Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
793,83 KB
Nội dung
Hướngdẫnmuamáyảnhcũ
Không phải ai cũng có sẵn tài chính để muamáyảnh mới với giá cao, chính vì
vậy nhiều người nghĩ đến việc tìm muamáyảnhcũ đã qua sử dụng. Ưu điểm
chính của máyảnhcũ là sự hấp dẫn về giá cả và nếu cẩn thận, kĩ lưỡng bạn
có thể tìm được những chiếc máyảnh rất tốt, phù hợp với túi tiền và sở thích.
Một đặc điểm tương đối dễ thấy đối với những người yêu nhiếp ảnh là thường xuyên
"lên đời" máy. Một chiếc máyảnh có tuổi thọ tương đối dài (thường trên 10 năm),
nhưng thời gian đó là quá nhiều cho phát triển các công nghệ mới tiên tiến. Vì thế
nhiều người muốn bán máyảnhcũ để nâng cấp lên máyảnh mới, phù hợp với công
nghệ hơn.
Bên cạnh đó còn có hai "nguồn" máyảnhcũ nổi bật, một là những người yêu công
nghệ và có tài chính tốt muốn đổi máy để thỏa mãn nhu cầu chạy theo mốt, và cũng
để thỏa mãn niềm đam mê khám phá những công nghệ nhiếp ảnh tiên tiến nhất; hai là
những người cần tiền gấp để đầu tư việc gì đó.
Khi muamáyảnh cũ, bạn nên đến những cửa hàng có thương hiệu từ lâu, được nhiều
người tin tưởng, phản hồi tốt. Giá máy ở đây có thể đắt hơn so với người dùng bán bên
ngoài vì các cửa hàng sẽ bảo hành từ 3 – 6 tháng cho bạn nếu máy có trục trặc. Các
cửa hàng này có địa chỉ cụ thể nên bạn cũng yên tâm hơn.
Bạn cũng có thể mua trực tiếp của chủ máy nếu cảm thấy tin tưởng, giá có vẻ tốt
nhưng không được bảo hành lâu, thường thì bao test vài ngày đến một tuần. Máy hỏng
thì trả lại, hoàn tiền.
Một vài lưu ý khi muamáyảnhcũ
Xác định rõ nhu cầu chính khi muamáy ảnh: điều này sẽ tác động đến giá cả, các
phụ kiện đi kèm cũng như vòng đời của chiếc máy.
Tìm hiểu báo giá máy mới tại các cửa hàng, khoanh vùng mẫu máy thật sự quan tâm
để nắm được mức giá hợp lý.
Tìm hiểu tính năng, phản hồi chất lượng của các dòng máy đó trước khi mua.
Không nên mua dòng máy quá cũ, chất lượng phần cứng cũng như công nghệ không
còn đảm bảo.
Theo nhiều thợ sửa chữa, màn hình, ống kính và pin là những yếu tố dễ bị tác động
nhất trong quá trình sử dụng, cần kiểm tra kĩ những yếu tố này.
Hình thức bên ngoài cũng cần được chú ý
Cần chú ý hình thức bên ngoài, những vết xước nhỏ tối thiểu là có thể chấp nhận
được do quá trình sử dụng hoặc bị cọ xát vào các vật khác. Tuy nhiên vết nứt hở kẽ,
vết xước dài hoặc bị móp thì khả năng là máy đã bị va đập mạnh.
Kiểm tra ốc vít trên máy và trên ống kính xem có bị xước, toét ren không.
Ống kính có bị bụi và xước không, thử zoom xa, zoom gần xem mô tơ có phát tiếng
kêu to khác thường không, có bị lọc xọc không.
Thử tất cả các nút xem có chắc tay không, các nút hoạt động có chính xác không, độ
nhạy của các nút có tốt không đặc biệt là nút chụp.
Nếu có thể yêu cầu người bán sạc đầy pin từ trước để có thể thử vận hành tại chỗ một
khoảng thời gian đủ dài để kiểm tra kỹ, đồng thời xem có hiện tượng sụt pin không, pin
có bị chai không. Sạc pin có được không.
Kiểm tra màn hình LCD có điểm chết hay không, màn hình hiển thị chất lượng thế
nào, chụp tờ giấy trắng xem có xuất hiện điểm đen không.
Chụp với chế độ tự động, trong điều kiện ánh sáng thấp xem flash hoạt động thế
nào, có tự đánh không, mức độ bao phủ ánh sáng tốt không.
Phụ kiện đi kèm tốt nhất là còn đầy đủ: giấy tờ mua bán, thời điểm bảo hành đi kèm,
vỏ hộp, cáp, đĩa CD, pin, thẻ nhớ… Lưu ý test sử dụng các phụ kiện này.
Lên các diễn đàn chuyên nghiệp như Xóm nhiếp ảnh, vnphoto, forum các hãng máy
ảnh để tìm hiểu thông tin.
Tìm hiểu kỹ về chiếc máy định mua và tư vấn của người hiểu biết
Nhờ người có kinh nghiệm, hiểu biết về máyảnh đi cùng để tư vấn.
Kiểm tra sự chắc chắn của máy
Kiểm tra chất lượng ảnh chụp
Kiểm tra số lượng ảnh đã chụp
Tháo ống kính, đậy nắp thân máy và chụp 3 bức ở chế độ manual, chỉnh ISO thấp và
thời gian chụp là 1/20 giây. Nếu bức hình chép ra máy tính có đốm xanh, đỏ, thì nên
xem xét lại trước khi mua.
Với ống kính đi kèm máy, kiểm tra khả năng lấy nét, tốc độ chụp, xem có bị bụi bẩn
không
Kiểm tra tất cả các nắp đậy và các cổng kết nối xem có vấn đề gì không, nếu có rỉ sét
hoặc bụi bẩn thì chứng tỏ máy không được quan tâm dọn dẹp cho lắm.
Tuổi thọ của máyảnh ống kính rời thông thường ở khoảng 100 – 150 nghìn shot. Nếu
máy đã chụp khoảng gần 100 nghìn shot thì nên cân nhắc việc mua máy. Có thể dùng
các chương trình để kiểm tra số kiểu đã chụp. Với Canon, phần mềm phổ biến nhất là
EOSinfo nhưng có những hãng không có phần mềm để kiểm tra.
Nên mua thêm những thiết bị để bảo vệ, bảo quản máy như hộp chống ẩm, túi đựng
chống va đập, kính lọc, hood che.
Trên đây là một số lưu ý, một chiếc máyảnh có giá trị không phải là nhỏ, nó còn bao
gồm cả sự đam mê nghệ thuật trong đó nên các bạn đừng ngại mất thời gian mà tìm
hiểu thật kỹ về chiếc máy trước khi quyết định mua. Chúc các bạn luôn sáng tạo và
đam mê với chiếc máyảnh của mình.
Bí quyết căn chỉnh các thông số máy ảnh.
Làm thế nào để chụp được những bức ảnh đủ sáng? Cơ chế đo sáng của máy
ảnh số? Ý nghĩa của việc thay đổi khẩu độ, tốc độ, độ nhạy sáng của máy
ảnh? Cách thiết lập ISO phù hợp với hoàn cảnh chụp? Dưới đây là những
hướng dẫn căn bản trả lời cho bạn các thắc mắc trên.
Nguyên nhân gây ra hình ảnh mờ?
Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc thảo luận xem cái gì gây ra hiện tượng mờ, nhòe,
nhiễu trên ảnh chụp. Thông thường đây là những nét mờ nhòe không mong muốn và
không liên quan tới việc lấy nét của bạn (tức là bạn cố tình tạo ra hiệu ứng mờ trên ảnh
khi thay đổi đối tượng lấy nét), mà thường là do chuyển động gây ra: một là do máy
ảnh của bạn dịch chuyển, hai là đối tượng chụp dịch chuyển, hoặc là cả hai.
Một giải pháp cho vấn đề này là đặt máyảnh cố định, ví dụ như sử dụng chân máy, đặt
trên bàn, phiến đá hay bất cứ thứ gì có thể giúp máy được ổn định. Tuy nhiên, nếu đối
tượng chụp chuyển động thì dù có chân máy cũng không loại bỏ được mờ nhòe. Để loại
bỏ mờ nhòe gây ra bởi chuyển động của chủ thể và máy ảnh, bạn chỉ có cách là chụp
ảnh nhanh hơn. Nếu bạn có thể khiến máyảnh của bạn giảm thời gian cần thiết để
chụp được một bức ảnh thì có nghĩa là có ít thời gian hơn để đối tượng/máy ảnh di
chuyển. Kết quả là hình ảnh sắc nét hơn.
