NỘI DUNG
1.1.1 Một số vấn đề lý luận về nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
* Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử
Tư tưởng về nhà nước pháp quyền được hình thành cách đây hơn hai nghìn năm Lúc đầu đó chỉ là những ý tưởng, những quan niệm của các nhà tư tưởng về những yếu tố, những khía cạnh có tính đơn biệt của việc tổ chức quyền lực nhà nước, phát huy vai trò của pháp luật và giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật Sau đó những ý tưởng này được phát triển thành tư tưởng có giá trị phổ biến của nhân loại Nội dung chủ yếu của tư tưởng nhà nước pháp quyền là đề cao vai trò của pháp luật nhằm bảo vệ các giá trị xã hội như tự do, công bằng, bình đẳng và phát triển
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, do đòi hỏi của lịch sử và xuất phát từ khát vọng về tự do, dân chủ, có hai thời kỳ xuất hiện nhiều tư tưởng, quan điểm tích cực, tiến bộ về nhà nước pháp quyền Đó là thời kỳ nhà nước cổ đại
Hy Lạp, La Mã hi mà nhà nước chiếm hữu nô lệ đã thể hiện hết tính chất tàn bạo, dã man của nó và thời kỳ cách mạng tư sản ở châu Âu khi giai cấp tư sản phát động các cuộc cách mạng đánh đổ chế độ phong kiến chuyên chế, xây dựng nền cộng hoà và xã hội tự do, bình đẳng, bác ái
Những tư tưởng tích cực tiến bộ về Nhà nước pháp quyền trong thời kỳ cổ đại ở phương Tây thể hiện rõ nét ở các nhà tư tưởng tiêu biểu của thời kỳ này như Solong, Socrat, Platon, Aristot, Xixeron v.v…
Solong (638-559 tr.CN) được coi là người đầu tiên nêu ý tưởng về nhà nước pháp quyền khi ông chủ trương cải cách nhà nước Athen bằng việc đề
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾT HỢP ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Một số vấn đề lý luận về nhà nước pháp quyền, đạo đức và pháp luật 10 1 Một số vấn đề lý luận về nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.1.1 Một số vấn đề lý luận về nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
* Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử
Tư tưởng về nhà nước pháp quyền được hình thành cách đây hơn hai nghìn năm Lúc đầu đó chỉ là những ý tưởng, những quan niệm của các nhà tư tưởng về những yếu tố, những khía cạnh có tính đơn biệt của việc tổ chức quyền lực nhà nước, phát huy vai trò của pháp luật và giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật Sau đó những ý tưởng này được phát triển thành tư tưởng có giá trị phổ biến của nhân loại Nội dung chủ yếu của tư tưởng nhà nước pháp quyền là đề cao vai trò của pháp luật nhằm bảo vệ các giá trị xã hội như tự do, công bằng, bình đẳng và phát triển
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, do đòi hỏi của lịch sử và xuất phát từ khát vọng về tự do, dân chủ, có hai thời kỳ xuất hiện nhiều tư tưởng, quan điểm tích cực, tiến bộ về nhà nước pháp quyền Đó là thời kỳ nhà nước cổ đại
Hy Lạp, La Mã hi mà nhà nước chiếm hữu nô lệ đã thể hiện hết tính chất tàn bạo, dã man của nó và thời kỳ cách mạng tư sản ở châu Âu khi giai cấp tư sản phát động các cuộc cách mạng đánh đổ chế độ phong kiến chuyên chế, xây dựng nền cộng hoà và xã hội tự do, bình đẳng, bác ái
Những tư tưởng tích cực tiến bộ về Nhà nước pháp quyền trong thời kỳ cổ đại ở phương Tây thể hiện rõ nét ở các nhà tư tưởng tiêu biểu của thời kỳ này như Solong, Socrat, Platon, Aristot, Xixeron v.v…
Solong (638-559 tr.CN) được coi là người đầu tiên nêu ý tưởng về nhà nước pháp quyền khi ông chủ trương cải cách nhà nước Athen bằng việc đề cao vai trò của pháp luật Theo ông, chỉ có pháp luật mới thiết lập được trật tự và tạo nên sự thống nhất, ông chủ trương giải phóng tất cả mọi người bằng pháp luật, nhà nước và pháp luật là hai công cụ để thực hiện dân chủ, tự do và công bằng, vì vậy, hãy kết hợp sức mạnh quyền lực nhà nước với pháp luật
Nhà nước Athen với những tư tưởng cải cách của Solong được xem là nhà nước dân chủ nhất cho đến thời điểm đó
Heraclit (520-460 tr.CN) cho rằng pháp quyền là phương tiện quan trọng để chống lại cực quyền, ông kêu gọi nhân dân phải đấu tranh để bảo vệ pháp luật như bảo vệ chốn nương thân của mình
Platon (427-374 tr.CN) quan niệm tinh thần thượng tôn pháp luật phải là nguyên tắc, bản thân nhà nước và các nhân viên nhà nước phải tôn trọng pháp luật; nhà nước sẽ suy vong nếu pháp luật không còn hiệu lực hoặc chỉ phụ thuộc vào chính quyền; Xixeron (106-43 tr.CN) đưa ra quan niệm: nhà nước phải là một cộng đồng pháp lý
Quan niệm của các nhà tư tưởng cổ đại tuy được nêu ở những góc độ hác nhau nhưng tựu trung đều cổ vũ cho việc đề cao pháp luật và xây dựng nhà nước hoạt động trong khuôn khổ pháp luật công bằng Những ý tưởng đó có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành và phát các lý thuyết về tính tối cao của pháp luật, về phân chia quyền lực nhà nước và nhà nước pháp quyền nói chung
Những quan điểm, tư tưởng về nhà NNPQ thời kỳ cổ đại được tiếp tục phát triển, nhất là trong thời kỳ các cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, độc tài và vô pháp luật ở châu Âu thế kỷ 17, 18
Trong thời kỳ này tư tưởng về nhà nước pháp quyền được phát triển khá phong phú, toàn diện, hình thành hệ thống quan điểm trong các học thuyết chính trị - pháp lý, tiêu biểu là quan điểm của các nhà tư tưởng: J.Lock, S.L.
Montesquieu, J.J.Rousseau, I.Kant, Hegel, Monh Trong đó, đáng chú ý là học thuyết của J.Lock, S.L.Montesquieu và J.J.Rousseau
John Lock (1632-1704) là người đặt nền móng cho sự ra đời học thuyết về nhà nước pháp quyền tư sản Ông đưa ra tư tưởng về nhà nước trong cuốn
“Khảo luận thứ hai về chính quyền” J.Loc nhận thấy nguy cơ của quyền lực tuyệt đối, quyền của độc tài dù trao cho một cá nhân hay một nhóm người Ông cho rằng dạng nhà nước tốt nhất là quyền lực của hệ thống chính quyền được hạn chế bằng cách chia thành các nhánh và mỗi nhánh có quyền hạn riêng đủ cần thiết để thực hiện chức năng của mình Ông cho rằng một hệ thống nhà nước cần có quyền xét xử độc lập dựa trên duy nhất hiến pháp chung của quốc gia Trách nhiệm lập pháp là của quốc hội và nhiệm vụ của nhà vua là hành động như một người chấp pháp tối cao
Tiếp sau John Lock, Montesquieu (1698-1755) trong tác phẩm
“Tinh thần pháp luật” đã đề ra lý thuyết phân chia quyền lực, một trong những nội dung chủ yếu của NNPQ tư sản Ông quan niệm, khi nắm trong tay quyền lực con người thường có xu hướng lạm dụng nó, vì vậy, phân chia quyền lực để tránh lạm quyền Theo ông, mỗi quốc gia đều có ba thứ quyền lực là: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp Để chống độc quyền thì ba thứ quyền lực này phải được tổ chức sao cho có tính độc lập và kiềm chế lẫn nhau
J.J.Rousseau (1712-1788) trong “Bàn về khế ước xã hội” đã coi hế ước xã hội là cơ sở để giải quyết các vấn đề về nhà nước, pháp luật và công dân Ông đã bàn cặn kẽ về “tam quyền” theo lý thuyết của Montessquieu
“Khế ước xã hội” là ý chí chung, là quyền lực tối cao được thiết lập từ những cá thể thành viên hợp lại Ý chí chung của toàn thể dân chúng hi được công bố nó trở thành luật Đến I.Kant (1724-1804) – học giả người Đức, lý thuyết về nhà nước pháp quyền tư sản với tính cách là một học thuyết triết học – chính trị tương đối hoàn chỉnh đã được xác định Ông triệt để tán thành việc áp dụng lý thuyết phân quyền Theo ông ở đâu áp dụng nguyên tắc này thì ở đó có NNPQ, nếu không chỉ là chuyên quyền
Tính tất yếu của việc kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
1.2.1 Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật Đạo đức và pháp luật đều là những hình thái ý thức xã hội, bị quy định bởi tồn tại xã hội Về lý luận cũng như thực tiễn, đạo đức và pháp luật luôn có mối quan hệ hăng hít, gắn bó Trước hi nhà nước và pháp luật ra đời, xã hội được điều chỉnh bằng các qui phạm xã hội, trong đó có qui phạm đạo đức
Khi pháp luật đã trở thành phương tiện chủ yếu để nhà nước quản lý xã hội thì đạo đức vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội
Sở dĩ như vậy bởi giữa đạo đức và pháp luật có mối quan hệ hỗ trợ nhau cho nhau; pháp luật và đạo đức đều có những điểm mạnh, điểm yếu mà khi kết hợp lại chúng bổ sung cho nhau, điểm mạnh của pháp luật sẽ hỗ trợ cho điểm yếu của đạo đức, ngược lại điểm mạnh của đạo đức sẽ bổ sung cho điểm yếu của pháp luật
Cùng tham gia điều chỉnh hành vi con người, pháp luật điều chỉnh hành vi con người ở mức độ tối thiểu, nhằm giữ cho xã hội trong vòng ổn định; đạo đức điều chỉnh hành vi con người ở mức tối đa với mong muốn cho xã hội ngày càng nhân văn, nhân đạo
Quan hệ giữa pháp luật và đạo đức được thể hiện một cách đầy đủ, tập trung thông qua sự tác động qua lại giữa chúng đối với nhau Đạo đức có tác động mạnh mẽ đến việc hình thành các qui định cụ thể trong hệ thống pháp luật cũng như quá trình thực hiện pháp luật Ngược lại, pháp luật có thể ghi nhận, khẳng định, luật hóa những quan điểm, quan niệm, qui tắc đạo đức hay phủ định, loại trừ nó, ngăn chặn sự hình thành và loại bỏ nó khỏi đời sống xã hội, ngặn chặn sự thoái hóa, xuống cấp của đạo đức
Pháp luật ra đời trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, do kinh tế quyết định, nhưng đồng thời pháp luật muốn đi vào đời sống phải bao hàm trong nó những giá trị đạo đức, phải nhằm mục đích hướng tới một xã hội nhân văn, tiến bộ
