Cânnhắctrướckhinghỉviệc
Bất ổn xảy ra nơi công sở. Lập tức, trong đầu bạn xuất hiện hai từ “nghỉ việc”. Đó
chỉ là tâm lý phản ứng bình thường nhưng chưa hẳn đã hay. Nếu gặp khó khăn mà
bạn lại nhảy việc, cuối cùng, bạn sẽ không gắn kết với công việc nào lâu dài. Một
số tình huống để bạn tham khảo xem trong trường hợp ấy nên đi hay ở?
Tình huống l: Bạn gây ra một sai lầm rất lớn
Nhập số liệu kế toán không đúng, thông báo cuộc họp khách hàng sai thời gian để
công ty bị hủy hợp đồng
Giải pháp: Đừng thôi việc
Cùng tập thể tìm cách tốt nhất để cứu vãn. Mạnh dạn đối diện với sếp: “Nếu còn
tin, hãy cho tôi cơ hội để chuộc lỗi”. Sau đó, đừng áy náy về lỗi lầm cũ, tập trung
làm việc để lấy lại phong độ.
Tình huống 2: Tôi làm việc ở đây 5 năm mà không được thăng tiến
Lương chẳng xê dịch là bao, vị trí cứ lẹt đẹt dù bạn có cống hiến đáng kể cho công
ty.
Giải pháp: Nên thôi việc sau khi đã hết sức
Mạnh dạn đề nghị tăng lương, tham gia các khóa học nâng cao nghiệp vụ Nếu
vẫn bất động, bạn nên viết đơn xin nghỉ việc. Môi trường mới có thể hợp với bạn
hơn.
Tình huống 3: Không khí trong cơ quan hết thân ái
Thăng tiến, mức lương đánh giá theo năng lực đã đẩy những đồng nghiệp cạnh
tranh với nhau khốc liệt.
Giải pháp: Không nghỉviệc
Cạnh tranh là chuyện tất yếu giúp công ty phát triển. Hãy hòa nhập với môi trường
và cách làm việc mới.
Tình huống 4: Bạn không được lòng sếp
Dù bạn có nhiều năng lực, nhưng ông ấy vẫn cứ “đì” bạn hết ga.
Giải pháp: Nên nghỉviệc
Xét lại mức độ “yêu ghét” ấy có đáng để bạn chịu đựng không? Vì lý do gì mà sếp
không thích. Nếu chỉ vì những điểm không thỏa đáng, bạn nên mạnh dạn nghỉ
việc. Nếu có khả năng, rất nhiều cơ hội đang chờ bạn.
1. "Tôi không có kinh nghiệm trong lĩnh vực mơ ước của tôi". Không
chỉ vì công việc sắp tới sẽ khác những gì bạn đang làm bây giờ, không có nghĩa là
bạn không - hoặc không nhanh chóng có đủ điều kiện để làm việc. Thường
thường, người ta tìm kiếm những gì họ có thể đáp ứng được trong những kỹ năng
thực dụng mà họ luôn luôn có.
Nói chuyện tối thiểu với ba người đang làm công việc mà bạn sắp muốn chuyển
đổi. Tìm ra bạn có những kỹ năng công việc, những bài học huấn luyện và những
kinh nghiệm sống nào, để nhìn thấy bạn có thể đáp ứng được những đòi hỏi của
công việc đến đâu và chỗ nào là những kẽ hở. Sau đó, hãy cùng nhau lên kế hoạch
lắp những kẽ hở ấy.
2. "Tôi quá già để thay đổi công việc vào lúc này". Tuổi tác là điều quan
trọng, nhưng hẳn bạn đã biết câu nói "Trễ còn hơn không"! Nếu cơ hội thay đổi
công việc đang đến gần - mà đó là thực sự là công việc bạn yêu thích thì hãy mạnh
dạn lên! Sau này, bạn sẽ hối tiếc nếu cứ mãi sống chung với công việc mà không
hài lòng vì đã để vụt mất cơ hội quý giá hôm nay.
3. "Tôi đang đấu tranh để một ngày có thể trôi qua. Tôi có thể tìm thấy năng
lượng ở đâu?". Bắt đầu với cái nhìn trực quan, có định hướng mục đích là nguồn
gốc tốt đẹp của sức mạnh. Đừng để sự lo âu hay những cảm xúc không tốt kiểm
soát suy nghĩ và làm tiêu tan năng lượng của bạn. Chăm sóc đến sức khỏe của bạn
và dành thời gian mỗi tuần/lần để vạch ra kế hoạch để đạt được mục tiêu mà bạn
đề ra.
. Cân nhắc trước khi nghỉ việc
Bất ổn xảy ra nơi công sở. Lập tức, trong đầu bạn xuất hiện hai từ nghỉ việc . Đó
chỉ là tâm lý. thôi việc sau khi đã hết sức
Mạnh dạn đề nghị tăng lương, tham gia các khóa học nâng cao nghiệp vụ Nếu
vẫn bất động, bạn nên viết đơn xin nghỉ việc.