10“tuyệtchiêu”để thương lượngmức
lương
1. Chuẩn bị. Trước khi đến cuộc phỏng vấn, tìm hiểu rõ về hoạt động chủ yếu của
công ty họ và mứclương cho vị trí mà bạn xin ứng tuyển. Chuẩn bị sẵn một mức
lương phù hợp với trình độ học vấn và kinh nghiệm của bạn để khi thươnglượng
với nhà tuyển dụng bạn dễ dàng đề cập đến.
2. Biết chính xác nhu cầu của bạn. Biết mứclương tối thiểu nào cần thiết cho
cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn. Vì vậy, trước khi bạn đến với cuộc phỏng
vấn, hãy chuẩn bị những mức nào mà bạn muốn kiếm, mứclương nào thì đủ cho
cuộc sống của bạn và mứclương nào đem đến cho bạn một cuộc sống ổn định dài
lâu.
3. Tiếp thị bản thân. Nhấn mạnh những khả năng bạn có thể làm việc tốt cho họ
thì mới có cơ sở để yêu cầu mứclương như bạn mong muốn. Chứng minh bằng
những kỹ năng và thành tích của bạn, chuẩn bị kỹ để nói về chúng cũng như để
“tiếp thị” cho bạn.
4. Đừng bao giờ thảo luận về lương trước khi bạn được nhận việc. Bạn có thể
ra giá cho bản thân sau khi bạn chắc chắn rằng nhà tuyển dụng cần đến bạn. Nếu
bị ép buộc bởi những người phỏng vấn, hãy nói với họ bạn là một người có năng
lực cho công việc mà họ cần và vui vẻ thảo luận về lương trong lúc bạn đã nắm
bắt được nhiều về vị trí công việc đó.
5. Nếu gặp nhà tuyển dụng đề cập đến vấn đềlương trước khi họ có đồng ý
tuyển bạn hay không? Thì bạn nên nhường họ đưa ra mứclương trước và bắt đầu
cuộc thươnglượng cho đến khi bạn cảm thấy hài lòng.
6. Khi được hỏi về mứclương mà bạn mong muốn. Cách đáp ứng lại tốt nhất là
bạn có thể nói “ Mứclương mà tôi muốn là mứclương phù hợp với khả năng của
tôi cũng như vị trí mà tôi ứng tuyển”, hay “Vâng, tôi mong muốn mứclương của
tôi cũng được trả như những nhân viên tiềm năng khác”. Lúc này bạn có cơ hội
thẳng thắng đưa ra mứclương bạn mong muốn mà không ngần ngại gì, vì nhà
tuyển dụng khi đưa ra yêu cầu đó đã nắm bắt được khả năng của bạn như thế nào
rồi.
7. Đừng phơi bày ra mứclương trước đây của bạn. Chắc chắn mứclương của
những công việc mà bạn làm trước đây sẽ thấp hơn mứclương mà bạn đưa ra cho
công việc tương lai. Đừng tự ý nói ra cũng như đưa nó vào CV của bạn sẽ bất lợi
cho cuộc thươnglương của bạn. Chỉ cần nhìn qua mứclương là nhà tuyển dụng
đánh giá được khả năng của bạn ở mức nào.
8. Đừng quên yêu cầu các khoản phúc lợi khác ngoài lương. Đó là điều tất
nhiên. Lương không phải là lời đề nghị duy nhất, nếu mứclương họ đưa ra hơi
thấp so với nguyện vọng của bạn thì bạn nên đòi hỏi các khoản lợi ích vốn dĩ phải
có của người lao động như: tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thẻ mua
hàng giảm giá, thời gian nghỉ lễ và thời gian nghỉ đau bệnh mà không bị trừ
lương.v.v.
9. Giữ cho cuộc thảo luận về lương diễn ra thân thiện, thể hiện kinh nghiệm
thương lượng của bạn. Bạn nên tạo ra cho nhà tuyển dụng một cảm giác hai bên
cùng nhau nhìn về một khía cạnh và cùng nhau làm việc để đi đến một sự thống
nhất, điều mà sẽ làm hài lòng cho cả hai bên.
10.Có văn bản chứng nhận hay hợp đồng lao động khi bạn được trúng
tuyển. Bạn nên yêu cầu cho một văn bản hay hợp lao động về sự thỏa thuận mức
lương và vị trí làm việc đó cũng như các khoản lợi ích khác.
Không bao giờ có một mứclương nhất định cho mỗi vị trí công việc. Nhà tuyển
dụng bao giờ cũng nhắm tới những mục đích có lợi cho họ hơn cũng như vừa trả
lương thấp mà vừa tuyển được nhân viên có tiềm năng thì càng tốt. Trong khi đó
thì người xin việc mong muốn có một mứclương cao và phù hợp với khả năng của
mình, nhưng nếu không biết mứclương nào là phù hợp thì sẽ dễ bị nhà tuyển dụng
chèn ép. Vì thế trước khi đến một cuộc phỏng vấn bạn nên tìm hiểu kỹ vấn đề
lương và các khoản phúc lợi trên thị trường lao động để khỏi bị thiệt thòi.
. 10 “tuyệt chiêu” để thương lượng mức
lương
1. Chuẩn bị. Trước khi đến cuộc phỏng vấn, tìm hiểu rõ về hoạt động chủ yếu của
công ty họ và mức lương. bạn nên nhường họ đưa ra mức lương trước và bắt đầu
cuộc thương lượng cho đến khi bạn cảm thấy hài lòng.
6. Khi được hỏi về mức lương mà bạn mong muốn.