1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bài thuốc chữa bệnh từ thạch hộc potx

4 372 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 173,67 KB

Nội dung

Bài thuốc chữa bệnh từ thạch hộc Theo Đông y, thạch hộc vị ngọt nhạt, tính hơi hàn. Vào kinh vị, phế và thận. Tác dụng dưỡng âm vị, sinh tân chỉ khát, cũng có tác dụng làm sáng mắt, mạnh lưng. Thạch hộc còn gọi là kim thạch hộc, hoàng thảo cẳng gà, phi điệp kép. Tên khoa học: Dendrobium nobile, Lindl. Trên thị trường, thạch hộc là thân tươi hoặc phơi sấy khô của nhiều loài thạch hộc. Thành phần hóa học: có alcaloid nhóm sesquiterpen: dendrobin, nobilin, dendroxin, dendrin; chất nhầy, tinh bột… tác dụng làm tăng bài tiết dịch vị, làm giảm đau và hạ sốt. Theo Đông y, thạch hộc vị ngọt nhạt, tính hơi hàn. Vào kinh vị, phế và thận. Tác dụng dưỡng âm vị, sinh tân chỉ khát, cũng có tác dụng làm sáng mắt, mạnh lưng. Chữa các chứng vị âm hư, bệnh nhiệt làm tổn thương tân dịch, chứng hư nhiệt, mắt mờ, lưng gối yếu. Dùng cho trường hợp sốt cao mất nước trong các bệnh nhiễm khuẩn và thời kỳ lui bệnh còn sốt nhẹ khát nước, da khô nhẽo, miệng khô họng đỏ, lòng bàn tay chân nóng, khát nước (thực nhiệt, hư nhiệt, thương âm). Liều dùng: 8-16g. Sắc, nấu hầm, quay nướng, chiên, xào. Một số cách dùng thạch hộc làm thuốc: Sinh tân, chỉ khát dùng một trong các bài: Bài 1: Thanh nhiệt bảo tân thang: thạch hộc tươi 12g, sinh địa tươi 12g, mạch đông tươi 12g, thiên hoa phấn 12g, tang diệp 8g. Sắc uống. Có thể dùng thạch hộc 15g, sắc uống. Trị chứng bệnh nhiệt phạm đến tân dịch, môi khô, miệng khát. Bài 2: Thạch hộc 40g, thục địa 50g, khiếm thực 40g, hoài sơn 30g, tang thầm 20g, tỳ giải 20g. Thục địa chưng, giã nhuyễn; các dược liệu khác sấy khô hoặc sao vàng tán bột; trộn với mật ong làm viên. Ngày 2 lần, mỗi lần 12g. Chữa lao lực, gầy yếu, sốt nóng. Mát dạ dày, chống nôn: Trị chứng dạ dày nóng, nôn mửa, chân răng sưng, trong miệng loét, dùng “Thạch hộc thanh vị thang”: thạch hộc 12g, phục linh 12g, quất bì 8g, chỉ xác 8g, biển đậu 12g, hương nhu 8g, đơn bì 12g, xích thược 12g, cam thảo 4g. Sắc uống khi nước thuốc còn nóng. Trị chứng sốt âm ỉ sau khi lên sởi, nôn mửa. Một số món ăn – bài thuốcthạch hộc: Cháo thạch hộc: Thạch hộc tươi, gạo tẻ nấu cháo, ăn với đường trắng. Dùng cho bệnh nhân viêm dạ dày mạn (vị nhiệt âm hư). Trà thạch hộc:Thạch hộc tươi 15g, đường trắng lượng thích hợp, cho nước sôi hãm như pha trà. Dùng uống cho các trường hợp âm hư nội nhiệt họng khô khát nhưng ngại ăn uống. Nước đường thạch hộc:Thạch hộc 15g (nếu tươi 30 – 60g), ngọc trúc 15g, mạch môn 15g, sa sâm 15g, sơn dược 15g, mía tươi (róc vỏ, cắt khúc) 100g, nước lượng thích hợp. Nấu nhỏ lửa trong khoảng 30 phút đến 1 giờ, gạn nước cho uống. Dùng cho các bệnh có sốt cao mất nước, miệng khô đau rát họng, nôn oẹ khan, ăn kém. Kiêng kỵ: người tỳ vị dương hư, trướng đầy, rêu lưỡi dày không được dùng. . Bài thuốc chữa bệnh từ thạch hộc Theo Đông y, thạch hộc vị ngọt nhạt, tính hơi hàn. Vào kinh vị, phế. mửa. Một số món ăn – bài thuốc có thạch hộc: Cháo thạch hộc: Thạch hộc tươi, gạo tẻ nấu cháo, ăn với đường trắng. Dùng cho bệnh nhân viêm dạ dày mạn

Ngày đăng: 20/03/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN