Doanhthulớn,hiệuquảthấp
Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thực sự gặp khó khăn,
nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, phải vay vốn từ
ngân hàng hoặc dựa vào nguồn vốn huy động từ khách hàng để triển khai dự án.
Do đó, khi thị trường trầm lắng đã bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ ngân
hàng.
Thị trường bất động sản đóng băng không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp
kinh doanh bất động sản mà còn ảnh hưởng tới thanh khoản của ngân hàng, gây
đình trệ sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, doanh nghiệp
xây lắp, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng trang trí nội thất,
Kéo theo đó là nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cũng hoạt động cầm
chừng, không phát huy hết công suất của các nhà máy, sản lượng sản xuất và tiêu
thụ đạt thấp, lượng tồn kho lớn, kinh doanh không hiệu quả.
Một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ, phá sản, không tự cân
đối được nguồn trả nợ các khoản đã vay để đầu tư.
Về số liệu cụ thể, Bộ Xây dựng cho biết, ước tổng giá trị sản xuất xây dựng của
các doanh nghiệp ngành xây dựng (theo giá hiện hành) đạt khoảng 40.266 tỷ đồng,
bằng 112,7% so với năm 2011.
Còn giá trị sản xuất kinh doanh ước thực hiện 11 tháng đạt 143.238 tỷ đồng, bằng
84,3% so với kế hoạch năm và bằng 95,3% so với cùng kỳ năm 2011.
Giá trị sản xuất kinh doanh năm cả 2012 ước đạt 162.730 tỷ đồng, bằng 95,8% so
với kế hoạch năm và bằng 102% so với cùng kỳ năm 2011.
Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng, mặc dù đạt con số về giá trị sản xuất khá cao so với
năm 2011, song về hiệuquả sản xuất kinh doanh trong năm 2012 thì tỷ suất lợi
nhuận/vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp đạt thấp, một số đơn vị chỉ đạt ở mức
dưới 10%, thấp hơn chi phí vay vốn trung bình của các tổ chức tín dụng.
Bên cạnh đó, đầu tư ra ngoài doanh nghiệp lớn, trong khi năng lực quản lý và khả
năng tài chính có hạn dẫn đến hiệuquả đầu tư thấp. Tính đến 31/12/2011, tỷ lệ nợ
phải trả/vốn chủ sở hữu của nhiều đơn vị vẫn ở mức cao, vượt quy định 3 lần, nợ
phải thu khó đòi còn lớn.
Thế giới đang đương đầu với một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong vòng
70 năm trở lại đây, kinh tế trong nước đang chịu tác động không nhỏ. Điều này đòi
hỏi phải có những điều chỉnh kịp thời trong việc quản trị các hoạt động của doanh
nghiệp.
- Cần làm gì để đối mặt với sự suy giảm doanh số do tác động của hai yếu tố: (i)
mất đi hợp đồng mới do khách hàng của doanh nghiệp cũng gặp khó khăn; (ii) áp
lực từ yêu cầu giảm giá của các khách hàng cũ do sức mua giảm?
- Nỗ lực quản lý chi phí hiệuquả vốn thường bị xem nhẹ trong giai đoạn kinh
doanh thuận lợi. Khi phải đối mặt trực tiếp với nguy cơ doanhthu suy giảm hàng
tháng, công tác kiểm soát chặt chẽ và tiết giảm chi phí là điều bắt buộc phải thực
hiện, tuy nhiên làm thế nào để chi phí giảm nhưng không ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm và hoạt động của doanh nghiệp?
- Không còn tài sản thế chấp, thiếu hợp đồng mới, dự án khả thi đâu là giải pháp
tiếp cận với vốn vay của các tổ chức tín dụng?
- Quản lý hiệuquả vốn lưu động thực sự là một thách thức lớn đối với nhà quản trị
trong thời kỳ khủng hoảng. Vốn lưu động được xem như "chiếc đũa thần", là công
việc trọng tâm trong kế hoạch làm việc hàng tháng, thậm chí hàng tuần, hàng ngày
trong quản trị tài chính.
Đâu là những giải pháp khôn ngoan nhằm tránh tình trạng vốn lưu động có thể xấu
đi và bắt buộc phải hủy bỏ những điều khoản tài chính và thương mại đã ký kết
với khách hàng?
Hội thảo cũng là cơ hội để người nghe trao đổi, đối thoại trực tiếp về những khó
khăn trong kinh doanh, nâng cao năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp, quản lý
dòng tiền, huy động vốn,…từ đó tìm ra giải pháp đúng đắn cho vấn đề cụ thể trong
doanh nghiệp mình.
. Doanh thu lớn, hiệu quả thấp
Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thực sự gặp khó khăn,
nhất là các doanh nghiệp vừa. sản xuất và tiêu
thụ đạt thấp, lượng tồn kho lớn, kinh doanh không hiệu quả.
Một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ, phá sản, không