1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ quản lý nợ xấu đối với nhóm khách hàng bán lẻ của vietinbank chi nhánh cẩm phả

102 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý nợ xấu đối với nhóm khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Cẩm Phả
Tác giả Đoàn Thị Yến
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hòa
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị An ninh phi truyền thống
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,61 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: cơ sở lý luận về quản lý nợ xấu của của ngân hàng thương mại (0)
    • 1.1 Nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại (18)
      • 1.1.1 Ngân hàng thương mại (18)
      • 1.1.2. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại (18)
      • 1.1.3. Nợ xấu của ngân hàng thương mại (21)
    • 1.2. Quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại (27)
      • 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại (27)
      • 1.2.2. Nội dung quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại (28)
      • 1.2.3 Các ch ỉ tiêu đánh giá quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại (39)
      • 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại (40)
  • CHƯƠNG II: Thực trạng quản lý nợ xấu của nhóm khách hàng cá nhân tại (0)
    • 2.1. Khái quát về Vietinbank – chi nhánh Cẩm Phả (44)
      • 2.1.1. Sơ lƣợc về quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh (0)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh (45)
      • 2.1.3. Các kết quả kinh doanh một số năm gần đây (47)
      • 2.1.4 Hoạt động tín dụng bán lẻ của Chi nhánh (0)
    • 2.2. Thực trạng quản lý nợ xấu của nhóm khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Cẩm Phả thời gian qua (0)
      • 2.2.1. Thực trạng nội dung quản lý nợ xấu của nhóm khách hàng cá nhân tại (0)
      • 2.2.2. Đánh giá quản lý nợ xấu của nhóm khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Cẩm Phả qua các tiêu chí (0)
      • 2.3.1. Những mặt đạt đƣợc (76)
      • 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân (77)
  • CHƯƠNG III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu của khối khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Cẩ m Phả (0)
    • 3.1. Định hướng phát triển của Vietinbank chi nhánh Cẩm Phả và công tác quản lý nợ xấu (81)
      • 3.1.1 Định hướng phát triển của Vietinbank chi nhánh Cẩm Phả (81)
      • 3.1.2 Định hướng công tác quản lý nợ xấu của Chi nhánh (82)
    • 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại Vietinbank chi nhánh Cẩm Phả (83)
      • 3.2.1 Giải pháp tăng cường nhận diện nợ xấu (83)
      • 3.2.2 Tăng cường các biện pháp ngăn ngừa nợ xấu (86)
      • 3.2.3 Hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu (88)
      • 3.2.4 Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực (0)
    • 3.3. Một số kiến nghị (95)
      • 3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước (95)
      • 3.3.2. Kiến nghị đối với Hội sở (96)
    • ảng 2.5. T lệ nợ quá hạn trong tín dụng nhóm khách hàng cá nhân của (0)
    • ảng 2.6. T lệ nợ xấu tro ng t n d ụng nhóm khách hàng cá nhân của Vietinbank Cẩ m Phả giai đoạn 2015 - 2018 (0)
    • ảng 2.7. Tr ch lập dự ph ng rủ i ro đối với khách hàng cá nhân (0)

Nội dung

cơ sở lý luận về quản lý nợ xấu của của ngân hàng thương mại

Nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế Tùy thuộc vào tính chất và mục tiêu hoạt động cũng nhƣ sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, Ngân hàng bao gồm Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng ch nh sách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình Ngân hàng khác, trong đó Ngân hàng thương mại thường chiếm t trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các Ngân hàng Ngân hàng thương mại được xem là một trung gian tài chính có chức năng dẫn vốn từ nơi có khả năng cung ứng vốn đến những nơi có nhu cầu về vốn nhằm tạo điều kiện cho đầu tƣ phát triển kinh tế

Tại Việt Nam, theo khoản 3 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (Luật số 47/2010/QH12 ngày 29/6/2010) thì “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng đƣợc thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận” Trong đó, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán

Từng thời kỳ, giai đoạn phát triển khác nhau mà Ngân hàng thương mại được định nghĩa theo những khái niệm khác nhau, tuy nhiên, tựu chung lại, ngân hàng thương mại được hiểu một cách khái quát nhất là: một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh về tiền tệ với hoạt động thường xuyên là huy động vốn, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cung cấp các dịch vụ tài chính và các hoạt động khác có liên quan

1.1.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Khái niệm tín dụng đã xuất hiện từ rất lâu, nó xuất phát từ gốc la tinh CREDITUM có nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm hay chính là lòng tin Theo cách biểu hiện này thì tín dụng là quan hệ vay vốn lẫn nhau dựa trên sự tin tưởng số vốn đó sẽ được hoàn trả vào một thời điểm xác định trong tương lai

Trong luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, tại khoản 14 điều 4 cũng quy định rõ: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”

Mối quan hệ tín dụng bao gồm 2 mặt cơ bản là quan hệ cho vay và quan hệ hoàn trả đƣợc thể hiện nhƣ sau :

(1) Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định

Giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, hàng hóa, máy móc, thiết bị, bất động sản

(2) Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định, khi hết thời gian sử dụng theo thỏa thuận người đi vay phải trả cho người cho vay Thông thường, giá trị khi hoàn trả lớn hơn giá trị cho vay, nói cách khác người đi vay phải trả thêm một phần lợi tức

Khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường, hoạt động của NHTM cũng giống nhƣ các doanh nghiệp khác đều chịu tác động của các quy luật kinh tế Điều này đ i hỏi các sản phẩm mà Ngân hàng cung ứng ra thị trường phải ngày càng đa dạng và phong phú phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhƣng vẫn phải đảm bảo đƣợc yêu cầu an toàn Chính vì vậy cần tiến hành phân loại tín dụng để có thể sử dụng và quản lý tín dụng có hiệu quả

- Căn cứ vào thời hạn tín dụng thông thường phân thành: Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn và tín dụng dài hạn

+ Tín dụng ngắn hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn không quá 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân

+ Tín dụng trung hạn: Là các khoản vay có thời hạn từ 12 tháng đến 5 năm

Tín dụng trung hạn thường được để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, xây dựng các dự án quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh Trong nông nghiệp, chủ yếu cho vay là để đầu tƣ vào các đối tƣợng xây dựng các vườn cây công nghiệp

+ Tín dụng dài hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn trên 5 năm Mục đ ch sử dụng vốn vay gần nhƣ t n dụng trung hạn nhƣng với quy mô lớn, thời hạn thu hồi vốn lâu hơn

- Căn cứ vào mục đ ch cho vay có: T n dụng bất động sản, tín dụng công nghiệp và thương mại…

