M&A vẫnbị“làmkhó”
M&A được “ngầm hóa”
Ở khía cạnh pháp lý, thuế cho M&A chưa rõ ràng. Về quy trình thủ tục mua bán
chưa có chuẩn mực, chưa có hành lang pháp lý tương hỗ giữa các khâu, các bước
và hành lang bảo vệ đối với: Quy tắc bảo vệ Hội đồng quản trị, bảo vệ quyền của
cổ đông, bảo vệ các quy chế nội bộ đã có trong doanh nghiệp bị mua, quy chế
giám sát, định giá và xác định giá trị doanh nghiệp, quyền ủy thác mua, hay các
mô hình và cách thức tiến hành… cũng chưa được hình thành đầy đủ.
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực có trình độ trong lĩnh vực này còn thiếu. Chưa có sự
phối hợp giữa các công ty trong lĩnh vực M&A và các công ty hoạt động tài chính,
thu xếp nguồn, chứng khoán. Do vậy, việc hình thành một đội ngũ nhân lực hiểu
biết trong lĩnh vực M&A không hoàn thiện sẽ khiến cho thị trường này chậm phát
triển và các thương vụ khó thực hiện, ông Dũng nhấn mạnh.
Ngoài ra, còn khoảng trống trong xác định giá trị thương hiệu trong M&A. Các
doanh nghiệp Việt Nam đầu tư cho thương hiệu không theo chiến lược. Khái niệm
ước lượng về giá trị thương hiệu của doanh nghiệp bị bán gây nhiều tranh cãi.
Từng doanh nghiệp không có con số thống kê đầy đủ về số tiền chi ra để xây dựng
thương hiệu từ ngày khai lập cho tới ngày bị bán hay thâu tóm. Do vậy, việc thỏa
thuận giá trị thương hiệu hoặc thường sẽ rơi vào bế tắc, hoặc sẽ theo phương thức
bán “vo”.
Một điều nữa cũng gây trở ngại cho việc phát triển M&A chính là việc người mua
kỳ vọng quá nhiều vào thương vụ trong khi sự hiểu biết về hệ thống định mua còn
hạn chế. Một số thương vụ triển khai được và phát triển tốt là do bên mua đã
nghiên cứu, phân tích kỹ điểm mạnh, yếu và có kế sách cho các thương vụ mình
mua.
Hơn nữa, nhiều thương vụ được đưa ra đàm phán hay chuẩn bị thực hiện thì bên
có ý định mua không sẵn sàng về mặt tài chính, hoặc thực hiện được một phần
công việc của quá trình M&A thì bên mua đã không còn tài chính đủ mạnh để thực
hiện các thao tác hậu M&A. Các công ty được rao bán ở Việt Nam lại hầu hết lâm
vào tình trạng hoạt động không hiệu quả, hoặc sự phát triển của công ty quá sức so
với các nhà quản trị
Một đặc điểm khác: mua bán trong M&A tại Việt Nam thường theo lối thỏa thuận
ngầm nhiều hơn là công khai. Các hoạt động thỏa thuận ngầm được thực hiện
chóng vánh hơn là thực hiện theo quy trình minh bạch. Giá trị doanh nghiệp
thường được các bên thỏa thuận với nhau sau đó mới công bố một con số hình
thức để tránh thuế hoặc để thực hiện rút gọn các công đoạn mua bán.
Tình trạng này nảy sinh từ chính nguyên nhân thiếu hành lang pháp lý đầy đủ và
minh bạch. Các thành viên tham gia mua thường chỉ thực hiện thao tác thay đổi
đăng ký kinh doanh, phần công việc khác là thỏa thuận ngầm.
Còn có một thực tế là hầu hết các doanh nghiệp thực hiện M&A hay gặp khó khăn
trong tái cấu trúc mô hình hoạt động, hoặc thực hiện các mô hình quản trị nào phù
hợp trong giai đoạn hậu M&A.
M&A chuyên nghiệp - Không khó!
Để M&A phát triển chuyên nghiệp, ông Vũ Ngọc Dũng cho rằng, cần phải cụ thể
hóa đối tượng mua bán và phân loại các hoạt động M&A thành một khái niệm,
phạm vi điều chỉnh rõ ràng.
Mục tiêu là để hoạt động M&A không còn phải đối phó bằng các thỏa thuận
ngầm. Các qui định về hoạt động M&A cần phải được qui định thành luật để định
hình hoạt động này trong tương lai bài bản hơn. Luật này sẽ kịp thời điều chỉnh
hoạt động M&A ở Việt Nam khi nó phát triển mạnh hơn.
. M&A vẫn bị “làm khó”
M&A được “ngầm hóa”
Ở khía cạnh pháp lý, thuế cho M&A chưa rõ ràng. Về quy trình. hiện M&A hay gặp khó khăn
trong tái cấu trúc mô hình hoạt động, hoặc thực hiện các mô hình quản trị nào phù
hợp trong giai đoạn hậu M&A.
M&A