Bản chất của mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức là sự thống nhất, đồng bộ giữa chúng Hơn thế nữa, đạo đức còn là cơ sở của pháp luật, là gốc của pháp luật; là nền tảng tinh thần của xã hội, đạo đức không chỉ tác động đến việc hình thành nên các qui định cụ thể trong pháp luật mà còn tác động đến việc pháp luật đi vào đời sống Đạo đức là môi trường cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của pháp luật, hay nói cách khác, có thể coi đạo đức là chất liệu làm nên các qui định của pháp luật Khi pháp luật phù hợp với quan điểm, quan điểm, chuẩn mực đạo đức xã hội, nó sẽ được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, ngược lại nếu pháp luật trái với đạo đức xã hội, nó sẽ khó có thể đi vào đời sống Ý thức đạo đức cá nhân có tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện pháp luật, người có phẩm chất đạo đức tốt trong mọi trường hợp sẽ chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh, nếu thiếu luật nhưng con người có đạo đức thì họ sẽ không vi phạm hoặc biết kiềm chế tối đa sự vi phạm Ngược lại đối với những người ý thức đạo đức thấp ém thường coi thường pháp luật, dễ có hành vi vi phạm pháp luật Bởi lẽ dù có pháp luật mà thiếu lương tâm người ta sẵn sàng bất chấp luật, xuyên tạc luật, lợi dụng luật… Có thể nói ý thức đạo đức cá nhân là cơ sở để mỗi người nhận thức và hành xử theo pháp luật
Bên cạnh đó, pháp luật cũng có những tác động không nhỏ đến đạo đức Nhờ có pháp luật, đạo đức có thêm sức mạnh để củng cố, khẳng định vị trí, vai trò trong đời sống xã hội Có thể nói pháp luật là phương tiện quan trọng làm cho những quan niệm, quan điểm, những chuẩn mực đạo đức của giai cấp cầm quyền được truyền bá một cách phổ biến trong đời sống xã hội Tuy nhiên, những quan điểm đó là những quan điểm phải phù hợp với suy nghĩ, lối sống của nhân dân thì mới được quần chúng nhân dân dễ dàng tiếp nhận
Pháp luật giúp cho những chuẩn mực đạo đức mang giá trị tích cực trong truyền thống được giữ gìn, kế thừa và phát huy trong đời sống; đồng thời pháp luật ngăn chặn sự thoái hóa, xuống cấp của đạo đức Điều đó thể hiện sự vi phạm các chuẩn mực đạo đức không chỉ bị dư luận xã hội lên án mà còn chịu sự tác động từ pháp luật, những biện pháp nhà nước Bên cạnh đó, pháp luật cũng loại trừ những quan niệm, chuẩn mực đạo đức không chính thống (của các lực lượng đối lập), những tư tưởng lạc hậu (của xã hội cũ), xây dựng các tư tưởng đạo đức mới phù hợp hơn với thực tiễn phát triển của xã hội
Như vậy, đạo đức và pháp luật có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ, bổ sung cho nhau Pháp luật cần đạo đức để hỗ trợ, bổ sung cho nó trong trường hợp pháp luật còn hạn chế, khiếm khuyết, nó cũng cần đạo đức để tạo ra động lực thúc đẩy việc thực hiện pháp luật trong đời sống
1.2.2 Sự cần thiết phải kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Việc xây dựng nhà nước pháp quyền có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh hành vi con người và điều chỉnh các quan hệ xã hội Tuy nhiên, xét một cách cụ thể Việt Nam xây dựng nhà nước pháp quyền trong điều kiện kinh tế - xã hội mang tính đặc thù riêng Không như những quốc gia phương Tây, nơi mà truyền thống pháp lý đã hình thành từ rất sớm, mọi vấn đề đều được giải quyết trên cơ sở pháp luật
Khác với xã hội phương Tây, xã hội Á đông, trong đó có Việt Nam, đạo đức rất được coi trọng, nó có ảnh hưởng rất mạnh mẽ trong đời sống và cả trong việc hình thành những qui định trong hệ thống pháp luật cũng như trong việc thực thi pháp luật Trong thực tiễn truyền thống, người ta ứng xử với nhau trước hết bằng đạo lý, sau đó mới bằng pháp lý, thể hiện trong quan niệm “trăm cái lý hông bằng tý cái tình” Chính trong những đặc điểm, hoàn cảnh lịch sử đặc thù ấy, nền văn hóa Phương Đông - văn hóa làng xã với hệ thống các quy phạm đạo đức có điều kiện phát huy vai trò điều chỉnh các mối quan hệ giữa người với người trong cộng đồng xã hội Ở Việt Nam trong xã hội cũ, đạo đức được đặt ra để dành cho vua, quan lại và giai cấp thống trị, pháp luật được đặt ra dành cho dân chúng,
“quan thì xử theo lễ, dân thì xử theo luật”, “lễ nghi không tới thứ dân, hình phạt không tới trượng phu”, trái lại, trong điều kiện nhà nước pháp quyền, pháp luật và đạo đức có ý nghĩa như nhau đối với tất cả mọi thành viên trong xã hội, không có bất cứ ngoại lệ hay sự phân biệt đối xử nào Tuy nhiên hệ thống pháp luật của ta vẫn chưa thực sự đầy đủ và đồng bộ, ý thức pháp luật của một bộ phận nhân dân còn chưa cao, chưa đồng đều
Pháp luật và đạo đức dù cùng là những công cụ điều chỉnh hành vi con người, điều chỉnh các quan hệ xã hội, song chúng không thể thay thế cho nhau Pháp luật chỉ có thể điều chỉnh được những quan hệ xã hội mà hành vi của các chủ thể bị chi phối bởi các yếu tố lý trí, ý chí con người Còn đối với những quan hệ xã hội mà hành vi của các chủ thể bị chi phối bởi yếu tố tình cảm, lương tâm, chẳng hạn quan hệ tình bạn, tình yêu, tình làng nghĩa xóm… lại thuộc về lĩnh vực đạo đức, pháp luật hông phát huy được tác dụng điều chỉnh Vì vậy, một mình yếu tố pháp luật chưa bao giờ là đủ Theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh thì đạo đức là gốc, pháp luật là chuẩn, gốc có vững thì cây mới xanh tốt; đạo đức, lệ có vững thì pháp luật mới được đảm bảo Có pháp luật nhưng nếu hông có lương tâm thì người ta sẽ bất chấp luật, lách luật, bẻ cong luật…; hoặc ngược lại, có những hành vi pháp luật không cấm, nhưng nếu trái với đạo đức xã hội thì không nên làm Kết hợp đạo đức và pháp luật trong mối quan hệ hỗ trợ của nó thì hiệu quả điều chỉnh các quan hệ xã hội cao hơn
Như trên đã phân tích, cả đạo đức và pháp luật đều có những thế mạnh riêng và điểm yếu riêng Thế mạnh của pháp luật là khả năng điều chỉnh rõ ràng, dứt khoát, theo ý chí của giai cấp cầm quyền đối với các quan hệ xã hội cơ bản của đất nước Sự điều chỉnh này thống nhất trên một phạm vi rộng theo những trình tự, cơ chế luật định, đặc biệt là sự đảm bảo thực hiện pháp luật bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước với hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật: Tòa án, Quân đội, Cảnh sát, Nhà tù… Trong hi đó, thế mạnh của đạo đức lại là khả năng tham gia điều chỉnh tất cả mọi mối quan hệ xã hội, mọi góc độ tình cảm trong đời sống giữa cá nhân và nhà nước, cá nhân với cá nhân và cá nhân với chính bản thân mình Bằng cơ chế điều chỉnh từ bên trong, đạo đức tác động đến đời sống tình cảm, danh dự, uy tín của con người để từ đó hình thành nhiều cách xử sự phù hợp với chuẩn mực chung của xã hội, thực hiện chúng bằng niềm tin nội tâm, sự tự giác và sức ép của dư luận xã hội Bên cạnh đó, đạo đức có thể hỗ trợ cho pháp luật để các văn bản pháp luật ban hành ra phù hợp với thực tiễn và đi vào cuộc sống một cách thuận lợi hơn Đồng thời pháp luật có thể giúp ghi nhận, củng cố những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp và cổ vũ, bảo vệ những giá trị đạo đức mới
Nội dung kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Lý luận và thực tiễn cho thấy, không có pháp luật, hông có đạo đức tồn tại độc lập mà chúng tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ, gắn bó, tương trợ lẫn nhau "Trên thực tế, không một lĩnh vực quan hệ xã hội nào từ lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế - kinh doanh, quân sự, hành chính pháp lý mà lại không có quan hệ ít nhiều với đạo đức, từ các phạm trù của đạo đức: thiện, ác, tốt, xấu, công bằng, nhân đạo, lương tâm, vinh, nhục " [36, tr.15] Xuất phát từ lý luận và thực tiễn xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy rằng sự kết hợp đạo đức và pháp luật phải được thể hiện, được chứa đựng trong một hình thức tồn tại hợp pháp, để cả đạo đức và pháp luật phát huy được vai trò trong điều chỉnh các quan hệ xã hội; bên cạnh đó không được vi phạm nguyên tắc pháp chế, vi phạm nguyên tắc hiến định là nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật
Bất kỳ một hệ hống pháp luật hay một nền đạo đức nào cũng luôn phản ánh các đặc điểm về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, truyền thống lịch sử, tín ngưỡng của dân tộc đó Bởi vậy, mỗi dân tộc có những quan niệm, chuẩn mực đạo đức riêng, hệ thống pháp luật phải phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của dân tộc mình Chỉ có kết hợp hài hòa các giá trị của cả đạo đức và pháp luật, mới có thể tác động tích cực nhất tới con người, nhằm xây dựng con người có văn hóa pháp lý cao, có phẩm chất đạo đạo đức lành mạnh, tích cực trong cộng đồng xã hội
Nội dung kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng NNPQ thể hiện ở những phương diện sau đây:
Một là, hoạt động xây dựng pháp luật luôn đặt trên nền tảng những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc; góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức tốt đẹp đó
Có thể nói bất kỳ một hệ thống pháp luật nào bao giờ cũng ra đời, tồn tại và phát triển trên một nền tảng đạo đức nhất định Thực tiễn cho thấy, đạo đức có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành các qui định trong pháp luật
Những quan điểm, tư tưởng, các chuẩn mực đạo đức đóng vai trò là tiền đề tư tưởng chủ đạo trong việc xây dựng nên các qui định của pháp luật
Sự tác động của đạo đức đến hoạt động xây dựng pháp luật thể hiện ở chỗ: Trên cơ sở các quan điểm, tư tưởng đạo đức, các nhà làm luật đặt ra các qui phạm pháp luật không trái với đạo đức xã hội, mà phù hợp với những quan điểm, tư tưởng đạo đức ấy, và cao nhất là thể chế hóa chúng thành những qui phạm pháp luật
Có thể nói, hơn bao giờ hết, trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường, hợp tác và hội nhập quốc tế, các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam đang đứng trước những thách thức gay gắt Bởi vậy, việc kết hợp giữa pháp luật với đạo đức phải đảm bảo một mặt nhằm giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống, mặt khác nhằm loại trừ những quan niệm, qui tắc đạo đức lạc hậu, phản tiến bộ, trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc, ngăn chặn sự thoái hóa, xuống cấp của đạo đức Tuy nhiên, cần lưu ý là việc giữ gìn các giá trị truyền thống là nhằm tạo điều kiện cho kinh tế xã hội phát triển Nói cách khác, giữ gìn các giá trị truyền thống là để phục vụ phát triển chứ hông được cản trở phát triển Việc kết hợp giữa pháp luật với đạo đức nhằm xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiến tiến nhưng đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng bản lĩnh, cốt cách, tâm hồn người Việt, nhất là đối với thế hệ trẻ, những người ít chịu ảnh hưởng bởi truyền thống, đang có xu hướng xa dần truyền thống Đồng thời, pháp luật ghi nhận, củng cố và bảo vệ những quan niệm, quan điểm, tư tưởng, chuẩn mực đạo đức truyền thống tiến bộ
Pháp luật chính là sự thừa nhận một cách chính thức của nhà nước đối với đạo đức Với tư cách là hệ thống qui tắc xử sự do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, pháp luật tác động mạnh mẽ đến đạo đức, nó góp phần củng cố, bảo vệ và phát huy những giá trị đạo đức tố đẹp và làm cho các chuẩn mực đạo đức trở nên phổ biến trong toàn xã hội Việc pháp luật ghi nhận, củng cố các quan niệm, tư tưởng, chuẩn mực đạo đức diễn ra theo hai cách: Một là, ghi nhận trực tiếp, nâng lên và thể chế hóa thành luật; hai là, ghi nhận gián tiếp thông qua việc pháp luật qui định “nghiêm cấm các hành vi trái với đạo đức xã hội”
Hai là, pháp luật loại trừ những quan niệm, tư tưởng đạo đức lạc hậu, đồng thời góp phần làm hình thành những quan niệm đạo đức mới, tiến bộ, phù hợp với điều kiện xã hội hiện nay Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội có tính bảo thủ tương đối mạnh mẽ, các quan niệm đạo đức truyền thống ăn sâu bám rễ trong tâm lý mỗi người dân, nó trở thành thói quen sử xự được lặp đi lặp lại của mỗi cá nhân, mỗi giá đình, dòng họ hay của cả cộng đồng Việc trong thói quen ứng xử ấy có những quan niệm, tư tưởng đã lạc hâu, bảo thủ thì cũng hông dễ gì ngày một ngày hai mà từ bỏ, bởi lẽ có những quan niệm, qui tắc hành xử đã tồn tại hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm nay
Trong những trường hợp này, pháp luật với tính cách là những qui phạm mang tính bắt buộc, đảm bảo thực hiện, được xem là phương tiện hữu hiệu để loại bỏ những tư tưởng đạo đức lạc hậu Điều này thể hiện ở chỗ, một mặt thông qua tuyên truyền, vận động người dân không thực hiện các chuẩn mực đạo đức cũ đã lỗi thời (tục cưới xin linh đình, bắt buộc sinh con trai…); có những qui định xử phạt rõ ràng nếu vi phạm Mặt khác, pháp luật ghi nhận những chuẩn mực đạo đức mới, khuyến khích các chủ thể hưởng ứng, thực hiện theo những chuẩn mực đạo đức mới tiến bộ hơn
Ba là, kết hợp đạo đức và pháp luật phải góp phần ngăn chặn sự suy thoái, xuống cấp của đạo đức
Suy thoái đạo đức là hiện tượng mà những chuẩn mực đạo đức xã hội trở nên kém giá trị, mất tác dụng, hông còn ý nghĩa trong điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của con người, không còn phát huy sự ảnh hưởng tích cực trong đời sống xã hội, hông còn ý nghĩa là rào cản, ngăn ngừa những hành vi bất chính, bất thiện
Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, pháp luật là công cụ hữu hiệu để diệt trừ cái ác, ngăn chặn sự băng hoại của đạo đức Bằng việc ghi nhận thành pháp luật các quan niệm, quan điểm đạo đức, nhà nước bảo đảm cho các quan niệm, quan điểm đạo đức đó được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế Đặc biệt, bằng việc xử lý nghiêm minh những kẻ có hành vi đi ngược với các giá trị đạo đức xã hội, trừng trị nghiêm khắc những kẻ có hành vi phi nhân cách, pháp luật góp phần bảo vệ và giữ gìn các giá trị đạo đức của xã hội, ngăn chặn sự tha hóa xuống cấp của đạo đức
Tóm lại, kết hợp giữa đạo đức với pháp luật là nhằm làm cho pháp luật và đạo đức trở nên thống nhất với nhau, hòa quyện vào nhau, gắn bó với nhau một cách chặt chẽ, hỗ trợ, thúc đẩy nhau phát triển Sự kết hợp này được thể hiện trên nhiều phương diện, trong đó pháp luật phải hàm chứa trong nó giá trị đạo đức, pháp luật phải ghi nhận và thể chế hóa các quan điểm, tư tưởng đạo đức tiến bộ thành các chuẩn mực xử sự chung của mọi người Ngược lại, đạo đức phải hỗ trợ cho quá trình thực hiện các quy định của pháp luật vào trong cuộc sống thông qua sự nhận thức, ý thức tự giác về nghĩa vụ và bổn phận của công dân đối với việc giữ gìn ổn định trật tự chung xã hội nói chung và đối với việc tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình Có như vậy mới phát huy một cách tích cực nhất hiệu quả điều chỉnh của cả pháp luật và đạo đức – với tư cách là hai hệ thống qui phạm quan trọng nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY HIỆU QUẢ KẾT HỢP ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Thực trạng kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở nước ta đã và đang thu được những thành tựu quan trọng Dân chủ trong xã hội ngày càng được mở rộng và mang tính thực chất; hệ thống pháp luật đang ngày càng trở nên hoàn thiện; quyền lực nhà nước được tổ chức và kiểm soát bởi pháp luật; các quyền con người, quyền công dân ngày càng được tôn trọng, bảo đảm, pháp luật ngày càng phát huy vai trò to lớn, tích cực trong việc điều chỉnh hành vi con người, quản lý xã hội Bên cạnh đó, các quan niệm, quan điểm, các chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng đang được củng cố, phát huy vai trò tích cực của mình đối với pháp luật
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Từ thực trạng của việc kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam được trình bày trên đây, chúng ta nhận thấy rằng, kết hợp đạo đức và pháp luật thực sự trở thành một yêu cầu, một nguyên tắc để nhà nước thực hiện chức năng quản lý trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay Tuy nhiên muốn nâng cao hiệu quả của việc kết hợp này cần phải có những biện pháp phù hợp Để phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất những khiếm khuyết, tồn tại trong mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, đảm bảo kết hợp một cách chặt chẽ giữa pháp luật với đạo đức trong quản lý xã hội ở nước ta, cần phải thực hiện tốt một số giải pháp sau:
2.2.1 Đổi mới, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đạo đức, của pháp luật cũng như ý nghĩa của sự kết hợp đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Thực tế cho thấy, trong quản lý xã hội nói chung không thể dùng pháp luật thay thế cho đạo đức, hoặc đạo đức thay thế cho pháp luật Kết hợp giữa đạo đức với pháp luật chính là nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật dân chủ, phù hợp với các giá trị chân, thiện, mỹ, bảo đảm, bảo vệ các quyền, các giá trị con người Đồng thời, việc kết hợp giữa pháp luật với đạo đức cũng là làm cho các giá trị đạo đức thẩm thấu vào trong các qui định của pháp luật, làm cho lương tâm, tình cảm con người trở thành động lực thúc đẩy việc thực hiện pháp luật; làm cho pháp luật và đạo đức trở nên thống nhất với nhau, hòa quyện vào nhau, trở thành tiền để của nhau, thúc đẩy nhau phát triển
Hiện nay chúng ta đang tiến hành xây dựng NNPQ Đó là nhà nước đề cao pháp luật, quản lý nhà nước bằng pháp luật Tuy nhiên như phần trên đã phân tích, ta thấy pháp luật không thể điều chỉnh được tất cả các quan hệ xã hội cũng như hông thể điều chỉnh được mọi khía cạch, mọi mức độ của các quan hệ đó Sự điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ không phải khi nào cũng đem lại kết quả như mong muốn Chính vì vậy, xây dựng NNPQ XHCN hiện nay phải quan tâm đến mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, phải nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiết thực của việc kết hợp pháp luật và đạo đức ở một quốc gia có nền văn hóa pháp triển lâu đời Trong xã hội “Nếu con người chỉ sống có tình với nhau theo phương châm “chín bỏ làm mười”, “bán anh em xa mua láng giềng gần” mà quên rằng xã hội còn có bọn trộm cướp, lừa đảo, cửa quyền… Thì tình nghĩa chỉ là sợi dây trói người trung thực và mở cửa cho nhân cách xấu xuất hiện Ngược lại, nếu trong xã hội nhất cử, nhất động đều được quy chuẩn theo luật thì con người sẽ trở thành cỗ máy” [19, tr.91] Để tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động kết hợp pháp luật và đạo đức trong xây dựng và quản lý nhà nước cần phải tiến hành những hoạt động cụ thể sau:
Một là, phải đẩy mạnh việc nghiên cức khoa học về vấn đề việc kết hợp pháp luật và đạo đức trong hoạt động xây dựng NNPQ mà trước hết là nghiên cứu lý luận, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của phương thức kết hợp này trong đường lối trị nước của các triều đại phong kiến Việt Nam, đặc biệt là các triều đại phong kiến Trung Quốc, đây là cái nôi của hai học thuyết chính trị Đức trị và Pháp trị nổi tiếng, có ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực Nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về các phương thức kết hợp đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội thông qua hoạt động thực tiễn của Người
Hai là, cần đào tạo chuyên sâu đội ngũ giáo viên, tuyên truyền viên nắm vững kiến thức khoa học pháp lý, thấm nhuần sâc sắc các giá trị đạo đức truyền thống tiến bộ của dân tộc và đặc biệt có nhận thức khách quan, khoa học về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, cũng như ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn của việc kết hợp các công cụ quản lý xã hội này Từ đó có những hoạt động thiết thực nhằm phổ biến, nâng cao nhận thức về pháp lý, về việc cần thiết kết hợp đạo đức và pháp luật trong điều kiện xây dựng NNPQ hiện nay Bởi vì nếu nhận thức hông đúng về vị trí, vai trò của pháp luật và đạo đức còn có thể dẫn đến pháp luật hông được xây dựng trên cơ sở của đạo đức, không phù hợp với các giá trị đạo đức, bởi vậy không những không phát huy được vai trò của đạo đức trong việc thúc đẩy sự thực hiện pháp luật, mà có khi còn gây ra sự cản trở mạnh mẽ đến việc thực hiện pháp luật
2.2.2 Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với củng cố và phát triển các giá trị đạo đức tiến bộ trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Thứ nhất, phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Nói đến NNPQ là đề cập tới sự ngự trị của pháp luật trong đời sống xã hội với tư cách là ý chí của nhân dân, có giá trị phổ biến Về mặt hình thức pháp lý, NNPQ phải đảm bảo sự cai trị của pháp luật, sự ràng buộc của pháp luật đối với nhà nước, xã hội và mọi công dân Về mặt nội dung pháp lý, pháp luật phải mang tính pháp quyền, đảm bảo yêu cầu hách quan, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội
Thực tế cho thấy không thể có sự kết hợp đạo đức và pháp luật một cách hiệu quả nếu như bản thân hệ thống pháp luật ấy còn nhiều hạn chế như chồng chéo, chắp vá, còn thiếu những văn bản cần thiết nhưng lại thừa những văn bản mà sau khi ban hành hông đem lại hiệu quảthiết thực Một qui định của pháp luật luôn phải được xem xét trên cả hai bình diện, tư tưởng và cách biểu đạt, vì vậy, trong hoạt động xây dựng pháp luật phải chú ý cả hai bình diện này Thực tế có không ít trường hợp vì lỗi diễn đạt mà làm sai lệch hẳn tư tưởng của nhà làm luật Phải dân chủ hoá đời sống xã hội cũng như hoạt động xây dựng pháp luật, phải để cho nhân dân tham gia nhiều hơn, tích cực hơn, tham gia thực sự đông đảo vào các giai đoạn của qui trình xây dựng pháp luật Để pháp luật thực sự phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng, nhu cầu, lợi ích của nhân dân
Từ cơ sở lý luận trên cho thấy xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật là nội dung yêu cầu không thể tách rời trong quá trình xây dựng NNPQ Quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải đạt được những yêu cầu cơ bản như: nâng cao chất lượng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật, đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp
Trong điều kiện xây dựng NNPQ hiện nay của Việt Nam, điều cốt yếu là đề cao vai trò và giá trị xã hội của Hiến pháp và pháp luật Hiến pháp và pháp luật trong NNPQ XHCN không thể là sản phẩm tùy tiện, tự do duy ý chí của Nhà nước và các nhà làm luật mà ngược lại Hiến pháp và pháp luật phải phù hợp với bản chất khách quan của điều kiện kinh tế xã hội, của các quan hệ xã hội trong điều kiện cụ thể, phù hợp với ý chí của toàn dân và các nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa Pháp luật được ban hành phải toàn diện, đồng bộ, cụ thể, minh bạch, đảm bảo tính khả thi
Việc ban hành các văn bản qui phạm pháp luật trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN phải mang tính pháp quyền, tức là phải phản ánh một cách khách quan các quan hệ xã hội cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật
Thực tế đã có nhiều văn bản pháp luật và dưới luật được ban hành và đang đi vào cuộc sống, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân Điều đó càng khẳng định một thực tế là, nếu như pháp luật ngày một hoàn thiện hơn, hoạt động tuyên truyền pháp luật được phổ biến rộng rãi hơn và việc thực hiện ngày càng nghiêm minh hơn thì ý thức pháp luật sẽ được nâng cao hơn, sự định hướng hành vi cho mọi công dân cũng sẽ tốt hơn
Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thể hiện đúng đắn ý chí và nguyện vọng của số đông, phù hợp với xu thế vận động của lịch sử sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội Do đó, pháp luật cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ nền đạo đức của xã hội
Thứ hai, phải giữ gìn và phát huy các quan niệm đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, loại bỏ những quan niệm đạo đức lạc hậu, định hướng hình thành các giá trị đạo đức cách mạng, đạo đức cán bộ trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đồng thời thể chế các giá trị đạo đức này vào trong quá trình xây dựng pháp luật Để xây dựng được các qui định pháp luật có chất lượng, có hiệu quả thì bản thân nhà làm luật phải là những người có đạo đức cách mạng trong sáng, thấm nhuần một cách sâu sắc các quan niệm, quan điểm đạo đức truyền thống của dân tộc cũng như những quan điểm đạo đức mới tiến bộ Nhà làm luật phải nghiên cứu thật ĩ các quan niệm, chuẩn mực đạo đức xã hội trước khi bắt tay soạn thảo văn bản, phải xác định được quan niệm, qui tắc đạo đức nào là tốt đẹp, tiến bộ cần thừa nhận, giữ gìn và phát huy, quan niệm, qui tắc đạo đức nào không còn phù hợp cần phải loại bỏ Đối với nước ta hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật, tạo môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức đã trở thành một trong những yêu cầu cấp thiết Quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng như xã hội dân sự… đòi hỏi phải tích cực hơn nữa trong việc đưa pháp luật vào đời sống, hình thành và phát triển ý thức pháp luật, đồng thời, xã hội hóa tri thức, nâng cao trình độ dân trí, tạo cơ sở nâng cao đạo đức lên trình độ duy lý pháp lý và khoa học, chuyển thói quen điều chỉnh xã hội theo “lệ”, chủ yếu là sự cảm thông sang điều chỉnh xã hội bằng pháp luật trên nguyên tắc công bằng và bình đẳng xã hội Trong quan niệm về chuẩn giá trị và đánh giá đạo đức, tính khách quan, khoa học và duy lý thay cho sự tuỳ tiện vấn dựa trên cơ sở kinh nghiệm, duy cảm, duy tình Sự điều chỉnh xã hội bằng pháp luật (với nguyên tắc tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật) làm cho mọi thành viên trong xã hội có thể tự do phát huy khả năng sáng tạo của mình trong môi trường lành mạnh - môi trường vận hành có trật tự, nền nếp, kỷ cương của một xã hội năng động, phát triển và văn minh Đó cũng chính là nhu cầu tình cảm, là trách nhiệm và yêu cầu đạo đức đối với mỗi công dân trong giai đoạn mới