Cơ sở pháp lý
“CCHC là nội dung quan trọng trong đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta”[18] Khởi đầu từ Đại hội VI năm 1986, việc xác định nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng đã chỉ rõ nguyên nhân của mọi nguyên nhân là công tác tổ chức[1] và đề ra chủ trương thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy các CQNN CCHC tiếp tục được khẳng định là trọng tâm của xây dựng, hoàn thiện nhà nước ở đại hội đảng các khóa tiếp theo
Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001-2010[14] đã xác định rõ
4 lĩnh vực cải cách là: thể chế; tổ chức bộ máy hành chính; xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức và tài chính công, đồng thời định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm bảo đảm thắng lợi công cuộc cải cách Giai đoạn I (2001-2005), Chính phủ tập trung tạo dựng cơ sở cho cải cách hệ thống hành chính công như xây dựng cơ chế một cửa một dấu và phân cấp trao quyền cho cơ sở Giai đoạn II (2006-2010), CCHC tiến thêm một bước khẳng định sự phân cấp nhưng cũng nhấn mạnh dân chủ cơ sở và sự tham gia thực sự của người dân nhằm mục đích xây dựng một cơ chế hiệu quả, công khai, có trách nhiệm giải trình trong quản lý nhà nước ở địa phương
Ngày 08/11/2011, Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ đã ban hành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020[11] Tuy vẫn tập trung vào 6 lĩnh vực là thể chế, TTHC, tổ chức bộ máy HCNN, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính, hiện đại hóa hành chính, nhưng so với CCHC giai đoạn trước, chương trình giai đoạn này xác định 3 trọng tâm là thể chế, con người và chất lượng dịch vụ công Chương trình được chia thành 2 giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 với mục tiêu rất lớn, lồng ghép nội dung của nhiều hoạt động cải cách như lập pháp, kinh tế, tư pháp… Để cụ thể hóa và đẩy mạnh chương trình tổng thể CCHC thời gian qua đã có nhiều văn bản được ban hành: Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” nhằm xây dựng một nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”[17]; Quyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 03/12/2012 của Bộ Nội vụ phê duyệt đề án xác định chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020; Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết TTHC và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát TTHC; Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan HCNN ở địa phương…
Cơ sở thực tiễn
Nhìn lại thành tựu của Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2001-2010 và nửa đầu Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011-2020 có thể thấy:
- Hệ thống thể chế, đặc biệt là thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN dần được hoàn thiện Công tác xây dựng, sửa đổi, bổ sung luật, pháp lệnh và ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh (thể hiện quan điểm, chủ trương của Đảng) được chú trọng Hạn chế đáng kể cơ chế “xin - cho” Cải cách TTHC, hợp lý hóa trình tự giải quyết công việc trong quan hệ giữa cơ quan công quyền với các tổ chức, công dân, đơn giản hóa thủ tục cấp phép đầu tư, thu hút vốn trong nước, ngoài nước tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư Coi trọng phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Sắp xếp lại các bộ, ngành theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, bộ máy của UBND tỉnh và huyện
- Bộ máy nhà nước dần tinh gọn, có chuyển biến về hiệu quả, hiệu lực, khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ trong quản lý nhà nước Các bộ ở trung ương, giảm từ 26 xuống 22 (kể cả cơ quan ngang bộ), các cơ quan trực thuộc Chính phủ giảm từ 14 xuống 8 Đẩy mạnh cải cách chính quyền địa phương, sắp xếp lại bộ máy Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh từ 35-40 đầu mối xuống còn 20-25, cấp huyện từ 20-25 nay còn 10-15 phòng, ban chức năng Thí điểm không tổ chức HĐND tại 67 huyện, 32 quận, 843 phường của 10 tỉnh, thành phố Thực hiện phân cấp giữa trung ương và địa phương, tăng thẩm quyền cho chính quyền cấp tỉnh trong cung cấp dịch vụ công Phân cấp và trao quyền về ngân sách và quản lý nhà nước
- Đội ngũ công chức các cấp, ngành được chú trọng về số lượng, chất lượng, cơ cấu, chú ý tới chất lượng đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường, hội nhập, xây dựng nhà nước pháp quyền Ban hành và áp dụng Luật Cán bộ, công chức Chú ý tới công chức ở cơ sở, công chức dự bị Xây dựng và áp dụng trên 200 chức danh, tiêu chuẩn cán bộ, công chức làm cơ sở cho công tác tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển, điều động, đào tạo, bồi dưỡng Phân cấp quản lý cán bộ, công chức nhất là đối với cấp tỉnh Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ cơ quan quản lý nhà nước theo hướng phục vụ nhân dân, phát triển dịch vụ công, đảm bảo quyền làm chủ của người dân
- Tăng tính minh bạch, hiệu quả của chi tiêu công, hạn chế tham nhũng, lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước Giảm thiểu chi bao cấp, tăng cường thanh tra, giám sát tài chính đảm bảo giới hạn an toàn cho nợ công và bội chi ngân sách Chính phủ ban hành nghị định quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quan lý hành chính (đối với CQNN), về tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính (đối với đơn vị sự nghiệp công lập) Huy động các nguồn vốn ODA và FDI phục
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com vụ cho các dự án lớn, đầu tư kết cấu hạ tầng, giao thông, thủy lợi, y tế, nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo
Những thành tựu đó cho thấy mặt tích cực của CCHC Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém Nhất là khâu cải cách TTHC chưa có chuyển động mạnh mẽ Bộ máy còn cồng kềnh, gây nhiều phiền toái cho người dân và doanh nghiệp, ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường kinh doanh Thể chế thiếu đồng bộ Nhiều văn bản pháp luật đã lạc hậu nhưng chưa được thay thế Nhiều lĩnh vực hoạt động còn thiếu khuôn khổ pháp lý đầy đủ, rõ ràng Chủ trương xã hội hóa dịch vụ công chưa được cụ thể hóa, chưa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập Tổ chức bộ máy chưa được cấu trúc lại
Chất lượng cán bộ, công chức còn bất cập, thiếu chuyên nghiệp, chuyên môn hóa Bộ máy không thu hút được người tài Rất nhiều cán bộ, công chức giỏi rời bỏ nhà nước chạy sang khu vực tư nhân
Cơ sở pháp lý và thực tiễn cho thấy, tiếp tục đẩy mạnh CCHC là nhiệm vụ cấp bách để xây dựng một nền hành chính dân chủ, minh bạch, chuyên nghiệp và hiện đại đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mở cửa, hội nhập sâu rộng với thế giới, thu hút đầu tư và phát triển bền vững vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”[3] “ Nghiên cứu giải pháp đánh giá cán bộ, công chức bộ phận một cửa trong các cơ quan HCNN tỉnh Vĩnh Phúc ” là một nội dung của CCHC và cũng là đề tài tôi chọn nghiên cứu.
Các vấn đề của CCHC
Cải cách thể chế
Theo Douglass Cecil North, nhà kinh tế học người Mỹ, thể chế (institutions) là những quy tắc hay luật chơi (rules of the game) do con người tạo ra để điều chỉnh và định hình các tương tác của mình Thể chế bao gồm: i) thể chế chính thức (thành văn) là các văn bản quy phạm pháp luật như luật, văn bản dưới luật; ii) thể chế phi chính thức (bất thành văn) là các hạn chế, quy chế, quy ước, quy chuẩn, thông lệ; iii) cơ chế và biện pháp chế tài
Nguyên Bộ trưởng Thương mại (nay là Bộ Công thương) Trương Đình Tuyển đưa ra ví dụ: “Nền sản xuất nông nghiệp của chúng ta trước đây tổ chức theo mô hình HTX năng suất rất thấp, bây giờ vẫn là những người nông dân ấy, những mảnh ruộng ấy nhưng giao toàn QSDĐ cho người dân và họ thực hiện tự chủ, canh tác trên mảnh đất của mình, tạo ra một sản lượng lúa rất cao, chúng ta trở thành nhà sản xuất lúa lớn nhất thế giới… đó là sự giải phóng về thể chế”
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng làm rõ thêm: “Đất đai như một thể chế Nếu trước đây chúng ta giao đất cho nông dân làm 30 năm giờ tăng lên 50 năm… Nếu mảnh đất gắn với người dân 50 năm thì họ sẽ đầu tư khác với 30 năm, họ sẽ trân trọng và sử dụng mảnh đất đó hơn Đó là những cải cách thể chế tạo động lực ngay lập tức rất rõ và cụ thể”
Trước đây, với niềm tin vào nền kinh tế tập thể, chúng ta đã tiến hành HTX trong sản xuất nông nghiệp: ruộng đất là của chung, sở hữu của toàn dân, của HTX, nhà nước cử các ban chủ nhiệm HTX để chăm lo sản xuất… Cũng chính vì cơ chế đó mà xuất hiện tình trạng “cha chung không ai khóc”, người lao động vô trách nhiệm, nền nông nghiệp kém phát triển, mùa màng thất bát, đói nghèo… Cuối cùng, chúng ta đã phải cải cách cơ chế đó là chuyển đổi HTX, giao đất cho người dân sử dụng, để họ tự quyết sản xuất (khoán 10) Cũng những người nông dân đó, cũng mảnh đất đó, điều kỳ diệu đã đến: từ thiếu đói, chúng ta đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo Đó chính là ví dụ minh chứng rõ ràng nhất về cải cách thể thế
Một ví dụ điển hình nữa, các doanh nghiệp nhà nước sử dụng 60% nguồn lực và được ưu tiên về thuế, chính sách, thậm chí độc quyền khai thác tài nguyên, vậy mà chỉ đóng góp 30% cho ngân sách nhà nước Ngược lại, các thành phần kinh tế khác chỉ sử dụng 40% nguồn lực và bị đối xử chưa công bằng với doanh nghiệp nhà nước lại đóng góp tới 70% cho ngân sách Cùng là người Việt Nam, cùng phải chấp hành hệ thống luật pháp như nhau, tại sao lại có sự khác nhau về hiệu quả như vậy? Câu trả lời chính là cơ chế quản lý và sở hữu khác nhau
Doanh nghiệp nhà nước sử dụng nguồn vốn nhà nước nên xảy ra tình trạng cha chung không ai khóc Những đồng tiền của nhân dân không được trân trọng như tiền của cá nhân Vì vậy, họ làm cũng được, không làm cũng chẳng sao Ngược lại, thành phần kinh tế khác thì nguồn vốn chính là tiền túi của họ bỏ ra, họ trân trọng và sống chết với nó Minh chứng rõ nhất là sau khi hàng trăm doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa thì ngay lập tức phát triển nhanh chóng Vì sao? Vì cơ chế mới quyền lợi và trách nhiệm được gắn chặt với nhau Đó chính là cải cách thể chế
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Qua những ví dụ trên, cho thấy: “Cải cách thể chế” là thay đổi cách quản lý, thay đổi cơ chế quản trị, cơ chế sử dụng, sở hữu để tạo ra động lực đột phá, phù hợp hơn với thực tiễn cuộc sống.
Cải cách tổ chức bộ máy hành chính
Rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của UBND các cấp, các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện, các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh, huyện Đánh giá mô hình tổ chức, chất lượng hoạt động của chính quyền địa phương, đơn vị Thực hiện phân cấp theo quy định của Chính phủ Tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập
Hoàn thiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy HCNN cũng như của mỗi cơ quan hành chính (Chính phủ, các bộ, chính quyền địa phương các cấp) theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 Xác định rõ và tăng thẩm quyền, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ và tập thể Chính phủ; của chủ tịch UBND và tập thể UBND Quy phạm hóa chế độ trách nhiệm của người đứng đầu trong hệ thống cơ quan hành chính
Tiếp tục đẩy mạnh quá trình phân cấp và giao quyền giữa Trung ương và địa phương phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Tổ chức kiện toàn cấu trúc bộ máy đa ngành, đa lĩnh vực để phát huy sức mạnh tổng hợp
Trên cơ sở rà soát chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, biên chế cần thiết phải xây dựng và áp dụng đề án vị trí việc làm một cách thực chất và có hiệu quả
Có thể chế phù hợp, pháp luật điều chỉnh nhưng khâu thực thi phải rất nghiêm
Ví dụ, ở Singapore người dân không xả rác, không hút thuốc nơi công cộng, tuân thủ tuyệt đối luật giao thông Tại sao vậy? Đơn giản là vì không ai dám, bởi khi vi phạm sẽ nhanh chóng bị phạt và phạt rất nặng Ngược lại, ở Việt Nam chúng ta, những hành vi như vậy rất ít khi bị phạt và mức phạt cũng chả bõ bèn gì Hằng ngày, những hành vi vi phạm cứ diễn ra trước mắt mọi người nên thật khó tạo được ý thức tôn trọng pháp luật Thậm chí, người chấp hành tốt đôi khi còn bị dè bỉu và lạc lõng trong số đông
Cần hạn chế tình trạng “con ông cháu cha”, “một người làm quan cả họ được nhờ” đã và đang là “bệnh dịch” nhức nhối của xã hội, gây ra nạn ô dù, thân quen, bè phái, dòng họ… Do đó, công tác tổ chức, công tác cán bộ và công tác tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức phải thực hiện đúng quy trình, công khai, dân chủ Tránh hình thức hóa, bên ngoài thì rất bài bản nhưng bên trong lại ngấm ngầm chỉ đạo, vận động thiếu lành mạnh, o ép, xử lý làm sai lệch kết quả lấy tín nhiệm, ý kiến tập thể
Cải cách tổ chức bộ máy HCNN là làm cho bộ máy hành chính ngày một tinh gọn hơn; hiệu lực, hiệu quả quản lý, chất lượng cán bộ, công chức, chất lượng phục vụ tổ chức, công dân được nâng lên đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống nhân dân.
