1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

VIỆT NAM VÀ VIỆC THỰC THI CÔNG ƯỚC UNCLOS TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI Thác , sản xuất dầu khí

36 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 907,41 KB

Cấu trúc

  • A. Mở đầu (3)
  • B. Nội dung (4)
  • CHƯƠNG 1. CÔNG ƯỚC UNCLOS 1982 (4)
    • 1.1. Lịch sử hình thành (4)
    • 1.2. Nội dung cơ bản của Công ước UNCLOS 1982 liên quan đến hoạt động khai thác, xuất khẩu dầu khí (4)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH THỰC THI CÔNG ƯỚC UNCLOS 1982 TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, XUẤT KHẨU DẦU KHÍ (7)
    • 2.1. Khái quát quá trình Việt Nam tham gia và thực thi Công ước UNCLOS (7)
      • 2.1.1. Quá trình phê chuẩn Công ước (7)
      • 2.1.2. Quá trình Việt Nam thực hiện Công ước UNCLOS 1982 (7)
    • 2.2. Tổng quan hoạt động khai thác và xuất khẩu dầu khí VN (14)
    • 2.3. Ảnh hưởng của Công ước UNCLOS đến hoạt động khai thác, xuất khẩu dầu khí tại Việt (22)
      • 2.3.1. Trong công tác quản lý nhà nước (22)
      • 2.3.2. Trong khai thác dầu khí trên biển (24)
      • 2.3.3. Trong xuất khẩu dầu khí khai thác trên biển (26)
    • 2.4. Đánh giá ảnh hưởng của Công ước UNCLOS đến hoạt động khai thác, xuất khẩu dầu khí tại Việt Nam (28)
      • 2.4.1. Những thành công (28)
      • 2.4.2. Những vấn đề tồn đọng (29)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CÔNG ƯỚC (30)
    • 3.1. Về phía nhà nước (30)
    • 3.2. Về phía doanh nghiệp (32)
    • C. Kết luận (34)
    • D. Tài liệu tham khảo (35)

Nội dung

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỀ TÀI VIỆT NAM VÀ VIỆC THỰC THI CÔNG ƯỚC UNCLOS TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI.

CÔNG ƯỚC UNCLOS 1982

Lịch sử hình thành

Biển và đại dương luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội của các quốc gia trên toàn thế giới Bước vào những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước, khoa học - công nghệ đã có những bước phát triển vượt bậc, cho phép con người sử dụng và vươn tới những vùng biển sâu và xa bờ để khai thác tài nguyên Để tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động đó, các quốc gia ven biển ban hành luật lệ mở rộng phạm vi quyền tài phán đối với các vùng biển và thềm lục địa

Trong khi các quốc gia có năng lực thực tế làm chủ các vùng biển và thềm lục địa khác nhau, nếu không có một văn bản pháp lý quốc tế điều chỉnh phạm vi cũng như chế độ triển khai các hoạt động trên biển và đại dương phù hợp với xu hướng phát triển chung, đồng thời duy trì an ninh, trật tự trên biển, bảo vệ lợi ích lâu dài của cộng đồng quốc tế, sẽ dẫn đến tình trạng bất công, nguy cơ khai thác cạn kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường biển

Với cách tiếp cận nói trên, Malta, một quốc gia ven biển nhỏ bé ở châu Âu, mà đại diện là Đại sứ Arvid Pardo, một luật gia có tầm nhìn sắc sảo và vượt trước thời đại đã khởi xướng đề nghị Liên Hợp Quốc bảo trợ một Hội nghị quốc tế (năm 1967) soạn thảo Công ước Luật Biển

Sau 9 năm đàm phán, với sự tham gia của hơn 150 quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế, kể cả các tổ chức phi chính phủ Hội nghị đã thông qua văn kiện cuối cùng là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (sau đây gọi tắt là “Công ước Luật Biển 1982”) vào ngày 30/4/1982 và ngày 10/12/1982 được ấn định là ngày mở ký Công ước tại Montego Bay, Jamaica Ngay trong ngày mở ký đầu tiên, đã có 107 quốc gia ký Công ước Điều đó cho thấy Công ước ra đời với sự ủng hộ mạnh mẽ và đông đảo của cộng đồng quốc tế

Trong số các văn kiện pháp lý quốc tế được ký kết kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Công ước Luật Biển 1982 được coi là văn kiện đứng thứ hai về tầm quan trọng, chỉ sau Hiến chương Liên Hợp Quốc

Với 320 điều khoản và 9 Phụ lục, Công ước Luật Biển 1982 được coi là bản hiến pháp về biển của cộng đồng quốc tế, không chỉ bao gồm các điều khoản kế thừa từ các điều ước quốc tế trước đó về biển mà còn pháp điển hoá các quy định mang tính tập quán quốc tế, tồn tại qua một thời gian dài trong thực tiễn của các quốc gia, cũng như những xu hướng phát triển mới trong thực tiễn sử dụng và khai thác biển và đại dương.

Nội dung cơ bản của Công ước UNCLOS 1982 liên quan đến hoạt động khai thác, xuất khẩu dầu khí

Theo nội dung Công ước, các quốc gia có chủ quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình theo chính sách và nghĩa vụ bảo vệ môi trường biển của mình Quốc gia cũng có quyền thực thi các biện pháp để giữ gìn môi trường biển đối với các chủ thể khác khi họ tiến hành thăm dò, khai thác tài nguyên trên vùng biển của mình Tại khoản 1 điều 194 UNCLOS 1982 cũng quy định

5 các chủ thể cần tiến hành “tất cả những biện pháp cần thiết để ngăn ngừa và chế ngự ô nhiễm môi trường biển”

Tại Thềm lục địa: Quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với tài nguyên khoáng sản không sinh vật (chủ yếu dầu khí, kim loại, cát sỏi, v.v…) và tài nguyên sinh vật thuộc loài định cư; quốc gia ven biển có quyền chủ quyền trong việc khoan, đào, nổ, v.v… trên thềm lục địa Quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với các đảo nhân tạo, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ môi trường biển, lắp đặt các công trình, thiết bị trên biển, v.v… Đồng thời, quốc gia ven biển có quyền thông qua các luật và quy định để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm đối với môi trường biển trực tiếp hay gián tiếp do các hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyền tài phán quốc gia gây ra, hay xuất phát từ các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình thuộc thẩm quyền tài phán của mình trên cơ sở đảm bảo yêu cầu là những quy định này “không được kém hiệu quả hơn các quy tắc và quy phạm quốc tế hay các tập quán và thủ tục đã được kiến nghị có tính chất quốc tế (Điều 208 UNCLOS 1982) Bên cạnh đó, Điều 214 UNCLOS 1982 cũng quy định, quốc gia còn có nghĩa vụ thông qua các luật lệ, quy định để đem lại hiệu lực thực thi cho các quy tắc và quy phạm quốc tế đã được xây dựng liên quan đến hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản Đối với các quốc gia khác trên thềm lục địa có các quyền về tự do hàng hải; tự do bay; tự do đặt dây cáp, ống dẫn ngầm song phải có sự thông báo trước với quốc gia ven biển

