1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

120 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng cường phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
Tác giả Nguyễn Đình Tú
Người hướng dẫn TS. Hoàng Văn Hoàn
Trường học Đại học Thủy lợi
Chuyên ngành Quản lý xây dựng
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 263,29 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN MIỀN NÚI, BIÊN GIỚI (13)
    • 1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của phát triển nông nghiệp (13)
      • 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của phát triển nông nghiệp trên địa bàn cấp huyện miền núi, biên giới (13)
      • 1.1.2 Vai trò phát triển nông nghiệp ở huyện miền núi, biên giới (18)
    • 1.2 Nội dung, tiêu chí và các nhân tố tác động đến phát triển nông nghiệp (18)
      • 1.2.1 Nội dung phát triển nông nghiệptrên địa bàn cấp huyện (18)
      • 1.2.2 Tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp (32)
      • 1.2.3 Các nhân tố tác động đến phát triển nông nghiệp ở địa phương miền núi, biên giới (36)
    • 1.3 Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển nông nghiệp (39)
    • 1.4 Những công trình nghiên cứu có liên quan (45)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN (50)
    • 2.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn….41 (50)
      • 2.1.1 Điều kiện tự nhiên (50)
      • 2.1.2 Trình độ phát triển kinh tế - xã hội (51)
      • 2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển nông nghiệp (53)
    • 2.2 Thực trạng phát triển nông nghiệp tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (55)
      • 2.2.1 Thực trạng quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương (55)
      • 2.2.3 Thực trạng về mối liên kết đối với phát triển nông nghiệp (66)
      • 2.2.4 Thực trạng thị trường đầu ra của các sản phẩm chủ lực (68)
      • 2.2.5 Thực trạng vai trò quản lý nhà nước và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp (69)
    • 2.3 Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (70)
      • 2.3.1 Những thành tựu đạt được (70)
      • 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân (75)
  • CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN (81)
    • 3.1 Định hướng, mục tiêu phát triển nông nghiệp tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới (81)
      • 3.1.1 Định hướng phát triển nông nghiệp của huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2022 (81)
      • 3.1.2 Mục tiêu chủ yếu để phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (88)
    • 3.2 Cơ hội và thách thức cho phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (90)
      • 3.2.1 Những cơ hội, thuận lợi (90)
      • 3.2.2 Những thách thức, khó khăn (91)
    • 3.3 Giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (93)
      • 3.3.1 Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp gắn với quy hoạch chung của huyện (93)
      • 3.3.2 Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển nông nghiệp và nông thôn (97)
      • 3.3.4 Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm (108)
      • 3.3.5 Các giải pháp hỗ trợ khác (112)

Nội dung

Tăng cường phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.Tăng cường phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.Tăng cường phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.Tăng cường phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.Tăng cường phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.Tăng cường phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.Tăng cường phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.Tăng cường phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.Tăng cường phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.Tăng cường phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.Tăng cường phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.Tăng cường phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.Tăng cường phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN MIỀN NÚI, BIÊN GIỚI

Khái niệm, đặc điểm và vai trò của phát triển nông nghiệp

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của phát triển nông nghiệp trên địa bàn cấp huyện miền núi, biên giới

* Khái ni m phát triển nông nghi p

Phát triển nông nghiệp được dùng nhiều trong đời sống kinh tế và xã hội nên cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Kim Chung cho rằng: “Phát triển nông nghiệp thể hiện quá trình thay đổi của nền nông nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó và thường đạt ở mức độ cao hơn cả về lượng và về chất Nền nông nghiệp phát triển là một nền sản xuất vật chất không những có nhiều hơn về đầu ra (sản phẩm và dịch vụ) đa dạng hơn về chủng loại và phù hợp hơn về cơ cấu, thích ứng hơn về tổ chức và thể chế, thoả mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về nông nghiệp [1].

Phát triển nông nghiệp khác với tăng trưởng nông nghiệp Tăng trưởng nông nghiệp chỉ thể hiện rằng ở thời điểm nào đó, nền nông nghiệp có nhiều đầu ra so với giai đoạn trước, chủ yếu phản ánh sự thay đổi về kinh tế và tập trung nhiều về mặt lượng Tăng trưởng nông nghiệp thường được đo bằng mức tăng thu nhập quốc dân trong nước của nông nghiệp, mức tăng về sản lượng và sản phẩm nông nghiệp, số lượng diện tích, số đầu con vật nuôi Trái lại, phát triển nông nghiệp thể hiện cả về lượng và về chất Phát triển nông nghiệp không những bao hàm cả tăng trưởng mà còn phản ánh các thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền nông nghiệp, sự thích ứng của nông nghiệp với hoàn cảnh mới, sự tham gia của người dân trong quản lý và sử dụng nguồn lực, sự phân bố của cải và tài nguyên giữa các nhóm dân cư trong nội bộ nông nghiệp và giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế Phát triển nông nghiệp còn bao hàm cả kinh tế, xã hội, tổ chức, thể chế và môi trường.

Từ quan niệm đã phân tích ở trên và quan niệm của các nhà kinh tế khác có thể đưa ra khái niệm sau đây về phát triển nông nghiệp: Phát triển nông nghi p là q á trình tăng tiến ề mọi mặt của nông nghi p Nó ao gồm sự tăng trưởng ề kinh tế của nông nghi p đồng thời ới q á trình ch yển dịch cơ cấ kinh tế - xã hội theo hướng tiến ộ và nâng cao chất lượng c ộc sống của dân cư ở nông thôn.

Sự tăng trưởng về kinh tế nông nghiệp là sự gia tăng về quy mô, sản lượng của nông nghiệp theo thời gian Để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững thì tăng trưởng nông nghiệp phải hợp lý và duy trì trong dài hạn.

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tiến bộ là quá trình thay đổi tỷ trọng, vai trò và mối quan hệ của các bộ phận cấu thành của nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH để đạt được các mục tiêu phát triển ngày càng cao hơn.

Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư ở nông thôn là sự tăng lên về thu nhập, cải thiện về tinh thần của đại đa số nông dân.

Trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải phát triển bền vững nông nghiệp có nghĩa là sự tăng trưởng của nông nghiệp đáp ứng những nhu cầu về lương thực, thực phẩm của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai.

Phát triển nông nghi p tr n địa àn cấp h y n miền núi, i n giới ngoài những nội d ng tr n còn đòi hỏi ph i o đ m ổn định chính trị - xã hội à an ninh ùng i n giới của q ốc gia.

* Đặc điểm của phát triển nông nghi p ở địa phương miền núi, i n giới

Phát triển nông nghiệp ở địa phương miền núi, biên giới vừa mang những đặc điểm chung của phát triển nông nghiệp vừa có những đặc trưng riêng của địa phương:

Một là, đặc điểm ch ng của phát triển nông nghi p

Nông nghiệp là ngành sản xuất ra của cải vật chất dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng vật nuôi để tạo ra sản phẩm Do vậy, phát triển nông nghiệp có những đặc điểm sau:

- Sự phát triển của nền nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tự nhiên, đặc biệt là đất đai, nguồn nước và khí hậu.

+ Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế: Trong công nghiệp, đất đai chỉ đóng vai trò là mặt bằng sản xuất Còn trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế Thông thường, không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai Đất đai được gọi là tư liệu sản xuất đặc biệt là vì nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động Đất đai là đối tượng lao động là vì đất đai chịu sự tác động lao động của con người như cày, bừa, cuốc, xới, để có môi trường tốt cho sinh vật phát triển Đất đai là tư liệu lao động là vì nó phát huy tác dụng như một công cụ lao động Con người dùng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi Không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp Vì thế số lượng và chất lượng đất đai quy định lợi thế so sánh của mỗi vùng, cũng như cơ cấu sản xuất của từng nông trại và cả vùng. Hướng sử dụng đất quy định hướng sử dụng các tư liệu sản xuất khác Chỉ có thông qua đất các tư liệu sản xuất khác mới tác động đến cây trồng Sử dụng đất đai đúng hướng còn quyết định đến hiệu quả của sản xuất Từ đây, cần sử dụng đầy đủ và hợp lý đất đai để vừa làm tăng năng suất đất đai vừa giữ gìn và bảo vệ đất đai Quỹ đất đai phải được bảo tồn cả cho lợi ích trước mắt cũng như mục tiêu lâu dài.

+ Nông nghiệp được phân bố trên phạm vi rộng lớn: Tích tụ và tập trung cao là đặc điểm cơ bản của sản xuất công nghiệp Trái lại, nông nghiệp được phân bố trên phạm vi không gian rộng lớn Đặc điểm này do tính chất đất đai qui định Đất với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu có địa bàn trải rộng Tính chất này kéo theo sự đa dạng về địa hình, chất đất, nguồn nước, sinh vật sống ở đó và điều kiện thời tiết khí hậu Mỗi vùng đất có một hệ thống kinh tế - sinh thái riêng Do đó, mỗi vùng có lợi thế so sánh riêng.

Từ đấy, cần phải bố trí sinh vật phù hợp với lợi thế so sánh của mỗi vùng sản xuất, thực hiện chuyên môn hóa gắn liền với phát triển thoá hợp.

- Đối tượng sản xuất nông nghiệp là các sinh vật gồm: Các cây trồng và vật nuôi. Chúng sinh trưởng và phát triển theo các quy luật riêng đồng thời lại chịu nhiều tác động rất nhiều từ ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, môi trường Các quy luật sinh học và điều kiện ngoại cảnh tồn tại độc lập với ý muốn chủ quan của con người Vì thế con người, phải nhận thức cho được quy luật sinh học và quy luật tự nhiên để cho sinh vật phát triển theo hướng có lợi cho con người Trong quá trình phát triển nông nghiệp chúng ta cần chú trọng những vấn đề sau đây: Trong nông nghiệp, quá trình tái sản xuất kinh tế liên hệ mật thiết với quá trình tái sản xuất tự nhiên của sinh vật, thời gian lao động không ăn khớp xen kẽ vào thời gian sản xuất, từ đó sinh ra tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp Trong nông nghiệp, khối lượng đầu ra không tương ứng về cả số lượng và chất lượng so với đầu vào

- Sản phẩm nông nghiệp vừa được tiêu dùng tại chỗ, vừa được trao đổi trên thị trường: Trong công nghiệp, gần như sản phẩm sản xuất ra được đưa toàn bộ vào thị trường. Trái lại, trong nông nghiệp, sản phẩm sản xuất ra vừa được người tiêu dùng nội bộ vừa được bán trên thị trường Sản phẩm tiêu dùng nội bộ bao gồm các sản phẩm giữ lại đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm của gia đình nông dân, làm giống để cho vụ sản xuất tiếp theo Sản phẩm bán ra trên thị trường bao gồm các sản phẩm cho người tiêu dùng, các ngành công nghiệp trong nước và các sản phẩm xuất khẩu Vì thế, nông sản có thể tham gia vào rất nhiều kênh thị trường Các kênh này đan xen theo các mối quan hệ phức tạp, nhiều chiều Tỷ trọng sản phẩm bán ra trong tổng số sản phẩm sản xuất ra phụ thuộc nhiều vào mục tiêu của người sản xuất, trình độ phát triển của hệ thống thị trường và thông tin mà người sản xuất có được Từ đây, cần thấy rõ các luồng đi của sản phẩm nông nghiệp, tác động vào các khâu thị trường trọng yếu để có chiến lược sản xuất tiêu thụ sản phẩm hiệu quả Ở mỗi khâu của quá trình sản xuất, chế biến, phân phối, bán hàng và tiêu dùng đều phải coi trọng một cách đúng mức Đó là yêu cầu tất yếu của một nền nông nghiệp hàng hóa.

- Cung về nông sản hàng hoá và cầu về đầu vào cho nông sản mang tính thời vụ: Do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nên cung cấp nông sản hàng hoá và cầu về đầu vào của nông nghiệp mang tính thời vụ Đặc điểm này làm cho có sự biến động lớn về giá nông sản cũng như vật tư nông nghiệp giữa đầu vụ, chính vụ và cuối vụ Thông thường giá nông sản chính vụ thường thấp hơn giá nông sản lúc đầu vụ và cuối vụ.Trái lại, giá vật tư nông nghiệp lúc chính vụ (như giá phân bón ở thời kỳ chăm sóc cây trồng) thường cao hơn lúc đầu vụ hay sau vụ sản xuất Mặt khác, ở ngành công nghiệp,chỉ trong thời gian rất ngắn, người sản xuất có thể đưa ra thị trường sản phẩm mà người tiêu dùng cần Trong nông nghiệp, người sản xuất phải trải qua hàng vụ, hàng năm, thậm chí dài hơn đối với cây trồng vật nuôi có thời gian kiến thiết cơ bản dài mới đưa ra thị trường sản phẩm người tiêu dùng cần Tính muộn của cung nông sản đòi hỏi phải có sự dự tính, dự báo chính xác về giá cả và thị trường của nông sản hàng hoá, nhất là khi sản xuất và marketing các sản phẩm cây lâu năm và gia súc phải nuôi lâu năm Tính thời vụ trong cung về nông sản và cầu về vật tư nông nghiệp đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng để dự trữ, bảo quản hàng hoá lúc thời vụ, phải có cơ chế thị trường linh hoạt mềm dẻo với sự tham gia của thành phần kinh tế Chính phủ cần có chính sách giá đầu vào và đầu ra phù hợp.

Hai là, đặc điểm ri ng của phát triển nông nghi p tr n địa àn h y n miền núi, iên giới

Ngoài những đặc điểm chung đã nêu trên phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện miền núi, biên giới còn có những đặc thù riêng sau đây:

Nội dung, tiêu chí và các nhân tố tác động đến phát triển nông nghiệp

1.2.1 Nội dung phát triển nông nghiệptrên địa bàn cấp huyện

Từ phân tích trên cho thấy để phát triển nông nghiệp cần tập trung vào những nội dung sau đây:

* Q y hoạch phát triển s n x ất gắn ới q y hoạch kết cấ hạ tầng phù hợp ới lợi thế của địa phương

- Xây dựng, q y hoạch các s n phẩm chủ lực của địa phương Mỗi một địa phương đều có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nhất định và để phát triển tốt nhất, với hiệu quả cao cần phải nghiên cứu, xây dựng được cơ cấu sản phẩm hợp lý nhất trên cơ sở điều kiện địa phương sẵn có Các sản phẩm đó đóng vai trò chủ lực trong việc phát triển sản xuất và phải chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất nông nghiệp của địa phương. Ở miền núi, biên giới sản phẩm nông nghiệp quan trọng nhất, đứng đầu trong các sản phẩm chủ lực chính là sản phẩm cây lương thực Đó là sản phẩm thiết yếu nhất trong cuộc sống con người Bên cạnh đó, để phát huy thế mạnh của địa phương mang lại hiệu quả kinh tế cao, cần xác định và xây dựng cơ cấu các sản phẩm có giá trị cao và ổn định trên thị trường.

Trong công tác quy hoạch các sản phẩm chủ lực rất cần sự cân đối, phù hợp đồng thời đảm bảo tính tương thích hỗ trợ nhau theo hướng phát triển bền vững Ngoài mục tiêu kinh tế, việc phát triển các sản phẩm chủ lực phải được quy hoạch với vị trí, phạm vi, quy mô hợp lý nhất trong chu trình khép kín của tự nhiên.

- Xây dựng, q y hoạch đất đai đối ới các ngành chủ lực: Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế, đồng nghĩa với việc phát triển sản xuất nông nghiệp phải lấy đất đai làm cơ sở, làm nền tảng, làm điều kiện cơ bản nhất để tổ chức quy hoạch sản xuất. Để phát huy tối đa tiềm năng đất đai, phải căn cứ vào yêu cầu của các sản phẩm chủ lực, điều kiện địa hình, tính chất đất đai và trình độ canh tác tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai cho phù hợp, cho từng giai đoạn phát triển Trong đó, phải ưu tiên các ngành chủ lực để bố trí điều kiện đất đai thuận lợi, đầy đủ và phù hợp nhất.

- Xây dựng q y hoạch kết cấ hạ tầng nông thôn: Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là phải thực hiện trên bình diện rộng, với chu kỳ dài và đặc biệt chịu sự tác động lớn của địa hình, thời tiết Do vậy, sản xuất nông nghiệp luôn gắn chặt với điều kiện hạ tầng cơ sở Để giảm thiểu các khó khăn, các chi phí trong quá trình tổ chức thực hiện sản xuất cần phải có điều kiện tối thiểu về hạ tầng nông thôn Nói cách khác hạ tầng nông thôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển nông nghiệp Vì vậy, công tác quy hoạch và xây dựng hạ tầng nông thôn cần phải đi trước một bước, tạo tiền đề phát triển nông nghiệp thuận lợi và hiệu quả.

Trong giai đoạn hiện nay, phát triển sản xuất phải gắn liền với thị trường và hạ tầng nông thôn chính là huyết mạch nối liền nơi sản xuất với thị trường và ngược lại Đây là vai trò quan trọng bậc nhất của hạ tầng nông thôn đối với phát triển nông nghiệp Có hạ tầng tốt đầu vào của sản xuất nông nghiệp sẽ giảm được chi phí, việc cơ giới hoá, hiện đại hoá sản xuất sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn, từ đó có thể hạ được giá thành sản phẩm.

Sản phẩm nông nghiệp phần đa là hàng tươi sống, khó bảo quản, nhanh thối, nhanh hỏng và thời gian từ thu hoạch đến sử dụng không dài, muốn kéo dài thời gian bảo quản rất tốn kém và ảnh hưởng đến chất lượng Do vậy hạ tầng cơ sở càng có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nông sản hàng hoá.

Việc quy hoạch và tổ chức xây dựng hạ tầng nông thôn được cải thiện giúp cho mọi hoạt động sản xuất thuận lợi và hiệu quả hơn Mặt khác hạ tầng nông thôn còn mang lại điều kiện sống tốt hơn cho người dân lao động, tạo điều kiện thuận lợi để chuyển giao, áp dụng khoa học kỹ thuật - công nghệ vào sản xuất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

* Thu hút à sử dụng có hi q các ng ồn lực phát triển

- Th hút à sử dụng ốn: Để phát triển nông nghiệp ngoài các điều kiện tự nhiên xã hội cần phải có rất nhiều nguồn lực khác Trong đó, nguồn lực về tài chính có vai trò quan trọng nhất Trong điều kiện còn rất nhiều khó khăn của nước ta hiện nay, để có được nguồn vốn đủ để đầu tư cho phát triển nông nghiệp cần phải biết huy động tất cả các nguồn có thể Trong đó, chủ yếu là các nguồn vốn như sau:

+ Nguồn vốn từ ngân sách: Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng Đảng và Nhà Nước ta rất quan tâm đến phát triển nông nghiệp nông thôn nên vẫn dành sự ưu tiên về nguồn vốn để xây dựng nông nghiệp nông thôn Giai đoạn hiện nay, nguồn vốn ngân sách chủ yếu tập trung cho xây dựng hạ tầng nông nghiệp nông thôn Trong đó, ưu tiên cấp vốn cho vùng nông thôn miền núi, vùng đặc biệt khó khăn Thể hiện ở nhiều chủ trương, chính sách, các dự án Từ nguồn vốn ngân sách đã tạo ra nhiều cơ sở vật chất, điều kiện cơ bản để phát triển nông nghiệp Gần đây nhất là dự án 135, 134, 120, chương trình xây dựng nông thôn mới thể hiện rõ sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta.

Từ nguồn vốn ngân sách, các địa phương nhất là vùng đặc biệt khó khăn đã có sự thay đổi rất lớn về hạ tầng cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp phát triển ngày càng nhanh và hiệu quả.

Tuy nhiên, việc huy động và sử dụng nguồn vốn từ ngân sách còn rất nhiều vấn đề đáng quan tâm Do trình độ, kinh nghiệm non kém, do tính quan liêu bao cấp vẫn còn ăn sâu trong hệ thống quản lý nên các chủ trương, chính sách thì rất sát với nhu cầu phát triển Nhưng việc cụ thể hoá các chủ trương chính sách đó vào thực tế lại sai lạc rất nhiều, gây thất thoát và lãng phí lớn Mặt khác, nhiều nơi, nhiều chỗ nguồn vốn giao cho các cấp địa phương có trình độ non kém, chưa đủ kinh nghiệm, trình độ làm chủ đầu tư, nên thường được thực hiện khuôn sáo, máy móc, trong khi điều kiện, nhu cầu của thực tế các vùng rất khác nhau cũng tạo nên lãng phí lớn Cũng tương tự, do ít vốn, do tâm lý nóng vội và quan điểm bình quân chủ nghĩa của các chủ đầu tư đã tạo ra cách đầu tư manh mún, dàn trải đẻ ra các công trình nửa vời, không đồng bộ, không phát huy được tác dụng, tuổi thọ rất thấp.

Như vậy, nguồn vốn ngân sách đã và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư cho nông nghiệp nông thôn và ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn Với lượng vốn hạn chế, nhưng có vai trò rất quan trọng trong tiến trình phát triển nông nghiệp Do vậy, cần phải nghiên cứu, xem xét, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn để mang lại hiệu quả cao nhất Việc đầu tư cho các công trình phải đảm bảo khoa học thực sự, phải đạt được các tiêu chí tối thiểu để công trình phục vụ tốt nhất, với thời gian dài nhất.

+ Vốn từ doanh nghiệp: Với chủ trương phát triển kinh tế theo phương thức phối hợp 4 nhà "Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông" ngành nông nghiệp đã có thêm một nguồn vốn rất quan trọng đó là nguồn vốn từ các nhà doanh nghiệp.Trong lúc nguồn vốn ngân sách còn rất hạn chế, phải ưu tiên đầu tư vào xây dựng hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, chưa đủ điều kiện để đầu tư sâu, đầu tư trực tiếp vào sản xuất thì việc huy động, định hướng cho nguồn vốn của các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp có vai trò rất quan trọng. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, với lượng vốn chưa đủ lớn, việc tìm môi trường đầu tư để có được lợi nhuận trong thời gian ngắn là mục tiêu chính Do vậy, việc huy động, sử dụng nguồn vốn từ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào sản xuất nông nghiệp sẽ hợp lý và đồng thuận Tuy nhiên, muốn huy động được nguồn vốn này, cần phải có quy hoạch phát triển sản xuất lâu dài để các nhà doanh nghiệp yên tâm đầu tư Đồng thời phải có chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp hướng đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, một lĩnh vực vốn ít lợi nhuận, nhiều rủi do hơn các môi trường đầu tư khác.

+ Từ các hộ nông dân: Với tư tưởng phong kiến bảo thủ còn rơi rớt lại trong tiềm thức, người nông dân thường dựa vào sức lao động để kiếm thêm tiền là chính, ít khi họ nghĩ đến việc dùng tiền thu được để tái đầu tư, mở rộng quy mô, phạm vi sản xuất Bởi vậy, họ thường tiết kiệm, dành dụm với suy tính đơn giản là để phòng bị lúc ốm đau, rủi do, lượng tiền tồn trong mỗi gia đình không lớn, nhưng với số lượng đông đảo tới 80% dân số, nguồn vốn đó lại không hề nhỏ Nếu huy động được nguồn vốn trong dân thì sẽ tạo ra một nguồn lực rất đáng kể.

Tuy nhiên, muốn huy động được nguồn vốn trong dân, phát huy nguồn nội lực to lớn này cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động trên cơ sở các luận cứ khoa học đủ sức thuyết phục, cộng với các mô hình mẫu với hiệu quả kinh tế cao, họ sẽ sẵn sàng mở hầu bao tham gia đầu tư phát triển sản xuất.

Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển nông nghiệp

* Kinh nghi m phát triển nông nghi p của h y n Q ỳ Hợp, tỉnh Ngh An

Xây dựng mô hình kh yến nông ở Q ỳ Hợp

Với vai trò cầu nối đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với nông dân, những năm qua, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Quỳ Hợp đã tổ chức thực hiện nhiều mô hình trồng trọt và chăn nuôi có hiệu quả thiết thực giúp người dân thay đổi tập quán canh tác, tăng thêm thu nhập và phát triển kinh tế hộ gia đình Là huyện miền núi, đất sản xuất lúa có độ dốc nên thường xuyên bị rửa trôi Bên cạnh đó, do tập quán canh tác của người dân còn lạc hậu nên dẫn tới năng suất lúa trên địa bàn huyện đạt thấp Thời gian qua, tình trạng này đã được giảm thiểu sau khi người nông dân áp dụng phương pháp bón phân viên dúi sâu Đây là mô hình được Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện xây dựng từ năm 2015. Ông Phan Thanh Tâm, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông cho biết: Cây lúa khi cấy sẽ được bón phân bằng phương pháp dúi viên phân hỗn hợp dưới đất khoảng 7cm Áp dụng phương pháp này vào sản xuất, người nông dân được rất nhiều cái lợi Tình trạng rửa trôi sẽ được giảm đi rất nhiều, phân không bị bốc hơi Do viên phân được nén cứng sẽ tan từ từ trong đất nên cây lúa sẽ được hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng Từ đây, cây phát triển tốt, đẻ nhánh khoẻ, khả năng kháng chịu sâu bệnh cao hơn Và kết quả là năng suất lúa sẽ tăng lên từ 15-20% Xã Châu Đình là một trong những địa phương đầu tiên thực hiện mô hình này Anh Lê Dũng Hưng, cán bộ khuyến nông xã Châu Đình cho biết: Ban đầu chỉ số ít hộ thực hiện, nhưng đến nay người dân trong xã đã làm theo và trở thành thói quen, ý thức trong sản xuất Bởi hiệu quả kinh tế khi áp dụng phương pháp này đã được chứng minh trong thực tiễn Do chỉ bón phân một lần duy nhất cho cả vụ và hạn chế thuốc bảo vệ thực vật nên chi phí đầu vào người dân được giảm đi khoảng 30-40 ngàn đồng/sào ruộng Thêm nữa, người dân còn lợi cả đầu ra từ 180-200 ngàn đồng/sào do năng suất tăng [4].

Sau khi kết thúc mô hình, trạm khuyến nông đã tổ chức tập huấn và chuyển giao tiến bộ KHKT đến cho hàng ngàn hộ dân trên toàn huyện Nhận thức được hiệu quả mà phương pháp sản xuất này mang lại nên người nông dân hăng hái thực hiện Đến nay,sau 3 năm tổ chức mô hình, toàn huyện đã có 16 xã học tập làm theo Để cung cấp đủ phân bón cho người dân, UBND huyện đã cấp hơn 200 triệu đồng mua 5 chiếc máy ép phân cho 5 xã gồm Châu Quang, Châu Đình, Châu Lộc, Châu Cường và Đồng Hợp. Với công suất một ngày ép được khoảng 1 tấn phân viên nén đã cơ bản cung cấp đủ phân cho người dân đầu tư thâm canh. Đa dạng hoá cây trồng, trạm khuyến nông đã tổ chức nhiều mô hình nhằm chuyển giao các ứng dụng KHKT đến với người nông dân, như mô hình sản xuất rau sạch tại xã Tam Hợp; mô hình trồng mía sạch bệnh tại xã Châu Đình; mô hình trồng giống keo KB10 theo phương pháp ghép cành tại xã Đồng Hợp Trong đó, nổi bật nhất là mô hình trồng măng tây xanh tại xóm Sơn Thành (Tam Hợp) Đây là một loại cây có hiệu quả kinh tế cao Ban đầu, chỉ có 01 hộ sản xuất nhưng đến nay đã có 08 hộ làm theo với diện tích 2 ha Do cây măng tây xanh là một đối tượng cây trồng mới nên khi tổ chức mô hình, trạm khuyến nông đã cử cán bộ về trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật cho người dân Nhờ đó mà cây phát triển tốt và cho thu hoạch với năng suất cao, trung bình mỗi ngày thu hoạch được 3kg/sào Với giá bán là 50 ngàn đồng/kg thì mỗi tháng, người nông dân thu về gần 5 triệu đồng/ sào măng.

Cùng với trồng trọt, Trạm Khuyến nông huyện còn chú trọng vào lĩnh vực phát triển chăn nuôi Trong 2 năm 2015 và 2016, trạm đã xây dựng nhiều mô hình về chăn nuôi, đưa các loại giống con mới, bảo tồn các giống địa phương như mô hình nuôi lợn nít tại xã Liên Hợp, chăn nuôi lợn thịt hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường tại xã Đồng Hợp, mô hình nuôi vịt bầu ở xã Nam Sơn, mô hình nuôi bò vàng ở xã Châu Lý, Các mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực và đang từng bước được nhân rộng cho các địa phương trong huyện Những mô hình này đã giúp người nông dân tiếp cận với những tiến bộ KHKT mới về chăn nuôi, chia sẻ cùng nhau về khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thay đổi phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá Đặc biệt là chủ động cung cấp được nguồn giống cho các hộ trong bản, trong xã và các xã lân cận khác.

Bằng việc trình diễn các mô hình khuyến nông, tổ chức các lớp tập huấn nghề nhằm gắn lý thuyết với thực hành theo phương châm "cầm tay chỉ việc, đào tạo nghề thành thạo trong sản xuất nông nghiệp" đã thuyết phục, hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ KHKT mới Thông qua các diễn đàn nông dân, người dân có điều kiện được chia sẻ, học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm sản xuất Nhờ đó, nhiều mô hình đã nhân rộng vào sản xuất đại trà, đi vào cuộc sống, góp phần tăng thu nhập cho nông dân, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp huyện nhà [5].

* Kinh nghi m phát triển nông nghi p của h y n Hữ Lũng, tỉnh Lạng

Sơn Tạo ước đột phá ề phát triển loại hình rừng s n x ất ở Hữ Lũng

Rừng sản xuất ở huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) mới thực sự được quan tâm từ năm

2010 Dù muộn nhưng nghề rừng ở đây đang chuyển mình đúng hướng, trở thành động lực quan trọng phát triển kinh tế đồi rừng theo hướng khai thác tiềm năng đất đai, lao động tại chỗ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua các dịch vụ giống cây trồng, trồng rừng, chăm sóc và chế biến gỗ xuất khẩu. Ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Hữu Lũng phác thảo: Riêng trồng rừng sản xuất, mỗi năm huyện phát triển mới gần 2.000 ha, với cơ cấu cây lâm nghiệp chủ yếu là bạch đàn và keo cung cấp cho nguyên liệu sản xuất giấy trong nước và xuất khẩu Cũng mới cách đây vài năm, người nông dân chỉ quen với bán sản phẩm gỗ tròn, gỗ trụ mỏ, ván xẻ thô, củi với giá trị rất thấp thì hiện nay người dân đã chọn hướng đầu tư chế biến gỗ tại vùng nguyên liệu như ván xẻ, gỗ bóc, gỗ tiện, gỗ dăm, nâng cao giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị sản phẩm, tạo công ăn việc làm; chủ rừng chủ động đầu tư từ khâu trồng đến chế biến, xuất khẩu Điều mới nhất ở đây là sản phẩm gỗ chế biến của Hữu Lũng đã có mặt ở các thị trường Trung Quốc, Malaysia, Inđônêsia, và cả thị trường khó tính như Nhật Bản, qua đó đã thu về hàng triệu đô la cho người trồng rừng [6].

Cũng có thể khẳng định loại hình rừng sản xuất ở Hữu Lũng có bước phát triển đột phá là do có sự chuyển dịch đồng bộ từ nguồn giống, khâu trồng, đến khai thác, chế biến và thị trường tiêu thụ Với thế mạnh truyền thống là có các nông lâm trường làm chủ lực trong định hướng phát triển lâm nghiệp của huyện, nhờ đó mà người dân Hữu Lũng đã khá biết thông, làm thạo các khâu ươm giống cây trồng lâm nghiệp, nên khi đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật như: Gieo ươm bạch đàn theo phương pháp cấy mô, đưa mô hình bạch đàn cao sản vào trồng đại trà, nâng cao chất lượng rừng, chỉ trong một thời gian ngắn người dân đã tiếp thu được khoa học kỹ thuật chuyển giao từ nhà khoa học, việc trồng rừng mới cũng từ đó có bước phát triển đột phá Phong trào trồng rừng chất lượng bắt đầu từ khâu chuyển giao của 03 nông lâm trường và Trường Cao đẳng nông lâm đóng trên địa bàn huyện, sau đó lan rộng ra các xã Đặc biệt khi diện tích rừng tăng nhanh, chất lượng rừng đảm bảo thì các cơ sở khai thác, chế biến gỗ xuất khẩu; các dịch vụ lâm sản, đóng gói công nghiệp tại đây cũng phát triển nhanh chóng. Đến năm 2017, trên địa bàn huyện Hữu Lũng hiện có 14 xưởng chế biến gỗ có quy mô vừa và nhỏ; nhiều xưởng sản xuất nằm sát vùng nguyên liệu, đáp ứng việc khai thác chế biến tại hiện trường, vì vậy giá trị sản phẩm gỗ từ rừng trồng được nâng cao, giảm cước phí vận chuyển trên khâu lưu thông Mỗi năm huyện chế biến trên 10.000 m3 gỗ xuất khẩu, làm giàu cho người trồng rừng Cũng từ khai thác chế biến gỗ rừng, hàng loạt các cơ sở thu gom chế biến gỗ mọc lên; các cơ sở chế biến gỗ giải quyết trên 300 lao động có việc làm ổn định, theo đó là hàng nghìn nông dân có thêm việc làm ngoài sản xuất nông nghiệp Hữu Lũng đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn các “triệu phú” nghề rừng.

Chủ tịch UBND huyện Hữu Lũng cho biết thêm, mục tiêu trồng rừng sản xuất của huyện, của nhân dân năm nào cũng đạt cao vì họ đã ý thức được lợi thế của nghề rừng, họ biết lựa chọn hướng phát triển bền vững, và từ thực tế cho thấy nghề rừng đã tác động tích cực đến đời sống của người dân; từ nghề rừng đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn Hữu Lũng; cùng với đó không ít “lâm tặc” đã hoàn lương, trở thành những chủ nhân trồng rừng kinh tế [7].

* Kinh nghi m phát triển nông nghi p của h y n Tràng Định, tỉnh Lạng

Sơn Phát triển cây trồng chủ lực - cây Thạch đen

Nhận thấy giá trị kinh tế to lớn của cây thạch đen, Nghị quyết Đảng bộ huyện chủ trương đưa loại cây bản địa này vào cơ cấu cây trồng nhằm tăng thêm thu nhập cho nhân dân và ngân sách địa phương.

Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tràng Định, trong 5 năm trở lại đây diện tích và sản lượng thạch đen của toàn huyện không ngừng tăng lên Hầu như tất cả 23 xã trong huyện đều trồng thạch đen, đưa diện tích lên con số 2.000 ha và sản lượng ước tính trên 130 ngàn tấn mỗi năm Nhờ trồng thạch đen nhiều hộ gia đình trong huyện đã có thêm thu nhập để cải thiện đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, một số hộ đã trở nên giàu có với mức thu từ 150 triệu đồng/năm trở lên Hiện nay thạch đen đã thực sự trở thành cây mũi nhọn, cây thế mạnh, cây xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho bà con nông dân Tràng Định [8].

Kỹ sư Lý Văn Lâm, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cho biết: Đây là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, ít gặp rủi ro, ít khi mất mùa, dễ thu hoạch, bảo quản đơn giản bằng cách phơi khô để được lâu không hỏng, đầu tư chi phí thấp hiệu quả kinh tế đưa lại rất cao Năm được mùa, được giá, 1 kg thạch đen khô bán cho thương lái trở đi Trung Quốc tiêu thụ có giá 23.000 đồng, năm rớt giá cũng bán được 10.000 đồng/kg, hiệu quả hơn so nhiều loại cây trồng khác Tuy nhiên, do đầu ra về giá cả không ổn định, việc tiêu thụ chủ yếu phụ thuộc thị trường Trung Quốc qua con đường tiểu ngạch; phần lớn nông dân trồng theo lối tự phát, thiếu quy hoạch, chưa thực sự chú trọng đến chất lượng nên sản phẩm làm ra chưa có sức cạnh tranh, nhiều năm không tiêu thụ được gây thiệt hại khá lớn Với mục tiêu biến cây thạch đen thành sản phẩm hàng hoá có sản lượng lớn, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của khách hàng, tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản xuất lâu dài ngành nông nghiệp Tràng Định đã đưa ra một số giải pháp tích cực sau:

- Các địa phương vận động bà con nông dân mở rộng diện tích trên cơ sở chuyển đổi bớt một số loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng thạch đen.

- Gieo trồng đúng thời vụ, chăm sóc, thu hoạch đúng độ tuổi, phơi khô đủ nắng, bảo quản nơi khô ráo đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất.

- Hiện nay, huyện đang phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh và Viện Sinh thái và tài nguyên thực vật khẩn trương hoàn thiện, ban hành quy trình hướng dẫn trồng, chăm sóc, thu hái, sơ chế, bảo quản thạch đen dựa trên kết quả đề tài “Nghiên cứu, xác định qui mô sản xuất và sản xuất thử nghiệm sản phẩm thương mại từ cây thạch đen của tỉnh Lạng Sơn” vừa được thực hiện tại địa phương làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch phát triển loại cây này theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung tại Tràng Định.

- UBND huyện Tràng Định cũng đang tích cực tiếp xúc, trao đổi với huyện Long Châu

- Trung Quốc để bàn các biện pháp tháo gỡ khó khăn đầu ra cho sản phẩm thạch đen bằng các hợp đồng cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng, ổn định về giá cả, sản lượng lâu dài cho nhà máy chế biến thạch đen đang được xây dựng tại huyện Long Châu Được biết, khi đi vào sản xuất nhà máy chế biến thạch đen Long Châu sẽ cần sản lượng từ 8-10 vạn tấn/năm sẽ là lối mở cho hướng đi của của cây thạch đen Tràng Định nay mai [8].

* Bài học rút ra cho h y n Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn trong phát triển nông nghi p

Một là, để phát triển nông nghiệp ở miền núi, cần đẩy mạnh công tác khuyến nông Do trình độ dân trí của nông dân ở đây thấp, có sự hỗ trợ trực tiếp của cán bộ nông nghiệp bà con mới có thể tiếp cận với những kỹ thuật canh tác mới, giống mới Nhờ ứng dụng thành công ở những hộ đầu tiên sẽ tạo niềm tin để nhân rộng mô hình đó cho những hộ tiếp theo ở địa phương [9].

Hai là, cần sử dụng các biện pháp kỹ thuật khác nhau trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với địa hình, lợi thế về đất, khí hậu và nguồn nước.

