1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ USSH nghệ thuật dòng ý thứctrong tiểu thuyết của vương mông

112 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghệ Thuật “Dòng Ý Thức” Trong Tiểu Thuyết Của Vương Mông
Tác giả Đỗ Thị Hương
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Huy Tiêu
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Văn học nước ngoài
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,13 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (5)
  • 2. Lịch sử vấn đề (8)
  • 3. Mục đích nghiên cứu (10)
  • 4. Phạm vi tư liệu (0)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (10)
  • 6. Bố cục Luận văn (11)
  • CHƯƠNG 1: DÒNG Ý THỨC” VỚI TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI (13)
    • 1.1 Nền tảng ra đời nghệ thuật “dòng ý thức” trong văn học (13)
      • 1.1.1 Khái niệm “ý thức”, “dòng ý thức” (13)
      • 1.1.2 Chủ nghĩa trực giác Henri Bergson (15)
      • 1.1.3 Tâm lý học cơ năng William James và Phân tâm học Sigmund Freud. 12 (16)
      • 1.2.1 Vấn đề “đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết” (22)
      • 1.2.2 Nghệ thuật “dòng ý thức”- một sáng tạo của tiểu thuyết phương Tây thế kỷ XX (24)
      • 1.2.3 Đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết “dòng ý thức” (28)
  • CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM “DÒNG Ý THỨC” TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VƯƠNG MÔNG (33)
    • 2.1 Những tiền đề mới về văn hoá xã hội, về quan niệm con người hiện đại (33)
      • 2.1.1 Về văn hoá xã hội (33)
      • 2.1.2 Quan niệm về con người hiện đại (35)
      • 2.2.3 Dòng ý thức với người kể chuyện (62)
  • CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN “DÒNG Ý THỨC” TRONG TIỂU THUYẾT VƯƠNG MÔNG (71)
    • 3.3.1 Dòng ý thức với ngôn ngữ (84)
    • 3.3.2 Dòng ý thức với giọng điệu (88)
      • 3.3.2.1 Giọng điệu u- mua (89)
      • 3.3.2.2 Giọng điệu trữ tình (98)
  • KẾT LUẬN (103)

Nội dung

Lịch sử vấn đề

Vương Mông là một trong những nhà văn đương đại Trung Quốc với phong cách sáng tác thiên về “dòng ý thức” Tác phẩm của Vương Mông đã đƣợc dịch nhiều ở Việt Nam nhƣng những bài viết phê bình nghiên cứu về nhà văn cũng nhƣ các tác phẩm lại chƣa nhiều Ở Trung Quốc, Vương Mông là nhà văn được nói đến rất nhiều Trong cuốn Luận bàn về Vương Mông của Tăng Trấn Nam, Nxb Khoa học Xã hội

Trung Quốc, năm 2005 (曾镇南 《王蒙论 》, 中国社会科学出版社,2005 年) đưa ra một số nhận xét của các nhà nghiên cứu về Vương Mông Như nhà văn Thiết Ngƣng (Phó chủ tịch hội Văn học nghệ thuật Trung Quốc) nhận xét:

Tiểu thuyết Vương Mông vừa phong phú, vừa đa dạng, có ảnh hưởng mang tính tổng hợp đối với văn học đương đại Trung Quốc, không chỉ ở phương diện tiểu thuyết, mà còn cả phương diện về thi ca, văn học so sánh, văn học cổ điển Là một người nghiên cứu lâu năm, tôi cảm thấy điểm nổi bật nhất ở ông là sự học tập Trải qua bao khó khăn mà không nản, có sức sống, có tình cảm, trí tuệ… những từ này dùng để hình dung về ông không hề là quá đáng, những thứ đó đều khiến con người ta cảm thấy phục Hay tác giả Trương Vĩ (Chủ tịch hội Văn học nghệ thuật Sơn Đông) nói: Nếu dùng từ nào để hình dung về con đường sáng tác của Vương Mông thì đó là “phong vũ kiêm trình” Ông là nhà văn sáng tác linh hoạt nhất thời kì đầu Nội dung trong sáng tác của ông thường thể hiện tình cảm một cách tự nhiên, cũng thể hiện sự suy tư phẩm tôi đều có thể tìm thấy những nét đặc sắc riêng Trương Vũ (nhà văn Hà Nam), bàn về Vương Mông là một điều rất thú vị Ông là người rất phức tạp, chỉ nhìn vào các tác phẩm của ông ấy thôi cũng đủ thấy nó hàm chứa rất nhiều ý nghĩa Ông là một nhà văn lại từng làm quan, thậm chí từng là đội trưởng đội sản xuất

Bài viết Tìm hiểu nghệ thuật Vương Mông của Trịnh Bát Quang trong cuốn Nghiên cứu Văn học hiện đại, đương đại Trung Quốc, Nxb Đại học Bắc Kinh, năm 2000 (郑 拨 光,《王 蒙 艺 术 追 求 初 探》中 国 现 代 当 代 文

学 研 究,北 京 大 学 出 版 社, 2000 年) Tác giả đã nhận thấy một số đặc điểm nổi bật của Vương Mông: không - thời gian đan xen, đồng hiện, miêu tả tâm lí nhân vật, sử dụng hình ảnh tƣợng trƣng… Ông cho rằng: Thứ hấp dẫn nhất trong tiểu thuyết của Vương Mông là ta có thể cảm nhận được ngôn ngữ và nội hàm văn học Nội hàm văn học ấy có thể là sự giải thích về mặt nỗi khổ của con người trong thời đại ông mà ngôn ngữ trong tiểu thuyết của ông đều rất có uy lực, cảm giác nhƣ đó là một khối thuốc nổ có thể nổ bất cứ lúc nào

Ngoài ra, ta còn thấy một số sách nói về Vương Mông như: Cuốn Văn học sử đương đại Trung Quốc của Kim Bỉnh Hoạt, Nxb Đại học Diên Biên, năm 2001 (金 秉 活, 中 国 当 代 文 学 史, 延 边 大 学 出 版 社, 2001 年) Tạp chí Văn học Trung Quốc và dòng ý thức của Ân Quốc Minh, Nxb Đại học Học báo Gia Ƣng, năm 2007 (殷 国 明, 中 国 文 学 与“意 识 流”,

嘉 应 大 学 学 报,2007 年) Các cuốn này nói qua về nhà văn Vương

Mông và một số đặc điểm trong nghệ thuật tiểu thuyết của ông Ở Việt Nam, Phạm Tú Châu viết bài “Vương Mông và con đường sáng tác hơn 40 năm” đăng trong Tạp chí văn học Nước ngoài số 4, 1999 Bài viết của Lê Huy Tiêu: “Vương Mông- nhà văn đi tiên phong trong việc đổi mới tiểu thuyết đương đại Trung Quốc” in trong cuốn Tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ cải cách mở cửa của Nxb Giáo dục Việt Nam, 2011 Những bài viết này nói được khá đầy đủ những đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết của Vương Mông, tuy nhiên mới chỉ dừng ở mức độ khái quát mà chƣa bàn kĩ về vấn đề “dòng ý thức” của ông

Nghiên cứu “ Nghệ thuật dòng ý thức trong tiểu thuyết của Vương

Mông ”, chúng tôi hi vọng đóng góp một chút lí luận để giúp bạn đọc hiểu biết hơn về nhà văn có ảnh hưởng lớn đến độc giả Việt Nam như hiện nay, đồng thời đưa ra phương pháp nghiên cứu theo hướng thi pháp học để khám phá đặc điểm nổi bật trong sáng tạo nghệ thuật của ông.

Mục đích nghiên cứu

Luận văn Nghệ thuật “dòng ý thức” trong tiểu thuyết của Vương

Mông, sẽ làm rõ hơn vấn đề “dòng ý thức”(意识流)trong một số tác phẩm tiêu biểu của Vương Mông như Hồ điệp (蝴蝶), Mắt đêm (夜 的眼) , Chiếc lá phong (枫叶) , Dải cánh diều (风筝飘带) Qua đó, giúp người đọc thấy được cái hay, cái đẹp cái độc đáo trong tiểu thuyết của ông

Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng văn bản chính là Bản dịch Hồ điệp của dịch giả Phạm Tú Châu, Nxb Công an nhân dân, H, 2006 Bản dịch Cao lương đỏ và những truyện khác do PGS TS Lê Huy Tiêu dịch, Nxb Văn học, H, 2004

Trong việc giải quyết đề tài, chúng tôi vận dụng các phương pháp sau:

Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp khảo sát thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp liên ngành, phương pháp tiếp cận văn hóa, xã hội, lịch sử dưới góc độ thi pháp học

Luận văn gồm: phần Mở đầu, nội dung 3 chương, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung cụ thể của các chương như sau:

Chương 1 “DÒNG Ý THỨC” VỚI TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI Chương 2 ĐẶC ĐIỂM “DÒNG Ý THỨC” TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VƯƠNG MÔNG

Chương 3 NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN “DÒNG Ý THỨC” TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VƯƠNG MÔNG

“DÒNG Ý THỨC” VỚI TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI

1.1 Nền tảng ra đời nghệ thuật “dòng ý thức” trong văn học

1.1.1 Khái niệm “ý thức”, “dòng ý thức”

Từ khi loài người hình thành, tiến hóa, lao động kiếm sống, ý thức đã phát triển song song với khả năng giao tiếp, ngôn ngữ Vậy “ý thức”(意 识)là gì? Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về “ý thức”, tựu chung lại

“ý thức” là phần “hồn” của con người, đó là khả năng nhận biết các sự kiện tâm linh cũng nhƣ giác quan có khả năng nhận biết các sự kiện vật lý Ý thức bao gồm nhiều yếu tố: tri thức, ý chí, cảm giác, trong đó tri thức là căn bản

Chủ nghĩa Duy Tâm(唯 心 主 义)cho rằng: ý thức có trước vật chất có sau và ý thức sản sinh ra vật chất Ngƣợc lại, Chủ nghĩa Duy Vật(唯 物 主 义) cho rằng: vật chất có trước và sản sinh ra ý thức

Tâm lí học hiện đại(现 代 心 理 学)cho rằng: “ý thức” của con người là các phản ứng của cảm giác và tinh thần với những mức độ khác nhau, bao gồm tư duy hợp lí từ mức độ thấp nhất với cảm giác mơ hồ trước khi hình thành ngôn ngữ đến mức độ cao nhất có đƣợc sự biểu đạt rõ ràng

Trong thời khắc nhất định, ý thức của một con người là dòng liên tục không dứt, được tạo thành từ cảm giác, tư duy, hồi ức, ảo giác, liên tưởng ở mức độ khác nhau Cho đến nay, ý thức vẫn tiếp tục là đề tài đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đƣa ra nhiều khám phá mới mẻ, có đóng góp rất quan trọng trong sáng tác văn học nghệ thuật

“Dòng ý thức” là một kĩ thuật tự sự của văn xuôi hiện đại Nó đƣợc khơi nguồn từ công trình Nguyên lí tâm lí học (1890) của nhà tâm lí học, nhà triết học thực dụng William James (1842- 1910) Ông cho rằng “ý thức” là một dòng chảy, dòng sông, trong đó các ý nghĩ, cảm giác, các liên tưởng thường xuyên đan xen, hòa quyện vào nhau một cách lạ lùng, “phi lôgic”

Trong cuốn Dẫn luận phê bình văn học, các tác giả Mỹ phát biểu về khái niệm “dòng ý thức”: “Một biến thái hiện đại của điểm nhìn ở ngôi thứ nhất, đó là một phương tiện được gọi là dòng ý thức ( ) Phương tiện này được sử dụng bởi James Joyce trong Ulysses, bởi Virginia Wolf và đôi khi bởi Faulkner, thường không giống nhau và không nên đồng nhất nó với lời giải thích thêm của người kể chuyện về suy nghĩ của nhân vật.” [27, 69]

Nhà phê bình văn học Molibva lại đồng nhất “dòng ý thức”(意 识 流)với “độc thoại nội tâm”(内 心 独 白): “Nó xuất hiện như diễn từ không biểu đạt nên lời của các nhân vật hoặc như diễn từ của tác giả, nhân danh mình mà nói, nhưng có thể coi như đã mượn từ vựng và giọng điệu của nhân vật; hoặc như đối thoại bên trong ở đó giọng nói của nhân vật; bị sẻ làm đôi thành hai giọng phân biệt và đối nghịch; nó xuất hiện dưới hình thức một chuỗi kết luận có tổ chức cũng như qua những ý kiến mơ hồ và hỗn loạn” [27, 70]

Theo tiến sĩ Arvind Nawale (Ấn Độ), trong một bối cảnh văn học, thuật ngữ “dòng ý thức” được dùng để chỉ một phương pháp tự sự mà theo đó các nhà viết tiểu thuyết mô tả những suy nghĩ và tình cảm không nói ra của nhân vật, không sử dụng đến cách mô tả khách quan, hoặc những suy nghĩ và tình cảm phong phú của nhân vật mà không quan tâm đến lập luận lôgic Bằng kĩ thuật dòng ý thức, nhà văn muốn phản ánh mọi lực lƣợng bên trong và bên

Tiểu thuyết “dòng ý thức” ra đời có đóng góp quan trọng từ Chủ nghĩa trực giác của Henri Bergson và các học thuyết Tâm lý học, Phân Tâm học của

1.1.2 Chủ nghĩa trực giác Henri Bergson

Nhận thức trực giác là giai đoạn tiếp theo của hoạt động tiếp xúc với hiện thực, tác động đến thế giới và khởi đầu cho một sự cảm thụ hoàn hảo dựa trên việc khám phá chiều sâu bản thể của đối tƣợng Vậy nên, nhiều nhà triết học, mỹ học và nghệ sĩ đã chủ trương sử dụng trực giác để chiếm lĩnh thế giới một cách trọn vẹn có chiều sâu và đầy cá tính

Cảm xúc thông thường đối với đối tượng chưa thể nảy sinh rung động mãnh liệt dẫn đến nhu cầu sáng tạo Trực giác lại giúp con người chìm ngập nhanh chóng vào dòng ý thức và thực tại sâu thẳm Nó không kết thúc ở đánh giá phân tích đơn thuần như cách cảm nhận lý tính thông thường, những nhận xét lôgic của lý trí đối với cái đẹp và nghệ thuật đôi khi không tiếp cận đƣợc dòng chảy bí ẩn bên trong Tính chất trực tiếp của trực giác, mối liên hệ của trực giác với tưởng tượng và tình cảm con người đã cho phép coi trực giác là yếu tố hết sức quan trọng của thụ cảm thẩm mỹ và sáng tạo nghệ thuật

Nhà triết học của Chủ nghĩa Duy ý chí (唯 意 志 主义) Friedrich

Phương pháp nghiên cứu

Trong việc giải quyết đề tài, chúng tôi vận dụng các phương pháp sau:

Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp khảo sát thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp liên ngành, phương pháp tiếp cận văn hóa, xã hội, lịch sử dưới góc độ thi pháp học.

Bố cục Luận văn

Luận văn gồm: phần Mở đầu, nội dung 3 chương, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung cụ thể của các chương như sau:

Chương 1 “DÒNG Ý THỨC” VỚI TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI Chương 2 ĐẶC ĐIỂM “DÒNG Ý THỨC” TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VƯƠNG MÔNG

Chương 3 NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN “DÒNG Ý THỨC” TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VƯƠNG MÔNG

DÒNG Ý THỨC” VỚI TIỂU THUYẾT HIỆN ĐẠI

Nền tảng ra đời nghệ thuật “dòng ý thức” trong văn học

1.1.1 Khái niệm “ý thức”, “dòng ý thức”

Từ khi loài người hình thành, tiến hóa, lao động kiếm sống, ý thức đã phát triển song song với khả năng giao tiếp, ngôn ngữ Vậy “ý thức”(意 识)là gì? Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về “ý thức”, tựu chung lại

“ý thức” là phần “hồn” của con người, đó là khả năng nhận biết các sự kiện tâm linh cũng nhƣ giác quan có khả năng nhận biết các sự kiện vật lý Ý thức bao gồm nhiều yếu tố: tri thức, ý chí, cảm giác, trong đó tri thức là căn bản

Chủ nghĩa Duy Tâm(唯 心 主 义)cho rằng: ý thức có trước vật chất có sau và ý thức sản sinh ra vật chất Ngƣợc lại, Chủ nghĩa Duy Vật(唯 物 主 义) cho rằng: vật chất có trước và sản sinh ra ý thức

Tâm lí học hiện đại(现 代 心 理 学)cho rằng: “ý thức” của con người là các phản ứng của cảm giác và tinh thần với những mức độ khác nhau, bao gồm tư duy hợp lí từ mức độ thấp nhất với cảm giác mơ hồ trước khi hình thành ngôn ngữ đến mức độ cao nhất có đƣợc sự biểu đạt rõ ràng

Trong thời khắc nhất định, ý thức của một con người là dòng liên tục không dứt, được tạo thành từ cảm giác, tư duy, hồi ức, ảo giác, liên tưởng ở mức độ khác nhau Cho đến nay, ý thức vẫn tiếp tục là đề tài đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đƣa ra nhiều khám phá mới mẻ, có đóng góp rất quan trọng trong sáng tác văn học nghệ thuật

“Dòng ý thức” là một kĩ thuật tự sự của văn xuôi hiện đại Nó đƣợc khơi nguồn từ công trình Nguyên lí tâm lí học (1890) của nhà tâm lí học, nhà triết học thực dụng William James (1842- 1910) Ông cho rằng “ý thức” là một dòng chảy, dòng sông, trong đó các ý nghĩ, cảm giác, các liên tưởng thường xuyên đan xen, hòa quyện vào nhau một cách lạ lùng, “phi lôgic”

Trong cuốn Dẫn luận phê bình văn học, các tác giả Mỹ phát biểu về khái niệm “dòng ý thức”: “Một biến thái hiện đại của điểm nhìn ở ngôi thứ nhất, đó là một phương tiện được gọi là dòng ý thức ( ) Phương tiện này được sử dụng bởi James Joyce trong Ulysses, bởi Virginia Wolf và đôi khi bởi Faulkner, thường không giống nhau và không nên đồng nhất nó với lời giải thích thêm của người kể chuyện về suy nghĩ của nhân vật.” [27, 69]

Nhà phê bình văn học Molibva lại đồng nhất “dòng ý thức”(意 识 流)với “độc thoại nội tâm”(内 心 独 白): “Nó xuất hiện như diễn từ không biểu đạt nên lời của các nhân vật hoặc như diễn từ của tác giả, nhân danh mình mà nói, nhưng có thể coi như đã mượn từ vựng và giọng điệu của nhân vật; hoặc như đối thoại bên trong ở đó giọng nói của nhân vật; bị sẻ làm đôi thành hai giọng phân biệt và đối nghịch; nó xuất hiện dưới hình thức một chuỗi kết luận có tổ chức cũng như qua những ý kiến mơ hồ và hỗn loạn” [27, 70]

Theo tiến sĩ Arvind Nawale (Ấn Độ), trong một bối cảnh văn học, thuật ngữ “dòng ý thức” được dùng để chỉ một phương pháp tự sự mà theo đó các nhà viết tiểu thuyết mô tả những suy nghĩ và tình cảm không nói ra của nhân vật, không sử dụng đến cách mô tả khách quan, hoặc những suy nghĩ và tình cảm phong phú của nhân vật mà không quan tâm đến lập luận lôgic Bằng kĩ thuật dòng ý thức, nhà văn muốn phản ánh mọi lực lƣợng bên trong và bên

Tiểu thuyết “dòng ý thức” ra đời có đóng góp quan trọng từ Chủ nghĩa trực giác của Henri Bergson và các học thuyết Tâm lý học, Phân Tâm học của

