Rối loạnmỡmáu
Rối loạnmỡmáu (tiếng Anh: Dyslipidemia) là tên gọi một số bệnh do
xáo trộn các chất mỡ trong máu: hoặc quá nhiều hoặc quá ít các chất
lipoprotein. Bệnh thường biểu hiện qua độ tăng cholesterol, tăng loại
lipoprotein "xấu" (LDL), tăng loại triglyceride hoặc thiếu loại
lipoprotein "tốt" (HDL).
Sơ lược về mỡmáu
Cholesterol
Cholesterol là một chất mềm, bóng như sáp, tìm thấy trong các loại mỡ trong
máu. Mỗi ngày cơ thể con người (nhất là gan) chế tạo ra khoảng 1g
cholesterol. Phần lớn, cholesterol được đem vào cơ thể qua thức ăn như
tròng đỏ trứng, thịt, cá, đồ biển, sữa nguyên chất. Trái cây, rau cải, đậu, hạt
không có cholesterol.
Cholesterol là một phần quan trọng của cơ thể, được dùng trong cấu tạo của
màng tế bào, của một số hormone và một số các công dụng khác trong cơ
thể. Nhưng có quá nhiều cholesterol trong máu là một nguy cơ lớn, có khả
năng gây bệnh về tim mạch, nhất là nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu
não.
Vì là chất mỡ, không hòa tan trong nước được, cholesterol và các chất mỡ
như triglycerides, phải kết hợp với những khối tạp dễ tan trong nước là
lipoprotein để dễ di chuyển trong máu. Vì thế, khi xét nghiệm lượng mỡ
trong máu, ngoài tổng số cholesterol, người ta còn phân tích cholesterol theo
các loại lipoprotein trong máu.
Lipoprotein
Lipoprotein là tập hợp những khối tạp gồm mỡ và đạm trong máu dùng cho
việc chuyên tải cholesterol và triglycerides. Chất mỡ phospholipid bọc bên
ngoài có khả năng hòa nước, chất mỡ nằm bên trong lõi có kèm chất
apoprotein. Các mô trong cơ thể có thể nhận ra chất apoprotein và tiếp nhận
lipoprotein.
Lipoprotein được chia làm nhiều loại tùy theo tỷ trọng (density).
HDL-c (tỷ trọng cao) - khoảng 1 phần 3 tổng số cholesterol được
mang trong HDL. Giới y học cho rằng HDL thường đem cholesterol
ra khỏi động mạch trở về gan và sau đó bài tiết ra khỏi cơ thể. Một số
khác còn cho rằng HDL "hốt" cholesterol ứ thừa trong các mảng xơ
vữa và làm chậm sự phát triển của những mảng này. Vì thế, HDL
thường có mệnh danh là loại "cholesterol có ích". HDL càng thấp thì
cơ hội bị bệnh tim mạch càng cao, và ngược lại, HDL cao có thể làm
giảm cơ hội bị bệnh tim mạch.
IDL-c (tỷ trọng trung)
LDL-c (tỷ trọng thấp) - ngược lại với HDL, LDL có mệnh danh là
"cholesterol xấu". Khi có quá nhiều LDL, cholesterol bị đưa vào các
màng của động mạch, dấn dần làm hẹp đường kính của mạch. Sau đó,
kết hợp với các chất khác trong màng của thành động mạch tạo thành
những mảng xơ vữa (tiếng Anh: atherosclerosis). Những mảng này có
thể bị rạn nứt làm cho thành động mạch không được trơn tru. Khi
chảy qua những chỗ "gồ ghề" này, dòng máu dễ bị hỗn lọan không
đều, trì trệ và dễ đông lại thành cục máu đông (tiếng Anh: thrombus).
Cục máu đông này có thể phát triển theo kiểu "phù sa bồi đắp", lớp
lớp chồng lên nhau, có lúc dầy đủ để làm nghẽn động mạch. Nếu
trường hợp này xảy ra trong động mạch vành tim thì kết quả là nghẽn
mạch tim, gây chứng nhồi máu cơ tim. Trong trường hợp cục máu
đông bị sút ra khỏi thành động mạch, trôi theo dòng máu cho đến khi
kẹt vào một mạch có đường kính nhỏ và hơn làm nghẽn mạch ấy. Nếu
chẳng may đấy là mạch dẫn máu của não thì kết quả là chứng tai biến
mạch máu não.
