1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ USSH các tộc người xuyên biên giới và vấn đề phát triển vùng biên việt trung từ 1990 đến nay

33 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng nhóm nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)
Tác giả Đào Minh Quân
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Gia Lâm
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 0,99 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN (18)
    • 1.1. Những khái niệm cơ bản (18)
      • 1.1.1. Khoa học (19)
      • 1.1.2. Hoạt động khoa học (22)
      • 1.1.3 Nguồn lực khoa học (22)
      • 1.1.4. Tổ chức khoa học (23)
      • 1.1.5. Nghiên cứu khoa học (23)
      • 1.1.6. Kết quả nghiên cứu khoa học (25)
      • 1.1.7. Hiệu quả nghiên cứu khoa học (26)
      • 1.1.8. Khái niệm nhóm (26)
      • 1.1.9. Hợp tác nghiên cứu (27)
      • 1.1.10. Nhóm nghiên cứu (28)
    • 1.2. Vai trò của việc gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo trong trường đại học (18)
    • 1.3. Mô hình đại học nghiên cứu (18)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Những khái niệm cơ bản

1.3 Mô hình đại học nghiên cứu

Chương 2 Những luận cứ thực tế 2.1 Quan điểm của các nhà khoa học về xây dựng và phát triển nhóm nghiên cứu

2.2 Đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường ĐHKHXH&NV

Chương 3 Các giải pháp xây dựng nhóm nghiên cứu ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

3.1 Định hướng hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học gắn liền với các nhóm nghiên cứu

3.2 Khai thác và đầu tƣ phát triển đội ngũ cán bộ khoa học mạnh cả về số lƣợng, trình độ và năng lực

3.3 Xây dựng cơ chế và các chính sách đồng bộ, phù hợp

Kết luận và khuyến nghị

Tài liệu tham khảo và trích dẫn

Mô hình đại học nghiên cứu

Chương 2 Những luận cứ thực tế 2.1 Quan điểm của các nhà khoa học về xây dựng và phát triển nhóm nghiên cứu

2.2 Đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường ĐHKHXH&NV

Chương 3 Các giải pháp xây dựng nhóm nghiên cứu ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

3.1 Định hướng hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học gắn liền với các nhóm nghiên cứu

3.2 Khai thác và đầu tƣ phát triển đội ngũ cán bộ khoa học mạnh cả về số lƣợng, trình độ và năng lực

3.3 Xây dựng cơ chế và các chính sách đồng bộ, phù hợp

Kết luận và khuyến nghị

Tài liệu tham khảo và trích dẫn

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Những khái niệm cơ bản

1- Khoa học là hệ thống tri thức về quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tƣ duy:

Hệ thống tri thức ở đây được hiểu là hệ thống tri thức khoa học Khoa học trong trường hợp này được hiểu như một hệ thống tĩnh tại các tri thức, xem khoa học như một sản phẩm trí tuệ được tích lũy từ hoạt động tìm tòi, sáng tạo của nhà nghiên cứu

Khi nói tri thức khoa học các nhà nghiên cứu muốn phân biệt với tri thức kinh nghiệm Hai loại tri thức này có điểm chung là đều dựa trên các sự kiện tồn tại khách quan, đều hướng tới nhận thức chân lý khách quan tuy nhiên điểm khác của chúng là:

Là những hiểu biết được tích luỹ một cách ngẫu nhiên trong đời sống hàng ngày Con người cảm nhận thế giới khách quan, chịu sự tác động của thế giới khách quan, buộc phải xử lý những tình huống xuất hiện trong tự nhiên, trong lao động và trong ứng xử Từ quá trình cảm nhận và xử lý các tình huống của con người những hiểu biết kinh nghiệm được tích luỹ chuyển dần từ những hiểu biết về từng sự vật riêng lẻ đến những mối liên hệ mang tính hệ thống

Tri thức kinh nghiệm đóng vai trò quan trọng trong đời sống Nhờ tri thức kinh nghiệm, con người có được những hình dung thực tế về các sự vật, biết cách phản ứng trước tự nhiên, biết ứng xử trong các quan hệ xã hội, tri thức kinh nghiệm giúp con người giải quyết hàng loạt vấn đề nảy sinh trong tự nhiên, xã hội để có thể tồn tại và phát triển