Cải cách tài chính công
Trong những năm qua, quản lý tài chính công đã từng bước được cải cách và đổi mới trên nhiều phương diện Mục tiêu xuyên suốt xác định trong Chiến lược tài chính đến năm 2020 là “từng bước xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, tài chính - tiền tệ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội; huy động, quản lý, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính trong xã hội hiệu quả, công bằng; CCHC đồng bộ, toàn diện; đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của công tác quản lý, giám sát tài chính”[16] Để thực hiện mục các tiêu này, Chiến lược tài chính đến năm 2020 đã đề ra 8 nhóm giải pháp, trong đó, liên quan đến lĩnh vực quản lý tài chính công sẽ tập trung vào 6 trụ cột sau:
- Nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực tài chính quốc gia với các nhiệm vụ trọng tâm là: hoàn thiện thể chế tài chính, tạo môi trường thuận lợi nhằm thu hút hiệu quả, kịp thời các nguồn tài chính trong và ngoài nước cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; động viên hợp lý các nguồn thu NSNN trên cơ sở tiếp tục thực hiện cải cách hệ thống thuế, phí, các khoản thu NSNN phù hợp với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế và thông lệ quốc tế; thực hiện đa dạng hoá các nguồn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, phát triển dịch vụ công
- Nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính gắn với quá trình tái cơ cấu nền tài chính quốc gia, trong đó, tập trung vào các nội dung như: tăng cường vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện tái cấu trúc đầu tư công; đổi mới cơ chế phân cấp quản lý NSNN, hoạt động lập và phân bổ dự toán NSNN; từng bước hoàn thiện khung pháp lý để xây dựng kế hoạch ngân sách trung hạn, kế hoạch đầu tư trung hạn
- Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP[8] quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các CQNN; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP[12] sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP[13] quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập Đa dạng hóa nguồn lực xã hội phát triển dịch vụ công theo hướng: tăng cường phân cấp và tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong quản lý, sử dụng nguồn lực; đổi mới cơ chế giá dịch vụ sự nghiệp công lập; hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính để thu hút các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển sự nghiệp công
- Hoàn thiện chính sách, cơ chế tài chính doanh nghiệp và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước với hai nhiệm vụ trọng tâm là: tiếp tục đổi mới chính sách, cơ chế tài chính doanh nghiệp theo hướng bình đẳng, ổn định, minh bạch nhằm giải phóng, phát
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com triển sức sản xuất của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; đẩy mạnh quá trình đổi mới và cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp, các tổng công ty Nhà nước
- Nâng cao năng lực, hiệu quả kiểm tra, thanh tra, giám sát và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, trong đó, tập trung vào các định hướng là: tăng cường nâng cao kỷ luật tài chính, đẩy mạnh công khai tài chính; tăng cường sự giám sát của cộng đồng và người dân đối với quá trình huy động, sử dụng nguồn lực công; nâng cao hiệu quả giám sát, quản lý rủi ro và bảo đảm an toàn nợ công, nợ quốc gia; tăng cường vai trò, chức năng giám sát của Nhà nước đối với thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; đổi mới phương thức và cách thức giám sát tài chính vĩ mô
- Đẩy mạnh CCHC trong lĩnh vực tài chính, hoàn thiện phương thức điều hành chính sách tài chính trên cơ sở tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về TTHC trong lĩnh vực tài chính và thực hiện hiện đại hóa nền tài chính quốc gia với trọng tâm đẩy mạnh ứng dụng CNTT.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
Triển khai thực hiện tốt cơ chế, chính sách thu hút nhân tài, bắt đầu từ việc tuyển dụng, thi tuyển vào các chức danh lãnh đạo, quản lý đến việc sử dụng, đánh giá và đãi ngộ cán bộ, công chức Xây dựng kỷ luật công vụ, nâng lời hứa và cam kết thực hiện các nhiệm vụ hành chính trở thành những ràng buộc về mặt đạo đức nghề nghiệp
Chú trọng tới giá trị nghề nghiệp, khuyến khích công chức trở thành chuyên gia chứ không chạy theo chức tước; coi trọng thực tài; xóa bỏ tình trạng chạy theo bằng cấp một cách hình thức; không cứng nhắc về tuổi để tránh lãng phí nguồn nhân lực trong quản lý, đồng thời khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ lãnh đạo, quản lý kế cận ở các cấp, các ngành Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở thực hiện kế hoạch tiêu chuẩn hóa, chuyên môn hóa các quy trình hành chính Đẩy nhanh tiến độ cải cách tiền lương để bảo đảm cuộc sống của cán bộ, công chức, viên chức sống được bằng lương theo mức trung bình của xã hội
Nhằm giảm bớt những phiền toái, vất vả của người dân, tổ chức; không phải chạy đôn đáo hết nơi này đến nơi khác để mong được giải quyết nhu cầu nào đó… đòi hỏi cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” ra đời.
TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ MỘT CỬA V ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC BỘ PHẬN MỘT CỬA 1.1 Cơ chế “một cửa”
Sự xuất hiện “cơ chế một cửa”[29]
Cụm từ “một cửa” (One-Stop Shop) xuất hiện từ những năm 20 của thế kỷ XX khi các doanh nghiệp tư nhân, trung tâm thương mại muốn cải thiện cách thức kinh doanh của mình để tạo điều kiện cho khách hàng dễ tiếp cận việc mua hàng hóa Cụm từ này tiếp tục xuất hiện cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, kinh doanh trên Internet Những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều nước đã bắt đầu tiếp cận phương thức này nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và coi công dân, tổ chức như là những khách hàng của mình để phục vụ De Araujo[29] cho rằng sự xuất hiện cơ chế một cửa là một cách thức mới để cải thiện mối quan hệ giữa cơ quan công quyền đối với công dân, tổ chức trong việc giảm thiểu quan liêu, nâng cao tính thiết thực, hiệu quả của bộ máy hành chính và là điểm quan trọng để hiện đại hóa nền hành chính nhằm phục vụ tốt hơn cho công dân Poddighe[29] cho rằng ý tưởng và khái niệm cơ chế một cửa xuất phát từ nhiều cách tiếp cận khác nhau để hướng tới một phương thức chung như là một phương tiện vận chuyển phải đối mặt với hàng rào hành chính trong quá trình cung cấp dịch vụ công, những hàng rào này bao gồm tiếp cận thông tin, cách tiếp cận TTHC và tiếp cận với các cơ quan có chức năng cung cấp dịch vụ công Hơn nữa, mục đích của cơ chế một cửa nhằm cải cách nền hành chính, khắc phục tính quan liêu, nhũng nhiễu của một bộ phận công chức trong nền công vụ Tuy nhiên, xung quanh vấn đề cơ chế một cửa, cũng đã có nhiều tranh cãi rằng đây là một lý thuyết và phương thức mới của cải cách dịch vụ công hay đây chỉ là một cơ chế để giảm thiểu những quá trình phức tạp tại một đầu mối giữa cơ quan hành chính với người dân, doanh nghiệp và thông qua cơ chế hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan công quyền có liên quan trong quá trình cung cấp dịch vụ công Nhu cầu cần thiết của cơ chế một cửa được nhìn nhận theo cách tiếp cận nâng cao năng lực của nền hành chính, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình là yếu tố quan trọng để các quốc gia áp dụng thực hiện cơ chế một cửa Tuy nhiên, đặt vấn đề từ phía các quốc gia đang phát triển với một hệ thống hành chính thứ bậc và quan liêu thì hơn lúc nào hết cần phải có học thuyết và những lý thuyết phù hợp cho sự vận hành của cơ chế một cửa Đâu là cơ sở căn bản của việc ra đời cơ chế một cửa: có thực sự nó cần thiết cho những mong muốn của người dân và tổ chức hay đó chỉ là một cơ chế hữu hiệu cần thiết cho một nền hành chính quan liêu, thậm chí là những sở thích nhất thời của các nhà chính trị Mặt khác, cơ chế một cửa có thể như là những cố gắng trong quá trình thay đổi văn hóa công vụ dưới áp lực của truyền thống tổ chức Hơn nữa, nhiều câu hỏi được đặt ra rằng một cửa là sự cải cách về quản lý hay là sự dịch chuyển về lý thuyết tổ chức trong cung cấp dịch vụ công
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com hoặc đó chỉ là một cái nhìn mới cho cách làm cũ của cung cấp dịch vụ công Vấn đề đặt ra là, một cửa là một tổ chức hay chỉ là một cơ chế phối hợp của phương thức quản lý mới và hiện đại hóa nền hành chính Ranh giới giữa lý thuyết khoa học tổ chức và sự chuyển giao nền hành chính quan liêu truyền thống tới học thuyết quản lý công mới, cũng như những ý tưởng về tổ chức dường như vẫn còn là một bước trở ngại lớn trong quá trình tổ chức thực hiện cơ chế một cửa
Kinh nghiệm và thực tiễn của nhiều nước trên thế giới trong quá trình vận hành và tổ chức thực hiện cơ chế một cửa đã chỉ ra rằng đây là một cơ chế hữu hiệu để nâng cao tính hiệu quả của nền hành chính và giảm thiểu thời gian cho người dân và tổ chức khi đến giải quyết TTHC với cơ quan công quyền tại một địa điểm Một số quốc gia thiết lập và tổ chức thực hiện cơ chế một cửa trong cung cấp dịch vụ công tại cấp chính quyền trung ương, một số nước thì đặt theo đơn vị hành chính các cấp của chính quyền địa phương Các quốc gia cũng đều chú trọng việc thiết lập cơ chế theo dõi, đánh giá tính hiệu quả của việc tổ chức thực hiện cơ chế một cửa và xây dựng các công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công Điều 1, Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan HCNN ở địa phương ban hành kèm theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ, định nghĩa:
- “Cơ chế một cửa là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan HCNN trong việc công khai, hướng dẫn TTHC, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận TN&TKQ của cơ quan HCNN”[19]
- “Cơ chế một cửa liên thông là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan HCNN cùng cấp hoặc giữa các cơ quan HCNN các cấp trong việc công khai, hướng dẫn TTHC, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận TN&TKQ của một cơ quan HCNN” [19] Điều 2, Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan HCNN ở địa phương ban hành kèm theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ:
- Bộ phận TN&TKQ là đầu mối tập trung hướng dẫn TTHC, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức để chuyển đến các cơ quan chuyên môn hoặc cấp có thẩm quyền giải quyết và nhận, trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
- Bộ phận TN&TKQ hiện đại là bộ phận TN&TKQ có trang thiết bị điện tử và áp dụng phần mềm điện tử trong các giao dịch hành chính giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan HCNN và giữa các cơ quan HCNN với nhau trong việc công khai, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ để chuyển đến các cơ quan chuyên môn giải quyết và nhận, trả kết quả cho cá nhân, tổ chức theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan HCNN.
Cơ quan áp dụng cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông”
Cơ quan áp dụng cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông là “các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
UBND xã, phường, thị trấn; các cơ quan của Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương”[19].
Lợi ích của cơ chế một cửa
Đối với người dân và doanh nghiệp, cơ chế một cửa giúp giảm thời gian và chi phí đến các cơ quan HCNN Thông qua cơ chế một cửa, người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin hơn, giảm ách tắc, tăng độ tin cậy và giảm rào cản Đối với cơ quan HCNN, cơ chế một cửa giúp giảm thời gian xử lý công việc hành chính Nguồn lực sẽ được sử dụng hiệu quả hơn nhờ tập trung vào những vị trí việc làm phức tạp và chưa được tin học hóa Nhờ cơ chế một cửa, cơ quan HCNN và các cơ quan khác của nhà nước có thể cải thiện hiệu quả hoạt động quản lý của mình, đồng thời cải thiện dịch vụ cung cấp cho người dân và doanh nghiệp.
Quy trình thực hiện cơ chế một cửa
“TTHC là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do CQNN, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức”[10]
“Hồ sơ là những loại giấy tờ mà đối tượng thực hiện TTHC cần phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết TTHC trước khi cơ quan thực hiện TTHC giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức” [10]
1.1.4.1 Tiếp nhận hồ sơ a) Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận TN&TKQ hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính, nộp trực tuyến ở những nơi có quy định nhận hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, nhận hồ sơ trực tuyến; b) Công chức tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận TN&TKQ kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ: Trường hợp hồ sơ không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn để cá nhân, tổ chức đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cụ thể theo mẫu số 01 tại phụ lục ban hành kèm theo quyết định này; c) Công chức tiếp nhận hồ sơ nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ theo mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này và phần mềm điện tử (nếu có); lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này;
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com d) Trường hợp công chức tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận TN&TKQ được phân công giải quyết hồ sơ thì nhập vào sổ theo dõi hồ sơ và phần mềm điện tử (nếu có): Đối với hồ sơ quy định giải quyết và trả kết quả ngay, không phải lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả: Công chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định và trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức; Đối với hồ sơ quy định có thời hạn giải quyết: Công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định và trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức
1.1.4.2 Chuyển hồ sơ a) Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này, công chức lập Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ theo mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này; b) Chuyển hồ sơ và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho cơ quan, tổ chức liên quan giải quyết Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ được chuyển theo hồ sơ và lưu tại Bộ phận TN&TKQ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan, tổ chức phân công cán bộ, công chức giải quyết như sau: a) Trường hợp không quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ: Công chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định và chuyển kết quả giải quyết hồ sơ cho Bộ phận TN&TKQ; b) Trường hợp có quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ: Công chức báo cáo người có thẩm quyền phương án thẩm tra, xác minh và tổ chức thực hiện Quá trình thẩm tra, xác minh phải được lập thành hồ sơ và lưu tại cơ quan giải quyết; Đối với hồ sơ qua thẩm tra, xác minh đủ điều kiện giải quyết: Công chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định và chuyển kết quả giải quyết hồ sơ cho bộ phận TN&TKQ; Đối với hồ sơ qua thẩm tra, xác minh chưa đủ điều kiện giải quyết: Công chức báo cáo cấp có thẩm quyền trả lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, nội dung cần bổ sung Thời gian mà cơ quan, tổ chức đã giải quyết lần đầu được tính trong thời gian giải quyết hồ sơ; c) Các hồ sơ quy định tại Điểm a, b Khoản này sau khi thẩm định không đủ điều kiện giải quyết, công chức báo cáo cấp có thẩm quyền trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ Thông báo được nhập vào mục trả kết quả trong Sổ theo dõi hồ sơ Thời hạn thông báo phải trong thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định; d) Các hồ sơ quá hạn giải quyết: Cơ quan, tổ chức giải quyết hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho bộ phận TN&TKQ và văn bản xin lỗi cá nhân, tổ chức, trong đó ghi rõ lý do quá hạn, thời hạn trả kết quả
1.1.4.4 Trả kết quả giải quyết hồ sơ
Công chức tại bộ phận TN&TKQ nhập vào sổ theo dõi hồ sơ và phần mềm điện tử (nếu có) và thực hiện như sau: a) Các hồ sơ đã giải quyết xong: Trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức và thu phí, lệ phí (nếu có); trường hợp cá nhân, tổ chức đã đăng ký nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính thì việc trả kết quả, thu phí, lệ phí (nếu có) và cước phí được thực hiện qua dịch vụ bưu chính; nếu thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thì việc trả kết quả và thu phí, lệ phí (nếu có) theo quy định; b) Đối với hồ sơ chưa đủ điều kiện giải quyết: Liên hệ với cá nhân, tổ chức để yêu cầu bổ sung hồ sơ theo thông báo của cơ quan, tổ chức giải quyết hồ sơ và văn bản xin lỗi của Bộ phận TN&TKQ (nếu là lỗi của công chức khi tiếp nhận hồ sơ); c) Đối với hồ sơ không giải quyết: Liên hệ với cá nhân, tổ chức để trả lại hồ sơ kèm theo thông báo không giải quyết hồ sơ; d) Đối với hồ sơ quá hạn giải quyết: Thông báo thời hạn trả kết quả lần sau và chuyển văn bản xin lỗi của cơ quan, tổ chức làm quá hạn giải quyết cho cá nhân, tổ chức; e) Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân, tổ chức nhận kết quả; f) Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa đến nhận hồ sơ theo giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả thì kết quả giải quyết hồ sơ được lưu giữ tại Bộ phận TN&TKQ
Hình 1.1 Sơ đồ “Quy trình thực hiện cơ chế một cửa”
CC tiếp nhận KT tính đầy đủ, hợp lệ của HS
CC tiếp nhận KT tính đầy đủ, hợp lệ của HS
CC tiếp nhận KT hsơ quy định giải quyết & trả KQ ngay?