Tại Vùng, thẩm quyền ban hành các quy định được ghi nhận cho hai chủ thể là quốc gia và cơ quan quyền lực Vùng Quốc gia có quyền ban hành quy định bảo vệ môi trường biển tại Vùng đối với tàu thuyền, thiết bị công trình, phương tiện treo cờ hoặc đăng ký tại quốc gia (Điều 209 UNCLOS 1982) cũng như thông qua những quy định, luật lệ để đảm bảo việc tuân thủ nghĩa vụ bảo vệ môi trường của bên ký kết hợp đồng Tại điều 145 UNCLOS 1982 quy định cơ quan quyền lực có quyền định ra các quy tắc, quy định và thủ tục thích hợp, đặc biệt nhằm ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển

Theo nội dung Điều 137 UNCLOS 1982 về Chế độ pháp lý của Vùng và các tài nguyên của nó quy định như sau:

- Toàn thể loài người, mà Cơ quan quyền lực là người thay mặt có tất cả các quyền đối với các tài nguyên của Vùng Những tài nguyên này không thể chuyển nhượng được Còn các khoáng sản đã được khai thác từ Vùng thì chỉ có thể chuyển nhượng theo đúng phần này và phù hợp với các nguyên tắc, quy định và các thủ tục của Cơ quan quyền lực Một quốc gia hay một tự nhiên nhân hay pháp nhân chỉ được đòi hỏi, giành lấy hoặc thực hiện các quyền đối với các khoáng sản đã được khai thác ở Vùng theo đúng phần này Các quyền đã đòi hỏi, giành được hay được thực hiện bằng cách khác đều không được thừa nhận

- Tùy theo nhu cầu, tăng thêm số lượng khoáng sản khai thác từ Vùng để cùng với các khoáng sản khai thác từ nguồn khác, bảo đảm cung cấp cho người tiêu thụ các khoáng sản này;

- Tạo điều kiện thuận lợi để hình thành giá cả đúng và ổn định đối với các khoáng sản được khai thác từ Vùng, cũng như các khoáng sản từ các nguồn khác, có lợi cho người sản xuất và đúng mức cho người tiêu thụ, bảo đảm sự cân bằng lâu dài giữa cung và cầu;

- Tạo cho tất cả các quốc gia thành viên, bất kể chế độ xã hội và kinh tế hay địa lý của họ như thế nào, có những khả năng to lớn hơn trong việc tham gia khai thác các tài nguyên của Vùng, và ngăn cản việc độc quyền hóa các hoạt động tiến hành trong Vùng;

- Bảo vệ các quốc gia đang phát triển, theo đúng Điều 151, khỏi những ảnh hưởng bất lợi đối với nền kinh tế hay thu nhập về xuất khẩu của họ do việc hạ giá của một khoáng sản trong số các khoáng sản được khai thác trong Vùng hay do sự giảm bớt khối lượng xuất khẩu loại khoáng sản này, trong chừng mực mà việc hạ giá hay giảm bớt đó do các hoạt động tiến hành trong Vùng gây ra;

- Khai thác di sản chung vì lợi ích của toàn thể loài người;

- Làm sao cho những điều kiện tiếp xúc với các thị trường để nhập khẩu các khoáng sản khai thác từ Vùng và nhập khẩu những sản phẩm đầu tiên được rút ra từ những khoáng sản này, không thuận lợi hơn những điều kiện thuận lợi nhất áp dụng cho việc nhập khẩu các khoáng sản và các sản phẩm đầu tiên khai thác được từ các nguồn khác

Tại thềm lục địa, do bảo vệ, giữ gìn môi trường biển nói chung là lĩnh vực thuộc thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển, nên những biện pháp trên sẽ được ghi nhận cụ thể trong các quy định pháp luật do quốc gia ven biển ban hành Nói tóm lại, Công ước chỉ dừng lại ở việc ghi nhận biện pháp, còn việc quy định cụ thể và đảm bảo thực hiện ra sao sẽ hoàn toàn do pháp luật quốc gia điều chỉnh

THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH THỰC THI CÔNG ƯỚC UNCLOS 1982 TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, XUẤT KHẨU DẦU KHÍ

Khái quát quá trình Việt Nam tham gia và thực thi Công ước UNCLOS

2.1.1 Quá trình phê chuẩn Công ước

Là một quốc gia ven biển có đường bờ biển dài trên 3.260 km với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam có nhiều lợi ích gắn liền với biển

Từ trước khi Công ước Luật Biển 1982 ra đời, Việt Nam đã tích cực vận dụng các quy định liên quan của pháp luật quốc tế để xây dựng các văn bản pháp luật trong nước về biển

Năm 1977, Việt Nam đã ban hành “Tuyên bố của Chính phủ về các vùng biển Việt Nam”, trong đó xác lập vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, không chỉ giới hạn trong quyền đánh cá mà còn có các quyền chủ quyền và quyền tài phán khác Tuyên bố này được đưa ra khi Công ước Luật Biển 1982 đang được xây dựng, phản ánh xu thế được đa số các nước ủng hộ tại Hội nghị Luật Biển lần thứ 3, thể hiện sự đóng góp của Việt Nam vào quá trình pháp điển hóa tiến bộ luật biển quốc tế

Với Tuyên bố này, Việt Nam cùng với các quốc gia khác như Kenya, Myanmar, Cu Ba, Yemen, Cộng hòa Dominica, Guatemala, Ấn Độ, Pakistan, Mexico, Seychelles được coi như những quốc gia tiên phong trong việc đưa khái niệm vùng đặc quyền kinh tế trở thành khái niệm có giá trị tập quán và sau này trở thành một nội dung quan trọng của Công ước Luật Biển 1982

Việt Nam là một trong 107 quốc gia ký Công ước tại Montego Bay (Jamaica) ngay sau khi văn kiện này được mở ký và là một trong những quốc gia phê chuẩn sớm, trước khi Công ước có hiệu lực Điều này thể hiện thiện chí, sự coi trọng và kỳ vọng của Việt Nam vào một trật tự pháp lý mới về biển và đại dương

Ngày 23/6/1994, Quốc hội Việt Nam đã ra Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước Luật Biển , do vậy, ngày 16/11/1994, khi UNCLOS bắt đầu có hiệu lực cũng đồng thời là ngày văn kiện này có hiệu lực đối với Việt Nam Trong đó khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với nội thủy, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở các quy định của Công ước và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, yêu cầu các nước tôn trọng các quyền nói trên của Việt Nam

2.1.2 Quá trình Việt Nam thực hiện Công ước UNCLOS 1982

Thể hiện trách nhiệm và thiện chí của một quốc gia thành viên Công ước, trong những năm qua Việt Nam luôn tôn trọng và thực thi đầy đủ các nghĩa vụ theo Công ước, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia, vận dụng các quy định của Công ước trong xác định các vùng biển và phân định ranh giới biển với các nước láng giềng, quản lý và sử dụng biển, đồng thời hợp tác với các nước trong các lĩnh vực biển phù hợp với các quy định của Công ước theo hướng bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển, phục vụ phát triển bền vững

Xây dựng và hoàn thiện chính sách về biển Đảng đã xây dựng tầm nhìn và ban hành nhiều chủ trương, chính sách về biển, đảo thể hiện qua các văn kiện Đại hội của Đảng Đây là cơ sở để các cơ quan Nhà nước thể chế hóa các chính sách của Đảng nhằm quản lý các hoạt động khai thác, sử dụng biển Trước hết và quan trọng nhất là "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" được ban hành tại Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa X và "Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045" tại Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020", phù hợp với bối cảnh mới, "Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045" đã được thông qua tại Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Theo đó, đến năm 2030 Việt Nam sẽ trở thành quốc gia biển mạnh, hình thành văn hóa sinh thái biển, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, với những mục tiêu cụ thể là các ngành kinh tế biển phát triển bền vững theo các chuẩn mực quốc tế, kiểm soát khai thác tài nguyên biển trong khả năng phục hồi của hệ sinh thái biển; đánh giá được tiềm năng, giá trị các tài nguyên biển quan trọng, thiết lập bộ cơ sở dữ liệu số hóa về biển, đảo; ngăn ngừa, kiểm soát và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển, tiên phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại dương; quản lý và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo; tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt tối thiểu 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia; năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, động đất, sóng thần, quan trắc, giám sát môi trường biển, biến đổi khí hậu, nước biển dâng đạt trình độ ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực…

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia về biển

Nhiều luật chuyên ngành về biển và các lĩnh vực kinh tế biển đã được ban hành

Trong đó, đáng chú ý là Luật Dầu khí sửa đổi các năm 2008 và 2005 (sửa đổi Luật Dầu khí 1993); Luật Bảo vệ môi trường 2014 (thay thế Luật Bảo vệ môi trường 1993 và 2005); Luật Biên giới quốc gia 2003; Luật Thủy sản 2017 (thay thế Luật Thủy sản 2003); Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 2015 (thay thế Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 2005); Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015; Luật Quy hoạch 2017; Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 Để triển khai hiệu quả các văn bản luật nêu trên, một loạt các văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đạo điều hành đã được ban hành Có thể kể đến Nghị định số 61/2019/NĐ-CP ngày 10/7/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam; Nghị định số 29/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản trong đó có quy định về các biện pháp phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 quy định xử phạt vi phạm

9 hành chính trong lĩnh vực thủy sản; Quyết định số 596/QĐ-TTg ngày 20/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định

Việc trở thành thành viên UNCLOS đòi hỏi Việt Nam phải có một đạo luật riêng và tổng thể về biển Trong bối cảnh đó, ngày 21/6/2012, Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013 Luật Biển Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các quy định của UNCLOS và pháp luật quốc tế

Với việc thông qua Luật Biển Việt Nam, lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý của các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng UNCLOS.Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của mình

Giải quyết tranh chấp và xử lý các vấn đề trên biển trên cơ sở luật pháp quốc tế

Trên cơ sở các quy định của UNCLOS, Việt Nam đã tiến hành đàm phán và ký với các nước láng giềng một số điều ước quốc tế về phân định biển Cụ thể :

- Với Campuchia, Việt Nam đã ký Hiệp định về vùng nước lịch sử ngày 7/7/1982 (có hiệu lực kể từ ngày 7/7/1982);

- Với Thái Lan, Việt Nam đã ký Hiệp định về phân định ranh giới trên biển trong Vịnh Thái Lan ngày 9/8/1997 (có hiệu lực kể từ ngày 27/2/1998);

Tổng quan hoạt động khai thác và xuất khẩu dầu khí VN

Hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí của Petrovietnam đã được triển khai từ rất sớm (năm 1961), chủ yếu được thực hiện với sự giúp đỡ của Liên Xô tại phía Bắc Sau khi Việt Nam có chính sách đổi mới năm 1986 và ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí được triển khai mạnh mẽ, nhất là trên thềm lục địa Nhiều công ty đã phát hiện dầu khí như Total ở vịnh Bắc Bộ, Shell ở biển miền Trung, ONGC và BP ở bể trầm tích Nam Côn Sơn…

Trong giai đoạn đầu, hoạt động tìm kiếm thăm dò chủ yếu do các công ty dầu khí nước ngoài thực hiện và Petrovietnam chỉ chính thức góp vốn đầu tư khi có phát hiện thương mại Đến nay, Petrovietnam đã có thể tự thực hiện tìm kiếm thăm dò dầu khí bằng cách tự lực hoặc hợp tác với đối tác nước ngoài, không chỉ thực hiện với các lô có tiềm năng gần bờ mà còn thực hiện tìm kiếm thăm dò tại các lô nước sâu, xa bờ Nhờ đó, hàng năm Petrovietnam đều có trữ lượng dầu khí gia tăng Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015, trữ lượng dầu khí gia tăng của Petrovietnam lần lượt là 43; 35,6; 48,32; 40,5 triệu tấn quy dầu

Việt Nam bắt đầu khai thác khí từ năm 1981 (mỏ khí Tiền Hải C - Thái Bình) và khai thác dầu cùng với khí đồng hành từ năm 1986 (mỏ Bạch Hổ ở thềm lục địa phía Nam) Từ đó, Việt Nam bắt đầu có tên trong danh sách các nước khai thác, xuất khẩu dầu thô trên thế giới Những năm qua, Ngành Dầu khí Việt Nam đã nỗ lực đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ Quá trình tìm kiếm thăm dò trong giai đoạn 2011 - 2015 đã đưa được 36 mỏ và công trình dầu khí mới vào khai thác Trong đó, năm 2011 có 3 mỏ trong nước: Đại Hùng pha 2, Tê Giác Trắng, Chim Sáo và

2 mỏ nước ngoài: Visovoi, Dana Năm 2012 có 7 mỏ/công trình được đưa vào khai thác bao gồm

4 mỏ/công trình trong nước và 3 mỏ ở nước ngoài Năm 2013 và 2014 số lượng mỏ đưa vào khai thác tăng mạnh và đạt 9 mỏ mỗi năm Năm 2015 chỉ có 4 mỏ mới được đưa vào khai thác Trong giai đoạn 2016-2020, Việt Nam đã đưa được 15 mỏ, công trình mới vào hoạt động

Biểu đồ 1 Sản lượng khai thác dầu thô hàng năm giai đoạn 1986-2022 (đơn vị: BBL/D/1K)

