Các thểloạiEvent
Đằng sau một khái niệm chung chung “Sự kiện” (Event) là cả một thế giới
sôi động của cácthểloại sự kiện với đủ loại hình phục vụ cho những mục
đích khác nhau.
Có rất nhiều sự phân chia các nhóm Event, không có sự phân chia nào mang
tính chính xác vì đây chỉ là những khái niệm mang tính tương đối, nhưng
nhìn chung có thể xếp Event theo các nhóm sau:
- Sự kiện nội bộ công ty (Corporate Events)
- Sự kiện hướng đến khách hàng (Consumer Events)
- Sự kiện mang tính nhà nước, chính phủ (Government Events)
- Sự kiện cộng đồng, sự kiện phi lợi nhuận (Community, Non-profit Events)
- Event của cá nhân (Personal Events)
Hãy cùng Bánh bèo nghiên cứu tính chất, đặc điểm của từng thểloại để rút
ra cái nhìn tổng quan về khối rubic muôn mặt này.
1. Corporate Events
Đối tượng của thểloạiEvent này được xác định dựa trên các mối quan hệ
của công ty như nhân viên, đối tác, đại lý, cổ đông… như Họp mặt
(Meeting), Hội nghị khách hàng (Customer Conference), Họp báo (Press
Conference), Động thổ (Ground Breaking), Khánh thành (Grand Opening),
Tiệc tối (Gala Dinner) cho nhân viên…
Mục đích của cácEvent này có thể là tăng sự gắn kết của các thành viên
công ty (nếu tổ chức cho nhân viên), củng cố hình ảnh của công ty trong mắt
đối tác (nếu tổ chức cho đối tác) hay xây dựng hình ảnh của công ty trên các
phương tiện truyền thông.
2. Consumer Events
Đây là khái niệm dùng để chỉ những Event có mục đích quảng bá thương
hiệu (branding), kích thích mua hàng (boost sales) và tương tác với khách
hàng.
Một số Consumer Events tiêu biểu: Tung sản phẩm (Product Launch), Thi
đấu (Tournament, Contest), Giải trí văn nghệ (Entertaiment, Music show),
Lễ hội (Festive Event), Hội chợ, triển lãm (Trade show, Exhibition), Biểu
diễn thời trang (Fashion show)…
Các thểloại Sự
kiện cơ bản
3. Government Events
Sự kiện dạng này thường do các cơ quan, đoàn thể tổ chức, mang mục đích
chính trị như các buổi hội nghị lớn (Convention), các Festival tầm địa
phương, quốc gia, các lễ tranh cử, tổng tuyển cử…
4. Community, No-profit Events
Sự kiện cộng đồng thường do các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ
thực hiện, hoặc do các công ty thực hiện, mà mục đích nó hướng tới xã hội.
Một số hình thức tiêu biểu là: Sự kiện gây quỹ (Fundraising), các ngày hội vì
môi trường, ngày đi bộ…
5. Event của cá nhân (Personal/Private Events)
Từ lâu tại Việt Nam, người ta hay gọi đám cưới, đám tang là việc hiếu hỷ, và
từ này cũng phản ánh tính chất của cácEvent dạng này: Dành cho cá nhân
một người nào đó. Personal Event bao gồm đám cưới, đám tang (Funeral),
sinh nhật, kỷ niệm một dịp nào đó (anniversary) hay ăn mừng điều gì đó
(Ceremony).
Personal Event ở các nước phương Tây đã được nâng tầm lên khá chuyên
nghiệp, có những công ty chuyên lo đám cưới, có những công ty nhận tổ
chức những buổi tang lễ hoành tráng. Ở Việt Nam, lãnh vực này còn khá sơ
khai, có rất ít Agency chuyên nghiệp đứng ra đảm nhận, có chăng là một vài
đám cưới lớn do những người nhiều tiền thực hiện.
Trên thực tế, một Event có thể là tổng hòa của các sự phân loại trên. Ví dụ
một Fashion show ngoài mang mục đích giải trí có thể mang mục đích gây
quỹ từ thiện, hay một ngày hội Vì môi trường có thể là dịp để một công ty
nào đó khuếch trương thương hiệu của mình.
.
Các thể loại Event
Đằng sau một khái niệm chung chung “Sự kiện” (Event) là cả một thế giới
sôi động của các thể loại sự kiện với đủ loại hình. từng thể loại để rút
ra cái nhìn tổng quan về khối rubic muôn mặt này.
1. Corporate Events
Đối tượng của thể loại Event này được xác định dựa trên các