Cónênbuộcnhàmạngchiaphầnhơnchonhàlàmnội
dung số?
Tại điều 11 của dự thảo nghị định về dịch vụ công nghệ thông tin có quy định các
mạng viễn thông khi phânchia tỷ lệ doanh thu và lợi nhuận phải theo hướng ưu
tiên tỷ lệ lớn hơncho các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nộidung số
(Content Provider – CP), điều này gây khá nhiều tranh cãi giữa các bên.
TBKTSG Online đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Hữu Phước, đại diện
Công ty Luật Phước & Partners về tính hợp lý của quy định này.
TBKTSG Online: Thưa ông, ông nhận định thế nào về điều này trong dự thảo nghị
định dịch vụ công nghệ thông tin, khi buộc các nhàmạng phải chia lợi nhuận cao
hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ nộidung số (đơn vị sản xuất trò chơi, nhạc,
hình nền, ứng dụngcho các thiết bị di động…)?
-Luật sư Nguyễn Hữu Phước: Trước hết, tôi cho rằng hoạt động cung cấp dịch vụ
viễn thông của các nhàmạng và hoạt động cung cấp dịch vụ nộidung số của các
doanh nghiệp cũng như sự kết hợp của hai bên trong việc cung ứng dịch vụ nội
dung qua tin nhắn SMS, MMS qua tổng đài đầu số dịch vụ và các dịch vụ cung
cấp nộidung số qua mạng viễn thông tương tự khác là những hoạt động kinh
doanh đơn thuần của các chủ thể kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Những hoạt động kinh doanh như thế, ngoài việc tuân thủ những quy định chung
của pháp luật về thương mại, đầu tư, pháp luật về công nghệ thông tin và pháp luật
về bưu chính viễn thông… , còn phải chịu sự điều chỉnh của các quy luật thị
trường và dĩ nhiên không thể không đề cập đến yếu tố thỏa thuận và ý chí tự định
đoạt của các bên. Do vậy, nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động
kinh doanh bình thường này của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ nhận rằng các nhàmạng đều là doanh
nghiệp nhà nước hoặc do nhà nước chiếm phần lớn cổ phần. Hoạt động kinh
doanh cụ thể của các doanh nghiệp này thường gặp nhiều thuận lợi hơn so với các
doanh nghiệp khác.
Trong bối cảnh đó, nhiều nhàmạng đã liên kết với nhau để thống nhất và áp đặt
mức giá cũng như tỷ lệ ăn chia với các doanh nghiệp làmnộidung số theo hướng
có lợi nhất chonhà mạng. Cho nên, trong mối quan hệ hợp tác kinh doanh nói
trên, các doanh nghiệp này thường phải chịu nhiều thiệt thòi.
Với ý tưởng và nộidung của nghị định như trong dự thảo, tôi cho rằng nhà nước
đang hướng sự bảo vệ đến các chủ thể yếu thế trong câu chuyện này nhiều hơn.
Điều này thể hiện tư duy tiến bộ và cần thiết, bởi vì phải nói thẳng các nhàlàmnội
dung số không có khả năng bảo vệ mình một cách hiệu quả cũng như không có
khả năng đàm phán ngang hàng với các nhà mạng.
Mặc dù vậy, tôi cho rằng việc dự thảo nghị định đưa ra quy định cứng nhắc rằng
nhà mạng phải đảm bảo tỷ lệ ăn chia với nhàlàmnộidung số ở mức bao nhiêu, dĩ
nhiên càng không thể buộcnhàmạng phải chia lợi nhuận nhiều hơncho các đơn vị
này bởi vì những vấn đề này phải do các bên thỏa thuận và tự định đoạt.
Việc nhà nước có thể làm được trong trường hợp này là trước hết nên kiểm soát
chặt chẽ hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông của các nhà mạng, đừng giao
khoán hết cho các nhàmạng tự tung tự tác trên mảnh đất này.
Ngoài ra, nếu xét thấy cần thiết can thiệp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng
của các doanh nghiệp làmnộidung số, để khuyến khích các hoạt động đầu tư kinh
doanh trong lĩnh vực này cũng như đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng và
lành mạnh, nhà nước có thể quy định mức tỷ lệ lợi nhuận tối thiểu mà nhàmạng
phải chiacho các đơn vị làmnộidung số (theo tôi, điều này cũng hết sức tế nhị và
nhà nước nên cân nhắc kỹ).
Liệu đây có phải là dùng biện pháp hành chính can thiệp vào chuyện làm ăn kinh
doanh của các doanh nghiệp, chuyện mà lẽ ra phải để tự thị trường, các doanh
nghiệp tự thỏa thuận với nhau về tỷ lệ ăn chia lợi nhuận?
-Như đã trình bày ở trên, việc dự thảo nghị định đưa ra mức tỷ lệ ăn chia lợi nhuận
theo hướng ưu tiên tỷ lệ lớn hơncho tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội
dung, và hỗ trợ phát triển sản phẩm nộidung số có vẻ như chưa phù hợp với các
quy luật thị trường cho lắm, bởi tôi cho rằng việc hợp tác và phânchia lợi nhuận
thế nào giữa hai doanh nghiệp vẫn cứ là việc hoạt đồng kinh doanh riêng của
doanh nghiệp.
Nhà nước hãy để các doanh nghiệp tự thỏa thuận và thống nhất các vấn đề này.
Nếu nhà nước cảm thấy cần can thiệp thì cũng nên lựa chọn sự can thiệp nhẹ
nhàng và phù hợp hơn, để từ đó có thể đạt đến hiệu quả cao hơn. Điều quan trọng
hơn hết là dự thảo nghị định này cần phải được xem xét đánh giá một cách thấu
đáo để đảm bảo ba vấn đề chính:
Một là, không nên gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyền và lợi ích chính đáng và hợp
pháp của bất kỳ một chủ thể kinh doanh nào, đặc biệt là nhàmạng và các doanh
nghiệp làmnộidung số trong câu chuyện hiện tại.
Hai là, không nên tạo ra các tác dụng phụ nguy hiểm gây xáo trộn cho thị trường
nói chung và hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin nói
riêng chỉ vì những chính sách chưa cần thiết và chưa phù hợp với quy luật vận
hành của thị trường nói chung.
Ba là, dự thảo nghị định phải đảm bảo thống nhất về mặt nguyên tắc và nộidung
với các quy định hiện hành của Hiến pháp và các ngành luật liên quan khác.
. Có nên buộc nhà mạng chia phần hơn cho nhà làm nội
dung số?
Tại điều 11 của dự thảo nghị định về dịch vụ công nghệ thông tin có quy định các
mạng. tin, khi buộc các nhà mạng phải chia lợi nhuận cao
hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ nội dung số (đơn vị sản xuất trò chơi, nhạc,
hình nền, ứng dụng cho các