CC tiếp nhận KT hsơ quy định giải quyết & trả KQ ngay?
- Lập giấy tiếp nhận & hẹn trả
- Lập phiếu kiểm soát quá trình giải quyết HS
- Lập giấy tiếp nhận & hẹn trả
- Lập phiếu kiểm soát quá trình giải quyết HS
CC tiếp nhận HD t/chức, c/dân đến cơ quan có thẩm quyền
CC tiếp nhận HD t/chức, c/dân đến cơ quan có thẩm quyền
CC tiếp nhận HD bổ sung HS
CC tiếp nhận HD bổ sung HS
CC tiếp nhận thẩm định, trình cấp có thẩm quyền QĐ
CC tiếp nhận thẩm định, trình cấp có thẩm quyền QĐ
Không phạm vi Chưa hợp lệ, đầy đủ
Chưa hợp lệ, đầy đủ
- HS có phải thẩm tra, xác minh không?
- HS có phải thẩm tra, xác minh không?
CC Gquyết thẩm định, trình cấp có thẩm quyền QĐ
CC Gquyết thẩm định, trình cấp có thẩm quyền QĐ
- Thông báo bằng văn bản cho Bộ phận TN&TKQ , thời hạn trả KQ lần sau
- Văn bản xin lỗi tổ chức, công dân của cơ quan, tổ chức làm quá hạn
- Thông báo bằng văn bản cho Bộ phận TN&TKQ , thời hạn trả KQ lần sau
- Văn bản xin lỗi tổ chức, công dân của cơ quan, tổ chức làm quá hạn
- CC b/cáo p/án thẩm tra, xác minh
- Lập HS thẩm tra, xác minh
- CC b/cáo p/án thẩm tra, xác minh
- Lập HS thẩm tra, xác minh
- Ktra HS sau thẩm tra, xác minh có đủ điều kiện GQuyết không?
- Ktra HS sau thẩm tra, xác minh có đủ điều kiện GQuyết không?
Trong hạn Đủ điều kiện Đủ điều kiện
Công chức b/cáo cấp có thẩm quyền:
- Văn bản nêu lý do không giải quyết HS
- Nội dung yêu cầu bổ sung HS
Công chức b/cáo cấp có thẩm quyền:
- Văn bản nêu lý do không giải quyết HS
Hồ sơ giải quyết xong?
Hồ sơ giải quyết xong?
Cơ quan, tổ chức giải quyết hồ sơ
Cơ quan, tổ chức giải quyết hồ sơ
Văn bản xin lỗi của Bộ phận TN&TKQ (nếu là lỗi của CC khi tiếp nhận)
Văn bản xin lỗi của Bộ phận TN&TKQ (nếu là lỗi của CC khi tiếp nhận)
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Quy trình thực hiện cơ chế một cửa liên thông
1.1.5.1 Các loại hình liên thông a) Liên thông giữa các cơ quan HCNN cùng cấp: giữa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; giữa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đặt tại huyện; giữa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; giữa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đặt tại tỉnh b) Liên thông giữa các cơ quan HCNN các cấp: giữa UBND cấp xã và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện hoặc các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đặt tại huyện; giữa UBND cấp xã và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh hoặc các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đặt tại tỉnh; giữa UBND cấp huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đặt tại tỉnh; giữa cơ quan HCNN thuộc tỉnh và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1.1.5.2 Quy trình liên thông a) Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại bộ phận TN&TKQ của cơ quan chủ trì giải quyết TTHC (gọi chung là cơ quan chủ trì) hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính, nộp trực tuyến ở những nơi có quy định nhận hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, nhận hồ sơ trực tuyến b) Công chức làm việc tại bộ phận TN&TKQ kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều 6 Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan HCNN ở địa phương c) Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chủ trì tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan phối hợp bằng văn bản, cơ quan được hỏi ý kiến phải trả lời trong thời gian quy định; trường hợp việc giải quyết TTHC cần được thực hiện sau khi có kết quả giải quyết của cơ quan phối hợp thì cơ quan chủ trì gửi văn bản, hồ sơ cho cơ quan phối hợp để giải quyết trong thời gian quy định d) Trên cơ sở giải quyết hồ sơ của các cơ quan phối hợp, cơ quan chủ trì thẩm định và trình cấp có thẩm quyền quyết định và chuyển kết quả giải quyết hồ sơ đến Bộ phận TN&TKQ nơi cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ e) Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện giải quyết: Cơ quan có trách nhiệm trả lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, nội dung cần bổ sung Thời gian các cơ quan chuyên môn, tổ chức đã giải quyết lần đầu được tính trong thời gian giải quyết hồ sơ Bộ phận TN&TKQ liên hệ với cá nhân, tổ chức để chuyển văn bản xin lỗi của Bộ phận TN&TKQ (nếu là lỗi của công chức khi tiếp nhận hồ sơ) và yêu cầu bổ sung hồ sơ theo thông báo của cơ quan có trách nhiệm f) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết: Cơ quan có trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ
Thông báo được nhập vào mục trả kết quả trong Sổ theo dõi hồ sơ Thời hạn thông báo phải trong thời hạn giải quyết theo quy định g) Trường hợp hồ sơ quá hạn giải quyết: Cơ quan có trách nhiệm phải có văn bản gửi Bộ phận TN&TKQ và văn bản xin lỗi cá nhân, tổ chức của cơ quan ghi rõ lý do quá hạn và thời hạn trả kết quả Công chức bộ phận TN&TKQ nhập sổ theo dõi hồ sơ và phần mềm điện tử (nếu có), thông báo thời hạn trả kết quả và chuyển văn bản xin lỗi của cơ quan làm quá hạn giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức h) Trả kết quả giải quyết hồ sơ thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan HCNN ở địa phương
Hình 1.2 Sơ đồ “Quy trình thực hiện cơ chế một cửa liên thông”
CC tiếp nhận KT tính đầy đủ, hợp lệ của HS
Ktra TTHC cần t/hiện sau khi có KQ g/quyết của CQ p/hợp ?
CC tiếp nhận HD t/chức, c/dân đến cơ quan có thẩm quyền CC tiếp nhận HD bổ sung HS
Lấy ý kiến của CQ p/hợp bằng v/bản
Chưa hợp lệ, đầy đủ Hợp lệ, đầy đủ
- Trình cấp có thẩm quyền QĐ
CC tiếp nhận KT tính đầy đủ, hợp lệ của HS
Chưa hợp lệ, đầy đủ
- HS có phải thẩm tra, xác minh không?
CC Gquyết thẩm định, trình cấp có thẩm quyền QĐ
Kô phải xác minh Trong hạn
Hồ sơ giải quyết xong?
- CC b/cáo p/án thẩm tra, xác minh
- Lập HS thẩm tra, xác minh
- Thông báo bằng văn bản cho Bộ phận TN&TKQ, thời hạn trả KQ lần sau
- Văn bản xin lỗi tổ chức, công dân của cơ quan, tổ chức làm quá hạn
- HS sau thẩm tra, xác minh có đủ điều kiện GQuyết không?
Phải xác minh Quá hạn
Trong hạn Đủ điều kiện
Công chức b/cáo cấp có thẩm quyền:
- Văn bản nêu lý do không giải quyết HS
- Nội dung yêu cầu bổ sung HS
Văn bản xin lỗi của
Bộ phận TN&TKQ (nếu là lỗi của CC khi tiếp nhận)
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Bộ phận TN&TKQ
1.1.6.1 Vị trí của Bộ phận TN&TKQ Điều 8, Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan HCNN ở địa phương nêu rõ: “i) bộ phận TN&TKQ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh đặt tại Văn phòng cơ quan và chịu sự quản lý, chỉ đạo của Văn phòng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh Bộ phận TN&TKQ tập trung của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh được tổ chức tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trung tâm hành chính tập trung; ii) bộ phận TN&TKQ của UBND cấp huyện đặt tại Văn phòng HĐND và UBND hoặc Văn phòng UBND nơi thí điểm không tổ chức HĐND cấp huyện (gọi chung là Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện); chịu sự quản lý, chỉ đạo của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện; iii) Bộ phận TN&TKQ của UBND cấp xã đặt tại trụ sở UBND cấp xã; iv) bộ phận TN&TKQ của các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc thực hiện theo quy định của cơ quan chủ quản”[19]
1.1.6.2 Diện tích, trang thiết bị của bộ phận TN&TKQ Điều 9, Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan HCNN ở địa phương có nêu: “i) Diện tích làm việc tối thiểu của Bộ phận TN&TKQ: của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh là 40m2, của UBND cấp huyện là 80m2, của UBND cấp xã là 40m2 Trong tổng diện tích làm việc của bộ phận TN&TKQ phải dành khoảng 50% diện tích để bố trí nơi ngồi chờ cho cá nhân, tổ chức đến giao dịch; ii) Trang thiết bị của Bộ phận TN&TKQ: Trang thiết bị chung: căn cứ vào tính chất công việc của mỗi cấp, UBND cấp tỉnh quy định trang thiết bị cho bộ phận TN&TKQ, mức tối thiểu phải có máy vi tính, máy photocopy, máy fax, máy in, điện thoại cố định, ghế ngồi, bàn làm việc, nước uống, quạt mát hoặc máy điều hòa nhiệt độ và các trang thiết bị cần thiết khác để đáp ứng nhu cầu làm việc và yêu cầu ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan HCNN; Trang thiết bị của bộ phận TN&TKQ hiện đại được đặt tại vị trí trang trọng của cơ quan HCNN, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện các giao dịch hành chính; được bố trí khoa học theo các khu chức năng, bao gồm: khu vực cung cấp thông tin, TTHC; khu vực đặt các trang thiết bị điện tử, kể cả máy lấy số xếp hàng tự động, tra cứu thông tin, TTHC, tra cứu kết quả giải quyết TTHC; khu vực TN&TKQ được chia thành từng quầy tương ứng với từng lĩnh vực khác nhau; bố trí đủ ghế ngồi chờ, bàn để viết dành cho cá nhân, tổ chức đến giao dịch; có phần cứng của hạ tầng CNTT và các thiết bị chuyên dụng theo quy định; có đủ điều kiện để thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; áp dụng phần mềm điện tử theo quy định” [19]
1.1.6.3 Công chức làm việc tại bộ phận TN&TKQ Đội ngũ công chức làm việc tại Bộ phận TN&TKQ đảm bảo đủ về số lượng và có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp đáp ứng yêu cầu công việc; có phẩm chất, đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao; có tác phong, thái độ chuẩn mực, có khả năng giao tiếp tốt với cá nhân, tổ chức
Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy chế hoạt động của bộ phận TN&TKQ; tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức thực hiện các giao dịch hành chính; hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện TTHC đầy đủ, rõ ràng, chính xác đảm bảo cá nhân, tổ chức chỉ phải bổ sung hồ sơ một lần; tiếp nhận hồ sơ hành chính của cá nhân, tổ chức theo quy định; chủ động tham mưu, đề xuất sáng kiến cải tiến việc thực hiện TTHC; kịp thời phát hiện, kiến nghị với cơ quan, người có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung, thay đổi hoặc hủy bỏ, bãi bỏ các quy định về TTHC không khả thi hoặc không phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; mặc đồng phục trong quá trình thực thi nhiệm vụ; thực hiện các quy định khác của pháp luật Được tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ và văn hóa ứng xử, giao tiếp với cá nhân, tổ chức; được hưởng chế độ hỗ trợ theo quy định
Công chức làm việc tại Bộ phận TN&TKQ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Chánh Văn phòng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; công chức làm việc tại Bộ phận TN&TKQ của UBND cấp huyện thuộc biên chế Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện, chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Chánh Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện; công chức làm việc tại bộ phận TN&TKQ của UBND cấp xã là công chức thuộc 7 chức danh công chức cấp xã được quy định tại Luật Cán bộ, công chức do Chủ tịch UBND cấp xã phân công căn cứ vào tình hình cụ thể tại địa phương
Lợi ích của cơ chế một cửa đã rõ ràng Tuy nhiên, nhân tố quyết định “một cửa” hay “nhiều cửa”, “liên thông” hay “rời rạc” và mang lại những lợi ích đó không ai khác chính là đội ngũ cán bộ, công chức.
Bài toán đánh giá cán bộ, công chức
1.2.1 Đánh giá cán bộ, công chức là gì và để làm gì
“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”[7], “cán bộ ở cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực HĐND, UBND, bí thư, phó bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội”[7]
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập, trong biên chế và
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com hưởng lương từ ngân sách nhà nước; công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” [7], “công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [7] Việc xác định công chức được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ[9] và Thông tư số 08/2011/TT-BNV ngày 02/6/2011 của Bộ Nội vụ[23]
“Công vụ là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước do cán bộ, công chức tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phục vụ lợi ích nhà nước, nhân dân và xã hội”[21] Đánh giá cán bộ, công chức là đo lường những biểu hiện của cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ so với quy định, chuẩn mực… được pháp luật quy định hoặc xã hội thừa nhận; đo lường những kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra
Về tính pháp lý, đánh giá có thể chia thành 2 loại: i) đánh giá của cấp có thẩm quyền, nội dung đánh giá được ghi thành văn bản, có giá trị pháp lý; ii) đánh giá của nhiều chủ thể khác nhau nhưng không lấy tư cách của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, do đó khi đánh giá không có văn bản mang tính pháp lý
Về đối tượng đánh giá có thể chia thành 2 loại: i) đánh giá tập thể cán bộ, công chức; ii) đánh giá cá nhân cán bộ, công chức
Xét về tần suất, có thể chia thành nhiều loại như: đánh giá thường kỳ theo quy định (tháng, quý, năm, giai đoạn); đánh giá bất thường, đột xuất Đánh giá cán bộ, công chức cũng có nhiều mục đích khác nhau như: đánh giá để đưa vào quy hoạch, bồi dưỡng; đánh giá để bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; đánh giá để xét tăng lương, khen thưởng, trao các danh vị; đánh giá để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ; đánh giá để bố trí, sắp xếp cho phù hợp, sử dụng cho hiệu quả, tiết kiệm; đánh giá để giúp đỡ cán bộ, công chức trưởng thành và thực hiện các chính sách đối với cán bộ, công chức Đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực sự là
1.2.2 Quan điểm về đánh giá cán bộ, công chức
Cán bộ, công chức và hoạt động thực thi công vụ của họ là một trong bốn yếu tố cấu thành nền HCNN và là một trong những nội dung của CCHC Đây là yếu tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến diện mạo, chất lượng của nền hành chính công
Hình 1.3 Sơ đồ “Cấu trúc nền HCNN”
Trong bài nói chuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hóa ngày 20/02/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Cán bộ là cái dây truyền của bộ máy, nếu dây truyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”[27]
Việc đánh giá, bố trí và sử dụng cán bộ, công chức là một khoa học và nghệ thuật Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” viết tháng 10 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc”[27], “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [27] Từ đó có thể thấy, công tác cán bộ là cái gốc, là nhân tố quyết định mọi thành bại Đánh giá cán bộ là điểm khởi đầu làm cơ sở cho việc bố trí, sử dụng cán bộ, công chức phù hợp với vị trí việc làm, trình độ chuyên môn được đào tạo và trách nhiệm, tâm huyết với công việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Vấn đề cán bộ là một vấn đề rất trọng yếu, rất cần kíp” [27] Do đó, muốn dùng cán bộ, trước hết “phải biết rõ cán bộ” [27] Người cho rằng: “Trong thế giới, cái gì cũng biến hoá Tư tưởng của người cũng biến hóa” [27]; “không có ai cái gì cũng tốt, cái gì cũng hay” [27] Vì vậy, đánh giá cán bộ là việc xác định đúng ai tốt, ai xấu, mặt nào mạnh, mặt nào yếu; khả năng công tác của họ thế nào, để từ đó mà bố trí, sử dụng cho đúng người, đúng việc
Khi đánh giá cán bộ, công chức phải đặt trong mối quan hệ toàn diện, nhiều chiều, phát triển và không định kiến Chủ tịch Hồ Chí minh cho rằng: “Thả cho họ làm, thả cho họ phụ trách, dù sai lầm chút ít cũng không sợ Nhưng phải luôn luôn tuỳ theo hoàn cảnh mà bày vẽ cho họ về phương hướng công tác, cách thức công tác, để cho họ phát triển năng lực và sáng kiến của họ, đúng với đường lối của Đảng” [27], “Một người cán bộ khi trước có sai lầm, không phải vì thế mà sai lầm mãi Cũng có cán bộ đến nay chưa bị sai lầm, nhưng chắc gì sau này không phạm sai lầm? Quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi người không phải luôn giống nhau” [27]
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, mỗi lần nhận xét, đánh giá là một lần giúp cán bộ nhìn lại quá trình công tác của mình, thấy rõ ưu điểm để phát huy và kịp thời khắc
Thể chế của nền hành chính nhà nước Đội ngũ công chức và hoạt động của họ
Hệ thống tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Nguồn lực công bảo đảm cho nền hành chính hoạt động
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com phục những thiếu sót, khuyết điểm: “Không phải ngày nào cũng kiểm tra Nhưng thường kiểm tra để giúp họ rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm
Giao công việc mà không kiểm tra, đến lúc thất bại mới chú ý đến Thế là không biết yêu dấu cán bộ”[27]
Nhấn mạnh sự cần thiết phải đánh giá cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ có “nhiều thứ quyến rũ mình vào thói xấu”[28] và những chứng bệnh như “i- Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài ii- Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những người chính trực iii- Ham dùng những người tính tình hợp với mình, mà tránh những người tính tình không hợp với mình Vì những bệnh đó, kết quả những người kia đã làm bậy, mình cũng cứ bao dung, che chở, bảo hộ, khiến cho chúng càng ngày càng hư hỏng”[27] Trong kháng chiến thì chiến đấu anh dũng nhưng khi sống trong thời bình, cuộc sống thành thị lại rất dễ mất lập trường và sa vào con đường tội lỗi
Người cảnh báo cán bộ rằng, “bom đạn của địch không nguy hiểm bằng „đạn bọc đường‟, vì nó làm hại mình mà mình không trông thấy”[28]
Do đó, phải liên tục đánh giá để kịp thời chấn chỉnh những biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu, không chấp hành quy chế văn hóa công sở góp phần “sửa đổi lối làm việc”[5], tác phong, cách ứng xử của cán bộ, công chức nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực sự là “công bộc”[4] của dân nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tổ chức, công dân, xây dựng nền hành chính hiện đại, dân chủ, minh bạch Đánh giá cán bộ, công chức cần có quan điểm, tiêu chí rõ ràng Đặc biệt là phải có thời gian, phải xuất phát từ thực tiễn công việc, tránh nóng vội, quy chụp, áp đặt để đảm bảo khách quan và công bằng
1.2.3 Quy trình đánh giá cán bộ, công chức Đánh giá cán bộ, công chức hằng năm thường được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1 Hướng dẫn các phòng, bộ phận triển khai đánh giá: việc hướng dẫn thuộc trách nhiệm của Văn phòng Định kỳ vào cuối năm, trên cơ sở văn bản hướng dẫn của cấp trên, Văn phòng xây dựng văn bản hướng dẫn và tổ chức phát phiếu cho các đơn vị, cán bộ, công chức tiến hành đánh giá, xếp loại
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI BỘ PHẬN MỘT CỬA Ở MỘT SỐ TỈNH / THÀNH 2.1 Mô hình đánh giá cán bộ, công chức bộ phận một cửa
Thành phố Hà Nội
Từ ngày 01/8/2014, UBND TP.Hà Nội đã tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá sự hài lòng của tổ chức, người dân đối với sự phục vụ của cơ quan HCNN
Những lĩnh vực hành chính công tiến hành khảo sát: cấp giấy phép xây dựng nhà ở; cấp GCN QSDĐ; cấp chứng minh nhân dân; cấp giấy khai sinh; chứng thực; đăng ký kết hôn Việc điều tra chọn mẫu sẽ được thực hiện ở tất cả các quận, huyện, thị xã của
Hà Nội và mỗi quận, huyện, thị xã tiến hành khảo sát ở một số xã, phường, thị trấn Đối tượng khảo sát là những tổ chức, người dân đã có giao dịch dịch vụ hành chính công; đã hoàn thành, nhận kết quả của các dịch vụ này Cụ thể, với các tổ chức, sẽ chọn một số tổ chức trong địa bàn đã thực hiện các dịch vụ hành chính công như:
Cấp GCN QSDĐ, cấp giấy phép xây dựng nhà ở, chứng thực (người đại diện của tổ chức hoặc người trực tiếp đi giao dịch thực hiện trả lời) Về người dân, chọn những người đã có giao dịch các dịch vụ hành chính công
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết, để khảo sát mức độ hài lòng của nền hành chính công năm 2014, Hà Nội sẽ phát ra 5.400 phiếu, trong đó các sở chuyên ngành, quận huyện, thị xã là 2.900 phiếu và cấp xã, phường, thị trấn là 2.500 phiếu
Công tác điều tra thu thập số liệu của tổ chức và người dân sẽ được thực hiện bằng phương pháp khảo sát trực tiếp qua bảng hỏi Điều tra viên điền thông tin trả lời của người dân và đại diện các tổ chức sử dụng dịch vụ được khảo sát
Sau khi có Kế hoạch số 184/KH-UBND ngày 28/10/2014 của UBND thành phố
Hà Nội ứng dụng CNTT đánh giá sự hài lòng của tổ chức, công dân về cung cấp dịch vụ hành chính công của các CQNN, Hà Nội đã thí điểm đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, công dân đối với dịch vụ hành chính công của các CQNN được triển khai tại bộ phận TN&TKQ của các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã qua mạng Đánh giá sự hài lòng của tổ chức, công dân đối với việc cung cấp dịch vụ hành chính công của các CQNN theo 2 mức: “Hài lòng” và “Không hài lòng” với 4 tiêu chí sau: i) Chất lượng thông tin về dịch vụ hành chính và CSVC tại bộ phận một cửa; ii) Quy định về hồ sơ của TTHC; iii) Thái độ phục vụ của cán bộ; iv) Thời gian và chi phí phải trả cho dịch vụ hành chính
Trong đó, “Hài lòng” là hài lòng về tất cả 4 tiêu chí trong việc cung cấp dịch vụ hành chính công của CQNN Riêng “Không hài lòng” được đánh giá theo từng tiêu chí
Bước 1 Xây dựng tiêu chí đánh giá Bộ tiêu chí đánh giá gồm 4 tiêu chí: i) chất lượng thông tin về dịch vụ hành chính và CSVC tại bộ phận một cửa; ii) quy định về hồ sơ của TTHC; iii) thái độ phục vụ của cán bộ; iv) thời gian và chi phí phải trả cho dịch vụ hành chính
Bước 2 Phát và thu phiếu khảo sát Chỉ phát phiếu (in trên giấy) cho những người dân, tổ chức đã có giao dịch dịch vụ hành chính công và chỉ thu phiếu khi đã hoàn thành, nhận kết quả của các dịch vụ này
Bước 3 Tổng hợp kết quả đánh giá Mỗi tiêu chí có 2 mức độ đánh giá là “Hài lòng” và “Không hài lòng” Kết quả đánh giá chung ở mức “Hài lòng” là hài lòng về tất cả 4 tiêu chí trong việc cung cấp dịch vụ hành chính công của CQNN Riêng
“Không hài lòng” được đánh giá theo từng tiêu chí
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
2.1.1.3 Ưu, nhược điểm Ưu điểm của mô hình đánh giá cán bộ, công chức bộ phận một cửa ở thành phố
Hà Nội là người dân, tổ chức ít phải cân nhắc lựa chọn mức đánh giá Bởi vì nó chỉ có
2 mức là “Hài lòng” và “Không hài lòng”
Bên cạnh ưu điểm như đơn giản cho khách (người dân, tổ chức) thì mô hình này cũng bộc lộ không ít nhược điểm, hạn chế Cụ thể là:
- Số lượng tiêu chí đánh giá ít (chỉ có 4 tiêu chí) do đó khó có thể phản ánh chính xác những biểu hiện của cán bộ, công chức Bởi còn nhiều cái liên quan đến cán bộ, công chức mà chưa được đề cập Như vậy, dễ dấn đến phiến diện, thiếu chính xác
- Số lượng mức đánh giá ít (chỉ có 2 mức) nên không thể phản ánh đúng nguyện vọng và mong muốn của người dân, tổ chức Đôi khi vì nể nang mà người dân, tổ chức đánh giá “Hài lòng” cho xong Với tâm lý, chẳng lẽ họ giải quyết giúp cho mình mà mình lại đánh giá “Không hài lòng” Nhưng quả thực, trong quá trình giao dịch, có những lúc, có những biểu hiện của cán bộ, công chức thiếu chuẩn mực làm ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm của khách
- Người dân phải ghi danh tính người bị đánh giá lên phiếu Sau một thời gian khá dài thì kết quả đánh giá mới được tổng.
