Uốngthuốc–Việcnhỏnhưngkhôngdễ
Là một thầy thuốc đông y, tôi hiểu rằng chuyện uốngthuốc là một “việc nhỏ”, cứ
chẩn bệnh và bốc đúng thuốc là bệnh từ từ sẽ khỏi. Chính các ý nghĩ đơn giản ấy
đã nhiều lần làm tôi phải “đau đầu” vì bệnh nhân uốngthuốc mà không mang lại
hiệu quả trị liệu, thậm chí còn phản tác dụng và gây ra những hậu quả không mong
muốn. Tôi xin kể ra đây những trường hợp đã mắc phải như những “lời sám hối”.
Khi điều trị cho một người bệnh cao tuổi, thể lực yếu, khí huyết đều hư suy, tôi
cho uống bài “Thập toàn đại bổ” – một bài thuốc cổ phương để bồi bổ cả khí phận
và huyết phận. Lẽ thường, sau một thời gian uốngthuốc này, khí huyết của người
bệnh sẽ vượng và cơ thể trở lại khỏe mạnh. Tuy nhiên lần này, cũng bài thuốc trên,
hiệu quả trị liệu lại không đạt.
Sau khi tìm hiểu, tôi đã phát hiện ra rằng, do không dặn dò kỹ bệnh nhân cách
uống thuốc nên họ đã uốngkhông đúng cách. Thập toàn đại bổ là một bài thuốc
bổ, phải uống trước bữa ăn sẽ có lợi cho việc hấp thụ dinh dưỡng, nhưng tiếc thay,
người bệnh lại uống sau khi ăn nên không đạt kết quả như mong muốn.
Một lần khác, tôi dùng bài thuốc gồm: trinh nữ hoàng cung, hoàng kỳ, hoàng cầm,
uất kim và bột tam thất để điều trị căn bệnh u xơ tử cung cho một cô gái trẻ. Do
chủ quan không dặn kỹ cách sử dụng thuốc, lẽ ra khi hành kinh thì phải tạm ngừng
không uống vì tam thất hoạt huyết, hoàng kỳ bổ khí dễ dẫn tới rong kinh. Quả
nhiên, cô gái uống vào khi đang trong thời kỳ hành kinh nên bị rong kinh, máu
chảy không ngừng.
Đang đêm, người bệnh gọi điện thoại báo cho tôi biết tình trạng rong kinh rất
nặng, hoảng hốt, tôi phi xe đến tận nhà bệnh nhân xin lỗi và yêu cầu ngừng ngay
uống thuốc trong thời kỳ hành kinh và xử lý kịp thời việc cầm máu bằng trắc bách
diệp, cỏ nhọ nồi, hòe hoa sao đen cùng cao a giao. May sao sau khi uống, hiện
tượng rong kinh đã hết.
Lần gần đây nhất, đó là trường hợp tôi nhận điều trị cho một cháu nhỏ ăn uống
kém, không tiêu, đầy bụng, người gầy yếu. Tôi đã kê đơn thuốc kiện tỳ, trong đó
có một số vị đắng để kích thích tuyến tiêu hóa, thúc đẩy dịch tiêu hóa để đạt mục
đích điều trị. Sau khi sắc thuốc, cho cháu uống, nó kêu đắng và không chịu uống.
Mẹ cháu gọi điện cho tôi và hỏi có thể cho đường thêm vào cho dễuống được
không? Trong lúc tôi đang bận tiếp bệnh nhân, chưa kịp suy nghĩ đã trả lời: Được,
không sao!
Nghe theo lời tôi, mẹ cháu đã hòa thêm đường vào thuốc cho cháu uống. Kết quả
là bệnh tình chẳng nhữngkhông thuyên giảm mà ngày càng xấu đi, cháu càng lười
ăn, ăn không tiêu, bụng trướng đầy… Sau tôi hiểu ra rằng uốngthuốc đông y
không được lạm dụng đường, bởi vì đường có thể ức chế một số hiệu quả của
thuốc, làm đảo lộn việc hấp thu chất khoáng và vitamin trong cơ thể. Nhất là thuốc
kiện tỳ mà cho thêm đường vào sẽ làm giảm kích thích tuyến tiêu hóa, làm chậm
lại quá trình phân tiết thức ăn, dễ sinh đầy bụng, phình hơi… làm cho trẻ càng
biếng ăn.
Cứ mỗi lần gặp “trục trặc” do sơ ý, chủ quan do việckhông hướng dẫn tỉ mỉ, chu
đáo, cụ thể cách uốngthuốc tôi lại nhớ lại khi còn là sinh viên được thầy giáo căn
dặn kĩ: “Các em phải nhớ rằng, người thầy thuốc phải luôn luôn tỉ mỉ, chu đáo, cẩn
trọng từ nhữngviệcnhỏ như hướng dẫn người bệnh cách uống thuốc”. Việc đó
tưởng chừng như là “việc nhỏ”, nhưng nó lại quyết định kết quả trị liệu.
Ngày nay, trong thời đại kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền để chữa bệnh
thì việc hướng dẫn người bệnh uốngthuốc lại càng có ý nghĩa quan trọng. Uống
thuốc như thế nào, vào lúc nào, phải kiêng kỵ gì… để phát huy tối đa tác dụng của
thuốc và hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc?
. Uống thuốc – Việc nhỏ nhưng không dễ
Là một thầy thuốc đông y, tôi hiểu rằng chuyện uống thuốc là một việc nhỏ , cứ
chẩn bệnh và bốc đúng thuốc. chu đáo, cẩn
trọng từ những việc nhỏ như hướng dẫn người bệnh cách uống thuốc . Việc đó
tưởng chừng như là việc nhỏ , nhưng nó lại quyết định kết quả