+ Tín dụng bất động sản là loại tín dụng có liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản

+ Tín dụng công nghiệp và thương mại là loại tín dụng ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ

+ Tín dụng nông nghiệp là loại tín dụng cho vay để trang trải các chi phí s ản xuất nhƣ phân bón, giống cây

+ Cho vay các định chế tài chính bao gồm các khoản tín dụng cho các Ngân hàng, các công ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng và các định chế tài chính khác

+ Cho vay cá nhân là loại cho vay đáp ứng các nhu cầu chi tiêu

+ Cho thuê bao gồm cho thuê tài chính và cho thuê vận hành

- Căn cứ vào mức độ tín nhiệm với khách hàng có: Tín dụng không bảo đảm và tín dụng có bảo đảm

+ Tín dụng không bảo đảm là loại tín dụng không có tài s ản thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba

+ Tín dụng có bảo đảm là loại cho vay dựa trên việc thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh

- Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn: Tín dụng vốn lưu động và tín dụng vốn cố định

+ Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được cung cấp để bổ sung vốn lưu động cho các khách hàng vay vốn trong khi nguồn vốn tự có của họ không đủ để thực hiện phương án s ản xuất kinh doanh

+ Tín dụng vốn cố định là loại tín dụng đƣợc cấp bổ sung để hình thành nên TSCĐ cho các khách hàng vay vốn trong khi các nguồn vốn khác không đủ để thực hiện dự án Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng : Tín dụng bằng tiền và tín dụng bằng tài sản

+ Tín dụng bằng tiền : Là loại tín dụng mà hình thái giá trị của tín dụng đƣợc cấp bằng tiền

+ Tín dụng bằng tài sản : Là tín dụng mà hình thái giá trị của tín dụng đƣợc cấp bằng tài sản Đối với NHTM thì hình thức tín dụng này thể hiện chủ yếu dưới hình thức tín dụng thuê mua

Căn cứ vào phương pháp cho vay Dựa vào căn cứ này tín dụng được chia làm hai loại là tín dụng trực tiếp và tín dụng gián tiếp

+ Tín dụng trực tiếp : Là loại tín dụng mà người vay trực tiếp nhận tiền vay và trực tiếp hoàn trả nợ vay cho NHTM

+ Tín dụng gián tiếp : Là loại tín dụng mà quan hệ tín dụng thông qua hay liên quan đến người thứ ba

Căn cứ vào phương pháp hoàn trả : Tín dụng trả góp, tín dụng phi trả góp và tín dụng trả theo yêu cầu

Quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại

Quản lý nợ xấu bao gồm quá trình xây dựng và thực thi các chiến lƣợc, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng của ngân hàng nhằm đạt đƣợc các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; trong đó tăng cường các biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế phát sinh nợ xấu, đi kèm với việc xử lý các khoản nợ xấu đã phát sinh nhằm phù hợp đối với mục tiêu trong từng giai đoạn của mỗi ngân hàng

Mục tiêu của quản lý nợ xấu tại mỗi ngân hàng và các thời điểm khác nhau là khác nhau Tuy nhiên, theo một cách chung nhất thì mục tiêu của quản lý nợ xấu trong bất kỳ hoàn cảnh nào và đối với bất kỳ ngân hàng nào thì đó ch nh là việc phải xây dựng và thực thi đƣợc một qui chế, chính sách sàng lọc khách hàng phù hợp với từng thời kỳ sao cho phải hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro không thể thu hồi được của các khoản cho vay mà không ảnh hưởng tới mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng

Cụ thể, mục tiêu quản lý nợ xấu gồm:

- Bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh: một khi t lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao, vượt quá giới hạn an toàn, uy tín của ngân hàng thương mại sẽ bị giảm sút đồng thời với việc gia tăng chi ph (chi ph trả lãi tiền gửi, chi phí quản lý nợ xấu, chi phí trích lập dự phòng rủi ro, và các chi phí khác liên quan) s ẽ ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của ngân hàng Do đó, một trong những mục tiêu hàng đầu của quản lý nợ xấu là bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh, hạn chế đến mức thấp nhất việc thất thoát nguồn vốn của các ngân hàng thương mại

- Quản lý khách hàng: một khi công tác quản lý khách hàng (quản lý dòng tiền, kiểm tra và giám sát quá trình s ử dụng vốn, quản lý tài sản đảm bảo,…) đƣợc thực hiện tốt thì nợ quá hạn, nợ xấu do nguyên nhân chủ quan sẽ không xảy ra Do đó, mục tiêu quản lý nợ xấu nhằm quản lý khách hàng mà cụ thể là quản lý khoản tín dụng cấp cho khách hàng

- Tuân thủ các tiêu chí thẩm định và các điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng: việc quản lý nợ xấu nhằm xử lý và ngăn ngừa các khoản nợ xấu phát sinh Để hạn chế thấp nhất các khoản nợ xấu phát sinh, các ngân hàng thương mại khi thực hiện cấp tín dụng phải tuân theo các chuẩn mực cấp tín dụng hiện hành, đảm bảo thu hồi đƣợc nguồn vốn và mang lại lợi nhuận Do đó, thông qua việc quản lý nợ xấu, ngân hàng thương mại tìm ra nguyên nhân phát sinh nợ xấu từ đó đƣa ra các biện pháp chế tài phù hợp, qua đó đảm bảo việc tuân thủ các tiêu chí thẩm định và các điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng

1.2.2 Nội dung quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại

(i) Nhận biết và phân loại nợ xấu Nhận biết nợ xấu là bước đầu tiên trong quá trình quản lý nợ xấu ngân hàng, mà trong đó NHTM sẽ căn cứ vào một số tiêu thức nhất định để nhận diện hoặc xác định khoản nợ đó có phải là nợ xấu hay không Để nhận biết các khoản nợ xấu, mỗi quốc gia với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính khác nhau s ẽ có những quan điểm khác nhau Một số tiêu ch thường được các NHTM sử dụng trong việc nhận biết nợ xấu là:

Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) : Theo BIS có thể nhận diện nợ xấu thông qua ít nhất là một trong hai dấu hiệu sau:

- Khoản nợ đó quá hạn ít nhất 90 ngày

- Có dấu hiệu rõ rệt cho thấy khả năng tài ch nh của khách hàng đang bị giảm sút gây nguy hại đến việc trả nợ ngân hàng

Nhƣ vậy, mặc dù mỗi khoản cho vay có vấn đề đều mang những nét đặc thù riêng nhƣng chúng đều có những nét chung góp phần cảnh báo cho ngân hàng vấn để rắc rối đã bắt đầu nảy sinh Và cơ sở để nhận diện nợ xấu là dựa vào thời gian quá hạn trả nợ trên 90 ngày hoặc khả năng trả nợ là đáng nghi ngờ

Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) : Để có thể nhận diện nợ xấu FDIC dựa vào những dấu hiệu sau đây:

Nhóm các dấu hiệu liên quan đến nghĩa vụ với ngân hàng

- Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc khách hàng không muốn trả nợ hoặc do việc tiêu thụ hàng, thu hồi công nợ chậm hơn dự tính

- Việc thanh toán tiền không đúng kế hoạch

- Những kế hoạch trả nợ mà người vay đã cam kết liên tục bị phá vỡ Kì hạn của khoản cho vay bị thay đổi liên tục và khách hàng luôn yêu cầu đƣợc gia hạn nợ

- Các số liệu và tài liệu cần thiết không đƣợc kê khai chính xác và nộp theo đúng kế hoạch :

- Các tài liệu quan trọng đƣợc yêu cầu nộp cho ngân hàng nhƣ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh , báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh các báo cáo tài ch nh…luôn bị trì hoãn một cách bất thường hay không có sự giải thích của người vay Ngân hàng có s ự nghi ngờ về số liệu kê khai, hay số liệu về doanh thu và dòng tiền thực tế có sự chênh lệch khá lớn so với mức dự kiến khi khách hàng xin vay

- Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản đảm bảo bị giảm sút so với định giá khi cho vay Có dấu hiệu tài sản đã cho người khác thuê, bán hay trao đổi hoặc đã biến mất không còn tồn tại

Nhóm các dấu hiệu liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng

- Những thay đổi bất thường trong phương pháp mà người vay sử dụng như phương pháp để tính khấu hao TSCĐ, trả tiền lương, t nh giá trị hàng tồn kho, tính thuế…

- Thị giá cổ phiếu trên thị trường có những thay đổi bất thường, có thể rõ nguyên nhân hoặc chƣa rõ nguyên nhân nhƣng những thay đổi này theo chiều hướng không có lợi cho doanh nghiệp vay vốn

- Những thay đổi bất thường ngoài dự kiến và không giải th ch được trong số dƣ tiền gửi của khách hàng

- Khách hàng hoạt động thua lỗ trong một hoặc nhiều năm, đặc biệt thể hiện thông qua chỉ số lợi nhuận ròng trên tài s ản của người vay (ROA), lợi nhuận ròng trên vốn cổ phần ( ROE) hay thu nhập trước trả lãi và thuế (EBIT)

- Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn của người vay như t lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, t lệ nợ phải trả trên tổng tài sản, khả năng thanh khoản hay mức độ hoạt động

Thực trạng quản lý nợ xấu của nhóm khách hàng cá nhân tại

Khái quát về Vietinbank – chi nhánh Cẩm Phả

2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh

Vietinbank Cẩm Phả đƣợc thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1967

Những năm trước năm 1967 NH Cẩm Phả chỉ là phòng thu của cụm liên huyện Từ năm 1967 đến năm 1988 NH Cẩm Phả thực hiện chức năng của NHNN Từ tháng 6 năm 1988 đến nay thực hiện chức năng của một NHTMNN Là NHTMNN đƣợc thành lập theo nghị định số 53 HĐ T và đƣợc thành lập lại theo Quyết đinh số 280/

QĐ - NH ngày 15/10/ 1996 của thống đốc NHNN, hoạt động theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHTMNN

Với nhiệm vụ chủ yếu là huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, đồng thời thực hiện các nghiệp vụ của NH khác

Kể từ ngày thành lập đến nay, hoạt động của Vietinbank Cẩm Phả không ngừng phát triển theo định hướng ổn định, an toàn hiệu quả và phát triển cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng, địa bàn hoạt động cũng như cơ cấu mạng lưới, tổ chức bộ máy Từ năm 1993 đến nay hoạt động của chi nhánh Vietinbank Cẩm Phả - Quảng Ninh tăng trưởng mạnh mẽ Cụ thể đã đạt được những thành tích:

-Năm 1993: Là đơn vị xuất sắc của chi nhánh Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh

-1990-2000: Đạt thành tích xuất sắc thi đua 10 năm đổi mới

-2006-2010 : Đạt danh hiệu doanh nghiệp giỏi - UBND huyện Cẩm Phả công nhận

Trong hơn 45 năm hoạt động, Vietinbank Cẩm Phả đã khẳng định đƣợc chỗ đứng của mình trong địa bàn hoạt động là huyện Cẩm Phả, nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong huyện Ngân hàng có một đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ và sự tận tụy đối với nghề

Ngân hàng đã xây dựng đƣợc hình ảnh một tổ chức tín dụng uy tín, phục vụ các nhu cầu và hỗ trợ phát triển các hoạt đông sản xuất kinh doanh, đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện

Do VietinBank Chi nhánh Cẩm Phả là một chi nhánh trực thuộc VietinBank nên Chi nhánh cung cấp những sản phẩm dịch vụ của hệ thống Vietin ank, theo đó, các sản phẩm dịch vụ chính là:

- Tiền gửi : Tài khoản của Quý khách mở tại VietinBank sẽ đƣợc quản lý an toàn, chính xác và bảo mật Tiền trong tài khoản đƣợc sinh lời với mức lãi suất hấp dẫn

- Cho vay: VietinBank cung cấp các giải pháp tài ch nh đa dạng, linh hoạt giúp đáp ứng nhanh chóng, hiệu quả nhu cầu của khách hàng

- Dịch vụ thanh toán & Quản lý dòng tiền: VietinBank cung cấp đa dạng kênh giao dịch, đáp ứng tối ƣu mọi nhu cầu thanh toán và quản lý dòng tiền của Doanh nghiệp

- Dịch vụ chuyển tiền trong nước VND: Đáp ứng nhu cầu: chuyển tiền bằng đồng Việt Nam trên toàn lãnh thổ Việt Nam

- Dịch vụ chuyển tiền nước ngoài: Đáp ứng nhu cầu: chuyển tiền cho người thân, bạn bè hoặc đối tác… ra nước ngoài

- Thanh toán quốc tế & Tài trợ thương mại: VietinBank cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đa dạng, hiện đại phục vụ nhu cầu thanh toán, tài trợ, bảo lãnh của các khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu

- Kinh doanh ngoại tệ & Sản phẩm phái sinh: VietinBank cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhanh chóng, kịp thời nhu cầu ngoại tệ đồng thời hỗ trợ Doanh nghiệp chủ động kiểm soát rủi ro t giá

