm 5 nhóm tiêu chí:

- Nhóm I: Quy hoạch (có 01 tiêu chí): Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

- Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - xã hội (có 08 tiêu chí): Giao thông, thủy lợi,điện, trường hoc, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư

- Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất (có 04 tiêu chí): Thu nhập, hộ

Trang 16

nghèo, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, hình thức tổ chức sản suất.

- Nhóm IV: Văn hóa - xã hội - môi trường (có 04 tiêu chí): Giáo dục, y

tế, văn hóa, môi trường

- Nhóm V: Hệ thống chính trị (có 02 tiêu chí): Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, an ninh trật tự xã hội

2.1.3 Những đặc trưng xây dựng nông thôn mới

Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 bao gồm các đặc trưng sau:

Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thônđược nâng cao;

Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng kinh tế - xã hộihiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ;

Dân trì được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; An ninh tốt, quản lý dân chủ;

Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao

2.1.4 Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới

Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng nông thôn mớiphải hýớng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí xây dựng nôngthôn mới

Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư đại phương là chính,Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ,đào tạo cán bộ và hướng dẫn ở cấp xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổchức thực hiện

Kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗtrợ các mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bànnông thôn

Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phải gắn với kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảmbảo thực hiện các quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩm

Trang 17

quyền phê duyệt.

Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cườngphân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình,

dự án của Chương trình xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò làm chủcủa người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kếhoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá

Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn

xã hội; cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trìnhxây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện Mặt trận Tổ quốc

và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vaitrò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới

2.1.5 Trình tự các bước tiến hành xây dựng nông thôn mới

Gồm 7 bước như sau:

Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện;

Bước 2: Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thực hiện Chương trình xâydựng nông thôn mới (được thực hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện);

Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng, nông thôn theo 19 tiêu chí của

Bộ tiêu chí đã ban hành;

Bước 4: Xây dựng quy hoạch nông thôn mới của xã;

Bước 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới của xã;

Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án;

Bước 7: Giám sát, đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện Chươngtrình xây dựng nông thôn mới

2.2 Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới

2.2.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới

2.2.1.1 Phong trào Làng mới của Hàn Quốc

Vào cuối thập kỷ 60, xã hội Hàn Quốc đã thay đổi tới tận gốc rễ bởi sựbất đồng về tư tưởng và đói nghèo GDP bình quân đầu người thời bấy giờ chỉ

Trang 18

có 85USD/năm phần lớn người dân thậm chí không đủ ăn.

Kinh tế Hàn Quốc thời đó chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp, trong khikhắp đất nước, lũ lụt và hạn hán liên tiếp hoành hành Xã hội Hàn Quốc được

nhận xét là một xã hội “thờ ơ, hỗn độn và vô vọng” Sau trận lụt năm 1969,

người dân phải tu sửa lại nhà cửa và đường sá mà không có sự trợ giúp củaChính phủ Đến năm 1970, 80% người dân nông thôn vẫn phải sống trong nhàmái lá và 80% không có điện thắp sáng mà vẫn phải dùng đèn dầu Mối lo lớnnhất của Chính phủ là làm sao thoát khỏi đói nghèo Điều này làm Tổngthống Park Chung Hee suy nghĩ rất nhiều, làm sao tìm ra cách để giúp pháttriển các vùng nông thôn Park Chung Hee nhận ra rằng viện trợ của Chínhphủ cũng là vô nghĩa nếu người dân không nghĩ cách tự giúp chính mình Hơnthế nữa, khuyến khích người dân tự hợp tác và giúp đỡ nhau là điểm mấu chốt

để phát triển nông thôn Những ý tưởng này chính là nền tảng của SaemaulUndong (Thông tin Hàn Quốc, 2011) [15]

Cách thức tổ chức thực hiện của Saemaul Undong

Nguyên mẫu Saemaul Undong bắt đầu bằng việc Chính phủ giao quyền

tự quản rộng rãi cho chính quyền xã Một số các cơ quan ban ngành khác của Chính phủ cũng tham gia hỗ trợ thực thi công cuộc này trong đó có cả chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp huyện Hội đồng xã và thị trấn thành lập Ủyban điều hành để đảm bảo kế hoạch được thực thi suôn sẻ Các làng đều có một người lãnh đạo (nam hoặc nữ) song hành cùng với ban phát triển tự quản.Ban phát triển có hai phân ban chính của phụ nữ và thanh niên cùng với một

số tiểu ban khác Họ có nhiệm vụ lập kế hoạch và điều hành các tiểu ban để tăng được thu nhập xã và thúc đẩy những giá trị và tư tưởng tiến bộ Tiêu chí chọn dự án mới là sự cần thiết đối với người dân, điều kiện sống được cải thiện cho tất cả người dân trong vùng và lợi ích lâu dài của dự án Một số chỉ đạo của chính phủ trong phong trào Saemaul Undong

Trong thập kỷ 70, Chính phủ không có kinh phí để thực hiện kế hoạch

Trang 19

này Tuy nhiên, với khoản viện trợ ít ỏi của Chính phủ, nhiều nhu cầu thiếtyếu đã được giải quyết Chính phủ đưa ra thử nghiệm 10 dự án lớn trong pháttriển nông thôn, bao gồm mở rộng và nắn thẳng đường xá, làm lại mái nhàbếp và hàng rào, mở các dịch vụ giặt là.

Ba mươi lăm ngàn xã, trung bình mỗi xã được cấp miễn phí 355 bao ximăng Toàn bộ kế hoạch đều do chính ủy ban xã đó quản lý Kết quả là mườisáu ngàn xã tức là phân nửa số xã ở nông thôn đã được cải thiện rõ rệt Kếhoạch triển khai trên quy mô toàn quốc và phần lớn dựa vào quỹ của xã và lựclượng lao động sẵn có

Tới năm thứ hai, Chính phủ quyết định tiếp tục giúp đỡ những xã đã tựbiết giúp chính mình bằng cách cấp thêm cho mỗi xã 500 bao xi măng và mộttấn thép Nhà tranh vách đất được dần thay thế bằng nhà mái ngói và tườngxây Khắp nơi trên các làng xã, đường xá được mở rộng, đê điều được tu bổ

và cầu cống được xây dựng Làng xã phát triển chóng mặt, người dân nôngthôn lấy lại được sự tự tin vốn có, những người trước đây sống rất thờ ơ giờcũng bắt tay xây dựng lại ngôi làng của chính mình Nông thôn Hàn Quốchiển hiện những dấu hiệu của sự phát triển và đô thị hóa

Năm thứ ba, dựa theo mức độ phát triển của các làng xã, Chính phủ quyết định chia ba mươi lăm ngàn xã thành ba mức độ: CƠ SỞ, TỰ LỰC và

TỰ LẬP tùy theo tốc độ phát triển và mỗi lĩnh vực lại nhận được khoản tiền trợ cấp khác nhau (Thông tin Hàn Quốc, 2011) [15] Thành công và bất cập của Saemaul Undong

Có hai lý do giải thích cho thành công của Saemaul Undong là:

Lý do thứ nhất là chính sách cạnh tranh của chính phủ đã tạo ra độnglực thu hút sự tham gia của khu vực nông thôn Chính đội ngũ lãnh đạo đầysáng tạo và trợ cấp của Chính phủ đã thúc đẩy những người nông dân thamgia Thêm nữa, việc tôn vinh và trao thưởng cho những địa phương thực hiệnthành công cũng là một yếu tố thúc đẩy đáng kể

Trang 20

Lý do thứ hai phải kể đến là tâm sức của những người lãnh đạo cũngnhư sự tham gia một cách toàn diện của người dân Ai cũng ngạc nhiên trướcthành quả đạt được Những thành quả đó làm họ tự tin hơn và là động lực thúcđẩy cho những thành công tiếp sau Người dân cần cù lao động và thực sựhiểu được ý nghĩa của sự hợp tác.

2.2.1.2 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc

Từ đầu năm 2000, Trung Quốc chỉ đạo xây dựng 10 làng mẫu, những

làng đầu tiên có thiết kế kiến trúc “thô cứng” đường thẳng tắp, dân cư chia

thành các ô bàn cờ vuông vức, kiến trúc các nhà dân theo một số kiểu giốngnhau, tuy nhiên những làng xây dựng về sau có tiếp thu được nhiều ý kiếnđóng góp nên quy hoạch kiến trúc cảnh quan Bất kể làng mới nào cũng cóđiểm nổi bật là: Hạ tầng công cộng rất đầy đủ và hiện đại, nhất là đường sá,trụ sở, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, dịch vụ Nhà dân có khuôn viênrộng khoảng 300 - 500 m² đều xây dựng nhà 2- 3 tầng kiến trúc hiện đại, tiệnnghi sinh hoạt của các gia đình đều đầy đủ, nhiều nhà có ô tô du lịch và máymóc cơ khí cho sản xuất nông nghiệp Đồng ruộng được cải tạo lại, sản xuấtchuyên canh Mỗi làng đều có doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất hoặc chếbiến nông sản Nông dân có thể nhượng đất hoặc cho doanh nghiệp thuê đất.Hầu hết lao động ở nông thôn đều có việc làm, nhiều người làm dịch vụ môitrường, thương mại, sửa chữa thiết bị máy móc (Tăng Minh Lộc, 2016) [14]

Công tác quy hoạch trong xây dựng NTM ở Trung Quốc cũng rất bàibản, đồng bộ Cấp thôn được chọn làm đơn vị quy hoạch Việc công khai quyhoạch với dân được coi trọng đặc biệt, tại bất cứ mô hình NTM nào được triểnkhai cũng đều có đầy đủ sơ đồ, bản vẽ thiết kế được treo nơi công cộng Khithu hồi đất, cách làm cũng dân chủ, công khai, bàn bạc với dân trên nguyên

tắc “không để cho dân thiệt” Mỗi xã đều có ít nhất 2-3 kỹ sư xây dựng và

kiến trúc sư của Nhà nước ở tại đó đã hướng dẫn và giám sát xây dựng

Trang 21

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của xây dựng NTM là phải pháttriển, hiện đại hóa nông nghiệp Ngoài việc hiện đại hóa hạ tầng sản xuất như:thủy lợi, đường sá, thông tin, chế biến, xử lý ô nhiễm môi trường…thì cầnphải chuyên môn hóa, thâm canh cho các sản phẩm chủ lực của địa phương,gắn kết được thị trường trong nước và quốc tế…thì mới có điều kiện tăng sứccạnh tranh của nông sản và tăng thu nhập cho khu vực nông thôn Chính vìvậy mà việc đưa doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ vào khu vực này là có ý nghĩa

vô cùng quan trọng Và chính phủ Trung Quốc đã có một loạt các chính sách

để thúc đẩy thu hút doanh nghiệp đầu tư như: Truyền thông rộng rãi cho cáctầng lớp vàgiới doanh nghiệp công thương thấy rõ cơ hội và lợi ích khi thamgia đầu tư vào nông nghiệp và xây dựng NTM; Dùng lợi ích thiết thực đểkhuyến khích thu hút các doanh nghiệp công thương và cá nhân đầu tư vàonông nghiệp, xây dựng NTM Với các chính sách như vậy, nông nghiệpnông thôn Trung Quốc đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư Đó là yếu

tố quyết định làm thay đổi lớn năng lực cạnh tranh quốc tế của nhiều mặthàng nông sản, đồng thời là yếu tố quan trọng tác động làm thay đổi diện mạonông thôn Trung Quốc (Tăng Minh Lộc, 2016) [14]