Những công trình nghiên cứu có liên quan

Việt Nam là một nước đang phát triển và có sự hội nhập mạnh mẽ với thế giới Trong bối cảnh đó nước ta có những cơ hội để phát triển, đồng thời đang và sẽ gặp không ít những khó khăn, thách thức Hiện nước ta có gần 80% dân số sống ở khu vực nông thôn và trên 70% lao động nông nghiệp, nông thôn Đã có nhiều tác giả trong nước có công trình nghiên cứu hoặc viết về đề tài Phát triển nông nghiệp được công bố như:

- Trong cuốn "Tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng giá trị gia tăng cao”, tác giả Đặng Kim Sơn đã đánh giá những kinh nghiệm quốc tế về PTNN giá trị cao và những mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp thành công trong nước, từ đó chỉ rõ bối cảnh tương lai đối với sản xuất nông nghiệp có nhiều thách thức và khó khăn như: khả năng cạnh tranh thấp, các nguồn lực cho tăng trưởng nông nghiệp có xu hướng suy giảm, cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp còn yếu kém, thể chế kinh tế nông thôn chậm đổi mới, kết cấu sản xuất hiệu quả thấp… Vì vậy, khi đề xuất một nền nông nghiệp mới, tác giả đã đưa ra định hướng nâng cao giá trị gia tăng trong nông nghiệp và thực hiện tái cấu trúc ngành nông nghiệp theo hướng phát huy lợi thế cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

- Nghiên cứu “Nông nghiệp Việt Nam: Những thách thức và một số định hướng cho phát triển bền vững" của Đỗ Kim Chung đã đánh giá về tầm quan trọng của nông nghiệp Việt Nam như tạo ra sinh kế cho 68,2% dân số, đóng góp 22% GDP và 23% giá trị xuất khẩu của quốc gia Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, lao động tham gia vào nông nghiệp và dân số tập trung ở khu vực nông thôn vẫn chiếm tỉ lệ lớn nhưng quỹ đất cho nông nghiệp ngày càng giảm, năng lực cạnh tranh của nhiều nông sản còn thấp, lượng vốn đầu tư vào nông nghiệp thấp Thêm vào đó, những năm qua nông nghiệp chưa thật sự đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, sự chênh lệch giữa các vùng và các nhóm cư dân ngày một tăng, kèm theo đó là sự tác động bất lợi của điều kiện tự nhiên do BĐKH đang là những thách thức lớn đối với việc phát triển nông nghiệp ở nước ta Chính vì thế, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp về quy hoạch, giải pháp đầu tư cho nghiên cứu, chuyển giao và phát triển chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu nông sản, gắn phát triển nông nghiệp với bảo vệ môi trường để ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu… với mục đích phát triển nền nông nghiệp một cách bền vững.

- Tác giả Đoàn Xuân Thủy trong cuốn "Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở ViệtNam hiện nay" đã phân tích, đánh giá mức độ phù hợp của các chính sách hỗ trợSXNN ở nước ta thời gian qua so với yêu cầu của thông lệ quốc tế, đặc biệt là các quy định của WTO Sách trình bày những nội dung lý luận và thực tiễn của chính sách hỗ trợ SXNN và trên cơ sở đó luận án tham chiếu việc thực hiện nội dung này ở Nghệ An như thế nào, từ đó vận dụng các nhóm giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ SXNN theo hướng vừa phù hợp với các cam kết quốc tế, vừa thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp hiện đại, tạo cơ sở bền vững cho việc giải quyết vấn đề nông dân và nông thôn trong thời gian tới.

- Công trình “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An” của tác giả Lê Bá Tâm đã tiếp cận vấn đề từ góc độ kinh tế chính trị, xem chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững dựa vào ba trụ cột: kinh tế, xã hội, môi trường là hướng đi tất yếu trong giai đoạn hiện nay Tác giả đã xây dựng hệ thống cơ sở lý luận bao gồm việc xác định nội dung chuyển dịch, các nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá kết quả trong đó nhấn mạnh tiêu chí về kinh tế Từ việc phân tích thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Nghệ An, tác giả đã chỉ ra những thành tựu đạt được và những hạn chế, bất cập cần khắc phục trên cơ sở nêu rõ nguyên nhân của những tồn tại đó Dựa vào những kinh nghiệm của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững của một số quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Israel và từ sự khái quát về ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử, tác giả đã đưa ra những định hướng, xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Nghệ An theo hướng phát triển bền vững một cách hiệu quả.

- Tác giả Phạm Đăng Minh trong luận văn thạc sĩ “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở Hải Dương”, đã đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương cho thấy sản xuất nông nghiệp của Hải Dương bước đầu chuyển dịch từ sản xuất nhỏ lẻ, phân tán sang hình thành các vùng sản xuất rau, vùng lúa hàng hóa, khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản tập trung Đây là nghiên cứu mà luận án có thể tiếp cận quá trình phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh Hải Dương trong so sánh với tiêu chí phát triển nông nghiệp hiện đại.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã nêu khái quát đặc điểm, tình hình phát triển nông nghiệp Các kết quả nghiên cứu thể hiện sự nhận định, đánh giá sát đáng về quá trình phát triển nông nghiệp thời gian qua phần nào cho thấy những thuận lợi, khó khăn và những đòi hỏi đặt ra để phù hợp với xu thế phát triển trong giai đoạn mới Các công trình nghiên cứu đã đưa ra nhiều đề xuất, giải pháp để phát triển nông nghiệp mà giá trị của những quan điểm, lý luận này đối với quá trình thực hiện luận án là hết sức ý nghĩa, gợi mở cho tác giả có thêm những định hướng quan trọng trong việc đưa ra giải pháp nhằm PTNN ở địa phương.

Tuy nhiên, các công trình này còn ở tầm vĩ mô quốc gia và các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, chưa có công trình nào đi sâu, nghiên cứu cụ thể tại địa bàn các huyện miền núi biên giới Vì vậy, việc nghiên cứu phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn và xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp là hết sức cần thiết, có cơ sở khoa học và thực tiễn.

Chương 1, trên cơ sở trình bày các khái niệm cơ bản có liên quan tới nông nghiệp và nông thôn, tác giả đã đưa ra quan niệm về phát triển nông nghiệp.Phát triển nông nghiệp là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nông nghiệp Nó bao gồm sự tăng trưởng về kinh tế của nông nghiệp đồng thời với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo hướng tiến bộ và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư ở nông thôn.

Trong Chương 1, tác giả luận văn đã phân tích nội dung phát triển nông nghiệp ở địa bàn cấp huyện Theo đó, phát triển nông nghiệp cần thực hiện các nội dung: Quy hoạch phát triển sản xuất gắn với quy hoạch kết cấu hạ tầng phù hợp với lợi thế của địa phương (Xây dựng, quy hoạch các sản phẩm chủ lực của địa phương; Xây dựng,quy hoạch đất đai đối với các ngành chủ lực; Xây dựng quy hoạch kết cấu hạ tầng nông thôn); Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển (Thu hút và sử dụng vốn; Thúc đẩy chuyển giao tiến bộ công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp; Thu hút và sử dụng lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn); Xây dựng mối liên kết đối với phát triển nông nghiệp (Liên kết giữa nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ;Giữa 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp; Liên kết với các địa phương trong khu vực và các trung tâm kinh tế); Mở rộng thị trường cho sản phẩm chủ lực của các ngành sản xuất nông nghiệp (Tăng cường hoạt động cung cấp thông tin thị trường;Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm; Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại); Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp Đồng thời, tác giả cũng đã xác định tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp; phân tích các yếu tốtác động đến phát triển nông nghiệp ở địa phương miền núi, biên giới; phân tích kinh ngiệm phát triển ở một số địa phương và rút ra bài học cho sự phát triển nông nghiệp ở địa phương miền núi, biên giới.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN

Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn….41

* Vị trí địa lý Huyện Lộc Bình nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lạng Sơn, nằm trên trục đường quốc lộ 4B, cách thành phố Lạng Sơn 23 km, cách thị trấn Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh 79 km Diện tích tự nhiên 100.094,98 ha với dân số gần 80.000 người.

- Phía Bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa

- Phía Đông giáp huyện Đình Lập

- Phía Tây giáp huyện Cao Lộc

- Phía Nam giáp huyện Chi Lăng và tỉnh Bắc Giang.

* Địa hình Địa hình vùng núi thấp, chia cắt bởi suối, khe phức tạp Độ cao trung bình

260m so với mặt biển, đỉnh núi cao nhất 1.541m; độ dốc trung bình 220, rất thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất lâm nghiệp.

* Khí hậ , th ỷ ăn Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 02 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau; nhiệt độ bình quân 21,40C, lượng mưa bình quân năm 1.349mm (trên 70% lượng mưa tập trung vào mùa mưa), độ ẩm không khí bình quân 83% Tổng tích ôn bình quân hàng năm 7.7000C; sương muối xuất hiện vào mùa đông (tháng 12, 01), xuất hiện bình quân 3 đến 4 ngày/ năm Đặc điểm thuỷ văn: Có 2 sông chính chảy qua là sông Kỳ Cùng và sông Lục Nam, có 25 hồ chứa lớn nhỏ (hồ Tà Keo 15 triệu m 3 , Nà Cáy 7 triệu m 3 , ) Ngoài ra còn suối lớn, nhỏ phân bố tương đối đều, tạo độ ẩm cho cây trồng phát triển.

* Các ng ồn tài ng y n Tài nguyên đất có một số nhóm chính như sau đất đỏ vàng trên đá phiến thạch 53.271ha; Đất vàng nhạt trên cát 33.541ha; Đất nâu vàng trên phù xa cổ 2.672ha; Đất đỏ vàng trên mác ma axit 2.539ha; Đất dốc tụ 2.200ha Khoáng sản mỏ than Na Dương có trữ lượng 100 triệu tấn, vàng xa khoáng, đất sét trắng - cao lanh Tài nguyên nước: 0,88km/km2 Tài nguyên rừng 60.518 ha Trong đó: Rừng tự nhiên

10.518 ha chiếm 15,67% so với diện tích đất lâm nghiệp, chủ yếu là rừng tái sinh, hệ sinh thái nghèo, hiếm gỗ quý; rừng trồng 50.000 ha được phân bố ở tất cả các xã.

* Danh lam, thắng c nh à các di tích lịch sử, ăn hoá - d lịch

- Danh lam, thắng c nh Lộc Bình có nhiều tiềm năng du lịch, dãy núi Mẫu Sơn với độ cao 1.530m có cảnh quan đẹp, khí hậu mát mẻ rất phù hợp cho việc phát triển ngành du lịch sinh thái, nghỉ mát Khu du lịch Mẫu Sơn nằm trên một đỉnh núi thuộc dãy núi Mẫu Sơn: đỉnh Pá Sắn cao 1.172m, cách đường Quốc lộ 4B 14 km (thời Pháp gọi là đồn 14), cách thành phố Lạng Sơn 28 km, cách thị trấn Lộc Bình

22 km Người Pháp phát hiện và xây dựng khu này thành nơi nghỉ mát từ năm

1925, sau này nơi này được ví như “Sa Pa thứ hai của Việt Nam” Khu du lịch Mẫu Sơn đã được tỉnh đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2000 Gần Khu du lịch, trên đỉnh cao 1.190m có một khu đền cổ mới phát hiện khảo sát từ năm 2003; có thể khai thác thành một điểm du lịch văn hoá Ngoài ra còn nhiều thác, suối, hồ đập đẹp các suối này có thể đầu tư xây dựng thành một quần thể du lịch.

- Về ăn hoá - d lịch Khu du lịch Mẫu Sơn là nơi sinh sống của người Dao thuộc 03 xã của núi Mẫu Sơn, có bản sắc dân tộc độc đáo; có khả năng làm men lá đặc sản, có các bài thuốc gia truyền để uống và tắm độc đáo; có chè san tuyết, có đào tiên thơm ngon; có mật ong vùng cao phèn trắng lòng chai; có ếch hương to thơm thịt; có gà 6 cựa và có thịt lợn rừng hun khói Dưới chân núi là nơi định cư lâu đời của cộng đồng dân tộc Tày, Nùng với nét văn hoá riêng Lộc Bình còn được biết đến với nhiều lễ hội mang đậm bản chất văn hoá dân tộc, đó là lễ hội xuân vào ngày 10/01, 14/01, 30/01 âm lịch Các món ăn truyền thống, đặc sản: lợn quay cả con nhồi lá mác mật; kháu nhục; vịt chao, vịt quay, thịt trâu khô; phở Lộc Bình,…

2.1.2 Trình độ phát triển kinh tế - xã hội

Lộc Bình là huyện miền núi biên giới có điều kiện giao thương với thành phố LạngSơn và tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc do có cửa khẩu quốc gia Chi Ma và nằm trên đường quốc lộ 4B nối liền tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Lạng Sơn Với những thế mạnh của mình, huyện có tiềm năng phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá đa dạng, đẩy mạnh hội nhập với thị trường trong nước và quốc tế.

Nền kinh tế của huyện trong giai đoạn 2015 - 2018 có tốc độ tăng trưởng khá, tổng sản phẩm hàng năm bình quân tăng khoảng 10,7%, trong đó:

+ Từ năm 2015-2016: Tổng sản phẩm bình quân hàng năm tăng 11,37%, trong đó ngành nông, lâm nghiệp tăng 5,25%; công nghiệp, xây dựng 25,14%; dịch vụ 15,80%. Thu nhập bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2016 là 5,08 triệu đồng.

+ Từ năm 2017-2018: Tổng sản phẩm bình quân hàng năm tăng 10,025%, trong đó ngành nông, lâm nghiệp tăng 3,95%; công nghiệp, xây dựng 18,62%; dịch vụ 11,01%. Thu nhập bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2018 là 12,09 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu tổng sản phẩm (GDP) tăng từ 23,31% năm 2015 lên 31,40% năm 2018; tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp giảm từ 47,56% năm 2015 xuống còn 42,70% năm 2018; tỷ trọng ngành dịch vụ giảm từ 29,13% năm 2015 xuống còn 25,90% năm 2018 [11]

Bảng 2.1 Giá trị sản xuất của huyện Lộc Bình năm 2015 – 2018 Đơn ị tính Tri đồng

Chia theo nhóm ngành sản xuất chính

Giá trị sản xuất Nông, lâm nghiệp

Giá trị sản xuất Công nghiệp Xây dựng

Giá trị sản xuất Thương mại và Dịch vụ

(Chỉ số phát triển năm trước = 100%)

Ng ồn Ni n giám thống k h y n Lộc Bình từ năm 2015 đến 2018.

Từ bảng 2.1 cho ta thấy tổng giá trị năm 2015 là 433.823 triệu đồng lên 569.703 triệu đồng năm 2018, tăng 135.88 triệu đồng Chỉ số phát triển cả giai đoạn năm sau đều cao hơn năm trước cơ bản đạt hai và gần hai con số Ở giai đoạn này tốc độ phát triển nền kinh tế khá, ngành công nghiệp - xây dựng giữ được tốc độ tăng và đứng đầu; ngành dịch vụ có tốc độ tăng ổn định; ngành nông lâm nghiệp duy trì đều tốc độ và vẫn là ngành chủ lực, chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế của huyện.

* Về ăn hoá - xã hội

Công tác giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội được chú trọng thực hiện, đảm bảo cho người nghèo được tiếp cận với các dịch vụ xã hội, thực hiện các chính sách hỗ trợ giúp cho người nghèo ổn định cuộc sống và vươn lên làm kinh tế Theo điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018 (có 4.369 hộ) theo quy định tỷ lệ hộ nghèo của toàn huyện 24,06% giảm 2,40% so với năm 2015, hộ cận nghèo 6,90% giảm 1,82% so với năm 2015 Chất lượng y tế, giáo dục - đào tạo có nhiều chuyển biến, ngày càng thực chất hơn Dân số toàn huyện năm 2018 có khoảng gần 80.000 người Mật độ dân cư trung bình của huyện 79,9 người/km 2 Lộc Bình là huyện miền núi biên giới, gồm các dân tộc chính như: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chỉ [12].

2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển nông nghiệp

Từ thực trạng, kết quả phân tích ở 2.1.1 và 2.1.2, có thể rút ra những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình như sau:

Một là, Lộc Bình có được một ị trí khá th ận lợi cho i c mở rộng thị trường ti thụ nông s n

Là địa phương có vị trí địa lý gần thành phố Lạng Sơn, có cửa khẩu quốc gia Chi Ma giao thương với Trung Quốc, nằm giữa quốc lộ 4B Lạng Sơn đi Quảng Ninh Đây là điều kiện để huyện mở rộng quan hệ, giao thương với các địa phương trong nước và nước bạn.

Hai là, Lộc Bình có lợi thế để phát triển đa dạng các cây trồng có giá trị kinh tế cao Đất đai rộng, điều kiện tự nhiên, khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng, cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp đa dạng và thâm canh, sinh thái và bền vững làm cơ sở cho quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; Địa hình Lộc Bình bị chia cắt mạnh, nên hình thành các vùng chuyên canh nhỏ, sản xuất lương thực, thực phẩm tươi sống, rau sạch, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả đặc sản và cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao là phù hợp.

Ba là, kinh tế của địa phương đã đạt được những thành tự đáng kể

Thực trạng phát triển nông nghiệp tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

2.2.1 Thực trạng quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương

- Về xây dựng, q y hoạch các s n phẩm chủ lực của địa phương Đối với kinh tế Lộc Bình, nông nghiệp vẫn là một trong những ngành chiếm vị trí quan trọng hàng đầu Nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm chủ yếu, đồng thời là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cung cấp sản phẩm hàng hoá cho xã hội, góp phần tạo nguồn thu đáng kể cho huyện Trong những năm gần đây ngoài việc quy hoạch vùng trồng cây lúa, ngô huyện đã từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hoá mang tính tương đối tập trung của địa phương như [13]:

+ Vùng trồng cây Dưa hấu, Khoai tây: tại xã Đồng Bục, Tú Đoạn, Khuất Xá, với diện tích 200 ha Mục đích sản xuất tập trung, đưa các ứng dụng KHKT-CN vào sản xuất, tạo thương hiệu sản phẩm cho huyện.

+ Vùng trồng cây Thuốc lá: thị trấn Na Dương, Đông Quan, Sàn Viên, Tĩnh Bắc, Tam Gia Tiếp tục phát huy những lợi thế của vùng, tiếp cận các nguồn đầu tư của các doanh nghiệp vào trồng nguyên liệu thuốc lá để tăng cả diện tích và tăng năng suất, huyện quy hoạch 500 ha.

+ Vùng trồng cây rau, củ các loại: xã Đồng Bục, Xuân Mãn, Bằng Khánh, thị trấn Lộc Bình, Tú Đoạn Đây là vùng lân cận giáp danh với trung tâm thị trấn Lộc Bình và thị trấn Na Dương và khu du lịch Mẫu Sơn, mục đích sản xuất các loại rau sạch an toàn, củ có chất lượng phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho khu vực và khách du lịch, với diện tích 200 ha.

+ Vùng trồng cây ăn quả: xã Xuân Tình, Vân Mộng, Như Khuê Tận dụng số diện tích đất trống, đồi trọc để đầu tư trồng các loại cây ăn quả có giá trị, tăng thu nhập và tạo việc làm cho người lao động trong vùng.

+ Vùng chăn nuôi: Chăn nuôi bò tại xã Ái Quốc, Xuân Dương, Nam Quan, Hữu Lân, Lợi Bác Dựa trên nền tảng sắn có của vùng này có diện tích đồng cỏ lớn và phát triển được gia súc với quy mô tập trung, tiện cho việc quản lý và phòng chống dịch bệnh, Chăn nuôi lợn và gia cầm tại thị trấn Lộc Bình, thị trấn Na Dương, Đồng Bục, Tú Đoạn.

+ Vùng trồng cây lâm nghiệp: Lợi Bác, Tĩnh Bắc, Tam Gia, Tú Mịch, Nhượng Bạn, Minh Phát

- Về xây dựng, q y hoạch đất đai đối ới s n x ất nông nghi p

Bảng 2.2 Biến động sử dụng đất huyện Lộc Bình năm 2015-2018 Đơn ị tính Ha

Stt Chỉ tiêu Diện tích năm

Diện tích tăng(+) giảm (-) Tổng diện tích tự nhiên 99.834,00 100.094,98 260,98

1 Đất sản xuất nông nghiệp 10.173,23 12.449,76 2.276,53

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 1.981,90 2.731,16 749,26

1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.832,88 2.583,87 750,99

1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại 2.921,50 4.446,38 1.524,88

3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 77,48 106,18 28,70

4 Đất nông nghiệp còn lại 2,50

II Đất phi nông nghiệp 3.036,92 5.709,02 2.672,10

III Đất chưa sử dụng 52.349,37 14.715,20 -37.634,17

Ng ồn Q y hoạch sử dụng đất đến năm 2022 h y n Lộc Bình.

Diện tích năm 2015 (ha)Diện tích năm 2018 (ha)

79670.76 Đất nông nghiệpĐất phi nông nghiệpĐất chưa sử dụng

Biểu đồ 2 1 Biến động sử dụng đất huyện Lộc Bình năm 2015-2018

Ng ồn Q y hoạch sử dụng đất đến năm 2022 h y n Lộc Bình.

Theo số liệu thống kê, kiểm kê đất đai năm 2015, diện tích đất tự nhiên toàn huyện có 100.094,98 ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp có 79.670,76 ha, chiếm 79,60% diện tích đất tự nhiên Trong đó, đất trồng lúa chiếm 5,41%, đất trồng cây lâu năm chiếm 2,58%, đất rừng phòng hộ chiếm 14,13%, đất rừng sản xuất chiếm 52,91%, đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm 0,11%; Diện tích đất đang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp có 5.709,02 ha, chiếm 5,70% diện tích đất tự nhiên; Diện tích đất chưa sử dụng là 14.715,20 ha chiếm 14,70% diện tích đất tự nhiên Trong tổng số diện tích đất đang sử dụng, chiếm tỷ lệ lớn nhất là đất lâm nghiệp 67,05% và đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 12,44% [11].

Như vậy, cần điều chỉnh, sắp xếp, sử dụng đất phi nông nghiệp ở một số lĩnh vực nhằm đạt hiệu quả cao hơn và cần bố trí thêm diện tích Đối với đất chưa sử dụng là tiềm năng quan trọng để khai thác, bổ sung vào quỹ đất nông nghiệp và phi nông nghiệp, trên cơ sở áp dụng các biện pháp khai hoang, phục hoá, cải tạo đầu tư, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật thâm canh đưa các loại đất trên vào sử dụng [14].

- Hi q sử dụng đất à cách th c q n lý

Hiệu quả sử dụng đất phản ánh khả năng khai thác sức sản xuất của đất đai, của người dân địa phương thông qua một số chỉ tiêu như tỷ lệ sử dụng đất và hệ số sử dụng đất.

Nhìn chung, việc sử dụng đất trong giai đoạn 2015-2018 trên địa bàn huyện Lộc Bình đã đạt được những thành quả nhất định Quá trình sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, phát triển bộ mặt đô thị và khu dân cư nông thôn phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh Lạng Sơn Diện tích đất chưa sử dụng giảm dần, chuyển sang đất lâm nghiệp, phi nông nghiệp, tăng được diện tích đất nông nghiệp Do huyện tập trung khai hoang diện tích từ nguồn vốn 120 hỗ trợ cho các xã biên giới, nguồn 135 hỗ trợ cho các xã vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, Điều này phản ánh tình hình sử dụng đất trong thời gian qua của huyện có tính hợp lý, ổn định.

- Về q y hoạch đất đai đối ới cây trồng chủ yế của địa phương

Bảng 2.3 Diện tích một số cây trồng chính Đơn ị tính Ha

Ng ồn Ni n giám thống k h y n Lộc Bình từ năm 2015 đến 2018.

Tổng diện tích gieo trồng, một số cây trồng chính của huyện đều tăng lên qua các năm. Cây lúa là cây chủ yếu của huyện diện tích năm 2015 là 6.956 ha đến năm 2018 đạt 7.210 ha, tăng lên 0

.254 ha; cây ngô cũng là cây chiếm diện tích gieo trồng lớn, các năm diện tích tăng giảm không đáng kể tương đối ổn định; các loại cây khác không ổn định được diện tích trồng do thị trường đầu ra khó khăn như khoai lang, mía, đậu tương; chỉ riêng cây thuốc lá tăng lớn nhất vào năm 2017 là 926 ha, do giá trị cao và chuyển từ diện tích các loại cây trồng khác sang trồng cây thuốc lá (thể hiện ở bảng 2.3).

- Về q y hoạch kết cấ hạ tầng nông nghi p, nông thôn ở địa phương Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở toàn huyện được chú trọng, do vậy diện mạo các khu trung tâm xã, thị trấn từng bước có sự thay đổi, phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển chung Tại các vùng nông thôn, bằng nhiều biện pháp, kết hợp nhiều phương thức, đường nông thôn đã được nâng cấp, tạo điều kiện phát triển kinh tế và giao lưu văn hoá [13].

Cơ sở hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, thể dục thể thao và truyền thanh, truyền hình được đặc biệt chú ý Duy trì phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, chú trọng việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia Những chỉ tiêu về bưu chính viễn thông đã vượt những mục tiêu đề ra.

+ Giao thông: Hạ tầng giao thông huyện Lộc Bình có 2 loại hình chính là giao thông đường bộ, giao thông đường sắt Đường sông không phát triển do địa hình đồi núi, sông nhỏ và dốc, nhiều ghềnh thác. Đường quốc lộ 4B từ thành phố Lạng Sơn - Quảng Ninh qua địa phận của huyện từ km 12 - km 39 với tổng chiều dài 27 km Hiện nay, toàn tuyến đã được nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi (mặt đường rộng 8-10 m), đoạn qua nội thị được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị hai làn xe. Đường tỉnh lộ, đường huyện: Theo quyết định số 2071/QĐ-UB ngày 23/12/2010 của UBND tỉnh Lạng Sơn, trên địa bàn huyện Lộc Bình có 6 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 131,3 km, đường huyện với tổng chiều dài 70 km Nhìn chung, tất cả các đường huyện đều thông xe tốt vào mùa khô, vào mùa mưa thì xe bị tắc tại các vị trí ngầm tự nhiên Các tuyến đường vẫn chưa xây dựng mặt đường (mặt đường đất) Các công trình thoát nước vẫn chưa được xây dựng nhiều. Đường nội thị: Thị trấn Lộc Bình với tổng chiều dài 3,2 km, hiện trạng nền đường rộng từ 4m-10m, mặt đường rộng từ 3,5-8 m, đã được láng nhựa, hệ thống thoát nước lắp đặt hoàn chỉnh; Thị trấn Na Dương có trục chính là Quốc lộ 4B chạy qua Hiện nay, đoạn đường đã được cải tạo, nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường đô thị; Khu kinh tế cửa khẩu Chi Ma hiện đang được đầu tư xây dựng theo quy hoạch chi tiết khu Kinh tế cửa khẩu Chi Ma. Đường xã, đường thôn bản: Do đặc điểm của huyện phần lớn là đồi núi dốc, nhiều khe suối, thung lũng nên việc mở đường giao thông gặp nhiều khó khăn, nguồn kinh phí còn hạn hẹp, việc nối mạng các tuyến đường giữa các xã lân cận với nhau chỉ là nền đường đất mà chưa có điều kiện xây dựng mặt đường, các thôn, bản ở rải rác nên rất khó khăn cho việc mở các tuyến đường, tổng số đường thôn là 276,7 Km nhưng chỉ có 32,8 km đường ô tô đi được.

Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

2.3.1 Những thành tựu đạt được

- Quy mô, tốc độ tăng của giá trị sản xuất nông nghiệp nói chung và của các ngành sản xuất nông nghiệp ba năm gần đây của địa phương tăng liên tục.

Bảng 2.7 Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp theo giá so sánh Đơn ị tính Tri đồng

(cả lâm nghiệp) Chăn nuôi Dịch vụ

(cả lâm nghiệp) Chăn nuôi Dịch vụ

Ng ồn Ni n giám thống k h y n Lộc Bình từ năm 2015 đến 2018.

Giá trị sản xuất của ngành nông lâm nghiệp theo giá so sánh của huyện qua các năm, cho thấy tổng giá trị năm 2015 là 174.897 triệu đồng tăng lên 218.744 triệu đồng năm

2018, tốc độ tăng bình quân hàng năm 2,31%, trong đó chủ yếu là nội bộ ngành trồng trọt (cả lâm nghiệp) tăng ổn định năm 2015 là 124.684 triệu đồng đến năm 2018 tăng lên 153.120 triệu đồng; chăn nuôi từ 47.572 triệu đồng năm 2015 tăng lên 61.248 triệu đồng năm 2018; dịch vụ năm 2015 là 2.641 triệu đồng đến năm 2018 tăng lên 4.376 triệu đồng (thể hiện ở bảng 2.7).

Bảng 2.8 Chỉ số phát triển (năm trước 100%) của ngành nông lâm nghiệp Đơn ị tính %

(cả lâm nghiệp) Chăn nuôi Dịch vụ

Ng ồn Ni n giám thống k h y n Lộc Bình từ năm 2015 đến 2018.

Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp qua các năm: Năm 2015 là 3,74%; năm 2016: 13,18%; năm 2017: 5,34%; năm 2018: 4,90% Từ số liệu bảng 2.8 ta thấy tốc độ tăng của ngành nông nghiệp tương đối ổn định.

- Năng suất của một số nông sản chính có tăng lên

Bảng 2.9 Năng suất một số sản phẩm chính

Mía Tấn/ha 38,0 38,3 38,0 35,1 Đậu tương Tấn/ha 1,2 1,3 1,3 1,2

Ng ồn Ni n giám thống k h y n Lộc Bình từ năm 2015 đến 2018.

Năng suất một số cây trồng chủ lực tăng qua các năm, trong đó năng suất lúa năm

2015 là 3,7 tấn/ha, tăng lên 3,8 tấn/ha năm 2018, năng suất cây ngô năm 2015 là 4,4 tấn/ha, tăng lên 5,4 tấn/ha vào năm 2018 (thể hiện ở bảng 2.9) Kết quả đạt được là nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được triển khai rộng rãi ở các xã, thị trấn. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, giống mới, chuyển dịch mùa vụ, quản lý nguồn nước, các hộ nông dân tích cực đầu tư phát triển Sản xuất nông nghiệp của huyện đã từng bước khởi sắc Nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học và sự cần cù, chịu khó của người nông dân đã đưa năng suất cây trồng, vật nuôi của huyện lên đáng kể, góp phần tăng tổng sản lượng lương thực có hạt từ 34.862 tấn vào năm 2015 tăng lên 40.420 tấn vào năm 2018.

- Hệ thống cơ cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực.

+ Hệ thống giao thông: Từ các nguồn vốn thuộc Chương trình 135, 134, 120 đã đem lại hiệu quả thiết thực, từng bước ổn định đời sống nhân dân các xã biên giới, vùng sâu vùng xa của huyện Trong giai đoạn năm 2015 đến nay với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, các xã đã huy động sức dân bê tông hoá đường giao thông, ngõ phố với tổng chiều dài 76,1 km tăng 24,1 km so với giai đoạn cùng kỳ; Riêng chương trình 135 đầu tư nâng cấp 33 công trình với tổng chiều dài 36,874 km đường giao thông nông thôn loại B, ngoài ra nhân dân tự mở 17 km đường liên thôn các loại [17].

+ Hệ thống thuỷ lợi: Do huy động được nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản để đầu tư xây dựng hệ thống các công trình thuỷ lợi cỡ lớn và nhỏ phục vụ tưới tiêu ổn định cho 2.500 ha Kiên cố hoá được 15,92 km kênh mương, đầu tư thêm hệ thống thuỷ lợi Tam Quan đưa vào sử dụng phục vụ tưới cho khu vực 3 xã Đông Quan, Nam Quan, Quan Bản [17].

- Số lượng việc làm và thu nhập của người nông dân đều tăng

+ Việc làm: Trong giai đoạn 2015 đến nay công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm luôn được huyện quan tâm, có 3.875 lao động được đào tạo giải quyết được 5.300 việc làm.

+ Tốc độ tăng thu nhập: Đối với huyện miền núi biên giới như Lộc Bình đã xác định nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu Huyện đã định hướng phát triển kinh tế vườn rừng, kinh tế trang trại làm mũi nhọn, để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, sản xuất hàng hoá tập trung Chủ động quy hoạch các loại đất, phân bổ lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với từng vùng, từ đó đã nâng thu nhập bình quân đầu người của huyện Lộc Bình năm 2018 theo giá thực tế đạt trên 16 triệu đồng/người/năm và bằng 81,18% so với cả tỉnh; lương thực bình quân đầu người 436 kg năm 2015 đến năm 2018 đạt 505 kg [17].

- Chênh lệch thu nhập và trình độ phát triển giữa các khu vực của địa phương có phần được thu hẹp.

Thực hiện hiện các chương trình Mục tiêu quốc gia, chương trình 135, 134, 120 Theo kết quả rà soát, thống kê tỷ lệ hộ nghèo, tính toán lại các dự án đầu tư qua các năm. Huyện đã tập trung các nguồn vốn thuộc chương trình đầu tư cho 7 xã vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó khăn; 4 xã biên giới về cơ sở hạ tầng, nhà ở, hỗ trợ sản xuất, tập huấn chuyển giao KHKT- CN, dạy nghề, tạo việc làm, lồng ghép các nguồn vốn giữa địa phương và Trung ương; giữa ngân sách và huy động trong dân để thực hiện có hiệu quả các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã biên giới và xã đặc biệt khó khăn, coi đây là nhiệm vụ then chốt để hướng tới phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững đã góp phần rút ngắn chênh lệch thu nhập giữa các khu vực khó khăn với các xã vùng trung tâm, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện trong những năm gần đây Đặc biệt là các xã biên giới đã có nhiều khởi sắc trong phát triển kinh tế và ổn định vùng biên.

- Chất lượng môi trường có những cải thiện nhất định

+ Tỷ lệ che phủ của rừng tăng liên tục

Bảng 2.10 Diện tích và độ che phủ của rừng Đơn ị tính Ha

Diện tích rừng để tính độ che phủ Độ che phủ rừng (%)

Rừng tự nhiên Rừng trồng

Ng ồn Ni n giám thống k h y n Lộc Bình từ năm 2015 đến 2018.

Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ độ che phủ rừng từ 2015-2018

Ng ồn Ni n giám thống k h y n Lộc Bình từ năm 2015 đến 2018.

Trong những năm qua công tác quản lý bảo vệ, chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng luôn được các cấp, các ngành của huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện, các chương trình dự án, đề án phát triển lâm nghiệp thực hiện có hiệu quả, từ năm 2015 đến năm 2018 trồng được 5.516,85 ha, tăng tỷ lệ che phủ rừng từ 46,8% năm 2015 lên 51,0% năm 2018 (thể hiện ở bảng 2.10) Phát triển rừng đã góp phần không nhỏ cho nhiều hộ gia đình có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống nhất là các xã vùng biên và vùng sâu vùng xa của huyện của huyện.

+ Nước: Hiện nay hầu hết số dân các xã trong huyện sử dụng nguồn nước tự khai thác, nguồn nước này được người dân tự xử lý bằng các phương pháp truyền thống vì vậy khó tránh khỏi ảnh hưởng của nguồn nước đến sức khoẻ của người dân Thị trấn Lộc Bình công tác quản lý vệ sinh môi trường còn yếu kém, chưa có hệ thống thoát nước, nước bẩn không xử lý mà để tự thấm và chảy ra sông Kỳ Cùng làm ô nhiễm môi trường xung quanh và nguồn nước Những khu vực đông dân cư, trục đường quốc lộ và dọc sông suối, các xã có điểm chợ tình trạng ô nhiễm nguồn nước đáng được quan tâm xử lý.

+ Đất: Hiện nay, chất lượng môi trường đất của huyện chưa có biểu hiện suy thoái, bạc màu, các hàm lượng khoáng chất, chất vi lượng trong đất vẫn đảm bảo cho phát triển cây trồng tốt Tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều và bừa bãi các loại thuốc bảo vệ thực vật cũng như phân bón vô cơ đang và sẽ có nhiều ảnh hưởng tới môi trường đất, nước, không khí trong khu vực.

+ Không khí: Chất lượng môi trường ở các khu vực nông thôn trên địa bàn huyện còn đảm bảo, chưa có những biểu hiện bị ô nhiễm và suy thoái.

- Ổn định chính trị - xã hội và an ninh quốc gia về cơ bản được bảo đảm:

Trong những năm qua, nhờ nông nghiệp phát triển tương đối ổn định, đời sống nông dân được cải thiện đã tạo ra ổn định và đồng thuận xã hội, tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện cơ bản ổn định Thực hiện tốt các Nghị quyết Trung ương về chiến lược bảo vệ an ninh Quốc gia, chương trình Quốc gia về phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, huyện đã từng bước củng cố quốc phòng toàn dân, kết hợp quốc phòng với kinh tế, quốc phòng với an ninh, tạo ra khu vực phòng thủ vững chắc.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân a Hạn chế

- Sản lượng và tốc độ tăng trưởng của các nông sản chưa ổn định

Bảng 2.11 Sản lượng một số sản phẩm chính Đơn ị tính Tấn

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 3.878 4.285 5.200 5.070 5.500 5.600 5.650

Ng ồn Ni n giám thống kê h y n Lộc Bình từ năm 2012 đến 2018.

Từ số liệu bảng 2.11 cho thấy, các sản phẩm chủ yếu như lúa, ngô có sản lượng cao nhưng chưa được ổn định qua các năm: 2012 là 24.795 tấn, từ năm 2013 đến 2016 có tăng, giảm nhưng không đáng kể, riêng năm 2017 sản lượng giảm xuống còn 20.365 tấn, năm 2018 có sự tăng trưởng lại đạt 27.666 tấn Như vậy, một điều rễ nhận ra đối với một huyện miền núi biên giới như Lộc Bình sản lượng lương thực sản xuất ra chủ yếu là tự cung, tự cấp chưa thành hàng hoá có giá trị trên thị trường, hiệu quả mang lại trong việc sản xuất các loại cây lương thực không cao, trên địa bàn đặc biệt là các xã vùng sâu vùng xa vùng biên sản xuất không đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, hàng năm tỉnh vẫn phải cấp gạo cứu đói giáp hạt vào tháng cuối năm.

Biểu đồ 2.3 Sản lượng lương thực từ 2015-2018

Ng ồn Ni n giám thống k h y n Lộc Bình từ năm 2015 đến 2018.

Bảng 2.12 Tốc độ tăng của một số sản phẩm chính Đơn ị tính %

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng - 2,5 8,5 1,8 0,9

Ng ồn Ni n giám thống k h y n Lộc Bình từ năm 2015 đến 2018.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH LẠNG SƠN

Định hướng, mục tiêu phát triển nông nghiệp tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới

3.1.1 Định hướng phát triển nông nghiệp của huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2022 Định hướng chung của phát triển nông nghiệp ở huyện Lộc Bình trong những năm tới là nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nông nghiệp, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường của địa phương.

Phát triển kinh tế Lộc Bình, nông nghiệp vẫn là một trong những ngành chiếm vị trí quan trọng hàng đầu Với hơn 80% dân số sống ở nông thôn, và hơn 76 % lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, nông nghiệp quyết định đời sống dân cư, giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho người dân Nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm chủ yếu, đồng thời là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cung cấp sản phẩm hàng hoá cho xã hội, góp phần tạo nguồn thu đáng kể cho Lộc Bình.

Phát huy tối đa lợi thế so sánh của huyện để hình thành các vùng chuyên canh tập trung với quy mô thích hợp, phát triển mạnh các dịch vụ hỗ trợ, nhằm tạo khối lượng nông sản hàng hoá có giá trị kinh tế cao Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi và cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá; tiếp tục tập trung cho các cây lương thực, thực phẩm bằng cách thâm canh tăng vụ, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất; phát triển mạnh các cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế. Phục tráng và mở rộng diện tích các loại cây ăn quả có thế mạnh của địa phương Gắn sản xuất với phát triển thị trường tiêu thụ Trong những năm tới tập trung phát triển mạnh các vùng chuyên canh cây đặc sản (Hồi) cây ăn quả (Đào, Mận ) cây công nghiệp hàng năm (Thuốc lá, Đỗ tương, ) phát triển cây lương thực và cây thực phẩm đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.

Phát triển đồng bộ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, chú trọng phát triển nghề rừng, tạo vùng nguyên liệu ổn định để phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến Chú trọng các cây trồng có giá trị kinh tế cao, khả năng khai thác nhanh đi đôi với phục hồi các loại cây lấy gỗ bản địa giá trị cao.

Thay đổi cơ cấu đầu tư theo vùng, ưu tiên tạo điều kiện khuyến khích những tiểu vùng có lợi thế nhất đi trước một bước làm mẫu, làm động lực thúc đẩy các vùng khác phát triển, phát huy tối đa ưu thế về điều kiện tự nhiên nhằm tạo ra những sản phẩm có giá trị cạnh tranh cao.

Từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, trước mắt ứng dụng vào sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi và một số sản phẩm mũi nhọn (rau an toàn, hoa, chăn nuôi lợn, gia cầm, thuỷ sản) gắn với việc xây dựng nhãn hiệu sản phẩm để tạo bước đột phá khẳng định thương hiệu trong thị trường tỉnh, trong nước và tham gia xuất khẩu.

Tăng nhanh thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, góp phần từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân Đảm bảo an toàn lương thực, đồng thời chuyển mạnh sang an toàn dinh dưỡng và nâng cao chất lượng cuộc sống để phát triển cộng đồng, tạo nguồn lao động có chất lượng cho các giai đoạn phát triển tiếp theo Để thực hiện được những định hướng trên địa phương cần thực hiện những quan điểm định hướng cụ thể sau đây:

Một là, phát triển nông nghi p tr n cơ sở phát h y hi q tiềm năng của các thành phần kinh tế

Phát triển kinh tế nhiều thành phần là một chủ trương, chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế được cấu thành từ nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế Từ thực tế vai trò của các chủ thể tham gia phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế ở huyện Lộc Bình, phương hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần trong giai đoạn tới như sau:

+ Phát triển kinh tế nhà nước: Trên cơ sở đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả để thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và góp phần quyết định đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa Cần tiếp tục sắp xếp và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước bao gồm doanh nghiệp nhà nước nắm 100% vốn và cổ phần chi phối Hệ thống doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp bao gồm các trạm sản xuất giống, cây, con, các công ty khai thác công trình thuỷ nông Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá.

Chuyển các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh sang thực sự kinh doanh theo kinh tế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh và hợp tác với các thành phần kinh tế khác Cần có sự thay đổi căn bản cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích để đảm bảo vừa phục vụ thiết thực và có hiệu quả quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn vừa quan tâm đến hiệu quả hoạt động.

+ Phát triển kinh tế tập thể: Kinh tế tập thể phát triển bền vững hiệu quả sẽ có tác dụng củng cố vai trò nền tảng của kinh tế công hữu và góp phần làm cho nền tảng này ngày càng vững chắc Vì vậy, cần có cơ chế, chính sách khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển bền vững của kinh tế tập thể với thực thể cấu thành chủ yếu là các hợp tác xã cổ phần, có sự tham gia của cả pháp nhân và thể nhân như góp vốn và góp sức lao động, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, không giới hạn ngành nghề, địa bàn và lĩnh vực, chủ yếu là quy mô nhỏ và vừa, liên kết rộng rãi với nhiều hình thức sở hữu khác trên nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi quản lý dân chủ, thực hiện phân phối theo lao động, theo vốn góp và theo mức độ tham gia hoạt động dịch vụ, tự chủ, tự chịu trách nhiệm Phải coi trọng thực chất và hiệu quả kinh tế, lấy việc thu hút nhiều lao động, xoá đói, giảm nghèo và từng bước làm giàu cho xã viên và người lao động, coi trọng lợi ích cá nhân và tôn trọng lợi ích tập thể, lợi ích nhà nước làm mục đích hoạt động của các hợp tác xã kiểu mới.

Tạo điều kiện cho hộ gia đình, cá thể, tiểu chủ, chủ trang trại, phát huy tối đa tính độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, năng động sáng tạo trong cơ chế thị trường và hợp tác xã chỉ đảm nhận những công việc mà từng chủ thể riêng lẻ không làm được hoặc làm không có hiệu quả Củng cố và phát triển mạnh các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp cho kinh tế hộ, từ đó tạo mối quan hệ gắn bó giữa hợp tác xã nông nghiệp với hộ nông dân và các thành phần kinh tế khác Củng cố và phát triển nhiều mô hình hợp tác xã như hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, hợp tác xã đa chức năng, hợp tác xã kinh doanh tổng hợp, hợp tác xã chuyên ngành.

Hoàn thiện cơ chế quản lý, nội dung và phương thức hoạt động của các hợp tác xã. Cần tập trung đổi mới phương thức huy động vốn, đa dạng hình thức sở hữu, hoàn thiện quan hệ phân phối thu nhập trong hợp tác xã.

+ Phát triển kinh tế cá thể và tiểu chủ: Đảm bảo quyền tự chủ của kinh tế hộ, nhưng phương thức tổ chức sản xuất cần được đổi mới phù hợp với yêu cầu sản xuất hàng hoá với quy mô lớn, khắc phục tình trạng phân tán, nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp, manh mún. Tiếp tục thực hiện chủ trương “dồn điền, đổi thửa”, tích tụ ruộng đất với sự chỉ đạo thống nhất giữa các cấp, các ngành.

Hỗ trợ nông dân giải quyết khó khăn về vốn, kỹ thuật và kiến thức hoạt động kinh tế. Khuyến khích các hộ liên kết với nhau và liên kết với các chủ thể kinh tế khác dưới những hình thức thích hợp để hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Tiếp tục đẩy mạnh kinh tế trang trại, nâng cao năng lực sản xuất hiện tại để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao Tạo điều kiện tích tụ đất đai, vốn ban đầu, phương hướng sản xuất để phát triển thêm nhiều trang trại về nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi lợn, gia cầm.

Cơ hội và thách thức cho phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

3.2.1 Những cơ hội, thuận lợi

Thứ nhất, xu thế hợp tác để phát triển vẫn là xu thế lớn của thế giới và khu vực Trong lĩnh vực nông nghiệp, việc tham gia các tổ chức thương mại quốc tế sẽ tạo cơ hội để phát triển sản xuất trong nước, đẩy mạnh ứng dụng KH&CN, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nông sản và tăng cường hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm; Tạo cơ hội để thay đổi cơ cấu sản xuất và phát huy cao hơn lợi thế của các ngành hàng; Tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân Chính việc hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đã tăng cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho nông nghiệp Lạng Sơn với các mặt hàng chủ lực, có lợi thế so sánh nhờ các cam kết cắt giảm thuế quan và rào cản phi thuế Những ngành hàng nông sản chế biến trên cơ sở ứng dụng thành tựu KH&CN có cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.

Thứ hai, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và một số lĩnh vực KH&CN then chốt khác tiếp tục phát triển theo chiều sâu và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đã tác động rộng lớn đến việc cơ cấu lại nền kinh tế, kéo theo đó là sự phân công lại lao động Ngành nông nghiệp Lạng Sơn đang đứng trước cơ hội tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ, thành tựu công nghệ số từ thế giới như thành tựu của trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud Computing) và công nghệ viễn thám(Remote Sensing) để có thể đẩy mạnh quy mô sản xuất, tổ chức quản lý và vận hành hiệu quả, kiểm soát được tiêu chuẩn và chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tiếp cận thị trường nước ngoài Công nghệ mới trong canh tác sẽ có bước phát triển mạnh mẽ, trở nên phổ biến trong hoạt động sản xuất như: canh tác trong hệ thống nhà kính, nhà lưới gắn với các công nghệ thâm canh cao, khắc phục được những điều kiện khó khăn về địa hình, đất đai Công nghệ canh tác mới sẽ mang lại năng suất, phẩm chất sản phẩm cao đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, cho phép tiết kiệm diện tích đất canh tác

Thứ ba, về mức sống và thu nhập của người dân trong nước và trong khu vực ngày càng khá đã làm thay đổi nhiều về xu hướng tiêu dùng nông sản, cụ thể là sự gia tăng nhu cầu nông sản chất lượng, giá trị dinh dưỡng cao, an toàn cho sức khỏe Với lợi thế về vị trí địa lý gần thị trường lớn là Hà Nội và là cửa ngõ để tiếp cận thị trường Trung Quốc, Lạng Sơn có cơ hội lớn để trở thành một vùng cung cấp nông sản tươi và là trung tâm chế biến nông sản phục vụ cho các thị trường lớn nhiều tiềm năng này Ở trong nước, những thành tựu của hơn 30 năm đổi mới đã làm cho thế và lực nước ta lớn mạnh lên rất nhiều, chính trị ổn định, KT- XH phát triển khá, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, đầu tư phát triển nói chung ngày càng tăng Kinh tế vùng đã phát huy được các lợi thế so sánh, các vùng động lực đã từng bước phát huy vai trò trung tâm, tạo sự liên kết với các vùng khác và hỗ trợ các vùng khó khăn cùng phát triển tốt hơn Bên cạnh đó, những kết quả tích cực đạt được trong tiến trình cải cách hành chính thời gian qua, nhất là những cải cách thể chế kinh tế, đổi mới bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đã có những tác động tích cực trong việc chỉ đạo, điều hành thực hiện các mục tiêu phát triển KT- XH của cả nước và từng địa phương trong đó có Lạng Sơn Hiện nay, đang có nhiều nhà đầu tư cả trong nước và quốc tế quan tâm đến đầu tư vào nông nghiệp Chính phủ cũng có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, trong đó có chính sách thúc đẩy đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, đã ban hành Nghị định 57/2018/NĐ-CP về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Đây là điều kiện để Lạng Sơn triển khai các định hướng và chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp của tỉnh.

3.2.2 Những thách thức, khó khăn

Thứ nhất, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, khi các hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, rào cản kỹ thuật mới gia tăng là cản trở lớn nhất đối với nông sản Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng trong việc hội nhập thị trường thế giới.Thay vì chỉ kiểm định chất lượng sản phẩm ở đầu ra cuối cùng thì hiện nay yêu cầu của nước nhập khẩu là phải thực hiện cả một quy trình chuỗi có thể ngăn ngừa được rủi ro, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao, đảm bảo môi trường và trách nhiệm xã hội Cùng với đó, nhu cầu và thị hiếu trong nước cũng có những thay đổi hướng tới các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng, mức độ tiện dùng khắt khe hơn Việc mở cửa thị trường nội địa cũng sẽ gây nên nhiều sức ép đối với các nông sản của Lạng Sơn trong việc tiếp cận các thị trường lớn như Hà Nội khi phải cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm nhập khẩu Điều này đòi hỏi phải tổ chức thực hiện, giám sát nghiêm ngặt cả chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ đảm bảo quy trình sản xuất tốt trong nông nghiệp theo các tiêu chuẩn như GAP, GlobalGAP.

Thứ hai, việc Trung Quốc ngày càng trở thành thị trường quan trọng và ảnh hưởng đến thương mại nông sản của Việt Nam có thể ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất và thương mại của nông sản Lạng Sơn Minh chứng rõ nét là những thay đổi khó lường về chính sách nhập khẩu lợn của Trung Quốc trong năm 2016 và 2017 đã gây nên những hệ lụy nghiêm trọng đối với sinh kế và tình hình sản xuất của hàng triệu người chăn nuôi.

Thứ ba, cách mạng công nghiệp 4.0 giúp tạo ra những giống, kỹ thuật, quy trình công nghệ để sản xuất các nông sản ở các quốc gia không có lợi thế về điều kiện tự nhiên thuận lợi với khối lượng lớn, do đó có thể làm giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu nông sản của Việt Nam Tuy nhiên, việc ứng dụng KH&CN và rôbốt trong dây chuyển sản xuất công nghiệp lại làm phát sinh vấn đề thừa lao động giản đơn, do đó tăng áp lực lao động về nông thôn, tăng nguy cơ manh mún đất đai, vì thế làm giảm hiệu quả và năng lực cạnh tranh sản xuất nông nghiệp Đối với Lạng Sơn, khó khăn lớn nhất hiện nay là sức cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế quốc của toàn nền kinh tế còn thấp so với yêu cầu và so với mặt bằng chung cả nước và thế giới, trong khi lộ trình thực hiện đầy đủ các cam kết AFTA, WTO và các hiệp định thương mại khác đang và sẽ tạo ra những sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp Chẳng hạn, khi tham gia vào Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), chúng ta sẽ có những lợi thế và cơ hội lớn với thị trường tiêu thụ, sẽ giúp tiêu thụ nông sản, giảm áp lực phụ thuộc thị trường truyền thống là Trung Quốc nhưng cũng đặt ra không ít thách thức gay gắt cho phát triển nông nghiệp Đó là tình trạng quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chất lượng không đồng đều, thị trường tiêu thụ không ổn định; Trình độ và công nghệ sản xuất thấp, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường nước ngoài; Khả năng đáp ứng các rào cản kỹ thuật không cao, nhất là về an toàn thực phẩm,

Giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

3.3.1 Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp gắn với quy hoạch chung của huyện Đây là giải pháp đầu tiên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, định hướng cho sự phát triển của ngành nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn Thực tế cho thấy, công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp đã được huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn quan tâm chú trọng thực hiện, bước đầu có những bước đi phù hợp, song bên cạnh đó, vẫn còn một số hạn chế, bất cập trong tổ chức nghiên cứu và xây dựng quy hoạch Quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn chưa có tầm nhìn dài hạn, chưa gắn với sự phát triển của các ngành khác cũng như quy hoạch tổng thể của huyện Do vậy, để phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới, tiếp tục hoàn thiện quy hoạch phát triển tổng thể nông nghiệp gắn với quy hoạch chung của huyện là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và hết sức cần thiết. Để hoàn thiện quy hoạch phát triển tổng thể nông nghiệp gắn với quy hoạch chung của huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, cần tập trung thực hiện một số nội dung sau:

- Đẩy mạnh điều tra, nắm bắt được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, phân chia vùng kinh tế, hướng phát triển cây, con, ngành nghề trên từng vùng cho phù hợp với điều kiện hiện có nhằm khai thác thế mạnh của từng ngành, từng vùng, từng lĩnh vực,… như vậy mới phát triển mạnh nền kinh tế theo hướng hàng hoá, đảm bảo nâng cao đời sống nhân dân và xây dựng nông thôn mới.

Cần điều tra những đặc trưng của tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội, từ đó xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình hành động của UBND huyện để thực hiện mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI.

- Huyện cần phải tập trung đẩy nhanh việc rà soát, điều chỉnh các quy hoạch đã phê duyệt đảm bảo phù hợp với yêu cầu mới Tổ chức khảo sát, xây dựng các quy hoạch, các đề án trên các lĩnh vực để làm cơ sở cho việc điều hành, chỉ đạo, xây dựng các chương trình, dự án, kêu gọi đầu tư, huy động nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn Các quy hoạch phải đáp ứng cho nền sản xuất hàng hoá lớn, hiện đại, đáp ứng được nhu cầu của một xã hội văn minh, giàu mạnh trong tương lai và phải đảm bảo theo một quy chuẩn, tiêu chí quy định Việc quy hoạch cần được làm cụ thể, chi tiết, tiến hành cắm mốc chỉ giới để giám sát, tổ chức thực hiện có hiệu quả.

- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 định hướng đến năm 2022: Để khai thác có hiệu quả tiềm năng và sử dụng hiệu quả đất đai theo hướng phát triển và xây dựng nông thôn mới, trước hết huyện phải hoàn thành quy hoạch chung của huyện để phân định rõ từng vùng sản xuất và mục đích sử dụng Phải cân đối được các mục tiêu phát triển hài hoà các lĩnh vực, đảm bảo cho cả hiện tại và tương lai, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội Trong quy hoạch cần hạn chế tối đa việc chuyển đổi các vùng đất tốt, đất canh tác lúa thuần thục hoặc canh tác lúa 2 vụ trở lên cho các mục tiêu phi nông nghiệp Đồng thời quản lý để thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 của các xã, thị trấn đã được phê duyệt Trên cơ sở phương hướng phát triển tổng thể kinh tế - xã hội huyện và phương hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực dự kiến đến năm 2020 và 2022 quỹ đất của huyện được cân đối như sau:

+ Đối với đất nông nghiệp: Đến năm 2020, toàn huyện có 87.302,80 ha đất nông nghiệp, thực tăng 7.632,04 ha so với hiện trạng năm 2017 và đến năm 2022 có 91.320,13 ha tăng so với năm 2020 là 4.017,33 ha, chủ yếu cho mục đích canh tác các loại cây trồng hàng năm và lâu năm, trong đó chủ yếu tăng diện tích cây ăn quả, kết hợp phát triển cây lâm nghiệp Tiếp tục duy trì diện tích đất lâm nghiệp hiện có, tập trung khoanh nuôi bảo vệ rừng và khai thác có hiệu quả.

+ Đối với đất phi nông nghiệp: Hàng năm tăng dần đất phi nông nghiệp và bố trí hợp lý về đất ở, để nâng cấp và xây dựng mới một số trụ sở các xã đã xuống cấp, đất quốc phòng - an ninh, đất khu công nghiệp, danh thắng, Dự kiến đến năm 2020 diện tích đất phi nông nghiệp 6.369,48 ha tăng 659,96 ha so với năm 2017 và đến năm 2022 có7.748,75 ha Tiếp tục giành quỹ đất để sử dụng vào mục đích giao thông, đô thị và công nghiệp chú trọng quỹ đất để mở rộng khu công nghiệp Na Dương và xây dựng cụm công nghiệp, cụm làng nghề tập trung, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng cho phát triển hạ tầng kinh tế.

+ Đối với đất chưa sử dụng: Tận dụng tối đa diện tích đất chưa sử dụng để phục vụ cho các mục đích kinh tế - xã hội và môi trường Dự kiến đất chưa sử dụng đến năm

2020 còn 6.422,70 ha thu hẹp còn 6,42% diện tích đất tự nhiên và đến năm 2022 còn khoảng 0,99%.

- Quy hoạch phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp phù hợp với lợi thế vùng, lãnh thổ: Căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển của mỗi tiểu vùng và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội trong triển vọng đến năm 2020, lãnh thổ huyện có thể phân thành các tiểu vùng phát triển kinh tế - xã hội Cụ thể như sau:

Về sản xuất nông nghiệp: Hình thành 6 tiểu vùng sản xuất nông nghiệp với các hướng chuyên môn hoá khác nhau:

+ Tiểu vùng 1: Gồm các xã Vân Mộng, Mẫu Sơn, Hữu Khánh, Lục Thôn, Đồng Bục, Xuân Mãn, Bằng Khánh, Xuân Lễ Hướng sản xuất chính là phát triển về sản xuất lúa nước, hoa màu và phát triển kinh tế du lịch.

+ Tiểu vùng 2: Gồm 5 xã, Đông Quan, Lợi Bác, Sàn Viên, Quan Bản, Tú Đoạn. Hướng sản xuất chính là sản xuất cây ăn quả và phát triển ngành chế biến nông - lâm nghiệp.

+ Tiểu vùng 3: Gồm 3 xã, Tam Gia, Tĩnh Bắc, Khuất Xá Hướng sản xuất chính là phát triển chăn nuôi.

+ Tiểu vùng 4: Có 2 xã, Yên Khoái và Tú Mịch Hướng sản xuất chính là phát triển thương mại và thâm canh lúa nước, trung tâm của vùng là cửa khẩu Chi Ma.

+ Tiểu vùng 5: Tiểu vùng này có 6 xã bao gồm: Như Khuê, Xuân Tình, Hiệp Hạ, Nhượng Bạn, Minh Phát, Hữu Lân Hướng sản xuất chính là phát triển chăn nuôi và trồng cây ăn quả.

+ Tiểu vùng 6: Gồm các xã: Nam Quan, Ái Quốc, Xuân Dương Hướng sản xuất chính là phát triển lâm nghiệp (trồng thông và khai thác nhựa thông), trồng cây ăn quả, chăn nuôi.

Vùng phát triển đô thị: Hiện tại mới có Thị trấn Lộc Bình, Na Dương và khu cửa khẩu Chi Ma với dân số là 15.060 người Nhìn chung, tốc độ đô thị hoá của huyện còn thấp, trên địa bàn huyện mới chỉ manh nha một số yếu tố cơ bản tạo thành điểm dân cư đô thị tại các trung tâm cụm xã.

Ngày đăng: 05/12/2022, 17:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Giá trị sản xuất của huyện Lộc Bình năm 2015 – 2018 - Tăng cường phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
Bảng 2.1. Giá trị sản xuất của huyện Lộc Bình năm 2015 – 2018 (Trang 52)
Bảng 2.2. Biến động sử dụng đất huyện Lộc Bình năm 2015-2018 - Tăng cường phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
Bảng 2.2. Biến động sử dụng đất huyện Lộc Bình năm 2015-2018 (Trang 56)
Bảng 2.3. Diện tích một số cây trồng chính - Tăng cường phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
Bảng 2.3. Diện tích một số cây trồng chính (Trang 58)
Bảng 2.4. Vốn vay Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Tăng cường phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
Bảng 2.4. Vốn vay Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 62)
Bảng 2.6. Tình hình lao động trên địa bàn huyện Lộc Bình - Tăng cường phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
Bảng 2.6. Tình hình lao động trên địa bàn huyện Lộc Bình (Trang 65)
2.3 Đánh giá thực trạng phát triển nơng nghiệp tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn - Tăng cường phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
2.3 Đánh giá thực trạng phát triển nơng nghiệp tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn (Trang 69)
Bảng 2.7. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp theo giá so sánh - Tăng cường phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
Bảng 2.7. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp theo giá so sánh (Trang 69)
Bảng 2.8. Chỉ số phát triển (năm trước 100%) của ngành nông lâm nghiệp - Tăng cường phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
Bảng 2.8. Chỉ số phát triển (năm trước 100%) của ngành nông lâm nghiệp (Trang 70)
Bảng 2.9. Năng suất một số sản phẩm chính - Tăng cường phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
Bảng 2.9. Năng suất một số sản phẩm chính (Trang 70)
Bảng 2.10. Diện tích và độ che phủ của rừng - Tăng cường phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
Bảng 2.10. Diện tích và độ che phủ của rừng (Trang 72)
Từ số liệu bảng 2.11 cho thấy, các sản phẩm chủ yếu như lúa, ngơ có sản lượng cao nhưng chưa được ổn định qua các năm: 2012 là 24.795 tấn, từ năm 2013 đến 2016 có tăng, giảm nhưng khơng đáng kể, riêng năm 2017 sản lượng giảm xuống còn 20.365 tấn, năm 2018 - Tăng cường phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
s ố liệu bảng 2.11 cho thấy, các sản phẩm chủ yếu như lúa, ngơ có sản lượng cao nhưng chưa được ổn định qua các năm: 2012 là 24.795 tấn, từ năm 2013 đến 2016 có tăng, giảm nhưng khơng đáng kể, riêng năm 2017 sản lượng giảm xuống còn 20.365 tấn, năm 2018 (Trang 75)
Bảng 2.12. Tốc độ tăng của một số sản phẩm chính - Tăng cường phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
Bảng 2.12. Tốc độ tăng của một số sản phẩm chính (Trang 75)
Qua bảng 2.12 cho thấy tốc độ tăng của các sản phẩm chính như cây lúa năm 2015 tăng 2,5%, năm 2016 tăng 03,7%, năm 2017 giảm 25%, đến năm 2018 lại tăng 36%; cây ngô năm 2015 tăng 1,5%, qua các năm có giảm nhưng khơng đáng kể, đến năm 2018 lại tăng 2,4%. - Tăng cường phát triển nông nghiệp huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn
ua bảng 2.12 cho thấy tốc độ tăng của các sản phẩm chính như cây lúa năm 2015 tăng 2,5%, năm 2016 tăng 03,7%, năm 2017 giảm 25%, đến năm 2018 lại tăng 36%; cây ngô năm 2015 tăng 1,5%, qua các năm có giảm nhưng khơng đáng kể, đến năm 2018 lại tăng 2,4% (Trang 76)
w