- Dịch vụ Ngân hàng điện tử: Kênh giao dịch hiện đại của VietinBank cho phép Doanh nghiệp thực hiện giao dịch tài chính và quản lý tài khoản mọi lúc, mọi nơi

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh

Sang năm 2013, theo xu hướng phát triển ngân hàng bán lẻ, Viettinbank đã chuyển đổi sang mô hình mới để tập trung mũi nhọn vào dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Trong đợt chuyển đổi mô hình lần này, tập trung vào những thay đổi lớn liên quan đến mảng bán lẻ nhƣ: KBL quản lý theo ngành dọc, mỗi CN có 1 Phó giám đốc chuyên trách chịu trách nhiệm về bán lẻ và báo cáo định hướng khối bán lẻ cho Giám đốc Khối bán lẻ chịu sự quản lý trực tiếp của khối bán lẻ Hội sở Tại các Chi nhánh có lực lƣợng thẩm định chuyên trách; kinh doanh theo phân khúc khách hàng; điều chỉnh lại không gian, mặt bằng CN và phòng giao dịch (PGD); Xây dựng văn hoá bán hàng của Chi nhánh Tại phòng khách hàng bán lẻ có bộ phận thẩm định, bộ phận chuyên trách về doanh nghiệp vi mô và có bộ phận khác hàng cá nhân Theo đó, bộ phận quan hệ khách hàng vi mô và quan hệ khách hàng cá nhân khi tiếp nhận hồ sơ ban đầu của khách hàng sẽ đánh giá khách hàng ban đầu, nếu thông qua sẽ gửi hồ sơ cho phòng thẩm định Nếu khách hàng đủ điều kiện vay vốn sẽ gửi lên lãnh đạo thẩm định

Với khoản vay < 1 t sẽ do lãnh đạo phòng GD phê duyệt, từ 1 đến 3 t do PGĐ khối bán lẻ phê duyệt và >3 t do Hội sở phê duyệt Tiếp theo, sẽ có bộ phận hỗ trợ tín dụng rà soát lại mới ký kết hợp đồng với khách hàng Phòng giao dịch có quyền giải ngân với các khoản vay từ 500 trở xuống còn lại phải qua bộ phận hỗ trợ tín dụng Tại Viettinbank đã thành lập trung tâm tiền tệ quản lý tài sản bảo đảm, hàng ngày s ẽ đến từng phòng giao dịch để kiểm tra chứng từ TS Đ Đây là những điểm mới trong chuyển đổi mô hình tại Viettinbank

Hình 2.1 Hình tổ chức Vietinbank Chi nhánh Cẩm Phả

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – Vietinbank Chi nhánh Cẩm Phả

2.1.3 Các kết quả kinh doanh một số năm gần đây

(i) Tình hình huy động vốn Những năm qua, lãi suất trên thị trường được giữ ổn định và có xu hướng giảm, đặc biệt với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực đƣợc Chính phủ ƣu tiên khuyến khích Do đó, kết quả huy động vốn của Chi nhánh những năm qua cũng đạt đƣợc tín hiệu khả quan

Hình 2.2: Tình hình huy động vốn và dƣ nợ của VTB Cẩm Phả từ 2015 – 2018

Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động của VTB Cẩm Phả

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu của khối khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Cẩ m Phả

Định hướng phát triển của Vietinbank chi nhánh Cẩm Phả và công tác quản lý nợ xấu

VIETINBANK CHI NHÁNH CẨM PHẢ

3.1 Định hướng phát triển của Vietinbank chi nhánh Cẩm Phả và công tác quản lý nợ xấu

3.1.1 Định hướng phát triển của Vietinbank chi nhánh Cẩm Phả

Những năm tới đây, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức (đặc biệt là ngành than), mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng TMCP ngày càng cao Do đó, Chi nhánh đã đặt ra các nhiệm vụ cụ thể trong năm

(i) 05 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2019:

- Một là: Tận dụng tối đa những cơ hội từ thị trường phấn đấu trở thành ngân hàng đứng đầu địa bàn về hiệu quả hoạt động

- Hai là: Giữ vững hạng chi nhánh (chi nhánh hạng 2)

- Ba là: Thị phần huy động vốn, thị phần tín dụng đứng đầu địa bàn Cẩm Phả

- Bốn là: T trọng tổng thu ròng từ hoạt động bán lẻ tiệm cận 65%; t lệ dƣ nợ bán lẻ > 65%

- Năm là: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ (ii) Nhiệm vụ KHKD trong năm 2019:

- Nỗ lực triển khai KHKD ngày từ những ngày đầu tháng đầu, phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra: Tăng trưởng tín dụng tối đa 27%; Tăng trưởng huy động vốn tối thiểu 19% Cụ thể các chỉ tiêu như sau:

+ Dƣ nợ tín dụng đến 31/12/2019 đạt: 1.500 t đồng (Trong đó cho vay doanh nghiệp đạt 700 t đồng; cho vay khách hàng cá nhân đạt 800 t đồng) + NIM tín dụng 2,33%

+ Huy động vốn cuối kỳ đến 31/12/2019 đạt: 6.000 t đồng (trong đó HĐV Khách hàng TCKT đạt 2.500 t đồng; HĐV khách hàng Cá nhân đạt 4.500 t đồng)

+ Thu DVR đạt 19,5 t đồng + Thu KDNT đạt 20 t đồng + LNTT đạt 158.5 t đồng

- Giao định mức chi phí quản lý công vụ năm 2019 cho các đơn vị kinh doanh trực tiếp để các đơn vị chủ động trong công tác tiếp thị bảo đảm duy trì và tăng trưởng quy mô của đơn vị

- Triển khai đồng bộ thường xuyên, liên tục cơ chế động lực, phát động phong trào thi đua tạo bước chuyển đột phá trong hoạt động ngân hàng bán lẻ, chú trọng phát triển và gia tăng các nguồn thu dịch vụ bằng các cơ chế khuyến kh ch đủ mạnh cho người lao động tham gia với mục tiêu Chi nhánh hoàn thành tốt nhất các chỉ tiêu KHKD năm 2019

(iii) Về công tác quản trị điều hành:

- Tiếp tục xây dựng chương trình công tác định kỳ, bám sát triển khai các nội dung trong chương trình công tác và cập nhật tiến độ cũng như kết quả thực hiện

