Phương pháplàmmạ vụ xuânchốngrét
Các tỉnh miền Bắc đang trải qua đợt rét đậm, rét
hại kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ làmmạvụxuân
2013. Để làmmạ hiệu quả, bà con cần lưu ý một số
giải pháp sau đây.
Xử lý giống
Trước khi ngâm ủ, bà con cần cho giống vào nước để làm sạch tạp chất, loại bỏ lép, lửng
và luyện giống (tránh hiện tượng rạn nứt gạo bên trong hạt giống khi xử lý). Sau đó,tiến
hành xử lý giống bằng một trong những biện pháp sau:
- Xử lý bằng nước ấm 540C (3 sôi- 2 lạnh). Cho hạt giống vào ngâm trong nước ấm 540c
(tỷ lệ 1 phần giống –3 phần nước) khoảng 15 phút, sau đó vớt ra đãi sạch.
- Xử lý bằng nước vôi 2%: Dùng 0,2kg vôi tôi sạch pha với 10 lít nước sạch, khuấy đều
và để lắng, sau 2 giờ đồng hồ chúng ta tách lấy phần nước vôi trong bên trên dùng để xử
lý giống trong khoảng 120 phút (tỷ lệ: 1 phần giống/3 phần nước vôi trong). Sau đó vớt
ra đãi sạch.
Ngâm - ủ giống
- Giống sau khi đã được xử lý đảm bảo bằng 1 trong 2 phươngpháp trên, chúng ta đem
ngâm vào nước sạch (1 phần giống– 3 phần nước) đến khi giống no nước thì vớt ra đãi
sạch, để ráo nước (với lúa lai ngâm khoảng 18-24 giờ, lúa thuần ngâm trên 24 giờ, tùy
đặc điểm của từng loại giống) rồi đem ủ trong khoảng 60-72 giờ.
- Trong quá trình ngâm giống, cứ 4-6 giờ thay nước, đãi chua một lần. Chú ý kiểm tra,
tưới thêm nước ấm, đảo đều giống khi cần để đảm bảo độ ẩm, nhiệt độ, đảm bảo khả
năng nảy mầm cũng như sức sống của mầm lúa.
Làm đất
- Đối với mạ dày xúc trên ruộng: Đất phải được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, chủ động tưới
tiêu. Nên chọn các vùng khuất gió mùa đông bắc. Lên luống rộng 1 - 1,2m, chiều dài
luống tùy ruộng, nên dài từ 8 -10m (không làm luống quá dài, gió thổi bay nylon).
- Đối với mạ sân: Yêu cầu nơi làmmạ phải khuất gió, đủ ánh sáng, khi làmmạ dùng đất
bùn ao thoáng, trong hoặc bùn ruộng (không lấy bùn ở những nơi yếm khí, ao tù, đọng,
âm u hoặc bùn ao hồ ngay sau những đợt mưa) trộn đều với các loại phân bón và rải dày
từ 2 - 3cm, tạo thành luống rộng từ 1 - 1,2m.
Gieo mạ và tuổi mạ
- Khi mộng có rễ dài bằng hạt thóc, mầm dài bằng 1/2 rễ thì đem gieo mạ. Yêu cầu gieo
chìm mộng, thưa vừa phải để cây đanh dảnh và khỏe mạnh.
- Khi mạ có 3 lá thật trở lên thì tiến hành xúc đặt (không nên nhổ cấy).
Phân bón
- Lượng bón: 200-300kg phân chuồng hoai mục hoặc tốt nhất là phân hữu cơ vi sinh và
100kg supe lân/500m2.
- Trong điều kiện thời tiết nhiệt độ dưới 150C, tuyệt đối không được sử dụng phân đạm
bón cho mạ.
Che phủ nylon
(Yêu cầu 100% phải che phủ nylon)
- Sử dụng loại nylon trong suốt, chọn khổ 70-90cm, cần 9-10kg nylon/500m2 đất mạ.
- Sau khi bắc mạ xong, dùng tre, nứa cắm các khung ngang, cứ 0,8 - 1,0m cắm 1 khung,
uốn cắm theo dạng mái thuyền (mai rùa) đỉnh cao 40 - 60cm; sau đó buộc 3 thanh dọc để
cố định và tạo khung vững chắc.
- Rọc nylon và phủ lên khung vừa tạo, phủ kín hết mặt luống, đắp đất bùn đè lên nylon ở
2 mép luống và 2 đầu luống để cố định chặt nylon nhằm tránh gió thổi bay, nước tràn
vào, chim chuột gây hại.
Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho mạ
- Nếu nhiệt độ ngoài trời dưới 150C không được mở nylon.
- Khi thời tiết ấm trên 200C và mạ đã có lá thật, tiến hành luyện mạ bằng cách mở nylon
ở 2 đầu luống và trước khi cấy 4 - 5 ngày tiến hành mở từ từ toàn bộ nylon che phủ phù
hợp kế hoạch, tiến độ cấy lúa của gia đình mình.
. Phương pháp làm mạ vụ xuân chống rét
Các tỉnh miền Bắc đang trải qua đợt rét đậm, rét
hại kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ làm mạ vụ xuân
2013. Để làm. dài từ 8 -10m (không làm luống quá dài, gió thổi bay nylon).
- Đối với mạ sân: Yêu cầu nơi làm mạ phải khuất gió, đủ ánh sáng, khi làm mạ dùng đất
bùn ao