Chủđộng tìm kiếmnguồnlựcbảnđịa
Các hoạt động thương mại phát triển đã tạo ra nhu cầu và cơ hội to lớn cho các
công ty cung cấp dịch vụ hậu cần, đặc biệt là lĩnh vực giao nhận vận tải. Thêm vào
đó, việc các công ty quốc tế gia nhập thị trường được mong đợi sẽ làm cho thị
trường tăng trưởng mạnh trong vài năm tới, đồng thời cũng nâng chất lượng dịch
vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Chúng tôi thấy được tiềm năng phát triển của ngành này tại Việt Nam với vị trí địa
lý chiến lược, bờ biển dài và rất gần với các thị trường lớn như Trung Quốc, Hồng
Kông Nếu đi bằng đường hàng không chỉ mất khoảng 2-3 tiếng đồng hồ sẽ đến
được các nước này.
Vì vậy, Việt Nam sẽ trở thành cầu nối các nước trong khu vực Đông Nam Á và
châu Á. Đây cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy ngành dịch vụ hậu cần phát triển.
Tiềm năng nhiều nhưng cũng có không ít thách thức trong việc phát triển ngành tại
Việt Nam. Thứ nhất, Việt Nam là một thị trường mới nổi, các chuẩn mực về quy
định và luật pháp như thủ tục hải quan, dịch vụ mặt đất, các hoạt động cảng rất
phức tạp và không nhất quán.
Các cảng, sân bay thiếu sự hỗ trợ từ trung tâm phân phối logistics, khiến lượng
hàng tồn kho và thời gian nhàn rỗi của các xe tải, tàu và máy bay ngày càng gia
tăng. Phát triển ngành dịch vụ hậu cần còn gặp phải một thách thức khác, đó là
nguồn nhân lực vẫn còn thiếu kinh nghiệm và chuyên môn.
Tại UPS, chúng tôi luôn coi trọng việc phát triển chuyên môn, đó là lý do chúng
tôi tập trung và nỗ lực tìmkiếmnguồnlực trong nước và đào tạo, phát triển họ trở
thành những chuyên gia trong ngành.
Với UPS, Việt Nam là một thị trường chủ chốt và chúng tôi sẽ không ngừng đầu
tư hỗ trợ mở rộng dịch vụ nhằm cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho các doanh
nghiệp tại đây. Năm 2010, UPS khởi đầu là một công ty liên doanh với hai văn
phòng hoạt động.
Trong năm 2012, chúng tôi sẽ vạch ra những chiến lược kinh doanh và nỗ lực
thêm để mang lại dịch vụ thuận tiện hơn cho khách hàng. Với một thị trường sôi
động như Việt Nam hiện nay, chúng tôi không nghĩ sẽ cạnh tranh dễ dàng.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới giữa năm trước, Việt Nam cùng với Trung
Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Uganda, Philippines và Nam Phi thuộc nhóm các nước
đang phát triển có mức tăng trưởng kinh tế nổi trội. Ngành logistics Việt Nam có
tiềm năng lớn để phát triển nhờ vào vị trí địa lý chiến lược và nền kinh tế hội nhập
sâu rộng sau khi gia nhập WTO.
Tôi nhận thấy ngành dịch vụ hậu cần tại Việt Nam ngày càng trở nên thách thức
hơn vì rất nhiều công ty trong nước đã bắt đầu tìm thấy cơ hội ở thị trường và bắt
đầu đầu tư mạnh để cải tiến dịch vụ của mình nhằm tăng sức cạnh tranh.
Thực tế, mọi công ty cung cấp dịch vụ hậu cần phải tự cải tiến dịch vụ để có thể
phục vụ khách hàng tốt hơn. Và UPS cũng không là ngoại lệ trong guồng quay đó.
Đó cũng chính là lý do khiến chúng tôi không ngừng ứng dụng kỹ thuật, công
nghệ cao vào dịch vụ của mình để có thể mang lại lợi ích lớn hơn và tiện ích hơn
cho khách hàng.
UPS đang đầu tư thêm vào thị trường Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung
vào việc ứng dụng công nghệ tiên tiến để mang đến cho khách hàng trải nghiệm
tốt nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Khai thác công nghệ mới chính là chìa
khóa mở ra sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hậu
cần.
Vì thế, tại Việt Nam, chúng tôi cũng luôn nỗ lực áp dụng công nghệ mới vào dịch
vụ của mình để mang lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng, đó cũng có thể xem là
ưu thế của UPS.
Nhưng chiến lược quan trọng nhất UPS đang thực hiện là cố gắng tiếp cận khách
hàng để có thể hiểu rõ hơn nhu cầu của họ và để UPS trở thành lựa chọn hàng đầu
khi khách hàng cần đến các dịch vụ hậu cần. Chúng tôi sẽ đầu tư để tăng thêm số
lượng phương tiện vận chuyển và đưa thêm nhiều trung tâm dịch vụ khách hàng
vào vận hành để phục vụ khách hàng tốt hơn.
. Chủ động tìm kiếm nguồn lực bản địa
Các hoạt động thương mại phát triển đã tạo ra nhu cầu và cơ hội. và nỗ lực tìm kiếm nguồn lực trong nước và đào tạo, phát triển họ trở
thành những chuyên gia trong ngành.
Với UPS, Việt Nam là một thị trường chủ chốt