- Thực hiện rà soát, đánh giá hiện trạng nhân sự ở các khối/phòng/vị tr để đề xuất nhu cầu bổ sung, luân chuyển lao động cho phù hợp và ƣu tiên cho khối quản lý khách hàng Xây dựng kế hoạch bố trí sắp xếp lao động theo hướng tập trung nhân sự cho các bộ phận bán hàng và gắn với khả năng thực hiện lợi nhuận

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy trình nghiệp vụ, nội quy lao động

- Công tác phát triển mạng lưới: Mở thêm 1 phòng giao dịch trên địa bàn

- Công tác bảo trì tài sản: Thực hiện triển khai bảo trì bảo dƣỡng hệ thống điều hòa, hệ thống điện trạm biến áp, thang máy Trụ sở chi nhánh

3.1.2 Định hướng công tác quản lý nợ xấu của Chi nhánh

- Thực hiện mục tiêu phương châm kinh doanh “tăng trưởng bền vững-chất lượng

- hiệu quả - an toàn” trên nguyên tắc đảm bảo công tác tín dụng an toàn và hiệu quả

- Chủ động gắn tăng trưởng tín dụng với kiểm soát chất lượng tín dụng; tăng t trọng tín dụng bán lẻ, cho vay ngắn hạn, tài trợ thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu, nâng t trọng cho vay có TS Đ, đảm bảo giải ngân đúng tiến độ các dự án đồng tài trợ đã ký với các chi nhánh thành viên; chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của VTB về giao dịch giới hạn tín dụng và các quy định trong trong quy trình dịch vụ

- Thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý tín dụng, phấn đấu giảm t lệ nợ xấu dưới 2%, tiếp tục thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ

- Kiên quyết không cho vay đối với những khách hàng yếu kém, làm ăn không hiệu quả, chây ỳ trả nợ, hoạt động thiếu minh bạch…

- Thực hiện đúng quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy chế ủy quyền phán quyết và các giới hạn, cơ cấu tín dụng đã đề ra Đảm bảo thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn điều kiện tín dụng cho vay Tăng cường công tác kiểm tra tín dụng ở tất cả các khâu trước, trong và sau khi cho vay nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất

- Thường xuyên đánh giá, phân tích thực trạng các khoản vay, đặc biệt là các khoản nợ quá hạn, các khoản vay có tiềm ẩn rủi ro Chủ động tiếp cận với ngành, các tổng công ty, chính quyền địa phương cấp quận, huyện và thành phố để nắm kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương cấp quận, huyện và thành phố

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án, các khoản vay; tăng cường giám sát hoạt động đảm bảo tính tuân thủ và cẩn trọng đặc biệt đối với hoạt động tín dụng

- Tập trung đánh giá và phân t ch khách hàng hoạt động tại chi nhánh, kể cả các khách hàng không hoạt động tiền gửi để có chính sách thu hút khách hàng về hoạt động khép kín tại chi nhánh.

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại Vietinbank chi nhánh Cẩm Phả

3.2.1 Giải pháp tăng cường nhận diện nợ xấu

(i) Hoàn thiện và nâng cao hệ thống thông tin của Ngân hàng Để thực hiện đƣợc tốt công tác nhận diện nợ xấu thì cần phải có hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác, cập nhật, kịp thời Thông tin đảm bảo yêu cầu sẽ giúp việc thẩm định có đƣợc những quyết định phù hợp Vì vậy nâng cao chất lƣợng thông tin là vấn đề mà Chi nhánh cần quan tâm Nội dung của công việc này là:

- Tiến hành thu thập thông tin về khách hàng từ tất cả các kênh: trung tâm thông tin tín dụng, từ nguồn thông tin nội bộ, từ Internet Chi nhánh cũng cần nắm được xu hướng phát triển đối với các lĩnh vực, ngành nghề cho vay Trên cơ sở đó tập hợp, phân t ch và đánh giá mức độ rủi ro có thể xảy ra, có cơ s ở tính toán xác định hạn mức rủi ro, quản lý và xử lý rủi ro cho phù hợp với thực tiễn hoạt động

- Tổ chức hệ thống thông tin quản lý phải đạt đƣợc các yêu cầu đối với quản trị doanh nghiệp, đó là thông tin thông suốt từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên, kịp thời, ch nh xác, đầy đủ, cập nhật Quản trị mạng theo mô hình Ngân hàng hiện đại, an toàn, bảo mật

(ii) Bổ sung các dấu hiệu nhận diện nợ xấu Trong nhận diện nợ xấu, Chi nhánh sử dụng phương pháp nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ, các số liệu thống kê để đánh giá xu hướng của các tổn thất và cho phép ngân hàng phân tích các nguyên nhân, thời điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro Khi có một số lượng đủ lớn các dữ liệu về tổn thất trong quá khứ, ngân hàng dùng các thông tin này dự báo các chi phí tổn thất và lập quỹ dự phòng rủi ro Tuy nhiên, tại Chi nhánh việc thực hiện phân tích nguyên nhân, thời điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro còn rất hạn chế chỉ mang tính hình thức Trong thời gian tới, ngân hàng cần thực hiện phân tích các nguyên nhân dẫn tới rủi ro nhƣ:

Trình độ quản lý yếu kém, thiếu kinh nghiệm; Sử dụng vốn sai mục đ ch; Tình hình tài chính khách hàng yếu kém, thiếu minh bạch; Khách hàng không có thiện chí trả nợ,… Để có những biện pháp hạn chế rủi ro phù hợp

NH phát hiện s ớm các RRTD dựa trên một số dấu hiệu cảnh báo nhƣ:

Tốc độ tăng trưởng t n dụng cao trong khi lực lượng cán bộ t n dụng t, tình hình cho v ay tập trung quá nhiều vào một số khách hàng lớn, các khách hàn g đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm có thể ảnh hưởng đ ến khả năng thu h ồi nợ, khách hàn g có tình hình tài ch nh y ếu, khả năng SXKD kém hiệu quả của mộ t nhóm khách hàng thuộc cùng một lĩnh vực hoạt đ ộng kinh doanh

Ngoài ra, c n có thêm một số dấu hiệu cảnh báo khác nh ƣ: T lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản quá thấp, quá coi trọng giá trị của TSĐ khi xem xét cho vay, khách h àng liên quan đến các vụ kiện, khi cấp t n dụng NH quá coi trọng đến thương hiệu của khách hàng, nhất là khách hàng truyền thống – dẫn đến chủ q uan và lơ là, thiếu chặt chẽ trong kh âu thẩm định, thực hiện việc gia hạn nợ kh ông đủ điều kiện nhằm đạt ch ỉ tiêu thấp về t lệ nợ qu á hạn, khô ng báo cáo kịp th ời các yếu tố phát sin h, liên quan đến chất lƣợng khoản vay

(iii) Tiếp tục thực hiện quy trình thẩm định 2 giai đoạn, theo đó Chi nhánh s ẽ thẩm định sơ bộ về khách hàng trước khi tiến hành thẩm định kỹ lưỡng về phương án tài ch nh, phương án trả nợ vốn vay của dự án Quy trình thẩm định 2 giai đoạn nhƣ trên sẽ cho phép loại bỏ một số lƣợng đáng kể các dự án không thuộc đối tƣợng hoặc không đủ điều kiện vay vốn, giúp cho cả Chi nhánh và khách hàng tránh đƣợc sự lãng phí về thời gian và công s ức do không ph ải lập (đối với khách hàng) hoặc thẩm định (đối với Chi nhánh) các dự án đó Tuy nhiên, quá trình thẩm định cần đƣợc tổ chức theo hình thức chuyên môn hóa nhiều hơn, sử dụng những công cụ, phương tiện hiện đại để rút ngắn thời gian thẩm định và nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định Về nội dung thẩm định, cần hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích tài chính của dự án một cách đầy đủ và toàn diện Cụ thể: Đối với hiệu quả tài chính của dự án: Ngoài 4 chỉ tiêu cơ bản hiện đang đƣợc sử dụng (bao gồm: giá trị hiện tại thuần - NPV, t suất hoàn vốn nội tại - IRR, t lệ lợi ích/chi phí - B/C, thời gian hoàn vốn), Chi nhánh cần quy định bổ sung về việc thẩm định một số chỉ tiêu tài ch nh liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của dự án nhƣ: t suất lợi nhuận trên tài s ản (Return On Assets - ROA), t suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu (Return On Equity - ROE), chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án (Debt-Service Coverage Ratio - DSCR)…

(v) Tổ chức phân tích, phân loại nợ xấu theo định kỳ Cán bộ tín dụng phải coi việc phân tích, phân loại nợ xấu là một công việc trọng yếu Đối với từng khoản nợ có vấn đề phải phân tích chi tiết thực trạng tình hình tài chính của khách hàng, tìm ra nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, khả năng tài chính của khách hàng có thể thu nợ đến đâu, tìm hiểu rõ đạo đức và gia cảnh của con nợ Từ đó giúp cán bộ tín dụng nắm đƣợc nguyên nhân phát sinh để có cách giải quyết cho từng đối tƣợng cụ thể

Việc phân tích, phân loại nợ xấu phải tiến hành thường xuyên, liên tục, định kỳ, khi phát hiện ra một sự thay đổi nào phải báo cáo lên trên và phải báo cáo về tình hình xử lý nợ, những khó khăn trong quá trình thực hiện về NHCTVN và NHNN để lấy ý kiến chỉ đạo kịp thời

Ban xử lý nợ của mỗi Chi nhánh cử một vài cán bộ vững vàng nghiệp vụ, thông hiểu từng khách nợ, có kinh nghiệm trong công tác xử lý nợ để kiểm tra, phân tích các khoản nợ xấu Tiến hành phân tích trên nhiều góc độ khác nhau: Theo thành phần kinh tế, theo phương thức cho vay, theo tài s ản bảo đảm, theo mức độ rủi ro để xác định đúng hướng xử lý các khoản nợ đó Đồng thời kiểm tra tính pháp lý hồ sơ đề nghị xử lý nợ của các phòng tín dụng chuyển đến và tập hợp trình lên ban xử lý nợ cấp trên Trình tự này sẽ giúp cho công tác đánh giá ch nh xác, khả thi

3.2.2 Tăng cường các biện pháp ngăn ngừa nợ xấu

(i) Hoàn thiện, thực hiện nghiêm ngặt quy trình tín dụng Việc thực hiện đúng quy trình này s ẽ giúp loại bỏ những rủi ro, giúp quá trình cho vay đƣợc an toàn Trên thực tế ở nhiều chi nhánh vẫn chƣa thực hiện đúng quy trình này Để thực hiện quy trình này một cách nghiêm túc hơn Chi nhánh cần:

- an hành đầy đủ các quy trình nghiệp vụ và có hướng dẫn thực hiện cụ thể đồng thời quán triệt đến từng từng chi nhánh, từng cán bộ Chi nhánh nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng nhận thức đầy đủ tính cấp thiết, lợi ích của việc ngăn ngừa phát sinh nợ xấu

- Quy định về nhiệm vụ, phân công trách nhiệm, xác định rõ quan hệ điều hành từ Chi nhánh chính xuống cơ sở Phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng cấp, từng cá nhân Xác định lại thẩm quyền phán quyết đối với từng đơn vị, từng bộ phận nhằm nâng cao t nh độc lập và giảm bớt khối lƣợng công việc cho Chi nhánh

- Trên cơ sở trách nhiệm và quyền hạn, cần xử lý nghiêm các trường hợp làm sai quy trình nhằm hạn chế rủi ro trong trường hợp khách hàng và cán bộ tín dụng móc ngoặc với nhau Đồng thời thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá thực hiện và xử lý sau khi thực hiện

Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

NHNN cần quan tâm nhiều hơn đến việc n âng cao chất lƣợng đội ngũ thanh tra, giám sát NH, đảm bảo đủ số lƣợng và chất lƣợ ng, năng lực, kiến thức về h oạt động Ngân hàng, pháp luật, đảm bảo phẩm chất đ ạo đức cần có để hoàn thàn h tốt côn g việc đƣợc giao, tránh tình trạn g cán bộ làm công tác thanh tra kiểm s oát tại các NHNN chƣa từng trải qua công việc thực tế nhƣ hiện nay

NHNN cần phải kiểm tra, giám sát th ƣờng xuyên hoạt động t n dụng của các NHTM (đặc biệt là công tác giám sát từ xa) để phát hiện kịp thời nh ững sai phạm và đƣa ra những ý kiến đ ề xuất và kiến nghị để các NHTM rút kinh nghiệm trong ho ạt động kinh doanh của mìn h

Theo đánh giá về tính khả thi khi yêu cầu các NHTM tuân thủ theo chuẩn Basel II, EY Việt Nam cho rằng, mục tiêu hướng tới chuẩn asel II vào năm 2018 không phải quá xa vời Việc ban hành các quy tắc tính toán vốn theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II không phức tạp mà cái khó là ở các hệ số rủi ro cần đƣợc thiết lập ở Việt Nam ở mức nào là phù hợp Hơn nữa, các NHTM đều đã thực hiện phân tích hiện trạng và đƣa ra lộ trình triển khai Basel II Vì vậy, thách thức lớn nhất hiện nay là việc NHNN cần phải kịp thời ban hành các văn bản theo đúng thời hạn để các NHTM áp dụng; NHNN cần thiết lập các t lệ an toàn ở mức độ phù hợp với mặt bằng các NHTM trong nước và đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng đến hệ thống khi áp dụng các tiêu chuẩn trên

Cần tăng cường sự phối hợp giữa NHNN và các NHTM trong việc xây dựng, triển khai quy định hướng dẫn Basel II nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong quá trình triển khai asel II NHNN cũng nên đƣa ra các văn bản hướng dẫn chi tiết về mặt yêu cầu nội dung để ngân hàng căn cứ thực hiện cũng như có lộ trình triển khai phù hợp, để vừa phù hợp với thực tiễn, vừa đảm bảo hiệu quả của việc áp dụng tiêu chuẩn Basel cho ngân hàng Việt Nam

NHNN tạo điều kiện để các ngân hàng nằm trong danh sách của NHNN lựa chọn để triển khai Basel II cần định kỳ tổ chức hội thảo hoặc các buổi làm việc để trao đổi, rút kinh nghiệm và cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai áp dụng Basel II

3.3.2 Kiến nghị đối với Hội sở

Xu thế hội nhập quốc tế đ i hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu quản trị nói chung và quản trị rủi ro nói riêng theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời mở ra các cơ hội để ngành Ngân hàng có thể tiếp cận nhanh và gần hơn với các chuẩn mực đó VT là một trong những ngân hàng đƣợc NHNN lựa chọn triển khai áp dụng Basel II

Thời kỳ các ngân hàng cạnh tranh tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng về kế hoạch doanh thu, lợi nhuận đã qua, VT hiện nay tập trung vào chất lƣợng tín dụng, hiệu quả quản trị rủi ro và giải quyết nợ xấu Để việc triển khai Basel II diễn ra nhanh và hiệu quả, lãnh đạo VTB cần thay đổi khẩu vị về rủi ro, ƣu tiên và tập trung hoàn thiện về quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng Điều này s ẽ làm cho khoảng cách giữa các chỉ số rủi ro thực tế và mục tiêu basel II gần nhau hơn

VTB cần xây dựng kế hoạch/hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý để hoàn thiện cơ sở dữ liệu, đảm bảo cho việc chạy mô hình rủi ro cho kết quả chính xác nhất đối với từng ngân hàng: Cơ s ở dữ liệu là yếu tố tiên quyết để thực hiện triển khai Basel II, đây cũng là yếu tố quyết định đến sự thành bài của việc thực hiện chuẩn Basel II tại tất cả các ngân hàng Vì vậy, VTB cần thực hiện rà soát, chuẩn hóa lại dữ liệu để chuẩn bị cho việc thực hiện (theo yêu cầu của Basel II, các thông tin/dữ liệu về khách hàng, thông tin về tài sản bảo đảm (bao gồm các biện pháp giảm thiểu rủi ro) phải được lưu trữ trong thời gian từ 3-5 năm; các dữ liệu về nợ xấu phải được lưu trữ từ 5-7 năm)

Ngân hàng cần tăng cường tuyển chọn, đào tạo nhân sự có chất lượng, gắn bó lâu dài với ngân hàng: Trong các nguồn lực cần huy động, chuẩn bị để triển khai asel II, con người là nhân tố quan trọng nhất, bởi nếu không có nguồn nhân lực chất lƣợng thì các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu hiện đại và mô hình phức tạp đến đâu cũng không thể sử dụng hiệu quả nhất Bên cạnh đó, một dự án nói chung và dự án Basel II nói riêng cần khoảng thời gian dài, thông thường tối thiểu 5 năm Vì vậy, các ngân hàng cần có chính sách tuyển dụng các nhân s ự chất lƣợng cao và cam kết gắn bó làm việc lâu dài để thực hiện dự án

Các yêu cầu về tuân thủ Basel II dự kiến đƣợc ban hành trong thời gian tới là một khó khăn cho các ngân hàng, đ i hỏi chi phí triển khai lớn Trong tương lai, chi phí tuân thủ trong lĩnh vực ngân hàng s ẽ tăng cao Chi ph cho triển khai dự án tập trung vào chi ph đầu tƣ hệ thống công nghệ thông tin, chi ph thuê tƣ vấn và chi phí nguồn nhân lực Việc thực hiện Basel II cần chi phí không hề nhỏ VTB cần xây dựng kế hoạch sử dụng chi phí cho dự án đƣợc triển khai trong nhiều năm

VTB có thể học hỏi kinh nghiệm và tận dụng sự hỗ trợ của ch nh đối tác chiến lƣợc của ngân hàng mình – đây đều là những ngân hàng đã đƣợc tìm hiểu, lựa chọn rất kỹ càng, có đủ năng lực và kinh nghiệm trong việc triển khai Basel II

Các công cụ đo lường RRTD là thước đo để đánh giá công tác QTRR TD tại các ngân hàng Vì vậy, việc hoàn thiện các công cụ đo lường RRTD là việc hết sức quan trọng và cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả QTRR TD tại ng ân hàng

Trong thời gian tới, VTB cần ph ải chú trọng hơn nữa đến đầu tƣ công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân t ch, đánh giá, đo lường rủi ro

Thông tin luôn là yếu tố quan trọng phục vụ cho công tác thẩm định, ra quyết định cho vay, đồng thời là cơ sở để NH tiến hành đánh giá và kiểm soát nguồn rủi ro tín dụng Việc xác định đƣợc khả năng tổn thất tín dụng của một khoản cho vay là cơ sở quan trọng để ngân hàng đánh giá đúng năng lực quản lý rủi ro tín dụng của mình, đánh giá đúng năng lực của từng nhân viên và trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng ch nh xác hơn Tuy nhiên, để ƣớc tính chỉ tiêu này, NH phải có cơ sở dữ liệu đầy đủ và được lưu trữ khoa học Vì thế, việc tăng cường đầu tư hệ thống kho dữ liệu thông tin đáp ứng được các yêu cầu đầy đủ, cập nhật ch nh xác và được lưu trữ khoa học sẽ giúp

NH thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro tín dụng nội bộ Ngoài ra, cần phải tổ chức tập huấn, trang bị cho cán bộ về phương pháp tìm kiếm, tra cứu, phân tích thông tin

Ngày đăng: 05/12/2022, 10:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Phân loại nợ của Ngân hàng thế giới - LUẬN văn THẠC sĩ quản lý nợ xấu đối với nhóm khách hàng bán lẻ của vietinbank chi nhánh cẩm phả
Bảng 1.1. Phân loại nợ của Ngân hàng thế giới (Trang 31)
Hình 2.1. Hình tổ chức Vietinbank Chi nhánh Cẩm Phả - LUẬN văn THẠC sĩ quản lý nợ xấu đối với nhóm khách hàng bán lẻ của vietinbank chi nhánh cẩm phả
Hình 2.1. Hình tổ chức Vietinbank Chi nhánh Cẩm Phả (Trang 46)
(i) Tình hình huy động vốn - LUẬN văn THẠC sĩ quản lý nợ xấu đối với nhóm khách hàng bán lẻ của vietinbank chi nhánh cẩm phả
i Tình hình huy động vốn (Trang 47)
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Chi nhánh VTB Cẩm Phả từ 2016 – 2018 - LUẬN văn THẠC sĩ quản lý nợ xấu đối với nhóm khách hàng bán lẻ của vietinbank chi nhánh cẩm phả
Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của Chi nhánh VTB Cẩm Phả từ 2016 – 2018 (Trang 49)
Hình 2.3: Tăng trƣởng dƣ nợ khối bán lẻ của VTB Cẩm Phả - LUẬN văn THẠC sĩ quản lý nợ xấu đối với nhóm khách hàng bán lẻ của vietinbank chi nhánh cẩm phả
Hình 2.3 Tăng trƣởng dƣ nợ khối bán lẻ của VTB Cẩm Phả (Trang 51)
Hình 2.4: Tỷ trọng dƣ nợ khối bán lẻ của VTB Cẩm Phả - LUẬN văn THẠC sĩ quản lý nợ xấu đối với nhóm khách hàng bán lẻ của vietinbank chi nhánh cẩm phả
Hình 2.4 Tỷ trọng dƣ nợ khối bán lẻ của VTB Cẩm Phả (Trang 51)
Bảng 2.2: Cơ cấu dƣ nợ khối bán lẻ của Chi nhánh từ 2015 – 2018 - LUẬN văn THẠC sĩ quản lý nợ xấu đối với nhóm khách hàng bán lẻ của vietinbank chi nhánh cẩm phả
Bảng 2.2 Cơ cấu dƣ nợ khối bán lẻ của Chi nhánh từ 2015 – 2018 (Trang 52)
Hình 2.5. Cơ cấu dƣ nợ tín dụng khối bán lẻ theo thời hạn cho vay - LUẬN văn THẠC sĩ quản lý nợ xấu đối với nhóm khách hàng bán lẻ của vietinbank chi nhánh cẩm phả
Hình 2.5. Cơ cấu dƣ nợ tín dụng khối bán lẻ theo thời hạn cho vay (Trang 53)
Sau khi chấm điểm, dựa trên điểm đạt đƣợc khách hàng (điển hình nhƣ đối với KHCN)  đƣợc đánh giá rủi ro vào một  trong 10  nhóm  theo thang điểm nhƣ sau:  - LUẬN văn THẠC sĩ quản lý nợ xấu đối với nhóm khách hàng bán lẻ của vietinbank chi nhánh cẩm phả
au khi chấm điểm, dựa trên điểm đạt đƣợc khách hàng (điển hình nhƣ đối với KHCN) đƣợc đánh giá rủi ro vào một trong 10 nhóm theo thang điểm nhƣ sau: (Trang 56)
(i) Xây dựng mơ hình quản lý rủi ro tín dụng - LUẬN văn THẠC sĩ quản lý nợ xấu đối với nhóm khách hàng bán lẻ của vietinbank chi nhánh cẩm phả
i Xây dựng mơ hình quản lý rủi ro tín dụng (Trang 57)
Hình 2.7. Quy trình nghiệp vụ tín dụng tại Vietinbank Cẩm Phả - LUẬN văn THẠC sĩ quản lý nợ xấu đối với nhóm khách hàng bán lẻ của vietinbank chi nhánh cẩm phả
Hình 2.7. Quy trình nghiệp vụ tín dụng tại Vietinbank Cẩm Phả (Trang 61)
Hình 2.8: Sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng trong cho vay bán lẻ - LUẬN văn THẠC sĩ quản lý nợ xấu đối với nhóm khách hàng bán lẻ của vietinbank chi nhánh cẩm phả
Hình 2.8 Sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng trong cho vay bán lẻ (Trang 69)
phâ nt ch, đánh giá tình hình thực tế khách hàng phát sinh nợ quá hạn (tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, nguồn thu, hàng tồn kho, các khoản phải thu, dòng tiền...) - LUẬN văn THẠC sĩ quản lý nợ xấu đối với nhóm khách hàng bán lẻ của vietinbank chi nhánh cẩm phả
ph â nt ch, đánh giá tình hình thực tế khách hàng phát sinh nợ quá hạn (tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, nguồn thu, hàng tồn kho, các khoản phải thu, dòng tiền...) (Trang 70)
Bảng 2.5. Tỷ lệ nợ quá hạn trong tín dụng bán lẻ của Vietinbank Cẩm Phả giai đoạn  2015-2018  - LUẬN văn THẠC sĩ quản lý nợ xấu đối với nhóm khách hàng bán lẻ của vietinbank chi nhánh cẩm phả
Bảng 2.5. Tỷ lệ nợ quá hạn trong tín dụng bán lẻ của Vietinbank Cẩm Phả giai đoạn 2015-2018 (Trang 73)
Bảng 2.6. Tỷ lệ nợ xấu trong tín dụng bán lẻ của Vietinbank Cẩm Phả giai đoạn  2015 - 2018  - LUẬN văn THẠC sĩ quản lý nợ xấu đối với nhóm khách hàng bán lẻ của vietinbank chi nhánh cẩm phả
Bảng 2.6. Tỷ lệ nợ xấu trong tín dụng bán lẻ của Vietinbank Cẩm Phả giai đoạn 2015 - 2018 (Trang 74)
Qua bảng số liệu về tr ch lập quỹ dự ph ng rủi ro tn dụng bán lẻ, ta thấy chi nhánh ln  duy trì t   lệ d ự ph ng rủi ro t n  dụng trên tổng d ƣ nợ ở mức khá hợp lý - LUẬN văn THẠC sĩ quản lý nợ xấu đối với nhóm khách hàng bán lẻ của vietinbank chi nhánh cẩm phả
ua bảng số liệu về tr ch lập quỹ dự ph ng rủi ro tn dụng bán lẻ, ta thấy chi nhánh ln duy trì t lệ d ự ph ng rủi ro t n dụng trên tổng d ƣ nợ ở mức khá hợp lý (Trang 75)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w