Thuốc chữanhiệtmiệng
Khi tiết trời khô hanh cũng là lúc nhiều người mắc bệnh nhiệt miệng, lở mồm. Tên khoa
học là bệnh ap-tơ (aphtes) - một bệnh của niêm mạc miệng rất hay gặp (khoảng 20% dân
số), nhưng căn nguyên bệnh vẫn chưa sáng tỏ.
Bệnh có nhiều thể khác nhau, trong đó thể đơn giản nhất cũng là thể gặp nhiều nhất từ
trước đến nay là loại ap-tơ thông thường. Ap-tơ thường bắt đầu là một mụn nước nhỏ rất
dễ giập vỡ để lại một vết trợt nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường
kính từ 2-10mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ
tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống. Khu trú của ap-tơ thông thường là mặt trong má, ở
rãnh môi - lợi, ở đầu lưỡi, ở bờ bên và nơi hãm lưỡi, đôi khi kèm theo viêm toàn bộ niêm
mạc miệng. Bệnh thường không sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận và thường tự
khỏi trong vòng 10-15 ngày, không để lại sẹo, nhưng rất hay tái phát.
Người ta cũng nhận thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh bệnh như: tình trạng stress,
xúc động mạnh, rối loạn nội tiết như hành kinh, các rối loạn về tiêu hóa, các nhiễm khuẩn
ở răng miệng, amidan, hoặc chấn thương ở niêm mạc miệng có ảnh hưởng tới các đợt
tái phát bệnh. Ngoài ra, trường hợp đặc biệt khác, một số bệnh viêm mạn tính đường tiêu
hóa như bệnh loét chảy máu đại - trực tràng cũng có thể gây nên tái phát ap-tơ miệng.
Về điều trị, do chưa biết rõ căn nguyên, cơ chế gây bệnh nên chủ yếu điều trị triệu chứng,
làm giảm độ tái phát của bệnh:
Điều trị tại chỗ:
- Declomycin: Là một alcaloid chiết xuất từ cây colchicum speciosum stev, thuốc mỡ
0,5%, ngày bôi 3-4 lần.
- Xylocain 5%: Thuốc gây tê tổng hợp tác dụng nhanh làm giảm đau nhưng chỉ có tác
dụng thoáng qua, chấm tại chỗ lên ổ loét trước bữa ăn, 5-6 lần/ngày. Nếu đau quá thì
dùng dung dịch dyclone.
- Kamistad-gel: Có tác dụng giảm viêm đau ở niêm mạc miệng và môi, bôi 3-4 lần/ngày.
- Borostyrol cream: Có tác dụng sát khuẩn, giảm đau, tạo sẹo, chấm tại chỗ 2 lần/ngày.
Điều trị toàn thân
- Levamisol: Thuốc có tác dụng tăng cường miễn dịch không đặc hiệu của cơ thể. Uống
150mg/ngày x 2-3 ngày, mỗi 15 ngày x 3-4 tháng.
- Colchicin: Có tác dụng điều trị những trường hợp tái phát nhiều lần nhờ khả năng làm
giảm mật độ sự xuất hiện thường xuyên của vết viêm. Nếu hay tái phát và tiến triển dai
dẳng thì có thể điều trị một đợt: 1-2mg/ngày x 5-7 ngày.
- Thalidomid: Chỉ dùng trong các trường hợp ap-tơ khổng lồ, do mức độ đau và độ
nghiêm trọng hơn hẳn các thể khác. Thalidomid đặc biệt có hiệu quả với thể bệnh này,
tác dụng của thuốc có thể thấy rõ sau 2-3 ngày dùng thuốc và bệnh sẽ khỏi sau 10-12
ngày điều trị. Nó còn có tác dụng tốt để điều trị những trường hợp tái phát nặng không
đáp ứng với colchicin. Tuy nhiên, thalidomid có nhiều tác dụng phụ như gây quái thai,
làm rối loạn hoạt động của các tế bào thần kinh ngoại biên, nên không được dùng cho
phụ nữ có thai; nam giới trong thời gian điều trị bằng thalidomid và 3 tháng sau đó nếu
quan hệ tình dục phải mang bao cao su ngừa thai.
Ngoài ra, trong mọi trường hợp, cần tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm,
hạn chế diễn biến xấu. Uống corticoid chống viêm giảm đau và kháng sinh để chống
nhiễm trùng; dùng vitamin C và các vitamin nhóm B liều cao tăng cường sức đề kháng.
Với ap-tơ thông thường thể nhẹ có thể chỉ dùng thuốc bôi tại chỗ. Với thể tái phát nhiều
lần liên tiếp, đau nhiều thì cần đi khám bệnh, tùy theo từng trường hợp cụ thể (mức độ
nặng nhẹ, tình trạng sức khỏe, giới, tuổi tác và tác dụng phụ của thuốc) thầy thuốc sẽ lựa
chọn thuốc điều trị thích hợp.
BS. Vũ Hướng Văn
. Thuốc chữa nhiệt miệng
Khi tiết trời khô hanh cũng là lúc nhiều người mắc bệnh nhiệt miệng, lở mồm. Tên khoa
học. nhẹ, tình trạng sức khỏe, giới, tuổi tác và tác dụng phụ của thuốc) thầy thuốc sẽ lựa
chọn thuốc điều trị thích hợp.
BS. Vũ Hướng Văn