Vì vậy, để loại bỏ mờ, chúng ta cần phải sử dụng tốc độ chụp nhanh hơn. Để hiểu làm
thế nào để tăng tốc độ chụp, chúng ta cần phải hiểu một chút về việc làm thế nào một
máy ảnh lấy ánh sáng khi chụp ảnh.
Cơ chế phơi sáng của máyảnh
Tất cả các máyảnh kỹ thuật số đều tích hợp sẵn một công cụ đo sáng để giúp máyảnh
chụp được một hình ảnh có độ phơi sáng tốt (tức là không quá tối, không quá sáng).
Trước khi bạn có một shot hình, công cụ đo sáng của máyảnh sẽ xem xét cảnh vật mà
bạn đang định chụp và đo xem lượng ánh sáng xung quanh đang ở mức độ nào. Sau
khi nắm được bao nhiêu ánh sáng là cần thiết để chụp được bức ảnh vừa đủ sáng, máy
ảnh của bạn có thể điều chỉnh 3 thông số trên máy, gồm tốc độ màn trập, khẩu độ ống
kính và thiết lập ISO, để cho ra chỉ số ánh sáng thích hợp.
Tốc độ màn trập
Trước đây các máyảnh cơ sử dụng một mảnh kim loại nằm giữa ống kính và cảm biến
– còn gọi là "màn trập cơ học" - để chặn ánh sáng. Khi bạn nhấn nút chụp để chụp
ảnh, màn trập mở ra và cho phép ánh sáng đi qua ống kính và tiếp xúc với bộ cảm
biến. Sau một khoảng thời gian, màn trập đóng lại (tạo nên một tiếng click) và không
có thêm chút ánh sáng nào tiếp xúc được với cảm biến nữa. Khoảng thời gian màn trập
mở cho ánh sáng đi qua được gọi là "tốc độ màn trập" (shutter speed). Tốc độ màn
trập dài cho phép nhiều ánh sáng đi qua. Tốc độ màn trập ngắn cho phép ít ánh sáng
đi qua.
Các máyảnh kỹ thuật số ngày nay cũng sử dụng nguyên lý tương tự, nhưng sử dụng
một "màn trập điện tử". Máyảnh bật cảm biến lên trong một thời gian để nhận ánh
sáng và sau đó tắt đi. Khoảng thời gian này vẫn gọi là "tốc độ màn trập" và hoạt động
theo cách tương tự như tốc độ màn trập cơ. Nếu bộ cảm biến của máyảnh được "bật"
trong một thời gian dài (tức là tốc độ màn trập chậm), nó sẽ thu ánh sáng nhiều hơn.
Nếu bộ cảm biến chỉ được bật một thời gian ngắn (tức là tốc độ màn trập nhanh), nó sẽ
thu được ít ánh sáng.
Độ mở ống kính
Thông số thứ hai máyảnh có thể thay đổi để điều chỉnh độ phơi sáng là khẩu độ ống
kính. Bên trong ống kính máyảnh của bạn, có một lỗ dùng để điều chỉnh độ mở của
ống kính lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Mỗi một mức mở của ống kính đã được nhà sản xuất
tính toán và thiết lập thành các giá trị "khẩu độ" cố định, mà người dùng chỉ có thể
chỉnh khẩu độ của ống kính theo các giá trị định sẵn này. Tùy theo từng ống kính/loại
máy ảnh mà số lượng các giá trị khẩu độ định sẵn có thể nhiều hoặc ít hơn, nghĩa là
ống kính cho phép mở rộng hơn hoặc thu hẹp hơn.