Nguồn: Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ

Từ biểu đồ 1, sản lượng khai thác dầu thô của cả nước tăng ổn định từ sau chính sách đổi mới năm 1986 và đạt đỉnh vào năm 2004 với trên 20 triệu tấn/năm Riêng năm 2014, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã khai thác được 17,39 triệu tấn dầu thô Sản lượng dầu thô tăng lên 18,75 triệu tấn trong năm 2015 Lượng dầu thô khai thác bị giảm dần đến 2020 chỉ còn 11,47 triệu tấn Nguyên nhân là, phần lớn các mỏ dầu khí đang khai thác ở nước ta được đưa vào khai thác trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2015 Trong đó, các mỏ có đóng góp sản lượng lớn đều đã khai thác được 15 - 35 năm, đang ở giai đoạn khai thác cuối đời mỏ, độ ngập nước cao và tiếp tục tăng theo thời gian Độ ngập nước trung bình của các mỏ này hiện ở mức 50 - 90%, dẫn đến sản lượng suy giảm tự nhiên 15 - 25%/năm Đây cũng là thực tế chung ở giai đoạn cuối đời của các mỏ trên thế giới

Biểu đồ 2 Sản lượng khai thác dầu khí của Petrovietnam giai đoạn 1981-2015

Nguồn: Báo cáo Thường niên Petrovietnam

Từ năm 1985 đến năm 1997, sản lượng dầu khí tăng không đáng kể, đà tăng mạnh diễn ra trong giai đoạn 1997 đến 2015 (Biểu đồ 2) Theo số liệu thống kê của Petrovietnam, tính đến tháng 12/2015 tổng sản lượng khai thác khí đạt trên 111,88 tỷ m3, riêng năm 2015 đạt 10,67 tỷ m3

Biểu đồ 3 Sản lượng khai thác khí tự nhiên từ 2016 – 2021 (tỷ m3)

Trong những năm gần đây, việc suy giảm sản lượng khai thác là một thách thức rất lớn mà ngành dầu khí phải đối mặt: sản lượng tự nhiên hằng năm giảm 5-8% do hầu hết các mỏ khí lớn đã khai thác quá lâu, trong khi hệ số bù trữ lượng không đảm bảo do thời gian qua việc đầu tư phát triển mỏ mới gặp nhiều vướng mắc về cơ chế; các mỏ đưa vào khai thác chủ yếu là mỏ nhỏ, cận biên, Năm 2020, sản lượng khai thác khí đạt 9,03 tỷ m3 Năm 2021, sản lượng khí tự nhiên giảm 19,4% so với cùng kỳ năm trước Tính chung quý I/2022, ngành dầu khí đã khai thác đạt 2,74 triệu tấn, vượt 25% kế hoạch đề ra cho quý I và tăng 1% so với cùng kỳ năm 2021 Trong 6 tháng đầu năm 2022, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đạt sản lượng khai thác dầu thô là 5,48 triệu tấn, vượt 23% kế hoạch 6 tháng và bằng 63% kế hoạch năm 2022, bằng 100% so với cùng kỳ năm 2021 Sản lượng khai thác 6 tháng vượt cao so với kỳ vọng là do đa phần các mỏ khai thác chủ lực đạt hệ số thời gian hoạt động cao Công tác quản trị sản lượng khai thác tại các lô/mỏ chủ lực của Tập đoàn được tăng cường tối đa, áp dụng hiệu quả, kịp thời các giải pháp, biện pháp kỹ thuật gia tăng sản lượng Trong đó, Liên doanh Việt – Nga Vietsopetro đã xuất sắc hoàn thành vượt mức các kế hoạch được giao, khai thác hơn 1571 nghìn tấn dầu/condensate, vượt 84,7 nghìn tấn so với kế hoạch 6 tháng 2022, đạt hơn 98% so với cùng kỳ năm 2021 Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã đảm bảo an toàn, hoạt động khai thác ổn định các mỏ Production uptime trung bình đạt khoảng 99%, 12/14 dự án hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng khai thác đã góp phần giúp Tổng công ty hoàn thành chỉ tiêu sản lượng khai thác và các chỉ tiêu kế hoạch tài chính được giao Sản lượng khai thác của PVEP trong 6 tháng đạt 1,9 triệu tấn quy dầu, bằng 117% kế hoạch 6 tháng và 60% kế hoạch năm Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (BIENDONG POC) đạt sản lượng

18 khai thác khí đạt 108% kế hoạch 6 tháng, tương đương 53% kế hoạch năm Sản lượng khai thác condensate đạt 126% kế hoạch 6 tháng đầu năm 2022, tương ứng 65% kế hoạch năm

Tuy nhiên, hoạt động khai thác dầu khí đã và đang gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường như: Ô nhiễm môi trường không khí: đây là hậu quả do việc đốt dầu và khí tự nhiên, hoặc do các chất phát thải trong quá trình khai thác dầu khí Các chất ô nhiễm do việc đốt dầu khí là CO, nitơ oxit, oxit lưu huỳnh, Hydro sunfua (H2S), vật chất dạng hạt (PM) và chì (Pb) Các chất ô nhiễm phát thải trong quá trình khai thác dầu khí gồm: các hợp chất dễ bay hơi (VOC) bao gồm benzen, formaldehyde và các chất độc hại khác

Hình 1 Giàn Tam Đảo 01 của Vietsopetro

Hình 2 Hình ảnh người dân mang xô, chậu ra hớt dầu trên đồng ruộng Ô nhiễm môi trường nước: việc khai thác dầu khí có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngọt trong quá trình khoan, khai thác, lọc dầu, vận chuyển… do rò rỉ đường ống dẫn dầu, tràn dầu, dung dịch

19 khoan và mùn khoan thải ra từ các công trình dầu khí trên biển; khí thải, nước thải trong công nghiệp lọc – hóa dầu, đạm, hóa phẩm dầu khí; các chất thải ra môi trường biển khi thu dọn mỏ,… Đồng thời, khí metan và các chất VOC có thể ngấm vào nguồn nước ngầm gần giếng khí đốt nếu giếng được xây dựng kém hoặc bị vỡ

Hình 3 Dầu tràn đậm đặc trôi dạt vào các lồng nuôi thủy sản ở phường Hải Cảng, TP.Quy Nhơn năm 2013 Ô nhiễm môi trường đất: Những sự cố tràn dầu trên đất liền có thể xảy ra do rò rỉ đường ống, phụt bể chứa, rò rỉ từ quá trình tinh chế lọc dầu, tai nạn khoan,… Điều nay ngăn cản nước thấm vào đất, gây hại cho đời sống thực vật, hệ sinh thái và sức khỏe con người

Hình 4 Sự cố tràn dầu trên đất liền

Có thể thấy, trong các nguyên dẫn dẫn đến ô nhiễm môi trường biển thì sự cố tràn dầu chính là tác nhân dẫn đến các tác động tiêu cực lớn nhất đối với môi trường, ảnh hưởng trầm trọng đến các hệ sinh thái Khi xảy ra các vụ tràn dầu, hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các màng dầu làm giảm khả năng trao đổi oxi giữa không khí và nước, làm giảm oxi trong nước, làm cán cân điều hòa oxi trong hệ sinh thái bị đảo lộn Bên cạnh đó, dầu tràn còn chứa rất nhiều độc tố làm tổn

