Hải sâm- thực phẩmbổdưỡng cao cấp
Hải sâm còn gọi là Đỉa biển vì hình dáng giống con Đỉa ở vùng nước ngọt. Theo
các nhà sinh học, hiện Hảisâm có tới 500 loài thuộc lớp Holothuroidea với nhiều
tên khoa học như: Stichopus japoricus Selenka; Phylum Echinodermata
(echinoderms); Stichopus Chloronotus và các loài Holothuria: H.scabra màu trắng;
H. Vagabonda màu đen; H.impateins màu nâu… Theo TS Hoàng Quốc Trương thì
các loại Hảisâm vàng, đốm đen (Stichopus Vagiegatus, Bohadadschia tenuissima)
và loài Đồm độp (H. martensii) không ăn được.
Hải sâm là động vật biển không xương sống, thân dài, hình ống, không có não, da
có nhiều gai nhỏ, chung quanh miệng có 8 – 10 xúc tu. Dọc thân có 5 hàng đôi là
các chân dạng ống để bò dưới đáy biển, hay bám vào đá ngầm ở biển khơi. Thông
thường, Hảisâm dài chừng 30 – 35cm. Đặc biệt, loài Hảisâm đuôi hổ (Holothuria
thomasi) dài chừng 2m. Hảisâm thở bằng cách hút và bơm nước vào ra. Chúng ăn
các chất phân rã trong nước biển, hay trong cát và có thể sinh sống ở nhiều vùng
biển có nhiệt độ khác nhau trên trái đất. Hảisâm thường sống ở vùng biển ven bờ,
hoặc ở độ sâu 5 – 6 ngàn mét, nghĩa là chúng có thể chịu được một áp lực từ 1 –
6000 atmospere.
Tại vùng biển Vũng Tàu – Côn Đảo, chúng tôi đã phát hiện rất nhiều Hải sâm. Khi
nước ròng, rất dễ quan sát chúng. Cứ độ 10m2 thì có độ 2 – 3 con, có vùng tới 4 –
5 con hay nhiều hơn nữa. Trữ lượng như vậy là khá cao. Khi sóng đánh, Hảisâm
cứ bồng bềnh, phùng phình, co dãn. Nếu lấy chân chạm nhẹ vào chúng, chúng sẽ
co cứng lại, giả vờ như chết. Nếu chạm mạnh vào chúng, nó sẽ nhả ra một chất dẻo
dính để bảo vệ. Một số Hảisâm có chứa chất độc để chống lại kẻ thù.
Về thành phần hoá học, theo GS. TS Đỗ Tất Lợi: Hảisâm có 21,45% protein,
0,27% lipit, 1,37% glucit, 1,13% Tro. Trong Tro chủ yếu là Canxi 0,118; Phospho
0,22; Sắt 0,004; Kali 0,07… Thành phần chủ yếu của protein là acginin và xystein.
Hải sâm là thựcphẩmcao cấp, tính chất bổdưỡng gần như Nhân sâm. Hảisâm còn
được dùng chữa viêm phế quản, thần kinh suy nhược, cầm máu. Một số nghiên cứu
khác cho rằng: các động vật không xương sống ở biển có thể dùng để phòng và
chữa bệnh xơ vữa động mạch. Trong Đông y, Hảisâm là vị thuốc quý nên thường
dùng bổ thận, tráng dương, ích tinh, thông trường, nhuận táo, chữa các chứng suy
nhược, thường bồi bổ cho bệnh vừa ốm khỏi. Có thể phối hợp với một số vị thuốc
khác, nhất là các vị thuốc bổ âm, để điều trị âm suy, làm cho chân âm mạnh lên,
quân bình với dương, người khoẻ mạnh. Hảisâm còn có tác dụng trừ được tạng
nhiệt. Khi âm suy, thận thuỷ không thắng được hoả, tam tiêu nóng lên, sinh bệnh
tiêu khát (đái đường) giúp cho bệnh nhân đái tháo đường mát mẻ và hạn chế được
sự khát nước nhiều.
Trong thực phẩm, người ta có thể chế biến nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn như
Hải sâm chưng cách thuỷ với vài vị thuốc bắc… Hảisâm là thựcphẩmcao cấp,
vừa là vị thuốc quý, hiện là nguồn lợi dồi dào ở Vũng Tàu – Côn Đảo. Chúng ta
nên phát huy thế mạnh đồng thời khai thác và sử dụng một cách hợp lý để bảo tồn
và phát triển bền vững nguồn thựcphẩm quí này.
.
Hải sâm - thực phẩm bổ dưỡng cao cấp
Hải sâm còn gọi là Đỉa biển vì hình dáng giống con Đỉa ở vùng nước ngọt. Theo
các nhà sinh học, hiện Hải sâm. yếu của protein là acginin và xystein.
Hải sâm là thực phẩm cao cấp, tính chất bổ dưỡng gần như Nhân sâm. Hải sâm còn
được dùng chữa viêm phế quản, thần