Tỉnh Thừa Thiên Huế
Theo thông tin CCHC của Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế đăng tải ngày 20/05/2015 tại địa chỉ http://snv.thuathienhue.gov.vn[30] cho thấy: sau khi có Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 02/4/2015 của UBND tỉnh về tổ chức thí điểm đánh giá mức độ hài lòng trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận TN&TKQ các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã; đoàn công tác thí điểm của tỉnh đã tiến hành khảo sát mức độ hài lòng tại 07 đơn vị: Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở TN&MT; UBND huyện Phú Lộc, thành phố Huế, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy
Giai đoạn 1, từ ngày 15/4/2015, đoàn đã tiến hành triển khai chuyển phiếu đến từng công chức làm việc tại Bộ phận TN&TKQ của 07 đơn vị thực hiện thí điểm trên Đến ngày 06/5/2015, đã tiến hành thu hồi phiếu tại các cơ quan đơn vị Sau khi thu hồi phiếu đợt 1, đoàn đã có đánh giá sơ bộ kết quả thực hiện trong đợt đầu tiên; đồng thời, triển khai phát phiếu bổ sung cho các công chức làm việc tại bộ phận TN&TKQ của các cơ quan, đơn vị, địa phương
Sau gần 01 tháng triển khai, thu về 343 phiếu, hầu hết tại các cơ quan, đơn vị, địa phương được đánh giá chung là tốt với tỷ lệ đánh giá Rất hài lòng thấp nhất là 66,7% (Sở TN&MT), cao nhất là 95% (thị xã Hương Trà) Hầu hết, các phiếu đều không đánh giá các mức độ Không hài lòng, Không thể chấp nhận, cá biệt ở thành phố
Huế có 1,8% số phiếu (tương đương 2 phiếu) đánh giá mức độ Không hài lòng Kết quả thu được cho thấy tỷ lệ người dân đánh giá khá cao công tác CCHC ở các cơ quan, đơn vị Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục Đó là, hầu hết tại các cơ quan, đơn vị, địa phương khi triển khai phát phiếu với số lượng khá lớn, nhưng chỉ thu về được số phiếu khá ít Nguyên nhân là do các công chức làm việc tại Bộ phận TN&TKQ mặc dù có phát phiếu cho tổ chức, công dân khi thực hiện giao dịch, tuy nhiên chưa tư vấn rõ và hướng dẫn kỹ việc phải đánh giá vào phiếu khảo sát, tùy vào việc có đánh giá hay không đánh giá
Việc tuyên truyền cho tổ chức, công dân khi đến giao dịch chưa được quan tâm đúng mức nên hầu như rất ít phiếu đánh giá được bỏ vào thùng khảo sát Thời gian tổ chức khảo sát khá ngắn trong khi thời gian giải quyết một số TTHC là khá dài nên vẫn còn hiện tượng phiếu khảo sát chưa thu hồi được
Lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa quan tâm đúng mức đợt thí điểm, xem đây là công việc của tỉnh, của đoàn khảo sát Một số cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện mang nặng tính hình thức, sợ trách nhiệm nên có hiện tượng không giao phiếu đánh giá cho tổ chức, công dân khi đến giao dịch Định kỳ hàng tháng công bố kết quả lấy ý kiến đánh giá Bộ phận cũng như công chức làm việc tại bộ phận TN&TKQ của cơ quan, đơn vị, địa phương Đồng thời, nghiêm túc rút kinh nghiệm, kiểm điểm trách nhiệm đối với những cơ quan, đơn vị có công chức có số phiếu đánh giá từ Không hài lòng trở xuống cao Ngoài ra, bố trí kinh phí đảm bảo duy trì việc đánh giá một cách thực chất, khoa học; có cơ chế nhằm hỗ trợ, khuyến khích công chức làm việc tại Bộ phận TN&TKQ một cách công tâm, hướng đến nền hành chính phục vụ, tránh hiện tượng trù dập, áp đặt
Hiện đang trong quá trình tổng kết và sẽ triển khai nhân rộng ra toàn tỉnh trong thời gian tới
Bước 1 Xây dựng tiêu chí đánh giá Bộ tiêu chí đánh giá gồm 3 tiêu chí: i) thái độ giao tiếp của cán bộ tiếp nhận hồ sơ; ii) cách hướng dẫn hồ sơ thực hiện TTHC của cán bộ tiếp nhận hồ sơ; iii) sự phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Bước 2 Phát và thu phiếu khảo sát Bộ phận một cửa phát phiếu (in trên giấy) cho những người dân, tổ chức đến giao dịch dịch vụ hành chính công; sau gần một tháng, đoàn công tác trực tiếp thu phiếu tại các đơn vị
Bước 3 Tổng hợp kết quả đánh giá Mỗi tiêu chí có 5 mức độ đánh giá là “Rất hài lòng”, “Hài lòng”, “Chấp nhận được”, “Không hài lòng” và “Không thể chấp nhận được” Tổng hợp chung cũng có năm mức 1, 2, 3, 4, 5 tương ứng với “Rất hài lòng”,
“Hài lòng”, “Chấp nhận được”, “Không hài lòng” và “Không thể chấp nhận được”
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
2.1.2.3 Ưu, nhược điểm Ưu điểm của mô hình đánh giá cán bộ, công chức bộ phận một cửa ở tỉnh Thừa Thiên Huế là số lượng mức đánh giá nhiều (5 mức) nên phản ánh tương đối sát với mong muốn và nguyện vọng của người dân, tổ chức
Bên cạnh ưu điểm nêu trên thì mô hình này cũng bộc lộ nhược điểm, hạn chế đó là:
- Số lượng tiêu chí đánh giá ít (chỉ có 3 tiêu chí), ít hơn một so với thành phố
Hà Nội, do đó khó có thể phản ánh chính xác những biểu hiện của cán bộ, công chức
Bởi có nhiều cái liên quan đến biểu hiện của cán bộ, công chức còn chưa được đề cập
Rất dễ dấn đến phiến diện, quy chụp
- Người dân, tổ chức phải cân nhắc lựa chọn mức đánh giá Bởi vì nó có tới 5 mức đánh giá là “Rất hài lòng”, “Hài lòng”, “Chấp nhận được”, “Không hài lòng” và
“Không thể chấp nhận được”
- Người dân phải ghi danh tính người bị đánh giá lên phiếu Sau một thời gian dài thì kết quả đánh giá mới được tổng.
Tỉnh Bình Định
Từ tháng 4/2015, có thêm một kênh đo lường sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công, đồng thời “chấm điểm” cán bộ, công chức Bộ phận TN&TKQ của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh trực tuyến tại địa chỉ http://danhgiatructuyen.binhdinh.gov.vn
Việc xác định chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan HCNN sẽ được thực hiện trên hai nhóm đối tượng Đối với cán bộ, công chức ở các bộ phận thường xuyên giải quyết hồ sơ của người dân, việc đánh giá tập trung vào các tiêu chí: tinh thần trách nhiệm, mức độ thân thiện; mức độ thành thạo, chuyên nghiệp trong xử lý công việc; mức độ đáp ứng so với yêu cầu của công dân, tổ chức Theo ông Lâm Trường Định, Trưởng phòng CCHC (Sở Nội vụ) cho biết: “Toàn bộ „gương mặt‟ với các thông tin cá nhân của các bộ phận, cán bộ tiếp nhận giải quyết TTHC từ tỉnh đến xã được tích hợp đầy đủ, rõ ràng trên phần mềm Với cách „soi‟ việc và chấm điểm công khai cho từng người, buộc mỗi cán bộ, công chức phải nêu cao tinh thần, thái độ làm việc”[31]
Theo ông Định, trước đây, việc đánh giá cán bộ, công chức thường rất bất tiện khi người dân ngại ghi danh tính người bị đánh giá Đó là chưa kể kết quả đánh giá thường phải chờ thống kê; trường hợp cán bộ, công chức làm sai, có thái độ phục vụ không tốt hoặc thậm chí là sách nhiễu dân cũng không thể “sửa” ngay được Điều đáng nói, một trong những tồn tại “ngầm” bị dân “kêu ca” khi muốn làm thủ tục nhanh chóng ở các CQNN là “phí bôi trơn” cũng được đưa vào thang đánh giá: do “xuất phát từ tình cảm”, “xã giao bình thường”, “để muốn giải quyết tốt công việc” hay “công chức gợi ý” Đến thời điểm này, Bình Định là một trong số ít tỉnh, thành phố trong cả nước mở thêm kênh đánh giá trực tuyến chất lượng dịch vụ hành chính công và cán bộ, công chức Người dân có thể đánh giá cán bộ, công chức trên bất cứ một thiết bị di động nào có kết nối Internet Từ đó, mỗi cán bộ, công chức tự có ý thức hơn về trách nhiệm và thái độ phục vụ vì đã có công cụ giám sát chặt chẽ
Tuy nhiên, thách thức khi triển khai phần mềm rộng rãi trong cả tỉnh đó là thói quen ứng dụng CNTT trong công việc của đội ngũ cán bộ, công chức và các cơ quan đơn vị chưa cao; hạ tầng CNTT chưa đồng đều giữa các huyện, thị xã, thành phố
Bước 1 Xây dựng tiêu chí đánh giá Bộ tiêu chí đánh giá gồm 3 tiêu chí: i) thái độ phục vụ của cán bộ, công chức đối với công dân, tổ chức; ii) cách hướng dẫn thực hiện TTHC của cán bộ, công chức; iii) cán bộ, công chức giải quyết công việc có đúng như mong đợi của ông/bà không
Bước 2 Phiếu khảo sát được thiết kế và đăng trực tuyến tại địa chỉ http://danhgiatructuyen.binhdinh.gov.vn
Bước 3 Tổng hợp kết quả đánh giá Mỗi tiêu chí có 3 hoặc 4 mức độ đánh giá
Tiêu chí “thái độ phục vụ của cán bộ, công chức đối với công dân, tổ chức” có 4 mức đánh giá là “Lịch sự, dễ gần, dễ hỏi”, “Bình thường”, “Thờ ơ, khó gần”, “Không lịch sự” Tiêu chí “cách hướng dẫn thực hiện TTHC của cán bộ, công chức” có 3 mức đánh giá là “Bình thường”, “Không nhiệt tình, cứng nhắc”, “Gây khó dễ nhưng không có lý do chính đáng” Tiêu chí “cán bộ, công chức giải quyết công việc có đúng như mong đợi của ông/bà không” lại có 4 mức đánh giá là “Trên cả mong đợi”, “Như mong đợi”,
“Chấp nhận được”, “Chưa đạt”
2.1.3.3 Ưu, nhược điểm Ưu điểm của mô hình đánh giá cán bộ, công chức bộ phận một cửa ở tỉnh Bình Định là người dân không phải ghi danh tính người bị đánh giá; kết quả đánh giá được tổng hợp ngay
Bên cạnh ưu điểm nêu trên, mô hình này cũng có những nhược điểm, hạn chế là số lượng tiêu chí đánh giá ít (chỉ có 3 tiêu chí), do đó khó có thể phản ánh chính xác những biểu hiện của cán bộ, công chức.
Tiêu chí đánh giá
Trên cơ sở những căn cứ và nội dung đánh giá cán bộ, công chức được đề cập tại mục 1.2.4, tác giả luận văn đề xuất bộ tiêu chí đánh giá vừa khắc phục được phần nào nhược điểm của mô hình một số tỉnh/thành đã triển khai, vừa đảm bảo những quy định của nhà nước, vừa đánh giá được tương đối toàn diện những biểu hiện của cán bộ,
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com công chức tại bộ phận một cửa khi thực hiện nhiệm vụ đại diện cho cơ quan HCNN tiếp đón và phục vụ người dân, tổ chức Cụ thể như sau:
Bảng 2.1 Tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức
TT Tiêu chí Ý kiến đánh giá của người dân, tổ chức
Biểu hiện về thái độ:
Thái độ phục vụ tổ chức, công dân của cán bộ, công chức như thế nào?
Khó chịu, không lịch sự
Thờ ơ, khó gần, khó bắt chuyện
Lịch sự, vui vẻ, dễ gần, dễ hỏi
Rất lịch sự, đúng mực
Thái độ hướng dẫn thực hiện TTHC của cán bộ, công chức như thế nào?
Gây phiền hà, khó dễ nhưng không có lý do chính đáng
Nhiệt tình, không gây phiền hà, khó dễ
Biểu hiện về đối xử:
Cán bộ, công chức đối xử với mọi người dân, tổ chức có công bằng hay không?
Ngầm ưu tiên (thân, quen, quyền quý)
Công khai ưu tiên (người già, phụ nữ mang thai, người có hoàn cảnh khó khăn)
Mọi người đều được đối xử như nhau, cào bằng
Mọi người đều được đối xử công bằng, bình đẳng
Biểu hiện về trách nhiệm:
Trách nhiệm của cán bộ, công chức đối với bổn phận “công bộc” của dân như thế nào?
Không làm hết bổn phận, trách nhiệm
Làm hết bổn phận, trách nhiệm
Biểu hiện về năng lực:
Khả năng giao tiếp của cán bộ, công chức như thế nào?
Không đúng mực, hay nói xấu
Đúng mực, có kỹ năng, dễ nghe
Đúng mực, rất có kỹ năng, thu hút người nghe
Năng lực hướng dẫn thực hiện TTHC của cán bộ, công chức như thế nào?
Dễ hiểu, có phương pháp
Rất rõ ràng, dễ hiểu, chu đáo
Năng lực giải quyết công việc của cán bộ, công chức có đúng như mong đợi của ông/bà hay không?
Không thể chấp nhận được
Biểu hiện về sự đồng cảm:
Sự cảm thông của cán bộ, công chức đối với những khó khăn, vất vả của người dân, tổ chức?
Không có sự đồng cảm
Tạo điều kiện, không dập khuôn
Rất tạo điều kiện, linh hoạt, kịp thời
Biểu hiện về hình thức:
Trang phục của công chức tiếp nhận hồ sơ có lịch sự, đúng quy định không?
Lôi thôi, cẩu thả, không chấp nhận được
Hở hang, không phù hợp với công sở
Lịch sự, đúng quy định
Rất lịch sự Đánh giá chung :
10 Đánh giá chung của ông/bà đối với cán bộ, công chức?
Không thể chấp nhận được
Bên cạnh các tiêu chí đánh giá công chức, để phản ánh toàn diện, chính xác mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan HCNN, tác giả luận văn đề xuất thêm bộ tiêu chí đánh giá về CSVC và các điều kiện đảm bảo tại bộ phận một cửa như sau:
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Bảng 2.2 Tiêu chí đánh giá CSVC và các điều kiện đảm bảo
TT Tiêu chí Ý kiến đánh giá của người dân, tổ chức
Về cung cấp thông tin:
1 Ông/bà biết được TTHC qua kênh thông tin nào?
Bảng niêm yết tại bộ phận một cửa
Công chức tiếp nhận hồ sơ
2 Sự hiểu biết của ông/bà về TTHC là do đâu mà có?
Thông tin chi tiết, dễ hiểu tại bộ phận một cửa
Sự hướng dẫn của công chức tiếp nhận
Sự hướng dẫn của người quen, người môi giới
3 Ông/bà thấy thông tin niêm yết tại bộ phận một cửa có đầy đủ, dễ hiểu không?
Rất cụ thể, đầy đủ, dễ hiểu
Còn chung chung, khó hiểu
Quý khách có cảm nhận như thế nào về không gian đón tiếp của bộ một cửa?
Rất rộng rãi, thoáng mát
5 Số lượng trang thiết bị của bộ phận một cửa như thế nào?
Không đảm bảo yêu cầu tối thiểu
6 Chất lượng trang thiết bị của bộ phận một cửa như thế nào?
Không đảm bảo điều kiện sử dụng
Có các thiết bị phục vụ cho việc phản hồi ý kiến của người dân, tổ chức hay không?
Có dư, hoạt động tốt
Có đủ, hoạt bình thường
Có nhưng không cho hoạt động
Về phí, lệ phí, chi phí khác:
Khi ông/bà nộp lệ phí thì có được công chức giao biên lai thu tiền hay không?
Khi yêu cầu thì mới được nhận
Được miễn phí dịch vụ
Lý do phải chi trả thêm một khoản tiền (như: thù lao, môi giới, tư vấn, giúp đỡ, “bồi dưỡng” công chức ) ngoài quy định khi giải quyết công việc là gì?
