(Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC:
A.Trắc nghiệm (7 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1 Trong những năm 1945 – 1950, nhiệm vụ trọng tâm của nhân dân Liên Xô là:
A tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương sau chiến tranh.B tiến hành xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
C tiến hành công cuộc cải tổ đất nước D tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
Câu 2 Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc vào thời gian nào?
A Tháng 8 năm 1977; B Tháng 9 năm 1977; C Tháng 8 năm 1997; D Tháng 7 năm 1995.
Câu 3 Nội dung nào phản ánh đúng vị trí của kinh tế Liên Xô trong nền kinh tế thế giới từ những năm1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX?
A Liên Xô là siêu cường kinh tế duy nhất trên thế giới B Liên Xô là cường quốc công nghiệp thứ hai ởchâu Âu.
C Liên Xô là cường quốc công nghiệp thứ hai trên thế giới sau Mĩ D Liên Xô là một nước có nền nôngnghiệp hiện đại nhất thế giới.
Câu 4 “Năm châu Phi” (1960) là tên gọi cho sự kiện nào sau đây?
A Có nhiều nước châu Phi được trao trả độc lập B Châu Phi có phong trào giải phóng dân tộc sớm nhất vàmạnh nhất.
C Có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập D Châu Phi là “Lục địa mới trỗi dậy”.
Câu 5 Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn Lịch sử các dân tộc Á, Phi, MĩLa-tinh bước sang trang mới với nhiệm vụ to lớn đó là:
Trang 2 -A Củng cố nền độc lập.; B Xây dựng và phát triển đất nước ; C Khắc phục tình trạng nghèo đói, lạc hậu.;D Cả 3 đáp án trên.
Câu 6 Ý nào dưới đây KHÔNG phải ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?
A Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến.B Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do.
C Hệ thống XHCN được nối liền từ châu Âu sang châu Á D Đưa Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế số1 thế giới.
Câu 7 Từ thành công của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc, Đảng ta có thể vận dụng bài họckinh nghiệm nào vào quá trình đổi mới và phát triển đất nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?
A Lấy đổi mới về kinh tế làm trung tâm B Lấy đổi mới về thương mại làm trọng tâm.C Trọng tâm là đổi mới về chính trị D Lấy đổi mới về tư tưởng làm trọng tâm.
Câu 8 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào thời gian nào.Ở đâu?
A Ngày 6/ 8 /1967 tại Chiềng Mai (Thái Lan) B Ngày 8/ 8 /1967 tại Băng Cốc (Thái Lan).
C Ngày 6/ 8 /1976 tại Ba- li (In -đô -nê- xi-a) D Ngày 8/ 8/ 1976 tại Gia- các- ta (In- đô- nê -xi-a)
Câu 9 Hãy chọn đáp án đúng để hoàn thiện đoạn tư liệu về tổ chức ASEAN: “Mục tiêu của ASEAN làphát triển (1) và (2) thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thầnduy trì hòa bình và ổn định khu vực”.
A (1) kinh tế, (2) xã hội B (1) kinh tế, (2) chính trị C (1) an ninh, (2) chính trị D (1) kinh tế (2) văn hóa.
Câu 10 Nội dung nào KHÔNG phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN?
A Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình B Hợp tác liên minh về chính trị, đối ngoại, an ninh chung.C Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau D Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Câu 11 Việt Nam gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào thời gian nào Và làthành viên thứ mấy của ASEAN.
A Tháng 5 năm 1995 và là thành viên thứ 6 của ASEAN B Tháng 6 năm 1995 và là thành viên thứ 6 củaASEAN.
C Tháng 7 năm 1995 và là thành viên thứ 7 của ASEAN D Tháng 8 năm 1995à là thành viên thứ 7 củaASEAN.
Trang 3 -Câu 12 Hiện nay, quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á vẫn chưa gia nhập ASEAN?
A Đông-ti-mo B Bru-nây C Mi-an-ma D Cam-pu-chia.
Câu 13 Một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định tạo nên sự tăng trưởng kinh tế "thần kì" củaNhật Bản là
A.Gắn liền với những điều kiện quốc tế thuận lợi B Có chính sách đối nội và đối ngoại phù hợp.
C Liên kết chặt chẽ với các nước phát triển D Con người được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cầncù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.
Câu 14 Ngày 1-1-1959 ở Cu-Ba đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A Chế độ độc tài quân sự Ba-ti-xta được thiết lập.
B Cuộc tấn công vào pháo đài Mon-ca-đa của 135 thanh niên yêu nước dưới sự chỉ huy của Phi-đen rô.
Cát-xtơ-C Chế độ độc tài quân sự Ba-ti-xta bị lật đổ D Tiêu diệt 1300 lính đánh thuê của Mĩ ở bờ biển Hi-rôn.
Câu 15 Bài học quan trọng nhất Việt Nam có thể học tập từ sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là:
A Tranh thủ các nguồn viện trợ từ bên ngoài B Hạn chế ngân sách quốc phòng để tập trung phát triển kinhtế.
C Đầu tư phát triển giáo dục con người D Tăng cường vai trò quản lý điều tiết của nhà nước.
Câu 16 Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất, chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trongthế giới tư bản trong khoảng thời gian nào?
A Từ năm 1939 đến năm 1945 B Từ năm 1945 đến năm 1973.C Từ năm 1973 đến năm 1991 D Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991.
Câu 17 Đâu KHÔNG phải mục tiêu của Mĩ khi đề ra “chiến lược toàn cầu”.
A Tiêu diệt Liên Xô và chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu
B Đàn áp phong trào dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.C Viện trợ lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối quân sự D Mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới.
Câu 18 Tháng 12 – 1991, tại hội nghị cấp cao tại Ma-xtrich quyết định đổi tên Cộng đồng châu Âu (EC)thành?
Trang 4 -A Cộng đồng Châu Âu.; B Cộng đồng than thép Châu Âu.; C Cộng đồng năng lượng nguyên tử ChâuÂu.;
D Liên minh Châu Âu.
Câu 19 Năm 2021, liên minh Châu Âu (EU) có bao nhiêu nước thành viên?
A 25 thành viên B 26 thành viên C 27 thành viên D 28 thành viên.
Câu 20 Việt Nam có thể học tập được gì từ bài học phát triển kinh tế của Tây Âu?
A Vay mượn vốn đầu từ từ bên ngoài B Quan hệ mật thiết với Mỹ để nhận viện trợ.C Tranh thủ mua nguyên liệu giá rẻ từ Châu Âu D Áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất.
B.Tự luận ( 3 điểm):
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống con người Nó đã và đang có những tác động đến cuộc sống của con người ra sao? Là học sinh em sẻ làm gì nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đối với con người ( 3 điểm )