1.1.2 Chủ nghĩa trực giác Henri Bergson

Nhận thức trực giác là giai đoạn tiếp theo của hoạt động tiếp xúc với hiện thực, tác động đến thế giới và khởi đầu cho một sự cảm thụ hoàn hảo dựa trên việc khám phá chiều sâu bản thể của đối tƣợng Vậy nên, nhiều nhà triết học, mỹ học và nghệ sĩ đã chủ trương sử dụng trực giác để chiếm lĩnh thế giới một cách trọn vẹn có chiều sâu và đầy cá tính

Cảm xúc thông thường đối với đối tượng chưa thể nảy sinh rung động mãnh liệt dẫn đến nhu cầu sáng tạo Trực giác lại giúp con người chìm ngập nhanh chóng vào dòng ý thức và thực tại sâu thẳm Nó không kết thúc ở đánh giá phân tích đơn thuần như cách cảm nhận lý tính thông thường, những nhận xét lôgic của lý trí đối với cái đẹp và nghệ thuật đôi khi không tiếp cận đƣợc dòng chảy bí ẩn bên trong Tính chất trực tiếp của trực giác, mối liên hệ của trực giác với tưởng tượng và tình cảm con người đã cho phép coi trực giác là yếu tố hết sức quan trọng của thụ cảm thẩm mỹ và sáng tạo nghệ thuật

Nhà triết học của Chủ nghĩa Duy ý chí (唯 意 志 主义) Friedrich

Wilhelm Nietzche chủ trương nhận thức hiện thực bằng trực giác “Trực giác thủy chung là một sức mạnh sáng tạo tích cực” Trực giác là một thấu thị gắn với nhu cầu của bản năng và ý chí của sinh mệnh chủ thể Nhà triết học Italia Benedetto Croce với Chủ nghĩa biểu hiện (表 现 主 义) cũng xây dựng quan niệm nghệ thuật với điểm xuất phát từ nguồn gốc của trực giác Trực giác không cần sự hỗ trợ của lý trí và không bị ràng buộc bởi định kiến nào Trong trực giác đã bao hàm quá trình sáng tạo và thưởng thức mang đầy tính biểu hiện

Trong thuyết Chủ nghĩa trực giác (直 觉 主 义) của Henri Bergson, thì trực giác được đề cao, bởi trực giác phá vỡ được bức tường ngăn cách nhận thức của con người với vạn vật Những quan sát bên ngoài chỉ được chuyển hóa thành quan sát bên trong qua con đường trực giác Bergon cho rằng trực giác khác với trí tuệ, nó cho ta bắt gặp đƣợc tức thời cái tuyệt đối, cái huyền niệm- nó không do lý trí, không do trí tuệ nhƣng nó cho ta khả năng trực tiếp đi vào trí tuệ, vào cái biết cao sâu, tinh tế nhất mà không qua suy tƣ, lý luận

Giống như những nhà mỹ học, triết học trước đó, Henri Bergson cũng chủ trương dùng trực giác để đi sâu nhận thức và khám phá những phương diện của cuộc sống và con người Nhận thức thông thường mang tính chất lý tính không thể đi vào bản thể của đối tƣợng, vì còn phải dựa vào các giác quan và ngôn ngữ là những thứ có tác dụng ngăn cách Chỉ có trực giác mới nhận thức bản thể một cách trọn vẹn và trực tiếp

Từ nền tảng kiến thức của Chủ nghĩa trực giác của Bergson, văn học phương Tây hiện đại đã xuất hiện hiện tượng gọi là “dòng ý thức” Khái niệm

“thời biến” của ông đã có ảnh hưởng rất nhiều đến cấu trúc, thời gian- không gian của dòng tiểu thuyết “dòng ý thức”

1.1.3 Tâm lý học cơ năng William James và Phân tâm học Sigmund

ĐẶC ĐIỂM “DÒNG Ý THỨC” TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VƯƠNG MÔNG

Những tiền đề mới về văn hoá xã hội, về quan niệm con người hiện đại

2.1.1 Về văn hoá xã hội

Những bước ngoặt của lịch sử luôn luôn là cơ hội cho văn học phát triển Sau khi “Đại Cách mạng văn hoá” kết thúc (1976), đất nước Trung Quốc bước sang một trang sử mới

Văn học đương đại từ 1976 đến nay có ba lần thay đổi Lần thứ nhất vào năm 1979- 1980, từ văn học hiện thực chủ nghĩa truyền thống tách thành văn học phi hiện thực chủ nghĩa nhƣ tiểu thuyết “dòng ý thức” và thơ “mông lung” Lần thứ hai vào cuối 1984- 1985, văn học thay đổi không ngừng về hình thức, kỹ xảo, mà về quan niệm cũng khác với tiểu thuyết, thơ ca, văn học báo cáo, thậm chí cả với lí luận phê bình trước kia Thực sự là một cảnh tượng văn học đa nguyên hóa, xuất hiện nhiều phẩm loại tân kỳ Có biết bao loại tiểu thuyết khác nhau, nào là tiểu thuyết “tâm thái”, tiểu thuyết “kỷ thực”, tiểu thuyết “thể nghiệm”, tiểu thuyết “hoang tưởng”, tiểu thuyết “tìm cội”, tiểu thuyết “tả thực”, tiểu thuyết “tiên phong” Với đặc điểm “nhạt hóa” chủ đề,

“nhạt hóa” ý thức thời đại, “nhạt hóa” tính cách tích cực… Người ta gọi tiểu thuyết thời kì này là tiểu thuyết “tân tả thực”… Lần thứ ba 1989- 1990, người ta thấy văn học đương đại ngả theo khuynh hướng chủ nghĩa hiện đại của phương Tây Văn học thời kì này gọi là “hậu tân thời kì” Nếu như văn học

“tân thời kì” (chỉ giai đoạn 1976- 1986) là gào thét, hứng khởi thì văn học

“hậu tân thời kì” trở nên lạnh lùng, nghiêm khắc đến thờ ơ, lãnh đạm

Từ khi Trung Quốc bước vào Thời kỳ mới “Cải cách mở cửa”, cũng nhƣ nhiều lĩnh vực khác trong đời sống xã hội, văn học Trung Quốc đã có những thay đổi hết sức lớn lao Các phương diện từ quan niệm văn học, lý luận phê bình, chủ đề, đề tài, đến phương pháp sáng tác, thủ pháp biểu hiện đều có sự đột phá, cách tân, tìm tòi, thử nghiệm Các trào lưu sáng tác nối tiếp nhau ra đời tạo nên cảnh tƣợng phồn vinh chƣa từng có

Cuộc sống xã hội thay đổi, tư tưởng giải phóng, tình cảm đa dạng, phức tạp đòi hỏi một hình thức văn học mới thể hiện Các nhà văn già và trung niên ra khỏi “nhà bò” với tâm trạng u uất, họ đua nhau viết về vết thương lòng của mình và vết thương không thể hàn gắn được của dân tộc Các nhà văn trẻ đƣợc tự do sáng tác, tha hồ tung hoành ngòi bút viết về cái “bản ngã” Ngày nay Trung Quốc chuyển sang nền kinh tế hàng hóa, mở cửa với phương Tây, văn hóa Đông Tây được giao lưu, một số nhà văn đã tìm đến với văn học hiện đại chủ nghĩa phương Tây Vương Mông đã tiếp thu từ tiểu thuyết phương Tây những thủ pháp như coi trọng tâm lí, tăng cường ý thức chủ quan, “dòng ý thức”, xáo trộn không- thời gian, đa thanh đa nghĩa, “nhạt hóa” chủ đề, tình tiết và nhân vật… Hay nhà văn Mạc Ngôn từng nói rằng: ông chịu ảnh hưởng của G.G Marquez và W Faulkner Trong sáng tác của mình, ông có tiếp thu những thủ pháp nghệ thuật, kĩ xảo biểu hiện của chủ nghĩa hiện đại, ông biết lược bỏ những hoạt động phi lôgic của tiểu thuyết phương Tây để cho gần gũi với tập quán của người Trung Quốc Bởi vậy ông thường dùng các thủ pháp nghệ thuật nhƣ: Thủ pháp tƣợng trƣng, huyền ảo, thủ pháp “dòng ý thức” để biểu hiện tiềm thức của con người Thông qua sự liên tưởng của nhân vật, hạn chế của không gian bị phá vỡ, dòng ý thức của nhân vật đồng hướng về quá khứ, hiện tại, thành thị và nông thôn Sự liên tưởng của nhân vật biến hóa vô lường nhưng lại tập trung vào một điểm- đó là tâm linh của nhân vật La Tiểu Thông (Trong 41 chuyện tầm phào )

Có người vẫn đứng trên mảnh đất dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những thủ pháp biểu hiện của chủ nghĩa hiện đại phương Tây, nhưng cũng có những người bị chủ nghĩa hiện đại phương Tây mê hoặc Phủ nhận truyền thống, tạo ra loại tiểu thuyết hoàn toàn mới mẻ, đặng hòa đồng với thế giới Xuất phát từ quan niệm: "Cách tân nghệ thuật đầu tiên là đấu tranh với tập quán nghệ thuật truyền thống" (Từ Kính Á) nên họ chủ trương tiểu thuyết không cần tả chính diện cuộc sống xã hội, mà chỉ cần tả “dòng ý thức” là đủ

2.1.2 Quan niệm về con người hiện đại

M.Gorki nói “Văn học là nhân học”, con người chính là đối tượng hàng đầu của văn chương, là trung tâm chú ý của các nhà văn Khi hướng tới đối tượng trung tâm của mình, tác phẩm văn chương không chỉ thể hiện đời sống và phẩm chất của con người, không chỉ đặt ra và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa con người và con người, giữa con người và giới tự nhiên, mà quan trọng hơn là tìm hiểu, khám phá và phát hiện ra những bí ẩn nằm trong chiều sâu, những chiều kích khác nhau của con người

Nền văn hóa Trung Quốc nói chung, nền văn học Trung Quốc nói riêng từ lâu chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Tam giáo (Nho, Phật, Đạo), đặc biệt là Nho giáo Nho giáo chú ý đến con người nhưng nhấn mạnh tới con người chức năng xã hội, xóa mờ con người cá nhân, con người bản năng với những khao khát tự nhiên

Nhà nghiên cứu Lưu Tái Phục cho rằng: “Dưới chế độ xã hội phong kiến chuyên chế kéo dài ở Trung Quốc, giá trị của con người bị miệt thị, bị chà đạp, do đó quan niệm về con người chưa từng được hình thành Trong văn học Trung Quốc, việc nghiên cứu về con người đặc biệt mỏng Con người chỉ trong phạm vi luân lý phong kiến mới được thừa nhận, nhưng loại

“người” này là loại người được xếp vào quy phạm luân lý chính trị phong kiến, là loại người được “Luân thường” phong kiến cho phép tồn tại”.[55,

16] Trong mắt một số nhà đạo đức thời cổ đại Trung Quốc, con người là vật phụ thuộc vào ý niệm tuyệt đối của “Lễ” Trong suốt mười năm “Cách mạng văn hoá” (1966- 1976) do chịu sự chỉ đạo của những tư tưởng quan điểm ấu trĩ, cực đoan, “con người bị chà đạp, tha hóa đến mức “không thành con người” [55, 15] Nói nhƣ Tiền Trung Văn, “khắp nơi trong cuộc sống hiện thực đều là “Thành lũy” và “Phán quyết” kiểu Kafka”, [55, 15] Nhà văn Ba

Kim phải phẫn nộ thét lên: “Chúng ta phải xây dựng nhà bảo tàng “Cách mạng văn hóa” Vì theo ông, “xây dựng nhà bảo tàng “Cách mạng văn hóa không phải việc của cá nhân ai Chúng ta phải có trách nhiệm làm cho con cháu muôn đời của chúng ta ghi nhớ bài học thảm khốc của mười năm ấy

Không để cho lịch sử tái diễn” [55, 15] Nói như nhà văn Vương Mông, văn học Trung Quốc sau khi trải qua giai đoạn bộc lộ, gào thét, sẽ đi vào giai đoạn khái quát, hồi cố suy ngẫm lại Dần dà, người ta cảm thấy vấn đề con người bị chà đạp không phải chỉ có ở “Cách mạng văn hóa”, đó chỉ là giai đoạn “nước tràn ly”, mà truy ngược lên trước nữa, trước nữa, tóm lại phải tìm nguyên nhân từ trong truyền thống văn hóa xa xưa của người Trung Quốc

Thế là vấn đề con người không chỉ được nêu ra trong các sáng tác, mà đã lan sang các lĩnh vực khác nhƣ Lí luận văn học, Triết học, Luân lí học, Tâm lí học, Nhân loại xã hội học tạo thành một cuộc tranh luận khắp toàn quốc Đến thời kỳ cải cách mở cửa (1976), cùng với sự đổi mới tư tưởng, quan điểm, học thuật quan niệm về con người cũng có nhiều cởi mở Con người giờ đây được nhìn nhận hoàn thiện hơn với sự hiện hữu của đời sống riêng tƣ nhƣ nó vốn có Nhịp điệu phong phú của cuộc sống đã mang lại cho con người một diện mạo mới Mỗi cá nhân là một thế giới phức tạp và bí ẩn

Con người được nhìn nhận ở nhiều kiểu dạng: con người ý thức, vô thức, con người cá nhân với những đặc điểm tâm, sinh lý, tính cách phong phú Chính sức hút của sự bí ẩn và những vùng tối sâu thẳm đã cuốn các nhà văn vào hành trình nỗ lực khám phá để nhận ra những điều kỳ diệu muôn mặt của con người Văn học hướng đến khai thác “tiểu tự sự” trong cuộc sống, buộc người viết cũng phải thực sự “phiêu lưu” và “trôi dạt” vào một thế giới chơi vơi của cảm xúc

Bên cạnh đó, thì sự cởi mở giao lưu với văn hóa phương Tây- nền văn hóa từ lâu đã nêu ra vấn đề con người tự nhiên, bản thể, cũng góp phần làm thay đổi cách nhìn và quan điểm về con người Tiểu thuyết hiện thực đương đại Trung Quốc xuất hiện hàng loạt các nhân vật, thuộc mọi tầng lớp, lứa tuổi, địa vị khác nhau Điểm nổi bật hết sức lý thú của tiểu thuyết thời kỳ này là các nhân vật đều được soi sáng dưới nhiều góc độ, trở nên lung linh hơn, sinh động hơn

NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN “DÒNG Ý THỨC” TRONG TIỂU THUYẾT VƯƠNG MÔNG

Dòng ý thức với ngôn ngữ

Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng nhất của tiểu thuyết Bakhtin đã từng nhận định: “Ngôn ngữ tiểu thuyết là cả một hệ thống những ngôn ngữ soi sáng lẫn nhau, đối thoại với nhau Không thể mô tả và phân tích nó như một ngôn ngữ thống nhất” [14, 87] Đồng thời Bakhtin cũng chỉ rõ: “ngôn ngữ tiểu thuyết không thể nào sắp đặt trên một bình diện, kéo nối thành một tuyến Đó là một hệ thống những bình diện tương giao.” [14, 89] Các bình diện tương giao này chính là những đơn vị lời nói mà ở đó có sự hòa trộn giữa lời người kể và lời nhân vật; độc thoại và đối thoại; lời người kể và độc thoại nội tâm; lời kể và lời tả Tiểu thuyết là sự tái tạo thế giới hiện thực của tác giả

Cái thế giới sống động ấy đƣợc tái tạo và tồn tại trong ngôn ngữ Ngôn từ của tiểu thuyết có tính bao hàm rất lớn, nên có thể tiếp thu ngôn ngữ của mọi thể loại văn học khác Ngôn ngữ của tiểu thuyết có thể coi là “ngôi nhà” để cho thế giới tiểu thuyết tồn tại Thế giới tiểu thuyết chứa đựng hai phương thức tồn tại: thế giới tâm hồn và thế giới tiểu thuyết trên văn bản Thế giới tiểu thuyết trên văn bản là sự ngoại hóa của thế giới tiểu thuyết trong tâm hồn, với hình thức văn tự- thế giới của nội tâm là do ngôn ngữ cấu thành Vì vậy ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong các tác phẩm thể hiện một cách chân xác phong cách

Trước đây ngôn ngữ luôn được coi như một công cụ để truyền đạt tư tưởng và tình cảm của con người bởi nó có khả năng tái hiện thế giới hiện thực và thế giới nội tâm một cách chuẩn xác, sống động Tuy giữa ngôn ngữ Hán và các ngôn ngữ khác có sự khác biệt khá lớn, nhƣng văn học Trung Quốc đương đại những năm gần đây đã có những đột phá mới trong ngôn ngữ của tiểu thuyết khi các nhà văn tiếp nhận quan niệm của những nhà triết học Wollgang Kayser, Martin Heidegger về ngôn ngữ: “Nghĩ đến một ngôn ngữ có nghĩa là nghĩ đến một phương thức sống” (Martin Heidegger), “Bên ngoài ngôn ngữ thì không có thế giới” (Wollgang Kayser) Nhƣ vậy, ngôn ngữ không còn mang ý nghĩa là “công cụ”, “vật chuyên chở”, “vỏ bọc” nhƣ ở thế kỷ XIX nữa, mà ngôn ngữ là phương thức tồn tại của con người, là một thế giới độc lập tự chủ

Chất liệu cơ bản nhất để tạo nên tiểu thuyết là ngôn ngữ, bất cứ một sự thay đổi nào của tiểu đều phải biểu hiện qua ngôn ngữ Xưa kia, người ta thường nhấn mạnh đến tính thông tục hóa của ngôn ngữ Ở thời kì trình độ văn hóa của đại chúng còn chưa cao, chủ trương thông tục hóa là đúng

Nhƣng giờ đây không còn phù hợp nữa Bất cứ một ngôn ngữ nào cũng là sản phẩm của văn hóa Ngôn ngữ tiểu thuyết trong văn học đương đại đã thoát đƣợc ngôn ngữ kiểu thuần ngữ đơn thuần Mỗi nhà văn đều đã thể hiện đƣợc phong cách ngôn ngữ đầy cá tính Ngôn ngữ tiểu thuyết của Giả Bình Ao vừa cổ vừa kim, vừa chất phác vừa tao nhã, không chuộng hoa mĩ hào nhoáng, mà là cái đẹp bình dị

Vương Mông là nhà tiểu thuyết cách tân hàng đầu, ngôn ngữ tiểu thuyết của ông cũng rất độc đáo, sắc sảo, biến ảo trữ tình, nhịp điệu nhanh, hướng tới tâm trạng, “dòng ý thức” của nhân vật hơn là hướng tới sự kiện Ông thường sử dụng ngôn ngữ độc thoại để các nhân vật tự bộc lộ, phơi bày con người thật của mình

Trong văn Vương Mông lời trần thuật của tác giả và lời độc thoại của nhân vật có khi hòa nhập vào nhau, xuyên thấm nhau tạo thành lời nửa trực tiếp Bakhtin khi nói về tiểu thuyết của Turghenep đã đánh giá cao hình thức lời trực tiếp có sự đan xen giữa tác giả và lời nhân vật Theo ông đó là cách thức “cho phép kết hợp hữu cơ và cân đối tiếng nói nội tâm của người khác với văn cảnh của tác giả, cho phép giữ đƣợc cái kết cấu biểu cảm của tiếng nói nội tâm nhân vật” Vương Mông sử dụng ngôn ngữ này để khám phá tâm hồn con người

Trong Hồ Điệp , Vương Mông miêu tả Trương Tư Viễn, nhiều lúc như có sự đối thoại của hai nhân vật nhƣng thực ra lại là độc thoại, đoạn miêu tả Trương Tư Viễn sau khi được khôi phục chức, lên đường nhận nhiệm vụ: Anh đã sắp sáu chục tuổi rồi, đảm nhiệm trọng trách trong Đảng và trong chính quyền; nhiệt tình tưởng tượng và buông thả theo cảm tình không những không cần thiết đối với anh mà còn là một lỗi lầm không thể tha thứ Anh hà tất tự tìm khổ sở để mà chịu đựng.” [3, 173]

Có thể nói không có gì bộc lộ rõ ràng hơn tính cách, sự lựa chọn, quan niệm sống của nhân vật hơn là để họ tự độc thoại với chính mình Họ có thể tự tranh luận, tự cắt nghĩa về những việc làm của mình tức là bản thân họ đang diễn ra một quá trình đấu tranh tư tưởng Và quá trình này được Vương Mông vận dụng nhiều nhất khi nhân vật đối diện những suy tƣ cuộc sống mang đậm tính triết luận Vốn dĩ các nhân vật của ông là những nhân vật hay nghĩ, lúc nào họ cũng nghĩ, cũng liên tưởng Như khi miêu tả Trần Cảo trong

Mắt đêm : “Dẫu sao thì mình cũng không vì quyền lợi cá nhân mà làm việc này Mình thì từ trước đến nay chưa hề ngồi chiếc xe mác Thượng Hải này, về sau này cũng sẽ không ngồi.” [5, 171] Nhân vật “anh” ở Chiếc lá phong triền miên trong nỗi buồn sâu thẳm khi nhớ về “chị”: “Nghĩ đến lại đau lòng, hơn nữa còn tức giận Đó là sự ngoảnh mặt cả về hai phía: Lí tưởng và tình yêu.”

[3, 219] Trong Dải cánh diều , tác giả miêu tả Tố Tố sau khi tan vỡ những giấc mộng, cô lại đắm mình trong nỗi nhớ về Giai Nguyên: “Bây giờ anh đang ở đâu Cao lớn, đẹp trai, thông minh, hiền lành, anh ấy lúc nào cũng cười ngây thơ ” [5, 182] Tiểu thuyết Vương Mông sử dụng ngôn ngữ độc thoại đời thường một cách phổ biến Vương Mông để cho nhân vật tự nói với mình, tự bộc lộ nỗi niềm của mình

Bằng những kinh nghiệm sống của bản thân nhà văn, những trải nghiệm trực tiếp trong thời “Cách mạng văn hóa”, mỗi hình ảnh, chi tiết trong các tiểu thuyết “dòng ý thức” đều được Vương Mông miêu tả rất sắc nét và chân thực Ngôn ngữ của ông vừa có tính chất đời thường vừa giàu hình tƣợng, súc tích.

Dòng ý thức với giọng điệu

Nói đến giọng điệu tức là nói đến “thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả.” [31, 112, 113] Giọng điệu có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho người đọc Thiếu một giọng điệu nhất định nhà văn chƣa thể viết ra đƣợc tác phẩm L.Tolstoi đã suy nghĩ kỹ và chuẩn bị xong tƣ liệu để viết Khátgi- Murat nhƣng vẫn chƣa tìm ra một giọng điệu thích hợp nên đành gác lại Bởi giọng điệu là sợi dây xuyên suốt toàn mạch tác phẩm, chi phối các yếu tố nghệ thuật khác, đặc biệt nó sẽ tạo cho truyện một không khí thích hợp và cuốn hút người đọc Đối với các nhà văn cổ điển, thông thường họ bày tỏ thái độ qua nhân vật chính, nhân vật trung tâm của tác phẩm văn học Đến lƣợt những cây bút hiện đại, cùng với những cách tân trong việc sử lí kỹ thuật viết, giọng điệu nhà văn chủ yếu thể hiện thông qua giọng điệu người kể chuyện (có thể trùng hoặc không trùng hợp với nhân vật) Mỗi một tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng có một giọng điệu, bởi giọng điệu chính là mối giao lưu cảm nhận giữa người kể và người đọc bên ngoài tác phẩm, là hiệu quả người đọc cảm nhận đƣợc khi đọc hoặc nghe truyện Giọng và điệu là sự kết hợp tự nhiên, hài hòa mang tính bền vững ở người sử dụng ngôn ngữ Bất kỳ một tác phẩm nào cũng có một giọng điệu chủ yếu, giọng điệu này quyết định việc xây dựng tác phẩm cũng nhƣ khắc họa tính cách nhân vật

Giọng điệu nghệ thuật biểu thị cảm xúc, tư thế của người nghệ sĩ Theo

Từ điển Thuật ngữ Văn học : “giọng điệu trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật, là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, đó là cái giọng điệu chủ yếu của nhân vật mang mặt nạ đứng ra tự sự, trữ tình với người đời, thể hiện thái độ, lập trường, cách nhìn của chủ thể phát ngôn về đối tượng được nói đến và đối tượng mà lời văn ấy hướng vào.” [31, 23] Còn Khrapchenco khẳng định:

“Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường và giọng điệu nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó Hiệu suất cảm xúc của lối kể chuyện trước hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một thể thống nhất hoàn chỉnh.” [37, 167, 168] Đến với văn học Trung Quốc hiện đại, ta thấy các nhà văn đều có ý thức tạo cho mình một môi trường giọng điệu đặc trưng nên khi nhắc đến họ, độc giả nhớ đến Mao Thuẫn với giọng điệu trần thuật khách quan, tỉ mỉ; Cù Thu Bạch có tiếng cười nhạy bén và chiến thắng; Ân Phu có giọng điệu lạc quan; Quách Mạt Nhƣợc thiên về ca ngợi, Lỗ Tấn thiên về châm biếm Còn với nhà văn Vương Mông thì giọng điệu trữ tình, u mua, châm biếm có phần nổi trội hơn cả Các tác phẩm của Vương Mông, dù là truyện dài, vừa hay ngắn thì đa số cũng kén bạn đọc Giữa ký hiệu ngôn ngữ và ngữ nghĩa, giữa điều muốn chỉ và điều có thể chỉ, chẳng những không có mối quan hệ đối xứng trực tiếp mà còn có sức co giãn rất lớn Muốn hiểu thì người đọc phải biết nắm bắt, nhấm nháp ngữ điệu và ý hướng độc đáo của tác giả được tiềm ẩn trong tác phẩm Ở đấy ý nghĩa trên mặt chữ và nội dung lôgic không mấy quan trọng mà quan trọng là ẩn tàng trong từ ngữ

Giọng điệu u- mua hay còn gọi là giọng điệu hài hước, nó là một dạng của cái hài có mục đích chủ yếu là gây cười, mua vui Hài hước khác châm biếm ở mức độ nhẹ nhàng, đùa vui, thiện ý Hài hước là sản phẩm của trí tuệ con người, là dấu hiệu của tài năng và là biểu hiện của tinh thần lạc quan

Giọng điệu u- mua tạo ra sự lôi cuốn độc giả vì vậy ngay từ trong văn học cổ điển, người Trung Quốc đã sử dụng giọng này Tây du kí là tiểu thuyết có “ngôn ngữ sống động, có hồn, đối thoại nhân vật sắc sảo tự nhiên, đậm đà hơi thở sự sống Lối khôi hài dí dỏm có sức biểu hiện rất mạnh mẽ Ngô Thừa Ân đã khéo vận dụng tiếng nói hàng ngày của dân chúng, luyện thành ngôn ngữ của văn học lưu loát tự nhiên vừa trang trọng vừa hài hước.” [52, 69]

Phát huy truyền thống đó, tiểu thuyết của Vương Mông mang đậm chất hài hước Ông cho rằng: “Chúng ta đã khóc một cách chân thành, khóc quá nhiều rồi, bây giời chúng ta cần phải cười và có quyền được cười Thậm chí tôi cảm thấy cười có khi là phương pháp thể hiện tình cảm phức tạp hơn, cao cấp hơn là khóc do đấy trong những tác phẩm tôi viết nghiêm chỉnh, quy củ nhất, trữ tình nhất vẫn không thể thiếu tiếng cười.” [62, 196]

Trong tiểu thuyết “dòng ý thức” của Vương Mông, có truyện dựa vào thủ pháp u- mua để tạo ra xung đột hài kịch của toàn truyện, có truyện chỉ chứa đựng vài giọng u- mua, có truyện chỉ gài vài chi tiết hài kịch Điều đáng chú ý là tiếng cười của tác giả chứa chan lòng nhân hậu, lòng tha thứ Chính vì vậy, nên mặc dù có những truyện châm biếm sâu cay, lạnh lùng nhƣng vẫn không gây cảm giác nặng nề, bi quan Trong giọng điệu u- mua có chất triết lí thâm thúy

Hồ điệp là một bản hòa âm, độc đáo Mỗi tiêu đề tương đương với một câu chuyện nhỏ và mang một giọng kể đặc trƣng Sự phối âm của các tiêu đề đã xác lập được giọng điệu của người viết Tác phẩm thấm đượm tính triết lý sâu sắc về cuộc đời, về mối liên hệ giữa lịch sử và số phận của mỗi con người Truyện chỉ chứa đựng vài giọng điệu u- mua hết sức nhẹ nhàng mà đầy thiện chí của tác giả, không gây cảm giác nặng nề bi quan Bởi vậy khi tiếp xúc với tác phẩm, độc giả còn thấy đƣợc tình cảm thái độ, quan điểm của tác giả đối với các nhân vật và các sự việc xung quanh

Giọng điệu u- mua châm biếm trước hết nhằm vào những quan điểm cũ lạc hậu, cứng nhắc luôn tồn tại trong xã hội mà điều đó trở thành “thói tục” khó thay đổi Mỗi cá nhân trong xã hội, nhất là những người lãnh đạo, người Đảng viên thì phải là con người “chức năng”, còn con người với những tình cảm riêng tư, được đặt xuống hàng thứ yếu Vương mông đã kể lại một cách chân thực với giọng u- mua châm biếm thường thấy: “Thậm chí ông còn nói với bộ trưởng, ông cần giải quyết vấn đề đời sống đưa vợ lên sống cùng

Tình yêu mà nói thành giải quyết vấn đề đời sống hoặc giải quyết vấn đề cá nhân, dường như có nói như vậy thì mới hợp pháp, mới quy phạm Nếu ông bảo đi thăm người mình yêu thì người khác lập tức sẽ cho ông có vấn đề về tác phong, tình cảm không lành mạnh, hoặc đang trở thành “xét lại” Gọi tình yêu là “vấn đề”, hôn nhân là “giải quyết vần đề”, thật ra là xuyên tạc ngôn ngữ Trung Quốc và sỉ nhục tình cảm của con người Nhưng ông vẫn phải theo thói tục, vẫn phải dùng thứ ngôn ngữ không sức sống, cứng nhắc đó để xin nghỉ phép ” [3, 95 ] Ở đây có sự mâu thuẫn giữa lời nói và hành động của nhân vật, song đó là một thực tế luôn tồn tại trong xã hội khiến con người phải tuân theo, mặc dầu họ không muốn Tình yêu, tình cảm riêng tư chính đáng của con người đã bị chính con người “bóp méo” cho phù hợp với “quy phạm” Bởi vậy tình yêu đƣợc gọi là “vấn đề”, hôn nhân là “giải quyết vấn đề” thì theo tác giả đó là “xuyên tạc ngôn ngữ Trung Quốc và sỉ nhục tình cảm của con người” Tiếng cười châm biếm được cất lên để phê phán quan niệm ấu trĩ cổ hủ, khiến con người luôn phải tìm cách đối phó cho “hợp lý hoá”

Giọng điệu u- mua của nhà văn còn hướng vào nhân vật chính Trương

Tƣ Viễn sau nhiều năm sóng gió chìm nổi, có lúc nhân vật đã “đánh mất mình”, song cuối cùng “tìm lại được mình”: “Khi lên núi, ông mới để ý đến đôi chân của mình Bao nhiêu năm nay ông có bao giờ để ý đến chân đâu

Khi giúp nông dân rê thóc ông mới phát hiện hai tay; khi gánh nước, ông phát hiện ra đôi vai; khi đeo sọt, ông mới phát hiện ra lưng và eo của mình

Giờ nghỉ giữa buổi lao động, hai tay chống cuốc, dài cổ ra nhìn xe hơi tung từng đám bụi lớn trên đường cái, ông phát hiện ra đôi mắt của mình ” [3,

143] Tiếng cười của tác giả ở đây chứa chan lòng nhân hậu, lòng tha thứ, độ lượng Trương Tư Viễn đã “phản tỉnh”, nguyện làm đứa con của đất, làm đầy tớ của nhân dân

Vương Mông đã biết sử dụng cái buồn cười để tạo nên chất vui tươi hoạt bát, nhẹ nhàng cho trang viết của mình Một lần, Trương Tư Viễn đang nhặt mớ hẹ, thì có người của thành ủy đến báo tin: “có tiếng động lạ, không phải tiếng bò thở, tiếng gió thổi, tiếng trẻ con trong làng chạy Máy kéo và máy chạy dầu điezen chăng? Tại sao tiếng động đó ngày một gần? Hay là xe hơi? Chiếc xe hơi nào lạc đường thế nhỉ? Người ngồi xe hơi vừa được quần chúng kính trọng lại vừa xa vời quần chúng, nhưng thế nào cũng cần có người ngồi xe hơi Cạch, cạch, cạch! Sớm thế này đã băm thịt sao? Ở đâu ra thịt thế nhỉ? Đập hai quả trứng là được rồi Trứng vàng óng và hẹ xanh mướt

Ngày đăng: 07/12/2022, 10:36