Xuất phát từ tình cảm (tự nguyện)
Muốn công việc được giải quyết sớm
Không phải chi trả thêm
10 Ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế gia đình/ ngân sách của đơn vị khi phải chi thêm các khoản phí khác?
Đã có quỹ dự phòng
Có ảnh hưởng nhưng không đáng kể
Về thời gian gặp, giải quyết, số “cửa” phải đi:
Khi đến bộ phận TN&TKQ, quý khách đợi bao nhiêu lâu để gặp cán bộ tiếp, làm việc?
Đến là gặp được ngay
Đến một vài lần mới gặp
Công việc của quý khách có được giải quyết đúng hẹn không?
Trễ hẹn ít ngày có lý do chính đáng
Trễ hẹn nhiều ngày nhưng lý do không chính đáng
Trễ hẹn nhiều ngày nhưng không có lý do
13 Trước khi nộp hồ sơ quý khách phải đến mấy lần?
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả, quý khách đã đi lại với cơ quan giải quyết TTHC mấy lần?
Số cơ quan quý khách phải đến để giải quyết một TTHC?
Từ 4 nơi trở lên Đánh giá chung :
Quý khách đánh giá mức độ hài lòng chung đối với các tiêu chí nêu trên?
Không thể chấp nhận được
Bảng 2.3 Cách đánh giá đối với từng tiêu chí Được đánh giá ở mức (chẳng hạn)
Tỷ lệ số lượng đánh giá
Rất hài lòng Nếu có số lượng đánh giá ở mức này từ 90% trở lên Hài lòng Nếu có số lượng đánh giá ở mức này từ 70% trở lên Chấp nhận được Nếu có số lượng đánh giá ở mức này từ 50% trở lên Không hài lòng Nếu có số lượng đánh giá ở mức này < 50%
Không thể chấp nhận được Nếu có số lượng đánh giá ở mức này < 30%
Bảng 2.4 Cách đánh giá đối với từng cán bộ, viên chức Được đánh giá ở mức (chẳng hạn)
Tỷ lệ số lượng đánh giá Rất hài lòng Nếu có số tiêu chí được đánh giá ở mức này từ 90% trở lên Hài lòng Nếu có số tiêu chí được đánh giá ở mức này từ 70% trở lên
Chấp nhận được Nếu có số tiêu chí được đánh giá ở mức này từ 50% trở lên Không hài lòng Nếu có số tiêu chí được đánh giá ở mức này < 50%
Không thể chấp nhận được Nếu có số tiêu chí được đánh giá ở mức này < 30%
Hình thức đánh giá
Có nhiều hình thức khác nhau để lấy ý kiến đánh giá cán bộ, công chức của người dân, tổ chức như:
2.3.1 Lấy ý kiến trực tiếp tại bộ phận TN&TKQ a) Quy trình thực hiện
Người dân, tổ chức đến đăng ký nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa được phát Phiếu khảo sát mức độ hài lòng về dịch vụ hành chính Trong phiếu không yêu cầu người dân, tổ chức phải ký tên Người dân, tổ chức sẽ được hướng dẫn điền thông tin vào phiếu và bỏ vào thùng thư góp ý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ hành chính công Định kỳ mở hòm thư góp ý để tổng hợp phiếu khảo sát mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với từng cán bộ làm ở bộ phận một cửa
Sở Nội vụ chịu trách nhiệm tổng hợp, công bố kết quả khảo sát của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo định kỳ b) Ưu điểm: dễ thực hiện, ít tốn kém; phù hợp với thói quen của người dân ít sử dụng CNTT; bảo đảm ẩn danh đối với người góp ý c) Nhược điểm, hạn chế: chậm có kết quả đánh giá về chất lượng phục vụ Nên khó có thể đáp ứng ngay sự mong mỏi, kiến nghị, đề xuất của dân; có thể quên phát phiếu cho khách đến nộp hồ sơ; tâm lý người dân ngại đến chỗ hòm thư góp ý vì sợ liên lụy; đánh giá mang tính cảm tính, thiếu khách quan, khoa học; tổng hợp rất thủ công, khó tránh khỏi nhầm lẫn, thiếu sót; số liệu thiếu đồng bộ, nhất quán giữa các ngành, các thời điểm
2.3.2 Gửi phiếu lấy ý kiến qua đường bưu điện a) Quy trình thực hiện
Bộ phận một cửa định kỳ gửi phiếu khảo sát qua đường bưu điện đến người dân, tổ chức
Người dân, tổ chức căn cứ phiếu hạn trả, điền tên cán bộ tiếp nhận hồ sơ và các thông tin khác vào phiếu khảo sát, bỏ vào bì thư có đề tên và địa chỉ nơi nhận (không đề tên và địa chỉ người gửi), gửi qua đường bưu điện đến bộ phận một cửa của đơn vị cung cấp dịch vụ hành chính công
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com Đến đây, việc xử lý phiếu khảo sát mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với cán bộ làm ở bộ phận một cửa giống như cách lấy phiếu trực tiếp tại bộ phận TN&TKQ b) Ưu điểm: dễ thực hiện, ít tốn kém; phù hợp với thói quen của người dân ít sử dụng CNTT; bảo đảm ẩn danh đối với người góp ý c) Nhược điểm, hạn chế: chậm có kết quả đánh giá về chất lượng phục vụ Nên khó có thể đáp ứng ngay sự mong mỏi, kiến nghị, đề xuất của dân; có thể quên gửi phiếu cho khách đến nộp hồ sơ; đánh giá mang tính cảm tính, thiếu khách quan, khoa học; tổng hợp rất thủ công, khó tránh khỏi nhầm lẫn, thiếu sót; số liệu thiếu đồng bộ, nhất quán giữa các ngành, các thời điểm
2.3.3 Sử dụng bảng điện tử a) Quy trình thực hiện
Người dân có thể nhấn nút đánh giá “Rất hài lòng”, “Hài lòng”, “Chấp nhận được”, “Không hài lòng”, “Không thể chấp nhận” về chất lượng phục vụ qua hệ thống bảng điện tử được bố trí ngay tại đơn vị cung cấp dịch vụ hành chính công b) Ưu điểm: dễ thực hiện, ít tốn kém; phù hợp với thói quen của người dân ít sử dụng CNTT; nhanh có kết quả đánh giá về chất lượng phục vụ Nên kịp thời điều chỉnh thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng sự mong đợi của tổ chức, công dân c) Nhược điểm, hạn chế: khó bảo đảm ẩn danh đối với người góp ý
2.3.4 Sử dụng hộp thư điện tử
Khách hàng có thể gửi thư điện tử (e-mail) đánh giá chất lượng phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức nào đó làm ở bộ phận một cửa của đơn vị cung cấp dịch vụ hành chính b) Ưu điểm: Tiện dụng và ít tốn kém c) Nhược điểm, hạn chế: Phải có máy tính và mạng Internet mới thực hiện được; không phải khách hàng nào đến nộp hồ sơ cũng là người biết sử dụng e-mail
Vậy, sẽ không hiệu quả nếu khách cứ phải đi nhờ người khác gửi e-mail hộ mình; khó bảo đảm ẩn danh đối với người góp ý
2.3.5 Hệ thống trực tuyến đánh giá cán bộ, công chức a) Quy trình thực hiện
Hệ thống cung cấp danh sách cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa của các sở, ngành, địa phương
Công dân có thể sử dụng một trong các thiết bị như: điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy vi tính có kết nối Internet để truy cập vào hệ thống, chọn cơ quan hoặc cán bộ để đánh giá chất lượng phục vụ
Kết quả đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hoặc cán bộ nào đó sẽ được hiển thị trên hệ thống dưới dạng biểu đồ và số liệu
Người dân, tổ chức căn cứ kết quả đánh giá do hệ thống cung cấp để lựa chọn cơ quan, cán bộ giải quyết các TTHC
Cấp có thẩm quyền căn cứ kết quả đánh giá do hệ thống cung cấp để kịp thời điều chỉnh, mang lại chất lượng phục vụ tốt nhất b) Ưu điểm: Tiện lợi, ít tốn kém; cho kết quả nhanh, kịp thời điều chỉnh những bất cập; bảo đảm ẩn danh đối với người góp ý c) Nhược điểm, hạn chế: Không phải ai cũng có các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy vi tính Các thiết bị này phải kết nối Internet mới thực hiện được
Qua thực tế triển khai ở một số tỉnh / thành cho thấy, hình thức trực tuyến đánh giá cán bộ, công chức là phù hợp với thực tiễn của Vĩnh Phúc và xu thế phát triển
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
GIẢI PHÁP ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC BỘ PHẬN MỘT CỬA TRONG CÁC CƠ QUAN H NH CH NH NH NƯỚC TỈNH VĨNH PHÚC 3.1 Thực trạng của Vĩnh Phúc
Đặc điểm kinh tế - xã hội
Vĩnh Phúc được thành lập năm 1950, do sự kết hợp của hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được tái lập năm 1997
Vĩnh Phúc thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội; gồm 09 đơn vị hành chính, tính đến năm 2014 Vĩnh Phúc có diện tích 1.237,52 km 2 , dân số 1.029.412 người, mật độ dân số 832 người/km 2 Trong đó, dân số nam 508.405 người chiếm 49,39%, dân số nữ 521.007 người chiếm 50,61% Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 11% Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 63%, tỷ lệ dân số làm việc trong khu vực nhà nước chiếm 8,2%, làm việc ngoài nhà nước chiếm 86,6%, làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 5,2%
Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc đã có những chuyển biến tích cực Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 6,2%/năm Đến hết năm 2014, trên địa bàn tỉnh có 754 dự án đầu tư còn hiệu lực, gồm 184 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 3.077 triệu USD và 570 dự án DDI với tổng vốn đăng ký hơn 38.200 tỷ đồng, trong đó, vốn thực hiện ước đạt 16.091 tỷ đồng, đạt 41,0% tổng vốn đầu tư đăng ký Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2014 đạt gần
21.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay, đứng thứ 7 cả nước về tổng thu ngân sách, đứng thứ 2 miền Bắc về thu nội địa Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Năm 2014 cơ cấu công nghiệp, xây dựng chiếm 62,5%; dịch vụ chiếm 27,7%; nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 9,4% Thu nhập bình quân đầu người đến nay đạt gần 70 triệu đồng/người/năm Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được bảo đảm
Cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện Tính đến năm 2014, toàn tỉnh có 561 trường học và cơ sở giáo dục, đào tạo, trong đó có 550 trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trung tâm GDTX; 13 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp với trên 270.900 học sinh, sinh viên; 49 cơ sở dạy nghề (05 trường cao đẳng nghề; 02 trường trung cấp nghề; 09 trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp có dạy nghề; 27 trung tâm dạy nghề; 06 cơ sở dạy nghề); giai đoạn 2010-2014 đào tạo được hơn 132.983 người, hàng năm có khoảng 26.000 người tốt nghiệp đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu lao động của mọi thành phần kinh tế
Bên cạnh đó, tỉnh đã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đào tạo nghề cung ứng cho các doanh nghiệp; cùng với tốc độ gia tăng dân số, trong những năm tới lực lượng lao động sẽ tăng đáng kể do dân số bước vào tuổi lao động ngày càng nhiều Mỗi năm tỉnh có trên 1 vạn người bước vào độ tuổi lao động, đây là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển kinh tế - xã hội.
Thuận lợi và khó khăn trong đánh giá cán bộ, công chức
Hiện nay, có nhiều văn bản hướng dẫn tương đối cụ thể và đã có những địa phương đi đầu trong việc triển khai đánh giá cán bộ, công chức bước đầu mang lại những hiệu quả nhất định Tuy còn nhiều cái cần phải bàn và tiếp tục nghiên cứu, thay đổi, bổ sung nhưng đây là những mô hình thực tế để tổng kết, rút kinh nghiệm
Tiến tới những cái mới văn minh là xu hướng tất yếu của sự phát triển Dù vẫn còn địa phương này, địa phương khác, người này, người khác chưa đồng đều; nhanh, chậm khác nhau; nhận thức còn nhiều hạn chế Tuy nhiên, đây chỉ là thiểu số không thể cản trở chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và sự triển khai đồng bộ, toàn diện rộng khắp một cách có hệ thống trong cả nước
3.3.2.2 Khó khăn Để quản lý cũng như đánh giá cán bộ, công chức thì trước hết cần có bản mô tả công việc, khung năng lực, quy tắc ứng xử tương ứng với từng vị trí việc làm cụ thể và phải được tổ chức triển khai đồng bộ, toàn diện Để có bản mô tả công việc thì trước hết phải có phân tích công việc Tuy nhiên, cho đến nay Vĩnh Phúc vẫn đang trong quá
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com trình triển khai xây dựng đề án vị trí việc làm Phân tích công việc, mô tả công việc, xây dựng khung năng lực đối với từng vị trí việc làm vẫn là những khó khăn, vướng mắc mà tất cả các cơ quan, đơn vị đang gặp phải
Công tác đánh giá cán bộ, công chức hiện nay mang nặng tính hình thức, chủ quan, cảm tính Quen biết, cảm tình riêng thì tâng bốc, nâng đỡ; xa lạ, ghen ghét, đố kỵ, cục bộ địa phương, lợi ích nhóm thì kìm kẹp, hạn chế, thậm chí còn bị trù dập
Cách nghĩ, cách làm lạc hậu này còn rất phổ biến và nó đã ăn sâu vào tư tưởng cán bộ lâu nay trở thành tư tưởng bảo thủ, trì trệ, khó thay đổi.
Bộ phận một cửa các cơ quan HCNN tỉnh Vĩnh Phúc
3.3.3.1 CSVC, máy tính, thiết bị đầu tư cho bộ phận một cửa
Tổng số các cơ quan tiến hành lấy số liệu là 167 Trong đó, gồm 20 sở, ban, ngành (cơ quan thuộc UBND tỉnh), Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh; 09 huyện, thành, thị; 137 xã, phường, thị trấn
Theo số liệu báo cáo công tác CCHC của Sở Nội vụ đến hết năm 2014, Vĩnh Phúc đã đầu tư kinh phí xây dựng được 136/137 trụ sở của UBND cấp xã (01 đơn vị cấp xã đang chuẩn bị đầu tư xây dựng); 100% sở, ban, ngành, UBND cấp huyện đã được đầu tư xây dựng trụ sở hiện đại, đảm bảo các điều kiện làm việc tốt cho cán bộ, công chức, viên chức Riêng Sở Ngoại vụ đang hoàn thiện, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng trong năm 2015 Như vậy, hầu hết cơ quan HCNN trên địa bàn tỉnh đã có phòng làm việc cho Bộ phận TN&TKQ
Có 10 sở, ban, ngành và 6/9 đơn vị cấp huyện đạt yêu cầu về CSVC, trang thiết bị bộ phận một cửa theo quy định tại Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan HCNN ở địa phương (ban hành kèm theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ)
3.3.3.2 Nhân lực tại bộ phận một cửa
Theo quy định tại Quyết định số 35/2012/QĐ-UBND ngày 19/10/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc quy định số lượng cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận TN&TKQ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông các cấp được hưởng phụ cấp; Quyết định số 30/2014/QĐ-UBND ngày 14/7/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc sửa đổi Điều 1 Quyết định số 35/2012/QĐ-UBND ngày 19/10/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc quy định số lượng cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận TN&TKQ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông các cấp được hưởng phụ cấp: 21 sở, ban, ngành; 09 huyện, thành, thị và 137 xã, phường, thị trấn mỗi đơn vị được 01 công chức phụ trách Bộ phận TN&TKQ; cấp sở 53, cấp huyện 63 và cấp xã 548 công chức trực tiếp làm ở Bộ phận TN&TKQ Như vậy, theo quy định thì tổng số công chức làm ở Bộ phận TN&TKQ là 813
Tuy nhiên, hiện nay 20 sở, ban, ngành; 09 huyện, thành, thị và 137 xã, phường, thị trấn mỗi đơn vị có 01 công chức kiêm nhiệm Riêng Sở Nội vụ có 02 công chức (thuộc phòng CCHC) đảm nhiệm công việc tại Bộ phận TN&TKQ Như vậy, toàn tỉnh có 167 công chức làm việc tại Bộ phận TN&TKQ
3.3.3.3 Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
Việc cải cách TTHC theo cơ chế một cửa được đồng thời thực hiện ở cả 3 cấp (20/20 sở, ban, ngành; 9/9 UBND huyện, thành, thị và 137/137 xã, phường, thị trấn)
Tổng số TTHC các cấp là 1352 ở 135 lĩnh vực, trong đó 103 lĩnh vực giải quyết tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông với 757 TTHC (cấp sở, ban, ngành là 94 lĩnh vực với
604 TTHC; cấp huyện là 06 lĩnh vực với 87 TTHC; cấp xã là 03 lĩnh vực với 66 TTHC) Đến nay, cơ chế một cửa liên thông được thực hiện ở 07 đơn vị: Sở Kế hoạch và Đầu tư với lĩnh vực cấp đăng ký kinh doanh; Sở Tư pháp với lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp; Sở TN&MT với lĩnh vực cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức các nhân nước ngoài; Sở Nội vụ với lĩnh vực TĐKT; Sở Ngoại vụ với lĩnh vực cấp phép sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân APEC; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với lĩnh vực cấp phép quảng cáo; Văn phòng UBND tỉnh với lĩnh vực xúc tiến và hỗ trợ đầu tư Tổng số 120 TTHC thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông, trong đó cấp sở 108 TTHC, cấp huyện 08 TTHC
Có 03 đơn vị cấp huyện: UBND thành phố Vĩnh Yên, UBND thị xã Phúc Yên, UBND huyện Bình Xuyên đã thực hiện một cửa liên thông hiện đại, với 24 TTHC; 06 huyện còn lại đang triển khai một cửa liên thông hiện đại
3.3.3.4 Chế độ phụ cấp cho công chức làm việc tại bộ phận một cửa
Cán bộ, công chức, viên chức hàng ngày làm việc trực tiếp tại Bộ phận TN&TKQ của các sở, ban ngành, UBND cấp huyện được hưởng hệ số 0,4/người/tháng theo mức lương tối thiểu chung
Lĩnh vực: tư pháp - hộ tịch, tài nguyên - môi trường được hưởng hệ số 0,5/người/tháng; lĩnh vực: chính sách xã hội, văn phòng - thống kê được hưởng hệ số phụ cấp 0,4/người/tháng theo mức lương tối thiểu chung
Các hệ số phụ cấp nêu trên được quy định cụ thể tại Quyết định số 35/2012/QĐ-UBND ngày 19/10/2012 và Quyết định số 30/2014/QĐ-UBND ngày 14/7/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc sửa đổi Điều 1 Quyết định số 35/2012/QĐ-UBND ngày 19/10/2012 của UBND tỉnh về việc quy định số lượng cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại bộ phận TN&TKQ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông các cấp được hưởng phụ cấp
3.3.3.5 Tình hình triển khai đánh giá cán bộ, công chức bộ phận một cửa Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 5674/UBND-TH1 ngày
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
29/9/2014 gửi Ngân hàng thế giới về việc hỗ trợ khảo sát sự hài lòng của người dân và Văn bản số 6735/UBND-TH ngày 05/11/2014 giao Sở Nội vụ phối hợp với Ngân hàng thế giới và các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành khảo sát sự hài lòng của người dân đối với một số dịch vụ công; trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Nội vụ tại Văn bản số 1159/BNV-CCHC ngày 10/4/1014 về việc triển khai phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan HCNN, Sở Nội vụ phối hợp với Ngân hàng thế giới khảo sát sự hài lòng của người dân đối với 02 dịch vụ công thuộc lĩnh vực y tế và đất đai Đây là lần đầu tiên Vĩnh Phúc đánh giá sự hài lòng của tổ chức, công dân đối với việc cung cấp các dịch vụ hành chính công của cơ quan HCNN Đối tượng khảo sát: hộ gia đình có sử dụng các dịch vụ: (i) xin cấp GCN
QSDĐ, (ii) xin chuyển nhượng QSDĐ năm 2013-2014; bệnh nhân đã sử dụng dịch vụ khám/điều trị tại Bệnh viện đa khoa Vĩnh Phúc, Trung tâm Y tế huyện Tam Đảo, Trung tâm Y tế huyện Yên Lạc từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2014
Mẫu khảo sát: tiến hành khảo sát trên 962 người, trong đó 562 hộ gia đình khảo sát trong lĩnh vực cấp GCN quyền sở hữu đất đai và 400 đối tượng khảo sát trong lĩnh vực y tế
Khảo sát về dịch vụ y tế được tiến hành tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, Trung tâm
Y tế huyện Yên Lạc và Trung tâm Y tế huyện Tam Đảo Đối tượng khảo sát bao gồm cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú
Khảo sát về cấp GCN QSDĐ được thực hiện tại 9 huyện, thành, thị Trong số
562 người tham gia khảo sát, có 181 người đăng ký QSDĐ mới và 381 người đăng ký thủ tục chuyển nhượng QSDĐ Khảo sát này chỉ thực hiện với những người trực tiếp thực hiện các giao dịch với Bộ phận TN&TKQ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông cấp huyện và cấp xã (nộp đơn xin cấp GCN QSDĐ và nhận kết quả trả hồ sơ)
Bảng 3.1 Mô tả mẫu khảo sát trong lĩnh vực Y tế[24] Điều trị nội trú Điều trị ngoại trú Chung
Bệnh viện đa khoa Vĩnh Phúc 100 100 200
Trung tâm Y tế huyện Tam Đảo 39 61 100
Trung tâm Y tế huyện Yên Lạc 50 50 100
Bảng 3.2 Mô tả mẫu khảo sát trong lĩnh vực Đất đai[24]
Số phường, xã, thị trấn khảo sát
Tổng số phiếu khảo sát
Cấp GCN QSDĐ Chuyển nhượng
Đề xuất giải pháp
Trên cơ sở thực trạng đánh giá cán bộ, công chức bộ phận một cửa các CQNN tỉnh Vĩnh Phúc ở mục 3.3.3, kết hợp với cơ sở lý luận về đánh giá cán bộ, công chức ở Chương 1, chủ chương của Đảng, Nhà nước và quyết tâm của tỉnh, để thúc đẩy đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức bộ phận TN&TKQ nhằm xây dựng nền hành chính minh bạch, trong thời gian tới Vĩnh Phúc cần thực hiện các giải pháp: i) tuyên truyền nâng cao nhận thức; ii) xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách; iii) đầu tư CSVC, máy móc, thiết bị, phòng làm việc; iv) xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cho bộ phận TN&TKQ; v) áp dụng đồng bộ, quyết liệt triển khai để tạo sự đột phá; vi) công khai kết quả đánh giá để tạo động lực thi đua; vii) lựa chọn nội dung, tiêu chí đánh giá phản ánh tính chất công việc mang tính phục vụ và hình thức đánh giá phù hợp Sau đây sẽ phân tích lần lượt từng giải pháp
3.2.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức Đánh giá cán bộ, công chức là việc làm rất khó, không cẩn thận dễ rơi vào hình thức, cảm tính hoặc cục bộ vùng miền Chẳng hạn, không có chính kiến rất có thể người dân, tổ chức sẽ đánh giá một cách đại khái, trung lập, một cách nghĩ cho rằng chẳng chết ai, lúc này phương án thường được lựa chọn nhất là “bình thường” - khi đó, việc đánh giá rơi vào hình thức; còn nếu vì quen biết, cảm tình riêng mà đánh giá “tốt” hay “rất hài lòng” - khi đó, việc đánh giá rơi vào cảm tính; hoặc vì là người địa phương nên nhận được nhiều ý kiến đánh giá “tốt” hơn người ở nơi khác đến công tác
- khi đó, việc đánh giá rơi vào cục bộ vùng miền
Nhận thức chưa thông, mọi cố gắng nỗ lực đều không mang lại kết quả thực chất Vì vậy, cần tuyên truyền, thuyết phục, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm Đặc biệt là tuyên truyền sâu rộng cho người dân, coi trọng cái “tâm” và bản lĩnh, khách quan, vô tư khi đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ, CC của các cơ quan HCNN
Cán bộ, CC phải coi đây là sự phản ánh khách quan giúp hoàn thiện bản thân để đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm tốt hơn
3.2.2 Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách
Hoàn thiện cơ chế, chính sách có vai trò quan trọng Mục tiêu của xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách là cụ thể hóa, thể chế hóa các văn bản chỉ đạo về đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan HCNN vào thực tiễn của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng và tổ chức thực hiện
Do đó, cần xây dựng, ban hành bộ tiêu chí đánh giá, phương pháp đo lường thống nhất trong toàn tỉnh, chuẩn hóa quy trình đánh giá và xây dựng quy định sử dụng kết quả đánh giá
3.2.3 Đầu tư CSVC, máy tính, thiết bị, phòng làm việc
CSVC, máy tính, thiết bị, phòng làm việc… là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho việc tổ chức triển khai thực hiện và vận hành duy trì
Vì vậy, UBND tỉnh cần xem xét bố trí kinh phí, chỉ đạo lập dự án đầu tư, nâng cấp CSVC, máy tính, thiết bị, phòng làm việc cho bộ phận “một cửa” của các cơ quan HCNN cấp tỉnh và xã; giao UBND cấp huyện bố trí kinh phí và chỉ đạo cơ quan HCNN cấp huyện, bảo đảm mỗi cơ quan HCNN có một không gian phòng làm việc, đầy đủ các trang thiết bị theo quy định tại Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg[19]
3.2.4 Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cho bộ phận TN&TKQ
Những lợi ích về kinh tế - xã hội mà mô hình “một cửa” và “một cửa liên thông” trong CCHC mang lại cho người dân, doanh nghiệp là to lớn Vì không phải đi lại nhiều nơi, chỉ cần đến “một cửa” là công việc đâu vào đấy Chẳng hạn như hồ sơ liên quan đến QSDĐ, chỉ cần đến bộ phận “một cửa” của UBND xã, phường, thị trấn là xong, không phải “chạy” qua các “ngách” như trước
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
“Một cửa” là nơi thường xuyên va chạm, tiếp xúc với dân chịu sức ép khá lớn trong công việc nhưng các chế độ, chính sách, quyền lợi thì chẳng có gì khác biệt so với các bộ phận chuyên môn khác Tình trạng này nếu kéo dài chắc chắn sẽ tạo ra tâm lý chán nản trong đội ngũ cán bộ, CC, viên chức ở bộ phận “một cửa”
Tiếp dân thì phải nói, phải giải thích Một lần chưa hiểu thì hai, ba lần Nói nhiều tới mức mất giọng Có khi mải ghi chép, chưa kịp ngẩng mặt lên, liền bị mắng
“cán bộ gì mà khinh người” Sức người có hạn, không biết những cán bộ ở bộ phận
"một cửa" sẽ trụ vững và làm tốt chức trách được giao trong bao lâu, nếu thiếu những quan tâm cần thiết và kịp thời
Bên cạnh đó, còn một bộ phận cán bộ, CC, viên chức vẫn chưa muốn từ bỏ cơ chế “xin cho”, do đó tinh thần làm việc, thái độ phục vụ cứng nhắc, vô cảm, chưa tận tình hướng dẫn làm cho người dân mỗi khi có việc đến cơ quan công quyền phải đi lại nhiều lần
Hướng ra cho vấn đề này là, UBND tỉnh cần có văn bản chỉ đạo thống nhất trong toàn tỉnh, các cơ quan HCNN ở ba cấp (tỉnh, huyện, xã) lựa chọn tại chỗ đủ số lượng theo yêu cầu, Sở Nội vụ chủ trì lập danh sách, tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ chuyên trách những kỹ năng cơ bản, cần thiết Có chế độ chính sách đặc thù cho cán bộ, CC làm việc tại bộ phận TN&TKQ… nhằm xây dựng và tuyển chọn được đội ngũ “vừa hồng vừa chuyên”[6]
3.2.5 Áp dụng đồng bộ, quyết liệt triển khai để tạo sự đột phá
Các cơ quan HCNN ở cả ba cấp (tỉnh, huyện, xã) đồng loạt triển khai, thực hiện việc đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cán bộ, CC tại bộ phận TN&TKQ
UBND tỉnh cần có văn bản chỉ đạo, kế hoạch triển khai, thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức thực hiện của tất cả các cơ quan HCNN
3.2.6 Công khai kết quả đánh giá để tạo động lực thi đua
Kết quả đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với chất lượng dịch vụ hành chính công và thái độ phục vụ của cán bộ, CC tại bộ phận TN&TKQ cần được công khai
Công khai kết quả đánh giá cần tiến hành cùng với việc thực hiện chế độ, chính sách, quyền lợi tương ứng Cán bộ, CC được đánh giá ở mức nào thì hưởng phụ cấp tương ứng ở mức đó; cơ quan HCNN có bộ phận TN&TKQ được đánh giá ở mức nào thì cấp ngân sách (cho bộ phận một cửa) ở mức đó
3.2.7 Xây dựng nội dung, tiêu chí và lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp
Triển khai thử nghiệm
3.3.1 Giới thiệu mô hình kiến trúc tổng thể Phần mềm một cửa dùng chung tỉnh Vĩnh Phúc[25]:
3.3.2 Tích hợp hệ thống đánh giá cán bộ, công chức vào Phần mềm một cửa dùng chung của tỉnh:
3.3.3 Phân tích thiết kế Hệ thống trực tuyến đánh giá cán bộ, công chức a) Yêu cầu về mạng truyền thông và phần mềm hệ thống
- Bộ phận TN&TKQ các cơ quan HCNN có hệ thống mạng LAN kết nối với trung tâm hạ tầng thông tin qua Internet
- Các máy trạm có trình duyệt: Mozilla Firefox/ Google Chrome/ Microsoft Edge b) Yêu cầu về giao diện
- Hệ thống được xây dựng trên giao diện Webform, thân thiện với người sử dụng Cung cấp khả năng hiển thị thông tin trên các loại thiết bị: di động, máy tính bảng, máy tính cá nhân theo các chuẩn: HTML, XHTML, XSL, WML
- Văn bản sử dụng bộ mã chuẩn Unicode theo TCVN 6909:2001[15] và khuôn dạng hiển thị ngày là dd/mm/yyyy Tiêu chuẩn tích hợp: XML, RSS c) Lựa chọn giải pháp, công nghệ
Giải pháp nền tảng: hệ thống sẽ được phát triển trên nền tảng công nghệ Sharepoint và Net của Microsoft vì lý do:
- Các phần mềm dùng chung của tỉnh Vĩnh Phúc: phần mềm một cửa, phần mềm quản lý văn bản và điều hành, cổng thông tin giao tiếp điện tử của tỉnh, cổng thông tin điện tử thành phần của các sở, ngành, địa phương đều sử dụng công nghệ này
- Công nghệ này được tích hợp bộ Office như: word, excel quen thuộc
* Giải pháp cơ sở dữ liệu: hệ thống sử dụng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2012 vì lý do:
Quy trình/ biểu mẫu Đăng ký/ bổ sung hồ sơ
Trợ giúp Đánh giá cán bộ, CC
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
- Phần mềm một cửa dùng chung tỉnh Vĩnh Phúc đang sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2014, để đảm bảo tương thích và khả chuyển
- SQL Server 2012 cho dùng miễn phí và có khả năng đáp ứng cho hệ thống d) Xác định số lượng người dùng
Tại bộ phận TN&TKQ của mỗi cơ quan HCNN có tối thiểu số lượng người dùng như sau: cấp xã sẽ có 08*137 = 1096 người, cấp huyện sẽ có 11*09 = 99 người dùng, cấp sở ngành sẽ có 02*20 = 40 người dùng
Như vậy, hệ thống thiết kế phải đáp ứng tối thiểu khoảng 1200 người dùng tại một thời điểm e) Các chức năng của hệ thống Đánh giá công chức: đánh giá cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết hồ sơ Đánh giá CSVC, điều kiện đảm bảo: về cung cấp thông tin; về CSVC; về phí, lệ phí, chi phí khác; về các điều kiện đảm bảo
Kết quả đánh giá cán bộ, công chức:
Theo cá nhân cán bộ, công chức:
Tổng hợp các tiêu chí:
Rất hài lòng: ……… lượt ………….… % số tiêu chí Hài lòng: ………… lượt ………….… % số tiêu chí Chấp nhận được: … lượt ………….… % số tiêu chí Không hài lòng: …… lượt ………….… % số tiêu chí Không thể chấp nhận được: … lượt … % số tiêu chí
Theo bộ phận một cửa:
Rất hài lòng: ……… lượt ………….… % số tiêu chí Hài lòng: ………… lượt ………….… % số tiêu chí
Chấp nhận được: … lượt ………….… % số tiêu chí Không hài lòng: …… lượt ………….… % số tiêu chí Không thể chấp nhận được: … lượt … % số tiêu chí
Rất hài lòng: ……… lượt ………….… % số tiêu chí Hài lòng: ………… lượt ………….… % số tiêu chí Chấp nhận được: … lượt ………….… % số tiêu chí Không hài lòng: …… lượt ………….… % số tiêu chí Không thể chấp nhận được: … lượt … % số tiêu chí
Tổng hợp các công chức:
Số cán bộ được đánh giá Rất hài lòng là:…… ……… %
Số cán bộ được đánh giá Hài lòng là:……….… %
Số cán bộ được đánh giá Chấp nhận đƣợc là: ……… %
Số cán bộ được đánh giá Không hài lòng là: ……… %
Số cán bộ được đánh giá Không thể chấp nhận đƣợc là: % Toàn tỉnh:
Số cán bộ được đánh giá Rất hài lòng là:…… ……… %
Số cán bộ được đánh giá Hài lòng là:……….… %
Số cán bộ được đánh giá Chấp nhận đƣợc là: ……… %
Số cán bộ được đánh giá Không hài lòng là: ……… %
Số cán bộ được đánh giá Không thể chấp nhận đƣợc là: %
Số cán bộ được đánh giá Rất hài lòng là:…… ……… %
Số cán bộ được đánh giá Hài lòng là:……….… %
Số cán bộ được đánh giá Chấp nhận đƣợc là: ……… %
Số cán bộ được đánh giá Không hài lòng là: ……… %
Số cán bộ được đánh giá Không thể chấp nhận đƣợc là: %
Tổng hợp các đơn vị:
Số đơn vị được đánh giá Rất hài lòng là:…… ……… %
Số đơn vị được đánh giá Hài lòng là:……….… %
Số đơn vị được đánh giá Chấp nhận đƣợc là: ……… %
Số đơn vị được đánh giá Không hài lòng là: ……… %
Số đơn vị được đánh giá Không thể chấp nhận đƣợc là: %
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Kết quả đánh giá CSVC và điều kiện đảm bảo:
Tổng hợp các tiêu chí:
Rất hài lòng: ……… lượt ………….… % số tiêu chí Hài lòng: ………… lượt ………….… % số tiêu chí Chấp nhận được: … lượt ………….… % số tiêu chí Không hài lòng: …… lượt ………….… % số tiêu chí Không thể chấp nhận được: … lượt … % số tiêu chí
Rất hài lòng: ……… lượt ………….… % số tiêu chí Hài lòng: ………… lượt ………….… % số tiêu chí Chấp nhận được: … lượt ………….… % số tiêu chí Không hài lòng: …… lượt ………….… % số tiêu chí Không thể chấp nhận được: … lượt … % số tiêu chí
Rất hài lòng: ……… lượt ………….… % số tiêu chí Hài lòng: ………… lượt ………….… % số tiêu chí Chấp nhận được: … lượt ………….… % số tiêu chí Không hài lòng: …… lượt ………….… % số tiêu chí Không thể chấp nhận được: … lượt … % số tiêu chí
Tổng hợp các đơn vị: i / n … đơn vị được đánh giá Rất hài lòng i / n … đơn vị được đánh giá Hài lòng i / n … đơn vị được đánh giá Chấp nhận đƣợc i / n … đơn vị được đánh giá Không hài lòng i / n … đơn vị được đánh giá Không thể chấp nhận đƣợc
Giao diện chính của chương trình:
3.3.5 Tính ưu việt của giải pháp đề xuất
Giải pháp được tích hợp với Phần mềm một cửa dùng chung tỉnh Vĩnh Phúc Đây là hệ thống liên thông dọc-ngang ba cấp tỉnh, huyện, xã Trong khi các tỉnh/thành đã triển khai là hệ thống đánh giá riêng rẽ, không gắn với hệ thống một cửa điện tử
Cơ chế xác thực người đánh giá, hạn chế tình trạng huy động người không liên quan đến giao dịch tại bộ phận TN&TKQ ồ ạt đánh giá cán bộ, CC Các tỉnh/thành đã triển khai là hệ thống đánh giá không có cơ chế xác thực người đánh giá
Khác với các tỉnh/thành đã triển khai, giải pháp đã đề xuất công khai kết quả đánh giá, xem xét mức độ hài lòng của người dân, tổ chức là một trong những căn cứ xét duyệt dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan HCNN
Bộ tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức bộ phận một cửa toàn diện hơn, gồm 8 tiêu chí: đạo đức công vụ, lòng trắc ẩn của con người, năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp Trong khi các tỉnh Thừa Thiên Huế, Bình Định… chỉ có 3 tiêu chí
Khuyến nghị
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, kế thừa những kết quả đã đạt được về triển khai đánh giá cán bộ, CC bộ phận một cửa các cơ quan HCNN tỉnh Vĩnh Phúc, cần có quyết tâm cao và quyết liệt triển khai đồng bộ trong toàn tỉnh Tuy nhiên, để đảm bảo sự thành công của giải pháp tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với tỉnh như sau:
- Xây dựng kế hoạch triển khai đánh giá cán bộ, CC bộ phận TN&TKQ các cơ quan HCNN tỉnh Vĩnh Phúc Đồng thời, thành lập ban chỉ đạo của tỉnh để việc triển khai đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả và toàn diện
- Xây dựng đội ngũ chuyên trách; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ, CC thuộc bộ phận TN&TKQ các cơ quan HCNN của tỉnh Đồng thời, có cơ chế, chính sách đặc thù để hỗ trợ cán bộ, CC, viên chức thuộc bộ phận TN&TKQ
- Cần xem xét kết quả đánh giá mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan HCNN là một trong những căn cứ để xét duyệt dự toán kinh phí, cấp ngân sách cho bộ phận TN&TKQ hoạt động hằng năm Được đánh giá ở mức nào thì cấp ngân sách tương ứng ở mức đó
- Công khai kết quả xếp hạng mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với tất cả các cơ quan HCNN cho mọi người dân, tổ chức biết Ngoài ra, bảng xếp hạng này còn được hiển thị trên bảng điện tử cỡ lớn tại các điểm công cộng của 137 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
[1] Đảng cộng sản Việt Nam (1986), “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành T.Ư Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI”, Văn kiện Đại hội lần thứ VI,
[2] Đảng cộng sản Việt Nam (2006), “Báo cáo của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa
IX về Công tác xây dựng Đảng tại Đại hội X của Đảng”, Văn kiện Đại hội lần thứ X, (18/4/2006)
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
[4] Chủ tịch Hồ Chí Minh (1945), "UBND các kỳ, tỉnh, huyện và làng", báo Cứu quốc, (17/10/1945)
[5] Chủ tịch Hồ Chí Minh (1948), Sửa đổi lối làm việc, Nxb Sự thật, Hà Nội
[6] Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969), "Di chúc", Tuyệt đối bí mật, (10-5-1969)
[7] Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2008), "Luật cán bộ, công chức", (13/11/2008)
[8] Chính phủ (2005), “Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các CQNN”, Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, (17/10/2005)
[9] Chính phủ (2010), "Quy định những người là công chức", Nghị định số 06/2010/NĐ-CP, (25/01/2010)
[10] Chính phủ (2010), "Về kiểm soát TTHC", Nghị định số 63/2010/NĐ-CP,
[11] Chính phủ (2011), "Ban hành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn
2011 - 2020", Nghị quyết số 30c/NQ-CP, (08/11/2011)
[12] Chính phủ (2013), “Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 130/2005/NĐ-
CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các CQNN”, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP, (07/10/2013)
[13] Chính phủ (2015), “Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập”, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, (14/02/2015)
[14] Thủ tướng Chính phủ (2001), “Phê duyệt chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001 - 2010”, Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg, (17/9/2001)
[15] Thủ tướng Chính phủ (2002), “Về việc thống nhất dùng bộ mã các kỹ tự chữ Việt theo tiêu chuẩn TCVN 6909:2001 trong trao đổi thông tin điện tử giữa các tổ chức Đảng và Nhà nước”, Quyết định số 72/2002/QĐ-TTg, (10/6/2002)
[16] Thủ tướng Chính phủ (2012), “Về việc phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020”, Quyết định số 450/QĐ-TTg, (18/4/2012)
[17] Thủ tướng Chính phủ (2012), “Phê duyệt đề án Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”, Quyết định số 1557/QĐ-TTg, (18/10/2012)
[18] Thủ tướng Chính phủ (2013), “Về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020”, Chỉ thị số 07/CT-TTg, (22/5/2013)
[19] Thủ tướng Chính phủ (2015), "Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan HCNN ở địa phương", Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg, (25/3/2015)
[20] Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (1998), “Về việc ban hành quy chế đánh giá công chức hàng năm”, Quyết định số 11/1998/QĐ-TCCP-CCVC, (05/12/1998)
[21] Ban Tổ chức Trung ương (2014), “Chuyên đề 5 - Chế độ công vụ và quản lý cán bộ, công chức”, Tài liệu bồi dưỡng thi nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp khối đảng, đoàn thể năm 2014, tr 12
[22] Bộ Thông tin và Truyền thông (2009), "Quy định về việc cung cấp thông tin và đảm bảo khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử của CQNN",
Thông tư số 26/2009/TT-BTTTT, (31/7/2009)
[23] Bộ Nội vụ (2011), "Hướng dẫn một số điều của nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của chính phủ quy định những người là công chức",
Thông tư số 08/2011/TT-BNV, (02/6/2011)
[24] Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc (2015), “Kết quả khảo sát sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ công về y tế và đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, Báo cáo số
[25] Công ty cổ phần công nghệ Toàn Phương (2014), “Phần mềm ứng dụng cho bộ phận một cửa các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, Thiết kế thi công và tổng dự toán, (08/9/2014)
[26] Tiến sĩ Thân Nhân Trung (1484), “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba - năm 1442”, Văn bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám -
Hà Nội, (soạn năm Hồng Đức thứ 15 (1484))
[27] Đức Vượng, Trần Hải, Phan Minh Hiền (2000), Hồ Chí Minh toàn tập - Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
[28] Trịnh Nhu, Đặng Văn Thái, Trần Thị Lợi (2000), Hồ Chí Minh toàn tập - Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com