20 thương hệ sinh thái, có thể gây suy vong hệ sinh thái Bởi dầu chứa nhiều thành phần khác nhau làm biến đổi, phá hủy cấu trúc tế bào sinh vật, có khi gây chết cả quần thể Dầu thấm vào cát, bùn ở ven biển có thể gây ảnh hưởng đến môi trường trong một khoảng thời gian rất dài Đã có rất nhiều trường hợp các loài sinh vật chết hàng loạt do tác động của sự cố tràn dầu Khi dần tràn không được thu gom kịp thời sẽ gây thiệt hại lớn cho ngành khai thác và nuổi trồng thủy sản, hải sản, có thể dần tới tình trạng cá chết hàng loạt do thiếu oxi hòa tan trong nước

Theo Thống kê Hiệp hội các chủ hàng chở dầu quốc tế Trong số 39 quốc gia được thống kê thì Việt Nam là nước có sự cố tràn dầu đứng thứ 3 trên thế giới (chỉ sau Trung Quốc và Hoa Kỳ) Theo Tổng Thư ký Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết, từ năm 1992 đến nay có khoảng 190 sự cố tràn dầu xảy ra tại Việt Nam, trong đó, có 37 vụ ngoài khơi (19%),

88 vụ ven bờ (47%) và 65 vụ trên đất liền (34%) Đa số các vụ tràn dầu đều xảy ra do tàu mắc cạn, tai nạn va chạm tàu trong quá trình vận chuyển

Một số vụ việc tràn dầu

Ảnh hưởng của Công ước UNCLOS đến hoạt động khai thác, xuất khẩu dầu khí tại Việt

2.3.1 Trong công tác quản lý nhà nước

Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật

Trước khi tham gia vào Công ước UNCLOS, Việt Nam đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động khai thác xuất khẩu dầu khí trên biển nói riêng và các hoạt động liên quan đến biển nói chung nhưng chưa đầy đủ và toàn diện

Như chúng ta đã biết, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành xu thế tất yếu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia Theo xu hướng chung của thế giới, Việt Nam tham gia vào Công ước UNCLOS Đồng thời, trên cơ sở nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển cùng hoạt động khai thác xuất khẩu dầu khí, Việt Nam đã ban hành, sửa đổi và bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Công ước và tình hình thực tiễn trong nước và quốc tế, như sau:

- Luật Dầu khí sửa đổi các năm 2005 và 2008 ( sửa đổi Luật Dầu khí năm 1993) quy định về hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí trong vùng biển Việt Nam và công tác quản lý của nhà nước về hoạt động hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí

- Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 (thay thế bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005) điều chỉnh các hoạt động giao thông hàng hóa trên biển, chế độ ra vào các cảng biển của Việt Nam

- Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 quy định các cơ chế, chính sách trong quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, ứng phó với sự cố tràn dầu và hoá chất độc trên biển;

- Đáng chú ý, việc trở thành thành viên của Công ước UNCLOS đòi hỏi Việt Nam phải có một đạo luật riêng và tổng thể về biển Trong bối cảnh đó, Việt Nam ban hành Luật Biển Việt Nam năm 2012 nhằm thống nhất quản lý việc hoạch định, sử dụng, thăm dò, khai thác tài nguyên biển và quản lý các vùng biển, thềm lục địa, hải đảo của Việt Nam, cũng như việc giải quyết tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và các nước láng giềng

- Năm 2022, Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung về Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) để phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế, để thực hiện các văn bản trên đồng thời gia tăng thêm hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí trên biển, Việt Nam đã ban hành một số các văn bản quy phạm pháp luật và chiến lược theo từng giai đoạn, thời kỳ nhằm gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí, như sau: Chiến lược phát triển Biển Việt Nam đến năm 2020; Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Xây dựng, tổ chức bộ máy

UNCLOS đã đặt ra các yêu cầu đối với Việt Nam phải cải cách và tăng cường lực lượng thực thi pháp luật trên biển Hiện nay, bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí nói riêng và khai thác, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển nói chung ở nước ta như sau:

- Ở Trung ương, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động khai thác dầu khí là Bộ Công Thương Bộ Công Thương có nhiệm vụ quản lý về công nghiệp khai thác khoáng sản biển, trong đó có dầu khí Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý hoạt động khai thác đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển, tài nguyên nước biển và khoáng sản biển;

Bộ xây dựng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản biển làm vật liệu xây dựng

- Ở địa phương, Sở Tài nguyên và môi trường giúp UBND tỉnh, thành phố ven biển quản lý việc khai thác, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, trong đó có hoạt động khai thác dầu khí nhằm phối hợp quản lý và báo cáo với chính quyền cấp trên về các vấn đề liên quan đến hoạt động khai thác dầu khí

Căn cứ vào các quy định của Công Ước UNCLOS 1982, Việt NAm đã và đang tiến hành quản lý có hiệu quả và triển khai các hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, xuất khẩu dầu khí nhằm phục vụ phát triển kinh tế đất nước, nâng cao đời sống nhân dân gắn liền với bảo vệ môi trường biển Đồng thời, Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân triển khai các hoạt động khai thác dầu khí phù hợp với Công Ước UNCLOS Việt NAm ban hành các quy định về xử lý chất thải từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, ứng phó với sự cố tràn dầu trên biển nhằm bảo vệ môi trường biển và gia tăng hiệu quả khai thác dầu khí trên biển

Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

Việt nam luôn tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định pháp luật về hoạt động khai thác dầu khí trên biển và xử lý vi phạm đối với các chủ thể vi phạm Vấn đề bồi thường thiệt hại đối với môi trường biển, bao gồm thiệt hại do các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được điều chỉnh trong Luật Bảo vệ môi trường, Luật Dân sự và Bộ Luật tố tụng Dân sự

2.3.2 Trong khai thác dầu khí trên biển

Ngày nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đang trở thành nhân tố thúc đẩy quá trình tìm kiếm, thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên, khoáng sản biển, trong đó có dầu khí Quá trình thăm dò, khai thác này luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ra tổn hại tới môi trường biển, có thể phát sinh từ các hóa chất sử dụng để thăm dò, khai thác; các chất thải độc hại thải vào môi trường hay từ các sự cố tràn dầu trong quá trình vận chuyển;… Do vậy, các hoạt động khai thác này luôn phải gắn với nguyên tắc phát triển bền vững

Các quy định của pháp luật Việt Nam về BVMT trong hoạt động khai thác dầu khí Để thực thi các quy định cụ thể của UNCLOS 1982 về BVMT biển, những năm qua, Việt Nam đã tích cực hoàn thiện pháp luật quốc gia về BVMT biển trong hoạt động khai thác dầu khí, cụ thể:

- Tích cực hợp tác quốc tế trong hoạt động BVMT biển Điều này được quy định trong Luật

Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo Theo đó, nội dung của hoạt động hợp tác bao gồm: Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản lý tài nguyên, BVMT biển và hải đảo; điều tra, nghiên cứu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, mức độ tổn thương của môi trường biển, hải đảo; khai thác tài nguyên; ứng phó sự cố môi trường Việc hợp tác phải được tiến hành trên cơ sở các nguyên tắc như phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể về kinh tế - xã hội, phù hợp với đường lối chính sách đối ngoại (Điều 71, 72 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo)

Đánh giá ảnh hưởng của Công ước UNCLOS đến hoạt động khai thác, xuất khẩu dầu khí tại Việt Nam

Trong những năm qua, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) đã trở thành căn cứ pháp lý quốc tế vững chắc để xác định quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của quốc gia ven biển Kể từ khi UNCLOS được áp dụng tại Việt Nam lần đầu năm 1994, từ khi tấn dầu đầu tiên được khai thác từ mỏ Bạch Hổ (thuộc bể trầm tích Cửu Long năm 1986) đến nay, PVN đã khai

29 thác được tổng cộng khoảng 506,3 triệu tấn dầu quy đổi từ các mỏ ở trong và ngoài nước, trong đó sản lượng khai thác dầu đạt 380,9 triệu tấn, sản lượng khai thác khí đạt 125,4 tỷ m3, sản lượng khai thác hàng năm luôn được duy trì ổn định và gia tăng theo từng năm

Tăng cường hợp tác quốc tế về biển như: Thỏa thuận cơ chế hợp tác ASEAN về phòng ngừa và xử lý sư cố tràn dầu ngày 28/11/2014; Các điều ước quốc tế song phương như Thỏa thuận với Philippines về hợp tác trong lĩnh vực ứng phó sự cố tràn dầu ngày 26/10/2010

Hợp tác quốc tế đi vào chiều sâu:

- Triển khai các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Thỏa thuận với Philippines về hợp tác trong lĩnh vực ứng phó với sự cố tràn dầu trên biển

- Việt Nam và Malaysia đã thống nhất phối hợp chặt chẽ trong lĩnh vực dầu khí thông qua Petronas của Ma-lai-xi-a và PetroVietnam (mở rộng hợp tác thăm dò, khai thác, cung cấp dịch vụ dầu khí, , góp phần vào việc hiện thực hóa mục tiêu đạt 20 tỷ USD kim ngạch thương mại song phương) trên cơ sở bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế UNCLOS năm 1982 cùng Hiệp hội các nước khối ASEAN

2.4.2 Những vấn đề tồn đọng

Công ước UNCLOS không có quy chế thi hành – các phán quyết chỉ là tiền lệ pháp và việc tuân thủ phụ thuộc rất lớn vào thiện chí của các quốc gia thành viên

Ví dụ: Theo UNCLOS, công ước mà cả Việt Nam và Trung Quốc là thành viên, quốc gia ven biển có vùng đặc quyền kinh tế không được mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Vì vậy, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong khu vực cách đường cơ sở của VN từ 120 đến150 hải lý rõ ràng đã vi phạm quyền lợi hợp pháp của Việt Nam và bất chấp luật pháp quốc tế Vì không có tổ chức quốc tế hay 1 bên nào đứng ra cụ thể để giải quyết nên dàn khoan Hải Dương 981 đã ở lãnh hải của nước ta rất nhiều ngày và khai thác vô số tài nguyên như dầu khí,

Một số quy định còn mang tính chung chung là điểm yếu của UNCLOS “Các quốc gia lợi dụng sự chung chung đó để đưa ra yêu sách có lợi”

Ví dụ: Việt Nam kiên quyết phản đối việc nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc tiếp tục các hành động vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên vùng biển của mình được xác định phù hợp với các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 Những yêu sách bất hợp pháp, không phù hợp với UNCLOS năm 1982 không thể là cơ sở để khẳng định rằng có tồn tại các vùng biển tranh chấp hay chồng lấn Các hành vi cản trở hoạt động dầu khí của Việt Nam trên vùng biển của mình như nêu trên là sự vi phạm luật pháp quốc tế, UNCLOS năm 1982 Việt Nam cũng khẳng định lập trường của mình đối với chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CÔNG ƯỚC

Về phía nhà nước

Để việc thực thi công ước UNCLOS 1982 được hiệu quả, Nhà nước ta cần hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường biển trong hoạt động khai thác dầu khí

Thực tế cho thấy, trong vấn đề bảo vệ môi trường biển từ hoạt động khai thác dầu khí còn một số tồn đọng cần chỉnh sửa Các quy định về bảo vệ môi trường biển nói chung và bảo vệ môi trường biển từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí nói riêng được quy định rải rác trong rất nhiều văn bản khác nhau, tạo nên sự chồng chéo, thiếu đồng bộ trong khi vẫn bỏ sót những vấn đề cần điều chỉnh

Chính phủ nên xem xét việc ban hành một văn bản pháp luật riêng trong lĩnh vực dầu khí, trong đó quy định cụ thể về bảo vệ môi trường biển từ các nguồn gây ô nhiễm khác nhau, bao gồm cả hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, đảm bảo sự tích hợp của các vấn đề đang được quy định trong nhiều văn bản như hiện nay, đồng thời, bổ sung và quy định chi tiết những vấn đề chưa được quy định rõ ràng, cụ thể:

- Đối với các quy định về đảm bảo tài chính cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường biển, cần có quy định cụ thể về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, cách thức quản lý như thế nào, Nhà nước sẽ thực hiện chính sách gì để hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thị trường bảo hiểm với loại hình bảo hiểm này như thế nào,…

- Vấn đề bồi thường thiệt hại đối với môi trường biển cần có những quy định chuyên biệt quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động khai thác, đảm bảo sự tương thích với các điều ước mà Việt Nam là thành viên liên quan đến giới hạn trách nhiệm do ô nhiễm dầu và thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu Cân nhắc bổ sung vấn đề bồi thường thiệt hại đối với ngư dân trong trường hợp xảy ra những sự cố môi trường do hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, chủ yếu diễn ra tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế, bởi ngư dân sẽ là đối tượng bị tác động rất lớn do ô nhiễm môi trường biển

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định pháp luật về hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, cách thức khắc phục, xử lý các sự cố này, xử lý đối với các chủ thể vi phạm

- Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của lực lượng thực thi pháp luật trên biển nhằm tăng cường hiệu quả cho hoạt động bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền trong thăm dò, khai thác dầu khí

Theo đó, rà soát các quy định hiện hành về chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của các lực lượng thực thi pháp luật trên biển nhằm sửa đổi những quy định chồng chéo lẫn nhau giữa các lực lượng này Phân định rõ phạm vi, nội dung và tính chất hoạt động của từng lực lượng theo nguyên

31 tắc Cảnh sát biển thực hiện nhiệm vụ bằng các biện pháp hòa bình trên các vùng biển quốc gia có quyền tài phán, trong đó, chủ yếu là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Hải quân thực hiện nhiệm vụ bằng các biện pháp quân sự nhằm đảm bảo chủ quyền, an ninh trên biển Bộ đội Biên phòng chỉ thực hiện nhiệm vụ tại khu vực biên giới quốc gia trên biển