Hình ảnh minh họa khẩu độ cho thấy, giá trị khẩu độ tăng lên thì độ mở ống kính giảm
đi. Trong trường hợp này, khẩu độ lớn nhất là f 2.8, khẩu độ nhỏ nhất là f 16. Nếu
khẩu độ lớn hơn, giống như hình ảnh bên phải, lượng ánh sáng có thể đi qua ống kính
và tiếp xúc với cảm biến nhiều hơn. Nếu khẩu độ nhỏ hơn, lượng ánh sáng cũng ít hơn.
Ống kính nào có khẩu độ f 1.4 thì có thể mở rất rộng, và nếu có khẩu độ f 22 thì ống
kính có thể mở với khe rất nhỏ cho ánh sáng đi qua.
Khi khẩu độ nhỏ hơn thì độ sâu trường ảnh (DOF – Depth of Field) sẽ lớn hơn, nghĩa là
sẽ có nhiều điểm hơn trong khung hình được nằm trong khoảng lấy nét và do đó hình
ảnh sẽ sắc nét hơn. Bạn nên sử dụng khẩu độ hẹp khi chụp ảnh phong cảnh để mọi thứ
đều sắc nét. Nếu bạn chọn khẩu độ rất rộng, ví dụ f 1.4, thì chỉ có phần trung tâm, tức
tiêu điểm, là được lấy nét, các phần còn lại sẽ bị mờ. Bạn nên sử dụng khẩu độ rộng
khi chụp chân dung, để giúp chủ đề của bạn nổi bật so với xung quanh.
Thiết lập ISO
Sử dụng máy ảnh, chắc chắn bạn sẽ thấy ký hiệu ISO trên máy, các diễn đàn về máy
ảnh cũng nói rất nhiều về việc điều chỉnh thông số ISO để có bức ảnh đẹp. Vậy ISO là
gì?
ISO là đại lượng đo độ nhạy sáng của cảm biến máyảnh đối với ánh sáng, do tổ chức
Tiêu chuẩn Đo lường Quốc tế (International Organization for Standardization) thống
nhất và đưa ra làm quy chuẩn khi sản xuất máy ảnh. Để hiểu rõ hơn về xuất xứ hình
thành đại lượng này, bạn có thể tham khảo Wikipedia.
Máy ảnh số chia các mức độ nhạy sáng của cảm biến ảnh thành các mức khác nhau và
mỗi mức sẽ có giá trị nhạy sáng gấp đôi mức trước đó. Các mức ISO phổ biến trên máy
ảnh số là: 100, 200, 400, 800, 1600, 3200 Hiện nay các máyảnh DSLR cao cấp đã có
thể hỗ trợ ISO mức thấp nhất là 50 và cao nhất là 25.600.
ISO 100 có độ nhạy thấp nhất với ánh sáng. ISO cao hơn, cảm biến càng nhạy cảm hơn
với ánh sáng, tức là bức ảnh của bạn sẽ nhận được nhiều ánh sáng hơn. Trong điều
kiện ánh sáng cao, ISO 100 sẽ đảm bảo bức ảnh đủ sáng. Trong điều kiện ánh sáng
thấp hơn, bạn sẽ cần phải nâng ISO lên. Vì vậy, nếu bạn chụp vào ban đêm, mức ISO
1600 có thể cho phép bạn có được những hình ảnh mà bạn muốn. Tuy nhiên, để có
được bức ảnh sáng hơn, bạn phải đánh đổi bằng độ sắc nét của ảnh. ISO càng cao thì
ảnh sẽ càng có nhiều nhiễu hạt.
Áp dụng khi chụp một bức ảnh
Chiếc máyảnh số được thiết kế để có thể tính toán một lượng ánh sáng đủ để chụp
một bức ảnh và có một số cách để tìm ra được lượng ánh sáng đó. Nó có thể mở khẩu
độ ống kính ở mức lớn nhất và sử dụng tốc độ màn trập nhanh. Nó có thể đóng khẩu
độ nhỏ hơn và sử dụng tốc độ màn trập chậm hơn. Hoặc nó có thể tăng độ nhạy sáng
của chip cảm biến (tức là các thiết lập ISO) để có thể giảm khẩu độ nhỏ hơn và tăng
tốc độ màn trập nhanh hơn. Bất kỳ sự kết hợp nào của ba giá trị khẩu độ, tốc độ, độ
nhạy sáng đều có thể mang lại một bức ảnh với lượng ánh sáng tương ứng. Máyảnh có
thể tự động lựa chọn 3 giá trị này để có bức ảnh tốt nhất, nhưng những người thích
chụp ảnh muốn tạo những bức ảnh độc đáo của riêng mình thì cần học cách thiết lập
các giá trị đó.
Thông thường, để loại bỏ vệt mờ nhòe trên ảnh, ta sẽ tìm cách để chụp được bức ảnh
nhanh hơn, nghĩa là cần một tốc độ màn trập nhanh. Nếu màn trập mở ra trong một
khoảng thời gian ngắn hơn thì sẽ có ít ánh sáng đi vào cảm biến, vì vậy ta phải điều
chỉnh các cài đặt khác - khẩu độ và ISO, để bù cho sự mất ánh sáng do thời gian phơi
sáng ngắn.
Nếu bạn chụp trong một môi trường ánh sáng rực rỡ ngoài trời ban ngày, máyảnh của
bạn có thể bù đắp cho tốc độ màn trập nhanh bằng cách mở khẩu độ ống kính lớn hơn.
Thật không may, có một giới hạn về độ rộng khẩu độ tối đa, bạn không thể mở rộng
ống kính bao nhiêu cũng được, mà phụ thuộc vào máyảnh hỗ trợ đến mức nào. Nếu
cảnh của bạn có ánh sáng thấp hơn – ví dụ như chụp trong nhà hoặc trong bóng râm,
việc mở khẩu độ lớn có thể không đủ. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần phải tăng giá
trị ISO để tăng độ nhạy sáng của cảm biến, giúp máyảnh lấy đủ ánh sáng để đảm bảo
hình ảnh sắc nét.
Chúng ta hãy nhìn vào hai hình ảnh minh họa dưới đây để xem thông số ISO có thể
ảnh hưởng đến độ sắc nét của hình ảnh như thế nào. Hai ảnh này được chụp trong nhà
và không bật flash. Trong cả hai bức ảnh, khẩu độ của ống kính được thiết lập mở rộng
ở mức tối đa, vì vậy các yếu tố thay đổi ở đây là ISO và tốc độ màn trập.
ISO thấp làm tốc độ màn trập chậm gây nhòe hình. Nguồn: Techlore.com
Trong hình bên trái, ISO được thiết lập ở mức 100 (mức ISO thấp nhất trên các máy
ảnh số hiện nay, chỉ trừ một số model có khả năng mở rộng xuống ISO 50). Với mức
ISO 100 và khẩu độ mở rộng, máyảnh tự thiết lập tốc độ màn trập bằng 1/25 giây. Tốc
độ này là quá chậm và ánh sáng không đủ, dẫn tới hình ảnh bị mờ.
Với hình ảnh bên phải, ISO được tăng lên đến 800. Với ISO 800 và khẩu độ mở rộng
tương tự, máyảnh thiết lập tốc độ màn trập là 1/200 giây. Như vậy, giá trị ISO đã tăng
lên 8 lần để làm cho cảm biến nhạy sáng tốt hơn, và tốc độ màn trập cũng nhanh hơn
8 lần (thời gian phơi sáng giảm đi đáng kể). Do tốc độ chụp cao hơn, bức ảnh được
chụp trong một thời gian rất ngắn đủ để loại bỏ các dịch chuyển của máyảnh và đối
tượng chụp, kết quả là ảnh rõ ràng hơn.
Như vậy, nếu một giá trị ISO cao hơn cho phép bạn sử dụng tốc độ màn trập nhanh
hơn, tại sao lại không thường xuyên dùng mức ISO cao nhất mà máyảnh của bạn hỗ
trợ? Đó là do, như đã nói ở phía trên, cái giá phải trả cho ISO cao là nhiễu hạt (grain,
noise) khiến ảnh không mịn và rõ nét, ISO càng cao thì nhiễu càng nặng. Ngoài ra, một
bức ảnh không chỉ có nhiễu tăng lên khi tăng ISO, mà có ba "vấn đề" xảy ra: gia tăng
nhiễu, giảm độ sắc nét và giảm độ tương phản.
Trong một bức ảnh chụp, nhiễu là những điểm ảnh nhỏ bị mất màu nằm rải rác khắp
bức ảnh. Chẳng hạn trong bức ảnh hải ly dưới đây, nhiễu là những chấm có màu đỏ,
xanh lá cây và xanh dương. (Một điểm ảnh có màu đúng phải hiển thị được giá trị chính
xác của kết hợp ba màu này trên bức ảnh).
Nhiễu xuất hiện dưới dạng các điểm ảnh bị mất màu. Nguồn: Techlore.com
Bức ảnh được chụp trong khi trời tối đen, người chụp đã phải đặt ISO ở mức tối đa của
máy ảnh chỉ để có được một bức ảnh. Rõ ràng là bức ảnh có chất lượng rất kém bởi
nhiễu rất nhiều, và không ai in bức ảnh này ra để treo tường cả, tuy nhiên bức ảnh vẫn
có giá trị của nó, bởi nếu không cố nâng ISO lên để chụp "bằng được", thì sẽ không ai
tin tác giả đã chụp được một con hải ly xuất hiện ở vườn nhà mình.
Như vậy, đôi khi bạn cần đến mức ISO cao để ghi lại một khoảnh khắc hiếm hoi trong
điều kiện ánh sáng thấp, chấp nhận hy sinh độ sắc nét của hình ảnh. Các máyảnh càng
đắt tiền và cao cấp thì càng có khả năng giảm nhiễu tốt hơn ở ISO cao, đây cũng là đặc
điểm để cạnh tranh lẫn nhau giữa các dòng máy ảnh.
Hầu hết các máyảnh số đều cho ảnh không có nhiễu ở các mức ISO thấp như 50, 100,
200, nhưng bắt đầu xuất hiện nhiễu ở các mức ISO cao hơn, tùy theo từng model máy.
Nếu chọn muamáyảnh dựa trên thông số này, hãy thử chụp ảnh ở các mức ISO khác
nhau để so sánh nhiễu và bạn cũng biết được mức ISO tối đa mà bạn có thể sử dụng
để có bức ảnh đạt yêu cầu.
[...]... quen với việc cầm máy, giữ vững máy trong lúc chụp bởi máy ảnh DSLR to và nặng hơn máyảnh compact khá nhiều Các hướngdẫn ở đây là dành cho máy ảnh DSLR – dòng máy thay đổi ống kính được, tuy nhiên bạn cũng có thể tham khảo khi sử dụng với máyảnh compact có ống kính cố định, hoặc máyảnh không gương lật (hệ máy nhỏ gọn có thể thay đổi ống kính), vì về cơ bản chúng giống nhau Các máy ảnh DSLR thường... quá mờ nhạt Scene (Cảnh), còn có ký hiệu là : Truy cập tới các chế độ mặc cảnh (cạnh định sẵn) trên máyảnh mà mode dial không đủ chỗ để ghi hết Khi chọn chế độ này, máyảnh sẽ hiển thị danh sách các chế độ mặc cảnh mà máy cung cấp lên màn hình để bạn chọn Một số máyảnh chỉ cung cấp vài cảnh định sẵn, nhưng cũng có nhiều máyảnh cao cấp cho bạn tới vài chục cảnh khác nhau Các cảnh định sẵn thông dụng... chọn trên máy ảnh DSLR Nếu bạn vừa mua chiếc máyảnh DSLR đầu tiên của mình, hẳn bạn sẽ lúng túng trong việc hiểu ý nghĩa các nút bấm cũng như cách sử dụng chúng khi chụp ảnh Dưới đây là những hướngdẫn căn bản Lưu ý: Trong hầu hết các tình huống khi mới tập chụp ảnh, bạn nên sử dụng các thiết lập hoàn toàn tự động để tránh rủi ro cho bức ảnh của bạn Ngoài ra, do mới lần đầu sử dụng máyảnh DSLR, bạn... ký hiệu này trên máyảnh Sony, một số máyảnh khác như Nikon sử dụng nút Effects: Motion Snapshot (chụp ảnh chuyển động): có trên một số máyảnh đời mới của Nikon Khi người dùng nhấn nút chụp, máy sẽ chụp một bức ảnh tĩnh và quay một đoạn video khoảng một giây bắt đầu trước và kết thúc sau thời gian nút chụp được ấn Phim được ghi trong chế độ Motion Snapshot được chiếu lại trên máyảnh trong chế độ... bức ảnh chấp nhận được về độ nét và ánh sáng 5 Đôi khi bạn chụp ảnh với ống kính zoom để chụp đối tượng ở xa, và ảnh bị mờ ngay cả khi chụp ban ngày Thực tế, thao tác zoom cũng đồng thời phóng đại độ rung của máy ảnh, cho nên bạn càng cần tốc độ màn trập nhanh hơn (hoặc sử dụng một chân máy) , lúc này bạn nên tăng ISO lên một, hai mức để buộc tốc độ màn trập nhanh hơn 6 Nếu bạn muốn mua một máy ảnh. .. chế độ Scene hoặc SCN ở chỗ máy sẽ thay bạn chọn cảnh một cách tự động, chứ không phải bạn tự thiết lập cảnh chụp Trên máyảnh Sony, chế độ này được ký hiệu là Intelligent Auto: Creative Auto Mode (chế độ sáng tạo tự động): Ký hiệu này thường thấy trên máyảnh Canon, một chế độ phơi sáng mới, có tác dụng tương đương như chế độ P được mở rộng Khi thiết lập máy ở chế độ CA, máyảnh cho phép người dùng điều... sâu của ảnh Anti Motion Blur (Chống mờ): cho phép chụp liên tiếp nhiều ảnh trong một lần nhấn nút chụp, máy sẽ tự điều chỉnh độ nhạy sáng hoặc tốc độ màn trập và chống nhòe mờ cho ảnh Các ảnh chụp được sẽ được tự động phân tích để chọn ra ảnh có chất lượng tốt nhất Picture Effect (Hiệu ứng ảnh) : Cho phép người dùng lựa chọn các hiệu ứng khác nhau cho ảnh chụp, ví dụ như chụp ảnh đen trắng, ảnh hoài... ý muốn Ở hầu hết các model máyảnh khi được đặt ở chế độ này sẽ có đèn hỗ trợ lấy nét tự động (AF) nếu cần thiết, nghĩa là nếu cảnh chụp đã có đủ ánh sáng thì sẽ không nháy đèn Máy ảnh cũng tự lựa chọn các điểm lấy nét tự động và thường lấy nét vào chủ thể gần nhất Ký hiệu này thường có trên các máyảnh DSLR Nikon, và thay đổi (như đã đề cập ở trên) với các thương hiệu máyảnh khác: Program (Chương... phép người dùng diễn tả những khoảnh khắc ấn tượng cho thấy sự thay đổi chậm rãi trong cách trình bày, cảnh lá rơi từ trên cây, hoặc cảnh thay đổi trong tự nhiên Smart Photo Selector (lựa chọn ảnh thông minh): có trên một số máyảnh Nikon, tương tự như chế độ Anti Motion Blur của máyảnh Sony ở trên hoặc chế độ Smart Auto của một số nhà sản xuất khác Điều đặc biệt là máyảnh Nikon sẽ chụp liên tiếp nhiều... thay đổi theo từng model máy, ngay cả khi cùng một hãng máyảnh Ký hiệu chế độ chụp tự động (Auto) được thay đổi nhiều nhất: khi thì là hình chữ nhật màu xanh (hoặc trắng), khi thì là chữ AUTO nổi bật với màu xanh, khi thì bên cạnh chữ AUTO còn có thêm hình chiếc máy ảnh, hoặc có khi chỉ là hình chiếc máy ảnh, hoặc một chữ A được bao quanh bởi khung chữ nhật xanh Một số máyảnh còn có thêm chế độ iAuto . Hướng dẫn mua máy ảnh cũ
Không phải ai cũng có sẵn tài chính để mua máy ảnh mới với giá cao, chính vì
vậy nhiều người nghĩ đến việc tìm mua máy ảnh cũ. một
máy ảnh lấy ánh sáng khi chụp ảnh.
Cơ chế phơi sáng của máy ảnh
Tất cả các máy ảnh kỹ thuật số đều tích hợp sẵn một công cụ đo sáng để giúp máy ảnh