Tri thức kinh nghiệm ngày càng đa dạng, phong phú, chúng chứa đựng những mặt riêng biệt, đúng đắn, nhưng chưa thể đi sâu vào bản chất các sự vật, do đó tri thức kinh nghiệm chỉ giúp cho con người phát triển đến một khuôn khổ nhất định, không thể vượt khỏi những giới hạn về mặt sinh học của chính mình Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm luôn là một cơ sở quan trọng, sơ khởi cho sự hình thành các tri thức khoa học

Là những hiểu biết được tích luỹ một cách hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học được vạch sẵn theo 1 kế hoạch có mục tiêu xác định (khám phá, sáng tạo) và được tiến hành dựa trên 1 hệ thống phương pháp khoa học Tri thức khoa học được phát triển từ tri thức kinh nghiệm, nhưng tri thức khoa học không phải là sự kế tục giản đơn các tri thức kinh nghiệm, Tri thức khoa học khác căn bản tri thức kinh nghiệm ở chỗ: nó là sự tổng kết từ những tập hợp số liệu và sự kiện ngẫu nhiên, rời rạc để khái quát hoá thành cơ sở lý thuyết về các liên hệ bản chất Khi nói đến tri thức khoa học là nói đến những kết luận về quy luật tất yếu đã được khảo nghiệm, kiểm chứng dựa trên những luận cứ lý thuyết, quan sát hoặc thực nghiệm Tri thức khoa học không dừng lại ở việc phát hiện sự kiện, mà còn đi xa hơn trong việc giải thích các sự kiện bằng các giải thuyết, các cơ sở lý thuyết đã được hình thành hoặc đề ra những lý thuyết mới để giải thích các sự kiện

2- Khoa học là một hình thái ý thức xã hội: Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm quan điểm, tư tưởng cùng với những tình cảm, tâm trạng, truyền thống của cộng đồng xã hội nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định Ý thức xã hội tồn tại trong những hình thái khác nhau Những hình thái chủ yếu của ý thức xã hội gồm: ý thức chính trị, tôn giáo, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật và khoa học

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, khoa học có mối quan hệ tương tác với các hình thái ý thức xã hội khác và hợp thành đời sống tinh thần của xã hội Triết học Mác cũng cho rằng các hình thái ý thức xã hội khác nhau theo đối tượng và hình thức phản ánh, theo những chức năng xã hội và theo tính độc đáo của quy luật phát triển Theo đó, cũng với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, khoa học tồn tại mang tính độc lập tương đối với các hình thái ý thức xã hội khác

Khoa học phân biệt với các hình thái ý thức xã hội khác ở đối tượng và hình thức phản ánh và mang một chức năng xã hội riêng biệt

- Kết luận của nghiên cứu khoa học là đúng nhưng bối cảnh xã hội chưa cho phép ứng dụng

- Kết luận của nghiên cứu khoa học có thể đúng trong bối cảnh xã hội này nhưng chưa phù hợp trong bối cảnh xã hội khác

- Kết luận của nghiên cứu khoa học có thể có những điểm yếu, không phù hợp với quy luật vận động của thực tế xã hội

Với cách nhìn nhận như vậy sẽ tránh được những xung đột xã hội giữa khoa học và các hình thái ý thức xã hội Cuối cùng, với cách nhìn khoa học là một hình thái ý thức xã hội dẫn đến một kết luận quan trọng trong quản lý khoa học là: Tự do tư tưởng trong khoa học

3- Khoa học là một thiết chế xã hội Đây là khái niệm xã hội học về khoa học được Price đưa vào đầu thập niên 1970 trong cuốn “Thuộc tính của khoa học” Ông nói rằng: “Có lẽ khoa học sẽ là 1 thiết chế xã hội có ý nghĩa nhất trong một xã hội hiện đại”

Thiết chế xã hội được hiểu là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực điều khiển hành vi của con người trong xã hội

