1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ USSH hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí của tổng công ty cổ phần khoan và dịch vụ khoan dầu khí ( 2001 2010)

97 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí của Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (2001-2010)
Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng
Người hướng dẫn TS Nguyễn Minh Mẫn
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Quốc tế học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,16 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ (PV DRILLING) (17)
    • 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của PV Drilling (17)
      • 1.1.1 Quá trình hình thành của PV Drilling (17)
      • 1.1.2 Các giai đoạn phát triển của PV Drilling (20)
      • 1.1.3 Định hướng phát triển của PV Drilling (27)
    • 1.2 Vai trò của PV Drilling đối với ngành dầu khí Việt Nam (30)
      • 1.2.1 Đối với ngành dầu khí trong nước (31)
      • 1.2.2 Đối với ngành dầu khí quốc tế (32)
    • 1.3 Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí của PV Drilling (35)
      • 1.3.1 Cơ sở hoạch định (35)
      • 1.3.2 Quá trình triển khai hợp tác quốc tế (36)
  • CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ CỦA PV DRILLING (39)
    • 2.1. Đối với lĩnh vực khoan thăm dò (39)
      • 2.1.1 Chính sách ưu đãi của nhà nước trong việc hợp tác quốc tế cho việc khoan thăm dò dầu khí tại vùng biển Việt Nam (39)
      • 2.1.2 Hợp tác với Vietsovpetro (41)
      • 2.1.3 Hợp tác với JVPC (44)
      • 2.1.4 Hợp tác với các nhà thầu khoan của Hoa Kỳ (46)
      • 2.1.5 Hợp tác với các nhà thầu khoan của khối ASEAN (48)
    • 2.2 Đối với lĩnh vực khoan khai thác (49)
      • 2.2.1 Hợp tác với Biển Đông POC (0)
      • 2.2.2 Hợp tác với các đối tác từ Anh Quốc và Hoa Kỳ (50)
      • 2.2.3 Chính sách của nhà nước về việc ưu đãi cho ngành khoan khai thác tại vùng biển Việt Nam (54)
    • 2.3 Đối với lĩnh vực đào tạo phát triển nguồn nhân lực (57)
      • 2.3.1 Hợp tác với Hoa Kỳ (57)
      • 2.3.2 Hợp tác với Nhật Bản (59)
      • 2.3.3 Hợp tác với các nước trong tổ chức ASEAN (60)
      • 2.3.4 Hợp tác với các tổ chức quốc tế (63)
    • 2.4 Đối với lĩnh vực khoa học công nghệ (64)
      • 2.4.1 Chính sách ưu đãi của Việt Nam (64)
      • 2.4.2 Chiến lược của PV Drilling (0)
  • CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG VÀ TRIỂN VỌNG CỦA QUÁ TRÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ CỦA PV DRILLING (69)
    • 3.1 Tác động của quá trình hợp tác quốc tế của PV Drilling (69)
      • 3.1.1 Tác động đối với ngành công nghiệp dầu khí nội địa (69)
      • 3.1.2 Tác động đối với ngành công nghiệp dầu khí thế giới (70)
    • 3.2. Triển vọng phát triển (71)
      • 3.2.1 Triển vọng (71)
      • 3.2.2 Thời cơ và thách thức (76)
    • 3.3 Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí của PV Drilling (78)
      • 3.3.1 Giải pháp (78)
      • 3.3.2 Kiến nghị (84)
  • Kết luận (87)
  • Phụ lục (90)

Nội dung

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ (PV DRILLING)

Quá trình hình thành và phát triển của PV Drilling

1.1.1.1 Khái quá bối cảnh hình thành PV Drilling

Ngày 6 tháng 7 năm 1990, Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam được thành lập dựa trên tiền thân là Tổng cục Dầu mỏ và Khí đối Việt Nam, khởi đầu một kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của ngành dầu khí Việt Nam 1

Tổng Công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam được Hội đồng Bộ trưởng xác định là đơn vị kinh tế chủ lực, cần được xây dựng để trở thành mũi nhọn của nền kinh tế

Mô hình liên hiệp Xí nghiệp quốc doanh, đang được áp dụng cho Tổng Công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, đã tỏ ra không còn phù hợp, cần được tổ chức lại theo mô hình của tổng công ty mạnh Xuất phát từ yêu cầu đó, ngày 31-7-1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký Chỉ thị số 235-CT về việc thành lập Tổ Xây dựng Đề án tổ chức lại ngành Dầu khí 2

Ngày 9-2-1993, Tổng Giám Đốc của Tổng Công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam đã ký quyết định số 131/DK-TCNS-ĐT với nội dung chính là sát nhập Công ty Dịch vụ Dầu Khí (PSC) và Công ty Địa vật lý và Dịch vụ Dầu Khí (GPTS) thành Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu Khí (PTSC) do ông Nguyễn Xuân Nhậm làm giám đốc 3

Năm 1994, Xí Nghiệp Dịch vụ Kỹ Thuật Dầu Khí Biển (PTSC Offshore), đơn vị trực thuộc PTSC được thành lập với mục tiêu ban đầu nhằm cung cấp các dịch vụ

1 Tập đoàn dầu khí Việt Nam (2011), Lịch sử ngành Dầu Khí Việt Nam (đến năm 2010), Tập 1, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia – Sự Thật, Hà Nội – trang 38

2 Tập đoàn dầu khí Việt Nam (2011), Lịch sử ngành Dầu Khí Việt Nam (đến năm 2010), Tập 1, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia – Sự Thật, Hà Nội – trang 44

3 Tập đoàn dầu khí Việt Nam (2011), Lịch sử ngành Dầu Khí Việt Nam (đến năm 2010), Tập 1, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia – Sự Thật, Hà Nội – trang 50 cho thuê các thiết bị khoan, dịch vụ ứng cứu sự cố tràn dầu và xưởng cơ khí sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị khoan Với việc Vietsovpetro cùng hàng loạt các nhà thầu khoan nước ngoài đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam thời kỳ sau Đổi Mới, PTSC Offshore đã phát triển mạnh mẽ khi các giàn khoan nước ngoài lần lượt tiến vào Việt Nam, một số giàn khoan lớn nổi tiếng thời bấy giờ là Maersk Convincer, Topaz Driller… của các nhà thầu khoan lớn của thế giới như Idemitsu, BP, Transoceans, Sea Drill, Baker Hughes… đã xuất hiện tại Việt Nam thời kỳ này

Tuy nhiên, việc các giàn khoan nước ngoài lần lượt tiến vào vùng biển Việt Nam theo các hợp đồng khoan với Vietsopetro và các nhà đầu tư lớn như BP, Gazrom…có hợp tác với Tổng Công ty Dầu Khí Việt Nam, nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Vietnam Oil and Gas Group, gọi tắt là PetroVietnam), vùng biển nước ta bấy giờ tràn ngập các giàn khoan và các tàu hỗ trợ từ nước ngoài, gây khó khăn cho công tác đảm bảo quốc phòng và an ninh trên biển Chính vì thế, ngoài việc tạo điều kiện cho việc ổn định an ninh trên biển theo yêu cầu của Bộ Quốc Phòng, đồng thời nhận thấy một tiềm năng to lớn cho một ngành dịch vụ kỹ thuật cao – ngành khoan dầu khí - Chính phủ đã yêu cầu Tổng Công ty Dầu Khí Việt Nam thành lập một công ty chuyên trách cho lĩnh vực khoan và các dịch vụ khoan Trên cơ sở đó, với việc đã có kinh nghiệm trong việc quản lý và hoạt động trong lĩnh vực này một thời gian dài 7 năm, vào năm 2001 Công ty Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu Khí (PV Drilling) được thành lập dựa trên nhân sự và nền tảng từ PTSC Offshore chuyển giao sang

Nhằm tạo ra sự phát triển vượt bậc cho công ty khoan còn non trẻ, chính phủ đã có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho PV Drilling lúc bấy giờ, như miễn thuế khấu trừ VAT cho đến năm 2016 (tổng cộng 15 năm), cung cấp các quota nhập khẩu miễn thuế cho các vật tư của giàn khoan vào năm 2007 và năm 2013, ra chính sách hạn chế đầu tư của các nhà thầu khoan lớn trên thế giới vào Việt Nam, tạo ra một cơ chế gần như độc quyền cho PV Drilling Do đó, chỉ trong một thời gian ngắn, PV Drilling đã phát triển mạnh mẽ và vượt bậc, vươn vai trở thành một trong những nhà thầu khoan nổi tiếng và lớn mạnh ở khu vực Châu Á

1.1.1.2 Quá trình hình thành PV Drilling năm 2001

Năm 1999, khi các lô dầu khí gần bờ đã được xác định và khai thác, Tổng Công ty Dầu Khí Việt Nam đã xác định được trữ lượng lớn dầu khí đang nằm ngoài khu vực nước sâu của thềm lục địa Việt Nam, với yêu cầu kỹ thuật cao mới có thể khai thác được khu vực này Do đó, tiềm năng tuy rất cao nhưng năng lực hạn chế đã khiến cho ngành dầu khí Việt Nam dần dần giảm sự thu hút với các công ty dầu khí nước ngoài Để tăng khả năng thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khai thác dầu khí, Việt Nam đã phải cho phép sự hoạt động của các giàn khoan nước ngoài ở vùng biển Việt Nam, nhằm tận dụng các khoa học công nghệ tiên tiến bấy giờ, đồng thời tận dụng kinh nghiệm của các chuyên gia nhằm đào tạo một đội ngũ lao động Việt Nam đủ sức vận hành một giàn khoan hiện đại Đến năm 2000, với sự đầu tư mạnh của Chính Phủ vào ngành dầu khí, Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam đã tăng cường các hoạt động khai thác thông qua các giàn khoan nước ngoài cũng như mua các dịch vụ khoan từ các nhà thầu khoan lớn của thế giới lúc đấy PTSC là công ty tiên phong trong việc cung cấp các dịch vụ khoan cho các hoạt động giàn khoan nước ngoài tại Việt Nam, mà trong đó cụ thể là PTSC Offshore là công ty trực tiếp điều hành và cung cấp các dịch vụ này

Năm 2001, do nhu cầu cung cấp dịch vụ khoan thăm dò và khai thác dầu khí cho các Công ty dầu khí trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam ngày càng tăng, bên cạnh PTSC Offshore vốn có truyền thống và năng lực cung cấp các dịch vụ về khoan và cho thuê thiết bị khoan phát triển mạnh; Vì vậy, trên cơ sở năng lực hiện có của PTSC Offshore, ngày 26 tháng 11 năm 2001, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã ban hành quyết định số 647/QĐ-VPCP thành lập Công ty Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PetroVietnam Drilling and Well Services Company, viết tắt là PV Drilling), đơn vị thành viên của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, dựa trên cơ sở nguồn lực và cơ sở vật chất từ PTSC Offshore 4

Tháng 12 năm 2001, chỉ một tháng sau khi thành lập, PV Drilling đã hoàn thành hơn 80% công đoạn chuyển giao tất cả các cơ sở vật chất, máy móc và sắp xếp lại nhân lực Đồng thời, đảm bảo công suất 100% cho các dịch vụ mà PTSC Offshore đang cung cấp cho Idemitsu và Shell Corporation Ngoài ra, thời gian này, PV Drilling đã có kế hoạch mở rộng sang các dịch vụ công nghệ cao như chống tràn dầu, cung cấp các dịch vụ nhân lực cho giàn khoan…tạo những nền móng vững chắc cho các kế hoạch dài hạn trong tương lai

Với việc chính thức thành công ty trực thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam,

PV Drilling đã trở thành một trong những công ty tiên phong, là mũi nhọn chiến lược của chính phủ trong việc hiện đại hóa ngành dầu khí còn non trẻ và lạc hậu so với thế giới bấy giờ Những năm tiếp theo, PV Drilling đã không ngừng tiến bộ, từ một Xí Nghiệp nhỏ với nhiều hạn chế về nhân lực, công nghệ kỹ thuật, máy móc nhà xưởng,

PV Drilling đã dần hình thành thành một công ty có trình độ khá, nguồn nhân lực ổn định, với những định hướng chắc chắn và kế hoạch dài hạn khả thi Tuy nhiên, để trở thành một ông lớn trong tương lai, PV Drilling giai đoạn này cần nhiều thứ hơn nữa, đặc biệt phải nắm bắt công nghệ điều hành giàn khoan để đủ sức cạnh tranh với các nhà thầu khoan thế giới

1.1.2 Các giai đoạn phát triển của PV Drilling 1.1.2.1 Những năm đầu mới thành lập 2001 – 2003

Sau khi thành lập năm 2001, chỉ sau 3 tháng chuyển giao từ PTSC Offshore, PV Drilling đã đi vào hoạt động ổn định và đã tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới, từ Vietsopetro đến JVPC, những nhà điều hành mỏ - Joint Operation Company (JOC) mới thành lập đã tìm đến PV Drilling như một nhà cung cấp đáng tin cậy Tuy giai đoạn này còn gặp nhiều khó khăn do hạn chế về nhiều mặt, nhưng với sự nỗ lực của

4 Báo cáo thường niên PV Drilling năm 2006 – trang 34, 35 tập thể cán bộ PV Drilling, công ty non trẻ này đã dần dần đảm bảo chất lượng cho các dịch vụ, phù hợp với tiêu chuẩn ngày càng cao của khách hàng nước ngoài

Vai trò của PV Drilling đối với ngành dầu khí Việt Nam

15 Báo cáo thường niên năm 2010 PV Drilling – trang 25, 26, 27

1.2.1 Đối với ngành dầu khí trong nước 1.2.1.1 Ngành khoan dầu khí

PV Drilling đang là một trong những nhà thầu khoan lớn nhất tại Việt Nam tính tới năm 2010, khi mà nhà nước vẫn còn đang nhiều ưu đãi về thuế cho PV Drilling như hiện nay Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội các nhà thầu khoan Thế Giới IADC (International Association of Drilling Contractors), PV Drilling năm 2010 đã chiếm hơn 30% thị phần khoan tại Việt Nam, với 3 giàn khoan sở hữu của PV Drilling PVD

1, PVD 2, PVD 3 và 4 giàn khoan thuê lại từ các nhà thầu khoan khác 16 Với vai trò là người tiên phong, cũng là người dẫn đầu của ngành khoan dầu khí của Việt Nam, PV Drilling cần phải phát triển mạnh mẽ hơn nữa, nhất là khi thời gian mở cửa cho các nhà thầu khoan lớn trên thế giới vào Việt Nam ngày càng tiến gần theo yêu cầu của WTO Những dự án giàn PVD 5, PVD 6 đang ngày càng hiện thực hóa và giúp PV Drilling tự tin hơn và sẵn sàng đương đầu với các nhà thầu khác tại khu vực biển Đông nói riêng, châu Á – Thái Bình Dương nói chung

PV Shipyard, PTSC, PVEP và cả VietsoPetro đều đã có những giàn khoan cho riêng mình, đặc biệt nhất là giàn khoan Tam Đảo 3 của PV Shipyard đóng 100% tại Việt Nam đã giúp cho ngành khoan dầu khí của Việt Nam đang có một tương lai sáng lạng, đồng thời cũng tạo ra một thách thức cho PV Drilling trong việc chiếm lĩnh thị trường trong tương lai Tuy hiện nay các giàn khoan này đều là những giàn khoan thế hệ cũ, không đủ sức khoan ở những vùng nước sâu hơn 100m, nhưng với sự phát triển ngày càng toàn diện của ngành dầu khí Việt Nam, việc có các giàn Jack-up đóng tại Việt Nam khác cạnh tranh với các giàn khoan đóng tại Singapore của PV Drilling sẽ là điều sớm muộn Để tiếp tục giữ vai trò người tiên phong, PV Drilling cần phải đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, có những chiến lược phát triển dài hơn, khả thi hơn nữa

1.2.1.2 Ngành thăm dò và khai thác dầu khí

16 Annual Report of IADC in 2010, International Association of Drilling Contractors, trang 18, trang 19

Ngành thăm dò và khai thác dầu khí chính là khách hàng chủ yếu của ngành khoan dầu khí tại Việt Nam Do đó, với PV Drilling, những JOC, PVEP, VietsovPetro, JVPC…là những khách hàng rất quan trọng cho sự phát triển của PV Drilling

Với việc chiếm lĩnh hơn 30% thị phần khoan tại Việt Nam vào năm 2010, PV Drilling đang đóng một vai trò quan trọng cho việc thăm dò các khu vực mỏ tại biển Đông và khai thác các giếng khoan đang có dầu và khí hiện nay Ví dụ trong khoảng thời gian từ năm 2007 – 2009, giàn PVD 1 đã khoan hơn 80 giếng khoan cho Cửu Long JOC tại khu vực mỏ Sư Tử Trắng, trong đó có khoảng 10% giếng khoan đã phát hiện có dầu Dự kiến đến cuối năm 2010, tất cả 3 giàn khoan biển của PVD hoạt động đạt hiệu suất cao nhất, mỗi tháng PV Drilling sẽ hoàn thành từ 10-15 giếng khoan cho các khách hàng, trữ lượng dầu dự kiến có thể phát hiển tới 10 triệu thùng dầu, lượng khí hơn 25 triệu mét khối khí 17

1.2.2 Đối với ngành dầu khí quốc tế 1.2.2.1 Hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật khoan

Trong lĩnh vực kỹ thuật chuyên ngành khoan, PV Drilling đã vận dụng rất linh hoạt chính sách “đi tắt đón đầu” của Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ XXI Hàng loạt các kỹ thuật tiên tiến nhất của ngành khoan thế giới lần lượt có mặt trong danh sách dịch vụ cung cấp của PV Drilling, tiêu biểu những là những kỹ thuật chống tràn dầu và thử vỉa, bơm trám vỉa… những kỹ thuật này đòi hỏi một quy trình kỹ thuật rất tiên tiến và nó thay thế cho công nghệ mà các giàn khoan thế hệ cũ đang sử dụng những năm 2001-2003 tại Việt Nam Những công ty liên doanh lần lượt ra đời như PVD – Baker Hughes, PVD – PTI, PVD – BJ đã cho thấy một uy tín lớn trên trường quốc tế, những nhà thầu khoan lớn nhất trên thế giới sẵn sàng bắt tay hợp tác với PV Drilling để cung cấp những kỹ thuật mới Đến năm 2010, PV Drilling đã được công nhận rộng rãi trên toàn cầu khi giàn khoan PVD 1 đạt chứng nhận 3 năm liên tiếp đạt

Zero LTI (một tiêu chuẩn về tính an toàn và làm việc hiệu quả trong ngành khoan)

17 Báo cáo kết quả hợp đồng của phòng Điều hành Khoan gửi Giám đốc Xí Nghiệp Điều hành Khoan ngày 01 tháng 6 năm 2009 – trang 17

Khi chúng ta bước chân lên giàn sẽ thấy trên giàn không những bao gồm cán bộ của PV Drilling, mà còn nhiều cán bộ của các nhà thầu khoan lớn khác trên thế giới như Keppel Fels, Baker Hughes, Petronas…Điều đó cho thấy, ngành khoan đang là một ngành toàn cầu hóa rất mạnh mẽ về mặt kĩ thuật, mọi nhà thầu khoan trên thế giới cần phải liên tục hợp tác về kỹ thuật với nhau để có thể học hỏi và vận hành tốt nhất các giàn khoan đang hiện hữu trên những vùng biển có tiềm năng dầu khí

1.2.2.2 Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế biển

Biển là một nguồn tài nguyên vô tận, là một lợi thế kinh tế rất của một quốc gia, nhất là Việt Nam với 3.200 km đường bờ biển, đây thực sự là một “kho tàng” của Việt Nam, nhưng có thể nói, Việt Nam ta hiện nay vẫn chưa đủ sức để khai thác và tận dụng nó triệt để bằng chính sức mạnh của mình Do đó, dù rất cố gắng, Việt Nam vẫn phải cần sự trợ giúp của các quốc gia tiên tiến khác Ngành khoan dầu khí cũng vậy, Việt Nam lúc nào cũng cần sự hỗ trợ của các quốc gia tiên tiến khác để có thể khoan sâu, khoan nhiều hơn nữa để thăm dò và khai thác các nguồn dầu khí nằm bên dưới lòng đất

Một thực tế cho thấy rằng, trước khi PV Drilling trở nên mạnh mẽ, vùng ngoài khơi Việt Nam chỉ toàn các giàn khoan nước ngoài hoạt động, chúng ta phải tìm rất vất vả mới chỉ có thể thấy vài “giàn khoan cố định” nhỏ lẻ cắm cờ Việt Nam với một mức độ hạn chế về kích thước và kỹ thuật Do đó, cho dù PV Drilling có mạnh mẽ tới đâu, nhiều giàn khoan tới đâu, chắc chắn cũng không thể một mình độc quyền vùng biển Việt Nam mà phải cần sự hợp tác của các nhà thầu khoan uy tín trên khắp thế giới

Việt Nam hiện nay được đánh giá nằm trong top 20 quốc gia có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, với trữ lượng hơn 4,4 tỷ thùng dầu Đủ nguồn cung năng lượng cho khu vực trong vòng 50 năm nữa 18 Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của Việt Nam là trình độ kỹ thuật để tận dụng triệt để nguồn tài nguyên này Nếu kỹ thuật không đủ hiện đại, nguy cơ xảy ra các tai nạn gây ra các thảm họa thiên nhiên là vô cùng lớn Bài học về

18 Báo cáo thường niên PV Drilling năm 2008 , trang 10 các vụ tràn dầu lớn trên thế giới trong thời gian qua là minh chứng cho việc này Nếu

PV Drilling là nhà thầu khoan tiên phong của Việt Nam, thì việc PV Drilling tiên phong trong lĩnh vực hợp tác tăng cường trao dồi kỹ thuật, công nghệ, nhân lực với thế giới là một điều hết sức quan trọng và cần thiết Ngoài ra, do thị trường khoan trên thế giới có hơn 200 nhà thầu khoan lớn nhỏ, việc chọn lọc đối tác và cảnh giác trong các mối quan hệ kinh tế là điều hết sức cần lưu ý, vì không phải nhà thầu khoan nào cũng mạnh và đủ kinh nghiệm để đưa PV Drilling tiến lên, nếu không chú ý, có thể gây phản ứng ngược lại là kéo PV Drilling ngày càng tụt hậu với thế giới Mà điều này đối với một ngành công nghiệp cần sự hiện đại và cập nhật thường xuyên như ngành khoan dầu khí là điều hết sức nguy hiểm

1.2.2.3 Hợp tác trong lĩnh vực chính trị

PV Drilling hiện nay đang là nhà tiên phong của Tập đoàn dầu khí Việt Nam trong việc tiến ra hợp tác với thế giới, văn phòng Venezuela và đặc biệt – giàn khoan PVD 11 đặt tại Algeria – là một bước tiến quan trọng trong chính trị của Việt Nam, phù hợp với phương châm của chính sách ngoại giao Việt Nam - “Việt Nam sẵn sàng là bạn với tất cả các nước trên thế giới”

Năm 2009, với việc khánh thành và di chuyển vượt hơn 10.000km đưa giàn khoan đất liền PVD 11 từ Trung Quốc đến Algeria, PV Drilling nói riêng, Việt Nam nói chung đã đặt viên gạch đầu tiên cho sự hợp tác phát triển bền vững với các nước châu Phi, một thị trường tiềm năng mà Việt Nam đang nhắm tới Từ năm 2011, giàn khoan PVD 11 bắt đầu hợp đồng khoan với GBRS tại Location BRS-11, Block 433a, 7416b, giàn khoan luôn đạt chỉ số Free LTI trong nhiều năm và hiệu suất khoan luôn đạt trên 80%, năng suất hơn 10.000 thùng dầu/ ngày, giúp đáp ứng hơn 5% nhu cầu năng lượng tại quốc gia Bắc Phi này 19 Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố kỹ thuật, đã hạn chế việc hợp tác đưa giàn khoan ra nước ngoài của PV Drilling Trong những năm tiếp theo, PV Drilling đã có kế hoạch đóng mới tiếp hai giàn khoan Jack- up PVD 6 và PVD 7 để đáp ứng cho nhu cầu khoan thăm dò tại khu vực Đông Nam Á

19 Báo cáo của văn phòng PV Drilling tại Algeria gửi Ban Tổng Giám Đốc ngày 07 tháng 08 năm 2013 – trang 03 và khu vực Nam Mỹ, nơi mà Venezuela đang là đối tác chiến lược của Việt Nam, đặc biệt là trong ngành dầu khí Đây hứa hẹn là những bước tiến quan trọng cho việc tăng cường sức mạnh mềm của Việt Nam trên trường quốc tế, gia tăng uy tín cho ngành khoan Việt Nam, cũng như chứng minh cho thế giới thấy một Việt Nam đang có một mức độ phát triển kỹ thuật tương đối cao và hiện đại, đủ sức đáp ứng cho những yêu cầu khắt khe nhất của các đối tác trên thế giới

Hơn thế nữa, giàn khoan luôn được xem như một pháo đài di động, cũng như một đánh dấu lãnh thổ quan trọng trên biển Do đó, việc tăng cường sự hiện diện của các giàn khoan mang quốc tịch Việt Nam trên vùng biển Đông là hết sức cần thiết và quan trọng trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang tại biển Đông hiện nay Năm

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí của PV Drilling

Chủ trương hợp tác quốc tế của PV Drilling được hình thành và thông qua chủ yếu dựa trên ba cơ sở chính:

- Mục tiêu kinh doanh ngành công nghiệp khoan dầu khí chính thống và định hướng phát triển các ngành phụ trợ

- Cơ sở vật chất hiện tại và khả năng thu hút đầu tư, tăng nguồn vốn và xây dựng hình ảnh hiện đại, chuyên nghiệp trên thị trường khoan thế giới

- Nguồn nhân lực và hệ thống đào tạo các nhân sự cấp cao cho các vị trí lãnh đạo cả ở offshore và onshore

Ngoài ba cơ sở trên, để hình thành nên chủ trương của toàn Tổng Công ty về hợp tác quốc tế, ban lãnh đạo của PV Drilling phải chú ý đến những cơ sở phụ nhưng cũng có sức ảnh hưởng lớn, bao gồm các cơ sở phụ như sau:

- Chủ trương hợp tác quốc tế của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam và Bộ Công Thương

- Khả năng của từng đơn vị trực thuộc, công ty con, công ty cháu và các công ty liên doanh

- Tình hình chính trị đối ngoại của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước khu vực ASEAN và Trung Quốc

- Các chỉ số về hợp tác quốc tế trong quá khứ cũng như các công ty cạnh tranh trực tiếp để PV Drilling tham khảo và đưa ra chiến lược chủ trương hợp lý

1.3.2 Quá trình triển khai hợp tác quốc tế

Chủ trương hợp tác quốc tế hiện nay của PV Drilling tuy đã được soạn thảo và đưa ra từ năm đầu thành lập, nhưng đến nay vẫn chưa thực sự hoàn thiện, vẫn còn mang tính cục bộ do hiện tại PV Drilling đang có sự giúp đỡ rất lớn từ Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam và các bộ ban ngành liên quan

Những chủ trương về hợp tác quốc tế hiện nay có thể chia thành 3 lĩnh vực chính với những đặc điểm riêng biệt

Về lĩnh vực đầu tư, PV Drilling chủ trương ưu tiên tăng cường hợp tác với các quốc gia trong khu vực ASEAN về các mặt chuyên môn kỹ thuật như đóng mới giàn khoan, cung cấp dịch vụ nhân lực cấp cao và tư vấn kỹ thuật Ngoài ra, PV Drilling cũng vươn ra hợp tác với các quốc gia phát triển về ngành khoan và có một hệ thống toàn cầu Tiêu biểu là trong năm 2006, liên doanh PV Drilling – Baker Hughes đã được thành lập với số vốn kinh doanh ban đầu là 70 tỷ đồng Trong năm 2007, liên doanh này đã mang về cho PV Drilling lợi nhuận hơn 3 tỷ đồng

Về lĩnh vực nhân sự đào tạo, PV Drilling chủ trương liên kết hợp tác với các đối tác có quan hệ kinh doanh với nhau từ lâu như SeaDrill, Vantage, Transocean…để tăng cường đội ngũ nhân lực người Việt Nam có tay nghề kỹ thuật cao để đảm đương các vị trí từ thấp đến cao trên giàn như Routabout, Toolbusher, Senior Toolbusher, Driller, STC…PVD Training được thành lập nhằm là đầu mối cho chủ trương này

Hiện nay, PVD Training đã đạt cấp quốc tế trong lĩnh vực đào tạo lĩnh vực khoan và các chứng chỉ đi kèm với ngành khoan như BOSIET, Well Control…

Về lĩnh vực kinh doanh, tuy khách hàng chính của PV Drilling là các JOC trong nước, nhưng PV Drilling vẫn chú trọng các hợp đồng khoan từ các nước có quan hệ đối ngoại tốt với Việt Nam như Venezuela, Algeria…Văn phòng của PV Drilling tại Venezuela được thành lập từ năm 2009 và vẫn đang hoạt động hiệu quả trong việc quảng bá hình ảnh ngành khoan Việt Nam với quốc gia giàu dầu mỏ này Tại Algeria,

PV Drilling đang tiến hành khoan thăm dò cho các công ty dầu mỏ quốc gia của Algeria Nhưng chủ trương chính của PV Drilling về lĩnh vực này là tăng cường hợp tác chặt chẽ với các nhà thầu khoan lớn của thế giới nhằm thuê lại giàn khoan để đáp ứng các hợp đồng khoan trong nước Những đối tác lớn nhất của PV Drilling là ENSCO (thuê bốn giàn Jack-up), Vantage (thuê hai giàn Jack-up), Idemitsu (thuê hai giàn Jack-up, một giàn SemiSub)… đã góp phần giúp PV Drilling chiếm lĩnh thị trường khoan trong nước

Trong chương 1, luận văn đã làm rõ các nét tổng quan về quá trình hình thành, quá trình phát triển và các nét chính trong giai đoạn phát triền từ năm 2001 đến năm

2010 của PV Drilling Tác giả cũng đã làm rõ vai trò của PV Drilling trong ngành khoan dầu khí tại Việt Nam hiện nay, các cơ sở hoạch định chủ trương hợp tác quốc tế và những đặc điểm chính của chủ trương hợp tác quốc tế cho công cuộc nâng cao năng lực và tầm ảnh hưởng của PV Drilling trên thị trường khoan Việt Nam nói riêng, của thế giới nói chung Những thông tin trong chương 1 sẽ là cơ sở để tác giả phát triển thêm về các hoạt động triển khai hợp tác quốc tế của PV Drilling trong từng lĩnh vực ở chương 2 và đánh giá các tác động cũng như triển vọng của quá trình này trong tương lai của PV Drilling ở chương 3 luận văn này.

HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ CỦA PV DRILLING

Đối với lĩnh vực khoan thăm dò

2.1.1 Chính sách ưu đãi của nhà nước trong việc hợp tác quốc tế cho việc khoan thăm dò dầu khí tại vùng biển Việt Nam

Hiện nay nhà nước đang có nhiều chính sách ưu đãi trong việc hợp tác quốc tế cho việc khoan thăm dò của PV Drilling Chẳng hạn một số chính sách tiêu biểu giúp tăng lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam như cấp quota nhập khẩu miễn thuế, ưu tiên nhập cảnh cho các chuyên gia có hợp đồng lao động với PV Drilling, ưu tiên làm thủ tục tại bộ phận biên phòng cho các thủ tục xuất nhập cảnh lên giàn, ưu tiên miễn thuế cho các giàn khoan nước ngoài mà PV Drilling thuê lại nhập vào Việt Nam…

Riêng về hỗ trợ cho việc hợp tác quốc tế, PV Drilling được hỗ trợ rất nhiều khi mở các liên doanh giữa PV Drilling với các đối tác lớn trên thế giới như Baker Hughes, Viettubes, EXPRO… Những đối tác này khi liên kết với PV Drilling sẽ được hỗ trợ rất nhiều trong việc đầu tư vào Việt Nam thông qua liên doanh với PV Drilling, ví dụ như Baker Hughes sẽ được ưu tiên cho công việc cung cấp ống khoan cho các hoạt động khai thác về sau khi mà mỏ thăm dò chuyển sang khai thác, cho dù nhà thầu khoan có thay đổi không còn là PV Drilling vận hành giàn khoan khai thác

Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2007 và Nghị định số 17/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Chính Phủ Việt Nam đã nhấn mạnh nhiều điểm ưu đãi cho các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam khi hợp tác đầu tư ra nước ngoài, trong đó, PV Drilling đã tận dụng để tiến hành đóng mới lần lượt ba giàn khoan Jack-up gồm PVD 1, PVD 2, PVD 3 và một giàn khoan đất liền PVD 11 Chính việc ưu đãi này đã giúp PV Drilling tạo được nền tảng vững mạnh cho công cuộc chiếm lĩnh thị trường khoan tại Việt Nam Ngay khi ba giàn khoan Jack-up được hoàn thành, hàng loạt các JOC tại Việt Nam đã ký hợp đồng cho các hoạt động thăm dò tại vùng biển ngoài khơi Vũng Tàu, tiêu biểu là hàng loạt hợp đồng dài hạn với Vietsopetro, Cửu Long JOC, Biển Đông JOC…

Luật Dầu Khí Việt Nam được Quốc Hội Việt Nam thông qua vào ngày 6 tháng

7 năm 1993 có một số điều khoản thuận lợi cho các hoạt động của PV Drilling như ở điều 28, khoản 5 có đoạn ghi “Được miễn thuế nhập khẩu các thiết bị, vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí và miễn thuế tái xuất khi các thiết bị nhập khẩu không được lắp đặt cố định hoặc vật tư không sử dụng hết theo quy định của pháp luật Việt Nam.” – cho thấy với chính sách ưu đãi này, khi PV Drilling trở thành nhà thầu khoan số một tại Việt Nam, PV Drilling sẽ dễ dàng miễn được khoản thuế rất lớn cho các hoạt động xuất nhập khẩu vật tư tạo tài sản cố định của mình Điều 17 và 18 của Luật Dầu Khí này cũng tạo nhiều thuận lợi cho các hoạt động của PV Drilling khi quy định thời hạn thăm dò từ 5 - 7 năm và thời hạn khai thác từ 25

- 30 năm Nó cho phép PV Drilling kiếm được nhiều hợp đồng khoan khi mà thời hạn thăm dò chỉ khoảng 5 năm, nó bắt buộc các nhà thầu mỏ thay đổi nhà thầu khoan để ký kết hợp đồng mới, hoặc gia hạn hợp đồng cũ, lúc đó PV Drilling sẽ có nhiều cơ hội cạnh tranh do giá thuê rẻ, kỹ thuật hiện đại cùng với đội ngũ nhân công bản địa hóa hơn 80% Trên thực tế, đa số những hợp đồng khoan PV Drilling có được do cạnh tranh thành công với các nhà thầu khoan thế giới Vì một quy tắc mà chúng ta đều biết

“ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.” Không một nhà thầu mỏ nào lựa chọn một nhà thầu khoan quốc tế khi mà PV Drilling, nhà thầu khoan Việt Nam đáp ứng đủ mọi yêu cầu được đưa ra

Do dầu khí là một trong những tài nguyên thiên nhiên quý và là nhiên liệu quan trọng chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường nên nó đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nước sở hữu nguồn tài nguyên này Dầu khí còn là nguồn tài nguyên không tái tạo được nên việc khai thác phải thật sự hợp lý để không bị cạn kiệt Vì vậy, việc tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí rất được chính phủ nước có nguồn tài nguyên dầu khí rất quan tâm và quản lý chặt chẽ Khi một nhà thầu khoan muốn tiến hành tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí hoặc cung cấp giàn khoan trong một vùng biển đặc quyền kinh tế của nước nào thì phải tiến hành đàm phán để liên doanh liên kết với công ty dầu khí của quốc gia đó Điều này thể hiện ở luật và quy định của các nước ví dụ như mục 6.1 Luật PDA ở Malaysia: "Các tổ chức, cá nhân nào được tiến hành tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ở lãnh thổ Malaysia ngoại trừ PETRONAS, trừ trường hợp khác được Thủ tướng cho phép" 20 Điều 3.5, điều 10 Luật Dầu khí Việt Nam có quy định: " Chính phủ

Việt Nam cho phép tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, tìm kiếm thăm dò và khai thác khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên khác ngoài dầu khí trong diện tích hợp đồng dầu khí (là văn bản ký kết giữa Tổng công ty dầu khí Việt Nam với tổ chức, cá nhân để tiến hành hoạt động dầu khí) theo quy định của pháp luật Việt Nam Các hoạt động này không được gây cản trở và làm thiệt hại cho các hoạt động dầu khí" 21

Khi tiến hành liên doanh hoặc liên kết, các nhà thầu khoan sẽ phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật; đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường, an toàn lao động

Ngoài ra, Thủ tướng Chính Phủ cũng có chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cần phải ưu tiên các công ty trong ngành cho các dịch vụ đi kèm để tập trung phát triển và phân ngành cho các Tổng Công ty, Công ty thành viên, và PV Drilling luôn được nhắc đến cho các dịch vụ khoan hiện nay Với năm 2010, việc PV Drilling có đến ba giàn khoan Jack-up hiện đại 100% sở hữu của người Việt, đã tạo cơ sở cho PV Drilling tự tin tham gia các hoạt động đấu thầu khoan cho các khu vực mỏ mới tại khu vực ngoài khơi Cà Mau, ngoài khơi Hải Phòng

2.1.2.1 Giới thiệu sơ lƣợc Vietsovpetro

20 Malaysia Chapter- Oil & Gas Regulation 2014, tr.6

21 Luật Dầu khí số 19/2000/QH10 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí số 10/2008/QH12 năm

Vietsovpetro là Liên doanh đầu tiên của Việt Nam với nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí, và là một biểu tượng của tình Hữu nghị Việt Nam – Liên Bang Nga

Liên doanh dầu khí Vietsopetro được thành lập trên cơ sở các Hiệp định Việt –

Xô về hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam ký ngày 03/07/1980 và Hiệp định Liên Chính phủ Việt Nam – Liên Xô ký ngày 19/06/1981 về việc thành lập Liên doanh dầu khí Việt –Xô

2.1.2.2 Hợp tác khoan thăm dò giữa PV Drilling và Vietsovpetro

Vietsovpetro đã có một quá trình hợp tác lâu dài từ khi PV Drilling mới thành lập cho đến khi PV Drilling trở thành một trong những nhà thầu khoan lớn nhất tại Việt Nam hiện nay

Khi giàn PVD 3 được đóng thành công năm 2009, PV Drilling đã nhanh chóng ký kết được một hợp đồng khoan thăm dò trong vòng 5 năm tính từ năm 2010 Điều này cho phép PV Drilling đặt một viên gạch to lớn tiếp thêm cho mối quan hệ rất tốt của hai bên Trước đó, PV Drilling đã phụ trách chính cho các hoạt động phụ trợ khoan cho Vietsopetro ở mỏ Đại Hùng và mỏ Bạch Hổ, như cung ứng nhân lực, cung cấp thiết bị khoan, cần khoan, mũi khoan (drill bit), các dịch vụ quản lý an toàn trên giàn khoan… Năm 2001, ông Trần Văn Hoạt, cựu Chánh kỹ sư và Giàn trưởng giàn khoan Jack-up Cửu Long Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Vietsopetro sang PV Drilling làm Phó Tổng Giám Đốc đã góp phần nâng cao mối quan hệ đối tác làm ăn lâu dài giữa hai bên PV Drilling và Vietsopetro, mặc dù lúc bấy giờ PV Drilling mới được thành lập và còn non yếu Đến giai đoạn năm 2006-2010, PV Drilling đã là đối tác lớn nhất với Vietsopetro khi có 3 công ty con của PV Drilling chuyên cung cấp dịch vụ thường xuyên cho Liên doanh này, trong đó liên doanh PV Drilling – Baker Hughes chiếm phần lớn nhất với hơn 51% doanh thu của PV Drilling với Vietsopetro Còn lại là PVD – PTI chiếm được hơn 29% và PVD Logging là 20% Cán cân thương mại giữa PV

Drilling – Vietsopetro cũng tăng dần theo các năm khi hai bên cung cấp các dịch vụ cho nhau, với tổng khối lượng thương mại đạt hơn 100 triệu USD đến năm 2010 22

Đối với lĩnh vực khoan khai thác

2.2.1 Hợp tác lâu dài với Biển Đông POC

2.2.1.1 Sơ nét về Biển Đông POC

Biển Đông POC được thành lập vào ngày 26/2/2009 để thay mặt PVN nhận bàn giao các hoạt động dầu khí từ BP và ConocoPhillips Hiện nay, Biển Đông POC đã triển khai dự án Biển Đông 01 tại khu vực Hải Thạch – Mộc Tinh

2.2.1.2 Hợp tác khoan khai thác nguồn khí đốt trữ lƣợng cao với Biển Đông POC

Năm 2010, PV Drilling và Biển Đông POC đã ký kết một hợp đồng khoan khai thác kéo dài trong 06 năm khi giàn khoan hiện đại nhất của Việt Nam từ trước đến nay được hoàn thành, PV Drilling 5 (gọi tắt là PVD 5) Giàn khoan PVD 5 này là giàn khoan TAD (Tender Assist Drilling) tiếp trợ nửa nổi nửa chìm có khả năng khoan ở những khu vực nước sâu tại biển Đông, chính vì khả năng này, Biển Đông JOC đã được nhà nước giao cho quản lý các khu vực mỏ cận thềm lục địa, Hải Thạch và Mộc Tinh là hai khu vực có độ sâu lớn nhất trong các khu vực mỏ khai thác Đây là hai mỏ khí có áp suất và nhiệt độ cao, được đánh giá là rất khó cho công tác khoan Ngoài ra, do thời tiết ngoài khu vực này khắc nghiệt hơn các khu vực hiện tại đang khai thác khác ở vùng biển Vũng Tàu

Sau 3 năm khai thác, tới tháng 9/2013, dòng khí đầu tiên đã xuất hiện Và đến nay, sản lượng đã vượt hơn 90% so với kế hoạch ban đầu đặt ra Không dừng lại ở đó, ngoài khí đốt thông thường, khí ở các khu vực này còn có thành phần condensate, đây là thành phần có giá trị kinh tế rất cao Thành phần của condensate chủ yếu là hydrocarbon mạch thẳng, bao gồm pentane và các hydrocarbon nặng hơn (C5+)

Condensate có điểm sôi nằm trong dải điểm sôi của xăng Tỷ trọng của condensate vào khoảng 80 API Condensate chủ yếu được sử dụng để sản xuất xăng, dung môi công nghiệp và làm nguyên liệu cho tổ hợp hóa dầu 24

Cho đến năm 2013, có thể khẳng định rằng, Dự án Biển Đông 1 đã hoàn thành gần 100% công việc theo kế hoạch Theo kế hoạch, đến năm 2014, dòng khí từ hai ngôi sao dưới đáy biển là Hải Thạch - Mộc Tinh sẽ được đưa vào bờ để cung cấp cho các nhà máy điện khu vực miền Đông Nam Bộ

2.2.2 Hợp tác với các đối tác từ Anh Quốc và Hoa Kỳ 2.2.2.1 Anh Quốc

Tại Việt Nam hiện nay, có ba công ty dầu khí của Liên Hiệp Anh đang là những đối tác lớn nhất cho các hoạt động khai thác dầu khí, bao gồm BP (hiện đang bị cấm vận bởi chính phủ Mỹ sau sự cố giàn khoan Deepwater Horizon năm 2010), Premier Oil và Royal Dutch Shell

BP là một trong những công ty dầu khí đầu tiên có mặt tại Việt Nam vào thập niên 90 của thế kỷ trước BP vào Việt Nam với sự đầu tư vào hai dòng kinh doanh chính trong ngành công nghiệp dầu khí: upstream - thăm dò, khai thác; và downstream

- sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

BP Corporation (viết tắt tiếng Anh: của Bristish Petroleum) là một công ty dầu khí đóng trụ sở tại Luân Đôn, Anh quốc Đây là một công ty năng lượng toàn cầu, là công ty năng lượng lớn thứ 3 thế giới, là công ty lớn thứ 4 thế giới Là một công ty dầu khí đa quốc gia, BP là công ty lớn nhất Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Trụ sở chính công ty đóng tại St James's, City of Westminster, London Chi nhánh BP America's đóng trụ sở ở One Westlake Park tại Houston Energy Corridor, Texas Hiện nay công ty này đang được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn, là một

24 Báo cáo của Biển Đông JOC gửi Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam tháng 8 năm 2013, trang 7 bộ phận của FTSE 100 Index Năm 2009, công ty có doanh thu 246,1 tỷ USD, lợi nhuận ròng đạt 16,58 tỷ USD và sử dụng 80.300 nhân công trên toàn thế giới 25

Trong giai đoạn 2005-2010, PV Drilling là nhà thầu phụ chủ yếu của BP cho các dịch vụ bơm trám vỉa và chống sự cố tràn dầu, doanh thu của PV Drilling từ các dịch vụ này luôn đạt trên 15 triệu USD mỗi năm Tuy nhiên, BP hiện nay đang bị cấm vận cho những sự cố giàn khoan ngoài khơi Mexico năm 2010 Do vậy tại Việt Nam, từ năm 2010, PV Drilling đã không còn hợp tác nhiều với BP như trước, chủ yếu là các hoạt động hỗ trợ kho vận và cung cấp vật tư dầu khí nhỏ lẻ

+ Hợp tác với Premier Oil

Premier Oil bắt đầu để ý đến thị trường Việt Nam từ năm 2006, tuy nhiên đến năm 2008 công ty này mới chính thức được thành lập công ty con tại Việt Nam, nhận phụ trách cung cấp các dịch vụ tư vấn hỗ trợ cho công tác khai thác của PVEP và các JOC, POC khác

PV Drilling trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010 chỉ có hai lần thuê giàn khoan của công ty Vantage Drilling tại UAE thông qua sự tư vấn và trung gian của Premier Oil Ngoài ra, Premier Oil còn hợp tác khai thác chia sản phẩm với Thăng Long JOC tại khu vực mỏ Rồng Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nhiều sản phẩm

Tuy nhiên theo đánh giá, Premier Oil đang có nhiều tiềm năng phát triên khi mà

BP đang bị cấm vận của chính phủ Mỹ và có những hoạt động hạn chế tại Việt Nam, trong khi Shell vẫn đang loay hoay trong các mảng kinh doanh dầu nhờn của mình

+ Hợp tác với Royal Dutch Shell

Royal Dutch Shell, thường được biết đến là Shell, là một công ty dầu khí đa quốc gia liên kết giữa Hà Lan và Anh Đây là tập đoàn năng lượng tư nhân lớn thứ hai

25 Website BP Corporation, http://www.bp.com/en/global/corporate/about-bp.html, truy cập ngày 8 tháng 5 năm

2014 trên thế giới Trụ sở của công ty đặt tại The Hague, Hà Lan và trụ sở đăng kí đặt tại London

Shell hiện nay không có nhiều hoạt động dầu khí mà chuyển sang đầu tư mạnh vào mảng kinh doanh dầu nhờn Shell chỉ phối hợp chủ yếu với Nhà máy lọc dầu Dung Quất cho các chế phẩm khác xăng PV Drilling hiện nay chỉ còn cung cấp dịch vụ sửa chữa các thiết bị vận hành lọc dầu của Shell tại Vũng Tàu

Đối với lĩnh vực đào tạo phát triển nguồn nhân lực

2.3.1 Hợp tác với Hoa Kỳ

Năm 2007, Công ty Cổ Phần Đào Tạo Kỹ Thuật PVD (PVD Training) được thành lập, hoạt động trong ba lĩnh vực: Đào tạo và cấp chứng chỉ; các giải pháp nhân sự (cung ứng và tư vấn nguồn nhân lực); các dịch vụ kỹ thuật bao gồm các giải pháp an toàn bờ và biển, các dịch vụ hàng hải; các giải pháp về tự động hóa và điện công nghiệp; dịch vụ đánh giá kỹ thuật; cung cấp các sản phẩm thiết bị an toàn và ứng dụng hàng hải cùng với các dịch vụ khảo sát, kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng, chiết nạp, thiết kế giải pháp, kiểm định đối với các hệ thống thiết bị an toàn & hàng hải phục vụ trong ngành công nghiệp Dầu khí và các ngành công nghiệp nặng Với tầm nhìn trở thành nhà cung cấp uy tín hàng đầu các dịch vụ đào tạo, dịch vụ kỹ thuật cũng như là nhà cung cấp uy tín nguồn nhân lực có trình độ cho ngành công nghiệp Dầu khí và các ngành công nghiệp mũi nhọn trong nước và quốc tế, PVD Training luôn cung cấp cho khách hàng các giải pháp đào tạo, nhân lực và kỹ thuật tối ưu và kinh tế nhất, được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia trình độ cao, giàu kinh nghiệm PVD Training hiện là thành viên và được cấp phép bởi các tổ chức đăng kiểm quốc tế quan trọng trong ngành như OPITO, DNV, Lloyd, AWS, IFE…

Tháng 6 năm 2008, PVD Training đặt mối quan hệ hợp tác song phương đầu tiên với Tập Đoàn MODEC, một trong những nhà thầu khoan, cũng như nhà đào tạo ngành khoan lớn nhất của thế giới Kết quả của quá trình hợp tác này là cuối năm

2008, PVD Training đã đạt đủ tiêu chuẩn để cấp chứng chỉ đào tạo MODEC -1,

MODEC -2 cho các kỹ sư an toàn trên giàn PVD 1 Các chứng chỉ này đều được công nhận trên toàn thế giới do uy tín hàng đầu của Tập Đoàn MODEC

Năm 2009, PVD Training ký hợp đồng hợp tác song phương với đối tác đào tạo trong ngành cứu hỏa của Hoa Kỳ là the Institution of Fire Engineers, trở thành nhà cung cấp các khóa học và cấp chứng chỉ cho an toàn chống cháy nổ trên giàn cho các nhà thầu khoan trong khu vực Đông Nam Á Không dừng ở đó, PVD Training đã liên kết với Lloyd’s Hoa Kỳ để trở thành một nhà tư vấn các giải pháp về chống cháy nổ trên giàn đạt chuẩn quốc tế

Năm 2010, PVD Training đã được Tổ chức OPITO Hoa Kỳ - tổ chức chuyên đào tạo kỹ sư khoan lớn của Hoa Kỳ và thế giới cấp giấy phép đào tạo cho ba khóa học: Emergency Breathing System, Tropical Basic Offshore Safety Induction &

Emergency Training, Tropical HUET Đây chính là ba chứng chỉ chính, bắt buộc mà các kỹ sư Trainee cần phải có nếu muốn trở thành một kỹ sư khoan chuyên nghiệp, chứng chỉ có hiệu lực trên toàn thế giới Với việc cấp được ba chứng chỉ này, cộng với các chứng chỉ quan trọng khác như BOSIET, HUET Advance, Well Control, Basic Fire Emergency Training…PVD Training tương lai sẽ trở thành một trong những nhà đào tạo lớn của khu vực Đông Nam Á Hiện nay, 100% các kỹ sư khoan của PV Drilling hằng năm đều được đào tạo nâng cao tay nghề tại PVD Training, ngay cả các kỹ sư nước ngoài đều đánh giá rất cao các khóa học tại PVD Training và rất nghiêm túc tham gia các khóa học khi có yêu cầu từ Ban Lãnh Đạo PV Drilling

PVD Training hiện là thành viên của ba Hiệp hội lớn trên thế giới bao gồm:

Hiệp hội các nhà thầu hàng hải thế giới IMCA (International Marine Contractors Association); Hiệp hội ngành hàn điện Hoa Kỳ AWS (American Welding Society), Hiệp Hội nhà thầu khoan thế giới IADC (International Association of Drilling Contractors)

Hiện nay, có đến gần 20 nhà thầu khoan trên toàn thế giới có hợp tác đào tạo với PVD Training bao gồm: ENI, Santos, UMW, Maersk, SeaDrill, Exxon Mobile,

Transocean, Salamander Energy, Halliburton, BP, Petronas, Chevron, KS Drilling, Shelf Drilling, Vietgazprom JOC, MODEC, Mitra…

2.3.2 Hợp tác với Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia tiên tiến, phát triển, và trong lĩnh vực dầu khí cũng vậy PV Drilling có mối quan hệ rất thân thiết với các công ty dầu khí của Nhật thông qua liên doanh JVPC, đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo kỹ thuật khoan

PV Drilling với đại diện là PVD Training, đã liên kết rất chặt chẽ với các đối tác từ Nhật, tiêu biểu là công ty JX Nippon Oil and Gas Exploration, đã triển khai nhiều chương trình đào tạo liên kết cho các kỹ sư của PV Drilling về các chuyên môn khoan kỹ thuật cao như Well Control, HSEQ Ngoài ra, với một địa hình rất khó khăn và nghèo tài nguyên, Nhật Bản đã phát triển và đưa ra kỹ thuật “khoan xiên” Một kỹ thuật khoan rất khó trong ngành PV Drilling với tư cách là một nhà thầu khoan hàng đầu tại Việt Nam đã hết sức cố gắng để tiếp thu kỹ thuật này Và đến nay, PV Drilling đã khoan thành công hơn 20 giếng khoan xiên, tiết kiệm cho nhà thầu mỏ và các nhà thầu phụ hàng trăm triệu đô la

Nhật Bản còn hỗ trợ cho PVD Training nhiều mô hình, dụng cụ chuyên môn trong việc đào tạo các kỹ thuật cứu hộ, chống tràn dầu với trình độ kỹ thuật cao, đáp ứng đủ mọi yêu cầu khắc nhiệt nhất của các nhà thầu cấp quốc tế

Hình 2.1 Mô hình tháp khoan tại PVD Training

(Nguồn: Website PVD Training: http://www.pvdtraining.com.vn/vn/ )

Trong hình là mô hình tháp khoan được xây dựng với sự hỗ trợ của Nhật Bản nhằm đào tạo cho các chức danh như Derrick Man, Toolsbusher…

Trong tương lai, PVD Training đang tiến hành thương thảo với Nhật Bản cho các khóa học cấp bằng online cho các chứng chỉ ngắn hạn khác như HUET, Radio Test…

2.3.3 Hợp tác với các nước trong tổ chức ASEAN Ở khu vực ASEAN, PV Drilling tập trung hợp tác với các cường quốc dầu khí có các nhà khầu khoan lớn như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines Trong số này, Singapore là đối tác lớn hơn cả 4 trong 5 giàn khoan PV Drilling đang sở hữu hiện nay đều được đóng ở Singapore, cụ thể là tập đoàn Keppel Fels, một trong những tập đoàn đa ngành lớn nhất Singapore và là một người khổng lồ của ngành công nghiệp đóng giàn của thế giới

Singapore đang là nơi tập trung hợp tác mạnh mẽ nhất của PV Drilling từ năm

2007 đến nay, do địa lý gần, văn hóa tương đồng, múi giờ cũng gần như giống nhau (chênh lệnh 1 giờ GMT) Các mảng kỹ thuật quan trọng nhất của PV Drilling đều được chuyển sang cho các đối tác tại Singapore phụ trách

Năm 2007, Keppel Fels đóng giàn PVD 1, giàn khoan đầu tiên của PV Drilling, cũng là giàn khoan Jack up đầu tiên sở hữu 100% của người Việt Nam Đây là bước tiến quan trọng nhất của PV Drilling trên con đường thành nhà thầu khoan lớn mạnh trên thế giới giàn PVD 1 được đưa vào sử dụng đến nay vẫn liên tục đạt LTI hàng năm, với công nghệ luôn được nâng cấp và bảo dưỡng tối đa

Năm 2009, hai giàn Jack-up PVD 2 và PVD 3 tiếp tục được đóng mới với công nghệ hiện tại nhất bấy giờ, sức chứa và khả năng hoạt động tối tân và lớn hơn hẳn so với giàn PVD 1

Đối với lĩnh vực khoa học công nghệ

2.4.1 Chính sách ƣu đãi của Việt Nam

Các quy định về xuất nhập khẩu và thuế quan sẽ được áp dụng đối với 2 phần đó là giàn khoan và các thiết bị, phụ tùng phục vụ cho công tác sửa chữa, bảo trì Mỗi quốc gia sẽ có các quy định cụ thể khác nhau nhưng sẽ có những nét chung như sau

Khi giàn khoan được kéo đến vùng lãnh hải của một quốc gia, chủ của giàn khoan đó phải liên lạc với hải quan và bộ đội hải quân để xin phép được nhập cảnh Việc cho nhập cảnh giàn chỉ được thực hiện hai nước bao gồm nước mà giàn khoan biển xin phép nhập cảnh và nước mà giàn khoan biển mang quốc tịch có quan hệ hợp tác và không tranh chấp, đối đầu với nhau Bộ phận hải quan sẽ xem xét, tiến hành làm các thủ tục nhập cảnh cho giàn khoan dựa trên chứng từ hồ sơ mà chủ giàn khoan biển tiến hành khai báo, ngoài ra một số cơ quan ban ngành sẽ có những yêu cầu riêng ví dụ như Malaysia yêu cầu phải có giấy chứng nhận phun trùng khi giàn khoan biển nhập cảnh

Việc thực hiện các thủ tục nhập cảnh giàn khoan biển mất khoảng 1 tháng 33 Đối với thiết bị, máy móc, vật tư phục vụ cho công tác sửa chữa, thay thế và vận hành Mỗi nước sẽ có danh mục các thiết bị, hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu phải có giấy phép, ví dụ như đối với thị trường Việt Nam, việc nhập khẩu pháo sáng phục vụ công tác cứu sinh cứu hộ là không thể, thuốc và các dụng cụ y tế nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Y Tế 34 Đối với giàn khoan biển sẽ có các loại thuế quan như thuế nhập khẩu giàn khoan biển, thuế môi trường, thuế nhà thầu và đối với các thiết bị, vật tư, máy móc nhập khẩu sẽ có các loại thuế như thuế nhập khẩu, thuế môi trường, thuế giá trị gia tăng

Hiện PV Drilling chưa có giàn khoan biển nào tham gia vào thị trường nước ngoài khu vực Châu Á Thái Bình Dương Đây là một trong những thách thức lớn đối với PV Drilling khi các chính sách về xuất nhập khẩu và thuế quan ở thị trường này rất nhiều và phức tạp, trong khi đó PV Drilling còn quá ít kinh nghiệm, chưa hiểu rõ về những quy định, chính sách, đồng thời giàn khoan biển của PV Drilling chưa được kéo đến vùng hải lãnh của các quốc gia khu vực này bao giờ

Theo chính sách khai thác dầu khí của các nước, một công ty cung cấp dịch vụ giàn khoan biển không thể hoạt động độc lập tại vùng biển đặc quyền kinh tế của các nước mà phải liên doanh, liên kết với các công ty dầu khí trực thuộc Tập Đoàn Dầu khí

33 Báo cáo thường niên PV Drilling năm 2011, trang 38

34 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP, 2006

Quốc gia đó Để tạo thuận lợi cho các đơn vị con thực hiện liên doanh, liên kết, trong những năm qua, Nhà nước cũng như là Tập Đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã không ngừng mở rộng mối quan hệ, có những cuộc họp, đối thoại để tăng cường mối quan hệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp các dịch vụ dầu khí Năm 2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tới thăm Tập Đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) và đã đề nghị tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí 35 và đến ngày 4/4/2014, Việt Nam và Malaysia dã nhất trí nâng quan hệ lên đối tác chiến lược trong đó có lĩnh vực dầu khí 36 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2011 cũng đã tăng cường mối quan hệ về dầu khí với Singapore 37

Tập Đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cũng đã nỗ lực tăng cường các hợp tác quốc tế Hội nghị và Triển lãm Dầu khí Đông Nam Á ASCOPE lần thứ 10, Tổng Giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu đã có những cuộc họp song phương với Tổng Giám đốc các Tập Đoàn Dầu khí Quốc gia các nước Indonesia, Brunei, Thái Lan, Malaysia nhằm tăng cường mối quan hệ và hợp tác giữa các bên

Với những nỗ lực về tăng cường hợp tác quan hệ về lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, PV Drilling đã có cơ hội tốt để tiếp tục thực hiện các hoạt động liên doanh, liên kết với các công ty Dầu khí trực thuộc Tập Đoàn Dầu khí Quốc gia các nước trong khu vực, tạo điều kiện để gia nhập thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ giàn khoan biển ở thị trường Châu Á Thái Bình Dương

2.4.2 Chiến lƣợc của PV Drilling

Một số quốc gia có nền khoa học công nghệ về lĩnh vực khoan hiện đại nhất hiện nay phải kế đến đầu tiên là Hoa Kỳ, đây là một quốc gia đi đầu trên thế giới về khoa học công nghệ ở mọi lĩnh vực, ngành khoan cũng không phải là ngoại lệ Hàng năm, PV Drilling luôn có các chuyến công tác sang Hoa Kỳ để tìm kiếm các khóa huấn

35 VOV, Việt Nam-Malaysia đẩy mạnh hợp tác dầu khí, http://www.tienphong.vn/xa-hoi/viet-nammalaysia-day- manh-hop-tac-dau-khi-553432.tpo, cập nhật ngày 30/9/2011

36 Trúc Quỳnh, Việt Nam-Malaysia nhất trí nâng quan hệ lên đối tác chiến lược, http://www.tienphong.vn/the- gioi/viet-nam-malaysia-nhat-tri-nang-quan-he-len-doi-tac-chien-luoc-692766.tpo, cập nhật ngày 5/4/2014

37 Việt Nam-Singapore tăng cường hợp tác nhiều mặt, http://www.tienphong.vn/xa-hoi/viet-nam-singapore-tang- cuong-hop-tac-nhieu-mat-553076.tpo, cập nhật ngày 27/9/2011 luyện, các công nghệ tân tiến nhất để mua về áp dụng trên các giàn khoan của mình

Trong năm 2010, trước khi giàn TAD PVD 5 hoàn thành, PV Drilling đã mua một loạt các công nghệ tối tân về ngành khoan trị giá hơn 20 triệu USD từ ExxonMobile – tập đoàn dầu khí lớn thứ hai thế giới để ứng dụng và công tác vận hành giàn TAD

Quốc gia thứ hai phải kể đến là Trung Quốc, gã hàng xóm quyền lực khổng lồ của Việt Nam Giàn khoan dầu khí của Trung Quốc luôn có những công nghệ tối tân nhất, hiện đại nhất, thậm chí nhiều công nghệ mà Hoa Kỳ chưa có thì Trung Quốc đã áp dụng trên các giàn khoan của mình

Singapore là nước thứ ba mà PV Drilling thường đặt các quan hệ hợp tác để học hỏi các công nghệ hiện đại Hiện nay, Singapore đang là một trong những nước có ngành công nghiệp đóng giàn khoan phát triển nhất thế giới, bên cạnh Hoa Kỳ và Trung Quốc

2.4.2.1 Các chính sách của PV Drilling trong việc đi tắt đón đầu các công nghệ tiên tiến và tăng cường khả năng vận hành hiệu quả của các giàn khoan

TÁC ĐỘNG VÀ TRIỂN VỌNG CỦA QUÁ TRÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ CỦA PV DRILLING

Tác động của quá trình hợp tác quốc tế của PV Drilling

3.1.1 Tác động đối với ngành công nghiệp dầu khí nội địa

PV Drilling là một trong những Tổng Công Ty của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam có giá trị trên 1 tỷ USD tính đến năm 2013 Doanh thu hàng năm của PV Drilling luôn đạt trên 10.000 tỷ VND từ năm 2010 đến nay Ngân sách hàng năm PV Drilling dành cho các hạng mục hợp tác quốc tế như đào tạo, mua bằng sáng chế công nghệ, góp vốn thành lập liên doanh, đầu tư vào các giàn khoan nước ngoài… luôn đạt trên 50 triệu USD, liên tục trong 5 năm 2007 – 2012 Chính vì vậy, có thể thấy rằng, PV Drilling là một trong những Tổng Công ty có vai trò đầu tàu về hợp tác quốc tế trong ngành công nghiệp dầu khí còn non trẻ của nước ta

PV Drilling đầu tư với nước ngoài để đóng mới các giàn khoan PVD 6, PVD 7, đã gây tác động lớn đến ngành công nghiệp đóng giàn khoan biển nội địa, đặc biệt là

PV Shipyard, với thành tựu là giàn khoan biển Tam Đảo 03 Tuy nhiên, giàn khoan Tam Đảo 03 hiện đang được Vietsopetro vận hành cầm chừng do hạn chế về khả năng khoan và công nghệ chưa hiện đại Do vậy, khi mà PV Drilling ngày càng có nhiều giàn khoan Jack-up hiện đại, PV Shipyard phải liên tục đổi mới và nâng cao trình độ kỹ thuật nhằm có thể đưa ra những giàn khoan có công nghệ tương tự để trong tương lai Việt Nam sẽ đủ sức chế tạo giàn khoan hoạt động trên 400ft (90m) mực nước biển và được chính người Việt Nam quản lý vận hành

Không chỉnh với PV Shipyard mà với các công ty dịch vụ dầu khí khác như PV Engineering, PVC, PV Trans… phải liên tục đổi mới cách thức quản lý và trình độ kỹ thuật để cạnh tranh với các dịch vụ của PV Drilling đang ngày càng hiện đại hóa do có một lực lượng kỹ sư nước ngoài hùng hậu và một đội ngũ người Việt chất lượng cao, được đào tạo bài bản từ các quốc gia tiên tiến Một ví dụ nho nhỏ, PVD Training là đơn vị duy nhất ở Việt Nam đào tạo những chứng chỉ cấp quốc tế như BOSIET, Well

Control, HSEQ… trong khi đó những Tổng Công ty trong ngành dầu khí khác chưa thể đạt được

Tóm lại, khi PV Drilling ngày càng đẩy mạnh hợp tác quốc tế để đưa về Việt Nam những tinh hoa công nghệ trong ngành dầu khí thì đã thúc đẩy cho một loạt các Tổng Công ty trong ngành phải phấn đấu nỗ lực để vươn lên, để có thể hỗ trợ cho các dịch vụ hỗ trợ đạt đến một trình độ cao cấp

3.1.2 Tác động đối với ngành công nghiệp dầu khí thế giới Đối với thế giới, PV Drilling hiện nay đã hai lần liên tiếp đạt danh hiệu “ Nhà thầu khoan tốt nhất châu Á” trong hai năm 2012 và 2013 Nó cho thấy sự thừa nhận của thế giới cho những nỗ lực của PV Drilling nói riêng, của ngành dầu khí Việt Nam nói chung PV Drilling hiện nay có 5 công ty liên doanh với các đối tác dầu khí nước ngoài, là PVD – Baker Hughes, PVD – PTI, PVD – Oil States Industries, Vietubes, PVD – BJ Đây là những đối tác lớn trên thị trường khoan thế giới, có hàng chục năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các dịch vụ khoan dầu khí, đồng thời cũng sở hữu hàng trăm bằng sáng chế trong lĩnh vực khoan Liên kết với các công ty này, sẽ giúp cho PV Drilling không những tiết kiệm được ngân sách cho việc mua bằng sáng chế, mà còn tận dụng được nguồn nhân lực tinh nhuệ của các công ty đối tác trong việc cung cấp các dịch vụ khoan, không chỉ cho các giàn của PV Drilling mà còn ở các giàn khoan nước ngoài khác đang hoạt động tại Việt Nam

Trong giai đoạn từ 2011 – 2020, PV Drilling hướng tới việc vươn ra các thị trường nước ngoài như khởi động lại các dự án ở Venezuela, tiến hành cung cấp giàn khoan đất liền tại Angola, đưa giàn khoan sang các vùng biển của Malaysia, Philippines, Nhật Bản…Chính vì thế, việc ngày càng tăng cường hợp tác quốc tế, xuất hiện nhiều hơn tại các diễn đàn dầu khí trong khu vực và trên toàn cầu giúp PV Drilling ngày càng chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh với các nhà thầu khoan hàng đầu trong việc đưa ra các dịch vụ hiện đại, tối tân với chi phí thấp và hợp lý hơn.

Triển vọng phát triển

Về số lượng và chủng loại giàn: Số lượng giàn của PV Drilling ngày càng tăng qua các năm, từ 1 giàn Jack up PVD 1 năm 2007 đến nay số lượng giàn đã tăng lên 5 giàn, ngoài ra PV Drilling còn vận hành thêm 4-6 giàn khoan thuê Chủng loại giàn cũng bắt đầu đa dạng hơn, bắt đầu đầu tư giàn nước sâu, cụ thể là giàn tiếp trợ nửa nổi nửa chìm PVD 5

Về chất lượng và an toàn trong vận hành: các giàn khoan biển của PV Drilling luôn được Hiệp hội các nhà thầu khoan quốc tế (IADC) ghi nhận thành tích vận hành an toàn, không xảy ra LTI trong suốt quá trình vận hành, tính đến tháng 3/2014, giàn PVD 1 đã đạt 7 năm liên tục vận hành an toàn, không xảy ra LTI, giàn PVD 2, PVD 3 là 4 năm liên tục, giàn PVD 5 là 365 ngày 38

Về hiệu suất hoạt động: hiệu suất hoạt động của các giàn khoan biển của PV Drilling luôn đạt mức rất cao, trên 99%

Về thị trường cung cấp dịch vụ giàn khoan biển: những năm đầu hoạt động, PV Drilling chỉ cung cấp dịch vụ giàn khoan biển ở thị trường trong nước nhưng những năm gần đây, PV Drilling đã từng bước vươn ra thị trường cung cấp dịch vụ giàn khoan biển Châu Á Thái Bình Dương như tháng 10/2012, PV Drilling đã mở văn phòng đại diện ở Malaysia, có các cuộc gặp song phương với các công ty Dầu khí quốc gia Thái Lan, Brunei, Singapore

Về giá cả thuê giàn, bằng nỗ lực đàm phán và xây dựng hình ảnh, PV Drilling luôn ký hợp đồng cung cấp dịch vụ giàn khoan biển với giá cao, các hợp đồng cung

38 Báo cáo An Toàn của PV Drilling gửi Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam năm 2014, trang 5 cấp giàn khoan tự nâng luôn đạt mức giá khoảng 130.000 USD/ngày (cao gấp 153% so với giá thị trường) 39

Về hoạt động quảng bá: PV Drilling đã đạt được nhiều thành tựu trong việc xây dựng hình ảnh nhà thầu chuyên nghiệp thông qua các giải thưởng trong nước cũng như quốc tế: Sao Vàng Đất Việt qua các năm, huân chương lao động hạng nhất, top 10 giải thưởng Báo cáo thường niên tốt nhất năm 2012 của Bộ Tài chính, 2 năm liền đạt giải thưởng Nhà thầu khoan tốt nhất châu Á (năm 2012, 2013) do tạp chí World Finance trao tặng

Về doanh thu, lợi nhuận: doanh thu của PV Drilling luôn tăng đều, trung bình 20% qua các năm, năm 2010, doanh thu đạt 7.572 tỷ đồng (tăng 29,8% so với năm

2009), lợi nhuận sau thuế cũng luôn tăng, lợi nhuận năm 2010 của PV Drilling là 1.908 tỷ đồng (tăng 23,6% so với năm 2009)

Trong buổi họp chuyên sâu về năng lượng trong khuôn khổ Hội nghị Tham tán Thương mại 2011, ông Lê Tuấn Phong Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng đã trình bày tham luận của mình về “Tổng quan về hệ thống năng lượng Việt Nam và định hướng phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050"

Trong bài tham luận này, ông đã nêu lên quan điểm của Chính phủ về phát triển ngành Dầu khí đó phát triển ngành Dầu khí đồng bộ, bao gồm các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất nhập khẩu Về tìm kiếm, thăm dò (TKTD) dầu khí sẽ gia tăng trữ lượng đạt 35-45 triệu tấn quy dầu/năm trong giai đoạn 2011 – 2015; trong đó: trong nước 25 – 30 triệu tấn quy dầu/năm, ngoài nước 10 – 15 triệu tấn quy dầu/năm

Lĩnh vực khai thác dầu khí: tập trung nghiên cứu các giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu và duy trì mức sản lượng khai thác dầu khí tối ưu, đảm bảo an toàn và hạn chế nguy cơ bị ngập nước của các mỏ đang khai thác; tích cực mở rộng hoạt động đầu

39 Báo cáo thị trường của Ban Hỗ trợ Sản Xuất gửi Tổng Giám Đốc PV Drilling tháng 8 năm 2013 tư khai thác dầu khí ra nước ngoài Phấn đấu khai thác 25-38 triệu tấn quy dầu/năm, trong đó: khai thác dầu thô giữ ổn định ở mức 18-20 triệu tấn/năm và khai thác khí 8-

19 tỉ m³/năm Định hướng giai đoạn 2016 – 2025 sẽ gia tăng trữ lượng đạt 35 – 45 triệu tấn quy dầu/năm, trong đó 25 – 35 triệu tấn quy dầu/năm ở trong nước và 15 triệu tấn quy dầu/năm ở nước ngoài

Lĩnh vực phát triển dịch vụ dầu khí: giai đoạn đến năm 2015 sẽ phấn đấu doanh thu dịch vụ kỹ thuật dầu khí đạt tốc độ tăng trưởng 15 – 20%/năm so với năm trước

Giai đoạn 2016 – 2025 Phấn đấu doanh thu dịch vụ kỹ thuật dầu khí đạt tốc độ tăng trưởng 20 – 25%/năm so với năm trước

Hoạt động khai thác và sản xuất dầu khí ngoài khơi ở vùng biển Châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt là Biển Đông đang phát triển, nhờ vào tiềm năng dầu khí ở các vùng biển sâu trong khu vực và nhu cầu năng lượng tăng cao của châu Á Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ước tính có khoảng xấp xỉ 11 tỷ thùng dầu và 190 nghìn tỷ feet khối khí tự nhiên đã được xác định và có tiềm năng trong khu vực trải dài từ Singapore và eo biển Malacca đến eo biển Đài Loan ( 3 ) Trong đó 70% trữ lượng dầu khí ở vùng biển giàu tài nguyên này nằm tại 1,54 triệu km 2 các khu vực nước sâu

Các khu vực khai thác dầu khí tập trung nhiều dự án nhất hiện tại có Vịnh Thái Lan, bán đảo Mã Lai, Đông Malaysia, Việt Nam, Indonesia Brunei lúc trước thực hiện việc độc quyền khai thác các giếng dầu cho Shell nhưng hiện nay Brunei đang có xu hướng sẽ mở rộng cho các tập đoàn năng lượng khác tham gia

BẢNG 3.1: ƢỚC TÍNH TRỮ LƢỢNG DẦU KHÍ ĐÃ XÁC ĐỊNH VÀ TIỀM

Quốc gia Trữ lƣợng dầu thô và hóa lỏng (tỷ thùng)

Trữ lƣợng khí tự nhiên (nghìn tỷ feet khối)

3 Linh Phương, Báo cáo kinh ngạc về trữ lượng dầu khí tiềm năng ở Biển Đông,http://petrotimes.vn/news/vn/bien-dong/bi-mat-trong-long-bien-dong/bao-cao-kinh-ngac-ve-tru-luong-dau- khi-tiem-nang-o-bien-dong.html, cập nhật ngày 9/2/2013

(Nguồn: Cục Thông tin Năng lượng Mỹ, Báo cáo về Biển Đông, tháng 2 năm 2013)

Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí của PV Drilling

Dựa trên các cơ sở ở chương 2; việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hợp tác quốc tế của PV Drilling, thực trạng năng lực hợp tác quốc tế của PV Drilling trong giai đoạn 2001-2010, cũng như nêu ra được những thành tựu đạt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân của quá trình hợp tác quốc tế của PV Drilling ở thị trường Châu Á Thái Bình Dương ở chương 2; những dự báo về nhu cầu và mức độ cạnh tranh, cơ hội và thách thức và xác định quan điểm, định hướng và mục tiêu của công cuộc mở rộng hợp tác quốc tế ở đầu chương 3, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao năng lực hợp tác quốc tế của PV Drilling trong giai đoạn 2011-2020

3.3.1.1 Tăng ngân sách đào tạo và cải tiến quy trình tuyển dụng nhân tài trong nước

Hiện tại số lượng nhân viên, kỹ sư đang làm việc chỉ vừa đáp ứng được nhu cầu vận hành các giàn khoan hiện tại, nếu theo kế hoạch tăng số lượng giàn khoan, mở rộng quy mô, PV Drilling cần có kế hoạch tăng cường đội ngũ nhân lực bằng cách:

- PV Drilling phối hợp với trường Đại học Bách Khoa, trường Đại học Mỏ Địa Chất, trường Đại học Ngoại Thương để có thể tuyển dụng được nguồn sinh viên giỏi, đúng chuyên ngành PV Drilling có thể tổ chức các đợt tuyển dụng quy mô lớn như chương trình Kỹ sư khoan tài năng hoặc chương trình quản trị viên tập sự, thông báo rộng rãi trên báo đài, TV để nhiều sinh viên vừa tốt nghiệp nộp đơn đăng ký PV Drilling cần lên kế hoạch tuyển dụng sao cho có thể đáp ứng được ít nhất là 90% nhu cầu, để đảm bảo, PV Drilling có thể tuyển dụng theo dự án, khi bắt đầu tiến hành đóng mới giàn, PV Drilling sẽ tiến hành tuyển dụng nhân sự chủ chốt làm việc và theo sát dự án đóng giàn cho tới khi giàn đưa vào hoạt động, trước khi giàn đưa vào hoạt động 3-6 tháng, PV Drilling sẽ tiến hành tuyển dụng các vị trí còn lại làm việc trên giàn, tiến hành đào tạo và huấn luyện Như vậy, số lượng nhân lực phục vụ cho các giàn khoan sắp tới sẽ không bị thiếu hụt đồng thời kế hoạch tuyển dụng rõ ràng và bám sát theo kế hoạch đóng giàn sẽ giúp PV Drilling không bị dư nguồn nhân lực trong hiện tại

- Để có thể chủ động và tự chủ được ở các vị trí quan trọng trên giàn, PV Drilling cần tập trung đào tạo nguồn kỹ sư trẻ, tương lai sẽ có thể nắm giữ được các vị trí này PV Drilling có thể tổ chức các chương trình như Quản trị viên tập sự giành cho khối kỹ sư Theo đó, các sinh viên giỏi tốt nghiệp từ các trường Bách Khoa hoặc Mỏ Địa Chất sẽ được tuyển dụng và huấn luyện trong 2 năm Trong hai năm đó, các kỹ sư này được trải nghiệm qua tất cả các vị trí trên giàn: công nhân làm việc trên sàn khoan, thợ sơn, lái cẩu để hiểu rõ thực tế hoạt động trên giàn, nắm rõ được các thiết bị máy móc chủ yếu trên giàn Sau đó, các kỹ sư này sẽ được các Giám Đốc giàn, Trưởng giàn hướng dẫn về vận hành giàn và các công tác khoan Các kỹ sư này sẽ được tham gia vào các cuộc họp giữa công ty và các công ty Dầu khí để nắm bắt được nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng và học hỏi được kinh nghiệm xử lý tình huống và sự cố trong quá trình vận hành giàn khoan biển

- Tăng cường chuyên môn và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên bằng cách luôn rà soát để biết được khả năng làm việc của nhân viên, từ đó tổ chức các khóa học nghiệp vụ để nhân viên nâng cao tay nghề, chuyên môn Ngành khoan và khối văn phòng hỗ trợ cho công tác hoạt động giàn khoan khá đặc thù nên PV Drilling có thể tìm kiếm các khóa học về quản lý ở nước ngoài như các khóa học về quản lý chuỗi cung ứng, quản lý mua sắm Maximo, Oracle để nhân viên hiểu rõ hơn về hệ thống đang sử dụng tại PV Drilling, biết thêm được các hệ thống quản lý, kiểm soát mới từ đó về vận hành hệ thống cũ hiệu quả hơn đồng thời tìm kiếm cơ hội ứng dụng hệ thống quản lý, kiểm soát mới để nâng cao năng suất lao động Ngoài ra, để giảm thiếu tối đa về tai nạn lao động dẫn đến ngừng hoạt động của giàn khoan, PV Drilling cần tổ chức các khóa học, khóa huấn luyện về an toàn nhằm nâng cao ý thức cũng như là trách nhiệm của công nhân, kỹ sư về an toàn lao động trên giàn khoan biển từ đó hạn chế tối đa các tai nạn lao động có thể xảy ra

3.3.1.2 Tăng cường tham gia hợp tác quốc tế, quảng bá hình ảnh của PV Drilling nói riêng, ngành Dầu khí Việt Nam nói chung ra toàn thế giới

Hoạt động quảng bá và tạo dựng niềm tin từ khách hàng được PV Drilling chú trọng ngay từ khi mới thành lập Là một dịch vụ đặc thù, không thể quảng cáo tràn lan và rầm rộ như các ngành dịch vụ khác, khách hàng của PV Drilling cũng rất đặc thù vì vậy nên PV Drilling tập trung quảng bá hình ảnh thông qua các cuộc triển lãm, hội thảo về dầu khí, tham dự để giành được các giải thưởng trong lĩnh vực dầu khí trong khu vực và trên thế giới Đối với triển lãm, hội nghị về dầu khí, PV Drillings luôn cử người tham dự và có gian hàng như hội nghị OTC Asia (Offshore Technical Conference Asia) được tổ chức thường niên, hội nghị và triển lãm ASCOPE (ASEAN Council on Petroleum) được tổ chức 4 năm một lần Đối với các giải thưởng và bình chọn, PV Drilling luôn đạt danh hiệu Sao Vàng Đất Việt qua các năm, huân chương lao động hạng nhất, top

10 giải thưởng Báo cáo thường niên tốt nhất năm 2012 của Bộ Tài chính, 2 năm liền đạt giải thưởng Nhà thầu khoan tốt nhất châu Á (năm 2012, 2013) do tạp chí World Finance trao tặng

PV Drilling có riêng một ban phát triển kinh doanh nhằm mục đích quảng bá hình ảnh và giới thiệu hình ảnh và dịch vụ của công ty đến với các công ty dầu khí trong khu vực Đầu năm 2014, PV Drilling vừa thành lập đội truyền thông chuyên phục vụ công tác tuyên truyền và xây dựng hình ảnh và thương hiệu PV Drilling ở thị trường khoan trong nước cũng như thị trường khoan thế giới Với đội truyền thông này, trong tương lai, hoạt động marketing của PV Drilling sẽ phát triển mạnh mẽ và thương hiệu PV Drilling sẽ ngày càng được củng cố và được nhiều công ty dầu khí biết đến và sử dụng dịch vụ

3.3.1.3 Nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của CBCNV

PV Drilling hiện có nguồn nhân lực chất lượng cao và dồi dào Tổng số cán bộ công nhân viên tính đến cuối năm 2013 là 1.810 người (tăng 64% so với năm mới thành lập), trong đó chuyên gia kỹ thuật cao người nước ngoài có khoảng 100 người

Nguồn nhân lực Việt Nam có trình độ cao (trình độ thạc sỹ, tiến sỹ chiếm 6%, trình độ cao đẳng, đại học chiếm 45%) Nguồn nhân lực của PV Drilling hiện đang đáp ứng đủ nhu cầu về nguồn nhân lực hoạt động trên giàn khoan biển cũng như là khối văn phòng hỗ trợ sản xuất

BẢNG 3.2: SỐ LƯỢNG NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG PV DRILLING

Hợp đồng lao động Số

Thạc sỹ 58 3,1% Thời vụ 14 0,8% Đại học 831 44,8% Xác định thời hạn 938 50,6%

Cao đẳng, công nhân kỹ thuật

750 40,5% Không xác định thời hạn

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010, PV Drilling)

Về đào tạo, PV Drilling hiện đang chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực Đối với khối nhân sự đi biển, PV Drilling luôn tổ chức hoặc thuê các trung tâm đào tạo chuyên ngành để tổ chức các khóa học về kỹ thuật khoan, quản lý giếng khoan, khóa học an toàn biển BOSIET, cử các cán bộ chủ chốt sang nước ngoài tham dự các khóa học, các buổi hội thảo về ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào công tác điều hành khoan Đối với các nhân viên khối văn phòng, bên cạnh các khóa học đã được tổ chức về chuyên ngành như: khóa học về kiến thức về dầu khí và vận hành giàn khoan dành cho người không phải là kỹ sư dầu khí, khóa học nghiệp vụ sử dụng hệ thống quản lý hàng tồn kho và mua sắm MAXIMO, khóa học về nghiệp vụ ngoại thương xuất, nhập khẩu, PV Drilling còn triển khai tìm hiểu nhu cầu đào tạo của các cán bộ công nhân viên từ đó tổ chức các khóa học phù hợp Cụ thể như trong 2 năm 2012, 2013, PV Drilling đã tổ chức được các khóa học kỹ năng mềm như: xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, quản lý công việc, nghệ thuật đàm phán

PV Drilling còn có 1 đơn vị riêng tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ công tác đào tạo và huấn luyện đó là Công ty Cổ phần Đào tạo Kỹ thuật PVD (PVD Training) PVD Training đã được tổ chức OPITO (Offshore Petroleum International Training Organization) công nhận cấp phép đào tạo an toàn biển theo chuẩn mực quốc tế OPITO Đơn vị này đã hỗ trợ cho PV Drilling rất nhiều trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao hoạt động trong lĩnh vực cung cấp giàn khoan biển

BẢNG 3.3: MỘT VÀI CHỈ SỐ VỀ ĐÀO TẠO CỦA PV DRILLING

Số khóa đào tạo trong năm Khóa 720 766 1.015 1.366

Số lượt người tham gia đào tạo Người 2.927 3.971 3.994 4.452

Tổng chi phí đào tạo Tỷ đồng 19,5 29,8 35 37,5

Chi phí đào tạo bình quân/CNCNV

Thời gian đào tạo bình quân/

(Nguồn: Báo cáo thường niên của PV Drilling năm 2010, PV Drilling)

3.3.1.4 Xây dựng quy trình làm việc chuyên nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế

Ngay từ những ngày đầu thành lập, việc xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý An toàn – Sức khỏe – Môi trường – Chất lượng (HSEQ) theo các tiêu chuẩn quốc tế vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của PV Drilling được xem là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu, là chìa khóa cho sự hội nhập thành công của PV Drilling vào thị trường cung cấp dịch vụ dầu khí quốc tế Được sự cam kết mạnh mẽ từ cấp lãnh đạo cao nhất, hệ thống quản lý HSEQ theo các tiêu chuẩn quốc tế lần lượt được xây dựng và áp dụng thành công trong thời gian ngắn tại PV Drilling thông qua việc đạt chứng nhận quốc tế về các hệ thống như: :

 Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008

 Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

 Hệ thống quản lý môi trường theo Tiêu chuẩn ISO 14001:2004

Hệ thống quản lý An toàn – sức khỏe – môi trường của PV Drilling được quản lý thống nhất từ Tổng Công ty đến các phòng ban, đơn vị trực thuộc để đảm bảo tính thống nhất của toàn hệ thống Ban An toàn – Chất lượng Tổng công ty chịu trách nhiệm trong việc thiết lập, ban hành, và trực tiếp kiểm tra giám sát việc thực hiện và tuân thủ đối với các chính sách, quy trình của hệ thống cũng như tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc giám sát và định hướng phát triển hệ thống An toàn – Sức khỏe – Môi trường tích hợp góp phần vào sự phát triển bền vững của Tổng Công ty Tại các đơn vị trực thuộc, phòng An toàn – Chất lượng chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các chính sách, quy trình của Tổng công ty cũng như tư vấn, hỗ trợ các phòng, bộ phận sản xuất trực tiếp trong việc thực hiện, kiểm tra giám sát việc tuân thủ và kịp thời phản ánh những vấn đề cần bổ sung, điều chỉnh nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của hệ thống trong thực tế

Làm việc an toàn là một yêu cầu bắt buộc đối với người lao động khi làm việc tại PV Drilling, yêu cầu này nhằm cung cấp một môi trường an toàn cho mọi người khi tham gia PV Drilling như một phần cam kết của lãnh đạo PV Drilling

Ngày đăng: 07/12/2022, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN