Khinàobạnhạnhphúc?
Giàu có không làm bạn tăng thêm hạnh phúc, nếu bạn không có nhiều
tiền bằng người khác, hoặc ít có thời giờ dành cho giải trí hơn. Đó là kết
luận từ một nghiên cứu mới về hạnh phúc của các chuyên gia phương
Tây.
Mọi người trong chúng ta ai cũng thích được tăng lương và tăng thu nhập,
nhưng một nghiên cứu mới nhất đã phát hiện rằng trong hơn nửa thế kỷ qua,
khi các nền kinh tế phát triển hơn trước nhiều thì con người vẫn không có vẻ
hạnh phúc hơn. Nói chung, người Mỹ, Nhật và châu Âu không hề hạnh phúc
hơn so với những năm 1950. Phát hiện này khá bất ngờ, vì bất cứ ở thời
điểm nào, người giàu bao giờ cũng nói là họ hạnh phúc hơn người nghèo. Có
đến 37% số người giàu tại Mỹ tuyên bố họ hạnh phúc, trong khi chỉ có 16%
số người nghèo cho biết như vậy. Thống kê này dễ dẫn con người đến suy
nghĩ sai lầm là khi đất nước giàu có hơn và thu nhập tổng thể tăng, cả người
giàu và người nghèo sẽ hạnh phúc hơn. Thực tế chứng minh đây là một kết
luận sai lầm vì có một nghịch lý: một cá nhân sẽ hạnh phúc hơn khi giàu lên
nhưng cả xã hội giàu lên thì chưa chắc xã hội đó đã hạnh phúc hơn.
Đầu năm nay, giáo sư kinh tế Richard Layard của Đại học Kinh tế London
đã có một bài diễn giảng, trong đó sử dụng các yếu tố tâm lý, xã hội và một
số yếu tố khác để cố lý giải nghịch lý trên và ông phát hiện ra một yếu tố
quan trọng: con người có xu hướng điều chỉnh nhanh chóng đối với các thay
đổi trong mức sống. Ông đặt tên cho yếu tố này là H (Habituation). Chính H
đã làm cho tâm trạng hạnh phúc giảm nhanh theo thời gian. Ví dụ, cách đây
30 năm, một mức sống với lò sưởi ở giữa phòng khách được xem là xa xỉ và
mang lại sự hãnh diện, hạnh phúc cho chủ nhân thì nay nó chỉ còn là tiện
nghi cần thiết mà thôi, tính xa xỉ và tâm trạng hạnh phúc không còn nữa.
Một yếu tố quan trọng hơn là con người ngày càng có xu hướng so sánh tài
sản của họ (hoặc thu nhập) với tài sản của người khác, vì vậy tiền bạc nhiều
thôi không đủ đem lại hạnh phúc hơn mà số tiền này còn phải nhiều hơn tiền
của người khác nữa. Phần lớn sinh viên Đại học Harvard nói thẳng rằng họ
thà kiếm được 50.000 USD một năm, trong khi các bạn đồng học chỉ kiếm
được phân nửa số đó, còn hơn là kiếm được 100.000 USD trong khi các bạn
học khác kiếm được 200.000 USD. Câu trả lời này cho thấy yếu tố hơn thua
có vai trò quyết định đối với sự mãn nguyện và hạnh phúc chứ không phải
mức thu nhập.
Các nghiên cứu khác cũng cho thấy con người thường quan tâm đến tương
quan giữa thu nhập của họ và thu nhập của người khác, hơn là thu nhập của
bản thân. Dù kiếm được cả triệu USD một năm nhưng kém hơn bạn đồng
học họ vẫn sẽ không lấy gì làm vui sướng. Vì vậy, niềm vui tăng lương sẽ
biến mất khi họ biết một đồng nghiệp còn tăng lương nhiều hơn. Mổ xẻ vấn
đề này để thấy: mọi nỗ lực của cá nhân để kiếm tiền nhiều hơn sẽ trở thành
vô nghĩa nếu kết quả nỗ lực không bằng kẻ khác. Như vậy, sự không mãn
nguyện này có nguyên nhân từ người thứ ba chứ không phải tự thân.
Tuy nhiên, có tiền và thành công hơn người khác vẫn chưa thể mang lại
hạnh phúc, nếu thời giờ dành cho vui chơi giải trí ít hơn. Trong lĩnh vực giải
trí, yếu tố so sánh nhường chỗ cho tổng thời gian dành cho việc này. Người
ta hạnh phúc hơn khi được nghỉ ngơi nhiều hơn (4 tuần thay vì 2 tuần) mà
không cần so sánh với số thời gian nghỉ của người khác.
. Khi nào bạn hạnh phúc?
Giàu có không làm bạn tăng thêm hạnh phúc, nếu bạn không có nhiều
tiền bằng người khác,. thời
điểm nào, người giàu bao giờ cũng nói là họ hạnh phúc hơn người nghèo. Có
đến 37% số người giàu tại Mỹ tuyên bố họ hạnh phúc, trong khi chỉ có 16%