1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ USSH nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa

131 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa
Tác giả Bùi Thị Ngọc Dung
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Quốc Sử
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Chuyên ngành Du lịch
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 1,78 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do ch ọn đề tài (9)
  • 2. L ị ch s ử nghiên c ứ u v ấn đề (10)
    • 2.2 Ở Vi ệ t Nam (12)
  • 3. M ục đích và nhiệ m v ụ nghiên c ứ u (14)
  • 4. Đối tượ ng và ph ạ m vi nghiên c ứ u (15)
  • 5. Ý nghĩa khoa họ c và th ự c ti ễ n (15)
  • 6. Phương pháp nghiên cứ u (16)
  • 7. C ấ u trúc c ủa đề tài (17)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LU Ậ N (18)
    • 1.1. Khái ni ệ m v ề du l ị ch c ộng đồ ng (18)
      • 1.1.1. Trên th ế giới (18)
      • 1.1.2. Ở Việt Nam (20)
    • 1.2. Đặc điể m c ủ a du l ị ch c ộng đồ ng (22)
    • 1.3. Nguyên t ắ c c ủ a du l ị ch c ộng đồ ng (26)
    • 1.4. Điề u ki ện để phát tri ể n du l ị ch c ộng đồ ng (30)
    • 1.5. M ố i quan h ệ gi ữ a du l ị ch c ộng đồ ng và phát tri ể n du l ị ch b ề n v ữ ng (33)
    • 1.6. M ộ t s ố mô hình th ự c ti ễ n v ề du l ị ch c ộng đồ ng ở Vi ệ t Nam và trên th ế gi ớ i (36)
      • 1.6.1. Mô hình phát tri ển du lịch cộng đồng trên thế giới (36)
      • 1.6.2. Mô hình phát tri ển du lịch cộng đồng tại Việt Nam (39)
  • CHƯƠNG 2: THỰ C TR Ạ NG VÀ TRI Ể N V Ọ NG PHÁT TRI Ể N DU L Ị CH (43)
    • 2.1. T ổ ng quan v ề Khánh Hòa (43)
      • 2.1.1. T ổng quan về Khánh Hòa và du lịch Khánh Hòa (43)
      • 2.1.2. T ổng quan về khu vực huyện Khánh Vĩnh (57)
    • 2.2. Th ự c tr ạ ng kinh t ế - xã h ộ i ở huy ện Khánh Vĩnh, tỉ nh Khánh Hòa (67)
      • 2.3.1. Th ực trạng phát triển du lịch ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa (70)
      • 2.3.2. M ối quan hệ giữa du lịch cộng đồng miền núi Khánh Vĩnh với khu vực đồng (83)
      • 2.3.3. Tri ển vọng phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa (86)
  • CHƯƠNG 3: GIẢ I PHÁP PHÁT TRI Ể N DU L Ị CH C ỘNG ĐỒ NG Ở HUY Ệ N KHÁNH VĨNH, TỈ NH KHÁNH HÒA (89)
    • 3.1. M ộ t s ố gi ả i pháp phát tri ể n du l ị ch c ộng đồ ng (89)
      • 3.1.1. Gi ải pháp về quản lý (89)
      • 3.1.2. Gi ải pháp về đào tạo nhân lực du lịch (91)
      • 3.1.3. Gi ải pháp về bảo tồn tài nguyên du lịch (92)
      • 3.1.4. Gi ải pháp về hỗ trợ cộng đồng địa phương (93)
      • 3.1.5. Gi ải pháp về liên kết ngành, vùng (94)
      • 3.1.6. Gi ải pháp về quảng bá, xúc tiến du lịch (96)
    • 3.2. M ộ t s ố ki ế n ngh ị (96)
      • 3.2.1. Đối với chính quyền, cơ quan quản lý địa phương (97)
      • 3.2.2. Đối với cộng đồng địa phương (98)
      • 3.2.3. Đối với đơn vị kinh doanh du lịch (99)

Nội dung

Lý do ch ọn đề tài

Du lịch là một ngành kinh tếđa dạng tổng hợp nhiều loại hình kinh tế khác nhau, khai thác một cách hiệu quả các tài nguyên vào hoạt động du lịch Nơi nào có tài nguyên du lịch thì nơi đó có hoạt động du lịch Hoạt động du lịch đã tìm thấy và khai thác có hiệu quả các giá trị to lớn của các di sản văn hóa và từđó tạo ra các sản phẩm du lịch mang đặc trưng, phong cách riêng cho từng vùng miền

Khánh Hòa là một trong sốđịa phương có hoạt động du lịch phát triển nhanh và mạnh, với nhiều điểm du lịch độc đáo hấp dẫn Khánh Hòa đã thu hút khá đông khách du lịch trong và ngoài nước, đem lại nguồn ngân sách đáng kể cho nền kinh tế của tỉnh Ngoài những điểm du lịch nổi tiếng được nhiều du khách biết đến,

Khánh Hòa còn có tiềm năng du lịch chưa được khai thác, đặc biệt là khu vực miền núi Khánh Vĩnh nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc ít người Để mở rộng quy mô, phát triển các loại hình du lịch phong phú, đa dạng, khai thác những tiềm năng vốn có của tỉnh thì Khánh Vĩnh là một huyện có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn chưa được khai thác và sử dụng một cách hiệu quả

Huyện Khánh Vĩnh là khu vực có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch về văn hóa Cụ thể là tài nguyên văn hóa của các dân tộc ít người (Raglai, Ê đê, Cơ ho, T’rin….) mà cho đến nay vẫn chưa được khai thác để phát triển du lịch Đểđịnh hướng phát triển lâu dài, bền vững đảm bảo sự góp công, góp sức tích cực của người dân địa phương thì đây là đề tài nghiên cứu về phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa;

Vì vậy, để làm phong phú hơn hoạt động du lịch tại Khánh Hòa nói chung và huyện miền núi Khánh Vĩnh nói riêng đòi hỏi các nhà làm du lịch, chính quyền địa phương cần chú trọng hơn nữa trong việc đầu tư và phát triển du lịch tại đây, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc để làm giàu thêm văn hóa địa phương và đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế và du lịch Đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh

Khánh Hòa” là một đề tài mới, chưa từng có công trình nghiên cứu nào làm vệ du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh Đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa” được chọn làm đề tàiluận văn thạc sĩ với mong muốn phản ánh thực trạng khai thác, phát triển du lịch cộng đồng ở huyện

Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa và đưa ra các giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực này, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của khu vực, làm phong phú hơn hoạt động du lịch Khánh Hòa nói riêngvà Việt Nam nói chung.

L ị ch s ử nghiên c ứ u v ấn đề

Ở Vi ệ t Nam

Ở Việt Nam, khái niệm du lịch cộng đồng được giới thiệu vào những năm

1950 thông qua các hoạt động phát triển cộng đồng tại các tỉnh phía Nam trong lĩnh vực giáo dục Ở Việt Nam có rất nhiều tác phẩm, bài báo nghiên cứu, các công trình nghiên cứu về du lịch cộng đồng và hình thành các khái niệm, định nghĩa khác nhau về du lịch cộng đồng.

Tài liệu “Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam” của tác giả Bùi Thanh Hương và Nguyễn Đức Hoa Cương, giảng viên khoa Quản trị kinh doanh và du lịch, trường Đại học Hà Nội, năm 2007 đã đưa ra các khái niệm về du lịch cộng đồng, đặc điểm của du lịch cộng đồng Đồng thời đưa ra nền tảng lý thuyết về du lịch cộng đồng, các mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam. Đề tài khoa học cấp Bộ nghiên cứu năm 2002 do PGS.TS Phạm Trung Lương làm chủ nhiệm đề tài: “Nghiên cứu xây dựng bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà –

Hải Phòng”, đã hệ thống hóa một cách có chọn lọc các khái niệm liên quan giữa du lịch, môi trường và phát triển cộng đồng 3

Tài liệu “Sổ tay du lịch cộng đồng Việt Nam – phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường” của Tổng cục Du lịch Việt Nam đã trình bày khái niệm về du lịch cộng đồng, đánh giá tác động tích cực của du lịch cộng đồng, các thách thức trong du lịch cộng đồng và đưa ra phương pháp phát triển du lịch cộng đồng dựa vào thị trường

Quỹ Châu Á và Viện nghiên cứu phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam với

“Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng”, năm 2012 đã trình bày khái niệm về du lịch cộng đồng, các nội dung liên quan đến du lịch cộng đồng; các bước cần thiết để triển khai một mô hình du lịch cộng đồng; chia sẻ các kinh nghiệm xây dựng du lịch cộng đồng nhằm nâng cao đời sống người dân ở các vùng miền khác nhau trên cả nước

Bên cạnh đó còn có một số luận văn thạc sĩ của học viên cao học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu về du lịch cộng đồng ở một số điểm đến du lịch của Việt Nam như: “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở khu du lịch sinh thái Vân Long” của Phạm Thị Hồng

Quyên; “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng” của Nguyễn Thị Thanh Kiều; “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ” của Nguyễn Thị Phương Lan; “Phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực vườn Quốc Gia Cát Tiên – tỉnh Đồng Nai” của Vũ Đức Cường Chính vì vậy, trên cơ sở tiếp thu và vận dụng nghiên cứu của các công trình, đề tài luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng và triển vọng phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa Từđó đưa ra các giải pháp khả thi phù hợp với đặc điểm của lãnh thổ nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ các giá trị văn hóa của cộng đồng địa

3 Vi ệ n nghiên c ứ u phát tri ể n Du l ị ch – Đề tài nghiên c ứ u khoa h ọ c c ấ p B ộ phương, góp phần phát triển du lịch đóng góp vào sự ổn định và nâng cao kinh tế tại địa phương.

Riêng về Khánh Vĩnh, có nhiều bài báo, các công trình nghiên cứu khoa học khác nhau về văn hóa truyền thống dân tộc của đồng bào dân tộc Raglai, Êđê

Nghiên cứu về văn hóa các tộc người có rất nhiều công trình đã nghiên cứu Trong đó có tác giả Trần Kiêm Hoàng với bài viết về “Một số nghi lễ vòng đời của người

Raglai ở Khánh Hòa” hay nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Thanh, Hồ Sỹ Lập về “Văn hóa hôn nhân ở tộc người Raglai” đã trình bày cụ thể về những nét văn hóa độc đáo của người Raglai.

Trong bài viết “Người Raglai ở Khánh Hòa”, tác giả Nguyễn Thế Sang đã trình bày những nét nổi bật đặc trưng về văn hóa của ngườiRaglai ở Khánh Hòa, và người Raglai ở đây đã giữ được nét văn hóa cổtruyền trong ngôn ngữ và các giá trị văn hóa dân gian hơn các khu vực khác

Bài viết “Khánh Vĩnh hướng tới phát triển du lịch sinh thái”, tác giả Phong Lâm đã trình bày những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Khánh Vĩnh

Tuy nhiên các đề tài chỉ mới dừng lại ở việc xác nhận giá trị về văn hóa địa truyền thống của đồng bào dân tộc, giá trị về tự nhiên tại Khánh Vĩnh Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Khánh Vĩnh là một vấn đề mới, chưa công trình nào được nghiên cứu.

M ục đích và nhiệ m v ụ nghiên c ứ u

Trên cơ sở nghiên cứu và thu thập các dữ liệu liên quan đến du lịch cộng đồng tại khu vực miền núi Khánh Vĩnh, luận văn nhằm đem lại cho người nghiên cứu và nhà làm du lịch một cái nhìn tổng thể về việc khai thác và phát triển du lịch cộng đồng của địa phương Mục đích của đề tài là phản ánh thực trạng khai thác và phát triển du lịch cộng đồng khu vực miền núi tỉnh Khánh Hòa và đưa ra các giải pháp phát triển du lịch để bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của địa phương.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể:

- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng;

- Đánh giá thực trạng khai thác và triển vọng phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực miền núi tỉnh Khánh Hòanói chung và huyện Khánh Vĩnh nói riêng;

- Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh,tỉnh Khánh Hòa đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

Đối tượ ng và ph ạ m vi nghiên c ứ u

4 1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.

- Về nội dung nghiên cứu: Trong khuôn khổ của đề tài, chỉ đề cập đến du lịch cộng đồng và thực trạng, triển vọng phát triển du lịch cộng đồng ở huyện miền núi Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa Đây là vấn đề khá mới, nên việc nghiên cứu tài liệu, thu thập số liệu còn gặp nhiều khó khăn, mặt khác khả năng hạn chế nên chỉ đi sâu nghiên cứu thực trạng và triển vọng phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.

- Về không gian: phạm vi nghiên cứu của đề tài thuộc địa bàn huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa

- Về thời gian: nghiên cứu, đánh giá hiện trạng phát triển du lịch cộng đồng huyện Khánh Vĩnh từ năm 2018-2019, đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025.

Ý nghĩa khoa họ c và th ự c ti ễ n

- Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần hệ thống hóa và phát triển lý thuyết về du lịch cộng đồng nói chung, tạimột địa chỉ du lịch cộng đồng nói riêng Trên cơ sở đó cùng làm rõ thêm một hình thức phát triển du lịch bền vững

+ Đề tài đã làm rõ thực trạng và triển vọng phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực miền núi tỉnh Khánh Hòa.

+ Nghiên cứu thực trạng và triển vọng phát triển du lịch cộng đồng khu vực miền núi tỉnh Khánh Hòa để làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển du lịchcộng đồng ở tỉnh Khánh Hòa Từ đó góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tạo động lực phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

+ Giúp lãnh đạo địa phương và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có định hướng phát triển du lịch địa phương và hoạt động kinh doanh cùa mình nhằm đảm bảo phát triển kinh tế xã hội lâu dài và bền vững.

+ Là nguồn tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu tiếp theo cũng như cho lãnh đạo địa phương trong việc đề xuất các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng khu vực miền núi trong tương lai.

Phương pháp nghiên cứ u

- Phương pháp thu thập tài liệu từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, bài báo liên quan, tài liệu liên quan đến phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực miền núi tỉnh Khánh Hòa; các số liệu thống kê của địa phương, các cấp quản lý tạo cơ sở tài liệu vững chắc phục vụ cho hoạt động nghiên cứu.

- Phương pháp khảo sát thực địatại các xã Khánh Phú, xã Giang Ly, khu du lịch Yang Bay, Thị trấn Khánh Vĩnh và các khu vực lân cận, để tìm hiểu và khám phá nét độc đáo trong văn hóa của các dân tộc ít người, đồng thời khám phá các tiềm năng phát triển du lịch chưa được khai thác ở khu vực này để định hướng phát triển du lịch cộng đồng.

- Phương pháp điều tra xã hội học nhằm đánh giá khả năng trong phát triển du lịch cộng đồng, nhận thức và mức độ tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch cộng đồng.

- Phương pháp thống kê, phân tích số liệu, thông qua các số liệu thống kê về thực trạng khai thác du lịch cộng đồng của khu vực Khánh Vĩnh từ đó có được những kết quả khách quan và khoa học,đề ra giải pháp phát triển du lịch cộng đồng nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc đang bị mai một theo thời gian.

C ấ u trúc c ủa đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, và phụ lục nội dung chính của luận văn gồm 3chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận

- Chương 2: Thực trạng và triển vọng phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Khánh Vĩnh,tỉnh Khánh Hòa

- Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực huyện Khánh Vĩnh,tỉnh Khánh Hòa

CƠ SỞ LÝ LU Ậ N

Khái ni ệ m v ề du l ị ch c ộng đồ ng

Du lịch cộng đồng xuất phát từ tiếng Anh là Community Based Tourism (viết tắt CBT) Quan niệm về du lịch cộng đồng hình thành từ rất lâu, được quảng cáo như một phương tiện phát triển theo nhu cầu xã hội, môi trường, kinh tế của cộng đồng địa phương thông qua việc cung cấp sản phẩm du lịch Các dự án phát triển du lịch cộng đồng và các hình thức phát triển du lịch dựa vào cộng đồng đã xuất hiện trên thế giới từ rất sớm.

Khái niệm du lịch cộng đồng (Community Based Tourism) bắt nguồn từ đầu thế kỷ XX ở phương Tây, từ đó lan rộng và được các tác giả khác nhau đưa ra các quan điểm, các định nghĩa khác nhau về dulịch cộng đồng từ nhiều góc nhìn khác nhau

Trên thực tế du lịch cộng đồng đã hình thành, lan rộng và tạo ra những sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng cho khách du lịch từ những năm 80, 90 của thế kỷ trước tại các nước khu vực châu Âu, châu Phi, châu Úc, Mỹ La Tinh Du lịch cộng đồng được phát triển thông qua các tổ chức phi chính phủ, các hội thiên nhiên thế giới Ở khu vực châu Á, du lịch cộng đồng bắt đầu phát triển mạnh ở các nước trong khu vực ASEAN như: Indonesia, Philipines, Thailand; các nước khu vực khác như Ấn độ, Nepalvà Đài Loan 4

Tùy theo góc độ nghiên cứu, các quan điểm mà du lịch cộng đồng có những khái niệm khác nhau Nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Stradas đưa ra khái niệm về du lịch cộng đồng như sau: “Du lịch sinh thái cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra quản lý và phát triển

Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương” 5 Quan điểm trên nhấn mạnh vai trò chính của người dân địa phương trong vấn đề phát triển du lịch ngay trên địa phương họ quản lý.

4 https://tailieu.vn › Khoa Học Tự Nhiên › Địa Lý- Du lịch cộng đồng, lý thuyết và vận dụng

5 Nicole Hausle and Wollfgang Stradas, Community Based Sustainable Tourism A Reader, 2000 Ở Thái Lan, khái niệm Du lịch cộng đồng được định nghĩa “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được quản lý và có bởi chính cộng đồng địa phương hướng đến mục tiêu bền vững về mặt môi trường, văn hóa, xã hội Thông qua du lịch cộng đồng, du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức về lối sống của cộng đồng địa phương” 6

Theo tổ chức ASEAN thì “Du lịch cộng đồng là hoạt động du lịch do cộng đồng sở hữu và điều hành, quản lý hoặc điều phối ở cấp cộng đồng góp phần mang lại hạnh phúc cho cộng đồng thông qua hỗ trợ sinh kế bền vững và bảo vệ các giá trị văn hóa xã hội truyền thống, các tài nguyên di sản văn hóa” 7

Du lịch cộng đồng là một công cụ phát triển cộng đồng, tăng cường khả năng quản lý tài nguyên du lịch của cộng đồng nông thôn Du lịch cộng đồng giúp cộng đồng địa phương trong việc tạo thu nhập, đa dạng hóa kinh tế địa phương, bảo tồn văn hóa, bảo tồn môi trường và cung cấp các cơ hội giáo dục 8

Du lịch cộng đồng được hiểu là chia sẻ tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng địaphương với du khách trong và ngoài nước vì lợi ích bền vững của cộng đồng địa phương trong bảo tồn môi trường tự nhiên và tôn trọng lối sống

Du lịch cộng đồng là một thị trường đang phát triển, khi các thế hệ du khách mới trên toàn thế giới tìm kiếm những trải nghiệm ý nghĩa hơn từ thời gian giải trí của họ Người dân kiếm được thu nhập với tư cách là người quản lý đất đai, doanh nhân, nhà cung cấp dịch vụ và sản xuất và nhân viên Ít nhất một phần thu nhập của khách du lịch được dành cho các dự án manglại lợi ích cho toàn bộ cộng đồngđịa phương.

Du lịch cộng đồng là sự kết hợp giữa du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm Du lịch cộng đồng hướng đến vai trò của cộng đồng trong hoạt động du lịch Du lịch cộng đồng là hình thức du lịch mà quyền điều hành hoạt động du lịch thuộc về người dân địa phương Du lịch cộng đồng cũng là một giải pháp hữu hiệu giúp xóa đỏi giảm nghèo về mọi mặt của đời sống xã hội của cộng đồng địa phương

6 Rest: Respondsible Ecological Social Tours, Thailand, 1997

7 ASEAN Community Based Tourism Standard, 2016

8 Handbook on Community Based Tourism “How to Develop and Sustain CBT”, APEC, 2009

Theo định nghĩa của tổ chức Community Empowerment Network thì du lịch cộng đồng là một hình thức du lịch nhấn mạnh sự phát triển của cộng đồng địa phương, cho phép người dân địa phương kiểm soát đáng kể và tham gia vào quá trình phát triển, quản lý hoạt động du lịch cộng đồng Cư dân địa phương sẽ chia sẻ môi trường và lối sống của họ với du khách, đồng thời tăng thu nhập và phát triển kinh tế địa phương

Tóm lại: Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hóa địa phương với mục tiêu bảo vệ môi trường Du lịch cộng đồng đề cao quyền làm chủ, phân bổ lợi ích rộng rãi và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng địa phương.

1.1.2 Ở Việt Nam Ở Việt Nam, khái niệm du lịch cộng đồng được giới thiệu vào những năm

1950 thông qua các hoạt động phát triển cộng đồng tại các tỉnh phía Nam trong lĩnh vực giáo dục Ở Việt Nam có rất nhiều tác phẩm bài báo nghiên cứu về du lịch cộng đồng và hình thành các khái niệm, định nghĩa khác nhau về du lịch cộng đồng.

Nguồn gốc của thuật ngữ Du lịch cộng đồng phát sinh từ các thuật ngữ có trước như “du lịch nông thôn”, “du lịch làng” vốn là những mô hình phát triển kinh tế nông thôn Do nhu cầu ngày càng tăng về sự tham gia hiệu quả của cộng đồng vào những mô hình phát triển du lịch nông thôn nói trên, thuật ngữ Du lịch cộng đồng bắt đầu phát triển Về mặt thuật ngữ: Du lịch cộng đồng (hay du lịch dựa vào cộng đồng), tiếng Anh là Community Based Tourism được hiểu là:

Đặc điể m c ủ a du l ị ch c ộng đồ ng

Du lịch cộng đồng có đặc điểm phân biệt giữa các loại hình và hình thức du lịch khác nhau:

Du lịch cộng đồng là những phương thức phát triển mà cộng đồng dân cư địa phương là chủ thể của mọi hoạt động bảo tồn, quản lý, khai thác tài nguyên môi trường du lịch và hoạt động du lịch trong quá trình phát triển; tham gia lập và thực hiện quy hoạch du lịch, cộng đồng địa phương tham gia với cả vai trò quản lý, tổ chức, điều hành, giám sát, ra quyết định phát triển du lịch, bảo tồn khai thác tài nguyên môi trường du lịch; tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch (kinh doanh lưu trú, vận chuyển, ăn uống, sản xuất hàng hóa, kinh doanh lữ hành, các dịch vụ vui chơi giải trí), sản xuất cung ứng nông phẩm và các hàng hóa khác Cộng đồng địa phương giữ vai trò chủ đạo duy trì các hoạt động kinh doanh du lịch và hoạt động kinh tế xã hội có liên quan đến du lịch và du khách;

Phát triển du lịch cộng đồng là công nhận quyền sở hữu hợp pháp trong việc bảo tồn, khai thác hợp pháp và bền vững các loại tài nguyên và môi trường vì phát triển của cộng đồng Phát triển du lịch cộng đồng là thực hiện mục tiêu phát triển du lịch gắn với việc thực hiện các mục tiêu phát triển cộng đồng vì sự nghiệp của cộng đồng; Địa điểm tổ chức phát triển du lịch cộng đồng diễn ra tại nơi cư trú hoặc gần nơi cư trú của cộng đồng địa phương Đây là những khu vực có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên hoặc nhân văn phong phú, hấp dẫn hoặc cả hai, có độ nhạy cảm về đa dạng sinh học, chínhtrị, văn hóa và xã hội hiện đã, đang và sẽ có thể bị tác động bởi con người;

Cộng đồng dân cư phải là người sinh sống, làm ăn trong hoặc liền kề các điểm tài nguyên du lịch, đồng thời cộng đồng phải có quyền lợi và trách nhiệm tham gia khai thác cũng như bảo tồn tài nguyên, các nguồn lực phát triển du lịch bền vững nhằm hạn chế, giảm thiểu các tác động tiêu cực, nâng cao số lượng, chất

10 Bùi Vi ệ t Thành, Du l ị ch c ộng đồ ng t ại các nướ c ASEAN và kinh nghi ệ m cho Vi ệ t Nam lượng tài nguyên du lịch từ chính các hoạt động kinh doanh du lịch, kinh tế - xã hội của cộng đồng, hoạt động của du khách và các bên tham gia vào hoạt động du lịch nói chung;

Phát triển du lịch cộng đồng vừa góp phần đa dạng hóa, nâng cao chất lượng môi trường tài nguyên du lịch, các sản phẩm du lịch đồng thời góp phần duy trì, phát triển các ngành nghề kinh tế truyền thống của địa phương, ủng hộ sự đa dạng về các ngành kinh tế Phát triển du lịch cộng đồng phải đảm bảo sự công bằng trong việc phân chia nguồn lợi từ hoạt động du lịch Phần lớn nguồn lợi thu được cho hoạt động du lịch được giữ lại cho cộng đồng Hoạt động này phải tính đến các hiệu quả về kinh tế - xã hội, môi trường và chịu sự điều tiết của các quy luậtkinh tế - xã hội, đặc biệt là quy luật cung cầu;

Du lịch cộng đồng cũng bao gồm các yếu tố trợ giúp cộng đồng phát triển du lịch của các bên tham gia du lịch, gồm các cá nhân, các công ty du lịch, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các cấp quản lý nhà nước;

Du lịch còn bao gồm cảcơ chế, chính sách của cơ quan quản lý nhà nước các cấp, của chính phủ, của các tổ chức và cách thức sản xuất kinh doanh các sản phẩm du lịch để xã hội hóa du lịch, cộng đồng dân cư được đi du lịch, được hưởng ngày càng nhiều sản phẩm du lịch;

Tổ chức phát triển du lịch cộng đồng thực chất là phát triển các loại hình du lịch bền vững, có trách nhiệm với tài nguyên môi trường và sự phát triển của cộng đồng Chủ thể của các hoạt động bảo tồn, tôn tạo tài nguyên môi trường và khai thác chính cho phát triển du lịch là các cộng đồng địa phương Nguồn lợi thu được từ hoạt động du lịch cũng như mục đích của các hoạt động trên nhằm phát triển cộng đồng Các loại hình du lịch cộng đồng do đó còn được gọi là các loại hình du lịch vì dân và do dân;

Phát triển du lịch cộng đồng, một mặt, giúp phát huy lợi thế các nguồn lực phát triển du lịch tại nơi hoặc gần noi cộng đồng sinh sống nhằm đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, chất lượng cao và hợp lý của du khách Mặt khác, phát triển du lịch cộng đồng còn bao hàm cả góc độ nhu cầu du lịch nhằm xây dựng, thực thi các chính sách, cũng như tạo ra các sản phẩm du lịch, nhằm xã hội hóa cầu du lịch để cộng đồng dân cư, đặc biệt là những người nghèo có thểđi du lịch và hưởng thụ các sản phẩm du lịch ngày càng nhiều, tạo ra sự công bằng xã hội và tạo ra thị trường cho phát triển các loại hình du lịch này; 11

Việc tổ chức, đầu tư, triển khai, phát triển các loại hình du lịch cộng đồng đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, tiền của, cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất kỹ thuật, vì vậy cần được thực hiện có nguyên tắc

Ngoài những đặc điểm trên, du lịch cộng đồng còn có một sốđặc trưng khác như:

Du lịch cộng đồng có sự tham gia của các bên liên quan trong hoạt động du lịch bao gồm chính quyền địa phương; cơ quan quản lý du lịch tại địa phương, cơ quan bảo tồn; công ty du lịch, các hãng lữ hành; cộng đồng địa phương; khách du lịch trong hoạt động du lịch;

Cộng đồng địa phương tham gia hoặc chịu trách nhiệm ra quyết định, thực thi và điều hành các dự án du lịch cộng đồng tại địa phương, cộng đồng địa phương cũng chính là người trực tiếp tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch cộng đồng tại địa phương nhằm đảm bảo lợi ích cho cộng đồng địa phương và các bên liên quan;

Ngoài ra cộng đồng địa phương còn có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên văn hóa và thiên nhiên của địa phương, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương để gìn giữ và phát huy các giá trịvăn hóa truyền thống của địa phương cho các thế hệmai sau Đảm bảo lợi ích cho các bên liên quan, đồng thời khai thác các sản phẩm mang nét đặc trưng của địa phương vào hoạt động du lịch;

Các sản phẩm, dịch vụ du lịch được phát triển phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hóa của địa phương, giảm thiểu các tác hại của hoạt động du lịch đến các giá trị văn hóa của địa phương cũng như đến tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho du lịch;

Bên cạnh đó, còn có một số đặc điểm để xác định là du lịch cộng đồng như tìm cách đưa vẻđẹp tự nhiên vào cuộc sống hàng ngày của cộng đồng; được duy trì

Nguyên t ắ c c ủ a du l ị ch c ộng đồ ng

Võ Quế (2006) cho rằng các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng bao gồm những nguyên tắc sau:

Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện và quản lý, đầu tư và có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng Người dân được tham gia vào việc lập kế hoạch, quản lý và thực hiện kế hoạch hoạt động du lịch cộng đồng do chính họ làm chủ, lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch được chia sẻ cho cộng đồng và phục vụ lại lợi ích của cộng đồng;

Hoạt động du lịch cộng đồng phải phù hợp với khả năng của cộng đồng địa phương, phù hợp với điều kiện thực hiện hoạt động du lịch của cộng đồng;

Du lịch cộng đồng được thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng, và phục vụ lại cho cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn tài nguyên du lịch, bảo tồn các giá trịvăn hóa truyền thống để phục vụ du lịch;

12 TS Đoàn Mạnh Cương – Phát tri ể n du l ị ch c ộng đồng theo hướ ng b ề n v ữ ng

Du lịch cộng đồng phải xác lập được quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với tài nguyên và văn hóa Cộng đồng địa phương có quyền sở hữu đối với các tài nguyên du lịch, khai thác tài nguyên và văn hóa địa phương để phục vụ du lịch Chính cộng đồng địa phương là người giới thiệu những tài nguyên du lịch và văn hóa đến với khách thông qua hoạt động du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng đem lại nhiều tác động tích cực cho cộng đồng làm du lịch, cụ thểnhư: Cung cấp cơ hội tạo thêm việc làm cho cộng đồng địa phương khi người dân tham gia vào quá trình tổ chức du lịch Chính họ sẽlà người cung cấp các dịch vụ cho khách thông qua các hoạt động, dịch vụ phục vụ khách du lịch Ngoài ra, du lịch cộng đồng còn tạo điều kiện để phát triển kinh tếđịa phương thông qua việc bán sản phẩm và dịch vụ du lịch; lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch góp phần bảo tồn và phát triển du lịch tại địa phương Đồng thời, du lịch cộng đồng còn góp phần cung cấp thị trường cho hàng hóa, dịch vụ của địa phương, góp phần nâng cao hình ảnh của địa phương và quốc gia đến du khách thông qua du lịch cộng đồng giới thiệu những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương đến khách du lịch, đồng thời giúp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương 13

Hơn một nửa số nước nghèo nhất thế giới đã coi ngành du lịch là một công cụ hiệu quả giúp các nước này phát triển kinh tế, tham gia nền kinh tế toàn cầu và giảm đói nghèo Du lịch thực sự trở thành ngành kinh tếmũi nhọn của các quốc gia này, việc phát huy cao nhất vai trò của du lịch đang giúp các nước nghèo đạt được những mục tiêu phát triển về kinh tế và xã hội Theo thống kê của Qũy Châu Á, hàng năm có khoảng trên 1,5 tỷngười trên thế giới đi du lịch, thu nhập từ hoạt động du lịch trên toàn thế giới đạt trên 1.100 tỷ USD/năm và tạo từ 6-7% việc làm cho tổng sốlao động trên thế giới 14

Du lịch cộng đồng đem lại rất nhiều tác động tích cực về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường Tuy nhiên nếu không quản lý tốt du lịch cộng đồng sẽ gây ra

13 Võ Qu ế (2006), Du l ị ch c ộng đồ ng lý thuy ế t và v ậ n d ụ ng, NXB Khoa h ọ c k ỹ thu ậ t

14 Tài li ệu hướ ng dân phát tri ể n du l ị ch c ộng đồ ng, 2012, Qu ỹ Châu Á và Vi ệ n nghiên c ứ u và phát tri ể n ngành ngh ề nông thôn Vi ệ t Nam nhiều nguy cơ như ô nhiễm môi trường; tăng chi phí sinh hoạt và giá đất; phá vỡ môi trường tự nhiên; gây tắc nghẽn giao thông; phát sinh các tệ nạn xã hội; đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc; xuống cấp các giá trịvăn hóa dân tộc Chính vì vậy, để phát triển du lịch cộng đồng cần phái có những hoạt động theo dõi đánh giá cũng như đề ra các biện pháp phát triển du lịch cộng đồng nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động du lịch Và để làm được như vậy, phải phát triển du lịch cộng đồng theo đúng nguyên tắc phát triển của nó để đảm bảo phát triển một cách bền vững du lịch cộng đồng Để phát triển du lịch cộng đồng, cần phải tuân thủ các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng sau: Một là, tham gia và trao quyền cho cộng đồng để đảm bảo quyền sở hữu và quản lý minh bạch; hai là, thiết lập quan hệđối tác với các bên liên quan gồm chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch, cộng đồng địa phương và khách du lịch trong việc phát triển du lịch cộng đồng Ba là, được công nhận độc lập với các cơ quan có liên quan; bốn là cải thiện phúc lợi xã hội duy trì phẩm giá con người; năm là bao gồm cơ chế chia sẻ lợi ích công bằng và minh bạch; sáu là tăng cường liên kết với các nền kinh tếđịa phương và khu vực; bảy là tôn trọng văn hóa truyền thống địa phương; tám là góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Chín là, cải thiện chất lượng trải nghiệm của khách du lịch bằng cách tăng cường tương tác có ý nghĩa giữa khách du lịch và cộng đồng địa phương Mười là, phải làm việc theo hướng tự túc tài chính

Bên cạnh đó, các nguyên tắc cơ bản của du lịch cộng đồng còn bao gồm các nguyên tắc bình đẳng xã hội; tôn trọng văn hóa địa phương và các di sản văn hóa; chia sẻ lợi ích; quyền làm chủ, sở hữu và sự tham gia của địa phương 15

Bình đẳng xã hội: Các thành viên của cộng đồng tham gia vào việc lập kế hoạch, thực hiện và quản lý các hoạt động du lịch trong cộng đồng của mình Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác chuẩn bị, tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch được chú trọng Các lợi ích kinh tếđược chia đều, không chỉ cho các công ty du lịch mà cho các thành viên cộng đồng

15 Tài liệu hướng dân phát triển du lịch cộng đồng, 2012, Quỹ Châu Á và Viện nghiên cứu và phát triển ngành ngh ề nông thôn Vi ệ t Nam

Tôn trọng văn hóa địa phương và các di sản thiên nhiên: Hầu hết các hoạt động du lịch đều có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến cộng đồng địa phương và môi trưởng thiên nhiên được bảo vệ và tôn trọng thông qua các hoạt động tích cực của tất cảcác đối tác trong ngành Do đó, các cộng đồng địa phương không chỉ phải nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc cung cấp các trải nghiệm du lịch thành công mà còn phải hiểu các tác động tích cực và tiêu cực của du lịch có thểảnh hưởng môi trường tự nhiên do thiếu quy hoạch và quản lý

Chia sẻ lợi ích: Việc chia sẻ các lợi ích từ du lịch cho cộng đồng đòi hỏi cộng đồng có thể nhận được các lợi ích giống như các đối tác liên quan khác Trong việc chia sẻ lợi ích doanh thu từ các hoạt động du lịch thường được chia cho tất cả những người tham gia, và một phần đóng góp cho toàn bộ cộng đồng địa phương qua quỹ cộng đồng, quỹ này có thể được sử dụng cho các mục đích như tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, đường giao thông hoặc các lĩnh vực lợi ích cộng đồng khác như y tế và giáo dục

Sở hữu và tham gia của địa phương: Du lịch cộng đồng thành công sẽ khai thác một cách hiệu quả các kiến thức và nguồn lực của cộng đồng địa phươngđểđạt được các kết quả trong du lịch Sự tham gia của cộng đồng địa phương từ việc lập kế hoạch đến thực hiện và đánh giá Đây là quá trính rất quan trọng và là cách tốt nhất để đảm bảo đạt được quyền sở hữu của địa phương và phát huy tối đa sự tham gia của địa phương;

Ngoài các nguyên tắc chung, du lịch cộng đồng còn có những nguyên tắc phát triển riêng phù hợp với điều kiện phát triển của quốc gia, từng địa phương.

Thừa nhận, ủng hộvà thúc đẩy quan hệ sở hữu của cộng đồng về các nguồn lực phát triển du lịch và việc tham gia phát triển du lịch Khẳng định quyền sở hữu việc bảo tồn, tôn tạo và khai thác các loại tài nguyên du lịch thuộc về cộng đồng, bản thân các cộng đồng địa phương Cộng đồng là chủ thể của các hoạt động bảo tồn, tôn tạo tài nguyên môi trường du lịch cũng như tham gia các hoạt động du lịch, và tất nhiên các nguồn lợi thu được từ hoạt động du lịch chủ yếu thuộc về họ;

Điề u ki ện để phát tri ể n du l ị ch c ộng đồ ng

Du lịch cộng đồng chỉ thực sự hình thành khi điểm du lịch đó cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về cung và cầu du lịch:

Trước hết cần phải có tài nguyên du lịch, gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn Nếu địa phương hoặc điểm du lịch không có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phong phú, đa dạng sẽ không thể là nơi khai thác và phát triển du lịch cộng đồng không hiệu quả Du lịch cộng đồng chỉ thực sự hình thành khi điểm du lịch đó tài nguyên du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch

Một điều kiện không thể thiếu để phát triển du lịch đó là điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật Cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng tốt, đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch; ngược lại nếu cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng không tốt sẽ làm chậm quá trình phát triển du lịch Mặt khác, hệ thống cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống đường giao thông là yếu tố giúp địa phương phát triển hoạt động du lịch, nếu tài nguyên du lịch hấp dẫn mà hệ thống giao thông đường bộ không được nâng cấp, xây dựng cũng không hấp dẫn khách du lịch Khách du lịch khi tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng luôn muốn trải nghiệm, hòa mình vào cuộc sống địa phương Hệ thống đường giao thông không thuận tiện, khách du lịch khó tiếp cận với tài nguyên du lịch, gây khó khăn cho việc đi lại và tham gia hoạt động du lịch của khách

Không chỉ có các yếu tố bên ngoài mà những yếu tố nội tại thuộc vềđiểm du lịch và địa phương cũng có những tác động không nhỏ đến việc phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương như sản phẩm du lịch, nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ của các sản phẩm du lịch cũng là yếu tố thu hút khách và cũng là yếu tố thúc đẩy khách du lịch quay trở lại

Sản phẩm du lịch phải đa dạng phong phú, khai thác tốt các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn cho việc phát triển du lịch Sản phẩm du lịch không mang đặc trưng, bản sắc của cộng đồng địa phương sẽ không thu hút được khách du lịch Khách du lịch luôn mong muốn nhận được một sản phẩm độc đáo, đặc trưng của điểm đến du lịch cộng đồng, khách du lịch không đến điểm du lịch nếu ở đó không có sản phẩm du lịch khác biệt, độc đáo hơn so với những điểm du lịch khác Một điểm du lịch có thể có nhiều sản phẩm du lịch như phong cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa, làng nghề truyền thống của địa phương Tuy nhiên lựa chọn sản phẩm nào thể hiện được nét đặc trưng của địa phương thì cộng đồng địa phương cần thống nhất về sản phẩm tiêu biểu thể hiện nét đặc sắc riêng của địa phương mình

Bên cạnh việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương thì thái độ phục vụ hay chất lượng của đội ngũ nhân lực làm hoạt động du lịch cũng là một trong những điều kiện để phát triển du lịch Chất lượng hoạt động du lịch cộng đồng không chỉ thể hiện ở sản phẩm du lịch mà còn phụ thuộc vào nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động du lịch của địa phương Du lịch cộng đồng hoàn toàn phụ thuộc vào người dân địa phương, những trải nghiệm của khách du lịch hoàn toàn phụ thuộc vào những sản phẩm mà người dân cung cấp Đây có thể là những người đã được đào tạo về năng lực, kỹ năng cần thiết về cung cấp những sản phẩm du lịch cộng đồng đến với du khách Chất lượng nguồn nhân lực là chìa khóa để đánh giá xem liệu địa phương đó, cộng đồng đó có đủ khảnăng để khai thác và phát triển du lịch cộng đồng một cách lâu dài và bền vững hay không Việc xây dựng chất lượng nguồn nhân lực cộng đồng không chỉ dừng lại ở việc trang bị kiến thức, kỹnăng mà còn cần nâng cao sự tự tin và động lực tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng cho người dân địa phương, phát triển năng lực cá nhân của từng thành viên trong cộng đồng, xây dựng niềm đam mê, niềm tin rằng bản thân họ sẽ kinh doanh tốt du lịch cộng đồng tại địa phương.

Phát triển du lịch cộng đồng nếu chỉ nói đến điều kiện về cung du lịch thì chưa đủ mà còn cần hội tụ điều kiện về cầu du lịch Chính nhu cầu của khách du lịch là yếu tố chính tác động đến hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương Cộng đồng địa phương cần xác định được nhu cầu của khách là gì, đối tượng khách hướng đến là ai để từ đó có những chính sách phát triển du lịch cộng đồng cho phù hợp Đối với du lich cộng đồng cần tập trung phát triển hai thị trường khách du lịch là thị trường khách du lịch nội địa và thị trường khách du lịch quốc tế, xác định nhu cầu và mục đích chuyến đi của khách để từ đó đưa ra những phương hướng phát triển du lịch cộng đồng cho phù hợp với thực tế của từng địa phương

Khách du lịch đến với du lịch cộng đồng nhìn chung đều có xu hướng tìm kiếm và trải nghiệm những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương Luôn mong muốn được gặp gỡ, giao lưu với người dân bản địa, tìm hiểu những tập quán về văn hóa trong quá khứ và hiện tại của địa phương đó Khách du lịch luôn muốn hòa mình vào cuộc sống của cộng đồng địa phương để khám phá những nét độc đáo trong văn hóa của cộng đồng địa phương nơi họ đến

Chính những nhu cầu của khách du lịch là yếu tố giúp cộng đồng địa phương xác định và xây dựng được những sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ mang đậm truyền thống văn hóa của địa phương.

M ố i quan h ệ gi ữ a du l ị ch c ộng đồ ng và phát tri ể n du l ị ch b ề n v ữ ng

Muốn phát triển du lịch bền vững cần phải đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững trên cơ sở gắn liền với sự tham gia của cộng đồng địa phương gắn liền với sự phát triển du lịch bền vững Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mang nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế bền vững cho người dân bản địa; đồng thời góp phần bảo vệtài nguyên môi trường sinh thái cũng như bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phương Phát triển du lịch cộng đồng mang lại lợi ích cho người dân địa phương; trong đó cộng đồng dân cư tại địa phương tham gia du lịch cộng đồng với tư cách vừa là người tổ chức, vừa là người thụ hưởng, lại vừa chủ động cung cấp các dịch vụ như nhà nghỉ, phương tiện vận chuyển, phục vụ ăn uống, bán hàng lưu niệm, hỗ trợ du khách và là người hưởng lợi cùng với du khách

Phát triển du lịch thì phải có trách nhiệm với xã hội, Để phát triển kinh tếđịa phương, tôn trọng những giá trị bản địa, giá trị cộng đồng thì du lịch có trách nhiệm là giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng đúng hướng và bền vững Một nền du lịch bền vững thì người dân phải được hưởng lợi trực tiếp từ sự phát triển du lịch của địa phương

Du lịch đang trở thành một ngành kinh tếmũi nhọn của rất nhiều địa phương và của các quốc gia, dân tộc Du lịch mang lại những khoản lợi nhuận khổng lồ từ việc khai thác giá trị tự nhiên, nhân văn tại điểm đến Thế nhưng, mặt trái từ việc phát triển du lịch một cách tự phát, ồạt không gắn với sự phát triển cộng đồng đang dần hé lộ khi nhiều tài nguyên du lịch (bao gồm cả tài nguyên văn hóa lẫn tự nhiên) đang dần bị phá bỏ việc đầu tư và phát triển du lịch một cách ồạt sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy Ý thức được vấn đề đó trong nhiều năm trở lại đây, các quốc gia đã chú trọng phát triển du lịch bền vững gắn hoạt động du lịch với việc phát triển cộng đồng và phát triển hoạt động du lịch cộng đồng là một phần trong phát triển du lịch bền vững Điều 5, Bộ Quy tắc ứng xử toàn cầu trong du lịch của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) khẳng định: Du lịch phải là hoạt động có lợi nhuận cho quốc gia và cho cộng đồng sở tại Theo đó, cộng đồng địa phương nên tham gia các hoạt động du lịch và chia sẻ quyền bình đẳng trong lợi ích kinh tế, xã hội và văn hóa mà hoạt động du lịch đem lại

Các chính sách du lịch nên được ứng dụng theo nhiều cách để giúp đỡ làm tăng lên mức sống của cộng đồng; gắn phát triển du lịch cộng đồng với phát triển kinh tế; tại các vùng nông thôn, vùng núi, biên giới, hải đảo cần phải có chính sách phát triển du lịch riêng để đảm bảo sự bền vững do đây là những vùng dễ bị suy giảm vì kinh tế kém phát triển.

Tại Việt Nam, vai trò của du lịch được xem như là một ngành kinh tế và du lịch góp phần vào xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Các hoạt động du lịch phát triển ở các vùng nông thôn tạo ra nhiều cơ hội cho cộng đồng địa phương Các hoạt động gắn với du lịch cộng đồng tạo thu nhập trực tiếp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng dịch vụ và phát triển bền vững.

Thông qua du lịch, văn hóa địa phương, các vùng miền được tôn trọng, bảo vệ và khai thác phát huy giá trị và được giới thiệu, quảng bá rộng rãi Du lịch cộng đồng mang lại hiệu quả rõ ràng trong quá trình “hiện đại hóa” nông thôn thông qua việc tạo thêm nhiều công ăn việc làm, gìn giữ và phát huy các làng nghề truyền thống, bảo vệ các giá trị cộng đồng.

