1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ USSH nghệ thuật tự sự trong những người đàn bà tắmcủa thiết ngưng

157 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng
Tác giả Cao Thị Thuý Hà
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 1,39 MB

Cấu trúc

  • MỤC LỤC

  • Phần Mở Đầu

  • PHẦN NỘI DUNG

  • Chương1. Người Kể Chuyện

  • 1.1. Người kể chuyện trong tác phẩm tự sự

  • 1.1.1. Sự hiện diện của người kể chuyện

  • 1.1.2. Vai trò của người kể chuyện

  • 1.2. Người kể chuyện trong Những người đàn bà tắm

  • 1.2.1. Đa dạng người kể chuyện

  • 1.2.2. Điểm nhìn tự sự

  • 1.2.3. Cách kể độc đáo với những chi tiết lạ, tượng trưng

  • Chương 2. Không Gian - Thời Gian

  • 2.1. Không gian

  • 2.1.1. Trung Quốc – Không gian “tắm gội”

  • 2.2.2. Mỹ quốc - Ảo ảnh thiên đường

  • 2.1.3. Chiếc ghế sofa – Không gian ám ảnh

  • 2.2. Thời gian

  • 2.2.1. Hiện tại, Qúa Khứ, Tương lai - Thời gian đan xen

  • 2.2.2. Thời gian Tuổi thơ - Nỗi đau ám ánh

  • 2.3.3. Thời gian “Cách mạng văn hoá” - Vết thương dân tộc

  • Chương 3 Ngôn Ngữ và Giọng Điệu

  • 3.1. Ngôn ngữ tự sự

  • 3.1.1. Ngôn ngữ khái thuật

  • 3.1.2. Ngôn ngữ miêu tả trường cảnh.

  • 3.1.3. Độc thoại nội tâm - Miên man dòng ý thức

  • 3.2. Giọng điệu tự sự

  • 3.2.1. Giọng điệu trung tính, khách quan

  • 3.2.2. Giọng điệu “phản tư”, hoài nghi

  • 3.2.3. Giọng điệu triết lý, chiêm nghiệm

  • PHẦN KẾT LUẬN

  • Phần Phụ Lục

  • Tài Liệu Tham Khảo

Nội dung

Giới thuyết

Lý do chọn đề tài

Cũng như văn học Nga, Pháp, văn học Trung Quốc đang được nghiên cứu rất nhiều ở Việt Nam Từ lâu, những vần thơ hàm súc ý tại ngôn ngoại trong Kinh Thi, Đường Thi đến những tiểu thuyết như Đông Chu liệt quốc, Tam quốc diễn nghĩa, Thủy Hử, Hồng lâu mộng, Kim Bình Mai đã làm cho biết bao thế hệ độc giả say mê, yêu thích Theo dòng chảy thời gian, vườn hoa văn học Trung Quốc càng thêm tỏa hương, khoe sắc với những Lỗ Tấn, Vương Mông, Giả Bình Ao, Mạc Ngôn, Trương Khiết, Trì Lợi Còn Thiết Ngưng, một nhà văn trẻ của văn học đương đại Trung Quốc chưa thật sự được quan tâm đúng mức Có lẽ bởi người đọc cảm thấy lạ lẫm trước một ngòi bút quá thẳng thắn và bản lĩnh Tuy nhiên, với những gì thể hiện và cống hiến cho văn chương, các sáng tác của Thiết Ngưng xứng đáng có một vị trí quan trọng trong giai đoạn văn học Trung Hoa đương đại

Trong tất cả những tác phẩm của mình, Thiết Ngưng kêu gọi lòng khoan dung, sự hy sinh cao cả đến không cùng Bà được xem là đại diện cho văn học nữ tính, đề cao chủ nghĩa nữ quyền, đòi quyền bình đẳng với nam giới một cách quyết liệt và mạnh mẽ Điều đó góp phần lý giải vì sao rất hiếm nhân vật chính là nam giới trong tác phẩm của nhà văn

Với những phát hiện mới mẻ trong văn chương cũng như đóng góp cho nền văn học nước nhà, ngày 12/11/2006, bà là nhà văn “mỹ nữ” đầu tiên, sau Mao Thuẫn và Ba Kim được bầu làm chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc với 7.690 hội viên

Những người đàn bà tắm có giá trị khá lớn trong sự nghiệp sáng tác của Thiết Ngưng cũng như trong dòng văn học Trung Quốc đương đại Tác phẩm được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới như: Anh, Pháp, Đức,

Nhật, Nga, Tây Ban Nha, Áo, Đan Mạch, Nauy, Việt Nam

Nghệ thuật tự sự là nét đặc sắc trong toàn bộ sáng tác của Thiết Ngưng nói chung và trong Những người đàn bà tắm nói riêng Tìm hiểu Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của nhà văn, luận văn góp phần nhận thức sâu sắc về khái niệm tự sự và nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết – là một

N ghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng trong những hướng nghiên cứu quan trọng nhằm giải mã cấu trúc nghệ thuật của truyện kể Bên cạnh đó, qua Những người đàn bà tắm , luận văn tìm hiểu thêm về sự vận động của tiểu thuyết Trung Quốc đương đại trong bối cảnh giao lưu văn hóa Đông – Tây

Thiết Ngưng là “hiện tượng” của văn học Trung Hoa đương đại Tuy nhiên ở Việt Nam, bạn đọc biết đến bà chưa nhiều Cũng có lẽ bởi cái bóng quá lớn của Mạc Ngôn, Giả Bình Ao hay Vương Mông, Cao Hành Kiện

Bàn về Thiết Ngưng, gồm có:

* “Bàn về phương thức độc đáo miêu tả nữ tính của Thiết Ngưng” của Lý

Lâm đăng trong Tạp chí “Nghiên cứu văn học hiện đại, đương đại Trung

* “Mặt đối mặt lạnh lùng nhìn nam tính” của Hạ Thiệu Tuấn đăng trong

“Trung Quốc đương đại văn học nghiên cứu” do Trương Quýnh chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa nghệ thuật Bắc Kinh năm 2006

* “Thiết Ngưng” trích từ “Trung Quốc đương đại văn học sử” do Vương Khánh Sinh chủ biên, Nhà xuất bản Hoa Trung Sư phạm đại học năm

* “Tìm hiểu Đại dục nữ” của Chu Chính Bảo…đăng trong Tạp chí

“Nghiên cứu văn học hiện đại, đương đại Trung Quốc”, tháng 3 năm

Trên các trang web: evan.com.vn; tienphongonline.com.vn; vnca.cand.com.vn; vietbao.vn; tintuconline.vietnamnet gồm các bài viết:

* “Chúc mừng nhà văn Thiết Ngưng được bầu làm chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc” của nhà văn Hữu Thỉnh

* “Thiết Ngưng trở thành Chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc” của

* “Nhà văn “mỹ nữ” được bầu làm chủ tịch Hội Nhà văn Trung

Quốc” và “ Cả làng văn Trung Quốc vui mừng vì chủ tịch Hội lấy chồng” của Thu Thủy

N ghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng

* “Nữ văn sĩ Thiết Ngưng – “Thiên vị” người cùng giới” của PGS.TS

* “Cuộc chiến giữa lý trí và bản năng” của Đỗ Phước Tiến

* “ Thiết Ngưng: “Viết không phải là sứ mệnh” của Thanh Huyền

* “Suốt đời cần nỗ lực học tập” của T.B

* “Nữ nhà văn Trung Quốc đương đại” Bài trả lời phỏng vấn của Dịch giả Sơn Lê

* “Thiết Ngưng - Tiểu thuyết là những món quà tôi dành tặng độc giả” của Mỹ Duyên

* “Trung Quốc bình chọn các gương mặt văn học tiêu biểu”

* Ngoài ra còn có bài viết của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn (Lời bạt Những người đàn bà tắm ) và hai khóa luận tìm hiểu về hình tượng người kể chuyện của Vũ Thị Hạnh; quan hệ giữa dòng ý thức và kết cấu trong Những người đàn bà tắm của Phạm Thị Thanh Huyền thực hiện Như vậy, ngoài những khái quát chung chung thì chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu về tác giả Thiết Ngưng và tiểu thuyết Những người đàn bà tắm một cách cụ thể đặc biệt là ở phương diện nghệ thuật tự sự

Qua những bài nghiên cứu của tác giả Việt Nam và Trung Quốc cùng một số bài tự thuật của Thiết Ngưng, chúng ta có thể khái quát phong cách sáng tác của bà như sau:

- Theo Thiết Ngưng, những tác phẩm văn học nước ngoài như Jean Christophe của nhà văn Pháp Romain Rolland (1866 – 1944) có ảnh hưởng rất lớn đến cách nhìn nhận đất nước và thế giới của nhà văn Bà dành tình cảm đặc biệt sâu sắc cho nông thôn Trung Quốc và cuộc sống của người nông dân

- Hai đề tài chủ yếu trong các sáng tác của Thiết Ngưng là cuộc sống đầy rẫy đau buồn cũng như chân dung của những người phụ nữ Trung Quốc điển hình và bức tranh toàn cảnh về nông thôn Trung Quốc trong sự phát triển mạnh mẽ của xã hội Khi được hỏi, tại sao bà chỉ quan tâm đến đời sống nông thôn trong khi rất nhiều nhà văn khác chú tâm đến khai thác các đề tài ở thành phố mà họ đang sống, Thiết Ngưng giải thích: “Tôi hy vọng, tôi có thể chuyển tải được vẻ đẹp cảm xúc và những mối quan hệ của con

N ghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng người ở nông thôn Trung Quốc Những chuẩn mực cơ bản của đạo đức con người vẫn được lưu giữ trong trái tim mỗi người”

- Mặt khác, là một tác giả quan trọng trưởng thành trong thời kỳ mới, trong khoảng hơn hai mươi năm sáng tác, Thiết Ngưng cơ bản vẫn giữ vững lập trường và cảm xúc nữ tính của mình Đó là cảm nhận chung của nhiều nhà phê bình và độc giả Quả thật, viết về nữ giới là nền tảng sáng tác của Thiết Ngưng, nhất là khi nhà văn chú ý vào các chị em mình, điều đó được thể hiện hết sức nổi bật Nhưng khi Thiết Ngưng đối mặt với hiện thực xã hội, ngòi bút của bà càng trở nên tự do hơn, phản ánh sâu sắc thế giới nội tâm phức tạp của nữ giới

- Tiểu thuyết của Thiết Ngưng chủ yếu trần thuật ở ngôi thứ nhất và thứ ba nhưng thường nhà văn vẫn nghiêng về người dẫn chuyện ở ngôi thứ nhất đặc biệt là từ góc nhìn Nữ tính như Chiếc áo màu đỏ không cài cúc

- Khát vọng của nhà văn là muốn thông qua lịch sử gia đình thể hiện những bước đi lớn của lịch sử Trung Quốc trong kỷ nguyên đầy biến đổi này Bà tin rằng mục đích của văn học không chỉ là thể hiện những niềm vui nỗi buồn cá nhân mà còn phản ánh được nhịp đập của cuộc sống hiện đại thông qua trải nghiệm của cá nhân

Phạm vi nghiên cứu

Do trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, người viết chủ yếu khảo sát tiểu thuyết Những người đàn bà tắm thông qua bản dịch của Sơn Lê Luận văn đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật tự sự của Thiết Ngưng ở khía cạnh người tự sự, không gian – thời gian tự sự và ngôn ngữ - giọng điệu

Ngoài ra, người viết còn khảo sát thêm các tác phẩm khác (tiểu thuyết

Cửa hoa hồng , Thành phố không mưa ; tập truyện ngắn Chơi vơi trời chiều ) của Thiết Ngưng

N ghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng

Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết một cách tốt nhất những yêu cầu của luận văn đặt ra, người viết sử dụng phương pháp nghiên cứu thi pháp học, ngoài ra có sự kết hợp các phương pháp:

- Phương pháp thống kê, phân loại

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

- Phương pháp tiếp cận xã hội - lịch sử

Đóng góp mới của đề tài

Đây là lần đầu tiên vấn đề Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng được đặt thành đề tài để nghiên cứu Từ đề tài này, người viết muốn tìm hiểu những đóng góp mới của nhà văn trong nghệ thuật tự sự của văn học Trung Quốc đương đại và văn học thế giới.

Cấu trúc của luận văn B.Tác giả, tác phẩm và giới thuyết khái niệm

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và phần Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương I: Người kể chuyện Chương II: Không gian - Thời gian tự sự Chương III: Ngôn ngữ và giọng điệu

* Một số quy định trong cách trình bày luận văn

- In nghiêng: Phần trích dẫn, nhấn mạnh

- In nghiêng đậm: Tên tác phẩm

- In đậm: Các luận điểm được nhấn mạnh

B.Tác giả, tác phẩm và giới thuyết khái niệm

Tác giả, tác phẩm

Thiết Ngưng sinh năm 1957 trong một gia đình nghệ thuật tại Bắc Kinh nhưng lại trải qua những năm tháng tuổi thơ ở Bảo Định (Hà Bắc) Khi còn là một đứa trẻ, nhà văn cũng phải nếm trải mùi vị cay đắng của những biến

N ghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng động lịch sử và thường tìm niềm an ủi cho mình ở trong sách vở Năm 1975, học xong trung học, cô gái trẻ Thiết Ngưng về “cắm rễ” ở nông thôn Hà Bắc

Cùng năm đó, tác phẩm đầu tay Chiếc liềm biết bay được in trong văn tập dành cho thiếu nhi của NXB Bắc Kinh Trong thời đại Internet, khi những tên tuổi mới mọc lên như nấm sau mưa, Thiết Ngưng có thể không phải là nhà văn nữ nổi tiếng nhất trên văn đàn nhưng các nhà phê bình cho rằng, bà là người có được sự ái mộ lớn của độc giả lẫn dân trong nghề

Sự nghiệp văn học của Thiết Ngưng được chia làm 3 thời kỳ:

* Thời kỳ đầu, với cái nhìn lạc quan trong sáng, tích cực, Thiết Ngưng cho ra đời những tác phẩm như: Ồ, Hương tuyết (1982); Câu chuyện tháng sáu (1984); Chiếc áo màu đỏ không có cúc (1985 – Tác phẩm này được chuyển thể thành phim và đã giành giải Phim truyện hay nhất trong năm của cả giải Trăm Hoa lẫn Gà Vàng) Cũng vào năm 1984, bà chuyển về làm nhà văn chuyên nghiệp tại Hội Nhà văn Hà Bắc, sau đó được bầu làm Phó chủ tịch Hội Nhà văn tỉnh, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc Các tác phẩm thời kỳ mới sáng tác của Thiết Ngưng phần lớn miêu tả chuyện và con người thuộc tầng lớp bình dân Nhà văn tập trung khai thác thế giới nội tâm của nhân vật qua cái nhìn trong sáng, điềm đạm với ngôn ngữ uyển chuyển, mới mẻ

* Bước sang thời kỳ thứ hai, bên cạnh những Tử hình , Sắc biến , năm

1986 và 1988, bà cho ra đời 2 tác phẩm Mùa gặt lúa mạch và Mùa hái bông đánh dấu thời kỳ sáng tác mới “ phản tỉnh lịch sử văn hóa lâu đời, quan tâm đến thân phận người phụ nữ ” Giai đoạn này, giọng văn của Thiết Ngưng trở nên day dứt, mâu thuẫn có phần khắc nghiệt với cái nhìn bi quan, chán nản Tiểu thuyết Cửa hoa hồng được in vào năm 1988 đã thay đổi hẳn phong cách và chủ đề Thông qua mô tả sự cạnh tranh, tàn sát lẫn nhau của mấy thế hệ phụ nữ, bà muốn phơi bày những mặt xấu xa, bỉ ổi và đẫm máu trong cuộc sống Đó là cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống với tất cả nỗi bi ai và tàn khốc Hầu hết các tác phẩm của Thiết Ngưng giai đoạn hai này đều u ám, nặng nề, đặc biệt là hình tượng người đàn ông bị phê phán, châm biếm

N ghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng mạnh mẽ; những vấn đề nóng bỏng của xã hội được nhà văn dũng cảm bóc trần một cách “lộ thiên” nhất

* Tuy nhiên, những năm 90 trở đi, bắt đầu “đối diện” trước sự biến động lớn của đất nước và thế giới, nhà văn hiểu nhân tính một cách sâu sắc hơn Ý thức nữ quyền trỗi dậy trong bà Thời kỳ này, từng bước, Thiết Ngưng trở lại phong cách ban đầu vừa mới mẻ, thanh bình, vừa thâm trầm, nữ tính Đó là sự trở về của cái tôi sau cơn bão táp Có thể nói, nhà văn ít dùng thủ pháp nghệ thuật biểu hiện của trào lưu mới mà duy trì thủ pháp chất phác, trong sáng đượm chất phương Đông như: Người đàn bà chửa và con bò , Chơi vơi trời chiều , Hà Mị tìm tình yêu , Bươm bướm cũng phải bật cười Đặc biệt vào năm 2000, nhà văn cho ra đời cuốn tiểu thuyết dài mới nhất

Những người đàn bà tắm ( Đại dục nữ ) miêu tả số phận và sự trưởng thành về thế giới tinh thần của một phụ nữ, được độc giả hoan nghênh nhiệt liệt khiến tên tuổi Thiết Ngưng đã vượt ra khỏi biên giới Trung Quốc

Năm 2006, bà giới thiệu với độc giả tác phẩm Bát hoa Bát Hoa đánh dấu sự thay đổi phong cách quen thuộc của nhà văn Bát Hoa kể về lịch sử của miền quê mà tác giả lấy để đặt tên cho tiểu thuyết, kéo dài từ cuối thời nhà Thanh cho đến đầu những năm dân quốc Bát Hoa thuộc hạng văn đọc chậm theo kiểu truyền thống, một phong cách đã được coi nhẹ từ rất lâu Và từ năm 2006 đến nay, bà là chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc Đến nay, gia tài văn học của Thiết Ngưng gồm có: bốn tiểu thuyết ( Thành phố không mưa , Cửa hoa hồng , Những người đàn bà tắm , Bát hoa ); bảy tập truyện vừa; sáu mươi truyện ngắn; hai tập kịch bản văn học Điện ảnh cùng với nhiều bài văn xuôi

Nói đến Thiết Ngưng, người ta không thể không nhắc đến Những người đàn bà tắm Tác phẩm có ý nghĩa đặc biệt trong sự nghiệp văn chương của nhà văn

1.2 Tác phẩm Những người đàn bà tắm

Tiểu thuyết Những người đàn bà tắm xuất bản đầu tiên ở Việt Nam vào tháng 3-2002 có tên là Khát vọng thời con gái Năm 2006 tái bản và lấy lại tên nguyên tác Những người đàn bà tắm Tác phẩm này đã được đề cử

N ghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng giải thưởng Mao Thuẫn - giải thưởng văn học lớn nhất của Hội Nhà văn Trung Quốc

Trong những năm qua, các tác phẩm của các nhà văn nữ Trung Quốc đương đại đã có mặt đều đặn ở Việt Nam với các bản dịch gây ấn tượng như

Những người đàn bà tắm , Điên cuồng như Vệ Tuệ , Trường hận ca và Quạ đen Trong đó, Những người đàn bà tắm được giới văn học Trung Quốc đánh giá là “hiện tượng của năm”, được in ở mức cao: 200.000 bản ngay trong lần phát hành thứ nhất

Những người đàn bà tắm là tên một nhóm tranh của P.Cézanne, họa sĩ người Pháp thuộc trường phái ấn tượng, mà Thiết Ngưng đã lấy làm tên sách Trên tranh, những tấm thân con gái màu nâu nhạt hòa quyện cùng cỏ cây và đất đai, những cô gái mạnh khỏe, thản nhiên, an nhàn, chất phác, không điệu đà mà cũng không có gì trái với lẽ thường Những người con gái này là giới hạn mà nhân loại hướng tới

Có thể nói, Những người đàn bà tắm là tác phẩm xuất sắc trong sáng tác của Thiết Ngưng Nó không có chủ đề rõ ràng nhưng lại gợi ra rất nhiều chủ đề mở, khiến người đọc phải giật mình Có thể xếp Những người đàn bà tắm vào Tiểu thuyết tâm lý; Tiểu thuyết ái tình và cũng có thể đây là tiểu thuyết về sự trưởng thành của con người; về chủ nghĩa nữ tính Từ

Giới thuyết khái niệm về tự sự học

2.1 Lược sử quan niệm về tự sự học

Theo Trần Đình Sử “Tự sự học (Narratology) là một lĩnh vực nghiên cứu đặc thù của lý luận văn học, lấy nghệ thuật tự sự làm đối tượng, phần nào đó tương ứng với “thi học” nghĩa hẹp, là lĩnh vực lấy nghệ thuật thi ca làm đối tượng nghiên cứu Thi học của Arixtote xuất hiện đã hơn 2300 năm, mà “tự sự học” mãi đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX mới chính thức xuất hiện Điều đó chứng tỏ sự lĩnh hội về nghệ thuật tự sự muộn màng biết chừng nào” [44, 7]

Hiện nay, tự sự học đang trở thành một lĩnh vực được đông đảo các nhà khoa học trên thế giới quan tâm Trong các vấn đề của văn học, vấn đề lý thuyết tự sự ngày càng được quan tâm phổ biến Từ chủ nghĩa hình thức Nga, ngôn ngữ học Saussure, trường phái Praha, trường phái Tân Aristote, triết học phân tích, kí hiệu học, hậu cấu trúc chủ nghĩa không trường phái nào là không quan tâm tới vấn đề trần thuật trong tiểu thuyết Người ta càng ngày càng nhận ra rằng nếu thiếu kiến thức cơ bản về tự sự học thì các phán đoán trong các ngành nghiên cứu trên rất dễ phạm những sai lầm rất sơ đẳng và các kết luận có thể chỉ là những lâu đài xây trên cát Lý thuyết tự sự học có thể coi như một bộ phận không thể thiếu của hành trang nghiên cứu văn học hôm nay, và nói theo ngôn ngữ của Thomas Kuhn, thì đó là một bộ phận cấu thành của hệ hình (paradigme) lý luận hiện đại

Tự sự học hiện đại manh nha từ cuối thế kỷ XIX và có thể chia sự phát triển của nó làm ba thời kỳ Thời kỳ trước Chủ nghĩa cấu trúc: nghiên cứu các thành phần và chức năng của tự sự (ngôn từ trần thuật, tính đối thoại, điểm nhìn, dòng ý thức) Thời kỳ của Chủ nghĩa cấu trúc: nghiên cứu bản chất ngôn ngữ và ngữ pháp của tự sự nhằm tìm một cách đọc mà không cần đến sự đối chiếu giữa tác phẩm tự sự và hiện thực khách quan Thời kỳ hậu Chủ nghĩa cấu trúc: tự sự học gắn liền với ký hiệu học và siêu ký hiệu học, hình thức tự sự được coi là phương tiện biểu đạt ý nghĩa tác phẩm Nhà lý luận tự sự Mĩ Gerald Prince đã chỉ ra đối tượng của “tự sự học” chính là nghiên cứu cấu trúc sự kiện và cấu trúc lời văn của tác phẩm

N ghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng

Vậy tự sự học là gì?

Tự sự học là khoa học nghiên cứu về tự sự Nó được xác lập dựa trên lý thuyết về cấu trúc truyện kể: “Để xem xét một cấu trúc hay trình bày một sự mô tả mang tính cấu trúc, nhà tự sự học phải phân tích từng chi tiết truyện kể thành nhiều phần hợp thành và sau đó tìm ra chức năng và mối quan hệ giữa chúng” [29, 29]

Và có thể xem quan niệm sau đây của GS.Trần Đình Sử đưa ra là tương đối xác đáng về “Tự sự học”: “Tự sự học vốn là một nhánh của thi pháp học hiện đại nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề có liên quan”

[44, 11] Đó chính là cấu trúc lời văn và cấu trúc sự kiện Từ đó có sự phân biệt giữa “kể cái gì” và “kể như thế nào” để làm nổi bật vai trò của chủ thể trần thuật Như vậy bản chất của tự sự là hướng tới cách đọc của độc giả

Quan niệm tự sự vì thế không thể tách rời ký hiệu học, lý thuyết giao tiếp và tiếp nhận Nghiên cứu tự sự học chính là một đặc điểm của hình thức mang tính nội dung

Như vậy, trên cơ sở những lý luận về tự sự học, người viết triển khai bài viết của mình theo hướng chú trọng cả cấu trúc sự kiện (kể cái gì) và cấu trúc lời văn (kể như thế nào) qua hình tượng người kể chuyện, sự di chuyển giữa các điểm nhìn, không gian, thời gian, ngôn ngữ và giọng điệu của tác phẩm

Trong luận văn của mình, người viết đi sâu tìm hiểu “nghệ thuật tự sự” là một bộ phận hữu cơ của thi pháp học và áp dụng nó để nghiên cứu, phân tích

“cuốn tiểu thuyết đậm đặc chất nữ tính” là Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng

2.2 Tự sự học trong dòng chảy của văn học Trung Hoa

Trong thể thao, nếu nói bóng đá là môn thể thao “vua” thì trong văn học, tiểu thuyết là thể loại chủ chốt, bởi tiểu thuyết có thể phản ánh đầy đủ nhất, sinh động nhất hiện thực cuộc sống xã hội Từ khi Trung Quốc bước vào thời kỳ mở cửa, văn học đương đại, đặc biệt là tiểu thuyết đương đại đã gặt hái được nhiều thành tựu rực rỡ, được bạn đọc Trung Quốc và thế giới đón nhận nồng nhiệt

N ghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng

Trước kia thủ pháp nghệ thuật và hình thái biểu hiện của chủ nghĩa hiện thực cổ điển Trung Quốc, của chủ nghĩa hiện thực phê phán châu Âu, của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa của Liên Xô trở thành phương pháp tự sự chính thống trong văn tự sự cũng như thơ trữ tình của Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa Mãi đến thập niên 80 của thế kỷ XX, nhờ có sự giải phóng tư tưởng, các nhà văn Trung Quốc mới thấy có nhu cầu đổi mới tư duy tiểu thuyết nói riêng và tư duy văn học nói chung

Tiểu thuyết Trung Quốc có một lịch sử phát triển lâu dài với nhiều tiểu loại tự sự Từ thần thoại, tản văn Tiên Tần, đến Chí nhân – Chí quái thời Ngụy Tấn, truyền kỳ đời Đường, thoại bản Tống Nguyên và đỉnh cao là tiểu thuyết chương hồi Minh Thanh Tuy nhiên do ảnh hưởng của quan niệm

“văn - sử - triết bất phân”, người kể chuyện chủ yếu là những người thiên về

“truyền kỳ”, “giảng sử” hay “ thuyết thư” nên truyền thống tự sự Trung Hoa chủ yếu là tự sự ở ngôi thứ ba Người kể chuyện là “người biết tuốt” với

“điểm nhìn toàn tri” đứng ra kể lại mọi chuyện

Trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự cách tân về tiểu thuyết là sự ra đời của những quan niệm mới về tiểu thuyết Các nhà văn không còn coi trọng sự kiện như trước nữa mà bắt đầu tiến đến lối “tự sự lạnh lùng”, “tự sự độ không”, “tự sự hàm hồ”

Phan Văn Các trong “Tiểu thuyết Trung Quốc cuối thế kỷ XX” đã khái quát được xu hướng mới của tiểu thuyết (cũng là tự sự học Trung Quốc):

“Quan niệm mới của tiểu thuyết chống lại nguyên tắc mĩ học kinh điển là trọng tự thuật, khinh miêu tả, coi tự thuật là bản thể, là đích cuối cùng Họ thực thi quan niệm tạo ra “tính du hí của tự thuật” [40] PGS Lê Huy Tiêu nhận thấy “góc nhìn tự sự đa nguyên, góc nhìn tự sự phức điệu và cách thức trần thuật mới” là đặc điểm của tiểu thuyết thời kỳ mới [Dẫn theo 21, 5]

Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm sẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc của dòng chảy văn học Trung Quốc đương đại đó.

Người Kể Chuyện

Người kể chuyện trong tác phẩm tự sự

Bất cứ một tác phẩm tự sự nào, dù ngắn hay dài, dù đậm nét hay mờ nhạt, dù có cốt truyện hay không đều xuất hiện người kể chuyện Người kể chuyện đóng vai trò dẫn dắt độc giả xuyên suốt quá trình tác phẩm

1.1.1 Sự hiện diện của người kể chuyện

Trong hệ hình lý luận văn học hiện đại, thể loại tiểu thuyết và nghệ thuật tự sự ngày càng chiếm vị trí trọng tâm

Có thể nói vấn đề người kể chuyện là một trong những vấn đề trung tâm của thi pháp văn xuôi hiện đại Mặc dù trong suốt thế kỷ qua các nhà lý luận, phê bình từ nhiều khuynh hướng tiếp cận khác nhau đã vật lộn với vấn đề này, nhưng cho đến nay nó vẫn còn là một vấn đề đòi hỏi phải tiếp tục xem xét, nghiên cứu

Từ đầu thế kỷ XX vấn đề người kể chuyện đã được các nhà hình thức chủ nghĩa Nga (A.Veksler, I.Gruzdev, V.Shklovski, B.Eikhenbaum) và nhóm các nhà nghiên cứu Bắc Âu viết bằng tiếng Đức (W.Dibelius, K.Friedemanm, K.Forstreuter) đặc biệt quan tâm đến Tuy nhiên phải qua công trình của những nhà nghiên cứu thế hệ sau, những người đặt nền móng cho “ trần thuật học” như P.Lubbock, N.Friedman, Tz.Todorov, P.Vanden Heuvel,

G.Genette “phương pháp hình thức” kết hợp với “mĩ học tiếp nhận” mới đưa ra được quan điểm tương đối rõ ràng về người kể chuyện

Tz.Todorov tuyên bố: “Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng Không thể có trần thuật thiếu người kể chuyện”

[44, 116] Người kể chuyện không nói như các nhân vật tham thoại khác mà kể chuyện Như vậy, kết hợp đồng thời trong mình cả nhân vật và người kể,

N ghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng nhân vật mà nhân danh nó cuốn sách được kể có một vị thế hoàn toàn đặc biệt Trên cơ sở lý thuyết giao tiếp, lý thuyết “giọng” và “lời người khác” của M.Bakhtin, qua thực tế nghiên cứu cấu trúc và chức năng của diễn ngôn, vấn đề người kể chuyện được đặt ra trong mối quan hệ với người đọc giả định, với vấn đề “điểm nhìn”, các loại hình, cấp độ và tình huống trần thuật

[Dẫn theo Đỗ Hải Phong, 44, 117]

Chính vì thế, người kể chuyện có vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm tự sự

1.1.2 Vai trò của người kể chuyện

Nói như Michel Butor “Tiểu thuyết là một hình thức đặc biệt của trần thuật” Tam giác tự sự ba chiều “tác giả - nhân vật - độc giả” dần được thay thế bởi sự huyền diệu và phức tạp hơn của tứ giác tự sự với “tác giả - người tự sự - nhân vật - độc giả” [13, 32] Ý kiến đó đã bao quát được tầm quan trọng của nghệ thuật kể chuyện với các tác phẩm tự sự nói chung và tiểu thuyết nói riêng Mỗi tác phẩm đến với người đọc qua “vai trò trung gian giữa chủ thể sáng tạo và tác phẩm đồng thời vừa là đại diện của tác giả” – đó chính là hình tượng người kể chuyện, người tự sự hay còn gọi là người trần thuật Cho dù hiểu như thế nào thì đó cũng là hình tượng đóng vai trò

Ngay từ buổi sơ khai của văn học, chúng ta đã chìm đắm trong những trang cổ tích huyền bí hay những dòng thần thoại kỳ ảo bằng lối kể chuyện hấp dẫn và lôi cuốn Với các tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, người tự sự luôn xuất hiện với tư cách là người kể chuyện (thuyết thư) lôi kéo người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác Ngày nay, kỹ thuật viết truyện đã được cách tân “Trên các trang sách giờ đây không còn lồ lộ bóng hình người đứng ra kể chuyện như xưa, mà lúc này vai trò của tác giả là dựng lên khung cảnh để người đọc như nhập ngay vào không khí trong chuyện” [43, 163] Tuy vậy cho dù người tự sự hiện ra trong tác phẩm dưới hình thức nào đi chăng nữa thì ta vẫn thấy được vai trò quan trọng không thể thiếu của nó “Nhà kể chuyện, thuật truyện phải làm cho người đọc hứng thú, phải kể, phải thuật thế nào cho độc giả có thể tưởng tượng được người, được việc” [43, 311]

Theo sự phát triển của văn học, người tự sự cũng có nhiều những biến đổi để

N ghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng thích ứng: “Thế giới ta đang sống đang thay đổi vùn vụt, kĩ thuật kể chuyện truyền thống không đủ khả năng nắm bắt tất cả những liên hệ mới nảy sinh trước mắt chúng ta” [23, 81] Người tự sự luôn luôn được hoàn thiện để thực hiện tốt sứ mệnh của mình làm nên sức cuốn hút của tác phẩm

Người tự sự có mối quan hệ đan xen phức tạp, khó mà tách bạch rạch ròi với tác giả, với nhân xưng, với nhân vật Người tự sự có thể sử dụng ngôi xưng thứ nhất, ngôi nhân xưng thứ ba, thậm chí còn có thể sử dụng ngôi nhân xưng thứ hai nữa Tiêu biểu nhất cho người tự sự ở ngôi nhân xưng thứ hai chính là tiểu thuyết Linh sơn của Cao Hành Kiện hay một số chương trong Những người đàn bà tắm Còn các ngôi nhân xưng thứ nhất, thứ ba được các tác giả tiểu thuyết Trung Quốc sử dụng rất thành công như Vương Mông, Trương Hiền Lượng, Mạc Ngôn

Người tự sự có thể là tác giả, cũng có thể là nhân vật nào đó, là nhân vật chính, nhân vật phụ hay hình ảnh người giấu mặt Với Thiết Ngưng, nhà văn nữ tiêu biểu cho dòng văn học nữ tính đã tìm cho mình phương pháp sáng tác độc đáo đó là với cái nhìn hướng Thiện, cái nhìn bao dung với phụ nữ, nhà văn phản ánh đúng bản chất của xã hội để từ đó đi đến tận cùng cái gốc rễ của nhân sinh, của nhân tình thế thái Chính phong cách này đã tạo cho Thiết Ngưng luôn mới mẻ, bí ẩn, cuốn hút trong một loạt tiểu thuyết như: Những người đàn bà tắm , Cửa hoa hồng , Thành phố không mưa

Người kể chuyện trong Những người đàn bà tắm

Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng là cuốn tiểu thuyết Trung

Quốc đương đại giàu tính cách tân Tính cách tân trong tiểu thuyết thể hiện rõ nhất ở phương thức tự sự của tác phẩm đó là lối tường thuật xen kẽ giữa ngôi thứ nhất, thứ hai, thứ ba của nhân vật và sự di chuyển linh hoạt giữa các điểm nhìn Theo lối kể chuyện phức tạp và phong phú này, ý thức đạo đức mạnh mẽ của tác giả (thay vì ý thức chính trị) làm thăng hoa ước vọng cá nhân và hồi sinh lịch sử, quá khứ

1.2.1 Đa dạng người kể chuyện

Người kể chuyện trong các tiểu thuyết cổ đại Trung Quốc luôn xuất hiện với tư cách là người dẫn chuyện (thuyết thư nhân), đây là hình thức người

N ghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng đứng bên ngoài kể chuyện Nó tựa như một cuốn phim sống động xuất hiện trước mắt độc giả nhưng họ lại không thể tham gia vào “bộ phim” đó Bởi lối kể chuyện này tuy nói rõ về thời điểm phát sinh của câu chuyện, nhưng lại tạo ra khoảng cách giữa nhân vật và tác giả, giữa nhân vật trong tiểu thuyết và người tự sự Người dẫn chuyện tựa như một vị Thượng đế ngự trị phía trên thế giới tiểu thuyết Vị Thượng đế ấy hiểu rõ như lòng bàn tay mọi khía cạnh, mọi tình huống của tiểu thuyết và ngoại hình, nội tâm của mọi nhân vật Để lôi cuốn độc giả, tác giả không ngay lập tức nói toạc ra tất cả những điều mình đã biết Chính vì thế, rất khó tránh khỏi sự công thức, rập khuôn giữa các bộ tiểu thuyết Ngày nay, trong tiểu thuyết hiện đại đã xuất hiện những kết cấu, cách thức hết sức đa dạng và phong phú Và để bộc lộ những suy tư trăn trở, những vật lộn giằng xé, không gì hữu hiệu hơn bằng phương thức “tự thể hiện” Đó chính là người kể chuyện từ ngôi thứ nhất

1.2.1.1 Người kể chuyện từ ngôi thứ nhất

Với những ai đã từng đọc Những người đàn bà tắm và chú ý đến từng trang thì nhất định sẽ nhận ra ngôi thứ nhất trần thuật trong tác phẩm Mặc dù trần thuật ngôi thứ nhất không phải là lối trần thuật duy nhất trong tiểu thuyết này nhưng việc để người kể chuyện hiện diện trong đó với tư cách là một nhân vật đã đem lại cho Những người đàn bà tắm một hiệu quả đặc biệt, khẳng định một bước tiến vượt bậc so với nghệ thuật tiểu thuyết cổ điển

Nếu với một cuốn tự truyện thông thường, việc xác định ngôi thứ nhất của trần thuật trở nên dễ dàng thì ở Những người đàn bà tắm - được xem là cuốn bán tự truyện của Thiết Ngưng thì ngôi thứ nhất của trần thuật sẽ phức tạp hơn nhiều Trần thuật ngôi thứ nhất trong tác phẩm này không phải là tác giả, mà cũng không phải là một nhân vật đơn nhất thực sự Nhà văn trao vai trò trần thuật ở ngôi thứ nhất cho nhiều nhân vật, vì thế ngoài câu chuyện chính của Khiêu ra, cuộc đời, suy nghĩ cũng như số phận của các nhân vật khác đều được soi tỏ ở cả mặt khách quan và chủ quan Nếu câu chuyện được kể lại ở ngôi thứ hai, thứ ba thì sự kiện, tình huống trong tác phẩm mang tính khách quan thì việc trao vai trò trần thuật ngôi thứ nhất cho người kể chuyện với tư cách là nhân vật trong tác phẩm đã mang lại tính chủ quan

N ghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng trong suy nghĩ và hành động của họ Điều này đã làm cho nhân vật trong

Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng không còn là những hình tượng khô cứng trên những trang tiểu thuyết mà trở thành con người thực với thế giới nội tâm phong phú, đa dạng

Những người đàn bà tắm là quá trình trưởng thành, lớn lên của các nhân vật nữ đặc biệt là Doãn Tiểu Khiêu Câu chuyện như một sự giãi bày, sẻ chia cảm nhận với người đọc những băn khoăn, giằng xé nội tâm của nhân vật Với những dòng tự thuật của Khiêu, có lúc nỗi đau được đẩy đến tận cùng, có lúc niềm hạnh phúc được thăng hoa rực rỡ, lúc ghê sợ, lúc thích thú, lúc xót xa, lúc thương cảm đến nao lòng Nói tóm lại, những hỉ, nộ, ái, ố, bi, ai cuồn cuộn trong tác phẩm khiến người ta liên tưởng đây là cuốn tiểu thuyết cảm giác? Tiểu thuyết tự thú? - tiểu thuyết của nỗi đau ám ảnh trong suy nghĩ, trong vô thức và trong cả những cơn mộng mị của nhân vật

M Jahn cho rằng: Trần thuật ngôi thứ nhất (first – person narrative) được kể bởi một người kể chuyện hiện diện trong tác phẩm với tư cách một nhân vật; đó là một câu chuyện về những sự kiện mà bản thân nhân vật ấy trải nghiệm, một câu chuyện về sự trải nghiệm của cá nhân Cá nhân hành động như là một người kể chuyện (cái “tôi” kể chuyện), hoặc là một nhân vật (cái “tôi” trải nghiệm) ở cấp độ hành động Trong trần thuật ngôi thứ nhất, đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất vừa chỉ người kể chuyện (cái “tôi” kể chuyện hoặc người tự kể chuyện) hoặc một nhân vật trong câu chuyện (cái “tôi” trong câu chuyện) Nếu người kể chuyện là nhân vật chính, thì đó là cái “tôi” vai chính, nếu người kể chuyện là nhân vật phụ thì đó là cái “tôi” - chứng nhân

Xét về điểm nhìn trần thuật ở ngôi thứ nhất thì câu chuyện được kể xuất phát từ nhận thức về cái “tôi” kể chuyện (quan điểm diễn ngôn điển hình: Tôi từng biết khi đó tôi biết gì) hoặc từ cấp độ giản đơn và giới hạn trong sự hiểu biết của cái “tôi” trải nghiệm (người quan sát bên trong) Về mặt nhận thức luận, những người kể chuyện ngôi thứ nhất bị giới hạn bởi những giới hạn con người: họ không thể ở hai nơi cùng một lúc, không biết điều gì trong tương lai sẽ xảy ra, trong hoàn cảnh bình thường họ không thể

N ghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng kể về cái chết của chính mình và họ có thể không bao giờ biết chắc chắn những nhân vật khác nghĩ hoặc tưởng tượng những gì

Khiêu là nhân vật “tôi” xuyên suốt từ đầu cho đến cuối tác phẩm - chứng nhân cho mọi khổ đau và hạnh phúc của mọi người Là cô gái xinh đẹp và trưởng thành hơn so với các bạn cùng lứa, Khiêu có những suy nghĩ chín chắn mang đậm tính triết lý Bị ám ảnh bởi cái chết của bé Thuyên, Khiêu nhìn cuộc đời với thái độ dè chừng, mặc cảm đặc biệt là trong mối quan hệ nam nữ Quen biết với những hạng đàn ông trong xã hội, Khiêu xây dựng cho mình chức năng miễn dịch trước những lời cám dỗ Trái tim cô chỉ hướng về một người đàn ông Đó chính là Trần Tại Tình yêu của anh như sợi dây nối cánh diều lòng Khiêu, dù bay đi đâu, đến phương trời nào thì cuối cùng cũng trở về nơi xuất phát Và cũng vì tình yêu mấy chục năm bị đè nén mà Khiêu luôn sống trong dằn vặt, thổn thức, ngay cả khi có những giây phút riêng tư bên người đàn ông khác (Mark), Khiêu vẫn không nguôi gọi tên Trần Tại Bởi vậy cách duy nhất để nhân vật này cởi mở lòng mình đó là độc thoại nội tâm, như hai người nói chuyện với nhau nhưng là

Có thể thấy rằng, hình thức ngôi thứ nhất ở trong Những người đàn bà tắm xuất hiện đa dạng bằng các phương thức: điện tín, độc thoại, tự truyện… Giận mẹ ngoại tình, Khiêu đã viết thư cho bố vạch tội mẹ với nỗi lòng đau khổ, phẫn uất nhưng rủi thay (hay là may mắn) bức thư đó bị trả lại

Giả sử, chỉ là giả sử thôi, bức thư đó đến tay Doãn Xích Tầm thì không biết cuộc sống của gia đình Khiêu sẽ ra sao Mặc dù trên văn bản, Khiêu chỉ viết thư cho bố một lần (bị thất bại) nhưng chắc chắn, Khiêu đã rất nhiều lần gửi thư cho bố kể về cuộc sống tự lập ở nhà Khiêu xem bố như chỗ dựa tinh thần, như người bạn để sẻ chia và chỉ có bố mới ngăn được mẹ đến với người đàn ông khác Một bức thư dài, lời lẽ lẫn lộn những ngôn từ trách móc, ấm ức “không thể chịu đựng được”, “vạch trần” Bức thư như một bản tố cáo đẫm nước mắt đối với Chương Vũ “Con phải vạch trần mẹ để bố biết Từ ngày mẹ về nhà không chịu chăm sóc các con Mẹ nói đan áo len cho con và em nhưng mẹ lại đan áo cho bác sĩ Đường có bao nhiêu thời gian, mẹ đều dành cho ông ấy, con thật không hiểu ra sao nữa! Bố đọc xong thư này hãy về với chúng con, con không thể chịu đựng được nữa rồi” [5, 98]

N ghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng

Tình cảm của Phương Kăng đối với Tiểu Khiêu cũng như thế, hoàn toàn qua thư từ Và chúng ta cũng chỉ biết được cốt cách, quan niệm, đời tư của hai con người đang yêu qua 68 bức thư mà anh ta gửi cô Mở đầu bằng lá thư khởi điểm cho một tình yêu và kết thúc cũng là những dòng chữ “không còn gì vương vấn” giữa Khiêu và Phương Kăng Đây là một trong những biểu hiện của lối kết cấu đóng Tuy nhiên nó chưa đủ sức mạnh để cuốn trôi cuộc đời nhân vật Hình thức thư chỉ đánh lừa độc giả về mặt rút gọn thời gian, về một kiểu tiểu thuyết tình cảm thông thường trên văn bản tác phẩm

Vì thế, nếu xem xét thư tín trên góc độ kết cấu tác phẩm ta sẽ không thấy có gì đặc biệt, bởi mọi dụng công nghệ thuật của Thiết Ngưng ở hình thức thư tín này giành cả cho mục đích thể hiện cái “tôi” nhân vật

Tìm hiểu Những người đàn bà tắm nhận thấy rằng, nhân vật luôn tự nói với bản thân, tự ngẫm nghĩ về những “màu sắc‟‟, “âm thanh” của cuộc sống Đó là dấu hiệu tự truyện hết sức quan trọng thường xuất hiện trong trần thuật ngôi thứ nhất Chẳng hạn khi thấy Mạnh Do Do nói về cách mạng với thái độ hồn nhiên, trẻ thơ, Khiêu thầm nghĩ “Do Do ơi, đằng ấy thông minh và đáng yêu quá!”, hay khi thấy Phi tự nhận mình hạnh phúc như những diễn viên trên màn ảnh, Khiêu ngỡ ngàng, lạ lẫm “Mình đã sống như trên phim ảnh rồi, thật là to gan, ngang tàng, trên đời này không có gì làm Đường Phi phải sợ Những người con gái có người yêu, phải chăng đều ngang tàng, bất chấp tất cả như Đường Phi?” [5, 144] Ngay cả khi có những giây phút rạo rực bên Mark ở xứ người, Khiêu vẫn không thôi chất vấn bản thân “Mark không hiểu, làm sao anh có thể hiểu được Tất cả của tôi làm sao anh hiểu nổi” Đôi khi giữa ngôi thứ nhất và ngôi ba chỉ là ranh giới hết sức mong manh Nhưng xét theo kết cấu tâm lý của nhân vật thì có thể hiểu rằng, đây là những thắc mắc, những nghi vấn mà nhân vật đã đặt ra cho mình “Quá mức giữ gìn có trở thành tàn nhẫn vô nhân đạo không? Khiêu cần được bù đắp, có quyền được bù đắp, bù đắp không phân biệt phải trái trắng đen, thoát khỏi những toan tính bản thân, nắm lấy không gian, không gian có thể cho mình tự do, có thể chú ý đến mình Ở đâu? Ở đây, ở xứ người, ở mảnh đất xứ người Ở nước khác, ở đất nước người mới tìm thấy không gian của mình Lẽ nào kết luận này không chút vô lý sao?” [5, 328]

N ghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng

Không Gian - Thời Gian

Không gian

Không gian nghệ thuật được hiểu là “hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật Nó là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện quan niệm nhất định về cuộc sống” [45, 89] Không gian nghệ thuật chịu sự chi phối của điểm nhìn nghệ thuật Điểm nhìn là sự thể

N ghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng hiện quan hệ giữa chủ thể ngôn từ và khách thể ngôn từ Còn không gian là mô hình của đối tượng thể hiện Cho nên “điểm nhìn hiện ra như một sự định hướng của không gian nghệ thuật” [19, 395] và thể hiện ở quan niệm chi phối mô hình của con người Dưới điểm nhìn hướng vào nội tâm bên trong, không gian trong Những người đàn bà tắm là không gian - nơi mà các nhân vật “lột xác” để trưởng thành Không gian đó trải dài từ đại lục Trung Hoa đến nước Mỹ xa xôi Và nữa, ở không gian hẹp hơn là chiếc ghế sofa – không gian “chí dị”, vừa hư vừa thực, chứng nhân cho tất cả giằng xé, đớn đau cũng như những giây phút ngọt ngào, thăng hoa của Tiểu Khiêu

2.1.1 Trung Quốc – Không gian “tắm gội”

Sở dĩ, chúng tôi gọi Trung Quốc – không gian “tắm gội” vì Những người đàn bà tắm không chỉ đề cập đến một thời kỳ đen tối trong lịch sử (hay nói đúng hơn đây là bức tranh chân thực, sinh động về một xã hội đau thương trong cuộc “Cách mạng văn hoá” - vấn đề này sẽ được nói kỹ hơn ở phần sau) mà nó phản ánh sâu sắc quá trình “lớn lên” của một thế hệ trẻ Ở đây, người viết khái quát về một xã hội Trung Quốc rộng lớn với những mảng màu đen tối mà con người sống trong đó luôn tìm cách bứt phá, “quẫy đạp” để vươn lên phía trước

Có thể phân chia nhân vật trong tác phẩm theo các tuyến sau:

Những người sinh ra và trưởng thành trước Cách mạng văn hóa

Những người lớn lên trong và trưởng thành sau Cách mạng văn hóa

Doãn Xích Tầm, Chương Vũ, Du Đại Thanh, Đường Tân Tân, Bác sĩ Đường

Doãn Tiểu Khiêu, Doãn Tiểu Phàm, Đường Phi, Mạnh Do Do, Phương Kăng, Trần Tại, Vạn Mỹ Thìn

Nhân vật phương Đông Nhân vật phương Tây

Doãn Xích Tầm, Chương Vũ, Du Đại Thanh, Đường Tân Tân, Bác sĩ Đường, Doãn Tiểu Khiêu, Doãn Tiểu Phàm, Đường Phi, Mạnh Do

Do, Phương Kăng, Trần Tại, Vạn

David, Mark, Bố mẹ Mark, Viski, những cô gái mặc đồ đen

N ghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng

Phân chia như vậy để thấy rằng, Trung Quốc mà cụ thể là Bắc Kinh và Phúc An là không gian của những thế hệ khác nhau, những tư tưởng khác nhau cùng tồn tại Mỗi nhân vật có con đường đi riêng: kiến trúc sư có, diễn viên có, phiên dịch có, đầu bếp có, công nhân có, gái điếm có mỗi người có một nẻo đường đời khác nhau nên họ có những nẻo đường lý tưởng khác nhau

Với ngòi bút linh hoạt, sắc bén, Thiết Ngưng đã phản ánh lịch sử theo khuynh hướng đời tư – thế sự, thông qua cá nhân – thân phận con người để khái quát những vấn đề nóng bỏng của đất nước, của thời đại

Các nhân vật trong tác phẩm được khắc họa với những nét cá tính rất riêng, rất ấn tượng Song điểm làm chúng ta chú ý nhất có lẽ là không gian mà các nhân vật đó sinh sống, không gian làm nổi bật lên mối quan hệ giữa các nhân vật, sự kiện; không gian làm “điểm tựa” cho sự phát triển tính cách nhân vật và cốt truyện Không gian tự sự trong tác phẩm không phải “chỉ là một thứ phông nền, nhiều khi chỉ là ước lệ, không ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển tính cách nhân vật và sự thể hiện chủ đề, tư tưởng của nhà văn” như trong tiểu thuyết cổ điển và lãng mạn Không gian ở đây cũng không giống các tiểu thuyết truyền thống như: Tam quốc diễn nghĩa, Thủy Hử nghĩa là không gian trực tiếp bao quanh nhân vật, được mở dãn ra từng mảng theo logic phát triển của các sự kiện trong truyện Không gian trong tiểu thuyết có sự mở rộng đến vô cùng: từ gần đến xa, từ bệnh viện đến nhà ga từ nông thôn đến thành phố, từ trong nước ra ngoài nước, từ trời đất, thiên nhiên rất thực đến không gian của chiếc ghế bàng bạc yếu tố huyền ảo Có thể nói, không gian ở đây có sự co dãn , là nơi dung chứa các nhân vật với đầy đủ chiều sâu, được khám phá tiếp cận từ mọi góc độ

Bắc Kinh là nơi hai chị em Khiêu được sinh ra nhưng tuổi thơ và những năm tháng trưởng thành lại diễn ra tại Phúc An, nơi mà Khiêu vẫn thường thắc mắc “chỉ cách Bắc Kinh hai trăm cây số, bụi bặm và những sợi tơ trong nắng, vẻ mặt con người và hình hài vật thể, không hiểu tại sao lại khác thủ đô” [5, 17] Cuộc đời Khiêu chủ yếu gắn với khu nhà tập thể của

Viện thiết kế, nơi đó lần đầu tiên Trần Tại nhìn thấy cô và Nhà xuất bản, nơi Khiêu cống hiến cho sự nghiệp Những trăn trở hay rạo rực của đời Khiêu cũng như tất cả nhân vật trong tác phẩm được rọi chiếu từ góc độ không

N ghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng gian Chương Vũ nức nở trên giường khi bé Thuyên mất, Khiêu được cô bạn nói về tình yêu nam nữ khi còn ở trong ký túc xá sinh viên, Du Đại Thanh mỗi lần xuất hiện lại gắn liền với bàn làm việc Không ai là không mang trong mình nỗi đau riêng, có những nỗi đau thể hiện ra nhưng cũng có những nỗi đau suốt đời âm ỉ Và có thể nói, trong tác phẩm, chính không gian đã chi phối tính cách, tâm trạng của nhân vật

Chương Vũ vì chạy trốn lao động vất vả ở nông trường Vũ Hà đã phản bội chồng nên mới có con với người khác Đó là khoảng thời gian chị sống trong khổ đau, nhục nhã dẫu biết ngày vui ngắn chẳng tày gang Bởi sai lầm đó mà chị phải chịu sự ghẻ lạnh của hai con cộng thêm sự hờ hững của chồng Chỉ đến khi bé Thuyên chết đi, chị mới “tỉnh ngộ”, thấy mình đã đi quá xa, chị muốn chuộc lỗi với chồng con Chị không muốn ai tha thứ, bao dung cho chị Chị là người không đáng được như thế, chị là người đàn bà đáng chê trách Bởi vậy, khi Doãn Xích Tầm tỏ ra trách cứ Chương Vũ về việc không quan tâm con để đến nỗi gây ra cái chết cho bé Thuyên, chị cảm thấy như anh đang “cứu sống” chị, không nhắc lại lỗi lầm của chị mặc dầu

“khi ánh sáng trong lành từ trong tâm trạng rối loạn của chị hiện ra cũng là lúc nỗi đau khôn cùng bao trùm trái tim chị” Để thoát khỏi cuộc tình u mê, vụng trộm, Chương Vũ đã phải đánh đổi bằng hạnh phúc của những người thân yêu trong gia đình Và sau những trầm luân, chị mới lấy lại được thăng bằng trong cuộc sống, mới thoát khỏi những bóng đen ám ảnh của qúa khứ

Phúc An là nơi lấy đi của chị đứa con thơ nhưng cũng là nơi chị trưởng thành hơn sau những mất mát, đổ vỡ

Rồi những Đường Phi, Phương Kăng, Xích Tầm cũng thế! Hơn ai hết, Xích Tầm hiểu rõ, sai lầm của vợ còn bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan Nếu anh quan tâm vợ hơn, nếu môi trường lao động không khắc nghiệt thì Chương Vũ đâu dễ ngã lòng Anh thanh thản trước nỗi đau của vợ cũng một phần nào đó xoa dịu bản tính tự ái đàn ông trong anh Qua sự kiện kinh thiên động địa của gia đình mà Xích Tầm rút ra được bài học cho bản thân

Không có gì là tự nhiên đến, hạnh phúc gia đình cũng như thế, muốn bền vững phải quan tâm, nuôi dưỡng Đây chính là sự thay đổi lớn nhất mà nhà văn tập trung miêu tả trong nội tâm Doãn Xích Tầm từ khi nhân vật này xuất hiện cho đến cuối tác phẩm

N ghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng

Bên cạnh những nhân vật sinh ra và trưởng thành trong cách mạng thì số lượng nhân vật trưởng thành trong và sau cách mạng chiếm khá đông Có thể nói, Phương Kăng là nhân vật khá phức tạp Là người đàn ông “bất lực”, anh ta tìm hết người con gái này đến người con gái khác để hòng lấy lại chức năng đàn ông nhưng rốt cục vẫn không thể Đến khi được Khiêu “giải thoát”, anh ta đột nhiên trở mặt Sau những năm tháng bôn ba từ nước này sang nước khác với những cuộc tình không bến đậu, Phương Kăng lại quay về Phúc An tìm Khiêu, xin cô hãy lấy anh ta Có thể nói, giờ phút đó, Phương Kăng mới nhận ra đâu mới chính là hạnh phúc đích thực của mình

Nhưng đáng tiếc, chân lý mà Phương Kăng “ngộ” ra quá muộn, thời gian anh ta bỏ ra để tìm điểm dừng chân là quá lãng phí Âu đó cũng là bài học cho những người như Phương Kăng

Thời gian

Là một nhân tố cấu trúc nên văn bản văn xuôi nghệ thuật, thời gian trong tiểu thuyết cũng chịu sự chi phối của điểm nhìn người kể chuyện Có

N ghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng nhà nghiên cứu cho đã rằng “điểm nhìn chính là tọa độ thời gian được lựa chọn cho hành động kể chuyện” [34, 122] Còn Genette đã coi thời gian là nhân tố trung chuyển từ cốt truyện đến chuyện kể qua hành vi kể chuyện (narration) Ông chia cấu trúc thời gian thành ba trục: thời gian niên biểu, thời gian tự sự, thời gian phát ngôn Thời gian niên biểu là thời gian diễn tiến của các sự kiện, các nhân vật theo đúng trật tự niên biểu của hiện thực văn bản truyện Thời gian tự sự là thời gian của trật tự các sự kiện đã được phân bố lại trong truyện do sự sắp xếp chủ quan của người kể chuyện Đây là thời gian đã được cải tạo lại trong văn bản nghệ thuật Thời gian phát ngôn là thời gian người kể chuyện thực hiện hành vi kể chuyện cho độc giả hàm ẩn của mình Thời gian phát ngôn chính là trục quy chiếu để xác định thời gian tự sự và đo độ lệch của nó với thời gian niên biểu Thời gian phát ngôn được xác định qua sự xuất hiện của người kể chuyện (điểm nhìn, giọng kể)

Thời gian trong tiểu thuyết không giống như thời gian vật lý, mà là một loại thời gian cảm giác Nó không nhất thiết phải chuẩn xác như đồng hồ, mà có thể phóng đại nó lên để thấy được những chi tiết hết sức tinh vi, nhỏ bé, khó nhìn thấy được; hoặc khi cần tạo ra một không khí căng thẳng, gấp gáp, có thể vận dụng thủ pháp giống như phương pháp quay chậm trong điện ảnh, chậm rãi kể lại từng biến đổi trong một khoảnh khắc Hoặc khi cần thể hiện những bước nhảy vọt, bước chuyển, có thể dùng câu văn thật ngắn gọn để băng qua cả mấy năm, mấy chục năm Việc kéo dài hay rút ngắn thời gian trong tiểu thuyết “tựa như mở hay khép một chiếc quạt” [13, 24] Nếu như mở ra, thì chuyện của một ngày có thể viết thành một cuốn sách Như trong Báu vật của đời của Mạc Ngôn, chỉ một buổi sáng mà tác giả miêu tả tới 77 trang sách Nếu như khép lại, thì một đời người có thể thâu tóm trong một truyện ngắn Trong Hồi ức tuổi xuân của Marcel Proust và Khiêu vũ theo điệu nhạc thời gian của Bowelle, thì thời gian chỉ còn là một ảo tưởng theo thuộc tính, là một thứ theo cảm quan trực tiếp của con người sáng tạo ra Marcel Proust xử lý thời gian giống như các họa sĩ hiện đại xử lý không gian Người họa sĩ không cho phép mối quan hệ chính xác về không gian và các quy tắc không gian lập thể gò bó sức tưởng tượng của mình Ở Bowelle, thời gian là sự giải thích của một người đối với sự lưu chuyển của thời gian

N ghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng

“Nếu như hai bàn tay của người kể chuyện có thể tự do chuyển động trên bàn phím thời gian, thì thời gian chỉ có thể cung cấp cho âm nhạc” [13, 24]

Tiểu thuyết là một loại hình nghệ thuật của thời gian Nói như Chiristan Metz “Truyện là một chuỗi thời gian, hai lần thời gian có thời gian của cái được và thời gian của cái biểu đạt Tính nhị nguyên đó về cơ bản đưa ta đến một nhận xét là “một trong những chức năng của truyện là đổ khuôn thành một thời gian trong một thời gian khác” [34, 109]

Thời gian tự sự được cải tạo và biến đổi dưới cái nhìn chủ quan của người kể chuyện Với điểm nhìn linh hoạt và người kể chuyện biến hoá theo các ngôi kể, bên cạnh thời gian tuổi thơ, “vết thương dân tộc” của thời kỳ

“Cách mạng văn hóa”, thời gian tự sự trong Những người đàn bà tắm chủ yếu là thời gian đa tuyến

2.2.1 Hiện tại, Qúa Khứ, Tương lai - Thời gian đan xen

Trong tiểu thuyết, việc xử lý thời gian của nhà văn cũng như cái trật tự và nhịp điệu mà nó đem lại cho độc giả trong quá trình đọc đã khiến cho tiểu thuyết mang một đặc trưng cơ bản của thể loại Tiểu thuyết khác truyện ngắn cũng chính là vấn đề thời gian văn bản, điều mà Genette gọi là “giả thời gian” Thời gian trong tiểu thuyết truyền thống được tính theo ngày giờ trên tấm lịch, có những câu chuyện được kể từ đầu đến cuối theo trình tự thời gian Đôi khi trong dòng chảy thời gian trôi từ A - Z có xuất hiện những đoạn cắt theo ký ức hồi tưởng của nhân vật Thế nhưng đó chỉ là những quãng ngắt có báo trước mà chưa phải là “sự chuyển dịch trong tư duy” Nói về Âm thanh và cuồng nộ của Faulnkner, Pravingxing Savda nhận xét

“không phải là cách sắp xếp sự kiện theo trình tự thời gian mà là đòi hỏi, phá vỡ, phân bố lại cách đo lường thời gian và không gian” [23, 105] Và nói như Tadié “Mọi tiểu thuyết đều giả định một thời gian niên biểu”

Tiểu thuyết gia có thể vượt khỏi sự bó buộc của thời gian vật lý, có thể tuân theo thời gian tâm lý, mà quay nhanh, quay chậm, quay ngược hay tạm dừng đồng hồ lại Đồng thời, thời gian không chỉ hạn chế trong thời gian được kể, mà nó bao quát cả thời gian kể chuyện và thời gian được kể, đã có sự tách rời giữa thời gian của thế giới được miêu tả và thời gian của ngôn ngữ dùng để miêu tả thế giới ấy Điều này đã phá vỡ tính đơn hướng, tính

N ghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng duy nhất của thời gian kể chuyện, làm thay đổi cách thức và kết cấu cũ là kể lần lượt từ đầu đến cuối Thời gian kể chuyện có thể làm đảo lộn thời gian cốt truyện, không song hành với thời gian hiện thực, vận dụng nhiều phương pháp như thuận, đảo, nghịch, xen kẽ để tạo lập lại tổ hợp mới làm thay đổi dạng thức đơn hướng mang tính tuần tự, lịch đại Thời gian cốt truyện yêu cầu phải thuật lại câu chuyện theo diện mạo của nó, mà tác giả lại không ngừng sáng tạo ra các phương pháp kể chuyện mới, nên ở một mức độ nào đó, đã gây thêm những khó khăn nhất định cho quá trình giải mã của độc giả, khiến cho độc giả tìm được hứng thú trong sự đan cài giữa cái có thể hiểu và cái khó hiểu

Trong một loạt tác phẩm của mình đặc biệt là Những người đàn bà tắm , dường như Thiết Ngưng đã cố ý làm lu mờ, “nhạt hóa” thời gian để làm rõ cốt truyện, tình tiết Thế nhưng qua các sự kiện, biến cố, thời gian vẫn hiện lên ám ảnh với sự đa chiều và đan xen của nó

Là người luôn tìm tòi, sáng tạo, Thiết Ngưng đã chọn cho mình một lối kết cấu theo một sự phân bố và đo lường thời gian riêng Mặt khác cùng với sự phá vỡ và phân bố lại thời gian là việc xây dựng một hình tượng thời gian mang một ý nghĩa triết lý sâu xa Rõ ràng, xét về góc độ sáng tạo nhà văn, thời gian tự sự trong Những người đàn bà tắm không chỉ là một bộ phận của kết cấu mà còn có vị trí tương đối độc lập của nó Đây là yếu tố thành công trong thi pháp tiểu thuyết của Thiết Ngưng

Nét độc đáo của Những người đàn bà tắm là kết cấu truyện kể không đồng nhất với diễn biến cốt truyện theo trình tự thời gian Vì vậy sức hấp dẫn trong kết cấu tác phẩm, ngoài sự “lệch pha” nói trên còn thể hiện rất rõ ở việc xây dựng quan hệ giữa các nhân vật và các tình tiết cụ thể tạo cho tác phẩm một chủ thể thống nhất Chức năng bao trùm của kết cấu là tổ chức các yếu tố một cách có nghệ thuật Thông thường khi viết về lịch sử, xã hội hay số phận con người, người ta thường đi từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, từ phát sinh đến cao trào, Nói một cách đơn giản là từ một đến hai, nhưng với Thiết Ngưng, bà để chương gần kết thúc đặt ở đầu tác phẩm theo kiểu từ kết quả đến nguyên nhân, từ hiện tại đến quá khứ

Nhà văn nói nhiều về tình yêu của Khiêu và Trần Tại Mối tình từ thủa thiếu thời cho đến khi trưởng thành mới bắt đầu kết nụ, tỏa hương Sau bao

N ghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng nhiêu năm sóng gió, đổi thay, họ mới đến được với nhau Có những cuộc tìm kiếm đơn giản là những cuộc tìm kiếm nhưng Tình yêu đích thực vẫn giúp hai người nhận ra nhau giữa biển người vô tận

Ngôn Ngữ và Giọng Điệu

Ngôn ngữ tự sự

Văn hào Nga M.Gorki đã từng nhận xét: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, là cầu nối giữa tác phẩm với độc giả, là thông điệp chuyển tải ý đồ nghệ thuật của nhà nghệ sĩ” Với tất cả các loại hình nghệ thuật như truyền hình, điện ảnh, kịch thì ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng Với tiểu thuyết “ngôn ngữ là yếu tố quan trọng nhất” vì bản thân thế giới tiểu thuyết cũng chính là thế giới ngôn ngữ Nếu chỉ hiểu là một công cụ hay vỏ bọc thì ngôn ngữ chỉ có tác dụng truyền đạt mà thôi, chỉ cần miêu tả thế giới tiểu thuyết là được Còn nếu như coi ngôn ngữ là những ký hiệu cấu thành nên thế giới tiểu thuyết thì nó cũng là một nhân vật trọng yếu trong tác phẩm Ngôn ngữ cũng tham gia vào việc sáng tạo nên thế giới tiểu thuyết, hay nói một cách trực diện hơn thì ngôn ngữ cũng chính là “vật sáng tạo”, là công cụ để nhà văn có thể sử dụng cho ý đồ của mình

Cùng với sự ra đời của chủ nghĩa hình thức và chủ nghĩa cấu trúc, ngôn ngữ ngày càng được khẳng định vị trí của mình trong việc kiến tạo nên văn bản Nói cách khác, nó có tính “tự trị riêng” Nói như Cao Hành Kiện:

N ghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng

“Tôi cho rằng nhà văn chỉ có trách nhiệm với ngôn ngữ của mình” Nó tham gia kiến tạo và làm nên vẻ đẹp độc đáo trong thế giới nghệ thuật của nhà văn

Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn là “ngôn ngữ của bản năng gốc sống lại” vừa trần trụi vừa nóng bỏng trong việc thể hiện trực giác và dục tính

Ngôn ngữ trong văn Vương Mông lại mơ hồ, đa nghĩa với những biểu tượng và hình ảnh ám thị giàu sức gợi Ngôn ngữ của Giả Bình Ao vừa cổ kính như Phế đô vừa đậm chất sống hiện đại và căng thẳng dục tính

Ngôn ngữ tự sự trong Những người đàn bà tắm mang đầy đủ những nét nổi bật trong phong cách của Thiết Ngưng: quả quyết, triết lý nhưng cũng không kém phần nữ tính, nhân văn Đây là dòng độc thoại nội tâm của nhân vật nên không thiếu những trăn trở day dứt Bên cạnh đó việc miêu tả sự việc, biến cố lúc cụ thể, chi tiết (trường cảnh), khi khái quát, sơ lược (khái thuật) đem đến cho người đọc có cái nhìn đa chiều về cuốn tiểu thuyết này

Chúng ta đều biết rằng, ngôn ngữ tiểu thuyết không giống như ngôn ngữ thi ca, không giống như ngôn ngữ tản văn, ngôn ngữ kịch và ngôn ngữ điện ảnh Tiểu thuyết là sự tái tạo thế giới hiện thực của tác giả Cái thế giới sống động này được tái tạo tồn tại trong ngôn ngữ Ngôn ngữ của tiểu thuyết chính là “ngôi nhà” để cho thế giới tiểu thuyết tồn tại

Tự sự khái quát và miêu tả trường cảnh dù là đối với ngôi nhân xưng nào, góc nhìn tự sự nào đều rất cần thiết Nếu như toàn bộ đều là khái thuật thì tác phẩm sẽ trở thành bản tóm tắt cốt truyện, còn nếu như tất cả đều là trường cảnh thì tác phẩm sẽ trở thành một kịch bản

Khái thuật hoàn toàn là do tác giả hay do một người thay mặt tác giả thuật lại câu chuyện, nó đem đến cho người đọc những quá trình gián tiếp

Khái thuật có tính khái quát nên đem lại sắc thái suy lý trừu tượng và văn phong súc tích cao độ Chuyện trong vài năm hay vài chục năm có thể dùng phương thức này để rút gọn Thời gian, không gian hay hoàn cảnh dù có rộng lớn, dằng dặc, phức tạp đến đâu, quan hệ giữa nhân vật có rắc rối đến nhường nào, đều có thể nhờ khái thuật mà trở nên rõ ràng, minh bạch.Vì khái thuật không bị hạn chế bởi không gian và thời gian, có tính bao quát rất lớn nên có sức dung hợp cao hơn so với trường cảnh Khái thuật không cụ thể và

N ghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng chính xác như trường cảnh, vì thế mà có thể tránh được sự giả tạo do cụ thể quá mức gây ra

Khái thuật nói nôm na là thuật lại câu chuyện một cách khái quát, sơ lược nhất Phần khái thuật giống như màn giao đãi của kịch: giới thiệu tên tuổi, vai trò các nhân vật để người đọc, người nghe, người xem có cái nhìn khái quát nhất Khái thuật cũng như thủ pháp quay nhanh, quay lướt trong điện ảnh Trong Những người đàn bà tắm , Thiết Ngưng không theo kiểu đi từ khái quát đến cụ thể, giản đơn đến phức tạp mà xen kẽ các thủ pháp đó với nhau Chẳng hạn mở đầu chương hai (Thời của những cái gối), tác giả không nói lý do vì sao hai vợ chồng Chương Vũ phải đi cải tạo lao động mà chỉ thủng thẳng kết luận “Hai vợ chồng Chương Vũ và Doãn Xích Tầm sau khi đến nông trường Vĩ Hà, cũng như những người khác, được phân về đội nam và đội nữ Đây là vùng đất chua phèn vùng tây nam Phúc An, nơi lao động tập trung khép kín của trí thức Viện thiết kế Kiến trúc từ tỉnh khác đến” Đặt trong phạm vi từng chương, chúng ta có thể thấy rõ tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật này Tuy nhiên, cái độc đáo là không chỉ trong phạm vi nhỏ đó mà ở trong toàn bộ tác phẩm Nếu chương một, nói đến chuyện hôn nhân của Khiêu thì các chương sau là quá trình diễn giải mối tình của cô từ khi hai người quen nhau cho đến khi được bên nhau như thế nào Hay cái chết bé Thuyên cũng như thế Ở Lời dẫn đầu tác phẩm, nói về sự không tồn tại của cô bé trên cõi đời nhưng phải đến chương cuối cùng, nguyên nhân cái chết của bé Thuyên mới được hé lộ Còn các chương giữa chỉ là sự xuất hiện chập chờn của bé lúc còn sống

Ngôn ngữ khái thuật tóm lược nội dung câu một chương, một số phận, một cuộc đời hay một năm, mười năm hay lâu hơn thế nên câu văn thường mang màu sắc trung tính, không biểu lộ tình cảm của người nói Người đứng thuật chuyện dường như hoàn toàn khách quan, chỉ miêu tả lại mà không bày tỏ cảm xúc gì, như khi nói về chuyện Khiêu được vào làm ở Nhà xuất bản, tác giả buông một câu “Sau đó mười năm, Khiêu trở thành Phó giám đốc

Nhà xuất bản” mà không đi vào cụ thể trong thời gian đó, Khiêu làm gì, công việc ra sao

N ghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng

Hay như chuyện của Đường Phi Trải qua những năm tháng qua tay hết người này đến người khác, Phi đã hoàn toàn kiết sức “Mùa đông năm ấy,

Phi yếu lắm rồi” Chỉ với câu văn như thế ta cũng hiểu được nhân vật này không còn tồn tại được lâu nữa Sau khi trao thân, mà nói đúng hơn là “bán thân” cho lão Phó thị trưởng để Khiêu được vào làm ở Nhà xuất bản, Phi hầu như không còn xuất hiện Nhưng với bản tính ngang tàng của “người con gái đẹp với trăm ngàn thương tích” chắc chắn cuộc đời Phi không ngừng sóng gió, không ngừng khốn khổ, khốn nạn hơn gấp nghìn lần Cô “lăn lóc” với hết người đàn ông này đến người đàn ông khác nên giờ đây mang trong mình căn bệnh nan y không gì cứu vãn Có thể với Thiết Ngưng – người phụ nữ rất yêu cái Đẹp và nâng niu cái Đẹp – Phi là một người Đẹp mà người Đẹp thì không tránh khỏi những tai ương Trong đau khổ, cái Đẹp mới được nhân lên? Và phải chăng xây dựng nhân vật này, nhà văn đã có dụng ý riêng của mình, bà tập trung vào thời kỳ Phi rực rỡ nhất, mãnh liệt nhất và trước khi Phi vĩnh biệt cõi đời với nỗi bi thương sâu sắc nhất Thiết Ngưng không muốn đi sâu miêu tả quãng đời tàn tạ của Phi, người đọc chỉ có thể cảm nhận điều đó qua lời kết luận ngắn gọn của nhà văn mà thôi

Trong Những người đàn bà tắm , xuất hiện người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, thứ hai và thứ ba nên sắc thái của ngôn ngữ cũng trở nên đa dạng

Giọng điệu tự sự

Tác phẩm là sự kết hợp của nhiều điểm nhìn, nhiều người kể chuyện đã tạo ra được những sắc thái khác nhau trong việc sử dụng ngôn ngữ Bên cạnh những yếu tố khác tạo nên giá trị nghệ thuật cho tác phẩm thì kết cấu đa giọng điệu góp phần làm cho bức tranh sống động, linh hoạt hơn

Giọng điệu trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của giới nghiên cứu văn học hiện đại, khi càng ngày ý thức cá nhân càng trỗi dậy mạnh mẽ trong văn chương và kéo theo đó là sự khẳng định phong cách cá nhân của nhà văn Để tác phẩm mình xuất hiện một cách đầy ấn tượng và tạo dựng cho mình một chỗ đứng riêng, vững chắc thì buộc người nghệ sĩ phải tìm cho mình những dấu ấn riêng biệt, không trùng lặp Một trong những dấu ấn cá nhân ấy chính là tiếng nói riêng biệt, âm sắc riêng, giọng điệu riêng

Không phải là không có lý khi Turgeniev cho rằng, với nhà văn, điều quan trọng nhất là phải tạo được tiếng nói của mình, phải tạo được nốt riêng độc đáo, tức là phải tìm ra giọng điệu riêng của mình

Trong Cá tính sáng tạo của nhà văn , M.B Kharapchenko có nói

“Giọng điệu chủ yếu không những không loại trừ mà còn cho phép tồn tại trong tác phẩm những sắc điệu khác nhau Những sắc điệu này diễn đạt sự phong phú của những bối cảnh cảm xúc trong việc lý giải những hiện tượng, những khía cạnh khác nhau và giống nhau của đối tượng sáng tác Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường và giọng điệu nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó

Hiệu suất cảm xúc của lối kể chuyện được biểu hiện trước hết ở trong giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một thể thống nhất hoàn chỉnh” (trang 128)

Giọng điệu là yếu tố hàng đầu của phong cách nhà văn, là phương tiện biểu hiện quan trọng trong tác phẩm là yếu tố có vai trò thống nhất các yếu tố khác nhau của hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể Và nói như Lê Ngọc Trà, giọng điệu “vừa liên kết các yếu tố hình thức khác nhau, làm cho chúng cùng mang một âm hưởng, cùng một khuynh hướng, vừa là chỗ dựa chính để các yếu tố của tác phẩm quy tụ lại và định hình, thống nhất với nhau theo một kiểu nào đó” [Dẫn theo 21, 114]

N ghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng

Giọng điệu là yếu tố đầu tiên hết sức quan trọng cấu thành phong cách nhà văn Và theo Lê Ngọc Trà, phong cách nhà văn là một yếu tố cấu thành của tác phẩm nghệ thuật, của sáng tác, của nhà văn nói chung Trong hệ thống đó trước hết cần phải chú ý tới sự tổng hợp của những phương tiện giọng điệu Không thể đồng nhất giọng điệu với ngữ điệu vì ngữ điệu thuộc phàm trù ngôn ngữ học, nó thể hiện ở trường độ và cao độ của âm thanh và cấu trúc dùng từ, đặt câu Song không thể tách rời giọng điệu với ngữ điệu vì giọng điệu bao gồm mặt âm thanh ngôn ngữ tác phẩm (chính là ngữ điệu) và mặt nội dung (thể hiện cảm xúc, lập trường của nhà văn)

Giọng điệu trần thuật là giọng điệu của người trần thuật hay người kể chuyện Bất cứ người kể chuyện nào cũng đều lựa chọn cho mình giọng điệu phù hợp với đối tượng kể hay thể hiện thái độ của mình với câu chuyện được kể Chính vì thế, giọng điệu trần thuật là một vấn đề quan trọng không thể bỏ qua khi nghiên cứu về người tự sự trong tác phẩm Cùng với điểm nhìn nghệ thuật, giọng điệu là một trong những dấu hiệu chủ yếu để người đọc nhận ra diện mạo của người kể chuyện Nói như M.Bakhtin “Giọng điệu là lời văn nghệ thuật biểu thị thái độ, cảm xúc, tư thế của chủ thể phát ngôn”

Trong Những người đàn bà tắm , với cách kể chuyện rời rạc, lộn xộn, gián đoạn, lặp đi lặp lại, làm cho tác phẩm có một giọng điệu độc đáo, riêng biệt: bên cạnh giọng điệu trung tính khách quan là giọng điệu phản tư, hoài nghi và triết lý, chiêm nghiệm Sự đa tầng bậc trong kết cấu, sự đa tuyến trong vấn đề tâm lý nhân vật, sự phối hợp trong vai trò trần thuật của nhiều người kể chuyện khác nhau cùng với sự di chuyển linh hoạt của các điểm nhìn trần thuật đã tạo nên kết cấu “đa thanh”, “phức điệu” cho cuốn tiểu thuyết này

3.2.1 Giọng điệu trung tính, khách quan

Trong văn học cổ điển Trung Quốc, các tác phẩm như Thuỷ Hử, Tam quốc diễn nghĩa, Liêu trai chí dị, Hồng lâu mộng nếu như người kể chuyện ở ngôi thứ ba đóng vai trò “thuyết thư”, “biết tuốt” thì ngày nay, trong tiểu thuyết hiện đại, vấn đề người tự sự phức tạp hơn vì nhiều khi người kể chuyện giữ một điểm nhìn hạn tri trước các sự kiện, thậm chí “không đứng

N ghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng cao hơn nhân vật” Điều đó tạo nên một giọng điệu khách quan, trung tính cho người kể chuyện

Trước những biến cố sự kiện, người kể chuyện cố gắng giữ khoảng cách nhất định Giọng điệu này thường xuất hiện theo điểm nhìn của tác giả

Người kể chuyện giấu mặt và che giấu cảm xúc chủ quan, tìm mọi cách trung hoà những sắc thái biểu cảm cốt tạo ra sự tồn tại trong vẻ khách quan nhất có thể được của câu chuyện được kể Nhiều lúc người kể chuyện mang đến cho chúng ta bức tranh sự kiện mà không bình luận hay diễn giải gì thêm Nhưng qua đó người đọc có thể nắm bắt được vấn đề bởi sự kiện đó được tái hiện theo đúng nghĩa của nọ Chẳng hạn như cuộc đối thoại giữa vợ chồng ChươngVũ Người kể chuyện đã thuật lại câu chuyện đó một cách tự nhiên và bình thản:

“Một buổi sáng, bà Vũ hâm sữa để tràn ra ngoài, bà vội bưng xoong sữa xuống khỏi bếp gar và nói với ông Tầm sữa đã hâm nóng

Sữa vẫn chưa nóng đâu, bà phải hâm lại

Sữa đã tràn ra ngoài rồi mà chưa nóng ư? Đó là hiện tưọng giả, bà biết hiện tượng giả là thế nào không? Sữa tràn ra ngoài không phải sữa đã sôi Ối dào, thế ông nói sữa không trào ra ngoài mới là sữa sôi à?

Sữa phải sôi hẳn lên như nước mới là thật sôi Đã trào ra cả ngoai mà ông vẫn bảo chưa sôi?

Chưa thể gọi là sôi được, rất có thể còn một bộ phận nào đó vẫn nguội

Nguội thì có sao đâu, sữa tiệt trùng ở nhiệt độ cao vẫn có thể uống được nguội kia mà

Bà định nói sữa này uống nguội được để chứng minh việc đun trào ra ngoài là đúng đấy phỏng? Tôi thật lạ là tại sao cả đời bà không thể nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình, cho dù đó chỉ là khuyết điểm nhỏ nhặt

Hơn nữa, đã có lần tôi nhặt được cả ngọn cỏ trong cái gọi là sữa “tiệt trùng ở nhiệt độ cao” của Phúc An đấy, bà biết ngọn cỏ chứ?

Bà Vũ lẩm bẩm, hôm ấy ông đeo kính lão uống sữa ” [5, 460,461]

Có thể nói, trong cuộc sống gia đình, bà Vũ và ông Tầm mặc dù không “đao to búa lớn” nhưng giữa họ dường như có một khoảng cách

Ngày đăng: 07/12/2022, 10:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w