Chính quyền Trung Quốc cho biết: Họ xây dựng mô hình làng mới đó

để thay đổi tư duy cho người Trung Quốc, rằng: NTM là phải như thế và cóthể làm được Nơi có điều kiện, cán bộ giỏi thì có thể hoàn thành trong 5-7năm kém thì có thể sau 50 năm cũng không sao cả Tuy nhiên đến nay đãhình thành hàng chục ngàn làng mới và rất nhiều làng còn đẹp hơn các làngmẫu ban đầu

2.2.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

2.2.2.1 Khái quát về tình hình xây dựng nông thôn mới ở nước ta

Theo cổng thông tin điện tử chương trình mục tiêu quốc gia về xâydựng nông thôn mới [11]:

Năm 2017, cả nước có 3.289 xã (36,84%) được công nhận đạt chuẩn

Trang 22

nông thôn mới (mục tiêu là 31%); có 50 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoànthành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới Cả nước còn 121 xã dưới 5 tiêu chí,giảm 136 xã (vượt mục tiêu năm 2017 giảm số xã dưới 5 tiêu chí xuống dưới

150 xã) Bình quân tiêu chí/xã đạt 14,25 tiêu chí, vượt mục tiêu đạt 14 tiêu chíGóp phần có được kết quả này, cả nước đã huy động được khoảng 269.561 tỷđồng để thực hiện Chương trình Trong đó, vốn ngân sách Trung ương: 8.000

tỷ đồng (3,0%) Vốn ngân sách địa phương: 33.887 tỷ đồng (12,6%), trong đó,

51 tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách Trung ương đã bố trí được khoảng 19.528 tỷđồng Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác là: 38.076 tỷ đồng(14,1%) Vốn tín dụng: 158.420 tỷ đồng (58,8%) Vốn doanh nghiệp đónggóp là 12.218 tỷ đồng (4,5%) Nhân dân và cộng đồng đóng góp 18.959 tỷđồng (7%)

Bộ NN & PTNN dẫn số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê cho thấy,

từ năm 2011- 2017, cả nước đã hoàn thành một khối lượng đường giao thônggấp hơn 5 lần của giai đoạn 2001- 2010, có 99,4% tổng số xã trên cả nước cóđường ô tô đến trung tâm xã, đặc biệt ở những địa bàn vùng núi cao, địa hìnhphức tạp (Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An ) Tính chung

về tiêu chí giao thông, 4.850 xã đã đạt (54,3%), 7.611 xã đạt tiêu chí thủy lợi(đạt 85,3%), 4.983 xã đạt tiêu chí trường học (đạt 55,8%), 4.681 xã đạt tiêuchí cơ sở vật chất văn hóa (đạt 52,4%), 6.330 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư (đạt70,9%)…

Trong tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế, các địa phương đã tập trungđầu tư và đã phát triển được khoảng 21.000 mô hình sản xuất liên kết theochuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trên diện rộng, dần hình thành đượcmột số vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, trong đó đã có 744chuỗi nông sản an toàn

Tỉnh Đồng Nai hiện có khoảng 11.000 ha xoài, hơn 3.800 ha bưởi daxanh; huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang có 16.300 ha vải thiều; Hưng Yên có

Trang 23

khoảng 4.000 ha nhãn; huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình có khoảng 2.800 hatrồng cây có múi, trong đó diện tích trồng cam hơn 1.650 ha ); mô hình cây

vụ đông có giá trị cao đạt 300-400 triệu đồng/ha (Hà Nội, Hải Dương, HàNam, Ninh Bình, ); phát triển các mô hình nông thôn mới gắn với sản xuấtnông nghiệp sạch theo quy trình chuẩn, hình thành chuỗi liên kết (Hà Nam,

Hà Nội, Bắc Giang, Hòa Bình, Lâm Đồng, Vĩnh Long, ); mô hình nông thônmới gắn với du lịch sinh thái (Quảng Ninh, Ninh Bình, TP Cần Thơ, Sơn La,Lào Cai, Bắc Kạn, Thừa Thiên - Huế, ) mô hình liên kết trồng cây dược liệu(Nam Định, Hưng Yên, Thanh Hóa, ), mô hình làng hoa, làng nghề gắn với

du lịch Homestay (Hà Giang, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, ĐồngTháp, )

Qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, cả nước có khoảng 4.823sản phẩm đặc sản cấp xã, huyện có lợi thế, trong đó mới có 1.086 sản phẩm(khoảng 22,52%) có đăng ký/công bố tiêu chuẩn chất lượng; có 695 (14,4%)sản phẩm có đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ và tính tới hết năm 2017, cả nước

có 62,3% số xã đạt tiêu chí thu nhập (tăng 2,8%), 58,5% số xã đạt chuẩn tiêuchí giảm hộ nghèo (tăng 7,8%), 94,8% số xã đạt tiêu chí lao động có việc làm(tăng 5,3%) Riêng tiêu chí tổ chức sản xuất, cả nước có 71,2% số xã đạt(giảm 5,1% do rà soát lại theo yêu cầu mới của Bộ Tiêu chí quốc gia) và có4.795 xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm (đạt 53,7%, tăng 6,3%;76,7% số xã đạt tiêu chí văn hóa, tăng 7,4% so với cuối năm 2016

2.2.2.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Cao Bằng

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mớiUBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, kiện toàn bộ máythực hiện; tổ chức đi kiểm tra, giám sát, đánh giá và chỉ đạo thực hiện Chươngtrình tại cơ sở; chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương thực hiệnChương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh và đã đạtnhiều kết quả tích cực

Trang 24

Trong năm 2017, có thêm 5 xã đạt 19 tiêu chí, gồm xã Nam Tuấn, xãHồng Việt (huyện Hòa An); xã Đào Ngạn (huyện Hà Quảng); xã Cao Chương(huyện Trà Lĩnh); xã Đức Long (huyện Thạch An); nâng tổng số xã đạt chuẩnnông thôn mới toàn tỉnh đến hết năm 2017 được 10 xã Có 38 xã đạt 10 - 14tiêu chí; 115 xã đạt 5-9 tiêu chí; 14 xã dưới 5 tiêu chí (số xã dưới 5 tiêu chígiảm được 10 xã so với năm 2016, được 83,3% so với kế hoạch) Bình quântiêu chí toàn tỉnh đạt 8,27 tiêu chí/xã, tăng 0,94 tiêu chí so với năm 2016 (đạt98,4% so với kế hoạch) Có 10 tiêu chí tăng so với kế hoạch năm đó là: tiêuchí giao thông tăng 18 xã; tiêu chí thủy lợi tăng 6 xã; tiêu chí cơ sở hạ tầngthương mại nông thôn tăng 12 xã; tiêu chí nhà ở dân cư tăng 2 xã; tiêu chí thunhập tăng 3 xã; tiêu chí lao động có việc làm tăng 26 xã; tiêu chí về giáo dục

17 xã; tiêu chí về văn hóa tăng 13 xã; tiêu chí về môi trường và an toàn thựcphẩm tăng 9 xã

Nhằm đẩy mạnh việc hoàn thành các tiêu chí đảm bảo đúng kế hoạch

đề ra, tỉnh đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu Theo đó, toàntỉnh đã xây dựng, nâng cấp, cải tạo được 485,78 km đường các loại; cải tạo,sửa chữa, nâng cấp 3/267m cầu treo; xây mới 01/12m cầu bê tông cốt thép.Tiếp tục duy trì, sửa chữa, nạo vét kiên cố hóa hồ, đập, kênh mương, vận hànhcông trình hợp lý; 100% xã có điện lưới; hệ thống trường, lớp, trang thiết bịdạy và học tiếp tục được đầu tư nâng cấp, trong năm có thêm 17 trường đạtchuẩn quốc gia, nâng tổng số trường học đạt chuẩn quốc gia lên

190 trường; 100% trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông có

đủ thiết bị dạy học tối thiểu cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học; có 12 xãđược công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã, nâng tổng só xã đạt lên 85 xã;100% các xã đã phủ sóng thông tin di động, truy cập Internet Bên cạnh đó,tỉnh cũng đặc biệt quan tâm đến việc phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấungành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nhằm nâng cao thunhập cho người dân Nhiều mô hình đã được các cấp có thẩm quyền phê

Trang 25

duyệt như: Mô hình cây mận máu và lê vàng tại huyện Bảo Lạc; lê vàng tạiThạch An; đề án sản xuất, chế biến và tiêu thị rau an toàn trên địa bàn thànhphố Cao Bằng giai đoạn 2016 - 2020; mô hình trồng rau an toàn tại huyệnNguyên Bình ; hỗ trợ đề án phát triển cây trồng bản địa như cây Dẻ, NếpOng; mô hình chăn nuôi lợn nái Móng Cái sinh sản tại một số huyện (Cổngthông tin điện tử Cao Bằng, 2018) [13].

Năm 2018, tỉnh đưa ra mục tiêu phấn đấu: có thêm 05 xã đạt chuẩnnông thôn mới gồm các xã: Bế Triều (huyện Hòa An); Quang Hán (huyện TràLĩnh); Phù Ngọc (huyện Hà Quảng); Đình Minh (huyện Trùng Khánh); MinhThanh (huyện Nguyên Bình) Số tiêu chí bình quân/xã tăng thêm từ 1 - 1,5tiêu chí so với năm 2017; phấn đấu bình quân tiêu chí toàn tỉnh đạt 9,4 tiêuchí/xã Nhóm xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí tăng 02 tiêu chí/xã; nhóm 5 - 9 tiêu chítăng 0,7; nhóm dưới 5 tiêu chí tăng từ 1 - 2 tiêu chí và tiếp tục duy trì và nângcao chất lượng các tiêu chí của các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới từ năm

2015 đến nay

Thời gian tới, tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cấp xây dựng kế hoạch chi tiếtthực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2018, kiện toànBCĐ cấp tỉnh, huyện, BQL cấp xã theo quy định tại Quyết định số41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quychế quản lý, điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia Tổ chức tuyêntruyền sâu rộng trong cả hệ thống chính trị và nhân dân với nhiều hình thứcphù hợp, thiết thực, hiệu quả; phát động các phong trào thi đua gắn với cácngày lễ, ngày kỷ niệm Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong hướng dẫn, đônđốc, kiểm tra của thành viên Ban chỉ đạo; của các cơ quan, đơn vị được phâncông hỗ trợ, giúp đỡ các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới Tiếp tục đẩymạnh phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướngsản xuất hàng hóa liên kết chuỗi giá trị và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người

Trang 26

dân Tăng cường công tác lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sựchung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị; vận động toàn dân thi đua

"Chung sức xây dựng nông thôn mới"

2.2.2.3 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở huyện Trà Lĩnh

Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã thực sự đivào cuộc sống của người dân huyện Trà Lĩnh Bằng sự tích cực vào cuộc củacác cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị và người dân, phần lớn các tiêu chíxây dựng NTM của các xã đều được cải thiện Các công trình điện, nước sinhhoạt, trường học, cơ sở văn hóa tiếp tục được đầu tư xây dựng

Huyện có 09 xã nằm trong phạm vi được hưởng từ Chương trình mụctiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới Cuối năm 2016 các xã đăng ký thựchiện 21 tiêu chí trong năm 2017, đến hết năm 2017 thực hiện đạt 14 tiêu chínâng tổng số tiêu chí đạt từ 67 tiêu chí lên 81 tiêu chí Trong đó xã CaoChương đã thực hiện đạt 19/19 tiêu chí và phấn đấu đến hết năm 2018 huyệnthực hiện đạt thêm 34 tiêu chí đã đăng ký nâng tỷ lệ đạt trung bình 9,0 lên12,78 tiêu chí/xã Cụ thể:

Qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xâydựng nông thôn mới đến hết năm 2017 huyện đã đạt được kết quả như sau: XãCao Chương đạt 19/19 tiêu chí là xã về đích đầu tiên trong thực hiện chươngtrình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, xã Quang Hán đạt 13/19 tiêu chí, vớimục tiêu trong năm 2018 Quang Hán sẽ thực hiện đạt 19/19 tiêu chí là xã vềđích NTM thứ hai của huyện Trà Lĩnh Còn các xã Quang Trung đạt 11/19tiêu chí; xã Lưu Ngọc đã thực hiện đạt 5/19 tiêu chí; xã Quang Vinh đạt 6/19tiêu chí; xã Cô Mười đạt 7/19 tiêu chí; xã Xuân Nội đạt 6/19 tiêu chí; xã TriPhương đạt 7/19 tiêu chí; xã Quốc Toản đạt 7/19

Xây dựng NTM đòi hỏi không chỉ tập trung trí tuệ, công sức mà quantrọng hơn cả đó là sự đồng thuận của cộng đồng dân cư Vì vậy việc phấn đấuthực hiện 19 tiêu chí mà Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM

Trang 27

đề ra không phải đạt được chỉ trong một chốc lát.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Chương trình Mục tiêu Quốc gia

về xây dựng NTM của huyện thời gian qua vẫn còn một số khó khăn nhấtđịnh khiến nhiều xã trong huyện Trà Lĩnh thực hiện được ít tiêu chí đó là: Địahình chủ yếu là núi đá vôi, đời sống kinh tế của người dân còn gặp nhiều khókhăn, đặc biệt là việc đưa gia súc ra khỏi gầm sàn (do dân cư sống tập trungthành xóm, bản), mức thu nhập thấp, việc huy động các nguồn lực từ các tổchức kinh tế không có Việc triển khai việc mở rộng đường giao thông tại cácthôn, xóm sẽ liên quan đến việc phải di rời các công trình vốn có như nhà cửa,tường rào, ruộng Tiếp đó, để thực hiện được tiêu chí về nơi vui chơi tậptrung tại các thôn, xóm cũng hết sức khó khăn vì quỹ đất ít, đất đã giao chonhân dân nay rất khó thu hồi Một vấn đề nữa nổi lên là nghĩa địa tại các thôn,xóm khi xưa nay việc chôn cất theo dòng họ, theo tập quán, truyền thống củacác dân tộc nên việc quy tụ vào một nơi rất khó thực hiện Mặc dù đã triểnkhai chương trình đã 5 năm nhưng nhận thức của nhân dân từ những hànhđộng nhỏ nhất như vệ sinh chuồng trại, nhà ở…chưa cao, vẫn còn tư tưởngtrông chờ, ỷ lại vào Nhà nước

Trang 28

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là mô hình nông thôn mới, các chủ thể tham giaquá trình xây dựng nông thôn mới bao gồm các hộ nông dân, các cán bộ cáccấp, các tổ chức đoàn thể thuộc xã Cô Mười, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Xã Cô Mười, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng

Giới hạn nội dung: Nghiên cứu thực trạng xây dựng nông thôn mới vàcác vấn đề liên quan đến xây dựng nông thôn mới tại xã Cô Mười

Về thời gian: Thời gian tiến hành nghiên cứu từ ngày 15 tháng 1 năm

2018 đến ngày 30 tháng 5 năm 2018

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Cô Mười

- Đánh giá được thực trạng xây dựng nông thôn mới ở xã Cô Mười thời gian qua

- Phân tích SWOT trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Cô Mười.

- Đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương trong những năm tới

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin

* Thu thập thông tin thứ cấp

Các thông tin được thu thập từ các nguồn tài liệu khác nhau: UBND xã,phòng NN & PTNT huyện, UBND huyện… Thu thập số liệu thứ cấp làphương pháp thu thập số liệu thông qua các sách báo tài liệu, đề án xây dựngNTM, báo cáo tổng kết đã được công bố của xã để thu thập các tài liệu có liênquan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, văn hóa, môi

Trang 29

trường và của người dân tại địa bàn nghiên cứu.

* Thu thập thông tin sơ cấp:

Phương pháp điều tra bảng hỏi: Chọn hộ điều tra theo phương pháp

ngẫu nhiên, phỏng vấn 20 cán bộ trong UBND xã Cô Mười và 60 hộ dântrong 3 xóm

Phương pháp quan sát trực tiếp: Trong quá trình điều tra bằng bảng hỏi

để có được có thể đối chiếu với những thông tin thu thập được trong bảng hỏi

Từ đó đưa ra những đánh giá về tình xây dựng nông mới trên địa bàn xã CôMười

Phương pháp thống kê: Là phương pháp tổng hợp các số liệu liên quan

đến nội dung của đề tài thu được để tiến hành phân tích so sánh nhằm làm rõcác vấn đề cần nghiên cứu Qua các số liệu thống kê ta có thể thấy được tínhquy luật của các hiện tượng nghiên cứu và rút ra được những nhận xét, kếtluận chính xác

Phương pháp SWOT: Phân tích các thuận lợi, khó khăn, những cơ hội

và thách thực hiện nay cho xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội mà xã Cô Mườiđang gặp phải, từ đó đưa ra những giải pháp phát triển phù hợp với nhữngtiềm năng và lợi thế của xã

3.3.2 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

Sau khi thu thập được thông tin thứ cấp tiến hành phân loại, sắp xếpthông tin theo thứ tự ưu tiên và mức độ quan trọng của thông tin Đối với cácthông tin số liệu tiến hành lập bảng biểu, phân tích tài liệu theo mục đíchnghiên cứu của đề tài

Phiếu điều tra các hộ sau khi hoàn thành sẽ được tổng hợp, xử lý vàphân tích thông tin tại phần mềm Excel

Trang 30

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Cô Mười – Trà Lĩnh – Cao Bằng

4.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Vị trí địa lý

Xã Cô Mười là xã Vùng III thuộc huyện Trà Lĩnh, cách trung tâm huyện 10km về phía Tây Bắc, xã có địa giới hành chính tiếp giáp như sau:

Phía Tây giáp với xã Tổng Cọt (Hà Quảng);

Phía Đông giáp Xã Quang Hán (Trà Lĩnh);

Phía Nam giáp với xã Quang Vinh (Trà Lĩnh);

Phía Đông Bắc giáp với xã Tả Mộc, Thị Trấn Long Bang (TrungQuốc)

Xã Cô Mười được chia thành 7 xóm: Bó Hoạt, Cô Mười, Co Tó A, Co

Tó B, Lũng Táo, Bản Tám, Vạc Khoang Xã có trục đường nhựa quốc lộ 4A

đi qua trung tâm được bê tông hóa, các con đường liên thôn, xóm cơ bản được

bê tông cứng hóa

Địa hình

Xã Cô Mười là xã vùng cao biên giới nên địa hình có nhiều dãy núi caochạy theo hướng Tây, Bắc, Đông, Nam với cấu trúc chủ yếu là núi đá vôi có

độ phong hoá cao tạo ra nhiều hang động

Có sông chảy dọc qua địa phận hình thành nên dải đất cát, sét pha đất

đỏ dọc hai bên bờ sông hình thành nên diện tích đất bằng trồng cây hàng năm

và đất trồng lúa hai bên bờ sông Địa hình thung lũng núi đá, trên địa bàn xã

Cô Mười có các ngọn núi như: Cốc Toòng, Lũng Nhùng, Dểu Nà, Lũng Kím,Lũng Phước, Lũng Riềm, Lũng Sảng, Lũng Tạc, Đán Khao, Thông Lý và dãynúi Nà Chiu Các loại đất trên địa hình này thiếu nước chủ yếu là đất rẫy đãđược khai thác trồng ngô và các loại cây khác

Trang 31

Độ cao trung bình so với mực nước biển là 650 – 700m.

Khí hậu

Nhiệt độ trung bình: 21,8°C – 22,5°C, xã có 4 mùa rõ rệt, mùa đông vàmùa xuân thường có mưa phùn, sương mù Mùa hè hạn hán, mùa đông rétđậm rét hại, nhiệt độ xuống tới 3°C - 4°C nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trìnhsản xuất nông, lâm nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân địa phương

Lượng mưa: Từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau là do ảnhhưởng của gió mùa Đông Bắc nên khí hậu khô hanh, độ ẩm thấp Mưa ít,lượng mưa trung bình khoảng 900 mm, thấp nhất là 605 mm Độ ẩm khoảng40% Thường xảy ra sương muối từ 3 đến 5 ngày, có năm kéo dài 15 - 20ngày Những tháng giao mùa từ mùa lạnh sang mùa nóng (khoảng cuối tháng

2 đến đầu tháng 3 âm lịch) thường xảy ra mưa đá ở một số vùng, gây thiệt hại

về hoa màu, nhà cửa

Từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm là mùa mưa nhiều, mưa nhiều nhấtvào các tháng 6, 7, 8 thường xảy ra lũ lụt, làm xói mòn đất ven sông, lượng

mưa trung bình đo được từ 1700mm – 1800mm Độ ẩm cao chiếm tới 78% Thủy Văn

Xã Cô Mười có con sông dài khoảng 3km bắt nguồn từ Trung Quốcqua Kéo Láo (Cô Mười) rồi chảy qua các xóm: Co Tó, Vạc Khoang, CôMười, Bản Tám cung cấp nước tưới tiêu cho cánh đồng của các xóm Ngoài

ra các xóm còn có các mỏ nhỏ cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, các

mỏ này phụ thuộc vào lượng nước mưa tự nhiên theo mùa Hiện nay nhiều hộdân đã đào, khoan các giếng để tận dụng nguồn nước ngầm

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

Cô Mười có điều kiện đất đai khá phong phú và đa dạng, có đất ruộngđất nương rẫy, đất rừng…Phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp Số liệuđiều tra sử dụng đất đai tại xã được thể hiển ở bảng dưới đây:

Trang 32

Bảng 4.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Cô Mười năm 2017

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng 0,86 0,05

(Nguồn: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai xã Cô Mười đến ngày

31/12/2017)

Trang 33

Qua bảng tổng hợp số liệu bảng 4.1 cho ta thấy: Diện tích đất nôngnghiệp của xã là 1.838,09 ha chiếm 96,25 % tổng diện tích đất tự nhiên của

xã Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 223,28 ha tạo điều kiện thuận lợi vềphát triển sản xuất nông nghiệp, thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu câytrồng, phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày Diện tích đất lâm nghiệp

có 1.545,59 ha tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp Đất phinông nghiệp với 46,93 ha chiếm 2,55% tổng diện tích đất tự nhiên của xãcũng được phân loại sử dụng cho từng mục đích cụ thể nhằm phát triển kinh

tế xã hội Ngoài ra, diện tích đất chưa sử dụng còn 21,99 ha chiếm 1,20% tổngdiện tích đất tự nhiên có thể khai thác phù hợp với mục đích sản xuất để pháttriển kinh tế và quy hoạch sử dụng đất của xã Đất đai phân bố trên địa bàn xãchủ yếu là nhóm chất xám vàng trên đá vôi, đất đỏ vàng trên đất sét và đá biếnchất

Vùng địa hình núi đá vôi, đất đai xám, chuyển lớp rõ, có đá gốc hoặcchuyển đất tiếp theo Ở vùng này chủ yếu là đất canh tác là đất ruộng một vụ,đất rẫy trồng cây hàng năm Đất có khả năng nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ ít vìvậy đất đai cần được sử dụng hợp lý, hiệu quả và tránh lãng phí

Vùng đồi núi thấp và ven sông, thành phần cơ giới của đất bị biến động từnhẹ đến nặng, hàm lượng mùn và đạm tổng số ở lớp mặt từ trung bình đến khá,lân tổng hợp và lân dễ tiêu nghèo, khu có địa hình thấp phù hợp với cây ngắnngày, khu có địa hình cao, độ dốc trung bình thích hợp với các cây dài ngày

Tài nguyên Rừng

Diện tích rừng hiện có là 1.545,59 ha, với độ che phủ khoảng 70% Toàn

bộ 100% diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn xã đều là đất rừng phòng hộ

Mặt nước

Nguồn nước mặt chủ yếu là nguồn nước lấy từ hệ thống suối và hệ thốngnước mỏ tự chảy và hệ thống nước chảy từ khe núi Đây là nguồn nước chínhphục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt đời sống của nhân dân trong vùng.Chất lượng nguồn nước tương đối tốt, tuy nhiên sau mỗi đợt mưa lũ chất

Trang 34

lượng bị ảnh hưởng, do vậy cần có công trình xử lý trước khi đưa vào sử dụngcho sinh hoạt Ngoài ra còn có các giếng khoan dùng nguồn nước ngầm sâu.

4.1.2 Thực trạng về kinh tế - xã hội

Tình hình phát triển kinh tế tại địa phương

Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Thực hiện chuyểnđổi cơ cấu kinh tế, đổi mới về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước,

sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền xã Cô Mười trongnhững năm qua đã có bước phát triển đúng hướng, tất cả các ngành sản xuất,xây dựng cơ sở hạ tầng đều có những bước phát triển mạnh, đời sống nhândân được cải thiện rõ rệt Tiến bộ KH – KT được áp dụng vào sản xuất, tốc độtăng trưởng kinh tế ngày càng cao

- Nông nghiệp

Trong những năm gần đây nền kinh tế của xã phát triển theo hướng tíchcực, hình thức tổ chức sản xuất của xã chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, cơ cấukinh tế đang từng bước chuyển dần từ nền kinh tế tự cấp tự túc sang sản xuấthàng hóa, công tác khuyến nông khuyến lâm luôn được các cấp quan tâm Hệthống khuyến nông từ xã xuống cơ sở bao gồm cán bộ địa chính, cán bộkhuyến nông và các khuyến nông viên cơ sở ở 7 xóm

Tiến bộ KH – KT được áp dụng vào sản xuất, bà con nông dân cónhững nhận thức tiến bộ trong việc sử dụng các loại giống cây trồng mới nênchất lượng cuộc sống ngày càng nâng lên Ngoài trồng trọt người dân biếtchăn nuôi theo hướng tự cung tự cấp, một lượng nhỏ được người dân sử dụng

để đổi các hàng hóa khác phục vụ sinh hoạt trong gia đình Cô Mười là một xãthuần nông, ngành trồng trọt và chăn nuôi có vai trò quan trọng đối với thunhập của người dân

Trang 35

suất đạt 47,9 tạ/ha, sản lượng 498 tấn.

Cây ngô diện tích gieo trồng được 217/219 ha bằng 99% chỉ tiêu kếhoạch, năng suất 54,6 tạ/ha, sản lượng 1.321 tấn Tìm hiểu về các loại câytrồng chính trong xã đã thu được kết quả thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.2 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã

Cô Mười năm 2017

(Nguồn: UBND xã Cô Mười, 2017)

Qua bảng trên ta thấy:

Lúa là cây lương thực chủ đạo của toàn xã được thể hiện ở diện tích,năng suất và sản lượng đều cao nhất Diện tích trồng lúa là 104 ha, năng suấtđạt 47,9 tạ/ha cho sản lượng là 516 tấn Với sự quan tâm của Đảng và nhànước, đặc biệt chương trình kiên cố hóa kênh mương, nhờ vậy mà diện tíchtrồng lúa được tưới tiêu thuận lợi Ngoài ra nhờ chính sách trợ giá các loạigiống và phân bón của nhà nước đã làm cho năng suất lúa ngày càng tăng và

ổn định Khoai tây là cây trồng có diện tích thấp nhất so với các loại cây trồngkhác với diện tích là 0,2 ha năng suất đạt 15 tạ/ha và sản lượng đạt 3 tấn, các

hộ gia đình chỉ trồng để sử dụng trong gia đình, chưa mang tính chất là sảnxuất thành hàng hóa

+ Chăn nuôi

Chăn nuôi và công tác thú y có mối quan hệ chặt chẽ với ngành trồngtrọt Sự phát triển của ngành chăn nuôi là một động lực thúc đẩy cho ngànhtrồng trọt phát triển và ngược lại Với điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợicho sự phát triển ngành chăn nuôi, chính quyền địa phương rất quan tâm chỉ

Trang 36

đạo phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, khuyến khích bà con nhândân đầu tư, phát triển mô hình trang trại chăn nuôi kết hợp VACR (vườn, ao,chuồng) để tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân trong xã, đồng thời tậndụng nguồn phân bón hữu cơ để giảm bớt chi phí cho sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.3 Số lượng gia súc, gia cầm của xã cô mười

(Nguồn: UBND xã Cô Mười, 2017)

Nhìn chung qua 3 năm số lượng đàn gia súc trong xã:

Tổng đàn trâu năm 2015 là 336 con, năm 2016 là 365 con vào nhưngđến năm 2017 giảm xuống còn 308 con Tổng đàn gia súc giảm nguyên nhân

là do diện tích bãi chăn thả ngày càng bị thu hẹp, giá thành của một con trâungày cao, việc đưa máy nông nghiệp vào sản xuất thay thế sức kéo, đó lànhững nguyên nhân cơ bản dẫn đến số lượng đàn gia súc trong xã giảm dầnqua các năm

Tổng đàn gia cầm cũng tăng qua các năm, trong năm 2017 vừa rồi sốgia cầm tăng nhiều từ 4.046 con (2016) lên 5.230 con vì xã nhận được chínhsách hỗ trợ vịt con cho hộ nghèo và cận nghèo Việc chăn nuôi gia cầm chủyếu là nông hộ, quy mô nhỏ lẻ, mức độ đầu tư chưa cao chủ yếu là góp phầntăng thêm thu nhập và cải thiện bữa ăn cho gia đình

Trang 37

Tình hình xã hội

Theo thống kê tổng năm 2017 là 1480 người, trên địa bàn có 7 xóm với

4 dân tộc cùng sinh sống là: Nùng, Tày, Mông, Kinh Dân cư nông thôn xãđược hình thành từ lâu đời sống tập trung làng bản chủ yếu tập trung dọc theohai bên tuyến đường quốc lộ 4A

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi chiếm 60,67% tổng dân số, lao động nôngnghiệp tại xã Cô Mười vẫn chiếm tỷ lệ cao Lao động dồi dào nhưng số lao độngđược đào tạo nghề chiếm tỷ lệ chưa cao, sản xuất theo kinh nghiệm là chính

Bảng 4.4: Hiện trạng dân số - lao động xã Cô Mười năm 2017

(Nguồn: UBND xã Cô Mười, 2017)

4.2 Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Cô Mười

4.2.1 Bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp xã

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của UBND huyện, các phòng ban,ngành của huyện, UBND xã Cô Mười đã triển khai thực hiện chương trìnhMTQG về xây dựng NTM theo sự hướng dẫn của cấp trên Chương trìnhMTQG xây dựng NTM được Đảng ủy, HĐND, UBND ban hành Nghị quyết,xây dựng kế hoạch thực hiện và phân công nhiệm vụ cho các đồng chí cán bộ

Trang 38

UBND xã phụ trách, tổ chức tuyên truyền đến các đoàn thể, nhân dân.

Uỷ ban nhân dân xã đã kiện toàn lại Ban quản lý, Tổ giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của xã cụ thể như sau:

+ Ban hành Quyết định thứ nhất: Quyết định số 12/QĐ-UBND Ngày

10 tháng 4 năm 2018 về việc kiện toàn Ban quản lý xây dựng Chương trình Nôngthôn mới xã Cô Mười giai đoạn 2016 – 2020

+ Ban hành Quyết định thứ hai: Quyết định số 13/QĐ-UBND Ngày 10tháng 4 năm 2018 về việc kiện toàn Tổ giám sát, đánh giá xây dựng Chương

trình Nông thôn mới xã Cô Mười giai đoạn 2016 – 2020 Ban chỉ đạo đã chỉđạo các ban, ngành, đoàn thể tiếp tục tuyên truyền đến toàn thể nhân dân vềchương trình xây dựng nông thôn mới, chỉ đạo các xóm tuyên truyền đến từng

hộ gia đình về các công việc thuộc trách nhiệm của hộ gia đình trong xâydựng nông thôn mới; công việc thuộc trách nhiệm của xóm trong xây dựngnông thôn mới

Kiện toàn lại Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựngNTM giai đoạn 2016 – 2020 theo quyết định số: 11-QĐ/UBND của Ủy bannhân dân xã Cô Mười, ngày 10/4/2018 có 18 người tham gia do đồng chí Phó

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, 2 đồng chí Phó chủ tịchUBND xã làm phó ban, các thành viên khác gồm chủ tịch MTTQ, hội Cựuchiến binh, Nông dân, LHPN xã, trưởng các đoàn thể, cán bộ văn phòng, cán

bộ kế toán Ban quản lý xây dựng NTM được kiện toàn lại theo quyết địnhsố: 12/QĐ- UBND ngày 10/4/2018 có 11 người do đồng chí Chủ tịch UBND

xã làm Trưởng ban, đồng chí phó chủ tịch UBND xã làm phó ban

Thành lập Ban phát triển tại các thôn gồm Bí thư chi bộ, trưởng xóm,các trưởng đoàn thể xóm, tổ chức tập huấn về các tiêu chí, phân loại và đánhgiá điều kiện kinh tế - xã hội của thôn, hướng dẫn nghiệp vụ, thu thập số liệu

Trang 39

để UBND xã có cơ sở đánh giá việc thực hiện các tiêu chí.

4.2.2 Kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông

thôn mới của xã Cô Mười

Bảng 4.5 Kết quả thực hiện 19 tiêu chí xây dựng NTM xã Cô Mười

STT chí Nội dung tiêu chí theo đề Kết quả gia về

Có quy hoạch chung xây

hoạch và và được công bố công

1 thực khai đúng thời hạn

hiện quy Ban hành quy định quản

dựng xã và tổ chức thựchiện theo quy hoạch

II HẠ TẦNG KINH TẾ XÃ HỘI

Tỷ lệ km đường trục xã,

thông hoặc bê tông hóa đạt

chuẩn theo cấp kỹ thuậtcủa Bộ GTVT

Tỷ lệ km đường trục thôn,

Trang 40

xóm được cứng hóa đạt ≥ 60% 62,98% Đạtchuẩn theo cấp kỹ thuật

của Bộ GTVT

Tỷ lệ km đường ngõ xómsạch và không lầy lội vào ≥ 50% 60,82% Đạtmùa mưa

Tỷ lệ km đường trụcchính nội đồng được cứnghóa, xe cơ giới đi lạithuận tiện

Tỷ lệ diện tích đất sản

tưới và tiêu nước chủđộng đạt từ 80% trở lênĐảm bảo đủ điều kiện đáp

theo quy định về phòngchống thiên tai tại chỗ

Mầm non, mẫu giáo, tiểu ≥ 70% 30% Chưa đạt

5 Trường học, trung học cơ sở có cơ

học sở vật chất và thiết bị dạy

học đạt chuẩn quốc gia

Xã có nhà văn hóa hoặc

Ngày đăng: 12/12/2022, 06:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w