Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp thống kê phân loại: được sử dụng để thống kê và phân loại các phương tiện ngôn ngữ thể hiện hành động cầu khiến trong tiếng Viê ̣t và tiếng Quảng Đông
Phương pháp phân tích: được sử dụng để phân tích, miêu tả cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ thể hiện hành động cầu khiến trong kịch của tác giả,làm rõ vai trò của các phương tiện này trong tiếng Viê ̣t và tiếng Quảng Đông
Phương pháp so sánh, đối chiếu: để làm rõ sự giống và khác nhau giữa các kiểu câu biểu thị trực tiếp hành động cầu khiến với các kiểu câu gián tiếp biểu thị hành động cầu khiến trong tiếng Viê ̣t và tiếng Quảng Đông
Nhằm làm sáng tỏ hành vi từ cầu khiến trong Tiếng Việt và chỉ ra nét tương đồng và sự khác biệt giữa hành vi cầu khiến trong Tiếng Việt và Tiếng Quảng Đông (Trung Quốc) Qua đó dựa vào kết quả đã phân tích, sử dụng phương pháp của ngôn ngữ học đối chiếu để tiến hành đối chiếu, so sánh nhằm tìm ra những tương đồng và khác biệt của hai ngôn ngữ trên bình diện cấu trúc ngữ nghĩa và các nghĩa chuyển dịch.
Ý nghĩa của đề tài
Về mặt lý luận,việc nghiên cứu hành động cầu khiến trong tiếng Việt và liên hệ với tiếng Quảng Đông có ý nghĩa đặc biệt đối với những vấn đề lý luận và thực tiễn của ngữ dụng học và lý thuyết giao tiếp, vấn đề tổ chức và tri nhận lời nói Luận văn hy vọng góp phần làm rõ thêm các về khái niệm hành động cầu khiến, phân loại các hành động cầu khiến, những vấn đề mà xưa nay đã đề cập đến nhưng chưa được quan tâm đúng mức và chưa được lý giải đầy đủ
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Về mặt thực tiễn, việc miêu tả các phương thức thể hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt có thể đóng góp thêm cho việc miêu tả, phân tích và lý giải cụ thể, thiết thực cho vấn đề dạy, học tiếng Việt và tiếng Quảng Đông không chỉ là ở vấn đề học để giao tiếp mà còn để tìm hiểu về lý luận.Từ đó sinh viên có thể nắm chắc về lý thuyết và sự khác biệt và những đặc điểm của câu cầu khiến ở hai ngôn ngữ, giúp cho việc sự dụng tốt hai ngôn ngữ này.
Bố cục của luận văn
Chương 1 : Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài Chương 2: Phương tiện tường minh trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Quảng Đông)
Chương 3: Phương tiện nguyên cấp trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Quảng Đông)
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ
Trong giao tiếp, con người thực hiện rất nhiều hoạt động khác nhau bằng cách sử dụng ngôn ngữ Các hành động này tuy được thể hiện hết sức đa dạng nhưng đều được gọi chung là các hành vi ngôn ngữ Mối liên hệ giữa ngôn ngữ - hành vi con người là hiển nhiên, trong nghiên cứu ngữ dụng học, loại hành vi này không thể bỏ qua Hành vi ngôn ngữ là một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ
Nếu như L Wittgenstein là người đặt tiền đề thì J L Austin lại là người đặt nền móng cho lý thuyết hành động ngôn từ Qua công trình nghiên cứu “How to do thing with words” ông bày tỏ luận điểm “To say is to do something” (nói là làm) Ông cho rằng để biểu hiện, diễn tả một hành động ngôn từ thì cần phải nói ra điều đó và làm - đi vào thực tế, thực tiễn sử dụng ngôn ngữ Từ luận điểm này mà người ta đã xây dựng nên lý thuyết về hành động ngôn từ Như vậy, hành động ngôn từ là nhấn mạnh bản chất của câu nói Khi ta nói một câu nghĩa là ta đã thực hiện một hành động nào đó Chẳng hạn như thông báo, khuyên, chúc mừng, tuyên bố, hứa hẹn,… Đó là những hành động được thực hiện bằng ngôn từ và được gọi là hành động ngôn từ Thuật ngữ “hành động ngôn từ” có thể khiến nhiều người hiểu nhầm Nó bị coi là đồng nghĩa với
“hành động phát ngôn ra câu nói” hơn là để biểu thị như nó đã biểu thị, một bộ phận cụ thể nào đó của sản phẩm nói năng
Trong lý thuyết của mình, J.L.Austin xem hành động ngôn từ là một thể thống nhất những hành động:
- Hành động tạo lời (locutionary act)
- Hành động tại lời (illocutionary act)
- Hành động mượn lời (perlocutionary act)
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
1.2 Các hành động ngôn từ 1.2.1 Hành động tạo lời
J.L.Austin đặt tên cho hành động này là “nói một điều gì đó” Đây là hành động sử dụng các yếu tố ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp để tạo nên một câu nói.Hành động tạo lời là các chất liệu ngôn ngữ như đơn vị từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp, cách phát âm được người nói lựa chọn sử dụng trong câu nói Đó là phần nghĩa biểu thị thực tại khách quan trong câu.Là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung
Hành động tại lời là nói một điều gì đó và thực hiệnđiều đó như thế nào và thực hiện hành động ấy phải ngay khi phát ra câu nói Hành động được thực hiện ngay trong khi nói, là hành động ngôn từ thể hiện mục đích giao tiếp nhất định của câu Hành động tại lời cũng gọi là hành động ngôn trung của câu, nó tạo nên giá trị ngôn trung của câu.Đó là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận Ví dụ về hành vi ở lời: hỏi, yêu cầu, ra lệnh, hứa hẹn, khuyên bảo v.v khi chúng ta hỏi ai về một cái gì đó thì người được hỏi có nhiệm vụ phải trả lời chúng ta, cho dù trả lời không biết Không trả lời, không đáp lại câu hỏi, người nghe bị xem là không lịch sự Khác với hành vi mượn lời, hành vi ở lời có ý định (hay có đích), có quy ước và có thể chế Dù rằng quy ước và thể chế của chúng không hiển ngôn mà quy tắc vận hành chúng được mọi người trong một cộng đồng ngôn ngữ tuân theo một cách không tự giác Có thể nói, nắm được ngôn ngữ không chỉ nắm được ngữ âm, từ ngữ, câu v.v của ngôn ngữ đó mà còn nắm được những quy tắc điểu khiển các hành vi ở lời trong ngôn ngữ đó, có nghĩa là biết các quy tắc để “hỏi”, “hứa hẹn”, “yêu cẩu”, “mời” sao cho đúng lúc đúng chỗ, cho thích hợp với ngữ cảnh, với người được hỏi v.v Thí dụ ở xã hội Việt Nam và Á Đông nói chung, hỏi SP2 về tuổi tác, về tình trạng
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
7 hôn nhân là được phép, là tỏ sự quan tâm của ngửời hỏi với người được hỏi
Trái lại, hỏi về vấn đề đó trong xã hội phương Tây lại bị xem là không lịch sự
Ví dụ: – Không nói chuyện riêng (Hành động tại lời là đề nghị học sinh không nói chuyện riêng trong lớp)
Vì vậy hành động tại lời chính là lực ngôn trung, là đích phát ngôn Nó bị chi phối bởi các quy tắc hình thành tự nhiên theo cộng đồng với những điều kiện sử dụng được thực hiện Cốt lõi của hành động ngôn từ chính là hành động tại lời
Hành động mượn lời là hành động thông qua phương tiện ngôn ngữ tác động đến tâm lí, hành động người nghe để tạo ra hiệu quả ngoài ngôn ngữ như xúc động, yên tâm, phấn khởi v.v…Đó là những hành vi “mượn” phương tiện ngôn ngữ, nói đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói Ví dụ, nghe phát ngôn sai khiến: Đóng cửa lại! SP2 có thể đứng dậy, đi ra cửa và đẩy cánh cửa cho kín lại, anh ta cũng có thể bực tức, càu nhàu, tỏ vẻ khó chịu
Hành động vật lí đóng cửa, sự bực tức đều thuộc hành vi mượn lời Chức năng hành động của giao tiếp được thực hiện nhờ các hiệu quả mượn lời của phát ngôn Có những hiệu quả mượn lời là đích của một hành vi ở lời (như đóng cửa là hiệu quả mượn lời của hành vi ở lời điều khiển), nhưng cũng có những hiệu quả không thuộc đích của hành vi ở lời (như vùng vằng, gắt gỏng, khó chịu khi nghe lệnh) Những hiệu quả mượn lời rất phân tán, không tính toán đƣợc Chúng không có tính quy ước (trừ hành vi mượn lời đích của hành vi ở lời).Với một hành động mượn lời, người nghe có thể không nhậnra ngay mặc dù hiểu được hành động tại lời Một hành động tại lời có thể có nhiều hành động mượn lời khác nhau
* Một hành động tại lời là người nói không muốn tiếp chuyện với người nghe và đưa ra một lời yêu cầu trực tiếp:
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Tiếng Việt: - Anh về đi cho em ngủ
Tiếng Quảng Đông : -你返去啦俾我訓下
* Hành động mượn lời có thể là một trong những trường hợp sau:
Tiếng Việt : - Mấy giờ rồi anh?
Tiếng Quảng Đông : - 宜家幾點咧?
Tiếng Việt : - Ngày mai em phải dậy sớm
Tiếng Quảng Đông : - 聽日我要早起。
Tiếng Việt : - Anh à ! Mẹ thường nhắc nhở em đi ngủ sớm kẻo bị ốm,…
Tiếng Quảng Đông : - 啊,我媽都成日同我講要早啲訓唔陣會生病嘅。
1.3 Điều kiện sử dụng hành động ngôn từ
Hành động ngôn từ được thể hiện rõ nét trong hoạt động giao tiếp của con người Mỗi hành động ngôn từ phải có những điều kiện nhất định thì hành động mới được thực hiện Muốn cho người nghe thực hiện một hành động nào đó như yêu cầu (要求), đề nghị(俾意見), sai bảo(指使,吩咐), khuyên răn(勸 告)… mà người nói mong muốn thì người nói phải lựa chọn cách nói nào đó để người nghe không chỉ hiểu điều mình nói ở bề mặt ngôn từ mà còn tri nhận được đích ngôn trung Bởi vậy, để đạt được hiệu quả trong giao tiếp, người nói cần quan tâm đến các điều kiện sử dụng của các hành động ngôn từ này
Những điều kiện chi phối ấy, L.Wittgenstein gọi là “trò chơi ngôn ngữ” vàJ.L.Austin cũng đưa ra luận điểm “nói là làm”, nói là một cách sử dụng âm thanh ngôn ngữ để bộc lộ một nội dung thông báo nào đó Đối với hành động ngôn từ tạo lời, các điều kiện sử dụng và cấu tạo của nó là về ngữ âm, từ ngữ, ngữ pháp của một ngôn ngữ Chonên nếu muốn yêu cầu (要求), đề nghị (俾意見), sai bảo (指使,吩咐), khuyên răn (勸 告)…người nào đó thì chắc chắn cả người nói lẫn người nghe phải đồng nhất
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
9 một ngôn ngữ Có như thế thì cuộc hội thoại bằng ngôn ngữ mới được diễn ra và hành động đó mới được thực hiện Đồng thời các phía người nói lẫn người nghe không bị hạn chế về mặt sinh lý như câm (phía người nói) và điếc (phía người nghe)
Các hành động tại lời cũng đòi hỏi những điều kiện nhất định Các hành động tại lời bị chi phối bởi các quy tắc hình thành tự nhiên theo cộng đồng vì vậy mỗi loại hành động tại lời có những điều kiện sử dụng của nó mà Austin gọi tên chúng là những điều kiện thuận lợi Về vấn đề này Searle chia làm 3 loại chính như sau: Điều kiện ban đầu Điều kiện chân thành ( chân thực) Điều kiện thiết yếu (điều kiện căn bản)
1.3.1 Điều kiện ban đầu Điều kiện này liên quan đến quan hệ giữa hai người: người nói và người nghe, tới những ý nguyện, lợi ích và khả năng của người nghe
Hành động ngôn từ ra lệnh
Về quyền lợi: người nói là người ra lệnh, người nghe là người nhận lệnh Người nói là người có lợi, người nghe là người bị thiệt (về thời gian, công sức hay tiền của…)
Về vị thế giao tiếp:
Người nói có vị thế giao tiếp (biểu hiện vị thế xã hội) cao hơn hoặc là người bậc trên
Người nghe có vị thế giao tiếp thấp hơn hoặc là người bậc dưới (trong trường hợp vị thế xã hội không bình đẳng)
Hệ quả là tính bắt buộc cao.
Ra lệnh là làm một việc gì đó cho tôi, hoặc cho cả anh và cả tôi hoặc không liên quan gì đến anh nhưng anh vẫn phải làm
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Khi người nói ra lệnh cho người nghe thực hiện một hành động nào đó thì đương nhiên là hành động đó chưa được thực hiện trong quá khứ hoặcthực hiện rồi nhưng chưa đạt yêu cầu nên người nói mới ra lệnh cho người nghe thực hiện hay thực hiện lại mà thôi Đồng thời người ra lệnh cần biết được rằng người nhận lệnh có khả năng hiểu được và thực hiện được mệnh lệnh của mình
1.3.2 Điều kiện chân thành Điều kiện này tập trung chủ yếu nói đến trạng thái tâm lý của hành động mà người nói thực hiện Thông báo hay ra lệnh một điều gì đó cho người khác thì phải tâm niệm rằng thông tin đó là sự thật và phải thực sự mong muốn người nhận lệnh, nhận thông tin chấp hành, đồng ý Nếu là hỏi thì không phải là hỏi xã giao, lấy lệ Nếu là mời mọc thì phải mong muốn người nghe nhận lời mời của mình
Hành động ngôn từ mời mọc: (mời ăn uống, vui chơi, học tập, làm việc,…)
HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN TIẾNG VIỆT
Trong ngôn ngữ học từ xưa đến nay, vấn đề cầu khiến được bàn luận khá nhiều Ở Châu Âu, với đặc trưng là ngôn ngữ biến hình thì trong ngôn ngữ học truyền thống, vấn đề nghĩa cầu khiến hay mệnh lệnh thường thường gắn với phạm trù ngữ pháp thức Các nhà nghiên cứu ngữ pháp Châu Âu lấy phạm trù biểu thị quan hệ giữa hành động với thực tế khách quan và vớingười nói để giải thích thức Những thức thường gặp trong ngôn ngữ là: thức trần thuật, thức mệnh lệnh, thức giả định, thức điều kiện Trong đó, thức mệnh lệnh biểu thị nguyện vọng, yêu cầu của người nói đối với việc thực hiện hành động Ở Việt Nam, vấn đề cầu khiến tuy đã được các nhà nghiên cứu quan tâm và bàn nhiều, song vẫn chưa đi đến thống nhất
Nhóm các nhà ngôn ngữ học theo quan điểm ngữ pháp truyền thống phân loại câu dựa trên hai tiêu chí: theo cấu trúc cú pháp và theo mục đích phát
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
19 ngôn Phân loại câu theo mục đích phát ngôn gồm có: câu trần thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn
Nguyễn Kim Thản trong Động từ trong tiếng Việt (1977) [30] nhận diện động từ mang ý nghĩa ngữ pháp mệnh lệnh biểu thị ý chí, ý thức lời yêu cầu đề nghị hay mệnh lệnh của người nói/ viết đối với người nghe/ đọc đòi hỏi người này phải thực hiện quá trình do động từ biểu thị Quan niệm trên của tác giả đã thể hiện rõ cách phân loại và khái niệm về câu của ngữ pháp truyền thống là câu cầu khiến là câu dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị
Lê Văn Lý trong Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam (1968) [24] khảo sát nhận diện
13 loại câu, trong đó có câu khuyến lịnh Theo tác giả câu khuyến lịnh là câu dùng để bộc lộ ý muốn của mình
Hoàng Trọng Phiến trong Ngữ pháp tiếng Việt (1980) [27] phân chia thành: câu cầu khiến, câu hỏi và câu than gọi Vấn đề về hình thức câu cầu khiến được tác giả cho rằng câu cầu khiến không có những dấu hiệu ngữ pháp đặc biệt gì ngoài một số phương tiện hư từ và ngữ điệu Câu cầu khiến nói nên ý muốn của chủ thể phát ngôn và yêu cầu người nghe đáp lại bằng hành động
Theo quan điểm ngữ dụng học, dựa vào lý thuyết hành động ngôn từ của J.L.Austin, H.P.Grice và J.R.Searle thì các nhà ngôn ngữ học theo quan điểm này khác với nhóm nghiên cứu theo ngữ pháp truyền thống là không phân loại câu theo mục đích phát ngôn mà chỉ khảo sát những hành động tại lời (hành động ngôn trung) trong cách phát ngôn Điển hình như Cao Xuân Hạo (1991) tiến hành phân loại câu theo hành động ngôn trung và nhấn mạnh quan điểm căn cứ vào hình thức của câu để phân loại câu còn mục đích của phát ngôn được xem xét sau khi các kiểu câu đã được xác định