VLDL-c (tỷ trọng cực thấp)
Liên hệ bệnh tim mạch
Tăng mức cholesterol, hay đúng hơn, tăng LDL-cholesterol (LDL-c) là
nguyên nhân chính của chứng xơ vữa làm nghẽn mạch vành tim đem đến
chứng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, chết bất ngờ, và suy tim. Hiện nay,
khoa học khẳng định hoàn toàn rằng giảm lượng LDL-c trong máu sẽ đem
đến giảm cơ hội bệnh mạch vành tim.
Ngoài ra, nếu số Triglycerides cao và HDL-c thấp sẽ làm tăng độ nguy hại
của LDL-c, do đó hai chất này phải được lưu ý.
Triglycerides
Khi Triglycerides (TG) tăng sẽ có biểu hiện tăng Very-Low-Density-
Lipoprotein-Cholesterol (VLDL-c). Do đó, hai chất này có thể được coi như
đồng dạng. Khi TG tăng đến 4mmol/L, cơ hội bệnh tim lên đến 25% (Nhưng
khi tăng quá 4mmol/L cơ hội cũng chỉ nằm ở 25%).
Tăng TG có thể là do:
1. bệnh mỡmáu di truyền (familial combined hyperlipoproteinaemia),
2. chứng cao mỡ loại 3 (type 3 hyperlipoproteinemia - chứng này do
tăng Intermediate-Density-Lipoprotein-Cholesterol (IDL-c), dạng mỡ
trước khi chuyển hóa thành LDL-c)
Một chứng bệnh hiếm là tăng chất thải của chylomicron cũng làm tăng cơ
hội bệnh vành tim, nhưng không rõ tỉ lệ là bao nhiêu.
HDL-c
Khi HDL-c tụt thấp sẽ làm tăng cơ hội bệnh vành tim, nhưng ngược lại,
không có cuộc nghiên cứu nào khẳng định được rằng điều trị gây tăng HDL-
c sẽ làm bệnh khả quan hơn. Tuy nhiên, trong cuộc khảo cứu Apo A1 Milano
cho thấy chuyền HDL-c apoproprotein vào máu đem đến thuyên giảm của
xơ vữa trong động mạch.
HDL-c là một yếu tố liên hệ tim mạch quan trọng nhất là khi bị giảm xuống
dưới 1.0mmol/L. Ở hai bệnh nhân có cùng lượng LDL-c và TG, bệnh nhân
có HDL-c mức 0.5mmol/L có cơ hội bệnh tim mạch gấp 3 lần bệnh nhân có
HDL-c ở mức 1.2mmol/L.
Ngay cả khi LDL-c nằm ở mức tốt (<2.5mmol/L), giảm HDL-c vẫn làm tăng
cơ hội bệnh tim mạch.
Lipoprotein(a)
Lipoprotein(a) là một chất giống như LDL-c nhưng có chất apoprotein đặc
biệt đính vào. Khoảng năm 1985, khoa học đã biết tăng lipoprotein(a) trên
300 mg/dL làm tăng 3 lần cơ hội bệnh tim mạch, độc lập với những yếu tố
nguy cơ khác. Đây là một chứng bệnh di truyền, không thể điều trị bằng thay
đổi cách ăn uống hay tập thể thao, và chưa có thuốc trị công nghiệm.
.
Rối loạn mỡ máu
Rối loạn mỡ máu (tiếng Anh: Dyslipidemia) là tên gọi một số bệnh do
xáo trộn các chất mỡ trong máu: hoặc quá nhiều. "tốt" (HDL).
Sơ lược về mỡ máu
Cholesterol
Cholesterol là một chất mềm, bóng như sáp, tìm thấy trong các loại mỡ trong
máu. Mỗi ngày cơ thể con người