Với tư cách là một thiết chế xã hội, khoa học đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực hoạt động xã hội và thực hiện chức năng của một thiết chế xã hội:

- Định ra một khuôn mẫu hành vi lấy tính khoa học làm một thước đo: tác phong làm việc khoa học, tổ chức lao động khoa học, trình bày vấn đề có tính khoa học

- Luận cứ khoa học trở nên một đòi hỏi trong mọi quyết định sản xuất, kinh doanh, tổ chức xã hội Hàm lượng khoa học trong sản phẩm, trong công nghệ trở nên một tiêu chuẩn phấn đấu, xem như đó là phương tiện giành thế cạnh tranh trên thị trường

- Khoa học đang ngày càng trở nên một phương tiện biến đổi tận gốc rễ mọi mặt của đời sống xã hội, hơn nữa, một nguyên tắc làm việc, một phong cách ứng xử trong đời sống xã hội

4- Khoa học là một hoạt động xã hội:

Với tư cách là một hoạt động xã hội, hoạt động khoa học định hướng theo những mục đích cơ bản sau:

+ Phát hiện ra bản chất các sự vật, phát triển nhận thức về thế giới khách quan

+ Sáng tạo các sự vật mới, phát triển các phương tiện cải tạo thế giới

Ngày đăng: 06/12/2022, 22:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Châu, Gắn chặt công tác NCKH và đào tạo cán bộ trẻ”, Bản tin điện tử - Đại học Quốc gia Hà Nội (http://www.bulletin.vnu.edu.vn) Link
6. Nguyễn Đình Đức, Xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh: Giải pháp hàng đầu nâng cao chất lượng đào tạo”, Tạp chí tia sáng(http://www.tiasang.com.vn) Link
7. Trương Quang Học, Nhóm nghiên cứu – yếu tố quyết định tới chất lượng của hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học”, http://www.vnuhcm.edu.vn/tintuc593.php Link
1. Lawrence Holpp (2007), Quản lý nhóm (Managing teams), NXB. Lao động - Xã hội Khác
3. Vũ Cao Đàm - Trịnh Ngọc Thạch (2000), Bài giảng Lý luận đại cương về khoa học và công nghệ Khác
4. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận NCKH, NXB. Khoa học và Kỹ thuật 5. Vũ Cao Đàm (2007), Đánh giá NCKH, NXB. Khoa học Kỹ thuật Khác
8. Nguyễn Hoàng Lương - Nguyễn Ngọc Long, Kinh nghiệm tổ chức duy trì và phát triển nhóm nghiên cứu mạnh, http:// news.vnu.edu.vn Khác
9. Đỗ Văn Thắng (2006), Biện pháp đảm bảo thực hiện chức năng NCKH của Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Khác
10. Đào Trọng Thi (2009), Báo cáo tại phiên họp thường kỳ của Hội đồng Khoa học và Đào tạo của ĐHQGHN Khác
11. Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010 ban hành kèm theo quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ Khác
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB. Chính trị quốc gia Khác
13. ĐHQGHN (10/10/2007), Quy chế đào tạo sau đại học ban hành kèm theo Quyết định số 3810/KHCN Khác
14. ĐHQG TP. HCM (2005), Báo cáo tổng kết hoạt động KHCN giai đoạn 2001 – 2005 và dự thảo định hướng giai đoạn 2006 – 2010 Khác
15. Kỷ yếu toạ đàm khoa học quốc tế về chính sách khoa học và giáo dục Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, NXB. Lao động – Xã hội, 2004 Khác
17. Trường ĐHKHXH&NV (6/11/2008), Công văn số 1391/XHNV-KH&SĐH về việc thu hồi kinh phí các đề tài không hoàn thành nhiệm vụ Khác
18. Trường ĐHKHXH&NV (2007), Kế hoạch phát triển nhà trường đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 Khác
19. Trường ĐHKHXH&NV, Quyết định số 991/QĐ-XHNV/KH&SĐH về việc khen thưởng – kỷ luật trong NCKH Khác
20. Trường ĐHKHXH&NV (các năm từ 2003 đến 2008) Quyết định phê duyệt đề tài cấp trường của Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN