KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Vàng san, huyện Mường Tè, tỉnh
Hình 4.1 Vị trí địa lý xã Vàng San
Xã Vàng San nằm ở phía Đông của huyện Mường Tè, giáp với 02 xã của huyện Mường Tè và 02 xã của huyện Nậm Nhùn:
- Phía Bắc giáp xã Bum Nưa
- Phía Nam giáp xã Mường Mô (huyện Nậm Nhùn – Lai Châu)
- Phía Tây giáp xã Kan Hồ
- Phía Đông giáp xã Hua Bum (huyện Nậm Nhùn – Lai Châu)
Vàng San có tổng diện tích tự nhiên là 9541.73 ha Toàn xã gồm 08 bản: Vàng San, Nà Phầy, Pắc Pạ; Đán Đón; Sang Sui; Huổi Cuổng; Nậm Sẻ; Nậm Suổng Trung tâm xã được đặt tại bản Vàng San, cách trung tâm huyện khoảng 15 km về phía Bắc Với vị trí như trên Xã Vàng San có tiềm năng và điều kiện thuận lợi để giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội với các xã trong và ngoài huyện.
Xã Vàng San có địa hình khá phức tạp, chủ yếu là vùng đồi núi cao, núi đá, đồi núi đan xen nhau Có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở bị chia cắt mạnh, được cấu tạo bởi những dãy núi cao và các thung lũng, suối nhỏ, hẹp và dốc phân bố trên địa bàn xã Những vùng đất tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, phân tán dọc theo các khe ven suối và thung lũng vùng núi.
Vàng San mang đặc điểm chung của khí hậu vùng miền núi phía bắc, chia làm hai mùa rõ rệt, đó là mùa nóng và lạnh Nhiệt độ trung bình trong năm là 22.9 -26 0 C lượng mưa trung bình là 1500 mm, phân bố không đều giữa các mùa trong năm mưa thường bắt đầu từ tháng 5 - 10, lượng mưa khá lớn nhưng không đồng đều tập trung vào các tháng 7, 8, 9 chiếm 80 - 85 % lượng mưa cả năm Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa này thường có gió mùa đông bắc thời tiết khô hanh, ít mưa, hạn hán rét đậm kéo dài và có sương muối gây rất nhiều khó khăn cho việc sản xuất nông lâm nghiệp, gia súc gia cầm Lượng mưa trung bình từ 1500- 1800mm, nhiệt độ trung bình năm 22,9 0 C, cao nhất trung bình 26 0 C, thấp nhất trung bình 15,44 0 C.
+ Nguồn nước mặt: Được lấy nước từ 1 con suối chính là Nặm Nhọ và rất nhiều khe suối lớn như khe huổi luông, huổi đướng và khe huổi tum , đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
+ Nguồn nước ngầm: Toàn xã chủ yếu sử dụng bể khối và nguồn nước tự chảy trong núi ra.
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên: 9.541,73 ha Trong đó: a.Diện tích đât nông nghiệp 4.858,46 ha
-Đất sản xuất nông nghỉệp: 458,5 ha
- Đất lâm nghiệp có tổng diện tích là: 4.399,96 ha Chiếm 46.1% tổng diện tích đất tự nhiên Trong đó:
-Đất rùng sản xuất: 1.957.37 ha
-Đất rừng phòng hộ: 2.433,59 ha
-Đất nuôi trồng thủy sản: 9 ha b.Đất phi nông nghiệp: 124,82 ha Trong đó:
+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 4,9 ha
+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 0,14 ha
+ Đất có mục đích công cộng: 33.05 ha
-Đất nghĩa trang nghĩa địa: 20,08 ha
-Đất sông, suối và nước mặt chuyên dùng: 44.86 ha c Đất chưa sử dụng:
-Đất bằng chưa sử dụng: 61,43 ha
-Đất đồi núi chưa sử dụng: 4.497,02 ha
- Hiện trạng trên địa bàn xã có 1.957.37 ha rừng sản xuất (năm 2018 tổng diện tích rừng trồng là: 649,4 ha), đây là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển kinh tế của địa phương.
4.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Vàng san, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
4.1.3.1 Tình hình dân số, lao động và việc làm
Xã Vàng San là một xã miền núi của huyện Mường Tè, ngành nghề chủ yếu của người dân trên địa bàn xã vẫn là nông nghiệp Theo quan niệm nhà nhiều con mới làm ra được nhiều của cải, dẫn đến tỉ lệ gia tang dân số tự nhiên cao.
Xã có nguồn lao động dồi dào, vì vậy tỷ lệ thất nghiệp của xã cũng cao Trên địa bàn xã không có ngành thủ công nào cả Hầu hết đều là lao động nông nghiệp
Tính đến tháng 11 năm 2018, xã có tổng số 570 hộ gia đình với 2862 nhân khẩu; gồm 5 dân tộc Thái, Hà Nhì, Mông, Mảng, Kinh cùng sinh sống Trên địa bàn xã dân tộc Thái có số dân đông nhất chiếm 53,3% (tập trung ở ba bản: Nà Phầy, Vàng San, Pắc Pạ); dân tộc Mảng chiếm 31,8% (gồm bản Huổi Cuổng, Nậm Sẻ và Nậm Suổng); dân tộc Hà Nhì chiếm 8,4% (bản Sang Sui); Mông 4,9% (bản Đán Đón); Kinh chiếm 1.06%, dân tộc Nùng chiếm 0,39%, dân tộc Dao chiếm 0.15% Nhìn chung trình độ dân trí trong xã chưa đồng đều, đời sống Nhân dân còn khó khăn.
4.1.3.2 Các chỉ tiêu kinh tế
+ Nông - Lâm nghiệp và Thuỷ sản chiếm 85 %;
+ Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chiếm 15 %.
- Thu nhập bình quân đầu người: 12.000.000đ /năm.
-Số lao động trong độ tuổi 2028/2778 nhân khẩu, số người không tham gia kinh tế là 750 người.
- Cơ cấu lao động 73% lao động nông nghiệp còn lại là ngành nghề khác là 27%.
- Lao động phân theo kiến thức phổ thông tiểu học 15%; trung học cơ sở 40%; trung học phổ thông 45%.
-Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn so với tổng số lao động: + Sơ cấp 10%;
+ Tỷ lệ lao động sau khi đào tạo có việc làm chiếm 68%.
4.1.3.3 Thực trạng phát triển các ngành
Khá phát triển, năm sau cao hơn năm trước Thu nhập bình quân đầu người đạt 12 triệu đồng/người/năm (tháng 6/2018); tỷ lệ giảm nghèo đạt 5%/năm Cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch theo hướng tập trung chủ yếu là trồng lúa nước và hoa màu; chăm nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản được mở rộng; trồng cây công nghiệp(cây Quế, cây Mắc Ca) Nền kinh tế của xã những năm qua được duy trì và có sự tăng trưởng cây công nghiệp (cây Quế, cây Mắc Ca) đang bước đầu triển khai trồng trên địa bàn xã Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng đồng bộ phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, đến nay 100% các bản trong xã có đường xe máy đi được các mùa, 98,2% các bản có điện lưới quốc gia (năm 2018).
-Sản xuất nông - lâm nghiệp:
Thời tiết trong năm qua không thuận lợi có ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nhưng nhân dân đã khắc phục khó khăn để trồng các loại hoa màu trên diện tích đất nông nghiệp và đất soi bãi Tổng diện tích hoa màu đạt 2,5 ha.
+ Công tác bảo vệ rừng đã được thường xuyên được quan tâm Trong năm 2018 không có vụ cháy rừng xảy ra.
- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp - kinh doanh dịch vụ:
Trong năm 2018 số hộ sản xuất kinh doanh ở địa bàn ổn định, tập trung vào các nghề sản xuất phục vụ xây dựng như: Nhôm kính, cửa sắt, đồ mộc gia dụng, đồ điện lạnh, đồ điện tử, dịch vụ vận tải, chế biến lâm sản… Trong đó việc sản xuất đồ mộc vẫn gặp khó khăn trong việc cung cấp nguyên liệu, làm ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất và chất lượng của sản phẩm.
- Công tác chăn nuôi: Chăn nuôi lợn nái, lợn lấy thịt 3600 con, đàn trâu có 987 con, hơn 464 con bò; gia cầm 10760 con; nuôi trồng thủy sản (gồm cá trắm, chép, rô phi) Mở các lớp tập huần hướng dẫn chăn nuôi chăm sóc nên giá trị kinh tế được nâng cao rõ rệt so với những năm trước đây.
4.1.3.4 Cơ sở hạ tầng a) Thực trạng phát triển giao thông
+ Hệ thống giao thông trên địa bàn xã trong những năm qua có những bước phát triển tương đối rõ nét, tạo điều kiện cho vận chuyển hàng hóa, thông thương, giao lưu văn hóa giữa xã với các khu vực phụ cận Đường lớn mới được nâng cấp, tu sửa, nới rộng, toàn xã đã bê tông hoá đường giao thông nông thôn được 13km, đạt 100% mục tiêu Nghị quyết Thường xuyên tu sửa, bảo dưỡng 10,5km đường liên bản Thực hiện Dự án tam nông đã làm mới được một số tuyến đường với tổng chiều dài trên 1850 mét Bao gồm 4 hệ thống chính:
• Đường trục bản, liên bản: 15 tuyến
• Đường trục chính nội đồng: 38 tuyến b) Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi của xã không ngừng được cải tạo và nâng cấp, suối đã được kè đê, đập, sữa chữa đáp ứng ngày càng tốt hơn khả năng thoát nước vào mùa lũ và cung cấp nước vào mùa khô.
Hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn xã có tổng chiều dài là 47,21km. c) Điện sử dụng
Hiện tại trên địa bàn xã 98.2% số hộ gia đình sử dụng điện Nguồn điện đang sử dụng trên địa bàn xã là hệ thống điện quốc gia thông qua mạng điện khu vực huyện Nậm Hàng và thủy điện Lai Châu. d) Văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm chỉ đạo có những chuyển biến tích cực, cụ thể
Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Vàng san, huyện Mường Tè, tỉnh
4.2.1 Nguồn nước dùng cho sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu
Kết quả điều tra tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.1 Các loại hình bể sử dụng trên địa bàn xã Vàng San, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu STT Loại hình bể sử dụng Hộ sử dụng Tỷ lệ (%)
(Nguồn: Kết quả điều tra các hộ dân trên địa bànVàng San, 2018)
Hình 4.2 Biểu đồ tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt
Qua hình 4.2 ta thấy số hộ sử dụng nước bể khối là 58 hộ chiếm 82.86%; số hộ dùng nước nước khe suối là 12 hộ chiếm 17.14%, không có hộ gia đình nào sử dụng nước máy cũng như nước giếng.
-Nước khe suối là nước mà người dân sử dụng trực tiếp từ các khe suối không qua bể chứa, thiết bị lọc.
-Nước bể là nước khe suối được các hộ gia đình dẫn vào bể chứa ở đầu nguồn, sau đó các hộ gia đình sử dụng nước trực tiếp từ các bể đó để sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân do kinh tế hạn hẹp chí phí sử dụng nước sạch khá đắt nên người dân không sử dụng Nguồn cấp nước cho xã là từ các con suối và các khe núi dẫn nước về các bể chứa nước (bể nước sạch), sau đó những hộ gia đình có điều kiện thì sẽ sử dụng thiết bị lọc nước tại gia đình và lọc bằng phương pháp lọc cát thô sơ hoặc lọc bằng máy.
Hình 4.3 Biểu đồ về việc người dân sử dụng thiết bị lọc nước
Qua hình 4.3 điều tra phỏng vấn 70 hộ gia đình thì 47 hộ không sử dụng thiết bị lọc nước chiếm 67.14%, có 23 hộ sử dụng thiết bị lọc nước chiếm 32.86% Kết quả điều tra thì tỉ lệ các hộ gia đình sử dụng hệ thống lọc nước khá thấp Thiết bị dùng để lọc nước của các hộ gia đình thường lọc bằng
Biểu đồ về việc người dân sử dụng thiết bị lọc nước
Có sử dụngKhông sử dụng67.14% cát, sỏi, than hoạt tính Những hộ gia đình có điều kiện về kinh tế thì họ sử dụng thiết bị lọc loại nhỏ để uống nước, còn đa số các hộ gia đình đều sử dụng trực tiếp nguồn nước để sinh hoạt không qua hệ thống lọc nào, nước uống được đun sôi do kinh phí xây dựng bể lọc và mua thiết bị lọc là khá đắt.
4.2.2 Hiện trạng xử lý nước thải và tình hình sử dụng nhà vệ sinh của các hộ gia đình
Tình hình sử dụng nhà vệ sinh của các hộ gia đình tại xã Vàng San:
Bảng 4.2 Các loại nhà vệ sinh trên địa bàn xã Vàng San, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu STT Loại hình nhà vệ sinh Hộ sử dụng Tỷ lệ (%)
4 Không có nhà vệ sinh 0 0
(Nguồn: Kết quả điều tra các hộ dân trên địa bàn xã Vàng San, 2018)
Nhận xét: Qua bảng 4.3 cho thấy, số hộ gia đình có công trình vệ sinh tự hoại là 37 hộ chiếm 52,86%, số hộ có công trình vệ sinh hố xí 2 ngăn là 29 hộ chiếm 41,43%; số hộ có công trình vệ sinh hố xí đất là 4 hộ chiếm 5,71%, không có hộ gia đình nào không dùng nhà vệ sinh Qua đó ta thấy thực trạng điều kiện nhà vệ sinh của xã khá tốt, hầu hết hộ dân đều có công trình nhà vệ sinh đạt yêu cầu và đảm bảo vệ sinh môi trường, nhưng bên cạnh đó vẫn còn số ít nhà có công trình vệ sinh không hợp vệ sinh do một số gia đình điều kiện kinh tế còn khó khăn (kinh tế chủ yếu còn phụ thuộc vào nông nghiệp) nên chưa có điều kiện xây dựng các công trình nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn.
Từ quá trình điều tra, khảo sát thực tế cho thấy: Phần lớn các hộ gia đình đều bố trí hợp lý nhà vệ sinh, nhà vệ sinh đã được người dân tách riêng ra khỏi bể nước và khu sinh hoạt riêng Còn một số hộ gia đình vẫn để nhà vệ sinh chưa đúng quá gần hoặc liền kề bể nước, giếng nước, khu sinh hoạt của gia đình Nguyên nhân chủ yếu do mật độ dân cư ngày càng đông đúc, diện tích phục vụ sinh hoạt nhỏ và một số gia đình còn xây dựng nhà vệ sinh ngay trong bếp Đây là một vấn đề cần lưu ý khi xây dựng nhà ở.
4.2.3 Đánh giá của người dân về chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Vàng San, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
Người dân là những người trực tiếp sử dụng và tiếp xúc với nguồn nước nên bằng cảm quan, theo thời gian và kinh nghiệm họ có thể đánh giá được phần nào chất lượng nước sinh hoạt mà gia đình mình đang sử dụng hằng ngày.
Bảng 4.3 Kết quả điều tra ý kiến của người dân trong xã về chất lượng nước sinh hoạt đang sử dụng STT Chất lượng nước sinh hoạt Số phiếu Tỷ lệ (%)
(Nguồn: Kết quả điều tra các hộ dân trên địa bàn xã Vàng San, 2018)
Qua bảng 4.3 số liệu trên cho thấy có 63 hộ chiếm 90% hộ gia đình cho rằng nước của họ không có vấn đề gì, có 3 hộ chiếm 4,29% gia đình cho rằng nguồn nước đang dùng có mùi, có 4 hộ chiếm 5.71% gia đình cho rằng nguồn nước đang dùng có màu và mùi, đó là mùi tanh, mùi hôi Nguyên nhân là do gia đình có sử dụng các loại ống dẫn nước bằng kim loại, do nguồn nước từ trong khe dẫn về nhiễm sắt, ảnh hưởng do rác thải, nước thải sinh hoạt hay do ý thức của người dân.
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Vàng san, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
4.3.1 Đánh giá chất lượng nước tại các bể chứa tại xã Vàng San, huyện Mường Tè, Tỉnh Lai Châu
Kết quả phân tích ở phòng thí nghiệm được thể hiện tại bảng 4.4 cụ thể như sau:
Bảng 4.4 Kết quả phân tích nước bể tại xã Vàng San
Kết quả phân tích QCVN
TT Chỉ tiêu Đơn vị
(Nguồn: Phòng thí nghiệm khoa Môi trường Trường- ĐHH Nông Lâm) Ghi chú:
* QCVN 08-mt:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
M1: Mẫu nước bể lấy tại hộ gia đình ông Thiệu
M2: Mẫu nước bể lấy tại hộ gia đình ông Nguyên
M3: Mẫu nước bể lấy tại hộ gia đình ông Thêm
QCVN 01:2018/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
Kết quả phân tích cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 01:2018/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt và QCVN 08-mt:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt Tuy nhiên trong đó có 2 chỉ tiêu là PH và COD đã vượt quá mức cho phép khi sử dụng nước sinh hoạt so với QCVN 01:2018/BYT Bên cạnh chỉ tiêu TSS cũng vượt quá giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt quy đinh tại A1 - Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt cụ thể như sau:
Hình 4.4 Hàm lượng PH trong mẫu nước bể
Hàm lượng PH trong mẫu nước M1 là 5,70 và M2 là 5,9 thấp hơn mức cho phép so với QCVN 01:2018/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt Nguyên nhân có thể do địa lý gây ra, ví dụ như mưa axit.
Hình 4.5 Hàm lượng COD trong mẫu nước bể
Hàm lượng COD (nhu cầu oxy hóa học) trong mẫu nước M2 là 4,10mg/l cao hơn mức cho phép so với QCVN 01:2018/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
Hình 4.6 Hàm lượng TSS trong nước mẫu bể
Hàm lượng TSS (tổng chất rắn lơ lửng) trong mẫu M1, M2, M3 đã vượt quá mức cho phép lần lượt là M1 (4,5mg/l), M2 (5,0mg/l) và M3 (3,5mg/l) so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt quy định tại A1 - Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Có thể thấy rằng nước bể sử dụng cho sinh hoạt tại xã Vàng San đã bị ô nhiễm Nguyên nhân có thể do nước bể được dẫn từ trong khe về các bể chứa gần chuồng trai chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh, do ý thức của người dân còn thấp hay vứt rác bừa bãi, xả trực tiếp rác thải xuống khe suối hoặc chăn thả gia súc gần bể chứa tại nguồn làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và ngoài ra vào mùa mưa các bể nước thường bị đục do mưa nhiều và các chất bẩn rơi xuống bể, bể lại không đảm bảo kỹ thuật nên nước đôi khi có màu đục, có váng, mùi hôi tanh.
4.3.2 Đánh chất lượng của nước khe suối dẫn sinh hoạt
Kết quả phân tích thể hiện tại bảng 4.5 Cụ thể như sau:
Bảng 4.5 Kết quả phân tích nước khe suối tại xã Vàng San, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
Kết quả phân tích QCVN
TT Chỉ tiêu Đơn vị
(Nguồn: Phòng thí nghiệm khoa Môi trường Trường- ĐHH Nông Lâm)
* QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
K1: mẫu nước khe lấy tại khe huổi đướng
K2: mẫu nước khe lấy tại khe huổi luông
K3: mẫu nước khe lấy tại khe huổi tum
QCVN 01:2018/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
Hình 4.7 Biểu đồ hàm lượng các chỉ tiêu phân tích trong mẫu nước sinh hoạt
Kết quả phân tích cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 01:2018 BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt đã đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt và nước tưới tiêu của người dân ở địa phương Tuy nhiên trong đó có chỉ tiêu là PH đã ở dưới mức cho phép khi sử dụng nước sinh hoạt so với QCVN 01:2018/BYT Bên cạnh đó chỉ tiêu TSS cũng vượt quá giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt quy đinh tại A1 - Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt cụ thể như sau:
- Giá trị pH tại nước khe K1 là 5,80 và K3 là 5,50 thấp hơn so với QCVN 01:2018/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt đã đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của người dân ở địa phương Nguyên nhân có thể do địa lý gây ra, ví dụ như mưa axit.
- Độ cứng nước khe tại K1, K2, K3 có giá trị lần lượt là 240mg/l, 160mg/l và 120mg/l nằm trong mức cho phép cho phép theo QCVN 01:2018/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
- Hàm lượng TSS tại K1 là 110,00mg/l, K2 là 140,00 mg/l và K3 là 130,00mg/l đã vượt quá mức cho phép lần lượt là k1 (4,5mg/l); k2 (6mg/l) và K3 (5,5mg/l) so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt quy đinh tại A1 - Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Hình 4.8 Biểu đồ hàm lượng TSS trong mẫu nước khe
Các chỉ tiêu khác như: NO 3 - , BOD 5 , Fe, độ đục đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 01:2018 BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt đã đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt và nước tưới tiêu của
BYT người dân ở địa phương Nhưng địa phương cần có các biện pháp quản lý về môi trường như: khuyến khích các hộ gia đình nên sử dụng máy lọc nước, tuyên truyền nâng cao ý thức người dân nhằm bảo vệ tốt hơn nguồn nước.
4.3.3 Nguyên nhân ảnh hưởng nguồn nước
Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà gây ra ô nhiễm nguồn nước: Ô nhiễm do rác thải, chất thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt và ý thức người dân. Ảnh hưởng từ chất thải sinh hoạt của các hộ gia đình
Như chúng ta đã biết bất cứ đâu, dù thành phố, khu công nghiệp hay nông thôn, dù ở văn phòng hay gia đình nếu các chất thải hàng ngày không được thu gom, dọn sạch để lâu ngày sẽ gây ô nhiễm môi trường sống, ảnh hưởng tói sức khỏe con người và mỹ quan chung Tuy nhiên dân ta không có thói quen phân loại chất thải sinh hoạt trước khi đổ vào hố rác dẫn tới tình trạng các loại rác khó phân hủy như túi nilon, kim loại, nhựa, gỗ… Gây ô nhiễm môi trường Loại chất thải gia đình chủ yếu từ sinh hoạt như rau, thực phẩm thừa… Loại này được người dân tái sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, chất độn chuồng hoặc hoạt động nông nghiệp như rơm, rạ, tro… Được người dân dùng làm chất đốt nấu cơm, chất độn, thức ăn gia súc và làm phân bón, còn các loại giấy, nhựa, chai lọ thì được tái sử dụng vào việc khác hoặc bán cho người thu mua phế liệu.
Hiện nay trên địa bàn xã Vàng San chưa có dịch vụ thu gom rác thải theo hợp đồng dịch vụ nên rất nhiều hiện tượng vứt rác, xác động vật bừa bãi ở khu đất trống và các cống rãnh, suối, ao hồ Gây tắc cống rãnh thoát nước, nước không được lưu thông làm mất cảnh quan, mùi hôi thối từ rác thải bốc lên gây khó chịu và làm ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước và sức khỏe người dân làm cho môi trường không khí, đất, nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh hưởng do nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt do các nguồn từ các hộ gia đình, trạm y tế, phòng khám tư nhân, trường học, cơ quan, chứa đựng các chất thải trong quá trình sống của con người Đặc điểm của nước thải sinh hoạt chứa rất nhiều chất dễ phân hủy sinh học (cacbonhydrat, protein, mỡ), chất dinh dưỡng đối với sinh vật (nitơ, photphat, …), vi khuẩn và có mùi rất khó chịu (H 2 S, NH 3, …) Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là thường chứa nhiều tạp chất khác nhau, trong đó có khoảng 58% là các chất hữu cơ, 42% là các chất vô cơ và một lượng lớn vi sinh vật thông thường Phần lớn các vi sinh vật trong nước thải sinh hoạt là các vi khuẩn có khả năng gây bệnh (tả, lỵ, thương hàn). Ảnh hưởng do nước thải từ các phương tiện giao thông vận tải:
Rửa xe, thay dầu nhớt,… Ảnh hưởng do chăn nuôi: