1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Tính phóng xạ của nguyên tố là như thế nào?P docx

4 477 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 102,56 KB

Nội dung

Tính phóng xạ của nguyên tố như thế nào? Phóng xạ hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân (thường được gọi các tia phóng xạ). Các nguyên tử có tính phóng xạ gọi các đồng vị phóng xạ, còn các nguyên tử không phóng xạ gọi các đồng vị bền. Các nguyên tố hóa học chỉ gồm các đồng vị phóng xạ (không có đồng vị bền) gọi nguyên tố phóng xạ. Tia phóng xạthể chùm các hạt mang điện dương như hạt anpha, hạt proton; mang điện âm như chùm electron (phóng xạ beta); không mang điện như hạt nơtron, tia gamma (có bản chất giống như ánh sáng nhưng năng lượng lớn hơn nhiều). Sự tự biến đổi như vậy của hạt nhân nguyên tử, thường được gọi sự phân rã phóng xạ hay phân rã hạt nhân. Tự phân hạch quá trình hạt nhân của các nguyên tử phóng xạ có số khối lớn. Ví dụ uranium tự vỡ ra thành các mảnh hạt nhân kèm theo sự thoát ra nơtron và một số hạt cơ bản khác, cũng một dạng của sự phân rã hạt nhân. Trong tự phân hạch và phân rã hạt nhân đều có sự hụt khối lượng, tức là tổng khối lượng của các hạt tạo thành nhỏ hơn khối lượng hạt nhân ban đầu. Khối lượng bị hao hụt này chuyển hóa thành năng lượng khổng lồ được tính theo công thức nổi tiếng của Albert Einstein E=mc² trong đó E năng lượng thoát ra khi phân rã hạt nhân, m độ hụt khối và c=298 000 000 m/s vận tốc ánh sáng trong chân không. ——————– Năm 1896, nhà vật lý học người Pháp Béccơren đã phát hiện ra một hiện tượng hết sức kỳ lạ ngay trong phòng thí nghiệm của ông. Không thể lý giải được cuốn phim âm bản được gói kỹ bằng giấy đen và đặt trong ngăn kéo bàn đã bị nhiễm sáng. Tại sao vậy? Sau khi nghiên cứu một cách tỉ mỉ, ông phát hiện nguyên nhân làm cho giấy in ảnh bị nhiễm sáng do kali sunfat đặt cùng với phim âm bản có thể phát ra một loại tia sáng mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Tia sáng này đã làm cho cuộn phim âm bản bị nhiễm sáng. Tiếp theo, ông còn tiến hành thí nghiệm đối với các loại vật chất có chứa chất urani khác và phát hiện những chất có chứa urani đều có thể phát ra loại tia này. Sau này, người ta gọi loại tia sáng này tia urani, đồng thời gọi những nguyên tốthể phát ra tia urani nguyên tốtính phóng xạ. Việc phát hiện các nguyên tốtính phóng xạ và hiện tượng phóng xạ đã mở ra một lĩnh vực hoàn toàn mới đối với hoạt động nghiên cứu khoa học. Sau Béccơren, hai vợ chồng Quy Ry đã tìm ra nguyên tố Pôlôni (Po) và nguyên tố Rađiom (Ra) có tính phóng xạ mạnh hơn Urani. Các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực này tiếp tục tìm ra ngày càng nhiều các nguyên tốtính phóng xạ mới, trong đó có cả các nguyên tố tự nhiên và những nguyên tố nhân tạo. Những tia do các nguyên tốtính phóng xạ phát ra mà con người không thể nhìn thấy rất nguy hiểm. Khi cường độ của chúng vượt quá một lượng nhất định thì có thể làm chết một tế bào bình thường, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Tháng 12 năm 1983, tại Khoa Phóng xạ của một bệnh viện ở thị trấn Waleisi thuộc Mátxcơva của Nga, một thanh kim loại Co-60 có tính phóng xạ rất mạnh dùng để điều trị ung thư đã bị đánh cắp và bán cho một cơ sở thu mua phế liệu. Thanh kim loại này đã làm cho cư dân ở vùng này bị nhiễm xạ, hơn 200 người bị mắc bệnh máu trắng do nhiễm xạ từ chất Co-60 quá mức cho phép. Nhưng, nếu chúng ta kiểm soát được mức độ nhiễm xạ, chúng có thể đem lại hạnh phúc cho con người. Người ta đã lợi dụng đặc điểm của tính phóng xạ này tiêu diệt được những khối u ác tính và những vi khuẩn gây bệnh để điều trị bệnh ung thư. Ngoài ra, chúng cũng thường được dùng trong hoạt động nghiên cứu khoa học và sản xuất nông nghiệp. . gọi là các tia phóng xạ) . Các nguyên tử có tính phóng xạ gọi là các đồng vị phóng xạ, còn các nguyên tử không phóng xạ gọi là các đồng vị bền. Các nguyên. Tính phóng xạ của nguyên tố là như thế nào? Phóng xạ là hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt

Ngày đăng: 22/03/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w