Có cơ chế, chính sách để khuyến khích sử dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí

Theo xu hướng phát triển chung của thế giới hướng về phát thải ròng bằng “0”, hiện các đơn vị khai thác dầu khí ở nước ta đã quan tâm đến các giải pháp phát triển bền vững như: Phát triển điện gió ngoài khơi tại các khu vực thăm dò khai thác để thay thế cho các nguồn điện sử dụng nguyên liệu DO và khí; sản xuất hydrogen xanh và phối trộn với khí thiên nhiên… Để tiếp tục nâng cao hơn nữa công tác bảo vệ môi trường trong công nghiệp dầu khí, nhất là thực hiện cam kết của Chính phủ tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050, Quốc hội cần sớm phê duyệt ban hành Luật Dầu khí sửa đổi, đồng thời xem xét chấp thuận điều chỉnh Chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, trong đó định hướng để Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chuyển đổi thành Tập đoàn năng lượng, thân thiện với môi trường; cho phép Tập đoàn Dầu khí phát triển các nguồn nhiên liệu tái tạo, năng lượng mới như điện gió ngoài khơi, hydro…Chính phủ, các bộ có liên quan tiếp tục xây dựng các cơ chế, khung pháp lý, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế biển xanh, kinh tế tuần hoàn để khơi thông, thúc đẩy nguồn tham gia đầu tư phát triển lĩnh vực tái chế nhựa trên cơ sở tận dụng hạ tầng, thế mạnh trong lĩnh vực chế biến dầu khí của Tập đoàn; đẩy mạnh liên kết chuỗi để sử dụng tài nguyên có hiệu quả, giảm phát thải ra môi trường, thí dụ như chuỗi điện gió ngoài khơi - sản xuất hydro - sản xuất điện, các sản phẩm hóa dầu; chuỗi năng lượng tái tạo, nguyên liệu tái tạo (sinh khối) - sản xuất nhiên liệu xanh (nhiên liệu sinh học, nhiên liệu phát thải các-bon thấp)

Về phía doanh nghiệp

Nâng cao ý thức trách nhiệm, tiệm cận với các quy chuẩn quốc tế Để hoạt động khai thác dầu khí được bền vững cũng như đáp ứng những yêu cầu theo Công ước UNCLOS 1982, các doanh nghiệp dầu khí phải đặt mục tiêu bảo đảm an toàn sức khỏe môi trường, xác định việc loại trừ hoặc giảm thiểu các rủi ro gây tác hại đối với sức khỏe và tính mạng con người, gây thiệt hại tài sản hoặc môi trường là trách nhiệm của mọi đơn vị sản xuất công nghiệp Các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam, đứng đầu là Tập đoàn dầu khí Việt Nam PVN phải là doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực an toàn, môi trường, từng bước hoàn thiện các hướng dẫn kiểm soát an toàn, môi trường, ứng phó với các sự cố đặc thù riêng của ngành, đảm bảo đạt các yêu cầu của công nghiệp dầu khí quốc tế

Các doanh nghiệp dầu khí cần phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước xây dựng và hoàn thiện các tài liệu pháp luật về quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp, ứng phó sự cố tràn dầu và bảo vệ môi trường, nhằm đảm bảo an toàn cho con người, môi trường và tài sản trong toàn bộ hoạt động dầu khí Để đảm bảo cho các hoạt động khai thác và bảo vệ môi trường được thực thi hiệu quả, các doanh nghiệp dầu khí cần xây dựng và duy trì đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả theo các tiêu chuẩn quốc tế như các tiêu chuẩn OHSAS 18001, ISO 14001 và ISO 9001

Quy trình kiểm soát hoạt động khai thác dầu khí và bảo vệ môi trường trong doanh nghiệp cần tiến hành chặt chẽ và khoa học

Các doanh nghiệp cần tổ chức bộ máy quản lý công tác an toàn sức khỏe môi trường thống nhất và xuyên suốt Tại PVN bộ máy này được tổ chức xuyên suốt từ Công ty Mẹ đến các đơn vị cơ sở và do một Phó tổng giám đốc Tập đoàn trực tiếp điều hành Ban an toàn sức khỏe môi trường của PVN được tổ chức thành 3 phòng gồm: Phòng An toàn & Sức khỏe lao động, Phòng Bảo vệ Môi trường và Văn phòng Trực tình huống khẩn cấp Các đơn vị cơ sở đều thành lập phòng, ban an toàn sức khỏe môi trường và phân công cán bộ chuyên trách

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên ban hành các hướng dẫn kỹ thuật và quản lý định hướng hoạt động cho các đơn vị cơ sở, các phòng ban Doanh nghiệp cần được thường xuyên tổ chức cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định về an toàn sức khỏe môi trường để tổ chức thực hiện

Việc đánh giá sự tuân thủ pháp luật luôn được xem là nội dung quan trọng để kiêm soát hoạt động khai thác của doanh nghiệp Bởi vậy, công tác kiểm tra an toàn sức khỏe môi trường không nên chỉ được tiến hành với tần suất hằng năm mà còn thực hiện theo các cấp, từ cấp cao nhất đến các cấp ở cơ sở nhằm đảm bảo mức độ chi tiết, nghiêm ngặt và kịp thời của công tác kiểm tra Ngoài ra, các doanh nghiệp dầu khí cần thường xuyên phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước gồm Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động Thương binh và

Xã hội… đánh giá việc tuân thủ quy định an toàn sức khỏe môi trường

Công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác dầu khí cần được triển khai ngay từ khi bắt đầu mọi dự án Các dự án đều cần được nghiên cứu và lập báo cáo đánh giá tác động môi

33 trường hoặc cam kết, kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư theo yêu cầu pháp luật, trong đó đề xuất các biện pháp, kế hoạch ngăn ngừa, giảm thiểu tác động môi trường Biện pháp giảm thiểu phải cam kết đạt được các mục đích như: Giảm thiểu lượng chất thải; Xử lý các loại chất thải phát sinh đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế trước khi xả thải vào môi trường; Giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thải như xáo trộn vật lý, tiếng ồn, độ rung…

Công tác giám sát các nguồn thải cần được thực hiện theo hệ thống, lưu hồ sơ, báo cáo theo quy định Công tác phân loại, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý các chất thải rắn, chất thải nguy hại cần được bố trí đầy đủ nguồn lực, hướng dẫn cụ thể, đảm bảo giảm thiểu nguy cơ gây hại tới môi trường và cộng đồng, tuân thủ quy định của pháp luật

Xây dựng doanh nghiệp hướng tới cộng đồng Để quản lý môi trường và các vấn đề xã hội có hiệu quả trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp dầu khí cần dựa vào cộng đồng Các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường phải là thể thống nhất, hài hòa và có sự tham gia của tất cả các cá nhân cũng như các tổ chức trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội ở cơ sở để đáp ứng nhu cầu của mục tiêu phát triển bền vững Sự tham gia của cộng đồng và công chúng trong các dự án thăm dò, khai thác dầu khí được phân chia thành 4 cấp độ như sau: Đàm phán - thảo luận trực tiếp giữa chủ dự án và các bên chủ chốt liên quan nhằm xây dựng sự đồng thuận và hướng tới giải pháp các bên có thể chấp nhận; Tham gia - sự trao đổi tương tác giữa chủ dự án và cộng đồng bao gồm chia sẻ thông tin và thiết lập chương trình làm việc, tăng cường hiểu biết giữa các bên; Tham vấn - thông tin hai chiều giữa chủ dự án và cộng đồng tạo cơ hội cho cộng đồng bày tỏ quan điểm về đề xuất; Thông báo - thông tin một chiều từ chủ dự án tới cộng đồng

Việc tăng cường hiểu biết, nhận thức giữa doanh nghiệp với người dân và chính quyền địa phương là hết sức quan trọng và cần thiết thông qua các hoạt động giao lưu, phối hợp với địa phương tham gia công tác an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phối hợp với địa phương trong kế hoạch phòng chống cháy, nổ và ứng phó tràn dầu…thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng và nâng cao hình ảnh một doanh nghiệp hướng tới cộng đồng

Kết luận

Có thể khẳng định, trong những năm qua, UNCLOS đã thực sự trở thành căn cứ pháp lý quốc tế vững chắc để xác định quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của quốc gia ven biển, đồng thời cũng là cơ sở để xử lý các vấn đề liên quan đến biển và đại dương, kể cả những tranh chấp về biển

Là một quốc gia gắn liền với biển, là một thành viên có trách nhiệm của UNCLOS, Việt Nam luôn đề cao mục tiêu, tôn chỉ và các quy định của UNCLOS, nỗ lực triển khai các biện pháp để thực thi

UNCLOS; đồng thời kiên trì, kiên quyết yêu cầu và kêu gọi các quốc gia khác tuân thủ các nghĩa vụ của UNCLOS, qua đó đóng góp vào bảo vệ trật tự pháp lý trên biển, xây dựng Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình và mang lại thịnh vượng cho tất cả các quốc gia trong khu vực

Tài liệu tham khảo

1 Báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (11/12/2012), Công ước Luật Biển 1982 - một thành tựu quan trọng của luật pháp quốc tế; https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/cong-uoc-luat-bien- 1982 mot-thanh-tuu-quan-trong-cua-luat-phap-quoc-te-161615.html

3 Báo Điện tử Chính phủ (27/07/2019), Việt Nam tích cực đóng góp trong xây dựng, thực thi Công ước Luật Biển; https://baochinhphu.vn/viet-nam-tich-cuc-dong-gop-trong-xay-dung- thuc-thi-cong-uoc-luat-bien-102259303.htm

4 Báo Tin tức (02/12/2019), 25 năm thực thi UNCLOS 1982 của Việt Nam - Bài 1: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia về biển; https://baotintuc.vn/thoi-su/25-nam-thuc-thi- unclos-1982-cua-viet-nam-bai-1-xay-dung-va-hoan-thien-he-thong-phap-luat-quoc-gia-ve- bien-20191130122413087.htm

5 Báo Tin tức (02/12/2019), 25 năm thực thi UNCLOS 1982 của Việt Nam - Bài 2: Quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo; https://baotintuc.vn/thoi-su/25-nam-thuc-thi-unclos-1982- cua-viet-nam-bai-2-quan-ly-bao-ve-va-phat-trien-kinh-te-bien-dao-20191201080126010.htm

6 Báo Tin tức (02/12/2019), 25 năm thực thi UNCLOS 1982 của Việt Nam - Bài cuối: Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế về biển; https://baotintuc.vn/thoi-su/25-nam-thuc-thi-unclos-1982- cua-viet-nam-bai-cuoi-viet-nam-tang-cuong-hop-tac-quoc-te-ve-bien-

7 Hoai Thu (17/5/2022), Vietnam a big oil exporter, but even bigger importer; VnExpress International; https://e.vnexpress.net/news/business/data-speaks/vietnam-a-big-oil-exporter- but-even-bigger-importer-4464476.html

8 Trading Economics, Crude Oil Production in Vietnam remained unchanged at 180 BBL/D/1K in May from 180 BBL/D/1K in April of 2022, U.S Energy Information Administration; https://tradingeconomics.com/vietnam/crude-oil-production

9 Tạp chí Năng lượng Việt Nam, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN DẦU KHÍ Ở VIỆT NAM – THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP (KỲ 1), LILAMA 18.1 JOINT STOCK COMPANY; https://lilama18- 1.com.vn/khai-thac-che-bien-dau-khi-o-viet-nam-thach-thuc-va-giai-phap-ky-1.html

10 Mai Phương (20/07/2022), Bức tranh ngành Dầu khí 6 tháng: Bứt tốc ấn tượng nhìn từ các trụ cột, PetroTimes; https://petrovietnam.petrotimes.vn/buc-tranh-nganh-dau-khi-6-thang-but-toc- an-tuong-nhin-tu-cac-tru-cot-660472.html

11 TS Lê Việt Trung, ThS Phạm Văn Chất, TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ VIỆT NAM

12 GVC Nguyễn Lan Nguyên - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2021), Bảo vệ môi trường biển Việt Nam trong hoạt động khai thác dầu khí và các quy định pháp luật cần hoàn thiện, Trang 20 - 25, số 17 Tạp chí Công thương, 2021

13 Lịch sử ngành Dầu khí Việt Nam tập 3,4

Ngày đăng: 06/12/2022, 09:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Giàn Tam Đảo 01 của Vietsopetro - VIỆT NAM VÀ VIỆC THỰC THI CÔNG ƯỚC UNCLOS TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI Thác , sản xuất dầu khí
Hình 1. Giàn Tam Đảo 01 của Vietsopetro (Trang 18)
Hình 4. Sự cố tràn dầu trên đất liền - VIỆT NAM VÀ VIỆC THỰC THI CÔNG ƯỚC UNCLOS TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI Thác , sản xuất dầu khí
Hình 4. Sự cố tràn dầu trên đất liền (Trang 19)
Hình 3. Dầu tràn đậm đặc trôi dạt vào các lồng nuôi thủy sản ở phường Hải Cảng, TP.Quy Nhơn năm 2013 - VIỆT NAM VÀ VIỆC THỰC THI CÔNG ƯỚC UNCLOS TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI Thác , sản xuất dầu khí
Hình 3. Dầu tràn đậm đặc trôi dạt vào các lồng nuôi thủy sản ở phường Hải Cảng, TP.Quy Nhơn năm 2013 (Trang 19)
Bảng 1. Khối lượng và trị giá xuất khẩu dầu thô giai đoạn 201 5- 2021 - VIỆT NAM VÀ VIỆC THỰC THI CÔNG ƯỚC UNCLOS TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI Thác , sản xuất dầu khí
Bảng 1. Khối lượng và trị giá xuất khẩu dầu thô giai đoạn 201 5- 2021 (Trang 21)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w