Du lịch phát triển làm thay đổi diện mạo đô thị Tại các địa phương là trọng điểm phát triển du lịch, đô thị được chỉnh trang, cơ sở hạ tầng và các điều kiện dịch vụ công cộng được quan tâm phát triển

Du lịch tại các vùng miền làm thay đổi mức sống của người dân địa phương, thay đổi nhận thức và từng bước thu hẹp sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn về chất lượng cuộc sống, giảm bớt sức ép về di dân tự do từ các vùng nông thôn tới đô thị, góp phần ổn định trật tự xã hội.

Rõ ràng, không thể phủ nhận những giá trị mà du lịch mang lại cho cộng đồng Tuy nhiên, chính những giá trị này sẽ có tác động ngược lại, giúp du lịch phát triển bền vững Khi cộng đồng phát triển, các dịch vụ du lịch tại điểm đến được nâng lên, chất lượng phục vụ du khách từ đó cũng được nâng cao đem lại nguồn thu dồi dào Các cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch được cải thiện và nâng cao, sản phẩm du lịch đa dạng và phong phú, mang đậm đặc trưng của cộng đồng địa phương Mối quan hệ giữa phát triển du lịch với phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt là phát triển cộng đồng địa phương vì thế càng trở nên khăng khít, gắn bó hơn.

Du lịch cộng đồng là một mô hình phát triển du lịch, trong đó cộng đồng dân cư là người cung cấp các sản phẩm cho khách Cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch và được chia sẻ các lợi ích do du lịch mang lại Phát triển du lịch cộng đồng tạo ra thêm công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho cộng đồng dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo và công cuộc làm giàu của địa phương.

Phát triển du lịch cộng đồng phải theo hướng bền vững, có trách nhiệm, đó là kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ tổ chức, sản xuất du lịch và tham gia tiêu dùng du lịch, nhằm đạt tới một mục đích bảo tồn, tái tạo và phát triển được tài nguyên tự nhiên, giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc Vấn đề con người của cộng đồng làm du lịch thì nhân lực du lịch bản địa được coi là yếu tố quyết định trong phát triển du lịch cộng đồng bền vững Nếu phối hợp lồng ghép việc phát triển du lịch với các chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn, phong trào xây dựng gia đình văn hóa, phong trào trồng cây, trồng và kinh doanh rừng, chăn nuôi hoặc các phong trào khác thì hiệu quả sẽ tăng lên rất nhiều

Bảo tồn và phát triển sự độc đáo riêng có của từng cộng đồng dân cư về di tích, cảnh quan, nếp sống, các lễ hội và các nghề thủ công truyền thống Phát triển du lịch cộng đồng chính là việc khuyến khích cộng đồng dân cư khôi phục và tổ chức lễ hội dân gian truyền thống phục vụ phát triển du lịch; khôi phục các làng nghề, phố nghề sản xuất hàng lưu niệm bằng vật liệu địa phương, tránh sao chép, làm giả các sản phẩm của địa phương vì không làm toát lên tính chất văn hóa của cộng đồng trong sản phẩm, đặc biệt không chạy theo thị hiếu của thị trường mà làm mất đi các giá trị văn hóa truyền thống trong các sản phẩm du lịch, giữ gìn và phát triển các sản phẩm thủ công truyền thống của địa phương không bị thương mại hóa.

Khi phát triển du lịch cần đảm bảo vừa khai thác, vừa bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương; cho các cộng đồng dân cư tham gia vào phát triển du lịch và được hưởng lợi một cách công bằng từ sự phát triển du lịch đem lại; để những giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát triển

Phát triển du lịch cộng đồng gắn liền với phát triển du lịch bền vững, và là một phần không thể thiếu khi phát triển du lịch Phát triển du lịch bền vững nói chung và phát triển du lịch cộng đồng nói riêng đang là mục tiêu phát triển của Việt Nam và các nước trên thế giới trong việc phát triển kinh tế bền vững.

M ộ t s ố mô hình th ự c ti ễ n v ề du l ị ch c ộng đồ ng ở Vi ệ t Nam và trên th ế gi ớ i

1.6.1 Mô hình phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới

Trên thế giới du lịch cộng đồng được xem là một ngành kinh tế giúp xóa đói, giảm nghèo và được phát triển mạnh tại các quốc gia đang phát triển Phát triển du lịch cộng đồng là tiền đề để phát triển kinh tế.

* Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Tamaki Maori, Newzeland

Làng Tamaki Maori nằm ở Rotorua, New Zealand Huyện Rotorua nổi tiếng với tài nguyên địa nhiệt, huyện được bao quanh bởi nhiều hồ trong đó có hồ Rotoura và là nơi sinh sống của cộng đồng Maori Sự tham gia của cộng đồng Maori địa phương vào các hoạt động du lịch bắt đầu từ năm 1990 Nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch đối vớinhững trải nghiệm chân thực và hấp dẫn với cộng đồng địa phương đã dẫn đến thành lập làng Tamaki Maori vào năm 1990 Ngôi làng là một địa điểm để du khách có thể trải nghiệm văn hóa Maori truyền thống và tham gia vào các hoạt động khác nhaubao gồm chuẩn bị thức ăn truyền thống, moko (xăm mình), vũ khí, chạm khắc, các bài hát và khiêu vũ, cũng như các nghi lễ Maori

Sáng kiến du lịch cộng đồng ban đầu xuất phát từ người dân trong làng, những người đã thiết lập các hướng dẫn du lịch sau khi đã tham khảo ý kiến của người lớn tuổi địa phương Tất cả các công nhân làm việc trong làng đều là người

Maori Làng cũng tạo cơ hội cho các nghệ sĩ Maori hoạt động và sở hữu các doanh nghiệp nhỏ Cuối cùng, hoạt động du lịch của làng Tamaki Maori không chỉ quảng bá văn hóa Maori, thúc đẩy giao lưu văn hóa với du khách mà còn nâng cao nhận thức về văn hóa của cộng đồng người Maori

Sự phù hợp giữa lợi ích thương mại và văn hóa của làng Tamaki đã đạt được những thành công khi tuân theo các nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng Những trải nghiệm thú vị về văn hóa đã tạo nên lợi thế cạnh tranh và thành công cho địa phương thông qua hoạt động giao lưu văn hóa giữa khách du lịch và người dân địa phương.

Lợi ích thu được từ hoạt động du lịch cộng đồng

+ Lợi ích kinh tế thông qua việc làm và quyền sở hữu của các doanh nghiệp nhỏ (số lượng người Maori làm việc trong làng tăng từ 5 lên 98người);

+ Trang web Maori trở thành một trong những trang web được truy cập nhiều nhất ở New Zealand;

+ Mức độ hài lòng của khách truy cập cao;

+ Nâng cao nhận thức văn hóa địa phương (ví dụ: sử dụng ngôn ngữ địa phương trong làng);

+ Tạo cơ hội tiếp cận văn hóa truyền thống đối với người Maori ở đô thị + Chống lại định kiến về văn hóa Maori hiện tại;

+ Nhận thức về môi trường (ví dụ: các hoạt động trồng lại) 16

* Mô hình du lịch cộng đồng tại Koh Yao Noi (KYN), Thái Lan Được khởi xướng từ năm 1990 bởicác làng chài nhỏ như một cách để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại cho môi trường tự nhiên bằng cách đánh bắt cá thương mại, cải thiện đời sống của cộng đồng địa phương Hoạt động du lịch cộng đồng được tổ chức từ

16 Asli D.A.Tasci, Kelly J Semrad and Semih S Yilmaz (2013), Community Based Tourism finding the equilibrium in Commec context, Setting the Pathway for the future. dưới lên trong dân làng dẫn đến thành lập câu lạc bộ du lịch sinh thái Câu lạc bộ đã tạo điều kiện cho dân làng tham gia lập kế hoạch và quảnlý phong trào du lịch ngày càng phát triển Mục tiêu của câu lạc bộ là nâng cao nhận thức về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; khuyến khích sự tham gia của địa phương vào du lịch; tạo thêm việc làm và cơ hội thu nhập cho người dân địa phương; hỗ trợ vệ sinh đúng cách, quản lý chất thải và an toàn trong du lịch Dự án du lịch sinh thái có trách nhiệm, một sáng kiến của người Thái đã được Học viện du lịch Cộng đồng phối hợp cùng với câu lạc bộ KYN để phát triển mô hình du lịch bảo tồn, phát triển cộng đồng và chia sẻ đa văn hóa

Câu lạc bộ du lịch cộng đồng KYN thực hiện các hoạt động du lịch phù hợp và phản ánh lối sống địa phương Nó cũng nỗlực giáo dục khách về các truyền thống và phong tục của địa phương, trong khi nâng cao nhận thức về hệ sinh thái xung quanh cho cả khách và người dân địa phương Bờ biển, tham quan đảo, lặn với ống thở, câu cá, leo núi, ngắm chim, đi xe đạp, chèo thuyền, nhà dân, cắm trại lều và chỗ ở trong nhà gỗ là những gì được cung cấp cho khách Ngoài ra câu lạc bộ còn thúc đẩy trải nghiệm với văn hóa nghệ thuật địa phương và trảinghiệm đa văn hóa giữa chủ nhà và khách du lịch.

- Lợi ích do du lịch cộng đồng mang lại đối với dân cư và địa phương:

+ Tăng thu nhập hàng năm cho các hộ gia đình địa phương (lên đến 10%);

+ Cơ hội bình đẳng cho tất cả các thành viên cộng đồng tham gia vào việc ra quyết định thông qua một hệ thống luân chuyển;

+ Cải thiện điều kiện sống và chất lượng dịch vụ cho khách du lịch; + Bảo tồn văn hóa địa phương thông qua giáo dục khách du lịch; + Thúc đẩy thực hành đánh bắt bền vững;

+ Bảo vệ đại dương, rừng địa phương và cỏ biển; + Tăng các loài sinh vật biển địa phương;

+ Ngăn chặn lưới kéo thương mại

+ Nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực từ du lịch đại chúng ở các điểm đến gần đó (Krabi và Phuket);

+ Sự nhạy cảm của người dân địa phương trước những tác động từ hoạt động du lịch.

+ Hệ thống luân chuyển: Sự tham gia vào các hoạt động du lịch của các gia đình địa phương xảy ra thông qua một hệ thống luân chuyển mà qua đó cơ hội bình đẳng cho tất cả được duy trì;

+ Nhu cầu đa dạng hóa thu nhập và bảo vệ môi trường để đảm bảo bền vững;

+ Hợp tác là cần thiết giữa các cộng đồng địa phương, tổ chức phi chính phủ, khu vực tư nhân và công cộng 17

1.6.2 Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam Ở Việt Nam, vào cuối thập kỷ XX, loại hình du lịch cộng đồng là loại hình du lịch còn mới được bắt đầu nghiên cứu, thử nghiệm tại một số khu vực một số địa phương, vừa làm vừa rút kinh nghiệm Hiện nay, du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch mới đang thu hút khách nhất và đang là loại hình du lịch được ưa chuộng nhất Du lịch cộng đồng luôn là loại hình du lịch thu hút đông đào nhất lượng khách du lịch tham gia Ở nước ta đã có rất nhiều địa phương thành công với loại hình du lịch cộng đồng, và du lịch cộng đồng là loại hình du lịch chính được các địa phương đó lựa chọn để phát triển du lịch.

1.6.2.1 Mô hình du lịch cộng đồng tại Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình Ở nước ta có những mô hình du lịch cộng đồng đặc trưng và tiêu biểu như: mô hình du lịch cộng đồng homestay tại Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình), với mô hình du lịch này du khách đến với Phong Nha – Kẻ Bàng không chỉ đơn thuần đến để lưu trú mà để tham quan và trải nghiệm, thưởng thức văn hóa đặc sắc của người dân vùng đất di sản, vì vậy khách đến đây không lựa chọn các khu nhà nghỉ, khách

17 Asli D.A.Tasci, Kelly J Semrad and Semih S Yilmaz (2013), Community Based Tourism finding the equilibrium in Commec context, Setting the Pathway for the future sạn cao cấp mà lựa chọn ở homestay để hòa mình vào cuộc sống của người dân bản địa Khách du lịch đến Phong Nha còn được làm nhữngcông việc thông thường của người nông dân như cưỡi trâu, cuốc đất, làm ruộng, tắm sông mang lại cảm giác thú vị cho du khách đến Phong Nha.

1.6.2.2 Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Lác, Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

Ngoài Quảng Bình, còn có một số địa phương khác cũng thực hiện du lịch cộng đồng, nhưmô hình du lịch cộng đồng tạiBản Lác – Mai Châu Bản Lác, thuộc xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, là nơi sinh sống của người Thái với 5 dòng họ:họ Hà, họ Lò, họ Vì, họ Mác và Lộc Theo tiếng của địa phương gọi là Bản Lạc, nghĩa là nơi hội tụ của những người Thái làm nghề buôn bán, hoặc đi tha phương cầu thực, gặp miền đất lành nên ở lại làm ăn sinh sống, Bản Lác đã có tuổi đời trên 700 năm, đến nay có trên 100 hộ dân Trước đây dân bản chỉ sống dựa vào nghề trồng lúa, làm nương và dệt thổ cẩm Sau này, vẻ đẹp tiềm ẩn của Bản Lác đã dần được du khách khám phá Năm 1993, UBND huyện Mai Châu chính thức đề nghị tỉnh Hòa Bình cho phép khách du lịch nghỉ qua đêm trong bản Cũng từ đó, cái tên Bản Lác đã được nhiều người biết đến

Cả Bản Lác thường xuyên có 6 đội văn nghệ, ban ngày đi làm ruộng, làm nương, buổi tối biểu diễn phục vụ khách du lịch, một chương trình biểu diễn chừng

THỰ C TR Ạ NG VÀ TRI Ể N V Ọ NG PHÁT TRI Ể N DU L Ị CH

T ổ ng quan v ề Khánh Hòa

2.1.1 T ổng quan về Khánh Hòa và du lịch Khánh Hòa 2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ của nước ta, có phần lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực bắc: 12 0 52'15'' vĩ độ Bắc Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, điểm cực nam:

11 0 42' 50'' vĩ độ Bắc Phía Tây giáp tỉnh Đăk Lắk, Lâm Đồng, điểm cực tây:

108 0 40’33'' kinh độĐông Phía Đông giáp Biển Đông, điểm cực đông: 109 0 27’55'' kinh độ Đông Mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh, cũng chính là điểm cực Đông trên đất liền của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam

Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa)

Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, tỉnh Khánh Hòa còn có vùng biển, vùng thềm lục địa, các đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sa Bên trên phần đất liền và vùng lãnh hải là không phận của tỉnh Khánh Hòa.

Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa có ảnh hưởng lớn đến các yếu tố tự nhiên khác như: khí hậu, đất trồng, sinh vật Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa còn có ý nghĩa chiến lược về mặt quốc phòng vì tỉnh Khánh Hòa nằm gần đường hàng hải quốc tế, có huyện đảo Trường Sa, cảng Cam Ranh và là cửa ngõ của Tây Nguyên thông ra Biển Đông.

Về Hình dạng - diện tích

Tỉnh Khánh Hòa có hình dạng thon hai đầu và phình ra ở giữa, ba mặt là núi, phía Đông giáp biển Nếu tính theo đường chim bay, chiều dài của tỉnh theo hướng Bắc Nam khoảng 160km, còn theo hướng Đông Tây, nơi rộng nhất khoảng 60km, nơi hẹp nhất từ 1 đến 2km ở phía Bắc, còn ở phía Nam từ 10 đến 15km.

Diện tích của tỉnh Khánh Hòa là 5.197km 2 (kể cả các đảo, quần đảo), đứng vào loại trung bình so với cả nước Vùng biển rộng gấp nhiều lần đất liền Bờ biển dài 385km, có khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san hô trong quần đảo Trường Sa.

Khánh Hòa là một tỉnh nằm sátdãy núi Trường Sơn, đa số diện tích là núi non, miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400km², chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển Núi ở Khánh Hòa tuy hiếm những đỉnh cao chót vót, phần lớn chỉ trên dưới một ngàn mét nhưng gắn vớidãy Trường Sơn, lại là phần cuối phía cực Nam nên địa hình núi khá đa dạng Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Hòn Giao (2.062m) thuộc địa phận huyệnKhánh Vĩnh Các đồng bằng lớn ở Khánh Hòa gồm có đồng bằng Nha Trang, Diên Khánh nằm ở hai bên sông Cái với diện tích khoảng 135km²; đồng bằng Ninh Hòa do sông Dinh bồi đắp, có diện tích 100 km² Ngoài ra, Khánh Hòa còn có hai vùng đồng bằng hẹp là đồng bằng Vạn Ninh và đồng bằng Cam Ranh ở ven biển, cùng với lượng diện tích canh tác nhỏ ở vùng thung lũng của hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.

Khánh Hòa là một trong những tỉnh có đường bờ biển đẹp của Việt Nam Đường bờ biển kéo dài từ xãĐại Lãnh tới cuốivịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng

385 km tính theo mép nước với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, cùng khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ Khánh Hòa có sáu đầm và vịnh lớn là:vịnh Vân Phong, Nha

Trang, Cam Ranh, Hòn Khói, đầm Nha Phu, Đại Lãnh Trong đó, nổi bật nhất vịnh Cam Ranh với chiều dài 16km, chiều rộng 32km, thông với biển thông qua eobiển rộng 1,6km, có độ sâu từ 18 - 20m và thường được xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt nhấtĐông Nam Á

Sông ngòi ở Khánh Hòa nhìn chung ngắn và dốc, cả tỉnh có khoảng 40 con sông dài từ 10km trở lên, tạo thành một mạng lưới sông phân bố khá dày Hầu hết các con sông đều bắt nguồn tại vùng núi phía Tây trong tỉnh và chảy xuốngbiển phía Đông Dọc bờ biển, cứ khoảng 5 - 7 km có một cửa sông Các con sông lớn ở Khánh Hòa phải kể đến: sông Cái Nha Trang, sông Dinh (hay còn gọi là sông Cái Ninh Hòa), sông Tô Hạp (huyện Khánh Sơn).

Khánh Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực khí hậunhiệt đới gió mùa Song khí hậu Khánh Hòa có những nét biến dạng độc đáo với các đặc điểm riêng biệt So với các tỉnh, thành phía Bắc từđèo Cảtrở ra và phía Nam từGhềnh Đá Bạctrở vào, khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn do mang tính chất củakhí hậu đại dương Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26,7°C

Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào Khánh Hòa thấp chỉ có khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển Việt Nam.

2.1.1.2 Lịch sử văn hóa xã hội

Nền văn hóa ở Khánh Hòa trải qua lịch sử hình thành và phát triển rất lâu đời và gắn với nhiều nền văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau trong quá trình hình thành và phát triển vùng đất Khánh Hòa

Khánh Hòa không chỉ được biết đến là vùng đất thiên thời địa lợi nhân hòa mà còn là vùng đất với những con người giản dị, phóng khoáng song cũng thật nghĩa tình, thủy chung Sách Đại Nam nhất thống chí, bộ quốcsửlớnởnước ta thời Nguyễn còn ghi lại những nét đẹp về văn hóa của vùng đất và con người Khánh

Th ự c tr ạ ng kinh t ế - xã h ộ i ở huy ện Khánh Vĩnh, tỉ nh Khánh Hòa

Khánh Vĩnh là một trong hai huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa Cũng là một trong hai huyện nghèo nhất của tỉnh với khá đông đồng bào dân tộc thiểu số

25 Dân t ộc Ê Đê C ổng Thông tin điệ n t ử Chính ph ủ Vi ệ t Nam Truy c ậ p 14/07/2019 sinh sống Trong những năm gần đây huyện miền núi Khánh Vĩnh đã có nhiều đổi thay, chất lượng đời sống của người dân dần được cải thiện và nâng cao, nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu đã được chuyển dần sang nền kinh tế dịch vụ - du lịch Tình hình kinh tế xã hội ở huyện Khánh Vĩnh đã có sự thay đổi nhanh chóng và đạt được hiệu quả cao Giảm tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Khánh Vĩnh theo hướng giảm nghèo đa chiều

Khánh Vĩnh là một huyện miền núi với diện tích tự nhiên là 1165 km2, trong đú rừng và đất rừng chiếm hơn ắ diện tớch, dõn cư chủ yếu là đồng bào cỏc dõn tộc Raglai, Ê đê, T’Rin, kinh tế chủ yếu tập trung vào nông – lâm nghiệp Từnăm 2017 đến nay kinh tế Khánh Vĩnh có sự chuyển hướng và phát triển khởi sắc Tổng sản lượng lương thực năm 2019 đạt 5.165 tấn, bằng 94,4% so với kế hoạch đề ra và bằng 97,4% so với năm 2018 26 Cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển dịchtừ sảnxuất cây trồngtruyềnthống có giá trị kinh tếthấp sang cây trồng có giá trị kinh tế cao và từngbước hình thành các vùng sảnxuất tập trung vềtrồngtrọt,chăn nuôi; ứngdụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất Một số loại cây ăn quả đã được đưa vào trồng thực nghiệm, bước đầu đã phát huy hiệu quả, điển hình như cây bưởi da xanh, cây sầu riêng, cây xoài, cây mít Bên cạnhđó, trong nhữngnăm qua, đượcsựđầu tưcủa Nhà nước, cộng với các nguồn vốn khác, huyện đã chú trọng đầu tư nhiều công trình, hạ tầngkỹthuậtphụcvụ sản xuất nông nghiệp nhưhệ thống kênh mương nội đồng; hệ thống giao thông nông thôn góp phần đáp ứng nhu cầu nước tưới cho vùng sản xuất lúa, vùng trồng cây công nghiệp, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng và tạo thuận lợi trong khâu thu hoạch, vận chuyển tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân

Song song với việcchuyểndịch cơcấu cây trồng,vật nuôi; xây dựngkếtcấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, khu vực nông thôn cũng được huyện quan tâm đầu tư, phát triểnnhằm cải thiện, nâng cao đời sốngvật chất, tinh thần và thay đổi tập quán sản xuất, canh tác cho cư dân nông thôn Hiện nay, hệ thống cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm đã được xây dựng cơ bản hoàn chỉnh, kiên cố, đáp

26 Báo cáo tình hình kinh t ế - xã h ội năm 2019 và phương hướ ng nhi ệ m v ụ năm 2020 củ a huy ện Khánh Vĩnh ứng điều kiện đi lại, học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, thể dục - thể thao của người dân trong huyện Cùng vớichương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn, các cuộc vận động, các phong trào thi đua được đẩy mạnh gắn với xây dựng gia đình văn hóa, thôn, xã văn hóa… đã thay đổi từng bước diện mạo nông dân, nông thôn ở Khánh Vĩnh. Đến nay, 100% số xã được phủ sóng truyền thanh - truyền hình, có trạm y tế và hệ thống trườnghọc từ mẫu giáo đến tiểuhọc, 99% số hộ dân ở nông thôn được sửdụng điện,gần 90% số hộ đượcsử dụngnước hợpvệ sinh; số hộ có phương tiện và các thiếtbị hiệnđại phục vụ sinh hoạt ngày càng nhiều Sốhộ giàu ở nông thôn tăng lên, số hộ nghèo giảm,cụthể: Năm 2008 toàn huyện 2.538 hộ nghèo, chiếmtỷ lệ 37,7%, đến năm 2015 có 452 hộ nghèo, chiếm tỷ lệnăm 5,1% và đến năm 2017 theo tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Khánh Vĩnh tăng lên khá cao, chiếm tỷ lệ 52,1% Đến cuối năm 2019 số hộ nghèo trên địa bàn huyện là 3.194 hộ, giảm 1.007 hộ so với đầu năm, giảm 11,1% và vượt 21,3% so với kế hoạch được giao Tổng thu ngân sách đạt 108,1 triệu đồng, thu ngoài quốc doanh đạt 65 tỷđồng Huyệncũng tranh thủ các nguồnđầu tư của Trung ương, của tỉnh để từng bước hoàn thành việc xóa nhà tranh tre, nhà tạm cho hộ nông dân nghèo, hộ đồng bào dân tộcthiểu số ở các xã còn khó khăn Ngoài ra, để nâng cao chất lượng cho lao động nông thôn, huyện cũng chú trọng đến công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Năm 2008, số lao động nông thôn được đào tạo nghề là 2.018 người, chiếm tỷ lệ 12,2% so với lao động đang tham gia hoạt động kinh tế; đến năm 2017, số lao động nông thôn được đào tạo nghề là 5.296 người, chiếm tỉ lệ 28,5% so với tổng số lao động đang tham gia hoạt động kinh tế,tăng 3.278 người so với năm 2008 Đặc biệt,lần đầu tiên, huyện Khánh Vĩnhđã xuấtkhẩuđược lao động sang làm việctạithịtrườngẢrập Xê út 27

Nhiều hộ gia đình nông dân ở Khánh Vĩnh đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ cây Bưởi da xanh Mặt khác, để ngành nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững, huyện Khánh Vĩnh đã quan tâm chỉ đạo xây dựng các mô hình hợp tác, liên

27 Đề án gi ả m nghèo b ề n v ữ ng huy ệ n Kh ánh Vĩnh, giai đoạ n 2018-2020 kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, qua đó góp phần nâng cao chất lượng,số lượng,đầu ra và xây dựngthương hiệu cho sảnphẩm nông nghiệp.Đến nay, toàn huyện có 13 Tổhợp tác sảnxuất nông nghiệp, 01 Hợp tác xã nông nghiệp và hiện nay đang xúc tiến thành lập thêm 02 Hợp tác xã nông nghiệp khác Huyệncũng kêu gọi các công ty trong và ngoài tỉnhđầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, hiện nay đã có một số công ty quan tâm và đầu tư trên địa bàn huyện như

Công ty TNHH Nhật Minh, Công ty TNHH Nông nghiệp thương mại bền vững Diệp Châu, Công ty Cổ phầnthủy sản Thông Thuận, Công ty Dược liệu Liên Sơn, Công ty cá TầmĐàLạt…

Tuy nhiên, bên cạnhnhữngkết quảđạtđược, trong quá trình triển khai Nghị quyết tam nông trên địa bàn huyện còn một số khó khăn,hạn chế như chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, quy mô còn nhỏ lẻ Kinh tế một số xã vẫn mang nặng tính thuần nông; ngành nghề nông thôn, dịch vụ nông nghiệp phát triển còn chậm; kinh tế trang trại tuy có phát triển nhưnghiệu quả kinh tếchưa cao, chưa thật sự là những nhân tố thúc đẩy nông nghiệp và phát triển nông thôn Mặt khác, đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thịtrường nên giá nông sản thường bấp bênh, không ổn định, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc xác định cây trồng, vật nuôi chủlực trong từng giai đoạn,đến đời sống người nông dân, nhịp độ sản xuất và các đơn vị sản xuất kinh doanh gắn với nông nghiệp trên địa bàn huyện; một bộ phận người dân còn có tâm lý trông chờ, ỷlại vào nhà nước nên chưa tích cực trong việc phát huy nộilựcđể thoát nghèo 28

2.3 Thực trạng và triển vọng phát triển du lịch ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa

2.3.1 Th ực trạng phát triển du lịch ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa

Huyện Khánh Vĩnh có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và đa dạng, đó là sựđa dạng của các di tích lịch sử cùng bề dày truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số địa phương với các phong tục truyền thống, những làn điệu dân ca, điệu múa, các lễ hội truyền thống của đồng bào; cùng với điều kiện thời

28 Đổi thay ở Khánh Vĩnh qua hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn-cổng thông tin điện tử huyện Khánh Vĩnh (truy cập ngày 23/07/2019) tiết ôn hòa, lý tưởng… tất cả đã làm nên sự đa dạng, phong phú và mang đến những cảm giác mới lạ cho khách du lịch khi đến Khánh Vĩnh Bên cạnh tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch, hoạt động du lịch ở huyện Khánh Vĩnh còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục và giải quyết Thực trạng phát triển du lịch hiện nay ở Khánh Vĩnh chưa được khai thác hiệu quả Đặc biệt hoạt động du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái gắn với liền với du lịch cộng đồng vẫn chưa được chú trọng phát triển, chưa được đầu tư và khai thác đúng mức Chưa khai thác triệt để và hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch thiên nhiên cho phát triển du lịch

Việc khai thác tài nguyên du lịch vẫn chưa phù hợp và chưa tương xứng với tài nguyên du lịch của địa phương

Các điểm du lịch tại huyện Khánh Vĩnh mới chỉ tập trung khai thác tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn theo góc độ của du lịch sinh thái và lồng ghép vào đó các giá trịvăn hóa truyền thống của địa phương, chứ chưa thật sự phát triển hoạt động du lịch cộng đồng Cũng có điểm du lịch do người dân địa phương xây dựng nhưng cũng chủ yếu là du lịch sinh thái chứchưa phải là du lịch cộng đồng, như điểm du lịch suối Lách – Yang Ly, huyện Khánh Vĩnh là một ví dụ Đây là điểm du lịch do Mà Giá, một già làng dân tộc Raglai đầu tư xây dựng, theo hình thức tự phát, manh mún, nhỏ lẻ với loại hình du lịch sinh thái, chứ chưa được đầu tư phát triển theo hình thức du lịch cộng đồng, nên tiềm năng phát triển du lịch của Khánh Vĩnh vẫn chưa được khai thác hiệu quả;

Các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh chưa chú trọng phát triển, các hoạt động du lịch chỉ là tự phát chưa được chính quyền địa phương quan tâm và có định hướng phát triển đúng đắn Điều kiện đi lại đến các điểm du lịch còn khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, hệ thống đường giao thông chưa được nâng cấp, gây khó khăn cho việc tham quan, nghỉ dưỡng của khách du lịch Hệ thống lưu trú, nhà nghỉ cho khách du lịch chưa được xây dựng theo quy hoạch, hoạt động khai thác du lịch mới chỉ dừng lại ở việc tham quan, vui chơi, giải trí, các hoạt động team buding… diễn ra trong ngày, chưa khai thác phát triển hệ thống nhà nghỉ để khách du lịch có thể hòa vào cuộc sống của đồng bào Có thể nói du lịch Khánh Vĩnh có nhiều lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng, nhưng tiềm năng thế mạnh đó vẫn chưa được khai thác hiệu quả và triệt để Để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát 150 khách du lịch và 50 nhân viên làm trong lĩnh vực du lịch tại các điểm du lịch ở huyện Khánh Vĩnh, đồng thời tác giả cũng tiến hành phỏng vấn người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch để lấy ý kiến đóng góp, làm căn cứ cho đề tài Qua quá trình thu thập và xử lý kết quả khảo sát khách du lịch và nhân viên du lịch và người dân địa phương, có thể đánh giá như sau Đa số những người được khảo sát và phỏng vấn đánh giá phát triển du lịch cộng đồng rất cần thiết đối với huyện Khánh Vĩnh.

Khách du lịch Nhân viên du lịch

Biểu đồ 2.3.1.1 Biểu đồ về sự cần thiết phát triển du lịch cộng đồng ở Khánh Vĩnh

(Nguồn: Số liệu khảo sát của học viên tháng 9/2019)

Thực trạng phát triển du lịch hiện nay ở Khánh Vĩnh chưa được khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn cho phát triển du lịch, đặc biệt là hoạt động du lịch cộng đồng Việc khai thác các tài nguyên du lịch vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch của huyện, chưa khai thác triệt để các nguồn tài nguyên để phát triển du lịch, hoạt động phát triển du lịch chưa gắn với quy hoạch, thiếu định hướng lâu dài, chưa được chính quyền chú trọng đầu tư khai thác

Hiện tại trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh cũng có các điểm du lịch đã và đang được khai thác, đưa vào hoạt động như: Khu du lịch Yang Bay, khu An Tim (xã Khánh Phú); khu suối khoáng nóng Nhân Tâm (xã Khánh Hiệp); khu du lịch Mà Giá (xã Giang Ly) Tuy nhiên trong 4 điểm du lịch này, chỉ có điểm du lịch Yang Bay được Tổng công ty du lịch Khánh Việt đầu tư khá quy mô, nên thu hút được một lượng lớn khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng; đồng thời giải quyết được nhiều lao động cho địa phương Phần lớn nhân viên làm việc tại khu du lịch Yang Bay là đồng bào dân tộc của huyện, một số ít là người Kinh sinh sống tại huyện Khánh Vĩnh Mặc dù được đầu tư khá quy mô nhưng hoạt động du lịch tại Yang bay chủ yếu là du lịch sinh thái kết hợp với biểu diễn nhạc cụ dân tộc, giao lưu văn hóa với khách du lịch Các điểm du lịch còn lại đều do tư nhân tựđầu tư nên còn rất hoang sơ Hầu hết các điểm du lịch chỉ mới tận dụng được lợi thế về thiên nhiên như: suối nước, vườn đồi, mỏ nước khoáng nóng để khai thác du lịch; còn các yếu tố như cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở lưu trú, tuyến du lịch đều chưa được đầu tư Điển hình như khu du lịch An Tim, do ông Huỳnh Thanh Tâm phụ trách, rộng 10ha nhưng cũng chỉ tận dụng vườn cây, ao cá và dựng thêm chòi nghỉ, nhà hàng để thu hút khách Tuy nhiên lượng khách đến đây rất ít, chủ yếu phục vụ nhu cầu dã ngoại của giáo viên và học sinh vào những dịp cuối tuần Điểm du lịch khác là suối Lách –Yang Ly do Mà Giá, một già làng người Raglai đầu tư khai thác Điểm du lịch tận dụng dòng chảy của suối nước, dựng thêm chòi để khách thuê nghỉ ngơi, vui chơi vào những dịp cuối tuần, ngày lễ Các chòi nghỉđược dựng đơn sơ bằng tre, nứa, chưa được đầu tư bài bản, được phục vụăn tại chòi khi khách có yêu cầu

GIẢ I PHÁP PHÁT TRI Ể N DU L Ị CH C ỘNG ĐỒ NG Ở HUY Ệ N KHÁNH VĨNH, TỈ NH KHÁNH HÒA

M ộ t s ố gi ả i pháp phát tri ể n du l ị ch c ộng đồ ng

3.1.1 Gi ải pháp về quản lý

Tăng cường công tác tuyên truyền định hướng, có những chính sách về xúc tiến và quảng bá du lịch;

Chính quyền địa phương cần quan tâm định hướng phát triển những sản phẩm du lịch cộng đồng gắn liền với văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số: khai thác những giá trị văn hóa nghệ thuật, biểu diễn nhạc cụ dân tộc (Mã la, đàn chapi, đàn đá…), nghề thủ công truyền thống Bên cạnh đó, cần có chính sách định hướng, phát triển những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của cư dân địa phương, tham quan những vườn cây ăn trái đặc trưng của địa phương như mít, sầu riêng, bưởi da xanh;

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cần có những chính sách tuyên truyền, vận động người dân tham gia phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Quan tâm, đầu tư phát triển những điểm du lịch còn hoang sơ (Thác Mấu, suối Lách, suối Mơ…) để phát triển du lịch Có cơ chế, chính sách hỗ trợ về vốn, đầu tư cơ sở hạ tầng đối với những điểm du lịch do người dân thành lập như khu du lịch Yang Ly, khu du lịch An Tim để mở rộng quy mô, phát triển sản phẩm du lịch đa dạng đến với du khách; Đểlàm được điều đó, huyện Khánh Vĩnh vận động đồng bào tham gia những lớp học đào tạo nghềcho người dân địa phương theo đề án của chính phủ Mở lớp đào tạo về du lịch cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số, vì chính họ sẽlà người cung cấp sản phẩm du lịch cộng đồng đến với khách du lịch;

Phối hợp với các cơ sở giáo dục mở các lớp đào tạo nghiệp vụ, kỹnăng du lịch cho cộng đồng địa phương; bồi dưỡng kiến thức về du lịch cộng đồng đểngười dân nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm đối với hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Khánh Vĩnh;

Huyện Khánh Vĩnh có nhiều thành phần dân tộc thiểu số sinh sống đã tạo nên sự phong phú, đa dạng về các loại hìnhvăn hóavật thể, phi vật thể mang đậm nét đặc trưng như lễ cưới, lễ bỏ mả, lễ mừng lúa mới, lễ mừng nhà mới, lễ hội tung còn…, cùng với các loại nhạc cụ dân tộc như mã la, đinh năm, đinh chót, chapi…; những làn điệu dân ca Raglai, then của dân tộc Tày…, điều đáng tiếc là các giá trị văn hóa này đang dần bị mai một Trướcmắt, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, gắn văn hóa truyền thống với việc phát triển du lịch Các cấp, ngành cần tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác văn hóadân gian để phát triển du lịch;

Tiếp tục tăng cường công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, hỗ trợ và đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp hệ thống đường giao thông liên huyện Đồng thời, hỗ trợ cộng đồng địa phương trong việc phát triển du lịch Chính quyền cần có những chính sách, đầu tư cho các điểm du lịch mới của huyện như Yang Ly, An Tim, Thác Mấu …phát triển du lịch cộng đồng Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân tham gia làm kinh tế, phát triển du lịch;

Có chính sách phát triển dịch vụ dụ lịch gắn với quy hoạch xây dựng các điểm du lịch, tour du lịch và đô thị nhằm phát triển đồng bộ và bền vững Trong kế hoạch phát triển tổng thể huyện Khánh Vĩnh, địa phương đã xác định du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch cộng đồnggắn với sản xuất nông nghiệp sạch, tham quan vườn cây ăn trái là các sản phẩm du lịch chủ yếu của huyện đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

Có chính sách quy hoạch các điểm du lịch, tour du lịch theo hướng phát triển phù hợp với điều kiện của từng điểm du lịch như:

- Các điểm du lịch sinh thái gồm: Khu du lịch công viên sinh thái thác Yang

Bay (Khánh Phú), suối khoáng nóng Khánh Thành, thác Ziông (xã Khánh Trung), suối khoáng nóng Khánh Hiệp (xã Khánh Hiệp), Suối Mẫu, Đá Dài (xã Khánh Thượng), khu du lịch tiếng Đá, Suối Lách, thác Yang Ly (xã Giang Ly), điểm du lịch sinh thái Hòn Giao, điểm dừng chân BếnLội ven đường đèo Khánh Lê - Lâm Đồng (xã Sơn Thái);

- Du lịch cộng đồng: Huyện Khánh Vĩnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như đồng bào T’ring, Raglai, Êđê đã tạo nên một nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc của địa phương như:Nghề rèn, đan gùi, Với lợi thế là rừng nguyên sinh có nhiều sông, suối tự nhiên, khí hậu mát mẻ, giao thông thuận tiện cho việc đi lại để tổ chức các cuộc picnic, cắm trại, tham quan và nghỉ dưỡng là điều kiện lý tưởng kết hợp các tour du lịch sinh thái với du lịch văn hóa để khám phá phong tục, tập quán và con người nơi đây;

- Du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp: Trên địa bàn Khánh Vĩnh hiện nay có nhiều vườn cây ăn trái với nhiều loại trái cây đặc sản: Xoài Úc, bưởi da xanh, sầu riêng, mít nghệ tại địa bàn các xã Sông Cầu, Khánh Nam, Khánh Trung, Khánh Phú, thị trấn Khánh Vĩnh Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các tour du lịch kết hợp với du lịch văn hóa, du lịch sinh thái trên địa bàn huyện.

3.1.2 Gi ải pháp về đào tạo nhân lực du lịch

Trong thời gian tới để phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn huyện, cần có kế hoạch, xây dựng chiến lược tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực, ưu tiên đối với người dân địa phương; thu hút đội ngũ lao động có trình độ chuyên ngành về du lịch tại các trường dạy nghề về làm việc tại địa phương Chú trọng công tác đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn là đồng bào dân tộc;

Huyện Khánh Vĩnh tập trung rất đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, sốlượng lao động được qua đào tạo về du lịch còn ít Do điều kiện kinh tếđồng bào còn nhiều khó khăn, gia đình thuộc diện hộ nghèo, hộ khó khăn nên số lượng lao động có điều kiện học nghề còn ít, chưa được đào tạo bài bản về du lịch Do đó, cần tổ chức bồi dưỡng kiến thức về du lịch, mở những khóa đào tạo về du lịch cộng đồng cho chính đồng bào dân tộc để trở thành những hướng dẫn viên du lịch tại điểm

Tập huấn kiến thức về du lịch và tâm lý khách, kỹnăng về phục vụ khách; nâng cao ý thức chấp hành quy định tại điểm du lịch, ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch cho cộng đồng địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu sốkhi khai thác, đầu tư phát triển hoạt động du lịch tại địa phương.

Cần có chính sách nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo cho lao động nông thôn, kế hoạch đến năm 2020 sẽ tiếp tục mở những lớp đào tạo nghề thường xuyên và sơ cấp cho một lượng lớn lao động nông thôn là đồng bào dân tộc tại địa phương;

Xây dựng cơ cấu lao động đến năm 2020 đạt mục tiêu phát triển theo hướng ngành nghề nông nghiệp chiếm 61,6%, phi nông nghiệp chiếm 38,4%, đến năm 2030: Nông nghiệp chiếm 35,6%, phi nông nghiệp chiếm 64,4% Nâng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề lên 40,5% vào năm 2025 và trên 50% vào năm 2030

Số người lao động có việc làm tăng thêm bình quân mỗi năm là 500 - 700 người theo đề án phát triển tổng thể của huyện;

Khuyến khích và mở rộng hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số của huyện, đặc biệt là ngành nghề phi nông nghiệp để phù hợp với đề án phát triển du lịch của địa phương Đẩy nhanh xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện cho mọi người dân đều có cơ hội được học tập, nâng cao trình độ nhất là đồng bào dân tộc thiểu số học các nghề về du lịch

Tiếp tục phối hợp với Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Khánh Vĩnh đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn năng lực

3.1.3 Gi ải pháp về bảo tồn tài nguyên du lịch

M ộ t s ố ki ế n ngh ị

Để du lịch cộng đồng trở thành nền kinh tế mũi nhọn của địa phương giúp xóa đói giảm nghèo, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa tố đẹp của địa phương; góp phần phát triển kinh tế và xã hội, tác giả có một số kiến nghị đối với chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý địa phương; cộng đồng địa phương; và công ty du lịch cụ thểnhư sau:

3 2.1 Đối với chính quyền, cơ quan quản lý địa phương

Cần có những chính sách quy hoạch theo từng vùng kinh tế, từng khu vực sinh sống của đồng bào dân tộc Xây dựng các tiểu vùng phát triển kinh tế chủđạo theo điều kiện đặc trưng riêng của từng vùng kinh tếđể phát triển du lịch cộng đồng

Bên cạnh đó, huyện Khánh Vĩnh cần đề ra những biện pháp, chính sách đầu tư phát triển du lịch cộng đồng hợp lý để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đang dần bị mai một, phục dựng các làng nghề truyền thống, lễ hội văn hóa truyền thống đang dần bị mai một;

Ngoài ra, cần bố trí nguồn kinh phí cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số; có chính sách đãi ngộ hợp lý cho các nghệ nhân văn hóa, bởi hiện nay, phần lớn các nghệ nhân đều đã cao tuổi, hoàn cảnh gia đình khó khăn; đưa văn hóa truyền thống vào giảng dạy trong các trường học để học sinh có ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc mình.

Có chính sách khuyến khích người dân địa phương làm du lịch và tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch; có chính sách đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhân lực làm việc trong ngành du lịch; tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên làm du lịch, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch cung cấp cho khách tại các điểm du lịch;

Mặt khác, chính quyền địa phương cần phải có những chính sách đầu tư, hỗ trợ và khuyến khích cộng đồng địa phương phát triển du lịch, đặc biệt là nhứng điểm du lịch tự phát của người dân như điểm du lịch Giang Ly, điểm du lịch An Tim … thành điểm du lịch cộng đồng; cần có chính sách quy hoạch và phát triển thành khu du lịch, điểm du lịch theo khu vực phân bổ tài nguyên du lịch;

Nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường liên thôn, liên xã; phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển du lịch cụ thể cho từng khu vực, từng địa bàn dân cư;

Mặt khác, chính quyền cần quan tâm đầu tư, chú trọng phát triển du lịch cộng đồng, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng địa phương thông qua những hoạt động du lịch;

Có chính sách đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú; có chính sách cho phép khách du lịch được ở lại trong các bản làng của đồng bào dân tộc và tham gia vào các hoạt động giao lưu văn hóa, lễ hội truyền thống của người dân địa phương;

Có cơ chế, chính sách khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch; tạo điều kiện giải quyết việc làm cho cộng đồng địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số; nên có những chính sách đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xúc tiến du lịch, khai thác thông tin truyền thông; Để có thể phát triển khu du lịch cộng đồng, cần phải thực hiện công tác quy họach đầu tư khai thác phát triển du lịch ở miền núi từnăm 2020 đến năm 2025 và sau

2025 với việc đầu tư khai thác hợp lý từng giai đọan với các biện pháp thích hợp

Từ việc qui hoạch thống nhất bản đồ du lịch, huyện nên thực hiện từng bước đầu tư khai thác với việc xây dựng hệ thống hạ tầng như giao thông; điện; nước và các hạng mục phụ trợ phục vụ cho du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng;

Bên cạnh đó, cần sưu tầm các hình thức văn hóa dân tộc, xây dựng các chương trình văn hóa để phục vụ tại các điểm du lịch như dạ hội cồng chiêng, các chương trình văn nghệ dân tộc Ê đê, Ralay, T’rin; cần khôi phục, phát huy ngành nghề truyền thống đồng bào dân tộc nhằm sản xuất các mặt hàng như dệt thổ cẩm, đan lát để quảng bá đặc trưng du lịch miền núi Để làm được điều đó, lãnh đạo địa phương cần phải thực hiện tốt công tác vận động, bảo tồn các làng nghề truyền thống của địa phương Triển khai tốt chính sách bảo vệ môi trường sinh thái miền núi mà việc lớn nhất là bảo vệ rừng

3 2.2 Đối với cộng đồng địa phương

Thành lập ban quản lý du lịch để điều hành, quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh, mỗi xã có điểm du lịch thành lập ban quản lý của xã đó do cộng đồng địa phương chịu trách nhiệm điều hành, duy trì các hoạt động;

Bên cạnh đó, cần thành lập những đội văn nghệthường xuyên biểu diễn các lễ hội, điệu múa truyền thống của đồng bào dân tộc mình tại các khu, điểm du lịch cộng đồng Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống thông qua hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các điểm du lịch;

Bồi dưỡng, đào tạo cho thể hệ trẻ về lễ hội, làn điệu dân ca truyền thống, đào tạo thế hệ trẻ về biểu diễn nhạc cụ dân tộc truyền thống của cộng đồng địa phương như đàn đá, Mã la, đàn Chapi…

Ngày đăng: 07/12/2022, 10:22