Hồ Lê trong cuốn Cú pháp tiếng Việt phân câu cầu khiến ra thành:
Câu mệnh lệnh: Về ngữ nghĩa, nó buộc người khác phải thực hiện điều nó nói ra Về mặt cú pháp, câu thường do động từ hoặc từ tổ động từ đảm nhiệm, còn chủ ngữ thường bị tỉnh lược Câu rất ít sử dụng trợ từ, mà nếu có dùng thì
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
20 trợ từ thích hợp là ‟đi” đặt ở cuối câu Ngữ điệu thường được xướng cao và mạnh
Câu yêu cầu: về ngữ nghĩa nó đòi hỏi làm hoặc không làm một điều gì đó Về mặt cú pháp, câu thường có kết cấu đề – thuyết và thường dùng những động từ tâm lý như: cần, phải, cần phải
Câu dặn dò: về ngữ nghĩa nó nhắc nhở người khác về một điều gì đó Về cú pháp, câu thường có kết cấu đề – thuyết và thường dùng động từ “nhớ’’, phụ từ “và” trợ từ “nhé’’, “nghe’’, “nghen’’
Cũng theo tác giả Cao Xuân Hạo, trong cuốn Sơ thảo ngữ pháp chức năng
(1991) cho rằng khi nói ra một câu ta thực hiện một hành động nhận định, nghĩa là xác lập một mệnh đề, nhưng đồng thời cũng thực hiện một mục tiêu giao tế nào đấy Đó là một hành động ngôn trung, phân loại câu theo lực ngôn trung có hai loại lớn là câu trần thuật và câu nghi vấn Tác giả cho rằng câu cầu khiến là một tiểu loại của câu trần thuật khác các tiểu loại khác về tình thái
Nguyễn Thiện Giáp, trong cuốn Dụng học Việt ngữ (2000) cho rằng cầu khiến là hành động mà người nói sử dụng để khiến người nghe làm cái gì đó Hành động này thể hiện ở những câu mà nhờ chúng mà người nói khiến cho người nghe làm một việc gì Thuộc nhóm này có các hành động như: đề nghị, yêu cầu, cho phép, ra lệnh, mời mọc, rủ rê, thỉnh cầu, khuyên, cấm đoán, hỏi, chỉ thị.v.v…(hỏi cũng là một hành động cầu khiến)
Vũ Thị Thanh Hương trong Gián tiếp và lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt cũng đưa ra những quan niệm về hành động cầu khiến như sau:
Cầu khiến là loại hành vi ngôn từ được người nói ra nhằm điều khiển người nghe hành động theo như ý của mình Tuỳ theo lực ngôn trung và hành động xuyên ngôn của chúng, các hành vi cầu khiến có thể có những tác động tích cực (làm lợi) hay tiêu cực (làm thiệt) khác nhau cho người nói và người nghe (chẳng hạn, về quyền được chủ động hay bị động, khả năng được lựa chọn hay bị áp đặt, các nguồn lợi thu được về vật chất, tinh thần, thời gian hay sự hao tổn…)
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Trong hệ thống phân loại hành động ngôn từ, hành động cầu khiến được xác định theo hai cách hiểu rộng và hẹp khác nhau Ở nghĩa hẹp, cầu khiến được hiểu là các hành động mà người nói thực hiện nhằm buộc người nghe làm một điều gì theo ý muốn của mình để đem lợi ích cho người nghe, người nói thường gây thiệt hại cho người nghe Ở nghĩa rộng, cầu khiến là loại hành động mà thông qua đó người nói muốn tạo ra bất kì một sự thay đổi nào trong hành động của người nghe bấtkể hành động đó có lợi hay có hại cho người nói hay người nghe
Có thể nói, trong quan niệm của các nhà ngôn ngữ học theo quan điểm của ngữ dụng học đã nhấn mạnh vào hành động tại lời của phát ngôn và cho rằng hành động cầu khiến là loại hành động có mức đe doạ thể diện cao
Chính vì vậy khi phát ngôn người nói cần lựa chọn những phương thức phù hợp sao cho đạt được hiệu quả trong giao tiếp
2.2 Phân loại hành động cầu khiến
Cầu khiến là thuật ngữ được sử dụng để chỉ chung tất cả các hành động có chung mục đích là: chủ ngôn muốn tiếp ngôn thực hiện/ không thực hiện điều gì đó trong tương lai Hành động cầu khiến có những điều kiện thực hiện và những biểu hiện rất đặc trưng cho các hành động ngôn từ Các nhà nghiên cứu thường có quan điểu khác nhau về việc phân loại hành động cầu khiến và các tiêu chuẩn phân chia Có người dựa vào điều kiện thiết yếu, điều kiện chủ yếu và điều kiện nội tại, có người nhìn từ góc độ mục đích phát ngôn và độ bắt buộc.v.v Khái quát lại, quan điểm phân chia của các nhà nghiên cứu chủ yếu có hai quan điểm chính là căn cứ vào ý nghĩa cầu khiến và căn cứ vào hình thức cầu khiến để phân loại
Căn cứ vào ý nghĩa cầu khiến để phân loại hành động cầu khiến thường xem xét đến các yếu tố sau:
(1) Vai giao tiếp của chủ ngôn và tiếp ngôn
Vai giao tiếp có vai trò quan trọng trong việc phân chia tính chất các hành động cầu khiến Các vai giao tiếp muốn sử dụng được hành động ngôn từ sẽ
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SO SÁNH, ĐỐI CHIẾU NGÔN NGỮ
3.1 Khái niệm so sánh, đối chiếu trong ngôn ngữ học
Trong tiếng Việt, từ “đối chiếu” và “so sánh” có thể dùng thay thế nhau
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Trong “Từ điển Tiếng Việt”, so sánh là xem xét, đối chiếu nhằm tìm ra những điểm giống, tương tự và khác biệt nhau Đối chiếu thì là so sánh hai sự vật liên quan chặt chẽ với nhau Thật ra, trong ngôn ngữ học, hai khái niệm " so sánh " và " đối chiếu " cũng có những sự phân biệt nhất định
So sánh trước hết là thao tác tư duy giúp con người nhận thức hiện thực khách quan Hoạt động so sánh là hoạt động đối chiếu “ một cái này với một cái khác nhằm tìm ra mối quan hệ và liên hệ giữa chúng” Trong ngôn ngữ học, so sánh, thường được dùng với ý nghĩa chung để chỉ phương pháp hay cách tiếp cận nghiên cứu, lấy đối tượng là hai hoặc nhiều ngôn ngữ Sự tiếp cận đối tượng theo cách này được gọi là ngôn ngữ học so sánh ( Comparative Linguistics) Căn cứ vào đối tượng, mục đích và cách thức tiến hành Người ta chia ngôn ngữ học so sánh thành các phân ngành nhỏ như: Ngôn ngữ học so sánh lịch sử (Comparative Historical Linguistics), loại hình học ( Typological Linguistics), ngôn ngữ học đối chiếu ( Contrastive Linguistics), ngôn ngữ học tiếp xúc ( Contact Linguistics), ngữ vực học (Arial Linguistics)v.v
Hầu hết các phân ngành trong ngôn ngữ học so sánh như ngôn ngữ học so sánh - lịch sử, ngôn ngữ học so sánh loại hình, ngôn ngữ học tiếp xúc đều giống nhau ở chỗ: tập trung vào việc xác định những điểm giống nhau giữa các ngôn ngữ
Trong tiếng Việt, thuật ngữ đối chiếu là dịch từ thuật ngữ Contrastive Đối chiếu ngôn ngữ là việc so sánh hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ để xác định những điểm giống và điểm khác giữa các ngôn ngữ; trong đó, thông thường điểm khác nhau được lưu ý nhiều hơn Chính ở điểm này, ngôn ngữ học đối chiếu khác với các phân ngành khác của ngôn ngữ học so sánh, lựa chọn ngôn ngữ để đối chiếu hoàn toàn tùy thuộc vào những yêu cầu lý luận, và thực hiện việc nghiên cứu Trong ngôn ngữ học đối chiếu, cách thức so sánh, về căn bản,đứng trên quan điểm đồng đại
3.2 Nhiệm vụ của ngôn ngữ học đối chiếu
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Trong lịch sử phát triển của ngôn ngữ học đối chiếu, việc xác định những nhiệm vụ chính của ngôn ngữ học đối chiếu cũng có nhiều quan điểm khác nhau Tuy có nhiều khám phá khác nhau, cũng có ý kiến của các học giả được thống nhất Có thể tóm tắt những nhiệm vụ chính của ngôn ngữ học đối chiếu thành 3điểm cơ sở như sau:
Thứ nhất, Phát hiện điểm giống và điểm khác trong việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ của các ngôn ngữ khác nhau Trong đó, sự khác nhau được lưu ý nhiều hơn
Thứ hai, Xác định những đặc điểm ( hoặc là đặc trưng) của các ngôn ngữ đượcđối chiếu hiện có nhưng chưa được chú ý nếu chỉ nghiên cứu đơn ngữ
Thứ ba, Ngôn ngữ học đối chiếu liên quan trưc tiếp đến ngôn ngữ học ứng dụng Ngôn ngữ học đối chiếu tạo cơ sở ngôn ngữ học cho lý thuyết phiên dịch, dịch một ngôn ngữ thành ngôn ngữ khác, để so sánh đối chiếu hai ngôn ngữ ấy khác ở chỗ nào, khác nhau thế nào Ngôn ngữ học đối chiếu còn cung cấp các tư liệu cho nghiên cứu loại hình học ngôn ngữ, dạy tiếng nước ngoài
3.3 Những cách tiếp cận cơ bản nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ 3.3.1 Nghiên cứu đối chiếu một chiều
Nghiên cứu đối chiếu một chiều xem xét ý nghĩa của một phương tiện nào đó trong ngôn ngữ này và xác định những phương tiện biểu hiện ý nghĩa tương ứng trong ngôn ngữ khác Bắt đầu từ việc miêu tả các hình thức trong ngôn ngữ thứ nhất rồi đối chiếu với những cái tương đương trong ngôn ngữ thứ hai
Cũng có thể ngược lại, bắt đầu từ việc miêu tả các hình thức trong ngôn ngữ thứ hai rồi đối chiếu với những cái tương đương trong ngôn ngữ thứ nhất
3.3.2 Nghiên cứu đối chiếu hai chiều Nghiên cứu đối chiếu hai (hay nhiều) chiều xem xét các hiện tượng được so sánh của hai hay nhiều ngôn ngữ trong mối quan hệ qua lại trên một cơ sở đối chiếu, dựa vào một TC (Tertium comparationis) Cách đối chiếu này được tiến hành theo thủ tục như sau: Chọn TC, sau đó xác định các phương tiện ngôn ngữ biểu thị, thuộc về phạm trù này trong các ngôn ngữ đối chiếu
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
PHƯƠNG TIỆN TƯỜNG MINH TRỰC TIẾP BIỂU HIỆN HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN TRONG TIẾNG VIỆT (LIÊN HỆ VỚI TIẾNG QUẢNG ĐÔNG)
Phương tiện tường minh
Trong tác phẩm ngôn ngữ học nổi tiếng “How to do things with words” (Nói là hành động), tác giả người Anh J L Austin đã nêu ra thuật ngữ “hành động ngôn từ”, tức là hành động được thực hiện qua con đường nói năng (ở chương
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
I đã nói), với quan niệm đó ông đã nêu ra thuật ngữ “động từ ngôn hành”, nó được hiểu là những động từ chỉ hành động được thực hiện bằng ngôn từ
Thứ nhất, động từ ngôn hành phải là động từ biểu thị hành động và được thực hiện bằng cách nói năng, khi chủ ngôn phát ngôn kết thúc cũng là lúc hành động đó được thực hiện xong Do vậy, những động từ không biểu thị hành động động từ trạng thái và động từ được thực hiện bằng hành động như vật lý nào đó thì không phải là động từ ngôn hành
Ví dụ : Động từ “đánh”(打), “ăn”(食), “mặc”(著) thì không phải là động từ ngôn hành vì chúng tuy là động từ biểu thị hành động nhưng không thể thực hiện bằng cách nói năng, chúng được thực hiện bằng hành động vật lý“đánh”(打),
Thứ hai, Đề ngữ của phát ngôn chứa động từ ngôn hành chủ ngôn nên phải ở ngôi thứ nhất/ngôi gộp: tôi, chúng tôi Cũng có trường hợp đề ngữ không có mặt
(1) Tiếng Việt: - Tôi khuyên anh nên làm việc cẩn thận (câu cầu khiến) Tiếng Quảng Đông :我請你做嘢專心啲啊。
(2) Tiếng Việt : - Anh ấy khuyên anh nên làm việc cẩn thận (câu trần thuật) Tiếng Quảng Đông :佢話我做嘢專心啲。
Hai ví dụ trên khác nhau ở chủ ngôn phần đề ngữ Chủ ngôn của phát ngôn thứ nhất là “tôi”(我, do vậy, lúc câu này được nói ra thì cũng là lúc ngườiđề xuất (tức là “tôi”) đã thực hiện hành động “khuyên”(請), thỏa mãn điều kiện câu cầu khiến; chủ ngôn của phát ngôn thứ hai là “anh ấy”(佢), do vậy câu này chỉ có ý là thông báo cho tiếp ngôn việc anh ấy khuyên anh nên làm việc cẩn thận
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
32 vì hành động “khuyên” ((話) đó đã được thực hiện trước khi phát ngôn này được nói ra, câu này chỉ là câu trần thuật
Thứ ba, Bổ ngữ của động từ ngôn hành là đối ngôn nên nó phải ở ngôi thứ hai như anh, các anh…
(1) Tiếng Việt :- Tôi khuyên anh nên làm việc cẩn thận
Tiếng Quảng Đông : 我話佢要專心做嘢。
(2)Tiếng Việt : -Tôi khuyên anh ấy nên làm việc cẩn thận
Tiếng Quảng Đông : 我話佢應該要專心做嘢。
Sự khác nhau ở hai ví dụ trên là ở chủ ngôn phần thuyết, phát ngôn thứ nhất là “anh”, là ngôi hai, do vậy, phát ngôn này là lực ngôn trung thực tiếp tác động đến tiếp ngôn; phát ngôn thứ hai thì là tác động đến “anh ấy”, người thứ ba ngoài hội thoại, phát ngôn ấy chỉ là thông báo cho tiếp ngôn việc chủ ngôn khuyên anh ấy nên làm việc cẩn thận
Thứ tƣ , Động từ ngôn hành phải được thực hiện ở thời điểm hiện tại
“Tôi vừa khuyên anh nên làm việc cẩn thận”(我啱啱話佢要專心做嘢), thì đây là phát ngôn trần thuật, vì phát ngôn có chứa từ tình thái chỉ thời gian
“vừa”(啱) nêu rõ hành động “khuyên” (話) đã xảy ra ở trước thời điểm phát ngôn được nói ra Dóđó, có thể nhận thấy rằng phát ngôn chứa động từ ngôn hành không được chứa các từ tình thái chỉ thời gian đi kèm Động từ ngôn hành phải nằm trong mệnh đề chính của phát ngôn Động từ ngôn hành không đứng sau các từ phủ định và các từ có hàm ý phủ định như không, chưa, chẳng, suýt… cũng không đứng sau các từ biểu thị dự định
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
(1) Tiếng Việt : - Tôi chẳng khuyên anh nên làm việc cẩn thận
Tiếng Quảng Đông : 我都懶得話佢做嘢專心啲。
(2) Tiếng Việt:- Tôi định khuyên anh nên làm việc cẩn thận
Tiếng Quảng Đông : 我想話佢做嘢認真啲。
Ví dụ (1) có chứa từ “chẳng” (懶得,唔想) cho nên hành động khuyên chưa bao giờ được thực hiện; ví dụ thứ hai chứa từ “định” có nghĩa là chủ ngôn chỉ có ý muốn thực hiện hành động “khuyên”(話), chứ không nhất thiết sẽ thực hiện hành động
Một động từ khi thỏa mãn 6 điểm nói trên mới có thể là một động từ ngôn hành Động từ ngôn hành có thể được phân chia theo lực ngôn trung mà nó chứa, sẽ có 3 loại động từ ngôn hành và 3 loại phát ngôn chứa chúng tương ứng:
Loại 1: Phát ngôn trần thuật chứa động từ ngôn hành trần thuật, gồm có khẳng định, thông báo…
Loại 2: Phát ngôn nghi vấn chứa động từ ngôn hành nghi vấn, tức là động từ ngôn hành hỏi
Loại 3: Phát ngôn cầu khiến chứa động từ ngôn hành cầu khiến, gồm córa lệnh, cấm, yêu cầu, xin phép…
2.1.2 Động từ ngôn hành cầu khiến Động từ ngôn hành cầu khiến thuộc phạm vi động từ ngôn hành, do vậy, ngoài việc chúng phải thỏa mãn 6 điểm điều kiện nhận diện động từ ngôn hành nói trên, với ý nghĩa là cầu khiến, chúng còn phải thỏa mãn 2 điểm sau đây:
Thứ nhất, về mặt ý nghĩa, động từ ngôn hành cầu khiến phải có nét nghĩa cầu khiến như ra lệnh, yêu cầu, cho phép…
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Thứ hai, về mặt hình thức, động từ ngôn hành cầu khiến được sử dụng trong mô hình cầu trúc: (D1) – Vnhck – D2 – V Trong đó, chủ ngôn là đại từ ngôi một - D1, tiếp ngôn là đại từ ngôi hai - D2, mô hình này phải là thời hiện tại
Dựa trên các lý thuyết trên, chúng tôi có thể tìm ra được danh sách cácđộng từ ngôn hành cầu khiến trong tiếng Việt và liên hệ ý nghĩa trong tiếng Quảng Đông như bảng dưới đây :
2 Cấm (禁止/唔好)
3 Cho/cho phép (俾/可以)
Danh sách này từ động từ 1 đến động từ 13, mức độ khiến giảm dần và mức độ cầu tăng lên Trong đó có hai nhóm “cho”(俾) và “cho phép”(可以), “xin”
(借) và “xin phép”(請示 ) đồng nghĩa với nhau cho nên cho vào cùng nhóm
Phương tiện bán tường minh
Hai động từ “mong” và “muốn” được xếp vào nhóm động từ cầu khiếnđặc biệt là vì: trước hết chúng là động từ trạng thái vì có thể kết hợp với phụ từ “rất”, nhưng trong ý nghĩa từ vựng của chúng lại có ý nghĩa cầu khiến, và chúng cũng có thể hoạt động như động từ ngôn hành cầu khiến trong cấu trúc mô hình cầu khiến K1 Hai từ này có thể hoạt động trong mô hình cấu trúc câu cầu khiến như các động từ ngôn hành cầu khiến nhưng lại không hoàn toàn mang tính chất động từ ngôn hành cầu khiến vì chúng có khả năng kết hợp khác với các động từ ngôn hành cầu khiến, do vậy có thể nói rằng,“mong” và “muốn” là
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
41 hai động từ cầu khiến đặc biệt, chúng là phương tiện bán tường minh biểu hiện hành động cầu khiến trực tiếp
“Mong” có ý nghĩa cầu khiến là chủ ngôn trông ngóng, chờ đợi điều gìđó xảy ra cho tiếp ngôn, nó có ý nghĩa cầu khiến giống như xin và chúc Khi“mong” hoạt động trong mô hình cấu trúc câu cầu khiến chúng chỉ mang sắc thái ý nghĩa cầu chứ không có tính khiến, tức là vị thế giao tiếp của chủ ngôn ngang bằng hoặc thấp hơn tiếp ngôn Tính cầu của “mong” tùy theo từng ngữ cảnh cụ thể có thể tương ứng với hành động đề nghị, xin, chúc…
(1) Tiếng Việt : - Mong hai bác đông con nhiều cháu…
Tiếng Quảng Đông : 希望你子孫滿堂
“Muốn” có ý nghĩa cầu khiến là chủ ngôn đòi hỏi về tâm lý cần tiếp ngôn làm điều gì cho mình hoặc mình cần có cái gì với tiếp ngôn “Muốn” mang ý nghĩa khiến hơn ý nghĩa cầu, tức là khi chủ ngôn sử dụng từ này trong câu là có vị thế giao tiếp cao hơn hoặc ngang bằng với tiếp ngôn Tính cầu khiến của“muốn” tùy theo từng ngữ cảnh cụ thể có thể tương ứng với hành động đề nghị và yêu cầu
(1) Tiếng Việt : - Em muốn những lần sau qua sông này thuyền chàng hãy xuôi thẳng
Tiếng Quảng Đông :我想下次再過条河嘅時候只船可以直行。
(2) Tiếng Việt : - Em muốn anh đừng gặp em nữa 。 Tiếng Quảng Đông : 我想我哋冇必要再見面啦
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Tóm lại, “mong” và “muốn” là hai động từ cầu khiến đặc biệt bởi chúng không phải động từ ngôn hành đích thực, chúng hoạt động trong biểu thức ngôn hành cầu khiến tường minh nên được gọi là phương tiện bán tường minh
Các ví dụ trên cho thấy, khi mong và muốn với vai trò là phương tiện biểu hiện hành động cầu khiến thì chúng hoạt động trong mô hình cấu trúc câu cầu khiến K1 và chủ yếu là hoạt động với dạng rút gọn của K1=(D1) – Vnhck-D2-V(p), trong đó chủ ngôn D1 thường vắng mặt.
Tiểu kết
Tóm lại, phương tiện tường minh biểu hiện hành động cầu khiến trực tiếp có các động từ ngôn hành cầu khiến, trong tiếng Việt có 15 động từ có khả năng hoạt động trong mô hình cấu trúc cầu cầu khiến K1; trong tiếng Quảng cũng có các từ tương tự mang ý nghĩa cầu khiến, cách dùng cũng giống như động từ tiếng Việt tương ứng, nhưng các ý nghĩa cầu khiến đó trong tiếng Quảng được phân biệt kỹ lưỡng hơn, có trường hợp mấy từ cùng thể hiện một ý nghĩa, và tỷ mỉ hơn tức là những từ đó lại có sự khác nhau ở việc sử dụng trong các ngữ cảnh cụ thể
Phương tiện bán tường minh biểu hiện hành động cầu khiến trực tiếp có hai từ “mong” và “muốn”, chúng không phải động từ cầu khiến thuần túy nhưng lại có khả năng hoạt động như các động từ ngôn hành cầu khiến
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN NGUYÊN CẤP TRỰC TIẾP BIỂU HIỆN HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN TRONG TIẾNG VIỆT (LIÊN HỆ VỚI
Phương tiện nguyên cấp
Như trên đã nói, phương tiện nguyên cấp tức là phương tiện ngữ pháp, nó gồm có các phương tiện không phải do thực từ đảm nhiệm, đó là hư từ, trật tự từ và ngữ điệu Ở đây, chúng tôi chỉ thảo luận phương tiện ngữ pháp hình thức chứ không bà n về ngữ điệu, vì nghiên cứu ngữ điệu câu cầu khiến còn phải dựa trên máy móc chuyên dụng, hiện nay chưa đủ điều kiện để nghiên cứu
3.1.1 Nhóm vị từ tình thái “hãy, đừng, chớ”(都/冇) trực tiếp diễn đạt ý nghĩa cầu khiến
“Hãy, đừng, chớ” có tư cách là vị từ tình thái cầu khiến và được xếp vào cùng một nhóm vì chúng có những đặc điểm chung:
Thứ nhất, Chúng là dấu hiệu phân biệt câu cầu khiến với câu trần thuật và câu hỏi mà đề ngữ đều do đại từ ngôi hai hoặc ngôi gộp đảm nhiệm Nhóm từ này là đặc trưng ngữ pháp cầu khiến hiển nhiên nhất
(1) Tiếng Việt : - Mọi người hãy nhìn…cái nhà đấy
Tiếng Quảng Đông : 每個人都睇嗰間屋。
(2) Tiếng Việt : - Ba con nghe đây… đừng cãi nhau nữa
Tiếng Quảng Đông : 人哋睇緊冇吵啦
Trong hai ví dụ trên, mọi người và ba con đều là đại từ ngôi hai số nhiều
Thứ hai, “Hãy, đừng, chớ” hoạt động trong mô hình cấu trúc câu cầu khiến K2 là đứng ở vị trí giữa câu, tức là vị trí sau phần đề ngữ, đứng đầu phần
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
44 thuyếtngữ và trước vị từ Chức năng của nhóm vị từ tình thái này khác với các nhóm phụ từ như đều (都), cũng (都), vẫn (總), cứ (就係), đã (都), sẽ (就快), đang (緊), chưa(未), chẳng(從未) ở chỗ: phần thuyết ngữ của câu trần thuật chỉ cần có vị từ là đủ cho nòng cốt câu Các phụ từ khác trong câu có thể lược bỏ nhưng ở câu cầu khiến, sự kết hợp của “hãy, đừng, chớ” và vị từ mới làm nên phần thuyết ngữ của câu, nếu không có mặt“hãy, đừng, chớ” mà chỉ có vị ngữ thì không còn là câu cầu khiến nữa
(1) Tiếng Việt : Bố hãy để ý đến mẹ nhé ! Tiếng Quảng Đông : 你要多留意下阿媽啊。
(2) Tiếng Việt : - Nàng đừng nói thế!
Tiếng Quảng Đông : 你咪咁講!
Thứ ba,Câu cầu khiến chứa nhóm vị từ tình thái “hãy, đừng, chớ” không chỉ đi cùng với vị từ mà vị từ đó thường có phụ tố (gồm bổ tố và trạng tố) Nếu vị từ không kèm theo phụ tố thì thường có tiểu từ tình thái đứng cuối câu
(1) Tiếng Việt : - Tốt hơn là con hãy cất cây tiêu này đi
Tiếng Quảng Đông : 你最好冇剪咗櫇樹啊。
(2) Tiếng Việt : - Em muốn những lần sau qua sông này thuyền chàng hãy xuôi thẳng
Tiếng Quảng Đông : 下次過條河嘅時候最好直行。
(3) Tiếng Việt : - Hãy quên em đi!
Tiếng Quảng Đông :冇忘記我!
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Thứ tư, Câu cầu khiến chứa nhóm vị từ tình thái này có thể rút gọn đề ngữ mà chỉ còn phần thuyết ngữ Do vậy, có thể có mô hình cấu trúc câu cầu khiến như sau:
Dạngđầyđủ: K2Vtck+V(+p) Dạng rút gọn: K2=Vtck+V(+P)
(1) Tiếng Việt : Nàng đừng lo!
Tiếng Quảng Đông : 你冇擔心啦
(1) Tiếng Việt:(Nàng) Đừng lo!
Tiếng Quảng Đông : 唔使擔心嘅。
Trong ngữ cảnh cụ thể, đề ngữ “nàng” có thể có mặt hoặc vắng mặt, hai ví dụ trên đều có ý nghĩa cầu khiến giống nhau
Trong ngữ pháp truyền thống tiếng Việt, “hãy, đừng, chớ” là hư từ, xét về vị trí trong cấu trúc câu, chúng là vị từ, vị từ là tên gọi chung của động từ và tính từ Đứng ở góc độ chức năng ý nghĩa trong câu, vị từ có thể chia ra thành 4 loại: vị từ hành động, vị từ trạng thái, vị từ tính chất và vị từ tình thái, trongđó,
3 loại vị từ đầu đều mang ý nghĩa từ vựng, do vậy chúng là những vị từ thực; còn loại vị từ tình thái thì không mang ý nghĩa từ vựng, chỉ có ý nghĩa ngữ pháp, chúng đối lập với vị từ thực, nhưng lại có khả năng kết hợp với 3 loại vị từ đầu
“Hãy” là phương tiện nguyên cấp biểu thị tình thái cầu khiến khẳng định, chủ ngôn dùng “hãy” để ra lệnh, kêu gọi hoặc đề nghị tiếp ngôn thực hiệnđiều mình nêu ra “Hãy” là khiến tiếp ngôn thực hiện điều chưa xảy ra ở thời điểm
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
46 phát ngôn, nên sau “hãy” thường có động từ chỉ hành động cụ thể để minh họa
(1) Tiếng Việt : Hãy bảo với con gái của ông trả tiền cho tôi
Tiếng Quảng Đông :你再同你個女講還我啲錢俾我。
“Hãy” có phạm vi sử dụng rất rộng, vì nó là phương tiện nguyên cấp cầu khiến khẳng định duy nhất, nó có thể thể hiện nhiều mức độ cầu khiến khẳng định:
+ Mức độ cao: ra lệnh
(1) Tiếng Việt - Hãy làm theo tôi!
Tiếng Quảng Đông : 應該跟著我做!
+ Mức độ trung bình: kêu gọi
(1) Tiếng Việt: - Mọi người hãy nhìn anh ấy bơi kìa
Tiếng Quảng Đông : 睇啊,個個都睇佢游水。
+ Mức độ thấp: đề nghị
(1) Tiếng Việt: - Tốt hơn là con hãy cất cây tiêu này đi
Tiếng Quảng Đông : 你最好冇剪咗櫇樹
“Hãy” là hư từ, không có ý nghĩa từ vựng, nhưng có thể kết hợp với nhiều thực từ khác Trong đó có mấy từ kết hợp với “hãy” tạo nên kết cấu tương đối ổn định và diễn đạt ý nghĩa cầu khiến nhất định
+ “Hãy” và tiểu từ cầu khiến đi
Hai từ đi kèm nhau tạo nên ý nghĩa cầu khiến ra lệnh mạnh hơn
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
(1) Tiếng Việt: - Em muốn những lần sau gặp lại em, anh hãy đừng nhìn em Anh hãy quên em đi
Tiếng Quảng Đông: 下次你再見到我就扮做睇唔到啊,冇望我忘咗我
Trường hợp “hãy” kết hợp với vị từ biểu thị ý nghĩa tích cực như vui, khỏe, dũng cảm… thì sau những vị từ đó thường có phụ từ “lên” chỉ hướng phát triển tích cực đi kèm
(1) Tiếng Việt: - Hãy vui lên!
Tiếng Quảng Đông : 應該開心啲。
(2) Tiếng Việt: - Hãy mạnh mẽ lên!
Tiếng Quảng Đông : 應該硬静啲。
“Hãy” có thể kết hợp với tất cả các động từ chỉ hoạt động của con người
(1) Tiếng Việt: - Nàng hãy chờ ta
Tiếng Quảng Đông :你應該等我。
(2) Tiếng Việt : - Hãy mang cho anh ấy thêm cái áo chống nắng。
Tiếng Quảng Đông : 應攞件遮陽衫俾佢啊。
3.1.1.2 Đừng, chớ (冇/唔好)
Ngược lại với “hãy” mang ý nghĩa cầu khiến khẳng định, chúng ta sẽ có“đừng, chớ” diễn đạt ý nghĩa cầu khiến phủ định với vị trí cấu trúc câu cầu khiến tương đương với “hãy”
(1) Tiếng Việt:- Ba con nghe đây… Đừng cãi nhau nữa
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Tiếng Quảng Đông :人哋睇住冇吵啦。
(2) Tiếng Việt: Đừng lo cho mẹ
Tiếng Quảng Đông : 唔使為我擔心。
Khi dùng “hãy” là chủ ngôn muốn tiếp ngôn thực hiện điều chưa xảy ra nên thường kèm theo phụ tố để minh họa, khác với “hãy”, khi dùng “đừng, chớ” là chủ ngôn không muốn điều đã xảy ra tiếp diễn nữa
(1) Tiếng Việt:- Nàng đừng nói thế
Tiếng Quảng Đông : 你冇咁講啦。
(1) Tiếng Việt:- Lần sau đừng liều thế nhé
Tiếng Quảng Đông : 下次冇咁冒險啦。
Như trên đã nói, khi dùng “đừng, chớ” là chủ ngôn ngăn cản điều đã xảy ra, không muốn điều đó tiếp diễn, nên sau đại từ “thế, vậy” hoặc động từ thực thường kèm theo từ “nữa” để nêu rõ hơn ý muốn của mình
(1) Tiếng Việt : - Ba con nghe đây… Đừng cãi nhau nữa
Tiếng Quảng Đông : 人哋睇緊冇吵啦。
(2) Tiếng Việt : - Em muốn… Chàng đừng gặp lại em nữa
Tiếng Quảng Đông : 我想你應該都唔想再見我啦。
Phương tiện bán nguyên cấp
Khái niệm phương tiện bán nguyên cấp biểu hiện hành động cầu khiến trực tiếp là khái niệm giống như khái niệm phương tiện bán tường minh biểu hiện hành động cầu khiến trực tiếp, do vậy, chúng tôi có thể từ khái niệm phương tiện bán tường minh suy ra khái niệm phương tiện bán nguyên cấp là những thực từ biểu hiện ý nghĩa cầu khiến hoạt động trong mô hình cấu trúc câu cầu khiến nguyên cấp K2– Vtck - V(p), được gọi là phương tiện bán nguyên cấp biểu hiện hành động cầu khiến
3.2.1 Nhóm động từ tình thái cầu khiến: nên, cần, phải (應/要)
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Trong câu trần thuật và câu nghi vấn, nên, cần, phải là những động từ tình thái biểu thị sắc thái nghĩa chủ quan của người nói đánh giá hành động, trạng thái trong câu Nhưng khi chúng hoạt động trong câu cầu khiến, tức là hoạt động trong mô hình K2 thì chúng là động từ tình thái biểu thị ý nghĩa cầu khiến, gọi tắt là động từ cầu khiến Nhóm động từ cầu khiến này là một nhóm đặc biệt, vì chúng có dấu vết thực từ, nhưng dấu vết đó rất yếu và chúng hoạt động trong câu cầu khiến mô hình K2 như các từ phương tiện nguyên cấp“hãy, đừng/chớ” Về ý nghĩa cầu khiến của chúng, chúng đều chỉ mang ý nghĩa khiến chứ không mang ý nghĩa cầu a Nên (應)
“Nên” có nghĩa là chủ ngôn muốn tiếp ngôn làm điều mình nêu ra và điều đó là có lợi “Nên” thuộc phạm vi khuyên, khuyên cũng có thể chia thành mấy loại: khuyên bảo, khuyên dạy, khuyên nhủ, khuyên ngăn, khuyên can… trong đó, khuyên bảo, khuyên dạy, khuyên nhủ là khuyên nên làm điều tốt, khuyên ngăn, khuyên can là khuyên không nên làm điều không tốt, ý đồ của các từ khuyên phái sinh ra đều là mong muốn tiếp ngôn có thể trở nên tốt hơn, nhung hình thức khuyên lại đối lập nhau, một bên là khẳng định, một bên là phủ định
Trong đó, “nên” thuộc loại khuyên khẳng định Chủ ngôn sử dụng từ “nên” mang tính khuynh hướng, chủ ngôn chỉ nêu ra và mong muốn tiếp ngôn có thể làm theo ý kiến của mình, nhưng tiếp ngôn không bắt buộc phải làm theo Vị thế giao tiếp của chủ ngôn đối với tiếp ngôn là cao hơn hoặc ngang bằng
“Nên” có hình thức phủ định diễn đạt ý nghĩa đối lập “không nên”, hai từ này chỉ khác nhau về mặt ý nghĩa, về mặt ngữ pháp thì giống nhau
Về sự hoạt động trong câu cầu khiến của từ “nên”, thường có các trường hợp sau:
+ Đề ngữ của câu chứa nên ở ngôi thứ hai (số ít hoặc số nhiều), ngôi gộp
Tức là mô hình câu cầu khiến K2
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
(1) Tiếng Việt : - Các bạn nên biết rằng tương lai sẽ là thời đại của công nghệ - kĩ thuật cao
Tiếng Quảng Đông : 你哋要知以後系工業技術嘅時代。
+ Câu chứa nên không chứa những từ: đáng ra, đáng lẽ, vì câu chứa những từ này là câu trần thuật về sự tình đã xảy ra, trái với tính thời gian của câu cầu khiến là thời điểm hiện tại, do vậy đó là câu trần thuật chứ không phải câu cầu khiến nữa
(1) Tiếng Việt: - Đáng ra con nên hỏi mẹ trước
Tiếng Quảng Đông : 你應該先問過我先。
+ “Nên” có thể hoạt động trong mô hình câu cầu khiến với dạng đầy đủ và dạng rút gọn Nhưng dạng rút gọn là phải nhằm trong ngữ cảnh cho phép,tức là ở câu trước đã nói đến đề ngữ
(1)Tiếng Việt:- Không nên ăn thịt chó Tiếng Quảng Đông : 唔應該食狗肉。
+ “Không nên” - dạng đối lập với “nên” khi hoạt động trong mô hình câu cầu khiến:
(1) Tiếng Việt :- Ông không nên nghĩ xa như thế
Tiếng Quảng Đông : 你唔應該捻咁長遠。
(2) Tiếng Việt : - Anh không nên mua nhiều như thế
Tiếng Quảng Đông : 你唔應該買咁多
“Nên” với tư cách là phương tiện cầu khiến bán nguyên cấp, nó khác với các động từ ngôn hành cầu khiến ở chỗ nó có dạng phủ định mà động từ ngôn hành cầu khiến không hề có; nó khác với phương tiện cầu khiến nguyên cấp
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
63 có vị trí trong cấu trúc mô hình câu cầu khiến tương đương - từ hãy cũng ởchỗ này “Nên” có vị trí ngữ pháp giống như hãy, thì “khôngn nên” có vị trí ngữ pháp giống như đừng, chớ Về mặt ý nghĩa cầu khiến, “nên” và hãy là khuyên khẳng định, “không nên” và đừng, chớ thì là khuyên phủ định b Cần (要)
“Cần” có nghĩa là khuyên người khác nên làm điều gì, và điều đó được chủ ngôn cho là cần thiết và có ích “Cần” có ý nghĩa cầu khiến mạnh hơn “nên”, chủ ngôn sử dụng từ này là khuyên tiếp ngôn tốt nhất là làm theo ý kiến chủ ngôn, chắc rằng tiếp ngôn không có sự lựa chọn nào khác tốt hơn thực hiện điều chủ ngôn nêu ra “Cần” cũng thuộc phạm trù ngữ nghĩa khuyên, cụ thể hơn là khuyên khẳng định, nó cũng có dạng đối lập về ý nghĩa, đó là “không cần” diễn đạt ý nghĩa khuyên phủ định
“Cần” hoạt động trong mô hình câu cầu khiến chủ yếu có mấy kiểu sau:
+ Hoạt động trong mô hình câu cầu khiến K2, cũng như nên
(1) Tiếng Việt: - Em cần đi thăm nhà bác trước
Tiếng Quảng Đông :我要去啊伯屋先。
+“Cần” khác với cách dùng “nên” ở chỗ: tuy “cần” cũng thuộc phạm trùnghĩa khuyên nhưng không giống như nên có thể đi cùng với động từkhuyên trong câu ngôn hành cầu khiến để tạo thành cặp
(1) Tiếng Việt : - Em cần đi học đầy đủ
Tiếng Quảng Đông : 你要去上夠課。
(2) Tiếng Việt : - Chị khuyên em nên đi học đầy đủ
Tiếng Quảng Đông : 我勸你要去上夠課。
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
+ “Cần” có thể hoạt động trong mô hình cấu trúc câu giống như câu ngôn hành cầu khiến chứa các động từ cầu khiến, lúc đó, “cần” có ý nghĩa cầu khiến yêu cầu
(1) Tiếng Việt : - Mẹ cần con đi mua cho gói muối
Tiếng Quảng Đông :阿媽要我去買包鹽。
+ “Cần” cũng có thể hoạt động trong cả dạng đầy đủ lẫn dạng rút gọn của mô hình câu cầu khiến
(1) Tiếng Việt:- Cần đi ngay
Tiếng Quảng Đông :要即刻行。
+ “Không cần” - dạng đối lập với “cần” khi hoạt động trong mô hình câu cầu khiến:
(1) Tiếng Việt:- Không cần em làm Tiếng Quảng Đông : 唔使你做。 c Phải (要jiu3)
“Phải” có nghĩa là khuyên người khác nên nhất định làm điều gì đó, điềuđó mà chủ ngôn cho là rất cần thiết, không thể làm thiếu cũng không thể làm khác được, tiếp ngôn không có sự lựa chọn nào khác, chỉ có cách duy nhất là thực hiện điều chủ ngôn nêu ra “Phải” có tính khiến mạnh nhất trong nhóm này Vị thế giao tiếp của chủ ngôn thường cao hơn hoặc ngang bằng với tiếp ngôn
“Phải” là khuyên khẳng định, nó cũng có dạng khuyên phủ định là“không phải”
“Phải” hoạt động trong mô hình câu cầu khiến có mấy kiểu sau:
+ Hoạt động trong mô hình K2, mô hình đầy đủ và mô hình rút gọn
(1)Tiếng Việt: - Anh phải chuẩn bị tiền mặt từ hôm nay
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Tiếng Quảng Đông :你宜家要準備現金啦喺。
(2) Tiếng Việt: - Phải quy hoạch một số vùng để thành lập khu công nghiệp trọng điểm
Tiếng Quảng Đông : 要規劃一啲地方做重點工業區。
+ “Phải” cũng như nên, có thể đi kèm với khuyên
(1) Tiếng Việt: - Mẹ khuyên con phải chăm sóc mình tốt hơn
Tiếng Quảng Đông :阿媽要我好好地照顧自己。
+ Trong nhóm này, nên, cần, phải ba từ chỉ có cần và phải có thể kết hợp với nhau tạo thành cụm từ cần phải, nó có ý nghĩa thiên về cần, mang nghĩa cầu khiến yêu cầu
(1) Tiếng Việt: - Các em cần phải nghe giảng kỹ đi, nếu không sẽ không biết làm bài đâu nhé
Tiếng Quảng Đông : 你哋要好好地聽課,唔陣就唔識做功課咼。
+ “Không phải” - dạng đối lập với “phải” khi hoạt động trong mô hình câu cầu khiến:
(1) Tiếng Việt: - Không phải quỳ!
Tiếng Quảng Đông : 唔使跪!
Tóm lại, Nhóm động từ tình thái cầu khiến nên, cần, phải trong tiếng Việt được sử dụng rộng rãi trong câu cầu khiến.Chúng đều có trường hợp có thể thay thế cho nhau mà không làm thay đổi ý nghĩa cầu khiến của câu Nhưng chúng cũng có chút ít khác nhau về mức độ cầu khiến như sau:
Nên﹤cần﹤phải Dạng phủ định của chúng thì sẽ có mức độ cầu khiến như sau:
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Không nên﹤không cần﹤không phải
“Để” có nghĩa là chủ ngôn yêu cầu, đề nghị, xin phép tiếp ngôn cho mình hoặc người khác được làm điều gì đó, đồng thời cũng có nghĩa là yêu cầu tiếp ngôn không làm điều đó Trong từ này có cả hai nét nghĩa cầu và khiến, cầu là yêu cầu tiếp ngôn cho mình được làm, khiến là yêu cầu tiếp ngôn không làm Chủ ngôn có thể có vị thế giao tiếp cao hơn, ngang bằng hoặc thấp hơn tiếp ngôn tùy theo ngữ cảnh, do vậy khi chúng tôi nhận diện lực ngôn trung cầu khiến của câu cầu khiến chứa “để” có thể tiến hành thao tác cho các từ yêu cầu, đề nghị, xin phép đi kèm theo “đề”
(1) Tiếng Việt:- Để tao khảo xem nào! (Để có ý nghĩa cầu khiến cho/cho phép, cũng có thể nói là: Cho tao khảo xem nào!)
Tiếng Quảng Đông : 俾我考考你先!
Tiểu kết
Tóm lại, phương tiện nguyên cấp trực tiếp biểu hiện ý nghĩa cầu khiến tiếng Việt có nhóm vị từ tình thái “hãy, đừng, chớ” và nhóm tiểu từ tình thái“đi, với, xem, đã, thôi, nào, nhé”; phương tiện bán nguyên cấp trực tiếp biểu hiện ý nghĩa cầu khiến có nhóm động từ tình thái cầu khiến “nên, cần, phải” và động từ “để”, “giúp, hộ, cho” Nói chung, ý nghĩa cầu khiến của phương tiện nguyên cấp đều phải liên hệ với từng ngữ cảnh cụ thể để xác định Các phương tiện nguyên cấp trong nhiều trường hợp có khả năng kết hợp với nhau, bổ sungcho nhau, làm tăng thêm sắc thái nghĩa cầu khiến cho từng trường hợp
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Luận văn này chủ yếu khảo sát các phương thức biểu hiện hành động cầu khiến của hai ngôn ngữ Việt Nam và Quảng Đông, dựa vào đó, so sánh đối chiếu các mô hình cấu trúc của hành động cầu khiến giữa tiếng Việt và tiếng Quảng Đông.Trên đây là kết quả khảo sát về hành động cầu khiến tiếng Việt (liên hệ với tiếng Quảng Đông ) qua một số tác phẩm và một số khẩu ngữ hàng ngày Qua quá trình khảo sát và xử lý, chúng tôi có thể đi đến những kết luận sau:
1 Hành động cầu khiến phổ biến trong giao tiếp hàng ngày tại Việt Nam, điều đó thể hiện sự phong phú và khéo léo của người Việt trong sử dụng ngôn ngữ dân tộc, tạo nên sắc điệu đa dạng cho tiếng Việt trong hoạt động hành chức của nó Quan hệ của người Việt chủ yếu là quan hệ dòng tộc, láng giềng, làng xóm Đối với người Việt, làng không chỉ là đơn vị hành chính mà còn là nơi lưu truyền ngôn ngữ và văn hóa, đặc biệt là văn hóa dân gian Nhữngđặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt được hiện qua những nét cơ bản sau: 1) Người Việt vừa thích giao tiếp lại vừa rụt rè 2) Người Việt lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử Khi cần cân nhắc giữa cái lý cái tình thì vẫn được đặt cao hơn lý 3) Người Việt rất trọng danh dự Chính vì vậy, nên người Việt rất cẩn thận trong lời ăn tiếng nói, ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận Lối giao tiếp tế nhị khiến người Việt có lối nói vòng vo, không đi trực tiếp vào vấn đề như người phương Tây
2 Với đề tài này trước hết, chúng tôi đã đưa ra những phương thức biểu hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt Về hình thức, các hành động cầu khiến gián tiếp chứa đựng những loại hình thức nhất định như: phát ngôn hỏi – cầu khiến; phát ngôn trần thuật – cầu khiến; phát ngôn cảm thán – cầu khiến
Sự xuất hiện của loại phát ngôn có nội dung và hình thức như trên phải gắn liền với một tình huống hiện thực chứa đựng nội dung ý nguyện, với một chủ thể phát ngôn là chủ thể tiếp ngôn, nội dung ý nguyện phải có tính hiện thực cũng như chủ thể tiếp nhận phải có khả năng hiện thực hóa nó
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
3 Thông qua liệt kê các mô hình của cáchình thức cầu khiến của tiếng Việt và chuyển dịch sang tiếng Quảng Đông, sau đó so sánh đối chiếu chúng tôi bước đầu chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai ngôn ngữ: 1) về phát ngôn hỏi – cầu khiến, ngoài những điểu giống nhau, cần lưu ý những điểu khác nhau sau: trong tiếng Quảng Đông, trợ từ ngữ khí “吧” và trợ từ ngữ khí biểu thị nghi vấn
“吗” tương ứng với các tiểu từ tính thái “ đi/ nhé / thôi/ đã ” và các cặp từ tạo hình thức nghi vấn lựa chọn “có không?” “có thể không?” “ được không?”; đại từ nhân xưng ngôi 2 đứng trước “怎么(sao)”, khác với trong tiếng Việt là biểu thức
“sao (D2) + P”; cách biểu đạt phép lịch sự trong đa số phát ngôn hỏi – cầu khiến của tiếng Quảng Đông được nhận thức do ngữ cảnh và trong nhiều trường hợp chúng không thuộc vào mô hình cố định nảo cả 2) về phát ngôn trần thuật – cầu khiến, ngoài biểu thức “D1/ D3 + phó từ (好; 那么; 太 )+Vt” của tiếng Quảng Đ ông tương ứng với biểu thức “D1/ D3 +Vt + Tct” trong tiếng Việt, còn các biểu thức “VC+了” “NV” “VN” của tiếng Quảng Đông đều phải dựa vào ngữ cảnh và bằng phép suy ý Các biểu thức “VC+了” “NV” “VN” khác với trong tiếng Việtở chỗ sự dự kiến kết quả tiêu cực để biểu đạt ý nghĩa cầu khiến 3) về phát ngôn cảm thán – cầu khiến, ngoài biểu thức của tiếng Quảng Đông tương ứng với biểu thức“D1/ D3 +Vt + Tct” trong tiếng Việt là “ D1/ D3 + phó từ (好; 那么;
太 )+Vt ” ra, còn mô hình “V +了”; “V”; “V+着” của tiếng Quảng Đông , các mô hình này thông qua dự kiến kết quả tiêu cực để khuyên người nghe làm một việc nàođó mà chủ ngôn mong
4 Vì luận văn này được làm trong thời gian ngắn và trình độ chuyên môn của tác giả hạn chế, do vậy những vấn đề được đề cập trong luận văn cũng chỉ là những nhận thức bước đầu Sau này, nếu có điều kiện tiếp tục nghiên cứu ở bậc cao hơn thì rất nhiều nội dung có thể mở rộng và đi sâu hơn nữa, chẳng hạn như: so sánh đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ pháp của phát ngôn trần thuật
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
– cầu khiến giữa hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Quảng Đông ; khảo sát đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ pháp của phát ngôn cảm thán – cầu khiến giữa tiếng Việt và tiếng Quảng Đông
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chu Thị Thủy An (2002), Câu cầu khiến tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội
[2] Diệp Quang Ban (1998), Ngữ pháp tiếng Việt – tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội
[3] Nguyễn Tài Cẩn (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, Tiếng – từ ghép – đoản ngữ, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội
[4] Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học (T2), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
[5] Đỗ Hữu Châu (2005), Tuyển Tập, Tập II, NXB Giáo dục
[6] Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, T1, NXB Giáo dục, Hà Nội
[7] Lý Doanh Doanh(2009), Khảo sát phương thức trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Hán) qua một số tác phẩm văn học, Luận văn thạc sĩ lý luận ngôn ngữ, ĐHKHXH & NV, Hà Nội
[8] Đinh Văn Đức (1998), Ngữ pháp tiếng Việt – từ loại, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội
[9] Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt Ngữ, NXB Đại học Quốc gia,
[11] Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng, quyển 1,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội
[12] Nguyễn Thị Hồng (2008), Hành vi cầu khiến và ứng dụng trong giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, ĐHKHXH &
[13] Nguyễn Thị Thanh Hương (2005), Đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ pháp của phát ngôn hỏi – cầu khiến trong tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ Lý luận ngôn ngữ, ĐHKHXH & NV, Hà Nội
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com